Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NHNO VÀ PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.43 KB, 23 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NHNO
VÀ PTNT CHI NHÁNH LÁNG HẠ
2.1. Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Láng
Hạ
2.1.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển
NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập năm 1988 với tên gọi là (NH phát triển
nông nghiệp). Sau 20 năm xây dựng và trưởng thành, NHNo&PTNT Việt Nam đã đi vào
ổn định, vững chắc với một mạng lưới rộng khắp cả nước. Có thể nói, từ một ngân hàng
chuyên doanh nhỏ bé, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam đã vươn lên trở thành một NHTM
hàng đầu Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội, văn phòng đại diện miền Nam tại thành phố
Hồ Chí Minh, văn phòng đại diện miền Trung tại thành phố Đà Nẵng và khoảng trên 2000
chi nhánh, phòng giao dịch; biên chế khoảng 30.000 nhân viên; vốn điều lệ hơn 6000 tỷ
đồng.
Trong quá trình hoạt động, NHNo&PTNT Việt Nam đã không ngừng vươn lên
khẳng định vị trí của mình, hoạt động luôn có lãi và sự tăng trưởng mạnh năm sau so với
năm trước. Đứng trước những nhu cầu sử dụng vốn và các dịch vụ NH của các doanh
nghiệp cũng như của nền kinh tế ngày càng tăng, bên cạnh đó nhằm mở rộng mạng lưới
hoạt động của mình, nhận thấy vị trí số 44 Láng Hạ (nay là số 24 Láng Hạ) có nhiều thuận
lợi, ban lãnh đạo và Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam đã thông qua quyết định
thành lập NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ. Ngày 18/03/1997 NHNo&PTNT Chi nhánh
Láng Hạ đã chính thức được khai trương và đi vào hoạt động theo Quyết định số 334/ QĐ
- NHNo - số 02 ngày 01/08/1996 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Việc thành
lập Chi nhánh Láng Hạ nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh lâu dài, củng cố,
giữ vững thị trường nông thôn mà còn từng bước chiếm lĩnh thị trường thành thị; Nó đánh
dấu bước phát triển mới của Ngân hàng nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Sau 10 năm đi vào hoạt động, NHNo&PTNT Láng Hạ đã xác định rõ mục tiêu, giải
pháp trong điều hành và đã thu được những kết quả đáng khích lệ: luôn luôn hoàn thành
vượt mức kế hoạch, thu hút ngày càng đông số lượng khách hàng, đáp ứng nhu cầu các
doanh nghiệp. Với bước đi đúng hướng chi nhánh luôn được Đảng ủy, Ban lãnh đạo
NHNo&PTNT Việt Nam đánh giá cao và được công nhận là lá cờ đầu của ngành, trong đó


nhiều cá nhân được công nhận là chiến sĩ thi đua
Từ 13 người năm 1997, đến 31/12/2008, tổng số cán bộ viên chức của Chi nhánh là
216 người, trong đó, số cán bộ có trình độ trên đại học là 8 người, có trình độ đại học là
168 người, còn lại là trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,….
Quy mô của Chi nhánh cũng không ngừng lớn mạnh: từ một chi nhánh cấp II, đến
nay, ngoài các phòng, tổ tại trụ sở chính, Chi nhánh còn có hai chi nhánh cấp II và 10
phòng giao dịch trực thuộc
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các nghiệp vụ cụ thể của Chi nhánh
Cũng giống như các NHTM khác trong nền kinh tế, Chi nhánh Láng Hạ hiện đang
cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, với mức lãi suất và phí
dịch vụ cạnh tranh, đa tiện ích, nhằm đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng, mở
rộng cơ hội kinh doanh tăng cường sự hợp tác giữa các Tổ chức tín dụng và các Tổ chức
khác, từng bước nâng cao và giữ uy tín cũng như thương hiệu của Chi nhánh trên thị
trường tài chính nội địa và quốc tế
Các sản phẩm dịch vụ mà Chi nhánh cung cấp gồm:
(1) Dịch vụ tiền gửi:
* Huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá
bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
* Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước dưới nhiều hình thức, và kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn
(2) Dịch vụ tín dụng:
* Cho vay ngắn, trung và dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế
* Cho vay vốn, đồng tài trợ
* Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư
nhân sản xuất kinh doanh
* Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với Cán bộ
công nhân viên và các đối tượng khác
* Cho vay theo dự án, tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các dự án trong
nước ,quốc tế
(3) Dịch vụ thanh toán trong nước:

* Nhận tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho các
cá nhân và tổ chức kinh tế
* Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước
* Thu, chi hộ
* Chi trả lương qua tài khoản…
(4) Dịch vụ kinh doanh đối ngoại:
* Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng trên nền công nghệ kỹ
thuật và hệ thống thanh toán hiện đại - an toàn - tin cậy,nhằm đạt hiệu quả với chuẩn mực
quốc tế
* Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức : Thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A,
DP, CAD), chuyển tiền (TTR)
* Mua bán ngoại tệ, thanh toán phi thương mại
* Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu
* Thanh toán, chuyển tiền biên giới
* Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế
* Thu đổi ngoại tệ
(5) Các sản phẩm dịch vụ khác:
* Thu tiền tại nơi yêu cầu của khách hàng khi số dư tiền gửi đạt là trên 100 triệu
đồng
* Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức của các doanh
nghiệp, đơn vị, tổ chức…
* Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế
* Các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác…
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ
Mô hình tổ chức chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ
Giám đốc
Phó giám đốc
Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
*P.Kế toán ngân quĩ
*P.Tin học

*P.Hành chính quản trị
P.Tổ chức cán bộ và đào tạo
*P.Tín dụng
*P.Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp
*P.Thẩm định
* P.KDNT & TTQT
* Tổ nghiệp vụ thẻ
* Tổ tiếp thị
Phòng
KTNQ
Phòng
Tín dụng
Phòng
Hành Chính
CN. Bách Khoa
CN. Mỹ Đình
Phòng
GD số 4
Phòng
GD số 9
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
KTNQ
Phòng
Tín dụng
Phòng
Hành Chính
Ghi chú: CN Bách Khoa, CN Mỹ Đình, các phòng giao dịch trực thuộc Giám Đốc
Chi nhánh NHNo Láng Hạ

(Nguồn: Sơ đồ mô hình tổ chức chi nhánh NHNo & PTNT Láng Hạ tính đến
31/12/2008)
* Ban giám đốc:
- Giám đốc: phụ trách chung và trực tiếp phụ trách Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo,
Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
- Ba phó giám đốc:
Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh, một phó giám đốc phụ trách Phòng kế toán
- ngân quỹ, Phòng tin học và Phòng hành chính quản trịvà một phó giám đốc phụ trách
Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
* Các phòng chức năng:
Phòng tín dụng: Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại
khách hàng nhằm mở rộng tín dụng theo hướng đầu tư khép kín. Thẩm định và đề suất cho
vay các dự án tín dụng theo hướng là phân cấp uỷ quyền. Tiếp nhận và thực hiện các
chương trình và dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài; trực tiếp làm các dịch vụ
uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, Ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong
và ngoài nước. Thường xuyên phân tích nợ quá hạn, phân loại nợ, tìm nguyên nhân và
hướng khắc phục
Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch
kinh doanh và quyết toán kế hoạch. Đồng thời cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà
nguồn vốn kinh doanh đối với các Chi nhánh trên địa bàn
Phòng thẩm định: Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc
thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Thẩm định các khoản cho vay vượt mức phán
quyết của Giám đốc Chi nhánh cấp I
Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ: Thực hiện sơ kết, tổng kết luận văn theo định kỳ hàng
quý, 6 tháng, năm; tổng hợp và báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa
các tồn tại, thiếu sót của Chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán
văn phòng đại diện và Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại
tệ (mua bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện thanh toán
quốc tế thông qua mạng SWIFT của NHNo & PTNT Việt Nam. Thực hiện các nghiệp vụ

tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện nghiệp vụ kiều
hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Láng
Hạ
2.1.3.1. Kết quả kinh doanh
Việc xác định kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ được căn
cứ vào kết quả tài chính trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
So sánh
2007/2006
(+);(-) (%)
Tổng thu
578,164
808,164 230000 140
Tổng chi
498,676
728,676 230000 146
Lợi nhuận
79,488 79,488
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2006 - 2007 của chi nhánh Láng Hạ)
Từ bảng số liệu trên, ta thấy lợi nhuận tăng lên qua các năm, tuy nhiên mức tăng
trưởng lợi nhuận năm 2008 (2,8%) thấp hơn mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2007(16,1%).
Do cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng cao khiến cho việc huy động các nguồn vốn có
lãi suất thấp đặc biệt là nguồn vốn không kì hạn từ các thị trường chứng khoán trở nên khó
khăn hơn dẫn đến tăng chi phí đầu vào. Điều này lý giải vì sao nguồn vốn năm 2008 tăng
cao nhưng mức tăng về thu nhập không bằng so với năm 2007, va đây là tình trạng chung
của các NHTM. Năm 2008 lợi nhuận tăng đạt kế hoạch đề ra là do Chi nhánh đã phát triển
và mở rộng các dịch vụ NH như: kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh, thanh toán quốc tế,

phonebanking, chi trả kiều hối…đặc biệt thu phí kinh doanh ngoại tệ năm 2008 cao nhất từ
trước đến nay, giúp tăng trưởng nguồn thu
2.1.3.2. Nghiệp vụ huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống và cũng là hoạt động cơ bản quyết định sự
tồn tại và phát triển của bất kì một NH nào. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn
trong quá trình hoạt động kinh doanh, chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đã không ngừng
đưa ra nhiều biện pháp để đẩy mạnh công tác tăng trưởng nguồn vốn. Điều này thể hiện
qua bảng số liệu:
Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007
(+);(-) (%) (+);(-) (%)
Tổng NVHĐ 5321 7,275 8046.15 1954 36.7 771.15 10,6
Tiền gửi nội tệ 4269 6.230 6496.15 1961 45.9 716.15 11.4
Tiền gửi ngoại tệ (đã
quy đổi)
1052 1.045 1100 -7 -0.006 55 5.2
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD năm 2006 - 2008 của Chi nhánh Láng Hạ)
Nhìn vào bảng số liệu trên trong ba năm 2006, 2007, 2008 ta có thể thấy:
- Về tổng nguồn vốn huy động: Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động là 7,275 tỷ
đồng tăng 1954 tỷ đồng (hay tăng 36.7%) so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng nguồn

vốn huy động là 8046.15tỷ đồng tăng 771.15tỷ đồng (hay tăng 10,6%) so với năm 2007
- Về nguồn vốn huy động bằng nội tệ: năm 2007 nguồn vốn bằng nội tệ là 6.230tỷ
đồng tăng 1716.15tỷ đồng (hay tăng 11.4%) so với năm 2006. Đến năm 2008, nguồn vốn
huy động bằng ngoại tệ là 6.230 tỷ đồng tăng 1.377 tỷ đồng (hay tăng 28%) so với năm
2007
- Về nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi: năm 2007 nguồn vốn ngoại tệ quy
đổi là 1.052 tỷ đồng tăng 164 tỷ đồng (hay tăng 18,5%) so với năm 2006. Đến năm 2008,
nguồn ngoại tệ quy đổi là 1.045 tỷ giảm 7 tỷ đồng (hay giảm 0,66%) so với năm 2007
Nhìn chung trong ba năm qua, nguồn vốn có sự tăng trưởng cao, song chủ yếu là
nguồn vốn nội tệ trong khi đó nguồn vốn ngoại tệ năm 2008 có sự sụt giảm nhẹ. Có điều
này là bởi vì đa phần vốn nội tệ huy động từ các tổ chức với kỳ hạn dài; vốn ngoại tệ lại
chủ yếu huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế nên không có sự
đột biến nhất là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao và lãi suất có sự sụt giảm. Đi vào
cụ thể hơn về nghiệp vụ huy động vốn của Chi nhánh:
a. Tiền gửi của khách hàng
Các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi tiền vào NH với mục đích chính để thực hiện các
khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tiền gửi không kì hạn năm
2008 đạt 1650 tỷ đồng, tăng 510 tỷ đồng (tương đương 44.7%) so với năm 2007, tiền gửi
có kì hạn năm 2008 đạt 2735 tỷ đồng, tăng 904 tỷ đồng (tương đương 49.4%) so với năm
2007. Trong năm 2008 tiền gửi không kì hạn và tiền gửi có kì hạn của chi nhánh đều tăng.
Tiền gửi không kì hạn chiếm 19.3% năm 2007, 22.7% năm 2008 so với tổng nguồn vốn.
Tiền gửi có kì hạn chiếm 31% năm 2007, và 37.6% năm 2008 so với tổng nguồn vốn. Như
vậy nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu từ tiền gửi có kì hạn. Điều này tạo điều kiện ổn định
cho hoạt động sử dụng vốn của Ngân Hàng. Nhưng đây lại là tiền gửi có lãi suất cố định
nên dễ dẫn đến rủi ro khi có sự biến đổi lãi suất trên thị trường mà chi nhánh lại không tạo
được sự cân đối về thời hạn của tài sản có và tài sản nợ
Đơn vị: tỷ đồng
b. Huy động tiền gửi tiết kiệm.
Đây là nghiệp vụ huy động truyền thống của chi nhánh và nó có vai trò rất quan
trọng đối với hoạt động kinh doanh của NH. Tiền gửi tiết kiệm trong tổng nguồn vốn của

chi nhánh chiếm tỷ trọng không cao lắm, năm 2006 tiền gửi tiết kiệm chiếm 32.9%, năm
2007 tiền gửi tiết kiệm chiếm 26%, năm 2008 tiền gửi tiết kiệm chiếm 28.3% trong tổng
nguồn vốn ngan hàng
Bảng 2.4: Nguồn vốn tiết kiệm của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ trong
những năm gần đây
Đơn vị: tỷ đồng

×