Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện khánh vĩnh, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN HIẾU THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN HIẾU THẢO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản lý Kinh tế

Mã ngành:

8340410



Mã học viên:

59CH419

Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập hội đồng:

639/QĐ-ĐHNT ngày 12/6/2019
1586/QD-ĐHNT ngày 10/12/2019

Ngày bảo vệ:

20/12/2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN THÀNH CƯỜNG
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Phịng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HỊA - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN
KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HỊA” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa
từng được công bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.

Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này là do chính tơi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thành Cường. Mọi tài liệu, nội dung liên quan trong
luận văn đều trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Mọi tài liệu tham khảo dùng trong luận
văn đều được ghi rõ nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên đề tài nghiên cứu.
Nếu có bất kỳ sao chép khơng hợp lệ hay vi phạm quy chế đào tạo nào thì tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm.
Khánh Hịa, tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Hiếu Thảo

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của q phịng
ban trường Đại học Nha Trang, Ban Giám Hiệu; các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế
và cán bộ và chuyên viên Phòng đào tạo Sau Đại học đã tạo điều kiện tốt nhất cho tơi
được hồn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn
Thành Cường đã giúp tơi hồn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến sự giúp đỡ này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các anh chị đang công tác tại Kho bạc Nhà nước,
phịng Tài chính - Kế hoạch của huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh hòa đã giúp đỡ cung
cấp số liệu để tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn


Trần Hiếu Thảo

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .........................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC......................................................5
1.1. Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước .......................5
1.1.1. Ngân sách nhà nước...............................................................................................5
1.1.2. Thu, chi ngân sách cấp Huyện...............................................................................7
1.1.3. Đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản.......................................................................12
1.1.4. Các nguyên tắc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN...........15
1.1.5. Nội dung đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN.....................16
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước ............................................................................................19
1.1.7. Nâng cao hiệu quả trong quy trình cấp và quyết tốn vốn đầu tư XDCB từ Ngân
sách Nhà Nước ..............................................................................................................21
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .......................................22
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH

KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2015 - 2018...................................................................25
2.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội ..........................................................................25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................25
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................27
v


2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư XDCB thuộc vốn NSNN tại Huyện Khánh Vĩnh giai
đoạn 2015-2018.............................................................................................................31
2.2.1. Lập kế hoạch vốn ................................................................................................31
2.2.2. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư..............................................................33
2.2.3. Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu .................................................................35
2.2.4. Cơng tác kiểm sốt thanh tốn vốn đầu tư XDCB ..............................................36
2.2.5. Cơng tác thẩm tra, phê duyệt quyết tốn vốn đầu tư hồn thành ........................38
2.2.6. Tình hình thực hiện các biện pháp, chế tài trong quản lý vốn ĐTXDCB...........38
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà
nước tại Huyện Khánh Vĩnh .........................................................................................39
2.3.1. Kết quả đầu tư XDCB .........................................................................................40
2.3.2. Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư XDCB.....................................................47
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
nguồn ngân sách nhà nước tại huyện Khánh Vĩnh........................................................58
2.4.1. Nhân tố thuộc về nguồn lực tài chính .................................................................58
2.4.2. Các yếu tố thuộc về quản lý nhà nước ................................................................58
2.4.3. Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý....................................................................59
2.4.4. Các yếu tố từ phía doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước .......................................................................................................................61
2.5.1 Những kết quả đạt được .......................................................................................61
2.5.2. Hạn chế................................................................................................................62
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HÒA ......................................................64
3.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Khánh Vĩnh đến năm 2025
và tầm nhìn đến năm 2030 (Theo quyết định số 386/QĐ-UBND, 2017) .....................64
3.1.1. Quan điểm phát triển ...........................................................................................64
3.1.2. Mục tiêu phát triển ..............................................................................................64
vi


3.1.3. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.......................................................................65
3.2. Quan điểm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB của ngân sách Huyện
Khánh Vĩnh....................................................................................................................67
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách Nhà nước tại huyện Khánh vĩnh, tỉnh Khánh Hòa .......................................68
3.3.1. Nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch vốn đầu tư .........................................68
3.3.2. Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư ................................69
3.3.3. Tăng cường công tác quản lý lựa chọn nhà thầu .................................................71
3.3.4. Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh tốn vốn đầu tư XDCB ...........................72
3.3.5. Đẩy nhanh cơng tác quyết tóan dự án hồn thành...............................................73
3.3.6. Tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát.............................................................74
3.3.7. Các giải pháp khác...............................................................................................74
3.4. Một số kiến nghị .....................................................................................................75
3.4.1. Đối với chính phủ và các bộ ngành .....................................................................75
3.4.2. Đối với UBND Tỉnh Khánh Hòa.........................................................................76
3.4.3. Đối với UBND Huyện Khánh Vĩnh ....................................................................76
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................77
KẾT LUẬN ...................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................79
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQL

Ban quản lý

BĐS

Bất động sản

CP

Chính phủ

ĐT

Đầu tư

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN


Kho bạc Nhà nước

KD

Kinh doanh

KHV

Kế hoạch vốn



Nghị định

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

SX

Sản xuất


UBND

Ủy ban nhân dân

VĐT

Vốn đầu tư

XBCB

Xây dựng cơ bản

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê tình hình dân số theo dân tộc tại Huyện Khánh Vĩnh ..........27
Bảng 2.2: Bảng thống kê dân số theo giới tính và khu vực dân tại Huyện Khánh Vĩnh ...... 27
Bảng 2.3: Tình hình lao động tại Huyện Khánh Vĩnh...................................................28
Bảng 2.4: Diện tích sử dụng đất tại Huyện Khánh Vĩnh...............................................28
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành Huyện Khánh Vĩnh (2015 -2018) .........30
Bảng 2.6: Tổng hợp nguồn thu tại Huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2015 – 2018............31
Bảng 2.7: Kế hoạch kinh phí XDCB từ nguồn NSNN tại Huyện Khánh Vĩnh ............32
Bảng 2.8: Tình hình thực hiện kế hoạch vốn ĐT XDCB thuộc nguồn vốn NSNN tại
Huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2015 – 2018 ...............................................33
Bảng 2.9: Bảng kết cấu kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo mục tiêu đầu tư ..................33
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp dự án được phê duyệt tại Huyện Khánh Vĩnh giai đoạn
2015 – 2018................................................................................................34
Bảng 2.11: Bảng hình thức thực hiện dự án đầu tư XDCB tại Huyện Khánh Vĩnh giai
đoạn 2015 – 2018 .......................................................................................35

Bảng 2.12: Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Huyện
giai đoạn 2015 – 2018 ................................................................................37
Bảng 2.13: Bảng thống kê mẫu nghiên cứu đã được khảo sát ......................................40
Bảng 2.14: Bảng tổng hợp dự án đầu tư XDCB theo lĩnh vực tại Huyện Khánh Vĩnh
giai đoạn 2015 – 2018 ................................................................................40
Bảng 2.15 : Bảng tổng hợp kết quả một số công trình XDCB theo lĩnh vực tại Huyện
Khánh Vĩnh giai đoạn 2015 – 2018 ..........................................................41
Bảng 2.16: Bảng Khảo sát ý kiến đánh giá về kết quả ĐT XDCB từ nguồn NSNN tại
Huyện Khánh Vĩnh ....................................................................................46
Bảng 2.17: Kế hoạch vốn XDCB và thực tế thực hiện tại Huyện Khánh Vĩnh giai đoạn
2015 - 2018 ................................................................................................47
Bảng 2.18: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác lập, thẩm định và phê duyệt
công trình XDCB từ vốn NSNN ................................................................49
Bảng 2.19: Bảng so sánh giá gói thầu và trúng thầu của các dự án đầu tư XDCB thuộc
nguồn vốn NSNN Huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2015 - 2018 ..................52
Bảng 2.20: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá công tác đấu thầu thi công công trình
XDCB từ vốn NSNN .................................................................................53
Bảng 2.21: Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá cơng tác kiểm sốt, thanh tốn vốn đầu tư
XDCB từ vốn NSNN .................................................................................55
Bảng 2.22: Bảng khảo sát ý kiến đánh giá về thất thốt, lãng phí trong XDCB từ
NSNN trên địa bàn Huyện Khánh Vĩnh.....................................................57
ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Huyện Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa ...........................26
Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất theo ngành Huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2015 - 2018 ..30
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ kinh phí tiết kiệm qua các năm tại Huyện Khánh Vĩnh..............52
Biểu đồ 2.3: Đánh giá tiến độ giải ngân vốn XDCN từ nguồn NSNN Huyện Khánh
Vĩnh giai đoạn 2015 – 2018..............................................................................54


x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đối với huyện Khánh Vĩnh đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) là nguồn lực quan
trọng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế trong thời gian qua. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được do đầu tư XDCB từ vốn ngân sách nhà
nước (NSNN) mang lại thì trong những năm qua cơng tác này cũng cịn tồn tại nhiều
bất cập. Chính vì vậy việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hịa là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết.
Mục tiêu của luận văn là đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN
tại Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hịa. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện Khánh Vĩnh,
tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
Để đáp ứng các mục tiêu đặt ra, dữ liệu thứ cấp thu thập bao gồm kết quả các
nghiên cứu liên quan đến đề tài; số liệu thống kê về vốn đầu tư XDCB từ NSNN của
huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2015–2018; tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2015–2018 và quy hoạch, định hướng phát triển của huyện Khánh Vĩnh đến năm
2025. Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua qua sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên
cứu trong và ngoài nước; Niên giám thống kê, các báo cáo của UBND huyện, Kho bạc
Nhà nước, phịng Tài chính - Kế hoạch của huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh hòa. Dữ
liệu sơ cấp được điều tra khảo sát bằng bảng hỏi các đơn vị liên quan đến hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, bao gồm: Ban quản
lý dự án cấp huyện, đơn vị thi cơng, phịng Tài chính – Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước
huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh hòa.
Bằng phương pháp thống kê mơ tả, phân tích, so sánh và tổng hợp trên cơ sở
phân tích và xử lý dữ liệu trên phần mềm Excel 10, luận văn đã đánh giá được hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh
Hòa. Cụ thể là cơng tác kế hoạch hóa vốn đầu tư trong một số lĩnh vực chưa bám sát

điều kiện thực tế ở địa phương, dẫn đến phát sinh tỷ lệ điều chỉnh vốn đầu tư, năng lực
của nhà thầu hạn chế, việc chỉ định thầu dựa trên mối quan hệ quen biết. Bên cạnh đó,
cơng tác thẩm định các dự án đầu tư chưa còn hạn chế, việc đánh giá tác động dự án
đến khía cạnh mơi trường – xã hội khơng được coi trọng.
xi


Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề ra 06 nhóm giải pháp chủ nhằm
hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn NSNN trên địa bàn huyện
Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh hòa, bao gồm: (1). Nâng cao chất lượng công tác lập kế
hoạch vốn đầu tư; (2). Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; (3).
Tăng cường công tác quản lý lựa chọn nhà thầu; (4). Nâng cao chất lượng kiểm soát
thanh toán vốn đầu tư XDCB; (5). Đẩy nhanh cơng tác quyết tốn dự án hồn thành;
(6). Tăng cường công tác thanh tra, giam sát. Với hệ thống các giải pháp đồng bộ nêu
trên, nếu thực hiện thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Khánh Vĩnh trong thời
gian tới.
Từ khóa: Vốn đầu tư XDCB; Hiệu quả sử dụng vốn; Ngân sách Nhà nước;
Huyện Khánh Vĩnh.

xii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư XDCB trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận của đầu tư phát triển.
Đây chính là q trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tài sản cố định trong nền kinh tế. Do vậy,
đầu tư xây dựng cơ bản là tiền đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của nền kinh tế nói chung và các cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Đầu tư xây dựng
cơ bản là hoạt động chủ yếu tạo ra tài sản cố định đưa vào hoạt động trong lĩnh vực kinh

tế - xã hội, nhằm thu được lợi ích với nhiều hình thức khác nhau. Đầu tư xây dựng cơ
bản trong nền kinh tế quốc dân được thông qua nhiều hình thức khác nhau như xây dựng
mới, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa hay khơi phục tài sản cố định cho nền kinh tế.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp luật, chính sách và cơ
chế góp phần tạo mơi trường pháp lý cho việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên, công tác đầu tư XDCB còn nhiều hạn chế,
bất cập: một số điều luật, Chính sách, cơ chế chưa phù hợp, chồng chéo, thiếu và chưa
đồng bộ; Tình trạng bng lỏng quản lý dẫn đến lãng phí, thất thốt, tham nhũng vốn
của Nhà nước, làm suy giảm chất lượng các cơng trình, dự án có vốn đầu tư XDCB từ
ngân sách Nhà nước, kết quả hoạt động đầu tư của nhà nước không đạt được mục tiêu
mong đợi.
Huyện Khánh Vĩnh là một trong 7 huyện được Tỉnh Khánh Hòa chú trọng tạo
điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các cơng trình giao thơng, thủy lợi, du lịch,
xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp… Việc đầu tư xây dựng các dự án góp
phần tạo nên sự thành cơng của huyện, sự nỗ lực của chínhquyền và nhân dân đã đem
lại cho kinh tế huyện những kết quả đáng khích lệ. Nguồn vốn đầu tư cho các dự án có
hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội theo đúng chủ
trương của Đảng và Nhà nước đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được
do đầu tư XDCB từ vốn NSNN mang lại thì trong những năm qua cơng tác này cũng
còn tồn tại nhiều bất cập cần phải khắc phục như: chất lượng đầu tư một số lĩnh vực
chưa cao, cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm, năng lực sản xuất và kết cấu hạ tầng
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chưa tương xứng với lợi thế tiềm năng
vốn có của huyện, tình trạng đầu tư dàn trài, thời gian thi công kéo dài, thiếu vốn, thất
thốt trong đầu tư, lãng phí trong các dự án vẫn cịn xảy ra. Chính vì vậy việc đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại huyện Khánh
1


Vĩnh, tỉnh Khánh Hịa là một vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết, nhằm tìm ra những
yếu kém trong cơng tác này và có những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn đầu tư XDCB của địa phương.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại huyện Khánh Vĩnh,
tỉnh Khánh Hòa” làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Huyện Khánh Vĩnh,
tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong thời
gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đáp ứng mục tiêu tổng chung đặt ra, các mục tiêu cụ thể của đề tài bao gồm:
+ Mục tiêu 1: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa
bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015-2018.
+ Mục tiêu 2: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
XDCB từ NSNN tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ
NSNN tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
+ Phạm vi nghiên cứu: Tác giả sử dụng số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2015
– 2018; Số liệu sơ cấp được điều tra khảo sát trong khoảng thời gian thực hiện đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
 Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp bao gồm kết quả các nghiên cứu liên quan

đến đề tài; số liệu thống kê, tổng kết, báo cáo về vốn đầu tư XDCB từ NSNN của
huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2015–2018; báo cáo của UBND Huyện, và các đơn vị, bộ
phận chức năng, cụ thể:
- Báo cáo của Phịng Tài chính – Kế hoạch Huyện về đầu tư XDCB từ NSNN


các năm 2015, 2016, 2017, 2018.
- Báo cáo của UBND huyện Khánh Vĩnh về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư

phát triển các năm 2015, 2016, 2017, 2018
2


- Báo cáo của Kho bạc huyện Khánh Vĩnh về quyết toán chi đầu tư XDCB

huyện Khánh Vĩnh các năm 2015, 2016, 2017, 2018
- Niên giám thống kê của Cục thống Kê tỉnh Khánh Hòa các năm 2015, 2016,

2017, 2018
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện khánh vĩnh đến năm

2025, có tầm nhìn đến năm 2030 của UBND Tỉnh Khánh Hòa theo QĐ số 386/QĐUBND, ngày 12/02/2017.
 Dữ kiệu sơ cấp: Nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn đã tiến

hành điều tra khảo sát bằng bảng hỏi các đơn vị liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, bao gồm:
- Đơn vị khảo sát: Ban quản lý dự án cấp huyện, đơn vị thi cơng, phịng Tài

chính – Kế hoạch, Kho bạc Nhà nước huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh hòa.
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, nhân viên chuyên trách, có kinh nghiệm

(đa số là trên 10 năm) trong quy trình thực hiện và quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN; Các chủ đầu tư, đơn vị thi cơng cơng trình
- Số mẫu khảo sát và phương pháp thu thập, xử lý mẫu: Mẫu được lấy theo

phương pháp thuận tiện, Số phiếu phát ra là 42, thu về 40 đạt tỷ lệ 95,2%, trong đó có

02 phiếu bị loại bỏ do có nhiều ơ trống, cuối cùng có 40 phiếu hồn tất được sử dụng,
dữ liệu được xử lý qua phần mềm Excel.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện
Khánh Vĩnh, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh và tổng
hợp. Việc phân tích và xử lý dữ liệu cho đề tài sẽ dựa vào phần mềm Excel 10.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài bổ sung bằng chứng về hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hịa.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài giúp nhìn nhận một cách khách quan về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hịa. Qua đó,
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn
NSNN tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.
3


6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được
kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
Ngân sách Nhà nước.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân
sách Nhà nước tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015-2018.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Khánh vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.

4



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước
1.1.1. Ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm
Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và
thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. (Theo Luật
NSNN số 83/2015/QH13, 2015)
NSNN gồm 2 loại đó là:


Ngân sách địa phương: là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp địa phương

hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản
chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.


Ngân sách trung ương: là các khoản thu NSNN phân cấp cho cấp trung ương

hưởng và các khoản chi NSNN thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
1.1.1.2. Thu Ngân sách nhà nước
Thu NSNN là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với chủ thể
trong xã hội dựa trên quyền lực nhà nước nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế
xuất phát từ sự tồn tại của bộ máy nhà nước và yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm
vụ kinh tế xã hội của nhà nước. Nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:


Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;




Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;



Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;



Các khoản viện trợ không hồn lại (Các khoản vay mang tính chất hồn trả như

vay nợ và viện trợ có hồn lại thì khơng tính vào thu NSNN);


Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Thông thường, thu NSNN phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau:



Trình độ phát triển của nền kinh tế: Nền kinh tế càng phát triển, tổng sản phẩm

quốc nội (GDP) và GDP bình quân đầu người càng cao thì càng có khả năng để hình
thành nguồn NSNN lớn và ngược lại.


Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Trong mỗi thời kỳ nhất

định, mỗi quốc gia luôn đặt ra các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nếu các mục tiêu

5


này càng nhiều thì NSNN càng phải lớn. Từ đó, phải tăng nguồn thu, thậm chí phải đi
vay để hình thành ngân sách.


Tổ chức bộ máy nhà nước. Nếu tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, kém hiệu

quả thì cần nguồn ngân sách lớn để ni nó nên phải tăng thu ngân sách và ngược lại.
Với bộ phận thu NSNN, nếu gọn, nhẹ, chặt chẽ, hiệu quả thì NSNN không bị thất thu,
lượng thu được cho NSNN lớn.
1.1.1.3. Chi Ngân sách nhà nước
Chi NSNN là việc tiêu dùng NSNN, thực chất, chi NSNN là việc phân phối và
sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những
nguyên tắc nhất định. Chi NSNN là q trình phân phối lại các nguồn tài chính đã
được tập trung vào NSNN và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó, chi NSNN là
những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng
mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.
Nội dung của các khoản chi NSNN có thể phân theo các tiêu chí khác nhau.


Theo chức năng, nhiệm vụ: Chi NSNN gồm chi tích lũy và chi tiêu dùng:
+ Chi tích lũy là những khoản chi làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho

nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, chi cho đầu tư phát triển, trong đó phần lớn là chi cho
XDCB, khấu hao tài sản xã hội.
+ Chi tiêu dùng là các khoản chi không tạo ra sản phẩm vật chất để xã hội
sử dụng trong tương lai (chi bảo đảm xã hội), bao gồm các khoản chi cho giáo dục, y
tế, công tác dân số, khoa học và cơng nghệ, văn hóa, thơng tin đại chúng, thể thao,

lương hưu và trợ cấp xã hội, các khoản liên quan đến can thiệp của chính phủ vào các
hoạt động kinh tế, quản lý hành chính, an ninh, quốc phịng, dự trữ tài chính, trả nợ
vay nước ngồi, lãi vay nước ngồi và các khoản chi khác.
Dưới góc độ này, chi NSNN cho đầu tư XDCB là khoản chi tích lũy.


Căn cứ theo yếu tố thời hạn và phương thức quản lý, các khoản chi NSNN gồm:

Chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi dự trữ, chi trả nợ.
+ Chi thường xuyên bao gồm: các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường
xun của nhà nước.
+ Nhóm chi đầu tư phát triển: là các khoản chi dài hạn nhằm làm tăng cơ sở
vật chất của đất nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
+ Chi dự trữ: là những khoản chi NSNN để bổ sung quỹ dự trữ nhà nước và
quỹ dự trữ tài chính.
6


+ Chi trả nợ và viện trợ: bao gồm các khoản chi để nhà nước thực hiện
nghĩa vụ trả nợ các khoản đã vay trong nước, vay nước ngoài khi đến hạn và các
khoản chi làm nghĩa vụ quốc tế.
Dưới góc độ này, chi NSNN cho đầu tư XDCB là khoản chi cho đầu tư phát triển.
Chi NSNN phải tuân theo nguyên tắc gắn chặt các khoản thu để bố trí các
khoản chi để tránh bội chi NSNN, gây lạm phát, mất cân bằng cho sự phát triển xã hội;
Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản chi tiêu của NSNN;
Tập trung có trọng điểm; Phân biệt rõ mục tiêu, nhiệm vụ các khoản chi và phối hợp
chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất…
Từ bản chất của thu, chi NSNN nhận thấy:



NSNN được tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định, gắn chặt với quyền

lực kinh tế, chính trị và việc thực hiện các chức năng của nhà nước.


Hoạt động NSNN là phân phối lại các nguồn tài chính thể hiện ở thu và chi của

nhà nước theo nguyên tắc khơng hồn trả trực tiếp là chủ yếu.


NSNN ln gắn chặt với sở hữu nhà nước, chứa đựng những lợi ích trong đó có

lợi ích chung của tồn xã hội.


NSNN có đặc điểm của quỹ tiền tệ nhưng nó là một quỹ tiền tệ tập trung của

nhà nước, được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có tác dụng riêng trước khi được chi dùng
cho những mục đích đã định.
1.1.2. Thu, chi ngân sách cấp Huyện
1.1.2.1. Thu ngân sách cấp Huyện
Ngân sách Huyện là một bộ phận của NSNN địa phương. Nguồn thu gồm:
Các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%


Thuế tài nguyên từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất;



Thu khác từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngồi quốc doanh;




Thuế sử dụng đất nơng nghiệp từ các nông trường, trạm trại quốc doanh nhà

nước quản lý;


Thuế mơn bài thu từ các doanh nghiệp ngồi quốc doanh;



Tiền cho thuê mặt đất, mặt nước các doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngồi

quốc doanh;


Viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho

quận, huyện theo quy định của pháp luật;
7




Các khoản phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định) do các cơ quan, đơn

vị thuộc quận, huyện tổ chức thu (khơng kể phí xăng dầu, lệ phí trước bạ, phí bảo vệ
mơi trường đối với nước thải);



Thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực do các đơn vị quận, huyện phạt

xử lý;


Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước trực tiếp

cho quận, huyện;


Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của các đơn vị do quận,

huyện quản lý;


Thu kết dư ngân sách quận, huyện;



Thu bổ sung ngân sách cấp trên;



Thu chuyển nguồn từ ngân sách quận, huyện năm trước sang năm sau;



Tiền bán tài sản cấp huyện quản lý;




Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp huyện quản lý;



Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mơ diện tích dưới 5000 m2, khơng tiếp

giáp với mặt đường, phố.


Các khoản thu khác của ngân sách quận, huyện theo pháp luật.
Các khoản thu của ngân sách huyện hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) gồm:



Thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm thuế thu nhập cá nhân thu từ doanh

nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nộp qua kho bạc nhà nước).


Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài sản khác.



Thuế giá trị gia tăng thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không kể thuế giá

trị gia tăng hàng nhập khẩu).



Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh.



Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ thu từ khu vực kinh tế ngồi quốc

doanh (khơng kể thuế TTĐB hàng nhập khẩu).


Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mơ diện tích từ 5.000 m2 trở lên; hoặc

đất dưới 5.000 m2 tiếp giáp với đường, phố; không bao gồm tiền sử dụng đất các dự án
di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngân sách tỉnh
hưởng 100% và đất nhỏ lẻ, xen kẹt có quy mơ dưới 5.000 m2 khơng tiếp giáp đường,
phố điều tiết 100% cho ngân sách quận, huyện, thị xã.


Thuế môn bài thu từ các hộ, cá nhân kinh doanh (thu trên địa bàn phường).



Lệ phí trước bạ nhà đất (thu trên địa bàn phường).
8


1.1.2.2. Chi ngân sách cấp Huyện
a. Chi đầu tư phát triển
Ngân sách Huyện chi đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cơng trình, dự án
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khơng có khả năng thu hồi vốn, khơng có khả năng xã
hội hóa thuộc lĩnh vực phân cấp cho quận, huyện, thị xã trên địa bàn. Cụ thể các lĩnh

vực đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, bao gồm:


Đầu tư lĩnh vực thủy lợi: Đầu tư các cơng trình thủy lợi, có đặc điểm, tính chất,

quy mơ như sau:
+ Đầu tư các hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở xuống; hoặc có
chiều cao đập từ 12 m trở xuống, phục vụ trong phạm vi 1 xã;
+ Đầu tư các đập dâng có chiều cao đập từ 10m trở xuống, phục vụ tưới
trong phạm vi 1 xã;
+ Đầu tư các trạm bơm điện phục vụ trong phạm vi 1 xã;
+ Đầu tư hệ thống kênh tưới tiêu phục vụ phạm vi 1 xã.


Đầu tư lĩnh vực đê điều: các tuyến đê từ cấp IV trở xuống, các tuyến đê bao, đê

bối của các sông nội địa thuộc địa bàn.


Đầu tư lĩnh vực Lâm nghiệp: các cơng trình bảo vệ phát triển rừng phòng hộ,

rừng sản xuất trên địa bàn (trừ phần thuộc Tỉnh đầu tư quản lý).


Đầu tư cơng trình cơng viên, hồ nước



Đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơng viên và hồ nước cịn lại trên địa bàn (trừ


các công viên, hồ Tỉnh quản lý).


Đầu tư lĩnh vực giao thông



Khối huyện đầu tư các đường ngõ phố, ngõ xóm và đường nội bộ khu dân cư;

hè đường phố trên địa bàn (trừ các tuyến quan trọng do Tỉnh đầu tư cả hè và đường).


Đầu tư cơng trình bến xe ơ tơ, bãi đỗ xe: Bãi dừng, đỗ xe tại các khu dân cư,

trung tâm thương mại và khu vực công cộng khác trên địa bàn, các bãi đỗ xe tạm thời
trong khu vực nội thành, nội thị, bãi đỗ xe tạm thời khu vực ngoại thành và trong khuôn
viên thuộc quyền sở hữu, quản lý của các tổ chức, đơn vị theo địa bàn hành chính.


Đầu tư xây dựng các bãi, bến cảng thủy



Đầu tư cơng trình, dự án chiếu sáng cơng cộng



Đầu tư cơng trình vệ sinh mơi trường: Đầu tư các bãi chơn lấp rác, đất thải cấp

huyện và khu tập kết rác tại các xã trên địa bàn; đầu tư bãi chôn lấp rác thải trên địa

9


bàn phục vụ việc xử lý chất thải trong địa bàn 1 Huyện; Đầu tư các cơng trình, dự án
khắc phục ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trong phạm vi 1 xã, phường, thị trấn.


Đầu tư cơng trình thốt nước: Huyện đầu tư cơng trình thốt nước ngõ, ngách

và trong khu vực dân cư không tiếp giáp đường Tỉnh quản lý; Huyện đầu tư các cơng
trình thốt nước cịn lại trên địa bàn (ngồi các cơng trình Tỉnh quản lý);


Đầu tư lĩnh vực Văn hóa - Thể thao: Đầu tư các nhà văn hóa, các trung tâm văn

hóa thể thao, nhà thi đấu thể thao, nhà văn hóa thanh - thiếu nhi cấp huyện; nhà văn
hóa xã, phường; nhà văn hóa thơn, xóm, khu dân cư, khu vui chơi cộng đồng; Đầu tư
bảo tồn, tơn tạo các di tích trên địa bàn


Đầu tư lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo và Y tế: Đầu tư xây dựng các trường mầm

non (trừ trường thuộc Thành phố quản lý); tiểu học, trung học cơ sở (trừ các trường
Thành phố quản lý); xây dựng trung tâm bồi dưỡng chính trị Huyện; trung tâm dạy
nghề trên địa bàn; trung tâm tin học, ngoại ngữ, giáo dục cộng đồng và giáo dục
thường xuyên do cấp huyện quản lý; Đầu tư các trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã
(gồm cả phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế phường, xã); Trung tâm dân số kế
hoạch hóa gia đình cấp quận, huyện, thị xã.



Đầu tư lĩnh vực Quản lý nhà nước:Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc các cơ quan

hành chính, đảng, đồn thể quận, huyện, thị xã; Đầu tư xây dựng mới, cải tạo hạ tầng
kỹ thuật và trụ sở làm việc các cơ quan hành chính, đảng, đồn thể cấp xã; trụ sở hoặc
nơi làm việc của công an và quân sự xã.


Đầu tư cơng trình phục vụ tang lễ: Các nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt

sỹ, đài tưởng niệm, đài liệt sỹ cấp huyện và xã.


Đầu tư lĩnh vực Thông tin và truyền thơng: Các cơng trình, dự án phục vụ hoạt

động phát thanh, truyền thanh cấp huyện, xã.


Đầu tư cơng trình ứng dụng Khoa học cơng nghệ và cơng nghệ thơng tin: Các

cơng trình cơng nghệ thơng tin, xử lý dữ liệu và xây dựng cổng thông tin cấp huyện, xã.


Đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất nhỏ lẻ,

xen kẹt có diện tích dưới 5000m2 khơng tiếp giáp với đường phố; hạ tầng kỹ thuật khu
tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án cấp huyện.


Các khoản chi đầu tư phát triển khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp


huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật.
10


b. Các khoản chi thường xuyên


Giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và sự nghiệp giáo dục khác



Dạy nghề, đào tạo nghề, bồi dưỡng kiến thức chính trị do Trung tâm bồi dưỡng

chính trị quận, huyện mở và các hình thức bồi dưỡng, đào tạo khác


Các hoạt động về công tác y tế (vệ sinh phịng bệnh dịch, vệ sinh an tồn thực

phẩm), kế hoạch hóa gia đình và trẻ em theo phân cấp


Các trại xã hội do quận, huyện quản lý



Cứu tế xã hội



Phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác theo phân cấp




Nhà văn hóa, các cơ sở văn hóa và các hoạt động văn hóa khác do cấp huyện

quản lý


Quản lý, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa theo phân cấp



Đài phát thanh và các hoạt động thông tin, tuyên truyền khác của quận, huyện



Bồi dưỡng, huấn luyện vận động viên các đội tuyển cấp quận, huyện, trong thời

gian tập trung thi đấu, hoạt động của các trung tâm thể dục, thể thao do quận, huyện
quản lý


Chi ứng dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ; Các sự nghiệp văn hóa, xã hội khác.



Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do quận, huyện quản lý




Sự nghiệp giao thông: Quản lý, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, nâng cấp đường

giao thông và các công trình giao thơng do quận, huyện quản lý theo phân cấp; Sự
nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và thủy lợi do quận, huyện quản lý;
chuyển đổi cơ cấu kinh tế phục vụ phát triển mơ hình nơng thơn mới; chi bảo vệ,
phòng chống cháy rừng; phòng chống lụt bão và các nhiệm vụ khác về nông - lâm ngư nghiệp theo phân cấp của Thành phố.


Sự nghiệp thị chính: Quản lý, duy tu bảo sưỡng và sửa chữa nâng cấp hệ thống

đèn chiếu sáng cơng cộng, cơng trình thốt nước, vỉa hè, ngõ, ngách; quản lý các hồ,
công viên, cây xanh; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính theo phân cấp; Hoạt
động quản lý hệ thống các chợ, các trung tâm thương mại theo phân cấp.


Các hoạt động sự nghiệp về môi trường theo phân cấp gồm: Thu gom, vận

chuyển rác thải; hút bụi, tưới nước rửa đường theo trên địa bàn và các nhiệm vụ khác
về mơi trường.


Các nhiệm vụ về quốc phịng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội của cấp

quận, huyện.
11


×