Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------

ĐOÀN CẨM NHUNG

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2016


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trương Minh Chương

Cán bộ chấm nhận xét 1: ...................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: ...................................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG,
Tp.HCM ngày 16 tháng 06
năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Nguyễn Mạnh Tuân - Chủ tịch hội đồng
2. TS. Nguyễn Thị Thu Hằng - Thư ký
3. TS. Trương Thị Lan Anh - Phản biện 1


4. TS. Nguyễn Thị Lệ Hằng - Phản biện 2
5. TS. Nguyễn Thúy Huỳnh Loan - Ủy viên
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ĐOÀN CẨM NHUNG

MSSV: 12170932

Ngày, tháng, năm sinh: 26 – 06 – 1982

Nơi sinh: Bến Lức

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60 34 05


I. TÊN ĐỀ TÀI:
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỐI VỚI SINH VIÊN
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Luận văn thực hiện 3 nhiệm vụ sau:
a) Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực tập.
b) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả thực tập.
c) Đề xuất các hàm ý quản lý cho việc thực tập tốt nghiệp của sinh viên.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 11/01/2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 09/11/2015 – 22/04/2016
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Trương Minh Chương

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Tp.HCM, ngày …… tháng …… năm 20…
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Sau hơn hai năm học tập và nghiên cứu, tơi đã hồn thành chương trình khố
học Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Bách khoa – Đại
học Quốc gia Tp.HCM và hoàn thành luận văn “Những yếu tố ảnh hưởng hiệu
quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên”.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình đến q thầy, cơ đã tận

tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Đại
học Bách khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM, đặc biệt là sự giúp đỡ và chỉ bảo quý
báu của TS. Trương Minh Chương, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi
hồn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trường
Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM; Đại học Kinh tế Công nghiệp
Long An; Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Bến Lức cùng
đồng nghiệp trong cơ quan, bạn đồng học tại trường Đại học Bách khoa – Đại học
Quốc gia Tp.HCM và gia đình đã tận tình giúp đỡ để tơi hồn thành việc thu thập và
xử lý thông tin, số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu của mình.
Do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, trong luận văn này khơng
tránh khỏi thiếu sót, tơi kính mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý
kiến của quý thầy cô và các bạn học viên.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2016

Đồn Cẩm Nhung


TÓM TẮT
Hiện nay, các tổ chức sử dụng thường tiếp nhận những người có thể làm
được việc ngay. Vì vậy, sinh viên vừa mới tốt nghiệp khá, giỏi của trường đại học
danh tiếng nhưng chỉ nắm lý thuyết, thiếu kinh nghiệm sẽ khơng được ưu tiên tuyển
dụng. Ngun nhân chính là do nhiều cơ sở đào tạo chỉ quan tâm đào tạo về lý
thuyết, nếu có thực tập thì hình thức; không chú trọng đáp ứng theo nhu cầu xã hội.
Mặc dù trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề thực tập nhưng ở Việt
Nam các nghiên cứu có liên quan là rất ít, chủ yếu trên lĩnh vực giáo dục, còn ở các
ngành học khác đặc biệt là các ngành quản trị nói chung trong đó có quản trị kinh
doanh chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.
Vì vậy nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng hiệu quả thực tập tốt nghiệp
của sinh viên” nhằm phát huy vai trò của thực tập ở Việt Nam trên cơ sở phân tích

các tiền đề và kết quả của thực tập. Từ đó nghiên cứu phát triển một hướng dẫn cho
người lập kế hoạch và thực hiện các chương trình thực tập có hiệu quả và phần nào
giải quyết được thực trạng tốt nghiệp nhưng khơng có việc làm phù hợp đúng ngành
nghề được đào tạo với các mục tiêu: (1) Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả thực tập; (2) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả thực
tập. (3) Đề xuất các ưu tiên cần cải tiến, kiến nghị nâng cao hiệu quả thực tập. Do
hiện nay chưa có nghiên cứu nào về thực tập trên lĩnh vực quản trị kinh doanh nên
nghiên cứu này mang tính khám phá ở Việt Nam và dựa trên nghiên cứu đã được V.
Narayanan et al. (2010) thực hiện ở Bồ Đào Nha có nhiều tương đồng với Việt Nam
và được thực hiện qua hai bước chính đó là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức.
Nghiên cứu sơ bộ là bước nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh
và bổ sung các thang đo và biến quan sát để đo lường các khái niệm trong nghiên
cứu. Các biến được điều chỉnh và bổ sung nội dung cho phù hợp bằng hình thức
thảo luận tay đơi với 30 người thuộc ba nhóm (1) lãnh đạo, quản lý tổ chức sử dụng;
(2) lãnh đạo, giảng viên cơ sở giáo dục và (3) thực tập sinh theo một nội dung chuẩn
bị trước dựa theo thang đo có sẵn. Nội dung thảo luận sẽ được ghi nhận, tổng hợp là


làm cơ sở điều chỉnh, bổ sung cho các biến.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thơng qua phương pháp định lượng
nhằm đánh giá và kiểm định mơ hình nghiên cứu thông qua việc kiểm định độ tin
cậy Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS và
sử dụng mơ hình phương trình cấu trúc (Structural Equation Model - SEM) so với
phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (Partial Least Squares - PLS) bằng
phần mềm Smart PLS 2.0; phân tích phương sai để có sự đối chiếu so sánh giữa kết
quả chung cũng như kết quả riêng của nghiên cứu của luận văn đối với hai nhóm
trường địa phương tỉnh (Đại học Kinh tế Cơng nghiệp Long An) và của vùng, quốc
gia (Đại học Bách khoa Tp.HCM thuộc Đại học Quốc gia Tp.HCM và lĩnh vực
ngành học của thực tập sinh (kinh tế và kỹ thuật) với mức ý nghĩa 10%. Nghiên cứu

này sử dụng phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với số mẫu được sử dụng là 304.
Kết quả phân tích cho thấy Vai trò thực tập chịu ảnh hưởng bởi Phạm vi thực
tập nhưng bản thân Vai trị thực tập lại khơng ảnh hưởng rõ ràng đến hiệu quả thực
tập. Vì vậy, chỉ có 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả thực tập
là (1) Phản hồi, (2) Tiếp thu/Ứng dụng, (3) Nhận thức, (4) Phạm vi và (5) Kiến thức
thực tập. Cụ thể Hiệu quả thực tập chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi Phản hồi và Tiếp
thu/Ứng dụng trong đó Tiếp thu/Ứng dụng ảnh hưởng nhiều nhất. Đồng thời Phản
hồi chịu ảnh hưởng bởi Nhận thức và Phạm vi trong đó Phạm vi ảnh hưởng nhiều
nhất. Cuối cùng Tiếp thu/Ứng dụng thực tập chịu ảnh hưởng bởi Kiến thức thực tập.
Mặt khác Kiểm định T-test và phân tích ANOVA cho các kết quả khơng có sự khác
biệt về hiệu quả thực tập giữa các nhóm thực tập sinh thuộc hai trường Đại học
Bách khoa và Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An cũng như giữa nam nữ và các
nhóm thực tập sinh lĩnh vực Kinh tế và lĩnh vực Kỹ thuật.
Nghiên cứu chỉ tập trung nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực
tập của thực tập sinh thơng qua q trình từ đầu vào, quá trình thực tập đến kết quả
ở đầu ra trên cơ sở đó các trường đại học điều chỉnh lại cho phù hợp nhằm hướng
đến mục đích là khi hiệu quả thực tập tốt hơn thì sẽ có chất lượng đào tạo sinh viên
tốt nghiệp tốt hơn, có uy tín đối với tổ chức sử dụng cũng như gia đình và bản thân
người học hơn, từ đó nâng cao uy tín của trường và có cơ hội tuyển nhiều người học


hơn. Do nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu khởi đầu, khai phá về thực
tập đặc biệt là hiệu quả thực tập ở Việt Nam nên cũng là căn cứ thực tế để các tác
giả khác tiếp tục nghiên cứu về đề tài này.
Bên cạnh những đóng góp đã đề cập ở trên, nghiên cứu này còn tồn tại một
số mặt hạn chế nhất định. Hiệu quả thực tập ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhưng
trong bài nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu mười yếu tố trong một quy trình.
Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn ở Đại học Bách khoa Tp.HCM và
Đại học Kinh tế - Công nghiệp Long An với số mẫu nhỏ (304). Mặt khác, do nghiên
cứu này thiên về khai phá mơ hình mới nên độ tin cậy cịn chưa cao và cần phải

được phân tích làm rõ hơn ở các nghiên cứu tiếp theo.


ABSTRACT

Currently, organizations usually recruit people who can work immediately.
Therefore, students with good and excellent graduation level but only theoretical,
inexperience will not be recruited in priority. The main reason is because many
training institutions are only interested in theory; if the form of internships is
applied, they are only formalistic and do not meet social demand. Although in the
world, there are many studies focusing on the topic of practice but in Vietnam, the
relevant studies is minimal, mainly in the field of education, and in other fields,
especially the administrative departments including business administration in
general have not had any research on this matter.
So the study "Factors affecting to effectiveness of student's graduation
practice" is to promote the role of practice in Vietnam based on analyzing
antecedents and consequences of practice. From that, the study can develop a guide
for planning and implementing an internship program effectively; and partly resolve
the fact that the graduated students usually don't have jobs related to their trained
professions with following objectives: (1) Discover the factors affecting to
effectiveness of practice; (2) Assess the impact of these factors on practice's
effectiveness; 3) Propose priorities for improvement and enhancement of practice's
effectiveness. Because there is currently no study on practice in the field of business
management, this study is exploratory in Vietnam; and this study is based on the
study carried out by V. Narayanan et. al, (2010) in Portugal having many
similarities with Vietnam, which was done through two major steps: preliminary
study and formal study.
Preliminary study is the step of qualitative research to explore, adjust and
supplement measurement scales and observation variables to measure concepts of
the study. The variables are adjusted and supplemented the contents to make it

alined to the form of bilateral discussion of 30 people in the following three groups
(1) leaders and managers of the used organization; (2) leaders and instruction


teachers of the education institutions, and (3) trainee with prearranged contents
based on the available measurement scales. The discussion contents will be
recorded and synthesized as a base to adjust and supplement the variables. Official
research is done through quantitative methods to evaluate and test the research
model through Cronbach's Alpha reliability; analyze EFA exploratory factors using
SPSS software and using SEM model (Structural Equation Model - SEM) in the
comparison with PLS method (Partial Least Squares - PLS) by PLS software Smart
2.0 ; Analyze variance to have the comparison between the overall results and the
research's own results toward to the two groups of school as provincial schools
(University of Economics, Industry of Long An province) and regional, national
schools (Polytechnic University of Ho Chi Minh City belongs to National
University of Ho Chi Minh City); and the field of study of trainees (technical and
economic) with a 10% level of significance. This study uses interviews by
questionnaires with 304 samples.
Analysis results showed that the role of practice was influenced by the
practice scope but the role of practice itself did not affect the efficiency of the
practice. Thus, there're only 5 factors that affect directly or indirectly to the
practice's effectiveness as (1) Feedback, (2) Acquisition / Application, (3)
Awareness, (4) Scope and (5 ) Knowledge of practice. Concretely, practice's
effectiveness is directly effected by feedback and acquisition/application in which,
acquisition/application affected most. At the same time, feedback is affected by
awareness and scope, in which, scope affected most. Finally, acquisition/application
is affected by practice knowledge. On the other hand, T-test accreditation and
ANOVA analysis brings the results without difference in practice results between
the two groups of trainees of the Polytechnic University of Ho Chi Minh City and
the University of Economics and Industry of Long An province as well as among

sexes and between economical students and technical students.
The study only focuses on identifying factors affecting to the effectiveness
of the practice of trainees through the process from the input, the practice and the
output. Based on that, the universities will readjust towards to the common goal as


there're the efficient practices, then there will be better quality graduated students.
From that, the universities can gain the prestige toward the using enterprises as well
as learners and their families, thereby enhance the prestige of the school and the
opportunity to recruit more students. Because this study is an initial and exploratory
study regarding practice, especially practice's effectiveness in Vietnam, it can be
considered as a practical base for others to continue studying on this topic later.
Besides the above mentioned contributions, this study also exists a certain number
of drawbacks. Practice's effectiveness is affected by many factors, but this study
only focused on the ten elements of a process.
Besides, the object of study is limited in the Polytechnic University of Ho
Chi Minh city and University of economics and Industry of Long An province with
a small number of samples (304). On the other hand, the study is inclined to
exploring new model so its reliability is not high and need to be analyzed, clarified
further in the next studies.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Những yếu tố ảnh hưởng hiệu quả thực
tập tốt nghiệp của sinh viên” là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ luận văn nào trước đây.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2016


Đồn Cẩm Nhung


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Lý do hình thành đề tài............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................. 5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5
1.4. Ý nghĩa đề tài ........................................................................................................................... 6
1.5. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................................... 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 7
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................................ 7
2.1.1. Nguồn nhân lực và xây dựng nguồn nhân lực................................................................. 7
2.1.2. Quản trị và kỹ thuật ......................................................................................................... 8
2.1.3. Thực tập ........................................................................................................................ 11
2.1.4. Vai trị của thực tập ....................................................................................................... 17
2.1.5. Chương trình thực tập: .................................................................................................. 18
2.1.6. Thiết kế thực tập............................................................................................................ 19
2.1.7. Hiệu quả thực tập .......................................................................................................... 19
2.1.8. Q trình thực tập.......................................................................................................... 20
2.1.9. Mơ hình thực tập ........................................................................................................... 21
2.2. Mơ hình nghiên cứu ............................................................................................................... 26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 32
3.1. Mơ hình nghiên cứu và thang đo............................................................................................ 32
3.1.1. Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................................... 32
3.1.2. Thang đo nghiên cứu ..................................................................................................... 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 32

3.3. Tiến trình nghiên cứu ............................................................................................................. 33
3.3.1. Xây dựng thang đo và công cụ nghiên cứu ................................................................... 33
3.3.2. Nghiên cứu sơ bộ .......................................................................................................... 34
3.3.3. Thu thập dữ liệu ............................................................................................................ 34
3.3.4. Kế hoạch phân tích dữ liệu ............................................................................................ 35

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................ 44
4.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ................................................................................................. 44
4.1.1. Kết quả khảo sát về độ tuổi ........................................................................................... 44
4.1.2. Kết quả khảo sát về giới tính ......................................................................................... 44
4.1.3. Kết quả khảo sát về nơi đào tạo .................................................................................... 45
4.1.4. Kết quả khảo sát về lĩnh vực thực tập ........................................................................... 45
4.1.5. Kết quả khảo sát về khối ngành đơn vị thực tập ........................................................... 45


4.1.6. Kết quả khảo sát về độ lớn đơn vị thực tập ................................................................... 46
4.2. Thống kê mô tả ...................................................................................................................... 46
4.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực tập ............................................................................... 46
4.2.2. Hiệu quả và hoàn thành thực tập ................................................................................... 48
4.3. Đánh giá thang đo .................................................................................................................. 48
4.4. Phân tích EFA ........................................................................................................................ 50
4.4.1. Thang đo Kiến thức Đại học ......................................................................................... 50
4.4.2. Thang đo Nhận thức thực tập ........................................................................................ 51
4.4.3. Thang đo Phạm vi thực tập ........................................................................................... 52
4.4.4. Thang đo Phản hồi thực tập........................................................................................... 53
4.4.5. Thang đo Ứng dụng thực tập......................................................................................... 54
4.4.6. Thang đo Vai trò cố vấn ................................................................................................ 55
4.4.7. Thang đo Sự hài lòng của thực tập sinh (Hiệu quả thực tập) ........................................ 56
4.4.8. Các thang đo Lựa chọn thực tập, Lựa chọn cố vấn và Khả năng triển khai thực tập .... 57
4.4.9. Tính nhân tố đại diện các biến tiềm ẩn để phân tích PLS-SEM .................................... 58

4.5. Kiểm định mơ hình PLS-SEM ............................................................................................... 60
4.5.1. Chạy mơ hình PLS-SEM để chuẩn bị các bước kiểm định ........................................... 60
4.5.2. Kiểm định mơ hình thang do thể hiện (Reflective measurement scale) .................... 61
4.5.3. Kiểm định các thang đo cấu thành (Formative measurment scale) ............................... 61
4.5.4. Đánh giá mơ hình PLS-SEM......................................................................................... 65
4.6. Kết quả kiểm định giả thuyết ................................................................................................. 67
4.7. Kiểm định sự khác biệt hiệu quả thực tập .............................................................................. 68
4.7.1. Giới tính khác nhau ....................................................................................................... 68
4.7.2. Các nhóm trường đại học khác nhau ............................................................................. 68
4.7.3. Lĩnh vực thực tập khác nhau ......................................................................................... 69
4.8. Thảo luận: .............................................................................................................................. 69

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ........................................................................... 72
5.1. Kết quả và đóng góp của đề tài .............................................................................................. 72
5.1.1. Kết quả .......................................................................................................................... 72
5.1.2. Đóng góp của đề tài....................................................................................................... 72
5.2. Ý nghĩa thực tiễn và giải pháp ............................................................................................... 73
5.2.1. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................................... 73
5.2.2. Kiến nghị một số giải pháp để áp dụng kết quả nghiên cứu ......................................... 74
5.3. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................................... 77
5.3.1. Hạn chế ......................................................................................................................... 77
5.3.2. Hướng tiếp tục nghiên cứu phát triển của luận văn ....................................................... 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 1


DANH MỤC BẢNG BIỂU
HÌNH
Hình 2.1 Mơ tả vai trị các bên trong thực tập ................................................................... 13
Hình 2.2 Mơ hình thực tập theo Narayanan, V. K., Olk, P. M., & Fukami, C. V. (2010) .............. 22

Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu xuất phát từ kết quả nghiên cứu của Narayanan et al.
(2010) ................................................................................................................................ 26
Hình 3.1 Lưu đồ thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 33
Hình 4.1 Kết quả chạy PLS lần đầu tiên ........................................................................... 60
Hình 4.2 Kết quả chạy SmartPLS sau khi bỏ nhân tố LCT3 và LCV2 bị đa cộng tuyến . 62
Hình 4.3 Kết quả chạy Bootstrap sau khi bỏ nhân tố LCT3 và LCV2 .............................. 63
Hình 4.4 Kết quả chạy lại PLS sau khi kết thúc kiểm định mơ hình cấu thành ................ 64
Hình 4.5. Hình chạy SmartPLS kiểm định bootstrap mơ hình .......................................... 65
Hình 4.6 Hình chạy SmartPLS mơ hình cuối cùng ........................................................... 66
Hình 4.7 Hình chạy SmartPLS mơ hình cuối cùng - bootstrap ......................................... 66

BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt một số cơng trình nghiên cứu về thực tập ở nước ngoài ................ 2
Bảng 3.1 Bảng thang đo .................................................................................................... 35
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát số lượng thực tập sinh theo độ tuổi ........................................ 44
Bảng 4.2 Kết quả khảo sát số lượng thực tập sinh theo giới tính ...................................... 44
Bảng 4.3 Kết quả khảo sát số lượng thực tập sinh theo nơi đào tạo.................................. 45
Bảng 4.4 Kết quả khảo sát số lượng thực tập sinh theo lĩnh vực thực tập ........................ 45
Bảng 4.5 Kết quả khảo sát số lượng thực tập sinh theo khối ngành đơn vị thực tập ........ 46
Bảng 4.6 Kết quả khảo sát số lượng thực tập sinh theo độ lớn đơn vị thực tập ................ 46
Bảng 4.7 Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng thực tập ................................................. 47
Bảng 4.8 Thống kê mô tả hiệu quả và hoàn thành thực tập .............................................. 48
Bảng 4.9 Bảng đánh giá độ tin cậy các khái niệm............................................................. 49
Bảng 4.10 Bảng kiểm định các nhân tố tạo thành Kiến thức đại học................................ 50
Bảng 4.11 Bảng kiểm định phương sai trích Kiến thức đại học từ kết quả chạy SPSS .... 51
Bảng 4.12 Bảng kiểm định các nhân tố tạo thành Nhận thức thực tập ............................. 51
Bảng 4.13 Bảng kiểm định phương sai trích Nhận thức thực tập từ chạy SPSS ............... 52
Bảng 4.14 Bảng kiểm định các nhân tố tạo thành Phạm vi thực tập ................................. 52
Bảng 4.15 Bảng kiểm định phương sai trích Phạm vi thực tập từ chạy SPSS .................. 53



Bảng 4.16 Bảng kiểm định các nhân tố tạo thành Phản hồi thực tập ................................ 53
Bảng 4.17 Bảng kiểm định phương sai trích Phản hồi thực tập từ SPSS .......................... 54
Bảng 4.18 Bảng kiểm định các nhân tố tạo thành và đặt tên cho nhân tố Ứng dụng thực
tập ...................................................................................................................................... 54
Bảng 4.19 Bảng kiểm định phương sai trích Ứng dụng thực tập chạy SPSS.................... 55
Bảng 4.20 Bảng kiểm định các nhân tố tạo thành Vai trò cố vấn ..................................... 55
Bảng 4.21 Bảng kiểm định phương sai trích Vai trị cố vấn chạy SPSS ........................... 56
Bảng 4.22 Bảng kiểm định các nhân tố tạo thành Sự hài lòng của thực tập sinh.............. 56
Bảng 4.23 Bảng kiểm định phương sai trích Sự hài lòng của thực tập sinh chạy SPSS ... 57
Bảng 4.24 Kết quả phân tích nhân tố ................................................................................ 58
Bảng 4.25 Kết quả tổng hợp cho kiểm định đa cộng tuyến............................................... 61
Bảng 4.26 Bảng kết quả trọng lượng ngoài (Outer Weights) lấy được từ SmartPLS ....... 62
Bảng 4.27 Bảng kết quả tải ngoài (Outer Loadings) từ SmartPLS ................................... 63
Bảng 4.28 Tổng hợp Kết quả các thang đo cấu thành từ các số liệu chạy SmartPLS ....... 64
Bảng 4.29 Bảng kiểm định đa cộng tuyến mơ hình .......................................................... 67
Bảng 4.30 Bảng kiểm định mức độ hiệu quả thực tập giữa các nhóm tuổi ....................... 68
Bảng 4.31 Bảng kiểm định mức độ hiệu quả thực tập giữa các nhóm trường đại học...... 68
Bảng 4.32 Bảng kiểm định mức độ hiệu quả thực tập giữa các nhóm lĩnh vực thực tập .. 69


-1-

CHƯƠNG 1:
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do hình thành đề tài
Theo báo cáo khảo sát của UNDP (2007), các doanh nghiệp ở Việt Nam cho
rằng họ phải đào tạo lại hầu hết lao động trên phổ thông do chất lượng đào tạo
không tốt của hầu hết các cơ sở đào tạo. Điều tra của Bộ giáo dục (2006) cho thấy
cả nước có tới 63% sinh viên tốt nghiệp khơng có việc làm, 37% cịn lại có việc làm

thì hầu hết phải đào tạo lại và có nhiều người khơng làm đúng nghề mình đã học.
De Cenzo & Robbins (2009) đánh giá cao việc đào tạo như là một chức năng
của quản trị nguồn nhân lực của tổ chức sử dụng nhằm giúp nhân viên có những kỹ
năng tốt hơn cho cơng việc và cung cấp thông tin cần thiết và đánh giá trong việc
giúp nhân viên nhận ra mục tiêu nghề nghiệp.
Theo Mills, G. E., Pace, R. W., & Peterson, B. D. (1988) có khoảng cách
giữa lao động thực tế tuyển dụng và sự mong đợi và phải giải quyết khoảng cách
này thông qua đào tạo của tổ chức.
Để giải quyết khoảng cách này, Girard T.C (1999) cho rằng qua thực tập sinh
có thể trải nghiệm những gì họ được học trong cơ sở đào tạo và giải quyết được các
tình huống không thể mô phỏng trong lớp học.
Seyyedali Routeh (2012) cho rằng một trong những giải pháp có hiệu quả
khơng tốn kém là sinh viên, người đã tốt nghiệp làm quen với bất cứ điều gì họ đã
học được trước đó thơng qua thực tập. Ngồi ra, thực tập là một công cụ để thu hẹp
khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn trên thế giới.
Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về chủ đề thực tập. Ở nước ngồi
đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về thực tập, cụ thể theo Narayanan et al.
(2010), có một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến thực tập như tại Bảng 1.1
trang 2.


-2-

Bảng 1.1 Bảng tóm tắt một số cơng trình nghiên cứu về thực tập ở nước ngoài
Tác giả

Cơ sở lý
thuyết

Phương pháp

Khảo sát – miêu tả

Beard, D. F.
(1997)

Mẫu

Những phát hiện chính

316 khảo sát của quản Sự gia tăng trong các chương trình thực tập.
trị viên chương trình Hầu hết các chương trình này khá mới, có tín
thực tập kế tốn chỉ, cho sinh viên năm ba, thường được trả
lương hơn là không và yêu cầu một dự án
bằng văn bản. Hầu hết các chương trình thực
tập kế tốn khơng có điều phối viên toàn thời
gian hoặc bán thời gian , hầu hết không cần
phải đến tại chỗ, và hầu hết các chia sẻ trách
nhiệm trong việc xác định nơi thực tập với
sinh viên và những người khác .

Brooks, L., Quản trị nguồn Khảo sát - tương quan
Cornelius, A. nhân lực –
và các đồng Khai thác nghề
tác giả (1995)
nghiệp

165 sinh viên năm
cuối có và khơng có
kinh nghiệm nghề
nghiệp liên quan .


Kinh nghiệm thực tập có liên quan đến mức
độ cao hơn của khái niệm tự kết tinh , nhưng
không liên quan đến số lượng thơng tin nghề
nghiệp , tự hiệu quả, tính kiên quyết, cam kết
dạy nghề , hoặc xu hướng giải quyết trrước.
Đặc điểm thực tập của nhiều nhiệm vụ, thông
tin phản hồi, và cơ hội để đối phó với những
người liên quan đáng kể với khái niệm tự kết
tinh, số lượng thông tin nghề nghiệp, và tự
hiệu quả .

Cannon, J. A., Cập nhật và so Khảo sát – tương quan
&. Arnold, M. sánh với kết
J (1998) quả của Hite &
Bellizzi (1986

164 sinh viên năm
cuối chuyên ngành
tiếp thị đại học, 3
trường đại học

Sinh viên chú trọng nhiều hơn vào kinh
nghiệm thực tập có ý nghĩa để đạt được lợi
thế cạnh tranh trong thị trường việc làm . Ít
nhấn mạnh vào thực tập như đẩy mạnh giáo
dục của họ

Ý kiến mảnh


Clark, S. C.
(2003)

Ý kiến mảnh - Khảo sát 242 thành viên của
báo cáo mô tả các kết
các trường thuộc
quả điều tra quốc gia
ACBSB
(Accreditation
Council for Business
Schools and
Programs)

Coco, M.
(2000)

Các giá trị giáo dục của thực tập kinh doanh
có thể được nâng cao thơng qua các bài tập
học thuật. Bảy bài tập được đề nghị.
Chi phí cao của giáo dục làm tăng áp lực
trong giáo dục để đảm bảo việc làm. Thực tập
đã tăng phổ biến bởi vì nó cung cấp kinh
nghiệm thực tế mà tăng cường việc làm.

Học tập tình
huống

Khảo sát – miêu tả 10 351 sinh viên thực tập Sinh viên nhận thức được giá trị của tập chủ
năm theo chiều dọc từ 12 trường cao đẳng yếu ở các kỹ năng xã hội và con người và chỉ
và đại học

yếu liên quan đến cải thiện các kỹ năng học
tập.

Garavan, T. Xã hội học
N., & Murphy,
C. (2001)

Chất lượng - Phỏng vấn Sáu sinh viên học Xã hội thực tập là chủ nghĩa cá nhân và phức
khơng có cấu trúc kinh doanh, nhân văn, tạp. Ba giai đoạn và các vấn đề cụ thể liên
và kỹ thuật.
quan được xác định là: (1) nhận được trong ,
(2) đột nhập , và (3) giải quyết trong .

Cook, S. J.,
Parker, R. S.,
& Pettijohn
(2004)


-3-

Tác giả

Cơ sở lý
thuyết

Phương pháp

Little, S. B. Lý thuyết kinh Khảo sát - nội dung
(1993)

nghiệm học tập
phân tích

Khảo sát

Knemeyer, A.
M., &
Murphy, P. R.
Knouse, S. B., Học kỹ năng
Tanner,
phát triển
J. R. và các
đồng tác giả
(1999)

Pedro, J.
(1984)

Pianko, D.
(1996)

Mẫu

Những phát hiện chính

52/114 chương trình Giám đốc chương trình , giám sát cơng
cho tác giả chuyên nghiệp và sinh viên thực tập đã có những
nghiệp.
quan điểm chủ yếu là hoàn toàn khác nhau
của kinh nghiệm thực tập . Kết luận rằng

nhiều thủ tục và tiêu chuẩn hệ thống sẽ tăng
cường tập như là một kinh nghiệm học tập
đáng tin cậy .
98 công ty đã thuê
thực tập và 137 sinh
viên người từng là
thực tập sinh .

Có sự khác biệt giữa sinh viên và cơng ty
quan điểm: Học sinh được phân công xếp
hạng cao hơn so với sử dụng lao động đối với
các vấn đề thực tập.

Khảo sát tại 2 sóng ; 1.117 cựu sinh viên
tốt nghiệp và 6 tháng của trường cao đẳng ,
sau tốt nghiệp tương trường đại học kinh
doanh lớn phía Nam.
quan .

Thực tập có tương quan với các trường đại
học tốt hơn thực hiện và nhận được một lời
mời làm việc . Người da trắng là thích hợp
hơn để có một thực tập hơn người da đen:
Khơng có sự khác biệt theo giới tính. Sinh
viên thực tập nội trú có điểm trung bình tổng
thể cao hơn, là hơi trẻ sau khi tốt nghiệp, và
là thích hợp hơn để được làm việc sau khi tốt
nghiệp .

Chu trình chế Nghiên cứu định lương, 90 học sinh chuyên Sinh viên thay đổi tự nhận thức , sở thích ,

ngành bán lẻ đã hồn một số giá trị công cụ, và các nhu cầu công
trước thực tập;
thành thực tập.
việc cụ thể theo sau kinh nghiệm thực tập của
sau thực tập.
mình.
Nguồn nhân
lực - Tuyển
dụng

Mơ tả việc sử dụng các chương trình thực tập
cấu trúc có hiệu quả để tuyển dụng những tài
năng tuổi đại học tốt nhất. Thực tập có hiệu
quả cho phép các cơng ty tìm kiếm tài năng
trước đó, theo dõi họ và cung cấp một nguồn
cung cấp sẵn sàng những nhân viên đại học
mới . Mô tả theo từng trường đặc điểm của
thực tập có hiệu quả khác nhau .

Rothman, M. Đặc điểm mơ Phân tích nội dung của Sinh viên năm hai, ba Báo cáo các câu trả lời cho câu hỏi, "Bạn đã
(2003)
hình cơng việc
cuộc khảo sát
của các trường kinh thích điều gì nhất/ít nhất về vị trí thực tập của
doanh trong một đợt bạn ?"
thực tập
Scott, M. E.
(1992)

Nguồn nhân

lực - Tuyển
dụng

Sinh viên chuyên ngành kinh doanh và các
công ty xem các chương trình thực tập cho
sinh viên là phương pháp hiệu quả nhất để
tuyển dụng nhân viên trình độ đại học. Đề
nghị được đưa ra về cách các cơng ty có thể
thực hiện hiệu quả các chương trình thực tập.


-4-

Tác giả

Cơ sở lý
thuyết

Phương pháp

Mẫu

Taylor, M. S. Tự khái niệm, Nghiên cứu định lương, So sánh 25 thực tập
(1988)
đo lường tại trước khi sinh của 5 chương
xã hội ,
thực tập, sau khi thực trình đại học với tập
việc làm
tập, tốt nghiệp đại học, nghiên cứu phù hợp
và trong thời gian sau

khi có việc làm

Tovey, J.
(2001)

Williams, H.,
& Alawiye, O.
(2001)

Xã hội học

Những phát hiện chính
Hỗ trợ một phần sự kết tinh lớn hơn của quan
niệm về bản thân và giá trị công việc. Hỗ trợ
mạnh mẽ cho các cơ hội việc làm tốt hơn .
Mức độ " tự chủ " kiểm duyệt các mối quan
hệ biến kết quả . Trong một nghiên cứu thứ 2
, các nhà tuyển dụng đánh giá sinh viên đại
học với thực tập cao hơn so với những người
khơng có thực tập đáng kể.
Thảo luận về các chương trình thực tập tại
ECU (Edith Cowan University Western
Australia). Ý kiến vào các vấn đề của xã hội ,
tiếp biến văn hóa , động lực của nhân viên
học sinh, và các mối quan hệ giữa giáo dục và
đào tạo / nơi làm việc .

Khảo sát mẫu trả tiền dạy thực tập tham gia
vào một tập kéo dài
một năm , 9 giáo viên

bậc thầy .

Nghiên cứu này chỉ ra rằng sự chuẩn bị giáo
viên các tổ chức cần phải sắp xếp chương
trình của họ với những gì đang thực sự xảy ra
trong các trường công lập . Rõ ràng các yêu
cầu cần thiết và mong đợi cần phải được sự
đồng ý .

Winsor, D. A. Xã hội học, Nghiên cứu trường hợp, 2 sinh viên trong thực Quá trình học tập để viết về một cộng đồng
(1990)
cơ sở lý thuyết .
tập kỹ thuật hợp tác cụ thể nhất thiết phải được nhúng trong cộng
Giáo dục học
đồng và khơng hồn tồn có thể dạy dỗ trong
lớp học

Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu có liên quan là rất ít, chủ yếu trên
lĩnh vực giáo dục trong khi đến nay chưa có nghiên cứu nào về thực tập cũng như
hiệu quả của nó ở các ngành học khác đặc biệt là các ngành quản trị nói chung,
quản trị tổ chức, nhân lực, kinh doanh, cơng nghiệp... nói riêng. Cụ thể:
- Nghiên cứu của Nguyễn Đình Chỉnh (1997), Nguyễn Đình Chỉnh & Phan
Trung Thanh (1999) chủ yếu về thực tập sư phạm và những vấn đề có liên quan.
- Luận văn thạc sĩ giáo dục học của Bùi Trân Thúy (2004); Nguyễn Thị Kim
Thoa (2009) nghiên cứu thực tập dưới góc độ quản lý giáo dục của các cơ sở đào
tạo và đề ra một số giải pháp có liên quan.
Rõ ràng trong thời buổi kinh tế khó khăn, các tổ chức sử dụng có khuynh
hướng tiếp nhận những người có thể làm được việc ngay. Vì vậy, đối với sinh viên
vừa mới ra trường dù là tốt nghiệp bằng khá, giỏi của trường đại học danh tiếng
nhưng lại chỉ nắm lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tế nghề nghiệp sẽ không được



-5-

doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng vì phải tốn thêm chi phí đào tạo lại và có nguy cơ
phải bồi thường theo Luật lao động nếu cho nghỉ việc vì đào tạo lại khơng đạt.
Ngun nhân chính theo Bùi Trân Thúy (2004) là do nhiều cơ sở đào tạo chỉ
quan tâm đào tạo về lý thuyết, nếu có thực tập thì hình thức; khơng chú trọng đáp
ứng theo nhu cầu xã hội. Chính vì vậy dẫn đến khoảng cách giữa lý thuyết được cơ
sở đào tạo trang bị và kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm nhiệm tốt một vị trí
ngành, nghề cụ thể q nhiều; từ đó chi phí phải đào tạo lại nếu tuyển dụng sinh
viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo này quá cao chính là rào cản và nguyên nhân
dẫn đến vấn đề quá nhiều trường hợp sau khi tốt nghiệp dù là bằng khá hay giỏi
nhưng vẫn khơng có việc làm như đã nêu.
Để giải quyết vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng hiệu
quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên” nhằm phát huy vai trò của thực tập ở Việt
Nam trên cơ sở phân tích các tiền đề và kết quả của thực tập. Từ đó phát triển một
hướng dẫn cho người lập kế hoạch và thực hiện các chương trình thực tập có hiệu
quả và phần nào giải quyết được vấn đề tốt nghiệp nhưng khơng có việc làm phù
hợp đúng ngành nghề được đào tạo như hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được xây dựng với các mục tiêu là:
- Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực tập.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả thực tập.
- Đề xuất các hàm ý quản lý cho cơ sở đào tạo để nâng cao hiệu quả thực tập
tốt nghiệp của sinh viên.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả của việc thực tập tốt nghiệp và các yếu tố
ảnh hưởng của nó.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên thực hiện thực tập tốt nghiệp do các cơ sở

đào tạo tổ chức cho sinh viên tại các tổ chức sử dụng.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Thực tập do Đại học Bách khoa Tp.HCM và Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An tổ chức cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh và kỹ thuật.


-6-

+ Thời gian: năm 2014 - 2015 là thời gian thực tập sinh của hai trường Đại học
Bách Khoa Tp.HCM và Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An thực tập tốt
nghiệp tại các tổ chức sử dụng (tiếp nhận thực tập)
1.4. Ý nghĩa đề tài
Kết quả nghiên cứu đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu về thực tập dưới góc
độ tổ chức thực tập với các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thực tập
và mức độ quan trọng của các yếu tố này.
Kết quả nghiên cứu này sẽ là tham khảo cho các cơ sở đào tạo tại Việt Nam
trong việc lập kế hoạch và thực hiện một chương trình thực tập thành cơng.
1.5. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc luận văn sẽ bao gồm 5 phần: Chương 1 giới thiệu về đề tài nghiên
cứu; Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu; Chương 3 trình
bày phương pháp nghiên cứu; Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu; Chương 5
trình bày các kết luận và kiến nghị.


-7-

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Nguồn nhân lực và xây dựng nguồn nhân lực
2.1.1.1. Nguồn nhân lực và xây dựng nguồn nhân lực

Theo Ngân hàng thế giới (1996): Nguồn nhân lực là tồn bộ “vốn người”
(thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp...) mà mỗi cá nhân sở hữu. Nguồn lực con
người được coi như là một nguồn vốn bên cạnh các nguồn vốn khác như tài chính,
cơng nghệ, tài ngun thiên nhiên...
Ở nước ta, Phạm Minh Hạc (2001) cho rằng “Nguồn nhân lực là tổng thể
các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động
được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một cơng việc lao động
nào đó”; Nguyễn Thanh (2002) xác định “nguồn nhân lực đó là tổng thể sức dự
trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con
người trong việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội”.
Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm
khác nhau về nguồn nhân lực nhưng đều thống nhất nội dung cơ bản: nguồn nhân
lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Như vậy nếu hiểu theo nghĩa tương
đối hẹp, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lao động. Do vậy, nó có thể lượng hóa
được là một bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi quy định, đủ 15
tuổi trở lên có khả năng lao động hay còn gọi là lực lượng lao động.
Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực được hiểu như nguồn lực con người của
một quốc gia, một vùng lãnh thổ, là một bộ phận của các nguồn lực có khả năng
huy động tổ chức để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội bên cạnh
nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính. Chính vì vậy, nguồn nhân lực được nghiên
cứu trên giác độ số lượng và chất lượng.
Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô, tốc
độ tăng và sự phân bố nguồn nhân lực theo khu vực, vùng lãnh thổ....


-8-

Chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh về trí lực, thể
lực, trải nghiệm của người lao động (nhân cách, đạo đức, thẩm mỹ, kinh nghiệm
làm việc…).

2.1.1.2. Xây dựng nguồn nhân lực
Xây dựng nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách
và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao sức lao động xã hội nhằm đáp ứng đòi
hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát
triển.
Trong luận văn này chú trọng đến vấn đề tạo ra sự biến đổi về số lượng và
chất lượng chủ yếu là trải nghiệm (kinh nghiệm làm việc) của nguồn nhân lực.
Việc tổ chức thực tập, chương trình thực tập của cơ sở giáo dục và tổ chức sử
dụng trên thực chất có mối liên hệ rất lớn đến công tác xây dựng nguồn nhân lực
của xã hội (cấp độ vĩ mô) cũng như của các tổ chức sử dụng (vi mô) và là động lực
kinh tế chủ yếu để thúc đẩy cơ sở giáo dục, tổ chức sử dụng lao động tổ chức
chương trình thực tập và tiếp nhận thực tập sinh và “việc làm”, “kinh nghiệm” dưới
góc độ nguồn nhân lực là động lực chủ yếu để thúc đẩy sinh viên (thực tập sinh)
phải thực tập.
2.1.2. Quản trị và kỹ thuật
2.1.2.1. Quản trị (Management)
Quản trị là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Ví dụ quản trị
hành chính (trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh
tế). Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh lại chia ra nhiều lĩnh vực: Quản trị tài chính,
quản trị nhân sự, quản trị Marketing, quản trị sản xuất...
Có nhiều khái niệm về quản trị khác nhau như:
- Đại học Kinh tế Kinh doanh (1994) cho rằng Quản trị là sự tác động có tổ
chức của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm đạt được mục tiêu đặt ra
trong điều kiện biến động của môi trường.
- Theo James H.Donnelly & J.Gibson (2001), Quản trị là một quá trình do
một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác
để đạt được những kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt


-9-


được.
- Theo Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị là tổng hợp các hoạt động được thực
hiện nhằm đạt được mục đích (đảm bảo hồn thành cơng việc) thơng qua sự nỗ lực
(sự thực hiện) của người khác.
Các khái niệm trên có nhiều thay đổi là do sự phát triển của lịch sử nghiên
cứu về quản trị của các tác giả có liên quan như. F.W.Taylor (1911) đã xuất bản
"Những nguyên tắc và phương pháp quản trị khoa học (Principles and methods of
scientice manngement". Sau đó, Hery Fayol (1922) tiếp tục cho ra đời "Quản lý
công nghiệp và quản lý tổng hợp (Industrial and General Administration)". Cho
đến năm 1940, các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh đã nhận thấy tính tất yếu phải
xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ quản trị viên doanh nghiệp và một hệ
thống trường lớp, giáo trình đào tạo quản trị viên đã ra đời với nhiều nghiên cứu và
các khái niệm quản trị mới như ngày nay.
Tóm lại, qua các giai đoạn phát triển của quản trị doanh nghiệp chúng ta thấy
nổi bật một vấn đề là: Xã hội từ chỗ chấp nhận từ từ đến chấp nhận hẳn vai trò của
quản trị doanh nghiệp, mà gắn liền với nó là các quản trị viên có nghiệp vụ và các
cố vấn có năng lực vận dụng những kiến thức lý luận quản trị doanh nghiệp vào
thực tiễn. Ngày nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 90, ở hầu hết các nước đã
hình thành một hệ thống trường lớp để đào tạo, bồi dưỡng các nhà quản trị doanh
nghiệp tài ba đem lại với bản chất của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư tức tìm ra
phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi
phí các nguồn lực ít nhất. Nói chung, quản trị là một quá trình phức tạp mà các nhà
quản trị phải tiến hành nhiều hoạt động từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kỳ
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực chất của quản trị là quản trị các yếu tố
đầu vào, quá trình sản xuất các yếu tố đầu ra theo chu trình quá trình hoạt động của
một tổ chức, một doanh nghiệp.
Những quan niệm trên cho dù có khác nhau về cách diễn đạt, nhưng nhìn
chung đều thống nhất ở chỗ quản trị phải bao gồm ba yếu tố (điều kiện):
Thứ nhất: Phải có chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra tác động quản trị vào

một đối tượng bị quản trị. Đối tượng bị quản trị phải tiếp nhận sự tác động đó. Tác


- 10 -

động có thể chỉ một lần và cũng có thể nhiều lần.
Thứ hai: Phải có một mục tiêu đặt ra cho cả chủ thể và đối tượng. Mục tiêu
này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động. Sự tác động của chủ thể quản trị lên đối
tượng quản trị được thực hiện trong một môi trường luôn luôn biến động. Về thuật
ngữ chủ thể quản trị, có thể hiểu chủ thể quản trị bao gồm một người hoặc nhiều
người, còn đối tượng quản trị là một tổ chức, một tập thể con người, hoặc giới vơ
sinh (máy móc, thiết bị đất đai, thơng tin...).
Thứ ba: Phải có một nguồn lực để chủ thể quản trị khai thác và vận dụng
trong quá trình quản trị.
2.1.2.2. Kỹ thuật
Theo Wikipedia (2015), kỹ thuật (engineering), “là việc ứng dụng kiến thức
khoa học, kinh tế, xã hội, và thực tiễn để thiết kế, xây dựng, và duy trì các cấu trúc,
máy móc, thiết bị, hệ thống, vật liệu, và quá trình. Kỹ thuật có thể bao gồm việc sử
dụng sự hiểu biết sâu sắc để tìm ra, tạo mơ hình, và thay đổi quy mô một giải pháp
hợp lý cho một vấn đề hay một mục tiêu. Ngành kỹ thuật vơ cùng rộng, nó bao gồm
một loạt các lĩnh vực kỹ thuật đặc thù hơn, mỗi lĩnh vực nhấn mạnh đến những lĩnh
vực công nghệ và những kiểu ứng dụng riêng. Những người hành nghề kỹ thuật
được gọi là kỹ sư”
Engineers' Council for Professional Development (1947) định nghĩa “kỹ
thuật” là “Việc ứng dụng một cách sáng tạo những nguyên lý khoa học vào việc
thiết kế hay phát triển các cấu trúc, máy móc, cơng cụ, hay quy trình chế tạo, hay
những cơng trình sử dụng chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với nhau; hay vào
việc xây dựng hay vận hành những đối tượng vừa kể với sự ý thức đầy đủ về thiết kế
của chúng; hay để dự báo hoạt động của chúng dưới những điều kiện vận hành
nhất định; tất cả những việc vừa kể với sự chú ý đến chức năng đã định, đặc điểm

kinh tế của sự vận hành, hay sự an toàn đối với sinh mạng và của cải”
Kỹ thuật là một ngành rộng và thường được chia thành nhiều ngành con.
Những ngành này liên quan đến những lĩnh vực công việc kỹ thuật khác nhau. Mặc
dù ban đầu người kỹ sư có thể được đào tạo trong một ngành cụ thể, trong suốt sự
nghiệp của mình người này có thể trở thành người làm việc liên quan đến nhiều


×