Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Áp dụng quy trình dmaic lean six sigma tăng tỉ lệ tách dầu olein iv58

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------

NGUYỄN VĂN THƠ

ÁP DỤNG QUY TRÌNH DMAIC - LEAN SIX SIGMA
TĂNG TỈ LỆ TÁCH DẦU OLEIN IV58
Ngành: KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Mã số: 60520117

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------

Họ và tên: NGUYỄN VĂN THƠ

ÁP DỤNG QUY TRÌNH DMAIC - LEAN SIX SIGMA
TĂNG TỈ LỆ TÁCH DẦU OLEIN IV58
Ngành: KỸ THUẬT CƠNG NGHIỆP
Mã số: 60520117

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2016


i


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG - HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Đỗ Ngọc Hiền ....................................

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Nguyễn Tuấn Anh .....................................

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Đinh Bá Hùng Anh ...................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 31 tháng 07 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch

: TS. Đặng Quang Vinh

2. Thư ký

: PGS. TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

3. Phản biện 1: TS. Nguyễn Tuấn Anh
4. Phản biện 2: TS. Đinh Bá Hùng Anh
5. Ủy viên

: TS. Nguyễn Văn Chung

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý

chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

TS. ĐẶNG QUANG VINH

ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGUYỄN VĂN THƠ ................................... MSHV: 13271085
Ngày, tháng, năm sinh: 10 / 11 / 1972 ....................................... Nơi sinh: Sài Gòn
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Công Nghiệp .................................... Mã số : 60520117
I. TÊN ĐỀ TÀI: ÁP DỤNG QUY TRÌNH DMAIC - LEAN SIX SIGMA TĂNG
TỈ LỆ TÁCH DẦU OLEIN IV58
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1234-

Hiểu rõ quy trình tách phân đoạn.
Hiểu rõ và áp dụng được công cụ DMAIC.
Ứng dụng công cụ DMAIC cải tiến tăng sản lượng dầu tách Olein IV58.
Xây dựng được quy trình kiểm sốt duy trì kết quả cải tiến.


III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 18 / 07 / 2015
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 17 / 06 /2016
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Đỗ Ngọc Hiền
Tp. HCM, ngày 17 tháng 06. năm 2016
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TS. ĐỖ NGỌC HIỀN

TS. ĐỖ NGỌC HIỀN

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ
(Họ tên và chữ ký)

iii


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng tập thể quý Thầy, Cô
Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là các Thầy, Cơ
khoa Cơ Khí và Bộ Mơn Kỹ Thuật Hệ Thống Cơng Nghiệp đã dìu dắt, truyền đạt
kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống và làm việc trong
suốt quá trình Em tham gia học tập tại Trường. Những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu này giúp đỡ, hỗ trợ em rất nhiều trong việc phát triển sự nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy – Tiến sĩ Đỗ Ngọc Hiền, người đã theo sát,
hướng dẫn Tơi hồn thành tốt luận văn này.
Ngồi ra Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Tổng Giám Đốc Công Ty Dầu Ăn

Golden Hope Nhà Bè, Giám Đốc Nhà Máy, Quản Đốc Xưởng Tinh Chế và các
anh em Giám sát, công nhân vận hành xưởng Tinh Chế đã hỗ trợ hết mình.
Sau cùng, Tơi xin chúc Ban Giám Hiệu, Trường Đại Học Bách Khoa, Ban Quản
Lý Khoa Cơ Khí, Ban Quản Lý Bộ Môn Kỹ Thuật Hệ Thống Công Nghiệp và
Quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe, thành công trong chun mơn, sự nghiệp và
cuộc sống.
Trong q trình thực hiện luận văn này khơng thể tranh khỏi thiếu sót, mong quý
Thầy, Cô giúp đỡ, hướng dẫn thêm để Tôi có thể hồn thành tốt Luận Văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 17 Tháng 06 năm 2016
Học viên thực hiện

NGUYỄN VĂN THƠ
iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Ngày nay với xu hướng kinh tế thị trường tồn cầu, việc tiết giảm chi phí sản
xuất hoặc tăng năng suất lao động, tăng hiệu suất là một vấn đề cấp thiết đối với
sự sống còn và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong đó việc ứng dụng
Lean Six Sigma và đặc biệt là công cụ DMAIC là công cụ hữu hiệu trong quản lý
chất lượng, tăng hiệu suất, kiểm soát và làm giảm sai lỗi trong quá trình sản xuất.
Thấy được tầm quan trọng trong việc cải tiến chất lượng, tổ chức tiến hành áp
dụng công cụ của Lean Six Sigma là DMAIC (Define – Measure – Analysis –
Improve – Control) vào việc cải tiến sản lượng tại xưởng tách phân đoạn với sản
phẩm tách là dầu Olein IV58. Việc cải tiến được thực hiện từng bước một theo
quy trình. Đầu tiên, phải nắm rõ quy trình sản xuất, xác định được vấn đề, phạm
vi cần cải tiến và năng lực hiện tại của quy trình bằng cách áp dụng các cơng cụ
như biểu đồ Pareto, phân tích SIPOC, CTQ, đây là giai đoạn Xác định (Define).

Tiếp theo là giai đoạn Đo lường (Measure), nhằm đo lường, đánh giá năng lực
quy trình và mức độ tin cậy của hệ thống đo lường. Nếu hệ thống đo lường
khơng đủ chính xác thì cần phải cải tiến trước. Sau khi hoàn thành việc xác định
vấn đề và mức độ tin cậy của hệ thống đo lường đạt u cầu, tiến hành phân tích
để tìm ra tất cả các nguyên nhân tiềm ẩn bằng các công cụ như Brainstorming,
biểu đồ Xương cá. Từ các nguyên nhân này, áp dụng biểu đồ Phân tích Lỗi sai và
Ảnh hưởng và Phân tích Hồi quy để xác định được một số nguyên nhân chủ yếu
gây ảnh hưởng đến năng suất và hồn thành giai đoạn phân tích (Analysis). Với
một số ngun nhân chính đã được xác định, tiến hành thực hiện bước cải tiến
(Improve) bằng cách thực hiện Thiết Kế Thực Nghiệm (Design Of Experiment)
để có được kết luận sơ bộ về cải tiến sau đó áp dụng Kiểm định giả thuyết
(Hypothesis Testing) để kiểm tra lại và xác minh kết quả đạt được. Cuối cùng là

v


kiểm sốt (Control), nhằm xây dựng được quy trình kiểm sốt và duy trì kết quả
cải tiến đã đạt được.
Sau khi áp dụng cải tiến, sản lượng Tách dầu olein IV58 đã được nâng lên 81.7%
so với trước đó là 79.2%. Kết quả đạt được có thể áp dụng tương tự cho các quy
trình tách dầu đối với các sản phẩm khác tại nhà máy như Olein IV60, IV62,
IV64 để nâng cao sản lượng. Ngồi ra, có thể áp dụng kết quả đạt được cho các
nhà máy khác có quy trình và cơng nghệ tương tự.

vi


SUMMARY

Nowaday, global market economy is a compulsory trend. Reducing production

cost or increasing productivity and efficiency is the necessary issues toward the
existing and sustainability development of business, in which, Lean Six Sigma
program and especially DMAIC tool which are the effective tool for quality
management, increasing the efficiency, control and reduce defects in process.
With the important in improving quality, The business applied DMAIC (Define –
Measure – Analysis – Improve – Control) which is a tool of Lean Six Sigma in
improving the yield of Olein IV58, at Fractionation plant. The improving was
implemented step by step. First of all, the researcher have to understand clearly
the process, define problem, define scope for improvement and the capability of
the existing process then apply tools such as Pareto chart, SIPOC, CTQ. This is
called Define phase. The next step is Measure phase, this phase to measure,
validate the capability and the rely on the measurement system. If the
measurement system is not accuracy, it must be improved first. After completed
the Define phase and relied on the measurement system, next step is Analysis
which is to find all potential causes by using tools such as Brainstorming, Fish
bone diagram. With these potential causes, the researcher uses the Failure mode
and Effect analysis then Regression analysis to verify some main causes that
impact to capacity. This is called Analysis phase. With the defined main causes,
the Improve phase was implemented by using Design Of Experiment tool to get
the primary result then using Hypothesis Testing method to verify the result.
Finally is Control phase, which set up the process control and maintain the result.
After improvement, the volume of Olein IV58 oil from Fractionation plant
increase to 81% compare to 79.2% before improvement. The result can replicate
for the other fractionation products such as Olein IV60, IV62, IV64 to improve
vii


yield. Further more, the successfulness can be applied for other firms which have
similar technology.


viii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Nếu phát hiện bất cứ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội
dung luận văn của mình.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thơ

ix


MỤC LỤC

Chương 1: Giới thiệu ..............................................................................................1
1.1.

Giới thiệu tổng quan..................................................................................1

1.2.

Tính cấp thiết và tính mới .........................................................................2

1.3.


Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................3

1.5.

Cấu trúc của luận văn ................................................................................4

Chương 2: Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết ...................................................6
2.1.

Phương pháp luận ..................................................................................6

2.2.

Công cụ DMAIC (Define – Measure – Analyse – Improve – Control) 7

2.2.1. Define (xác định) ...................................................................................7
2.2.2. Measure (đo lường) ................................................................................8
2.2.3. Analyse (phân tích) ..............................................................................10
2.2.4. Improve (cải tiến).................................................................................10
2.2.5. Control (kiểm sốt) ..............................................................................11
Chương 3: Phân tích đối tượng và áp dụng DMAIC ............................................13
3.1.

Quy trình tách và đặc trưng của dầu ....................................................13

3.1.1. Đặc trưng của dầu ................................................................................13

3.1.2. Quy trình tách dầu................................................................................14
3.2.

Tính tốn sản lượng tách .....................................................................15

3.2.1. Tính tốn sản lượng tách tổng qt: ....................................................15
3.2.2. Tính sản lượng tách áp dụng tại nhà máy: ...........................................16
3.3.

Define (xác định) .................................................................................17

3.3.1. Xác định vấn đề ...................................................................................17
3.3.2. Phân tích các yếu tố .............................................................................17
3.3.3. Chọn dự án: ..........................................................................................18
x


3.3.4. Xác định phạm vi dự án .......................................................................20
3.3.5. Phân tích các yếu tố liên quan trong phạm vi dự án ............................21
3.3.6. Thu thập số liệu ....................................................................................22
3.4.

Measure (Đo lường) .............................................................................26

3.4.1. Xác định quy trình đo lường và xác nhận sản lượng: ..........................26
3.4.2. Kiểm tra sai số trong đo lường ...........................................................30
3.4.3. Đo lường quy trình hiện hữu................................................................35
3.4.4. Xác định mục tiêu: ..............................................................................37
3.4.5. Xác định lợi ích tiềm năng: ..................................................................37
3.4.5. Đánh giá quy trình bằng phương pháp kiểm sốt thống kê .................40

3.5.

Analyse phase (Giai đoạn phân tích) ...................................................42

3.5.1. Xác định các nguyên nhân tiềm ẩn ......................................................42
3.5.2. Lọc thứ tự ưu tiên các nguyên nhân .....................................................43
3.5.3. Xác định các nguyên nhân gốc rễ ........................................................44
3.5.4. Phân tích mối tương quan giữa các nguyên nhân gốc rễ và kết quả....46
Chương 4: Giải pháp thực hiện và kiểm soát với DMAIC ...................................52
4.1.

Improve (Cải tiến)................................................................................52

4.2.

Control (Kiểm soát) .............................................................................60

4.2.1. Mục đích quy trình kiểm sốt ..............................................................61
4.2.2. Phạm vi áp dụng...................................................................................61
4.2.3. Định nghĩa và diễn giải thuật ngữ ........................................................61
4.2.4. Các bước thực hiện kiểm sốt q trình ..............................................62
4.2.5. Hướng dẫn xử lý các biểu đồ ...............................................................64
Chương 5: Kết luận và kiến nghị ..........................................................................67
5.1.

Kết luận ...................................................................................................67

5.2.

Kiến nghị .................................................................................................67


Tài liệu tham khảo ................................................................................................68

xi


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Sơ đồ phương pháp luận .........................................................................6
Hình 2.2: Mơ hình kiểm tra Gage R & R ...............................................................9
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình tách .............................................................................15
Hình 3.2: Sản lượng dầu tách từ tháng 01 đến 12/2014 .......................................20
Hình 3.3: Lược đồ quy trình tách .........................................................................20
Hình 3.4: Phân tích theo SIPOC ...........................................................................21
Hình 3.5: Sơ đồ quy trình xác nhận sản lượng dầu thành phẩm ..........................26
Hình 3.6: Các thơng số bảng đo bồn ....................................................................29
Hình 3.7: Bảng đo, tính dung tích bồn .................................................................29
Hình 3.8: Bảng tỉ trọng dầu Olein (OL) và Stearin (ST) ......................................30
Hình 3.9: Hình ảnh đo bồn ...................................................................................31
Hình 3.10: Kết quả phân tích giá trị đo lường ......................................................34
Hình 3.11: Biểu đồ phân tích đo lường ................................................................35
Hình 3.12: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu .................................................36
Hình 3.13: Biểu đồ hộp về tỉ lệ sản lượng ............................................................37
Hình 3.14: Thống kê chất lượng dầu tách ............................................................38
Hình 3.15: Biểu đồ I – MR trước khi cải tiến .......................................................40
Hình 3.16: Năng lực quy trình trước khi cải tiến..................................................41
Hình 3.17: Biểu đồ phân bố hư hỏng trước khi cải tiến .......................................41
Hình 3.18: Biểu đồ xương cá – các nguyên nhân tiềm ẩn ....................................42
Hình 3.19: Thứ tự ưu tiên giải quyết các nguyên nhân ........................................44
Hình 3.20: Phân tích lỗi và ảnh hưởng – FMEA ..................................................45

Hình 3.21: Bảng dữ liệu phục vụ phân tích hồi quy .............................................48
Hình 3.22: Kết quả phân tích hồi quy ...................................................................49
Hình 3.23: Biểu đồ phân tích hồi quy ...................................................................50
Hình 4.1: Mơ hình 2K Full Factorial với 3 biến ...................................................52
Hình 4.2: Bảng số liệu phân tích DOE – Full Factorial .......................................53
Hình 4.3: Kết quả phân tích DOE.........................................................................53
Hình 4.4: Kết quả sau khi phân tích DOE ............................................................55
Hình 4.5: Biểu đổ ảnh hưởng các biến chính đến sản lượng ................................55
Hình 4.6: Biểu đồ tương tác giữa các biến với sản lượng ....................................56
Hình 4.7: Biểu đồ hộp tối ưu hóa sản lượng đối với các biến chính ....................56
xii


Hình 4.8: Tấm lọc đã được thay thế .....................................................................57
Hình 4.9: Biểu đồ dữ liệu sản lượng sau cải tiến..................................................58
Hình 4.10: Biểu đồ năng lực quá trình sau cải tiến ..............................................58
Hình 4.11: Biểu đồ hộp so sánh trước và sau cải tiến ..........................................59
Hình 4.12: Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê...............................................60
Hình 4.13: Trình tự thực hiện phân tích Control Chart ........................................63
Hình 4.14: Trình tự phân tích Control Chart ........................................................63
Hình 4.15: 1 điểm nằm ngồi vùng 3 sigma .........................................................64
Hình 4.16: 9 điểm liên tục nằm về một phía đường trung tâm .............................64
Hình 4.17: 6 điểm liên lục tăng hoặc giảm ...........................................................65
Hình 4.18: 2 trong 3 điểm nằm trong hoặc vượt ngoài vùng 3 sigma ..................65
Hình 4.19: 4 trong 5 điểm liên tục nằm trong hoặc vượt ngồi vùng 2 sigma ....65
Hình 4.20: 14 điểm liên tục lên xuống .................................................................66
Hình 4.21: 15 điểm liên tục trong vùng 1 sigma hoặc trên, dưới đường trung tâm
..............................................................................................................................66

xiii



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Giá trị đặc trưng của dầu Olein IV56, IV58 và Stearin .......................13
Bảng 3.2: Phân tích các yếu tố sản xuất đối với khách hàng ...............................18
Bảng 3.3: Sản lượng tách từ tháng 01 đến tháng 12/2014....................................19
Bảng 3.4: Số liệu tỉ lệ sản lượng Olein IV58 từ xưởng Tách ...............................26
Bảng 3.5: Số liệu đo bồn cho nghiên cứu Gage R & R ........................................32
Bảng 3.6: Các giá trị đầu vào và sản lượng tương ứng ........................................48

xiv


Chương 1: Giới thiệu

1.1.

Giới thiệu tổng quan

Tinh gọn (Lean) là phương pháp sản xuất tinh gọn do hãng Toyota Nhật Bản khởi
xướng và áp dụng với tên gọi TPS – Toyota Production System từ những năm 60 của
thế kỷ 20. Việc áp dụng Tinh gọn nhằm loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình
sản xuất, cung cấp dịch vụ, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo hướng khơng có
lãng phí, rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Phương pháp
này đã giúp Toyota tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội trên thị trường tồn cầu với chất
lượng ổn định, chí phí hợp lý và thời gian giao hàng đúng hạn [1].
Six Sigma (6 Sigma) là phương pháp quản lý được Motorola khởi xướng từ những
năm 80 của thế kỷ 20. Six Sigma tập trung vào việc thực hiện một cách phù hợp và
hiệu quả nhất các kỹ thuật và các nguyên tắc quản lý chất lượng đã được thừa nhận.

Từ các yếu tố có ảnh hưởng đến kết quả cơng việc, Six Sigma tập trung vào việc làm
thế nào để thực hiện công việc mà không (hoặc gần như không) có lỗi sai hay khuyết
tật. Hiệu quả hoạt động của một tổ chức được đo bằng mức Sigma mà tổ chức đó đạt
được khi thực hiện các q trình sản xuất kinh doanh. Six Sigma đã thực sự trở thành
một trào lưu và được các tổ chức đón nhận rộng rãi, nhiều tổ chức hàng đầu trong các
ngành khác nhau từ dịch vụ tài chính đến chuyển giao cơng nghệ cao đã áp dụng thành
công Six Sigma như Asea Brown Boveri, Black và Decker, Bombardier, Dupont, Dow
Chemical, Federal, Johnson & Johnson ... [1]
Lean Six Sigma là mơ hình quản lý kết hợp có chọn lọc giữa sản xuất tinh gọn và Six
Sigma ra đời vào những năm 90 của thế kỷ 20. Nó được xem là một xu thế mới trong
việc lựa chọn các phương pháp và công cụ cải tiến một cách hữu hiệu nhằm phát huy
tốt nhất khả năng nội tại của tổ chức để đồng thời đáp ứng cả ba yêu cầu quan trọng
đối với khách hàng: giá cạnh tranh, chất lượng tốt và thời gian giao hàng đúng hạn.
1


Mơ hình Lean Six Sigma đã áp dụng thành cơng tại các tập đoàn đa quốc gia như GE,
Xerox, Boeing, Samsung, LG, ... có thể nói Lean Six Sigma là một phương pháp linh
hoạt và toàn diện để đạt được và duy trì sự thành cơng bền vững trong kinh doanh [1].
Với các ích lợi của Lean Six Sigma, Cơng Ty Dầu Ăn Golden Hope Nhà Bè cũng
khơng nằm ngồi xu hướng chung nhằm loại bỏ lãng phí, áp dụng kỹ thuật để có thể
cạnh tranh giá với các đối thủ kinh doanh và tạo ra sản phẩm chất lượng và đảm bảo
thời gian giao hàng, do đó tổ chức xác định cần phải áp dụng Lean Six Sigma trong
sản xuất. Bước đầu Tổ chức sẽ áp dụng Lean Six Sigma cho quy trình Tách Phân Đoạn
sản phẩm dầu ăn từ dầu cọ tinh luyện, đặc biệt là nâng cao tỉ lệ dầu Olein IV58 thành
phẩm được tách từ dầu Olein IV56 trộn với Stearin với sản lượng từ 79,25% dự kiến
tăng lên đạt 81%
1.2.

Tính cấp thiết và tính mới


Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng nâng cao, nhu cầu con
người về sản phẩm vật chất cũng tăng lên từ “ăn no” thành “ăn ngon”, “ngon bổ rẻ”, ...
do đó để đáp ứng nhu cầu trên, các nhà sản xuất tìm mọi cách để giảm giá thành sản
phẩm, cung cấp dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất, ... Điều này dẫn đến mơi trường
kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Trước các vấn đề trên, việc tìm
và áp dụng giải pháp để đáp ứng nhu cầu khách hàng về giá thành, chất lượng và dịch
vụ một cách tốt nhất và bền vững là nhu cầu sống còn của tổ chức. Với triết lý một
triệu sản phẩm được sản xuất chỉ có 3,4 sản phẩm lỗi và đáp ứng chất lượng, thời gian
giao hàng, thì việc áp dụng Lean Six Sigma trong quy trình sản xuất là cần thiết và tất
yếu đối với doanh nghiệp muốn phát triển bền vững trong môi trường ngày càng cạnh
tranh.
Mặc dù trên thế giới đã có nhiều doanh nghiệp, tập đồn đã áp dụng Lean Six Sigma
vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 và đã gặt hái nhiều thành công, tuy nhiên ở Việt
Nam Lean Six Sigma chưa được phổ biến rộng rãi đặc biệt là trong ngành sản xuất dầu

2


ăn do đó việc áp dụng Lean Six Sigma tại Tổ chức có thể xem là một bước đột phá
mới, có thể xem là người đi tiên phong trong việc áp dụng Lean Six Sigma trong lĩnh
vực sản xuất dầu ăn thực vật.
Hiện nay, dầu cọ được dùng khá phổ biến trong cơng nghiệp cũng như trong gia đình,
theo nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng của tổ chức, theo số liệu năm 2014 tổng
sản lượng dầu Tách khoảng 12.000 tấn/năm, gồm các sản phẩm như: olein IV58, olein
IV60, Olein IV62, Olein IV64. Trong đó sản lượng dầu Olein IV58 chiếm khoảng
60% tổng sản lượng tách, do đó sẽ ưu tiên thực hiện việc nghiên cứu tăng tỉ lệ thành
phẩm tách Olein IV58 hiện tại từ 79,2% lên dự kiến đạt 81%.
Với sản phẩm dầu olein IV58 chiếm 60% tổng sản lượng dầu tách trong một năm. Do
đó, việc tiến hành cải tiến tăng tỉ lệ sản lượng tách dầu Olein IV58 sẽ mang lại lợi

nhuận rất lớn cho tổ chức, giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, giúp
doanh nghiệp có thể đứng vững trong giai đoạn cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày
càng gay gắt.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu

Áp dụng công cụ DMAIC để tăng tỉ lệ sản lượng dầu tách Olein IV58, tăng hiệu quả
sản xuất, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm dầu Olein IV58.
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Tăng sản lượng dầu Olein IV58 tách từ tỉ lệ hiện hữa là 79.25% lên 81%

-

Xây dựng quy trình kiểm sốt và duy trì kết quả đạt được.

1.4.

Phạm vi nghiên cứu:

Quy trình cơng nghệ Tách tại Cơng Ty Dầu Ăn Golden Hope Nhà Bè có thể tách từ
nhiều loại nguyên liệu đầu vào như Olein IV56, Stearin, Palm Oil và sản phẩm đầu ra
cũng đa dạng như Olein IV52, Olein IV58, Olein IV60, Olein IV62.

3


Do đó, để tập trung và giới hạn phạm vi việc nghiên cứu sẽ thực hiện trên sản phẩm

tách Olein IV58 (với nguyên liệu đầu vào là Olein IV56 pha trộn với Stearin để có dầu
trộn nguyên liệu với IV = 53.5 đến 54.5).
1.5.
-

Cấu trúc của luận văn
Chương 1:
o Giới thiệu tổng quan về dầu ăn và Lean Six Sigma
o Tính cấp thiết và tính mới của việc thực hiện nghiên cứu cải tiến tỉ lệ sản
lượng dầu Olein IV58
o Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu

-

Chương 2:
o Phân tích hiện trạng dây chuyền sản xuất
o Xác định vấn đề cần nghiên cứu
o Phương pháp thực hiện nghiên cứu
o Kế hoạch thực hiện

-

Chương 3:
o Phân tích về đối tượng nghiên cứu
o Áp dụng công cụ DMAIC để:
 Xác định và phân tích vấn đề cần nghiên cứu
 Xác định phạm vi nghiên cứu
 Xác định nguyên nhân tiềm ẩn
 Lọc và xác định nguyên nhân gốc rễ
 Xác nhận mức độ tin cậy của hệ thống đo lường

 Xác định năng lực quy trình hiện hữu
 Đưa ra được mục tiêu cải tiến

-

Chương 4:
o Áp dụng công cụ DMAIC để:
 Xác định các giải pháp tiềm năng
4


 Lọc và xác định các giải pháp có tính kinh tế
 Triển khai cải tiến
 Theo dõi thống kê đánh giá lại kết quả
 Xác nhận mức độ ảnh hưởng của giải pháp đối với kết quả
 Tối ưu hóa các giải pháp
 Xây dựng biện pháp kiểm sốt quy trình mới
 Duy trì mức độ ổn định của quy trình mới
-

Chương 5:
o Kết luận và kiến nghị

5


Chương 2: Phương pháp luận và cơ sở lý thuyết

2.1.


Phương pháp luận

- Phương pháp luận tổng quát thực hiện nghiên cứu tăng sản lượng tách dầu Olein
IV58 được mô tả như Hình 2.1
Xác định vấn đề

Xác định phạm vi

Xác định nguyên nhân

Giải pháp thực hiện

Công cụ
DMAIC

Không đạt
Đánh giá kết quả
Đạt
Kiểm sốt và duy trì

Hình 2.1: Sơ đồ phương pháp luận
-

Xác định vấn đề: nhằm làm rõ những khiếm khuyết hay những nội dung cần cải
tiến.

6


-


Xác định phạm vi: giúp làm rõ và giới hạn nội dung cần thực hiện tránh việc
phạm vi quá rộng không đủ thời gian, nguồn lực thực hiện đồng thời tránh đi
lạc hướng.

-

Xác định nguyên nhân: làm rõ nguyên nhân chủ yếu gây nên khiếm khuyết
trong phạm vi vấn đề đã được xác định.

-

Giải pháp thực hiện: đưa ra các giải pháp để giải quyết các nguyên nhân đã
được xác định ở bước trên

-

Đánh giá kết quả: triển khai thực hiện các giải pháp và theo dõi đánh giá kết
quả trước và sau cải tiến.

-

Kiểm sốt và duy trì: Xây dựng các biện pháp thực hiện để kiểm soát và duy trì
các kết quả đã đạt được.

2.2.

Cơng cụ DMAIC (Define – Measure – Analyse – Improve – Control)

2.2.1. Define (xác định)

Để thấy được cần bắt đầu dự án ở đâu và như thế nào, phải hiểu được mối quan tâm
cũng như tiếng nói của khách hàng và các bên liên quan như:
-

“Tiếng nói khách hàng” (Voice Of Customer - VOC): phân tích nhằm hiểu
được khách hàng cần gì ở sản phẩm, dịch vụ của tổ chức doanh nghiệp, thấy
được khách hàng luôn mong muốn chất lượng phải đảm bảo, thời gian giao
hàng nhanh nhất đáp ứng nhu cầu với chi phí thấp nhất.

-

“Tiếng nói doanh nghiệp” (Voice of Business - VOB): phân tích để thấy được
tổ chức doanh nghiệp cần gì và cần phải làm gì để đáp ứng được nhu cầu khách
hàng.

-

“Tiếng nói của quy trình” (Voice of Process - VOP): phân tích trạng thái hiện
hữu của dây chuyền, có đáp ứng được nhu cầu khách hàng cũng như mong đợi
của tổ chức doanh nghiệp hay không, cần cải tiến không?.

7


Tiến hành phân tích mối liên quan giữa ba vấn đề trên để thấy được mối quan hệ và
các yếu tố quan trọng cần ưu tiên tập trung cải tiến để đáp ứng nhu cầu khách hàng và
sự tồn tại của tổ chức doanh nghiệp. Từ đó xác định vấn đề và những tác động của nó
đến việc kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời cũng xác định phạm vi cải tiến cũng
như năng lực của quy trình hiện hữu so với mục tiêu cải tiến tiềm năng bằng các cơng
cụ như:

-

Process map: Xác định trình tự các bước của quy trình tách để hiểu rõ quy trình
nhằm tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu

-

Biểu đồ Pareto: Xác định mức độ ảnh hưởng sản lượng của từng sản phẩm đối
với quy trình tách và lựa chọn loại sản phẩm cần cải tiến theo mức độ ảnh
hưởng của nó đến hiệu quả kinh tế của tổ chức.

-

SIPOC (Supplier – Input – Process – output – Control): Nhằm xác định nguồn
nguyên liệu, và từng bước quy trình đầu vào, thơng số cơng nghệ cụ thể, chỉ
tiêu chất lượng mà khách hàng mong đợi nhằm tạo thuận lợi cho việc tập trung
nghiên cứu những giá trị này (những giá trị mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến
sản phẩm đầu ra là Olein IV58).

-

Benchmarking: Xác định điểm mốc của quy trình hiện tại cũng như xác định
mục tiêu đầu ra.

2.2.2. Measure (đo lường)
Nhằm đo lường, xác định mức độ tin cậy của hệ thống đo lường và lượng hóa năng lực
của quy trình hiện hữu so với mục tiêu cải tiến bằng cách áp dụng các công cụ như:
-

Basic statistics (thống kê): Thống kê xác định cơ sở, đặc điểm của quy trình

hiện tại và xác định mục tiêu của dự án.

-

Measurement System Analysis (phân tích hệ thống đo lường): Nhằm kiểm tra
sai số trong đo lường và mức độ tin cậy của hệ thống đo lường, nội dung kiểm
tra gồm có 3 vấn đề:

8


o Repeatability: Kiểm tra và đánh giá sự lập lại giữa hai lần đo đối với
cùng một người, cùng dụng cụ, cùng phương pháp và cùng một bồn đo
nhằm xác định dụng cụ đo có đảm bảo đủ chính xác.
o Reproducibility: Kiểm tra sự lập lại và đánh giá giữa hai người đo với
cùng môt dụng cụ, cùng phương pháp và cùng một sản phẩm cần đo
nhằm xác định phương pháp đo đạc giữa hai người có khác nhau hay
khơng, cách thức đo có giống nhau, có phù hợp quy trình hay khơng.
o Total Gage R & R: Nhằm xác minh khả năng ảnh hưởng của sai số đo
lường đối với sai số tổng cộng của quy trình. Mơ hình lấy mẫu đo lường
kiểm tra Gage R & R như Hình 2.2

Hình 2.2: Mơ hình kiểm tra Gage R & R
Việc thực hiện lấy mẫu để khảo sát Gage R & R được thực hiện theo mơ hình trên
(căn cứ theo hướng dẫn của phân mềm Minitab) bằng cách ngẫu nhiên. Gage R &
R sẽ được tiến hành trên 10 bồn và với hai công nhân trên cùng dụng cụ đo và mỗi
công nhân sẽ đo hai lần trên một bồn tại hai thời điểm khác nhau, tổng số sẽ có 40
mẫu đo (2 cơng nhân/bồn x 10 bồn x hai lần đo/công nhân = 40 lần đo).
-


Graphical Summary: Mô tả đặc điểm của quy trình trong khoảng thời gian
nghiên cứu so với mục tiêu nhằm làm cơ sở cho việc cải tiến.
9


-

Statistic Process Control: xác định mức độ ổn định của dây chuyền trước khi cải
tiến

-

Process Capability: Xác định năng lực hiện tại của dây chuyền so với mục tiêu
và so sánh với mục tiêu cải tiến nhằm đề ra giải pháp hữu hiệu

2.2.3. Analyse (phân tích)
Xác định tất cả các nguyên nhân có thể có ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra của quy
trình. Sau đó tiến hành lọc ra các nguyên nhân tiềm ẩn và loại bỏ các nguyên nhân ít
hoặc khơng ảnh hưởng đến quy trình. Kế đó thống kê đánh giá các nguyên nhân tiềm
ẩn và xác định các nguyên nhân gốc rễ nhằm tập trung cải tiến. Việc tìm và xác định
các nguyên nhân được thực hiện bằng các cơng cụ như:
-

Biểu đồ xương cá: Tìm và liệt kê tất cả các nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến
kết quả sản lượng đầu ra.

-

Biểu đồ nguyên nhân kết quả: Lọc ra các nguyên nhân tiềm ẩn có thể xảy ra từ
các ngun nhân tìm được ở biểu đồ xương cá.


-

Biểu đồ phân tích lỗi sai và ảnh hưởng: Lọc lại các nguyên nhân tiềm ẩn từ biểu
đồ nguyên nhân và kết quả và xác định nguyên nhân gốc rễ dựa trên các tiêu chí
về sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng mà quy trình hiện hữu vẫn có khả
năng đáp ứng được.

-

Biểu đồ phân tán: Xác định mối tương quan giữa các nguyên nhân gốc rễ đã
được xác định bên trên so với kết quả đầu ra.

-

Biểu đồ tương quan: Xác định mức độ tương quan giữa các nguyên nhân gốc rễ
và kết quả đầu ra.

2.2.4. Improve (cải tiến)
Xác định các giải pháp tiềm năng, xác minh tính kinh tế của các giải pháp và triển khai
thực hiện các giải pháp đồng thời thu thập dữ liệu kết quả cải tiến, thống kê và xác

10


×