Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong công ty may bao công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.4 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THỊ KIM HỒNG

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TRONG CƠNG TY MAY BAO CƠNG NGHIỆP
Chun ngành: Kỹ thuật cơng nghiệp
Mã số: 60520117

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2016
i


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Đặng Quang Vinh
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Tuấn Anh
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 31 tháng 07 năm 2016.


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. Chủ tịch

: TS. Nguyễn Văn Chung

2. Thư ký

: TS. Đỗ Ngọc Hiền

3. Phản biện 1: TS. Đặng Quang Vinh
4. Phản biện 2: TS. Nguyễn Tuấn Anh
5. Ủy viên

: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

TS. Nguyễn Văn Chung

PGS.TS. Nguyễn Hữu Lộc

ii



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Kim Hồng

MSHV: 13271084

Ngày, tháng, năm sinh: 06/08/1989

Nơi sinh: Thị Xã Buôn Hồ, Tỉnh Đăklăk

Chuyên ngành: Kỹ thuật công nghiệp

Mã số : 60520117

I. TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TRONG CÔNG TY MAY BAO CÔNG NGHIỆP

II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, các hệ thống quản lý chất
lượng khác: TQM…
 Tìm hiểu hoạt động sản xuất của cơng ty, đánh giá hiện trạng, tìm được ngun nhân
gốc rễ.
 Tìm hiểu hệ thống hoạch định nguồn lực ERP.
 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng mới để giải quyết hiện trạng, ứng dụng hệ hệ

thống ERP hiệu quả vào HTQLCL.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 17/08/2015
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 17/06/2016
V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên):

PGS.TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. Lê Ngọc Quỳnh Lam

TS. Đỗ Ngọc Hiền

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. Nguyễn Hữu Lộc
iii


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS. Lê
Ngọc Quỳnh Lam trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp em hiểu sâu
hơn về kiến thức chuyên ngành, và ứng dụng vào thực tế sản xuất.

Tiếp đến xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Bách Khoa, đặc biệt các
thầy cô trong bộ môn Kỷ Thuật Hệ Thống Cơng Nghiệp đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức thực tế nhất để em có thể vận dụng vào mơ hình sản xuất, nơi bản thân cơng
tác và làm việc.
Xin gửi lời cảm ơn đến Công Ty Bao Bì Đại Lục đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được
làm việc, được đi học, có cơ hội ứng dụng đề tài này.
Cảm ơn bạn bè, những người luôn động viên tinh thần, chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm
Và cuối cùng con xin cảm ơn Bố Mẹ đã luôn tin tưởng, động viên và hỗ trợ mọi mặt để
con có điều kiện tốt nhất trong việc học hành.

Học viên
Nguyễn Thị Kim Hồng

iv


ABSTRACT
Building an Effective Quality Management System right the first time has became an important
business strategy organizations include Việt Nam, implement good foundation to reduce of waste, to
more development business. It is absolute key factors leading to business success, growth, and
enhanced competitiveness in manufactures and services in the future.
Garment industry Viet Nam is one of key business that is more export, contribution to increase
GDP and competitive in the world. In addition, sewing bags has developed in Vietnam in recent
years that is good opportunity for Việt Nam [16]. Quality Management Systems is built for ISO
registration – requirements 9001:2008, apply some principles of TQM, 5S, ERP software for
Quality Management System.

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả ngay từ đầu là vấn đề cấp bách nâng cao sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trong thời kì hội nhập, tạo nền móng vững chắc để doanh

nghiệp giảm thiểu lãng phí, tồn tại và phát triển vững chắc về sau. Hứa hẹn trong tương lai sẽ áp
dụng hình thức cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Ngành Dệt May Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, xuất khẩu nhiều, đóng
góp lớn vào GDP, đồng thời cũng là ngành gặp phải cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế [16].
Trong đó lĩnh vực may bao công nghiệp rất phát triển ở Việt Nam những năm gần đây. Qua đó thấy
rõ thách thức và cơ hội phát triển kinh doanh cho ngành bao bì ở Việt Nam là rất lớn. Xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng dựa trên các yêu cầu của HTQLCL ISO 9001:2008, kết hợp một số triết lý
của TQM, 5S, ứng dụng phần mềm ERP công ty đang sử dụng vào HTQLCL sẽ đáp ứng yêu cầu
công ty.
Nội dung luận văn bao gồm:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Nêu rõ lý do vì sao cơng ty cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, trình bày những vấn đề
cơng ty đang gặp phải trong quá trình sản xuất.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Những cơ sở lý thuyết được đề cập và làm nền tảng nghiên cứu: định nghĩa chất lượng, chi phí
chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng các yêu cầu ISO 9001: 2008, TQM, 5S…
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN

v


Trình tự các bước thực hiện đề tài nghiên cứu, tìm hiểu mơ hình và quy trình sản xuất sản phẩm,
tìm hiểu và đánh hệ thống quản lý hiện tại, đề xuất giải pháp khắc phục và cải tiến.
CHƯƠNG 4: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giới thiệu công ty cổ phần Bao Bì Đại Lục, sản phẩm và quy trình sản xuất của công ty, khách
hàng, quy mô sản xuất của công ty.
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
Tìm hiểu đánh giá hoạt động hệ thống quản lý chất lượng hiện tại thông qua tài liệu đã và đang
áp dụng. Xác định nguyên nhân chính từ đó đề xuất phương án cải tiến, khắc phục.
CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Dựa trên ISO 9001: 2008, triết lý TQM để soạn thảo, ban hành và hướng dẫn quy trình đến cho
các bộ phận sản xuất liên quan và đến từng cá nhân thực hiện.
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tổng kết lại đề tài nghiên cứu, nêu những mặt còn hạn chế và mục tiêu mở rộng đề tài nghiên
cứu trong tương lai hoặc thực hiện thực tế tại công ty Bao Bì Đại Lục.

vi


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do Tơi thực hiện. Có một số quy trình được
viết có sự tham của phịng quản lý chất lượng, trong đó có sự tham gia soạn thảo, góp ý kiến
của cá nhân Tôi. Nội dung thực hiện nghiên cứu tôi chưa công bố ở các nghiên cưu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên
Nguyễn Thị Kim Hồng

vii


MỤC LỤC
Đề mục
Trang bìa
Cơng trình hồn thành
Nhiệm vụ luận văn
Lời cám ơn
Tóm tắt luận văn thạc sĩ
Lời cam đoan
Mục lục

Danh sách bảng biểu
Danh sách hình ảnh
Danh sách các từ viết tắt

Trang
i
ii
iii
iv
v
vii
viii
xii
xiii
xv

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1

1.1.Đặt vấn đề
1.2. Mục tiêu
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.4. Nội dung thực hiện

1
2
2
3


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

4

2.1. Chất lượng và đặc điểm của chất lượng
2.1.1. Định nghĩa chất lượng
2.1.2. Ảnh hưởng của chất lượng
2.1.3. Chi phí chất lượng
2.1.4. Lấy mẫu kiểm định thuộc tính
2.2. Quản lý chất lượng
2.3. Quản lý chất lượng toàn diện TQM
2.4. Phương pháp thực hiện 5S
2.5. Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu ISO 9001: 2008
2.5.1. Giới thiệu Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2008
2.5.2. Ưu điểm
2.5.3. Nhược điểm
2.5.4. Hệ thống quản lý chất lượng
2.5.4.1. Yêu cầu chung
2.5.4.2. Yêu cầu về hệ thống tài liệu
2.5.4.3. Trách nhiệm của lãnh đạo
2.5.4.4. Hoạch định việc tạo sản phẩm
2.5.4.5. Các quá trình liên quan đến khách hàng
2.5.4.6. Mua hàng
2.5.4.7. Sản xuất và cung cấp dịch vụ

4
4
4
4
5

7
7
10
10
10
10
11
11
11
12
13
13
14
14
15

viii


2.5.4.8. Đo lường, phân tích và cải tiến
2.5.4.9. Kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp
2.5.4.10. Phân tích dữ liệu
2.5.4.11. Cải tiến
2.6. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
2.6.1. Ưu điểm ERP
2.6.2. Hạn chế ERP

15
16
16

16
17
18
19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP LUẬN

20

CHƯƠNG 4: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

22

4.1. Tổng quan
4.2. Sản phẩm
4.3. Khách hàng
4.4. Sơ đồ tổ chức của Nhà Máy Long An
4.5. Lưu đồ quá trình sản xuất
4.6. Tổng quản về sản phẩm túi xách
4.6.1. Thành phần túi xách

22
22
23
23
23
26
26

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG

5.1. Đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng hiện tại
5.1.1 Sơ đồ tổ chức (Tham khảo hình 4.2)
5.1.2. Rà sốt Hồ sơ tài liệu đang áp dụng
5.1.2.1 Thủ tục kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp
5.1.2.2 Thủ tục hành động khắc phục – phòng ngừa
5.1.3. Hiệu chuẩn thiết bị đo
5.1.4. Quy trình kiểm sốt kim và dụng cụ bén nhọn
5.2. Chi phí xử lý hàng khơng đạt
5.3. Tổng kết vấn đề tồn đọng

27
27
27
27
27
27
31
36
36
36
36

CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

38

6.1 Xây dựng HTQLCL dựa trên HTQLCL 9001:2008
6.1.1. Hệ thống quản lý chất lượng
6.1.1.1. Sổ tay chất lượng
6.1.1.2. Kiểm soát hồ sơ

6.1.2. Cam kết từ cấp lãnh đạo
6.1.2.1. Xây dựng sơ đồ tổ chức của phịng quản lý chất lượng
6.1.3. Tạo sản phẩm
6.1.3.1. Quy trình trao đổi thơng tin
6.1.3.2. Quy trình sản xuất thử

38
38
38
38
39
40
42
42
45

ix


6.1.3.3. Quy trình kiểm tra đầu vào
6.1.3.4. Quy trình kiểm sốt sự khơng phù hợp
6.1.3.4.1. Nhãn nhận dạng tình trạng hàng hóa
6.1.3.5. Quy trình kiểm tra xuất xưởng
6.1.3.6. Quy trình kiểm sốt mẫu
6.1.3.7. Quy trình kiểm sốt kim và dụng cụ bén nhọn
6.1.3.8. Hướng dẫn kiểm tra chất lượng sản phẩm
6.1.3.9. Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng túi xách
6.2. Hướng chất lượng đến người trực tiếp làm ra sản phẩm
6.3. Hướng dẫn nhân viên thống kê lỗi sản phẩm và thực hiện báo cáo
6.4. Thực hiện 5S

6.5. Kết hợp HTQLCL và Hệ thống ERP

48
49
50
53
55
55
56
59
60
61
62
63

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

67

7.1. Kết Luận
7.2. Hạn chế
7.3. Kiến Nghị

67
68
68

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục A1: Thủ tục kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp (mơ hình hiện tại)

Phụ lục A2: Quy trình kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp (mơ hình mới)
Phụ lục B1: Thủ tục hành động khắc phục phịng ngừa (mơ hình hiện tại)
Phụ lục C1: Tài liệu hướng dẫn kiểm tra chất lượng sản phẩm (mơ hình hiện tại)
Phụ lục C2: Tài liệu hướng dẫn kiểm tra chất lượng sản phẩm (mơ hình hiện mới)
Phụ lục D1: Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo (mơ hình hiện tại)
Phụ lục D2: Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo (mơ hình hiện mới)
Phụ lục E: Quy trình kiểm sốt tài liệu
Phụ lục F: Quy trình trao đổi thơng tin
Phụ lục G: Quy trình sản xuất thử
Phụ lục H: Quy trình kiểm tra đầu vào
Phụ lục I: Quy trình kiểm tra xuất xưởng
x


Phụ lục J: Quy trình kiểm sốt mẫu
Phụ lục K: Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng túi xách
Phụ lục L: Quy trình kiểm sốt kim và dụng cụ bén nhọn
Phụ lục M: Tài liệu hướng dẫn cho công nhân kéo sợi, dệt, tráng – cắt, may

xi


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Mã cỡ mẫu
Bảng 2.2 Kiểm tra thường, lấy mẫu đơn
Bảng 2.3 So sánh ISO 9000 và TQM
Bảng 5.1 Tài liệu hướng dẫn kiểm tra chất lượng sản phẩm
Bảng 5.2 Danh mục tài liệu hiện tại nhà máy đang áp dụng
Bảng 6.1 Bàn giao nhân sự cho phịng chất lượng
Bảng 6.2 Thang điểm phân tích sai hỏng

Bảng 6.2 Danh mục tài liệu xây dựng

xii

6
6
8
31
36
40
46
65


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Chu trình chất lượng
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
Hình 2.3 Mơ hình HTQLCL dựa trên q trình
Hình 2.4 Mơ tả hệ thống ERP
Hình 3.1 Sơ đồ phương pháp luận
Hình 4.1 Logo Cơng ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục
Hình 4.2 Sản phẩm túi xách
Hình 4.3 Sơ đồ tổ chức Nhà Máy Long An
Hình 4.4 Lưu trình sản xuất
Hình 4.5 Mơ hình ERP nhà máy Long An
Hình 4.6 Quy trình sản xuất tổng qt
Hình 4.7 Quy trình sản xuất mơ tả
Hình 4.8 Sản lượng sản xuất của Nhà Máy Long An
Hình 5.1 Thủ tục kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp
Hình 5.2 Thẻ vật tư thành phẩm – thể hiện hàng kcs chưa kiểm

Hình 5.3 Thẻ vật tư thành phẩm – thể hiện hàng kcs đã kiểm
Hình 5.4 Thẻ chờ xử lý – thể hiện hàng kcs kiểm khơng đạt
Hình 5.5 Thủ tục hành động khắc phục phịng ngừa
Hình 5.6 Tài liệu hướng dẫn cơng việc kiểm tra chất lượng sản phẩm
Hình 6.1 Quy trình kiểm sốt tài liệu sản phẩm
Hình 6.2 Thơng báo của ban lãnh đạo
Hình 6.3 Sơ đồ tổ chức phịng chất lượng
Hình 6.4 Quy trình khởi động
Hình 6.5 Quy trình sản xuất thử
Hình 6.6 Phân tích rủi ro trước khi sản xuất hàng loạt
Hình 6.7 Quy trình kiểm tra đầu vào
Hình 6.8 Quy trình kiểm sốt sự khơng phù hợp
Hình 6.9 Thẻ nhận dạng hàng hóa
Hình 6.10 Nhận dạng hàng hóa tại khu vực sản xuất và đóng gói
Hình 6.11 Nhận dạng hàng hóa tại khu vực may nối thân và ráp đáy
Hình 6.12 Nhận dạng hàng hóa tại khu vực kansai
Hình 6.13 Nhận dạng hàng hóa tại khu vực cắt manh
Hình 6.14 Quy trình kiểm tra xuất xưởng
Hình 6.15 Khu vực kiểm tra xuất xưởng
Hình 6.16 Dụng cụ sắc nhọn được gắn mã số kiểm sốt
Hình 6.17 Dụng cụ sắc nhọn được thu gom sau cuối giờ làm việc
Hình 6.18 Số quản lý kim gãy
Hình 6.19 Hướng dẫn kiểm tra cuộn vải
Hình 6.20 Phiếu kiểm tra chất lượng cuộn vải
Hình 6.21 Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng túi xách
Hình 6.22 Phiếu kiểm tra chất lượng túi xách
xiii

9
9

11
18
20
22
22
23
24
24
25
25
26
29
29
30
30
31
31
39
40
41
44
46
47
48
49
51
50
52
53
53

54
55
55
56
56
57
58
59
60


Hình 6.23 Hướng dẫn nhận dạng lỗi sản phẩm – cơng đoạn may
Hình 6.24 Hướng dẫn nhận dạng lỗi sản phẩm – cơng đoạn tráng, cắt
Hình 6.25 Theo dõi tỉ lệ lỗi cơng đoạn may kansai
Hình 6.26 Biểu đồ phân tích tỷ lệ lỗi
Hình 6.27 Thực hiện 5S tại khu vực sản xuất
Hình 6.28 Thực hiện 5S tại khu vực văn phịng QLCL
Hình 6.29 Bảng chi tiết vật liệu của đơn vị sản phẩm – thùng túi xách
Hình 6.30 Tài liệu chất lượng đính kèm trong đơn hàng

xiv

55
61
62
62
63
63
65
65



DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

HTQLCL
ISO
TQM
ERP
QA
QC
KCS

Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng
International Organization for Standardization
Total Quality Management
Enterprise Resource Planning
Quality Assurance
Quality Control
Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm

xv


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, xu hướng quốc tế hóa, tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới và xu thế hội nhập giữa
các quốc gia và khu vực đã đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ cạnh tranh gay gắt,
khốc liệt bởi các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt trong các ngành điện tử, cơ khí, may...Việt
Nam hiện đã là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: APEC, ASEAN, WTO. Để chiếm lĩnh,

mở rộng thị trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường, bên cạnh việc nâng cao năng suất,
đáp ứng thời gian xuất hàng, việc quản lý chất lượng hiệu qủa là yếu tố quan trọng nhất mà
khách hàng xem xét lựa chọn để ký hợp đồng, kinh doanh lâu dài và phát triển bền vững. Chất
lượng ảnh hưởng tích cực đến thời gian, năng suất, doanh thu, lợi nhuận và giá trị sản xuất [1],
[3], [4]. Hơn nữa, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả ngay từ đầu là vấn đề cấp bách
nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trong thời kì hội nhập, tạo nền móng vững
chắc để doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tồn tại và phát triển vững chắc về sau. Hứa hẹn trong
tương lai sẽ áp dụng hình thức cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Ngành Dệt May Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, xuất khẩu nhiều,
đóng góp lớn vào GDP, đồng thời cũng là ngành gặp phải cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế
[16]. Trong đó lĩnh vực may bao cơng nghiệp rất phát triển ở Việt Nam những năm gần đây.
Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngành sản xuất bao bì tại Viêt Nam đang ngày
càng phát triển, sản xuất bao bì tại Việt Nam tăng trưởng bình quân từ 15 - 20%/năm, trong khi
đó doanh số thị trường bao bì thế giới đạt 670 tỷ USD năm 2010, năm 2012 là 772 tỷ USD và
ước tính đạt 820 tỷ USD vào năm 2016. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa
đạt hơn 2.2 tỷ USD, xuất khẩu sang 151 thị trường khắp thế giới, trong đó Nhật Bản là thị trường
lớn nhất có giá trị ước đạt 400 triệu USD, sau đó lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Indonesia, Đức.
Theo hiệp hội bao bì Việt Nam, 66% giá trị xuất khẩu của ngành nhựa xuất phát từ bao bì. Qua
đó thấy rõ thách thức và cơ hội phát triển kinh doanh cho ngành bao bì ở Việt Nam là rất lớn.
Cơng ty Cổ Phần Bao Bì Đại Lục hoạt động trong lĩnh vực may bao công nghiệp, chuyên
sản xuất các mặt hàng từ nhựa, mặt hàng chủ lực là các loại bao bì dệt. Chun làm bao có tải
trọng từ 20 đến 200 kg dùng cho sản xuất nông nghiệp và hàng tiêu dùng, sản xuất các loại bao
có tải trọng từ 500 đến 2000 kg dùng cho cơng nghiệp xuất khẩu. Cơng ty có 4 nhà máy: Nhà
máy Tân Phú đặt tại Quận Tân Phú, TPHCM, Nhà máy Hố Nai 1&2 đặt tại huyện Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai, Nhà máy Long An đặt tại KCN Lợi Bình Nhơn, TP. Tân An, Tỉnh Long An.
Hiện công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và áp
dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP vào trong hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, qua q trình tìm hiểu hoạt động và cơng tác tại Nhà Máy Long An, nhận thấy hệ
thống chất lượng của công ty hiện tại hoạt động chưa tốt vì một số vấn đề:




Khơng có phịng ban quản lý chất lượng: vì vậy cơng tác đánh giá, theo dõi và duy trì
hệ thống chất lượng khơng được thực hiện tốt.
Sơ đồ tổ chức nhà máy: Nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) trực thuộc bộ
phận sản xuất quản lý trực tiếp, trưởng bộ phận độc lập giải quyết vấn đề chất lượng
1












không thông qua cấp trên: Cấp lãnh đạo nhà máy và cơng ty khó nắm rõ hoạt động
quản lý chất lượng thực hiện từng bộ phận ở nhà máy.
Tài liệu ISO hiện tại không rõ ràng về các bước thực hiện: tiêu chuẩn kiểm tra,
phương pháp kiểm tra, tài liệu kiểm tra…
Khơng có thống kê về chất lượng nhà máy và nhà cung cấp: không đánh giá được
năng lực sản xuất của từng bộ phận sản xuất, và nhà cung cấp.
Khơng có sự liên kết chặt chẽ giữa bộ phận kinh doanh, bộ phận kỹ thuật và bộ phận
sản xuất: các bộ phận thiếu thông tin trao đổi với nhau từ phát triển đơn hàng đến khi
sản xuất hàng loạt, rủi ro sản phẩm không đáp ứng mong đợi của khách hàng rất cao.
Tập trung hoạt động kiểm tra sản phẩm, chưa quan tâm nhiều đến hoạt động ngăn
ngừa và khắc phục lỗi: hành động khắc phục phòng ngừa thực hiện rất chậm ở nhà

máy, sai hỏng lặp lại nhiều lần.
Chi phí chất lượng: chi phí hư hỏng bên trong [1], [3], [4]: chi phí xử lý sản phẩm của
các công đoạn sản xuất chiếm tỷ lệ khá cao so với chi phí sản xuất, ảnh hưởng đến
thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm…
Con người là nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra và nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ: công nhân chưa được đào tạo nhận thức về chất lượng
sản phẩm, ý thức tự giác.

Chính những vấn đề trên, việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng là rất cần thiết nhằm
tạo chất lượng sản phẩm ổn định và giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín khách hàng, góp phần
tăng năng suất sản xuất.
Mặt khác, vấn đề này đã được ban lãnh đạo công ty đề cập và mong muốn xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng hiệu quả. Bên cạnh đó, tháng 01 năm 2016 cơng ty đặt mục tiêu trở
thành nhà cung cấp chính thức cho Ikea, cuối năm 2016 công ty sẽ cho khởi công xây dựng thêm
một nhà máy sản xuất sản phẩm mới đặt tại tỉnh Long An. Vì vậy hiệu quả hệ thống quản lý chất
lượng này mang lại sẽ tạo nền móng phát triển vững chắc cho nhà máy mới, tạo cơ hội phát triển
kinh doanh lâu dài cho công ty.
1.2. Mục tiêu
 Nghiên cứu và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng: hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2008, hệ thống hoạch định nguồn lực ERP, một số triết lý hệ thống quản lý chất
lượng toàn diện TQM.
 Ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
ERP một cách hiệu quả.
 Áp dụng hiệu quả các công cụ quản lý chất lượng.
 Giảm chi phí hư hỏng bên trong – chi phí xử lý chất lượng sản phẩm hư hỏng công đoạn
cắt sản phẩm.
 Xây dựng chất lượng đến người thực hiện cơng việc.
 Kiểm sốt chất lượng bằng phương pháp thống kê.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
 Thực hiện tại nhà máy Long An.

 Xây dựng quy trình tập trung phòng quản lý chất lượng.
 Số liệu thu thập từ tháng 06/2015 đến tháng 05/2016.

2




Ứng dụng phần mềm ERP là nơi lưu trữ và phân phối tài liệu cho hệ thống quản lý chất
lượng.
1.4. Nội dung thực hiện
 Nghiên cứu, tìm hiểu rõ các lý thuyết, yêu cầu xây dựng, ưu và nhược điểm các hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2008, hệ thống quản lý chất lượng tồn diện TQM.
 Tìm hiểu hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP, ứng dụng ERP vào
HTQLCL.
 Phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định vấn đề và đưa ra phương án giải quyết: Tìm hiểu
các hoạt động kiểm tra chất lượng tại các công đoạn sản phẩm: phương pháp kiểm,
phương pháp lấy mẫu, tài liệu kiểm tra, dụng cụ kiểm tra. Tìm hiểu trao đổi thông tin
giữa các bộ phận kinh doanh, kỹ thuật và sản xuất.
 Xây dựng HTQLCL dựa trên yêu cầu HTQLCL ISO 9001:2008, hệ thống quản lý chất
lượng tổng toàn diện TQM: soạn thảo, ban hành, hướng dẫn thực hiện và tuân thủ các
quy trình đã viết và ban hành.
 Triển khai thực hiện 5S.
 Thống kê chất lượng sản phẩm: áp dụng các công cụ quản lý chất lượng.

3


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1. Chất lượng và đặc điểm của chất lượng [1], [2], [3], [4]
2.1.1. Định nghĩa chất lượng
Một số định nghĩa ngắn gọn từ các chuyên gia như sau:






Juran: chất lượng là phù hợp sử dụng.
Crosby: chất lượng là phù hợp với tiêu chuẩn.
Deming: chất lượng là mức độ đồng nhất.
Kaoru Ishikawa: Chất lượng là thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất.
Taguchi: chất lượng là tổn thất của xã hội khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Theo Juran, chất lượng là tính hữu dụng của sản phẩm, làm khách hàng hài lịng từ đó chiếm
được sự trung thành của khách hàng. Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất, có thể hữu hình
như hàng hóa và vơ hình như dịch vụ. Tính hữu dụng gồm có hai phần: đặc tính sản phẩm và
khơng lỗi.
Đặc tính sản phẩm do chất lượng thiết kế và ảnh hưởng doanh thu. Đặc tính sản phẩm bao
gồm: chức năng, độ tin cậy, độ bền, tính dễ sử dụng, dễ sửa chữa, thẩm mỹ, đặc tính phụ, uy tín
của nhà sản xuất. Với dịch vụ: đặc tính sản phẩm bao gồm độ chính xác, tính kịp thời, tính hồn
chỉnh, thân thiện, dễ chịu…
Thành phần khơng lỗi của chất lượng nói lên chất lượng phù hợp và ảnh hưởng chi phí. Q
trình có chất lượng là q trình khơng lỗi, khơng làm lại, khơng lập vịng, khơng thừa, khơng
lãng phí. Hàng hóa khơng lỗi khi phân phối, sử dụng. Dịch vụ: không lỗi trong nguyên bản và
chuyển giao.
2.1.2. Ảnh hưởng của chất lượng
Chất lượng ảnh hưởng tích cực đến thời gian, năng suất, chi phí, doanh thu, lợi nhuận và giá
trị. Chất lượng cải tiến làm giảm lỗi sản phẩm, giảm lượng sản phẩm làm lại, giảm cơng đoạn

thừa từ đó giảm thời gian sản xuất. Cải tiến chất lượng nhưng vẫn khơng tăng chi phí từ đó gia
tăng giá trị.
2.1.3. Chi phí chất lượng
Đánh giá chi phí chất lượng nhằm định lượng về vấn đề chất lượng theo chi phí đó, từ đó
xác định các cơ hội giảm chi phí, cải tiến chất lượng hay phát triên chất lượng. Chi phí chất
lượng bao gồm:


Chi phí chất lượng xấu:
- Chi phí hư hỏng bên trong: chi phí liên quan đến các khuyết tật phát hiện trước
khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng: phế phẩm, làm lại sản phẩm.
- Chi phí hư hỏng bên ngồi: chi phí liên quan đến các khuyết tật phát hiện sau khi
sản phẩm đến tay người tiêu dùng: chi phí bảo hành là chi phí thay thế và sửa
chữa các sản phẩm trong thời gian bảo hành, chi phí thanh tra, giải quyết thắc
mắc, khiếu nại.
4




Chi phí duy trì, cải tiến chất lượng:
- Chi phí thẩm định: chi phí phát sinh do tiến hành đánh giá mức độ thực hiện như
các chi phí kiểm tra thử nghiệm đầu vào, kiểm tra thử nghiệm quá trình, kiểm tra
thử nghiệm đầu ra.
- Chi phí phịng ngừa: chi phí phát sinh do thực hiện các biện pháp giảm thiểu chi
phí hư hỏng và thẩm định xuống mức thấp nhất, bao gồm chi phí: chi phí hoạt
định chất lượng, chi phí huấn luyện, chi phí kiểm tra, thử nghiệm, kiểm tốn chất
lượng.

2.1.4. Lấy mẫu kiểm định thuộc tính

MIL STD 105E là tiêu chuẩn kiểm định lô hàng theo thuộc tính được phát triển trong thời
gian thế chiến 2 và bắt đầu ban hành vào năm 1950. Tiêu chuẩn xây dựng kế hoạch lấy mẫu
kiểm định với đầu ra cỡ mẫu n, có hằng số chấp nhận c và bác bỏ r. Đầu vào của tiêu chuẩn bao
gồm
Mức chất lượng chấp nhận AQL:
-

Phương án lấy mẫu
Kích thước lơ hàng N
Mức kiểm tra
Loại kiểm tra

Mức chất lượng chấp nhận AQL, được xác định trong hợp đồng, có thể chọn từ 0.1% đến
10%. Phương án lấy mẫu có thể là:
-

Lấy mẫu đơn
Lấy mẫu kép
Lấy mẫu bội

Cỡ mẫu phụ thuộc vào cỡ lô và mức kiểm tra. Mức kiểm tra gồm hai loại:
-

Mức kiểm tra tổng quát với 3 cấp I/II/III
Mức kiểm tra đặc biệt với 4 cấp S1/2/3/4

Mức II: mức kiểm tra bình thường, mức I cần phân nửa lượng kiểm tra như ở mức II, sử
dụng khi chỉ cần độ phân biệt thấp, mức III cần khoảng gấp đôi lượng kiểm tra như ở mức II, sử
dụng khi chỉ cần độ phân biệt cao.
Loại kiểm tra phụ thuộc tình trạng chất lượng khi vận hành bao gồm:

-

Kiểm tra bình thường: khi bắt đầu
Kiểm tra chặt: khi chất lượng suy giảm
Kiểm tra lỏng: khi chất lượng đã tốt

Các bước tiến hành khi tra mẫu AQL để kiểm tra
1.
2.
3.
4.

Chọn mức chất lượng chấp nhận AQL
Chọn mức kiểm tra
Xác định cỡ lô hàng N
Xác định mã cỡ mẫu
5


5. Xác định loại phương án kiểm định
6. Định kế hoạch kiểm định
Mức chất lượng chấp nhận AQL có thể sử dụng từ 0.1 ÷ 10% theo loại hư hỏng như sau:
- Hư hỏng quan trọng: AQL = 0%
- Hư hỏng chính: AQL = 1%
- Hư hỏng phụ: AQL = 2.5%
Bảng 2.1 Mã cỡ mẫu

Bảng 2.2 Kiểm tra thường, lấy mẫu đơn

6



Ví dụ: lơ hàng kiểm định có cỡ lơ N=37000, chọn mức chất lượng chấp nhận AQL = 1.5%,
chọn mức kiểm tra tổng quát bình thường cấp II. Tra bảng (Bảng 2.1) được mã cỡ mẫu: N
Số mẫu lấy kiểm tra: n= 500, hằng số chấp nhận Ac =10, hằng số bác bỏ Re = 11
2.2. Quản lý chất lượng
Chất lượng được hình thành là kết quả sự tác động hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ
với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phái quản lý đúng đắn các yếu tố này. Hoạt
động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Quản lý chất lượng đảm
bảo cho doanh nghiệp làm đúng các công việc phải làm. Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000, đã
định nghĩa về quản lý chất lượng: “ Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một
tổ chức về chất lượng”, thực hiện bằng các hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm
bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.


Hoạch định chất lượng: quá trình thiết lập mục tiêu lâu dài, định hướng khách hàng, xác
định các giải pháp để đạt được mục tiêu đã được thiết lập.
Kiểm soát chất lượng: giải quyết các vấn đề chất lượng thỉnh thoảng xảy ra.
Đảm bảo chất lượng: tồn bộ các hoạt động có kế hoạch và hệ thống, được tiến hành
trọng hệ thống quản lý chất lượng, chứng minh hệ thống đủ mức cần thiết để tạo sự tin
tưởng, sản phẩm thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng.
Cải tiến chất lượng: giải quyết vấn đề chất lượng thường xuyên xảy ra, là những hoạt
động trong toàn bộ tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất, tạo thêm lợi ích cho tổ
chức, khách hàng, nhằm duy trì nâng cao chất lượng sản phẩm với nguyên tắc sản phẩm
sau tốt hơn sản phẩm trước.







2.3. Quản lý chất lượng toàn diện TQM [1], [4]
Bước khởi đầu hình thành Hệ thống quản lý chất lượng tồn diện là từ kiểm sốt chất lượng
tổng hợp – TQC (Total Quality Control) do ông Feigenbaum xây dựng từ năm 1950 khi ông làm
việc ở hãng General Electric với tư cách là một người lãnh đạo của hãng chịu trách nhiệm về
quản lý chất lượng và quản lý nghiệp vụ sản xuất. TQC được định nghĩa như “một hệ thống có
hiệu quả để hợp nhất các nỗ lực về triển khai chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất
lượng của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức sao cho nó có thể sản xuất và thực hiện dịch
vụ ở mức kinh tế nhất thoả mãn được người tiêu dùng”. Feigenbaum còn khẳng định trách nhiệm
của mọi người trong hãng đối với chất lượng như sau: “Người chịu trách nhiệm về chất lượng
không phải là cán bộ kiểm tra mà chính là những người làm ra sản phẩm, người đứng máy, đội
trưởng, khâu giao nhận hàng, cung ứng … tuỳ vào từng trường hợp cụ thể”.
TQM là một mơ hình thay đổi văn hóa chất lượng của tổ chức, các đặc trưng của TQM cũng
như những hoạt động của nó có thể gói gọn vào 12 điều mấu chốt dưới đây đồng thời là trình tự
căn bản để xây dựng hệ thống TQM:
1.

Nhận thức: Phải hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung, xác định rõ
vai trị, vị trí của TQM trong doanh nghiệp.
7


2.

Cam kết: Sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên trong việc bền
bỉ theo đuổi các chương trình và mục tiêu về chất lượng, biến chúng thành cái thiêng
liêng nhất của mỗi người khi nghĩ đến công việc.

3.


Tổ chức: Đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm của từng người.

4.

Đo lường: Đánh giá về mặt định lượng những cải tiến, hồn thiện chất lượng cũng như
những chi phí do những hoạt động không chất lượng gây ra.

5.

Hoạch định chất lượng: Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng, các yêu cầu về áp
dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng.

6.

Thiết kế chất lượng: Thiết kế công việc, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, là cầu nối giữa
marketing với chức năng tác nghiệp.

7.

Hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng chính sách chất lượng, các phương pháp, thủ tục
và quy trình để quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

8.

Sử dụng các phương pháp thống kê: theo dõi các quá trình và sự vận hành của hệ thống
chất lượng.

9.

Tổ chức các nhóm chất lượng như là những hạt nhân chủ yếu của TQM để cải tiến và

hồn thiện chất lượng cơng việc, chất lượng sản phẩm.

10. Sự hợp tác nhóm được hình thành từ lịng tin cậy, tự do trao đổi ý kiến và từ sự thông
hiểu của các thành viên đối với mục tiêu, kế hoạch chung của doanh nghiệp.
11. Đào tạo và tập huấn thường xuyên cho mọi thành viên của doanh nghiệp về nhận thức
cũng như về kỹ năng thực hiện công việc.
12. Lập kế hoạch thực hiện TQM: Trên cơ sở nghiên cứu các cẩm nang áp dụng TQM, lập kế
hoạch thực hiện theo từng phần của TQM để thích nghi dần, từng bước tiếp cận và tiến
tới áp dụng toàn bộ TQM.
Các chuyên gia cho rằng giữa ISO 9000 và TQM có thể có 7 điểm khác nhau liệt kê trong
bảng dưới đây:
Bảng 2.3 So sánh ISO 9000 và TQM
ISO 9000

TQM

- Xuất phát từ yêu cầu của khách hàng

- Sự tự nguyện của nhà sản xuất

- Giảm khiếu nại của khách hàng

- Tăng cảm tình của khách hàng

- Hệ thống nhằm duy trì chất lượng

- Hoạt động nhằm cải tiến chất lượng

- Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng


- Vượt trên sự mong đợi của khách hàng

8


- Khơng có sản phẩm khuyết tật

- Tạo ra SP có chất lượng tốt nhất

- Làm cái gì

- Làm như thế nào

- Phịng thủ (khơng để mất những gì đã có)

- Tấn cơng (đạt đến những mục tiêu cao
hơn)

Các chun gia Nhật Bản cho rằng, các công ty nên áp dụng các mặt mạnh của hai hệ thống
quản lý chất lượng này. Đối với các công ty lớn đã áp dụng TQM thì nên áp dụng và làm sống
động các hoạt động bằng hệ thống chất lượng ISO 9000. Còn đối với các công ty nhỏ hơn chưa
áp dụng TQM thì nên áp dụng ISO 9000 và sau đó hồn thiện và làm sống động bằng TQM. Các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng được thể hiện ở Hình 2.1.

Hình 2.1 Chu trình chất lượng

Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
9



2.4. Phương pháp thực hiện 5S [4]
Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi hoạt động, từ sản xuất tới dịch vụ, văn phòng. Đây
là một phương pháp thực hiện không quá phức tạp nhưng đem lại hệu quả và chất lượng cao. Nội
dung bao gồm:






Seiri – Sàng lọc: chọn và loại bỏ những vật dụng không cần thiết.
Seiton – Sắp xếp: sắp xếp những vật cần thiết vào đúng vị trí, giúp tìm kiếm, sử dụng, lưu
trữ vật dụng dễ dàng.
Seiso – Sạch sẽ: vệ sinh nơi làm việc và ln giữ nó sạch sẽ.
Seiketsu – Săn sóc: Tạo thói quen làm việc 3S, ngằn ngừa tình trạng dơ bẩn, bừa bãi, duy
trì nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp.
Shitsuke – Sẵn sàng: Đào tạo mọi người thực hiện các tiêu chuẩn, tạo thành thói quen
thực hiện các bước 5S.

2.5. Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu ISO 9001: 2008
2.5.1. Giới thiệu Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) tiêu chuẩn ISO 9001:2008
Tiêu chuẩn quốc tế mới nhất về HTQLCL đã được ISO ban hành vào tháng 12/2000 sau khi
sửa đổi các tiêu chuẩn phiên bản 1994.
Tiêu chuẩn ISO 9001 là tiêu chuẩn về các quy định đối với hệ thống quản lý chất lượng, có
thể được áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào (doanh nghiệp, trường học, bệnh viên, cơ quan hành
chính…). Tiêu chuẩn này tập trung vào hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng trong việc thỏa
mãn yêu cầu của khách hàng, phương pháp làm việc khoa học, quy trình công nghệ quản lý mới,
giúp các tổ chức chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình.
2.5.2. Ưu điểm
















Các yêu cầu trong tiêu chuẩn này mang tính tổng quát và nhằm áp dụng cho mọi tổ chức
khơng phân biệt loại hình, quy mơ và sản phẩm cung cấp.
Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cho nội bộ và tổ chức bên ngoài, kể cả các tổ chức
chứng nhận, để đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, các yêu cầu luật
định và chế định áp dụng cho sản phẩm cũng như các yêu cầu riêng của tổ chức.
Thúc đẩy hệ thống làm việc tốt, giải phóng lãnh đạo khỏi cơng việc lặp đi lặp lại.
Ngăn chặn nhiều sai sót nhờ tinh thần trách nhiệm cao và tự kiểm sốt được cơng việc.
Xác định nhiệm vụ đúng và cách đạt được kết quả đúng.
Lập văn bản một cách rõ ràng làm cơ sở để giáo dục, đào tạo nhân lực và cải tiến cơng
việc có hệ thống.
Cung cấp cách nhận biết, giải quyết các sai phạm và ngăn ngừa tái phát.
Chứng minh khách quan chất lượng sản phẩm và mọi hoạt động đều đã được kiểm soát.
Cung cấp dữ liệu phục vụ cho hoạt động cải tiến theo dõi độc lập sự tuân thủ các qui định
chỉ số chất lượng.
Bảo đảm độ tin cậy và chắc chắn của doanh nghiệp.
Bảo đảm thoả mãn các đòi hỏi thường lệ quản lý đã được kiểm chứng, nâng cao chất

lượng một cách rõ rệt, giảm thiểu mất mát liên quan tới chất lượng yếu kém.
Nâng cao thái độ và sự chuyên tâm của các nhân viên.
Quảng bá sản phẩm trên thị trường quốc gia và quốc tế.
10


×