Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Quan hệ giữa định hướng quản lý tri thức, định hướng thị trường, sáng tạo đổi mới, hiệu quả doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



PHẠM VÕ PHI HÙNG

QUAN HỆ GIỮA ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ TRI THỨC,
ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG, SÁNG TẠO ĐỔI MỚI,
HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



PHẠM VÕ PHI HÙNG

QUAN HỆ GIỮA ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ TRI THỨC,
ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG, SÁNG TẠO ĐỔI MỚI,
HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh


Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2016


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG MINH CHƯƠNG
Cán bộ chấm nhận xét 1: ............................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: ............................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ..............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................
5. ..............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA…………



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

______________

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHẠM VÕ PHI HÙNG

MSHV: 513170668

Ngày, tháng, năm sinh: 01/07/1989

Nơi sinh: An Giang

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Mã số : 60340102

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Quan hệ giữa định hướng quản lý tri thức, định hướng thị trường, sáng tạo đổi
mới, hiệu quả doanh nghiệp
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xây dựng và kiểm định mơ hình thể hiện quan hệ giữa định hướng quản lý tri thức,
định hướng thị trường, sáng tạo đổi mới, và hiệu quả doanh nghiệp nhỏ và vừa
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 09/11/2016

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 22/04/2016
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG MINH CHƯƠNG

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TS. TRƯƠNG MINH CHƯƠNG
TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Đã vỏn vẹn gần 9 năm tôi sống xa quê kể từ ngày rời xa gia đình lên Sài Gòn để bắt
đầu học và làm việc. Phần lớn trong khoảng thời gian đó là đã gắn bó với khoa Quản
lý công nghiệp - trường Đại học Bách khoa Tp.HCM (4.5 năm đại học và 2.5 năm
cao học quản trị kinh doanh). Kết quả của luận văn tốt nghiệp này khơng chỉ là chốt
chặn kết thúc một khóa học mà cịn là kết quả từ sự gắn bó “hữu duyên” giữa cá
nhân tôi và các Quý Thầy, Cô giảng viên tại đây.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy, Cơ trong Khoa Quản lý Cơng nghiệp đã nhiệt
tình giảng dạy cho Tôi trong suốt những năm học qua. Đặc biệt gởi lời cảm ơn đến
Giáo viên hướng dẫn Thầy TS. Trương Minh Chương. Có những lúc tưởng chừng
như bỏ cuộc, nhưng nhờ sự nhiệt huyết, tận tâm và những lời động viên của Thầy đã
giúp tôi vượt qua và hoàn tất luận văn này.
Cuối cùng, xin cảm ơn các thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè đã động

viên và giúp đỡ Tôi rất nhiều trong suốt thời gian hồn thành luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 04 năm 2016
Học viên
PHẠM VÕ PHI HÙNG


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Các nghiên cứu về quản lý tri thức được thực hiện nhiều trong thời gian gần đây. Tuy
nhiên phần lớn các nghiên cứu đều tập trung vào thang đo quản lý tri thức. Nghiên
cứu này với mục tiêu xây dựng và kiểm định quan hệ giữa định hướng quản lý tri
thức, định hướng thị trường, sáng tạo đổi mới và hiệu quả doanh nghiệp bằng việc
thực hiện kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên
cứu định lượng. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa
trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đã có trước đó. Các khái niệm về quản lý tri
thức, định hướng thị trường chủ yếu dựa trên nghiên cứu của Wang và cộng sự (2008),
thang đo hiệu quả doanh nghiệp dựa trên nghiên cứu Darroach (2005). Bên cạnh thang
đo về sáng tạo đổi mới được kế thừa từ nghiên cứu của Yazhou và Jian (2013).
Ngoại trừ thang đo hiệu quả doanh nghiệp, các khác niệm còn lại trong nghiên cứu là
thang đo bậc hai gồm nhiều khái niệm thang đo bậc nhất. Tổng cộng có 39 biến quan
sát trong mơ hình và 34 biến trong đó được giữ lại trong phân tích mơ hình thang đo,
và mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Dữ liệu sơ cấp được thu thập thơng qua các
bảng khảo sát, đối tượng khảo sát là các nhà quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các dữ liệu này được dùng để kiểm định các thang
đo, mơ hình thang đo và các giả thuyết nghiên cứu trong đề tài này. Kết quả nghiên
cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa định hướng quản lý tri thức, đi hướng thị
trường, sáng tạo đổi mới và hiệu quả doanh nghiệp.


ABSTRACT

Recent studies about Knowledge Management (KM) have been carried out in recent
years. However, they are mainly focused on knowledge management scale. The aims
of this research paper are to construct and validate the relationship between
knowledge

management

orientation,

market

orientation,

innovation

and

organizational performance by combining both quantitative and qualitative research
methodology. Research concepts and research hypotheses are built based on
theoretical basis and previous studies. The concepts about knowledge management,
market-orientation, and measurement scales for these concepts are based on the study
of Wang et al. (2008), measurement scales of organizational performance are based
on the study of Darroch (2005), in addition to innovation measurement scale from the
study of Yazhou & Jian (2013).
Except for organizational performance measurement scale, the other concepts in this
study are second-order factors includes multiple first-order factors. There are 39
observed variables in the model and 34 of them are retained in for the analyzing scale
model. Primary data was collected through surveys, filled out by medium and small
size organization managers from Ho Chi Minh City. These data are used to validate
scales, measurement scale models and hypothesis used in this study. The result

showed a positive relationship between knowledge management orientation, market
orientation, innovation, and organizational performance.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả công việc bằng tất cả những kiến thức tốt
nhất, niềm tin và công sức của tôi. Luận văn này không sao chép từ bất cứ tài liệu nào
đã được công bố trước đây cũng như các tài liệu được giải thưởng của các văn bằng
khác, ngoại trừ các trường hợp được xác nhận và trình bày trong nghiên cứu này.

____________________
PHẠM VÕ PHI HÙNG
.


MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ....................................................................................... i
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ....................................................................................... iii
1.

CHƯƠNG MỘT: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................1
1.1. Lý do hình thành đề tài .................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu .............................................................................. 4

2.

CHƯƠNG HAI: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........5

2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................... 5
2.1.1

Tri thức....................................................................................................5

2.1.2

Tri Thức ẩn và tri thức hiện ....................................................................6

2.1.3

Tri thức tổ chức .......................................................................................8

2.1.4

Quản lý tri thức .......................................................................................9

2.1.5

Định hướng quản lý tri thức..................................................................10

2.1.6

Định hướng thị trường ..........................................................................11

2.1.7

Định hướng sáng tạo đổi mới ...............................................................13

2.1.8


Quan hệ giữa định hướng quản lý tri thức và định hướng thị trường ...14

2.1.9

Quan hệ giữa định hướng thị trường và sáng tạo đổi mới ....................14

2.1.10 Quan hệ giữa Sáng tạo đổi mới và kết quả thực hiện ...........................15
2.2. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 16
2.3. Bảng thang đo các biến trong mơ hình ........................................................ 17
2.4. Tóm tắt chương............................................................................................ 19
3.

CHƯƠNG BA: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................20
3.1. Thiết kế và chọn mẫu................................................................................... 20
3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 21
3.3. Đo lường các biến trong mơ hình ................................................................ 22
3.4. Thang đo ...................................................................................................... 24
3.5. Phân tích dữ liệu .......................................................................................... 24
3.6. Tóm tắt chương............................................................................................ 28


4.

CHƯƠNG BỐN: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU, KẾT QUẢ VÀ DIỄN DỊCH ........29
4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát ................................................................................ 29
4.2. Kiểm định thang đo định hướng quản lý tri thức ........................................ 30
4.2.1

Phân tích độ tin cây...............................................................................31


4.2.2

Phân tích nhân tố khám phá. .................................................................33

4.2.3

Phân tích nhân tổ khẳng định CFA .......................................................34

4.3. Kiểm định thang đo định hướng thị trường ................................................. 35
4.3.1

Phân tích độ tin cậy...............................................................................35

4.3.2

Phân tích nhân tố khám phá ..................................................................37

4.3.3

Phân tích nhân tố khẳng định CFA .......................................................38

4.4. Kiểm định thang đo sáng tạo đổi mới.......................................................... 38
4.4.1

Phân tích độ tin cậy...............................................................................38

4.4.2

Phân tích nhân tố khám phá ..................................................................40


4.4.3

Phân tích nhân tố khẳng định CFA .......................................................41

4.5. Kiểm định thang đo hiệu quả doanh nghiệp ................................................ 41
4.5.1

Phân tích độ tin cậy...............................................................................41

4.5.2

Phân tích nhân tố khám phá ..................................................................42

4.5.3

Phân tích nhân tố khẳng định CFA .......................................................43

4.6. Kiểm định tổng thể mơ hình thang đo bằng CFA ....................................... 43
4.7. Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ............................................. 47
4.8. Tóm tắt chương............................................................................................ 50
5.

CHƯƠNG NĂM: HÀM Ý QUẢN LÝ .............................................................52

6.

CHƯƠNG SÁU: KẾT LUẬN ..........................................................................54
6.1. Tổng quan về nghiên cứu ............................................................................ 54
6.2. Kết quả đạt được .......................................................................................... 55

6.3. Hạn chế của nghiên cứu............................................................................... 55
6.4. Gợi ý nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 56
6.5. Tóm tắt chương............................................................................................ 57

7.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................58

8.

PHỤ LỤC ..........................................................................................................63
8.1. Bảng câu hỏi khảo sát .................................................................................. 64
8.2. Kết quả phân tích độ tin cậy ........................................................................ 67


8.3. Kết quả phân tích EFA ................................................................................ 90
8.3.1

Thang đo định hướng quản lý tri thức ..................................................90

8.3.2

Thang đo định hướng thị trường ...........................................................95

8.3.3

Thang đo sáng tạo đổi mới ...................................................................98

8.3.4


Thang đo hiệu quả doanh nghiệp ........................................................100

8.4. Kết quả phân tích CFA .............................................................................. 102
8.4.1

Mơ hình thang đo ................................................................................102

8.4.2

Model Fit Summary ............................................................................102

8.4.3

Estimation ...........................................................................................105

8.5. Kết quả phân tích SEM .............................................................................. 107
8.5.1

Mơ hình cấu trúc tuyền tính (SEM) ....................................................107

8.5.2

Model Fit Summary ............................................................................107

8.5.3

Estimation ...........................................................................................109


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu khảo sát .............................................................................29
Bảng 4.2: Độ tuổi của doanh nghiệp .........................................................................30
Bảng 4.3: Corrected Item-Total Correlation & Coefficient Alpha của thang đo Bô
nhớ tổ chức (Overall Alpha Score = 0.769) ..............................................................31
Bảng 4.4: Corrected Item-Total Correlation & Coefficient Alpha của thang đo Chia
sẻ tri thức (Overall Alpha Score = 0.793) .................................................................32
Bảng 4.5: Corrected Item-Total Correlation & Coefficient Alpha của thang đo Hấp
thụ tri thức (Overall Alpha Score = 0.732) ...............................................................32
Bảng 4.6: Corrected Item-Total Correlation & Coefficient Alpha của thang đo Chấp
nhận tri thức (Overall Alpha Score = 0.558) ............................................................33
Bảng 4.7: Corrected Item-Total Correlation & Coefficient Alpha của thang đo Chấp
nhận tri thức sau khi loại bỏ KR3 và KR1 (Overall Alpha Score = 0.782). .............33
Bảng 4.8: Kết quả phân tích EFA thang đo định hướng quản lý tri thức .................34
Bảng 4.9: Chỉ số phù hợp mơ hình thang đo định hướng quản lý tri thức................35
Bảng 4.10: Corrected Item-Total Correlation & Coefficient Alpha của thang đo Tạo
dựng hiểu biết (Overall Alpha Score = 0.796) ..........................................................36
Bảng 4.11: Corrected Item-Total Correlation & Coefficient Alpha của thang đo Phân
bổ hiểu biết (Overall Alpha Score = 0.726) ..............................................................36
Bảng 4.12: Corrected Item-Total Correlation & Coefficient Alpha của thang đo Sự
phản hồi (Overall Alpha Score = 0.776) ...................................................................37
Bảng 4. 13: Kết quả phân tích EFA thang đo định hướng thị trường .......................38
Bảng 4.14: Chỉ số phù hợp mơ hình thang đo định hướng thị trường ......................38
Bảng 4.15: Corrected Item-Total Correlation & Coefficient Alpha của thang đo Đổi
mới quản lý (Overall Alpha Score = 0.846) ..............................................................39
Bảng 4.16: Corrected Item-Total Correlation & Coefficient Alpha của thang đo Đổi
mới quản lý (Overall Alpha Score = 0.825) ..............................................................39
Bảng 4.17: Kết quả phân tích EFA thang đo Sáng tạo đổi mới ................................41
Bảng 4.18: Chỉ số phù hợp mơ hình thang đo sáng tạo đổi mới ...............................41
Bảng 4.19: Corrected Item-Total Correlation & Coefficient Alpha của thang đo Hiệu
quả doanh nghiệp (Overall Alpha Score = 0.557) ....................................................42

Bảng 4.20: Corrected Item-Total Correlation & Coefficient Alpha của thang đo Hiệu
quả doanh nghiệp (Overall Alpha Score = 0.837) sau khi loại biến PF7, PF6, PF5.42
Bảng 4.21: Kết quả phân tích EFA thang đo Hiệu quả doanh nghiệp ......................43
Bảng 4.22: Chỉ số phù hợp mơ hình thang đo hiệu quả doanh nghiệp .....................43


Bảng 4.23: Các chỉ số độ phù hợp của mô hình thang đo .........................................46
Bảng 4.24: AVE & Composite Reliablity .................................................................46
Bảng 4.25: Covariance giữa các khái niệm ẩn ..........................................................46
Bảng 4.26: Ước lượng của SEM ...............................................................................48


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu ..................................................................................16
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu (nguồn: Lê Nguyễn Hậu, (2013). Tập bài giảng
Phương pháp nghiên cứu. Đại học Bách Khoa Tp.HCM.) .......................................22
Hình 4.1: Tỷ trọng nhóm độ tuổi doanh nghiệp ........................................................30
Hình 4.2: Mơ hình thang đo tổng thể ........................................................................45
Hình 4.3: Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ................................48


-1-

1. CHƯƠNG MỘT: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do hình thành đề tài
Khái niệm kinh tế tri thức xuất hiện vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20. Các nền
kinh tế phát triển trên thế giới đang chuyển sang kinh tế tri thức với những thay đổi
sâu sắc về cách thức hoạt động sản xuất kinh doanh, cách tổ chức quản lý, cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động, vị trí con người trong sản xuất.
Ngày nay là một kỷ nguyên của tri thức và tri thức là yếu tố quan trọng cho phép

nhiều tổ chức, cá nhân có thể duy trì cạnh tranh trên thị trường hoặc nơi làm việc.
Trong vịng vài năm trở lại đây, các cơng ty, các chính phủ, và các tổ chức đã chứng
tỏ sự quan tâm ngày càng lớn đến các chủ đề về tầm quan trọng của quản lý tri thức
(Davenport, 1999; Liebowitz & Wright, 1999; Malhotra, 2000). Trong thời đại kinh
tế tri thức, tri thức được xem là yếu tố cơ bản để tạo ra sự giàu có và thịnh vượng, và
là một trong những tác nhân quan trọng cho sự thành công trong kinh doanh. (Riege,
2007). Trong nền kinh tế nơi mà chỉ có một điều chắc chắn là sự không chắc chắn,
chỉ một nguồn lực chắc chắn cho lợi thế cạnh tranh cuối cùng là tri thức (I. Nonaka,
1995).
Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam ta đang bị chi phối bởi xu hướng tồn cầu hóa, trong
đó kinh tế tri thức giữ vai trò quan trọng. Trong sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh
tế tồn cầu đó, sáng tạo đổi mới trở thành điểm tựa chủ yếu của bất cứ tổ chức nào.
Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng làm cho vịng đời sản phẩm trở nên ngắn
hơn và tỉ lệ phát triển sản phẩm mới cao hơn. Và múc độ phức tạp của sáng tạo đổi
mới đã tăng lên theo mức tăng số lượng tri thức của một tổ chức (Maria, 2007). Sáng
tạo đổi mới tạo ra năng lực cạnh tranh, phản ứng tốt lại sự tăng trưởng và thay đổi
phức tạp của nhu cầu khách hàng và vì vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp giữ vững năng
lục cạnh tranh và tăng trưởng dài hạn.
Bên cạnh đó, áp lực hoạt động hiệu quả và tăng trưởng, tồn tại đòi hỏi sự nổ lực của
doanh nghiệp trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình. Một doanh nghiệp


-2-

với khả năng quả lý tri thức của mình sẽ sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và vì vậy
doanh nghiệp sẽ trở nên sáng tạo và hoạt động hiệu quả hơn (Darroch, 2005).
Cho tới hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vai trò của quản lý tri thức trong các
hoạt động của doanh nghiệp. Dựa trên quan điểm dựa vào nguồn lực và quan điểm
dựa vào tri thức, nghiên cứu của Wang và cộng sự (2009) đã khám phá ra vai trò
trung gian của định hướng thị trường trong quan hệ giữa định hướng quản lý tri thức

và hiệu quả doanh nghiệp và cho rằng định hướng quản lý tri thức có thể nâng cao
hiệu quả doanh nghiệp, nhưng nó cần phải được đi kèm với định hướng thị trường để
có thể hiện thực hóa những lợi ích này. Đây cũng là kết quả của Chien (2006) khi
thực hiện nghiên cứu trên lĩnh vực khách sạn ở Hong Kong. Ở khía cạnh khác, cũng
tồn tại rất nhiều nghiên cứu lại cho rằng vai trò trung gian của sáng tạo đổi mới trong
quan hệ giữa định hướng quản lý tri thức và hiệu quả doanh nghiệp (Ferreira &
Santos, 2014; Darroch, 2005; Marques và cộng sự, 2014). Một số nghiên cứu khác
chỉ ra rằng sáng tạo đổi mới là vai trò trung gian giữa định hướng thị trường và hiệu
quả doanh ngiệp (Jimenez-Jimenez & Valle, 2008; Yazhou & Jian, 2013).
Ở một phương diện khác, việc xem xét quan hệ kết hợp giữa bốn khái niệm định
hướng quản lý tri thức, định hướng thị trường, sáng tạo đổi mới, và hiệu quả doanh
nghiệp được đề cập ở trên sẽ cung cấp một cách nhìn tổng thể về từng vai trị của các
hoạt động này trong việc tạo ra hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nổi bật hơn, trong nền kinh tế phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa của chúng
ta, áp lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tăng trưởng. Muốn
nâng cao hiệu quả kinh doanh, bản thân các doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo,
hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra mơi trường hoạt động
có lợi cho mình. Do vậy, nghiên cứu này sẽ tập trung vào quan hệ giữa quản lý tri
thức, định hướng thị trường, sáng tạo đổi mới và hiệu quả doanh nghiệp.


-3-

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng và kiểm định mô hình thể hiện quan hệ giữa định hướng quản lý tri thức,
định hướng thị trường, sáng tạo đổi mới, và hiệu quả doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Tp Hồ Chí
Minh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này. Thông tin
sẽ được thu thập trên hai nguồn: thứ cấp và sơ cấp. Quy trình nghiên cứu gồm hai
giai đoạn:
Nghiên cứu sơ bộ, dựa vào cơ sở lý thuyết để xây dựng thang đo và các giả thuyết
nghiên cứu. Thang đo cho các khái niệm kế thừa từ lý thuyết và các nghiên cứu đã có
trước đó, kết hợp thảo luận khoảng 5-7 nhà quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
để nhận diện và hiệu chỉnh thang đo dùng trong bảng câu hỏi, kết hợp tham khảo ý
kiến các chuyên gia trong lĩnh vực ngành để đảm bảo độ giá trị nội dung và ngơn từ
cho bảng câu hỏi. Sau đó phát triển bảng khảo sát và thu thập dữ liệu trực tiếp các
nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn Tp. Hồ Chí Mình (thơng qua bảng
câu hỏi được thiết kế trước).
Nghiên cứu chính thức, thực hiệu khảo sát chính thức trên mẫu nghiên cứu đã chọn
bằng thang đo hoàn chỉnh, dữ liệu thu thập được đánh giá độ phù hợp thang đo bằng
các phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha), phân tích độ giá trị hơi tụ và
đột giá trị phân biệt với phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng
định (CFA) với phương pháp phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử
dụng để kiểm định mơ hình lý thuyết.


-4-

1.5. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, thấu hiểu được các mối quan hệ giữa các yếu tố định hướng quản
lý tri thức, định hướng thị trường, sáng tạo đổi mới và hiệu quả doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn, tìm hiểu tại sao có kết quả hoạt động khác nhau giữa các doanh
nghiệp đã được thực hiện bởi nhiều rất nhiều các nhà nghiên cứu. Các nhà quản lý và
nghiên cứu tin rằng định hướng quản lý tri thức hiệu quả có thể làm tăng kết quả hoạt
động. Nghiên cứu này sẽ khám phá vai trò trung gian của định hướng thị trường và
sáng tạo đổi mới trong quan hệ giữa định hướng quản lý tri thức và kết quả hoạt động.
Và vì vậy, sẽ bổ sung góc nhìn đầy đủ để hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định chiến

lược nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Cung cấp cơ sở cho việc ra quyết
định trong doanh nghiệp, các hoạt động nào doanh nghiệp nên tham gia vào, các
nguồn lực nào sẽ được phân bổ cho các hoạt động khác nhau và các nguồn lực nào
nên được sử dụng.


-5-

2. CHƯƠNG HAI: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ xem xét, đánh giá và chọn lọc lại các khái niệm đã có trước đây liên
quan đến định hướng quản lý tri thức, định hướng thị trường, sáng tạo đổi mới và
hiệu quả doanh nghiệp. Đặc biệt là xem xét các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu
trước đây về mối quan hệ giữa các khái niệm. Qua đó, hình thành mơ hình nghiên
cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1

Tri thức

Các nghiên cứu sử dụng tri thức làm khái niệm khơng có gì mới lạ (Davenport &
Prusak, 1998). Các định nghĩa về tri thức trải dài từ thực tiễn đến khái niệm cho đến
triết học, và trong phạm vi từ rộng đến hẹp (Beckman, 1999). Thuật ngữ “thông tin”
và “tri thức” thường bị sử dụng qua lại một cách nhầm lẫn. Tri thức và thơng tin có
thể khó phân biệt tại một thời điểm bởi vì cả hai đều có giá trị và cũng bao gồm sự
tác động của con người hơn là các dữ liệu thô thông thường (Stewart, 2001; Stewart,
1997). Tuy nhiên, có sự phân biệt rõ ràng giữa dữ liệu, thông tin, và tri thức. Trong
khi dữ liệu bao gồm tập các sự kiện, đo lường, các thống kê; thơng tin có thể được
phân loại như là dữ liệu đã được xử lý hoặc tổ chức (Aronson, 2002). “Thông tin là
thứ tạo ra tri thức để chúng ta có thể học được tri thức đó” (Drestske, 1981, p.44).
Thơng tin là một dịng chảy của các thơng điệp, còn tri thức được tạo ra và được tổ

chức từ dịng chảy thơng tin, và cách hiểu này nhấn mạnh một khía cạnh thiết yếu của
tri thức có liên quan đến hành động của con người (Nonaka, 1994). Chính vì vậy, tri
thức là thơng tin mang tính ngữ cảnh, tính liên quan và tính hành động (Aronson,
2002). Dựa trên sự phân biệt này, tri thức là thông tin mà được chuyển hóa vào trong
ý nghĩ của từng cá nhân, được ngữ cảnh hóa và mang ý nghĩa.
Theo như Aronson (2002), tri thức có các yếu tố mang tính thực nghiệm và tính phản
ánh mạnh mẽ có thể giúp phân biệt nó với thơng tin trong một hồn cảnh cho trước.
Có được tri thức mang ý nghĩa rằng tri thức đó có thể được sử dụng để giải quyết một


-6-

vấn đề, tuy nhiên việc có được thơng tin lại không mang ý nghĩa tương tự. Khả năng
hành động là một phần không thể thiếu của việc hiểu biết. Cho ví dụ, 2 con người
trong cùng một hồn cảnh với các thơng tin giống nhau sẽ khơng có cùng khả năng
sử dụng thơng tin đó hiệu quả như nhau. Vì vậy, có sự khác biệt trong khả năng của
mỗi người trong việc làm gia tăng giá trị. Sự khác biệt này có thể do sự chênh lệch
về kinh nghiệm, đào tạo, và quan niệm khác nhau. Trong khi dữ liệu, thơng tin và tri
thức có thể được xem như là tài sản của một tổ chức, tri thức lại mang ý nghĩa cao
hơn là dữ liệu và thông tin. Tri thức có ý nghĩa, vì vậy thường sẽ có giá trị hơn.
Kết luận rằng, tri thức bao gồm thông tin và dữ liệu đã được tổ chức và phân tích cho
dễ hiểu để có thể ứng dụng vào việc giải quyết vấn đề, ra quyết định, học tập và giảng
dạy, và làm tăng hoạt động (Beckman, 1997; Turban, 1992). Tri thức bao gồm sự thật
và niềm tin, quan điểm và khái niệm, đánh giá và hy vọng, cơ sở lý thuyết, và các bí
quyết; và được sở hữu bởi con người hoặc các cơng cụ trung gian, ví dụ như máy
tinh. Nói cách khác, tri thức được dùng để xác định rằng một tình huống mang ý nghĩa
gì và cách giải quyết nó (Wiig, 1993). Tri thức cũng phát triển theo thời gian thơng
qua kinh nghiệm, cho phép nó kết nối với các tình huống và các sự kiện mới theo ngữ
cảnh (Aronson, 2002). Tri thức được phân bổ thông qua cá nhân, nhóm, thủ tục, định
mức, thực hiện cơng việc và thơng qua các hệ thống kỹ thuật ví dụ như kho thơng tin

nội bộ và bên ngồi. Dựa theo mục đích của nghiên cứu này, tác giả thừa nhận định
nghĩa tri thức như là một niềm tin được chứng minh là đúng làm tăng khả năng của
một thực thể hành động hiệu quả (Huber, 1991; Nonaka, 1994).
2.1.2

Tri Thức ẩn và tri thức hiện

Con người có thể biết nhiều hơn là họ có thể truyền đạt tri thức. Tri thức có thể được
diễn đạt thành từ ngữ và những con số chỉ thể hiện một phần của toàn bộ tri thức có
thể có (Nonaka, 1994). Polanyi (1998) vào năm 1958 lần đầu tiên đã khái niệm hóa
tri thức nhân loại thành hai nhóm: tri thức hiện và tri thức ngầm. Tri thức hiện hay tri
thức có hệ thống đề cập đến loại tri thức mà có thể được truyền tải thơng qua hệ thống
ngơn ngữ chính thức. Ngược lại, tri thức ngầm có tính chất riêng biệt khiến cho việc


-7-

hợp thức hóa và giao tiếp trở nên khó khăn. Tri thức ngầm ăn sâu vào hành động,
cam kết và liên quan đến một hoàn cảnh cụ thể.
Polanyi (1998) đã diễn giải nội dung của tri thức hiện và tri thức ngầm theo hoàn
cảnh triết học; Nonaka (1994) cùng với Takeuchi (1995) đã mở rộng ý tưởng của
Polanyi theo hướng thực tế hơn. Theo như Nonaka (1994) tri thức hiện thì riêng biệt
hoặc “ở dạng số” và được ghi nhận lại dưới dạng các ghi chép có thể được tìm thấy
trong các thư viện lịch sử, các lưu trữ, và các cơ sở dữ liệu. Tri thức hiện được đánh
giá một cách liên tục.
Tri thức ngầm là hoạt động liên tục bao gồm việc hiểu biết và các hiện thân mà
Baterson (1987) gọi là “tín hiệu”. Theo ngữ cảnh này, giao tiếp giữa các cá nhân có
thể được coi như là một quá phát tín hiệu nhằm mục đích chia sẻ các tri thức ngằm
để thấu hiểu được nhau. Việc hiểu nhau này bao gồm một loại “xử lí song song” các
sự phức tạp của vấn đề hiện tại, khi nhiều chiều của vấn đề được giải quyết song song.

Tri thức hiện giải quyết nhiều khía cạnh khách quan, hợp lí và mang tính kỹ thuật, có
thể kể đến dữ kiệu, chính sách, thủ tục, phần mềm và văn bản; tri thức hiện thường
có ở trong các lĩnh vực học tập chủ quan, nhận thức và mang tính kinh nghiệm.
(Nonaka & Takuechi, 1995).
Tri thức ngầm bao gồm cả các yếu tố chủ quan và kỹ thuật (Nonaka, 1994). Một yếu
tố mang tính nhận thức được dựa trên “mơ hình trí tuệ” của Johnson-Laird’s (1983),
trong đó con người được thể hiện là mơ hình hoạt động của thể giới nhằm tạo ra và
điều khiển tín hiệu từ tâm trí họ; những mơ hình hoạt động này bao gồm các sơ đồ,
mơ hình, tín ngưỡng, và các quan điểm cung cấp “các khía cạnh” giúp cho mỗi cá
nhân xác định được thế giới của bản thân. Các yếu tố nhận thức của tri thức ngầm đề
cập đến quan điểm của mỗi cá nhân về thực tế và tầm nhìn cho tương lai (Nonaka,
1994). Ngược lại, các yếu tố kỹ thuật của tri thức ngầm bao gồm các bí quyết cụ thể,
các kỹ năng có thể được áp dụng trong các hồn cảnh cụ thể.


-8-

2.1.3

Tri thức tổ chức

Trong bài nghiên cứu này, tri thức tổ chức được xem như là dạng tri thức được chia
sẻ để mỗi cá nhân có thể hiểu được, diễn giải được, và áp dụng được vào một hoàn
cảnh cụ thể của tổ chức. Đây là những ý kiến được nêu lên trong bài nghiên cứu của
Bhatt (2000). Tri thức tổ chức có thể được hình thành thơng qua sự tương tác xã hội.
Từ đó, tri thức được tạo ra hoặc được lưu giữ lại bởi mỗi cá nhân sẽ được biến đổi và
hợp thức hóa (Nonaka, 1994).
Mỗi tổ chức đều nắm giữ các tài liệu trí tuệ có giá trị, được lưu giữ dưới dạng tài sản
hoặc các nguồn lực, các quan điểm ngầm và hiện cũng như các khả năng, dữ liệu,
thông tin và tri thức. Tri thức được tạo ra bởi con người, và một tổ chức khơng thể

tạo tự tạo ra tri thức nếu khơng có sự can thiệp của con người. Tổ chức hỗ trợ các cá
nhân sáng tạo hoặc cung cấp ngữ cảnh cho cá nhân đó để tạo ra tri thức. Tri thức được
hiểu là tập hợp những gì đã biết: sự quen thuộc, sự nhận biết, hoặc những hiểu biết
có được thơng qua kinh nghiệm, trong một bối cảnh kinh doanh, nhằm hướng dẫn các
hoạt động và các quy trình quản trị (Liebowitz & Wright, 1999). Tri thức, thứ mà có
thể được xem như là sự kết hợp giữa thông tin và kinh nghiệm, hoàn cảnh, diễn giải,
và phản ánh, là một dạng thơng tin có giá trị cao được sở hữu bởi con người và có thể
áp dụng và các quy trình kinh doanh, ra quyết định, và hành động (Nonaka, 1994).
Ý tưởng về việc quá trình chuyển giao tri thức hiện và tri thức ngầm của Nonaka và
Takeuchi (1995) đã tạo ra một nền tảng thực dụng trong việc quản trị tri thức tổ chức.
Chính vì vậy, việc tạo ra tri thức tổ chức nên được hiểu theo thuật ngữ là một quá
trinh mang “tính tổ chức” nhằm khuếch đại kiến thức được tạo ra bởi mỗi cá nhân,
và kết tinh lại nhưng là một phần của mạng lưới tri thức trong tổ chức (Nonaka, 1994;
Nonaka & Takeuchi, 1995). Nonaka (1994) cịn giải thích thêm rằng tri thức tổ chức
có thể được tạo ra thông qua tương tác xã hội ở một mức độ mà tri thức được tạo ra
và được lưu trữ bởi mỗi cá nhân được lưu trữ và hợp thức hóa. Có hai mức độ tương
tác xã hội: chính thức và khơng chính thức. Sư tương tác khơng chính thức sẽ tạo ra
một diễn đàn trung gian để nuôi dưỡng các phần nổi của tri thức và phát triển các ý
tưởng mới theo các đơn vị khác nhau của tổ chức. Vì cộng đồng khơng chính thức


-9-

này có thể vượt ra ngồi phạm vi tổ chức, ví dụ, có thể kể đến các nhà cung cấp,
khách hàng, đối tác kinh doanh, hay thậm chí là các đối thủ cạnh tranh, việc tổ chức
có khả năng tích hợp các khía cạnh của kiến thức từ thị trường vào chiến lược phát
triển nội bộ là điều quan trọng. Nếu điều này được thực hiện một cách hiệu quả, các
tri thức mới có liên quan đến các quy trình hoặc các cơng nghệ tạo nên tính hiệu quả
của tổ chức có thể đạt đến mức phổ biến rộng rãi hơn trong nội bộ tổ chức. Ngược
lại, các quy định chính thức nhằm xây dựng tri thức ở mức độ liên tổ chức, ví dụ như

sự hình thành các liên minh hoặc th ngồi có thể mở rộng sự liên kết giữa các cộng
đồng tương tác khơng chính thức.
Trong lĩnh vực kinh doanh, tri thức được ghi nhận là tài sản tổ chức có giá trị
(Drucker, 1993,; Stewart, 1997, 2001). Đây không chỉ là một nguồn tài nguyên khác
bên cạnh các yếu tố truyền thống như đất đai, lao động hay nguồn vốn; hơn thế nữa,
Drucker (1993) đã khẳng định rằng tri thức là nguồn tài nguyên duy nhất có ý nghĩa
trong lực lượng lao động hiện nay. Tuy nhiên, trừ khi được quản lý một cách có hiệu
quả, tri thức có thể khơng chuyển đổi thành tài sản vơ hình có giá trị, tài sản này sẽ
giúp cho tổ chức trở nên cạnh tranh hơn và hoạt động hiệu quả hơn (Capon, Farley;
Chiesa, Coughlan, & Voss, 1996; Skyrme & Amidon, 1997).
2.1.4

Quản lý tri thức

Quản lý tri thức là quá trình quản lý bao gồm việc ghi nhận những tri thức được tạo
ra hoặc do mỗi cá nhận đạt được và phổ biến các tri thức đó đến những thành viên
khác trong tổ chức. Theo như Wiig (1994), quá trình quản lý tri thức sẽ giúp cho tổ
chức xác định, lựa chọn, tổ chức, lưu trữ, phổ biến, và chuyển giao các các tri thức
quan trọng cũng như là thẩm định các tri thức đã được tổ chức lưu trữ lại theo một
cách phi cấu trúc. Quản lý tri thức tập trung vào việc xác định tri thức, giải thích các
các tri thức đó theo cách để các tri thức đó có thể được chia sẻ theo các kênh chính
thức hoặc khơng chính thức. Từ đó, nâng cao giá trị thơng qua việc tái sử dụng các
tri thức đó (Wiig, 1994). Q trình này giúp thúc đẩy tính hiệu quả cũng nhưng là


-10-

tính tồn vẹn trong q trình giải quyết vấn đề, học tập linh hoạt, hoạch định chiến
lược, và ra quyết định.
Quản trị tri thức là một cách để thúc đẩy quá việc học tập trong tổ chức, từ đó dẫn

đến việc tạo ra tri thức (Aronson, 2002). Với quan điểm đó, quản trị tri thức được
định nghĩa là các hành động và các quá trình được sử dụng trong việc đưa ra, xác
nhận, tạo lập, lưu trữ, chia sẻ, và sự ứng dụng tri thức trong tổ chức.
2.1.5

Định hướng quản lý tri thức

Cho đến hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về quản lý tri thức từ nhiều góc nhìn khác
nhau và định nghĩa về quản lý tri thức đã tồn tại rất nhiều. Dựa vào mục đích của
nghiên cứu này, tác giả sẽ chọn lọc lại và tập trung vào một số định nghĩa về quản lý
tri thức. Quản lý tri thức ban đầu được định nghĩa như là quá trình áp dụng một
phương pháp tiếp cận hệ thống cho việc thu thập, cấu trúc, quản lý, và truyền đạt tri
thức trong một tổ chức để có thể làm việc nhanh hơn, tái sử dụng những phương pháp
thực hiện tốt nhất, giảm thiểu chi phí cho cho các hoạt động sửa sai trong các dự án
(Nonaka & Takeuchi, 1995).
Gloet và Terziovski (2004) mô tả quản lý tri thức như là sự hình thức hóa, truy cập
kinh nghiệm, tri thức và chuyên môn, những thứ tạo ra các khả năng mới, làm cho
kết quả tốt hơn, khuyến khích sáng tạo cải tiến và nâng cao giá trị khách hàng. Tác
giả này cũng cho rằng quản lý tri thức như một thuật ngữ “cây dù” bao gồm nhiều
các thuật ngữ thành phần bên trong cấu thành nó như: sự tạo dựng tri thức, đánh giá
và đo lường tri thức, sắp xếp tri thức, di chuyển, lưu trữ, phân phối và chia sẻ tri thức.
Darroch và McNaughton (2002) cho rằng quản lý tri thức là một chức năng quản lý,
tạo ra hay xác định tri thức, quản lý dòng chảy tri thức và đảm bảo tri thức được sử
dụng một cách hiệu quả và hiệu suất cho lợi ích lâu dài của tổ chức.
Dựa trên các khái niệm lý thuyết và phạm vi của nghiên cứu này, quản lý tri thức
được xem là quá trình thu thập, chia sẻ, hấp thụ và sẵn sàng chấp nhận tri thức, đảm
bảo tri thức được sử dụng hiệu quả và hiệu suất để mang lại lợi ích lâu dài cho tổ
chức.



-11-

Tuy nhiên, quản lý tri thức là chưa đủ; sự hiểu biết cần phải được thực hành. Cho
nên, cần phải chú ý đến hành vi xây dựng nên quản lý tri thức để nâng cao hiệu quả
hoạt động. Darroch (2005) cho rằng một tổ chúc chứng tỏ năng lực trong quản lý tri
thức có một định hướng quản lý tri thức và quản lý tri thức đó trở thành triết lý dẫn
đường và ảnh hưởng đến các chiến lược của nhà quản lý tổ chức.
Tương đồng quan điểm đó, nghiên cứu này sẽ sử dụng định nghĩa định hướng quản
lý tri thức như khuynh hướng của doanh nghiệp liên quan đến việc xây dựng sự hiểu
biết của doanh nghiệp (bộ nhớ tổ chức) cũng như các khuynh hướng chia sẻ (chia sẻ
kiến thức), đồng hóa (hấp thụ kiến thức), và được tiếp nhận sự hiểu biết mới (Sự chấp
nhận tri thức), (Wang và cộng sự, 2009). Thang đo định hướng quản lý tri thức là
thang đo bậc hai bao gồm bốn thang đo bậc nhất kể trên của Wang và cộng sự (2009)
được kế thừa trong nghiên cứu này.
2.1.6

Định hướng thị trường

Nghiên cứu về định hướng thị trường đã phát triển đáng kể từ khi công bố của Narver
& Slater (1990) và Kohli & Jaworkski (1990) về định hướng thị trường và tầm quan
trọng của nó đối với sự thành công trong kinh doanh. Theo tác giả của hai công bố
đó, cho rằng sự quan trọng của định hướng thị trường đối với hiệu quả kinh doanh và
lợi thế cạnh tranh thơng qua tạo ra và duy trì lợi nhuận, giá trị khách hàng tốt hơn,
các tác giả xem xét nó xảy ra theo hai cách khác nhau.
Narver and Slater (1990) xem định hướng thị trường như là một văn hóa nơi mà văn
hóa doanh nghiệp và các quy tắc tạo ra một thái độ dựa trên niềm tin và giá trị rằng
khách hàng luôn luôn là trung tâm của các hoạt động doanh nghiệp. Hiểu biết, phân
tích và thõa mãn nhu cầu khách hàng hiện tại và tiềm ẩn là mục tiêu quan trọng hàng
đầu. Ba khía cạnh của khái niệm về định hướng thị trường là định hướng khách hàng,
định hướng đối thủ cạnh tranh và bố trí chức năng nội bộ.

Ở mặt khác thì Kohli và Jaworski (1990) xem xét định hướng thị trường dựa trên
quan điểm quy trình và hành vi nơi mà định hướng thị trường gồm các hoạt động thu


×