Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Lập kế hoạch và quản lý rủi ro dự án thi công công trình bờ kè tại nhà máy giấy lee man cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

PHẠM MINH KHANG

LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN
THI CƠNG CƠNG TRÌNH BỜ KÈ TẠI NHÀ MÁY GIẤY
LEE & MAN – CẦN THƠ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

KHĨA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 10 năm 2016


i
CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan

Cán bộ chấm nhận xét 1: ...............................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: ...............................................................................................

Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá khóa luận thạc sĩ gồm:
1. ..............................................................


2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................
5. ..............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá khóa luận và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi khóa luận đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CƠNG NGHIỆP


ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHẠM MINH KHANG

MSHV: 13170677

Ngày, tháng, năm sinh: 01/11/1987

Nơi sinh: Vĩnh Long

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 60 34 01 02

I. TÊN ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN THI
CƠNG CƠNG TRÌNH BỜ KÈ TẠI NHÀ MÁY GIẤY LEE & MAN – CẦN
THƠ
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:


Lập kế hoạch cho dự án thi cơng cơng trình bờ kè tại Nhà máy giấy LEE &

MAN – Cần Thơ.


Xác định các yếu tố rủi ro, mức độ rủi ro, và từ đó đề xuất các đối sách giảm

thiểu rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu của dự án.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 23/05/2016
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 07/10/2016
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS.NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN
Tp. HCM, ngày … tháng … năm 2016.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
(Họ tên và chữ ký)



iii

Lời cảm ơn
Chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Quản lý Công nghiệp, Trường Đại
học Bách Khoa Tp.Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cho tôi
trong suốt thời gian theo học và thực hiện khóa luận.
Chân thành cảm ơn Cơ TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện khóa luận này. Những góp ý và phương pháp
làm việc khoa học của Cô đã hỗ trợ đắc lực cho tơi trong suốt q trình hồn thành
khóa luận. Nếu khơng có sự hướng dẫn tận tình của Cơ, chắc chắn khóa luận sẽ
khơng hồn thành.
Chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng bảo vệ đề cương khóa luận
đã có những góp ý để đề tài thực hiện có giá trị hơn.
Chân thành cảm ơn các anh các chị đang công tác tại công ty TNHH Hồng
Trung Chính đã hỗ trợ, cung cấp dữ liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện
khóa luận.
Cuối cùng, cảm ơn gia đình và bạn bè đã hỗ trợ, động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện khóa luận.
Trong q trình thực hiện, đề tài khó tránh những sai sót, tơi rất mong nhận
được sự góp ý từ Quý thầy cô và các anh chị để đề tài được hồn thiện hơn.

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Học viên thực hiện

Phạm Minh Khang


iv


Tóm tắt khóa luận
Các dự án xây dựng khi triển khai thi cơng thường có những thay đổi do
nhiều ngun nhân khách quan và chủ quan khác nhau, ảnh hưởng đến việc hồn
thành mục tiêu dự án có nhiều sai lệch như bị trễ tiến độ, vượt chi phí. Vì vậy,
mục tiêu của đề tài “Lập kế hoạch và quản lý rủi ro dự án thi cơng Cơng trình bờ
kè tại Nhà máy giấy LEE & MAN – Cần Thơ” là lập kế hoạch cho dự án và xác
định các yếu tố rủi ro tác động đến chi phí, thời gian thi cơng, từ đó đề xuất các
đối sách giảm thiểu rủi ro.
Đề tài đã xác định được phạm vi dự án, thiết lập ưu tiên và cấu trúc phân chia
công việc (WBS) cho dự án. Đề tài sử dụng phương pháp ước tính PERT để lập kế
hoạch tiến độ thi cơng, kết quả ước tính thời gian hồn thành cho dự án sau điều
chỉnh (TE) là 263 ngày, với xác suất hoàn thành là 83.89%. Bên cạnh việc lập kế
hoạch tiến độ thì bảng lập kế hoạch chi phí cũng đã được xác định. Với phương
pháp ước tính chi phí từ dưới lên, kết quả tổng chi phí hồn thành dự án là
18,095,577,500 đồng.
Đề tài cũng đã xác định được các yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu
hoàn thành của dự án bao gồm: rủi ro kỹ sư thiếu hiểu biết, kinh nghiệm thi công
(A.1), năng lực nhà cung cấp, thầu thi công yếu kém (A.2), thiếu nhân sự thi công
(A.3), giám sát không đủ năng lực, cấu kết gian lận giữa các bên liên quan (B.2),
thời tiết (E.1), tổ chức thi công kém (B.3) và sự biến động giá cả vật liệu xây dựng
(C.4). Trên cơ sở đã xác định được các yếu tố rủi ro, tác giả đã đưa ra các đối sách
giảm thiểu cho từng rủi ro.
Đề tài được sử dụng làm hồ sơ cơ sở cho ban quản lý dự án khi triển khai thi
cơng và kiểm sốt dự án. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho các dự án tiếp theo
trong công ty về công tác lập kế hoạch và quản lý rủi ro.


v

Abstract

During the actual construction, changes are often due to various subjective and
objective reasons difference, affect the completion of the project objectives as
schedule delays andcost increases. Therefore, the objective of the topic "Planning
and managing risks for embankment construction project at Lee & Man Paper
Manufacturing – Can Tho" is planning and identifying risk factors affecting the
cost, construction schedule time, which proposes to reduce risk.
Case study has identified the project scope, set priorities and work breakdown
structure (WBS) for the project. Using method PERT estimates to plan the
construction schedule, the results estimated completion time after adjustment (TE):
263 days, with a probability of 83.89% . Besides, the planning costs have also been
identified. With an estimated cost method (the bottom up), resulting in total cost to
complete the project is 18,095,577,500 VND.
This project has also identified risk factors may affect the target completion of
the project include: engineer has not enough knowledge or experience in
construction (A.1), supplier and contractor capacity are weak (A.2), lack of
construction personnel (A.3), incompetent supervision consultants, fraudulent
collusion between the parties (B.2), the weather (E.1), weak construction
organization (B.3) and raw material price volatility (C.4). Based on identified risk
factors, the authors came up with policy responses to mitigate each risk.
Case study is used as a base profile for management when implementing and
controlling construction projects. Case study is also a reference for the next project
in the company to work up plans and risk management.


vi

Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan khóa luận được thực với tên đề tài “Lập kế hoạch và quản lý rủi
ro dự án thi cơng cơng trình bờ kè tại Nhà máy Giấy Lee & Man – Cần Thơ” là
công trình nghiên cứu khoa học của riêng tơi. Các số liệu nêu ra và trích dẫn trong

khóa luận là trung thực. Tồn bộ kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng được
bất cứ ai khác công bố tại bất kỳ cơng trình nào.

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Tác giả khóa luận

Phạm Minh Khang


vii

Mục lục
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt khóa luận...................................................................................................... iv
Abstract .......................................................................................................................v
Mục lục ..................................................................................................................... vii
Danh mục các bảng biểu .............................................................................................x
Danh mục hình vẽ ..................................................................................................... xi
Danh mục các ký hiệu, viết tắt ................................................................................. xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................1
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ................................................................................1
1.2. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ..........................................................................2
1.3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .............................................................................................3
1.4. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ...............................................................................................3
1.5. PHẠM VI THỰC HIỆN .......................................................................................3
1.6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...........................................................................3
1.6.1 Quy trình thực hiện ..........................................................................................3
1.6.2 Dữ liệu thực hiện..............................................................................................4
1.7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI .................................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................6

2.1 CÁC KHÁI NIỆM ................................................................................................6
2.1.1 Khái niệm dự án ...............................................................................................6
2.1.2 Quản lý dự án ...................................................................................................6
2.1.3 Khái niệm về rủi ro và quản lý rủi ro ...............................................................7
2.1.4 Tổng quan về quản lý dự án theo PMBOK......................................................8
2.1.5 So sánh các phương pháp quản lý dự án ..........................................................9
2.2 LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN .................................................................................10
2.2.1 Xác định dự án ...............................................................................................10
2.2.2 Lập kế hoạch tiến độ thi công ........................................................................13
2.2.3 Lập kế hoạch chi phí dự án ............................................................................16
2.3 QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DỰ ÁN ................................................................18


viii
2.3.1 Nhận dạng rủi ro ............................................................................................19
2.3.2 Phân tích định tính rủi ro ................................................................................20
2.3.3 Phân tích định lượng rủi ro.............................................................................21
2.3.4 Lập kế hoạch đối phó rủi ro ...........................................................................22
2.4. TĨM TẮT CHƯƠNG 2 .....................................................................................22
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ............................................................23
3.1 GIỚI THIỆU CƠNG TY TNHH HỒNG TRUNG CHÍNH ............................23
3.2 KẾT QUẢ CÁC DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 ...........24
3.3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ..........................................................25
3.4 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN THI CÔNG BỜ KÈ SÔNG .......................26
3.4.1 Đặc điểm dự án ..............................................................................................26
3.4.2 Sơ đồ tổ chức quản lý dự án tại công trường .................................................26
3.4.3 Các giai đoạn thực hiện của dự án .................................................................27
3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .....................................................................................28
CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ RỦI RO DỰ ÁN .........................29
4.1 LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN ..................................................................................29

4.1.1 Xác định dự án ...............................................................................................29
4.1.2 Lập kế hoạch tiến độ ......................................................................................31
4.1.3 Lập kế hoạch chi phí dự án ............................................................................38
4.2 QUẢN LÝ RỦI RO ............................................................................................39
4.2.1 Nhận dạng các yếu tố rủi ro ...........................................................................39
4.2.2 Lập kế hoạch ngăn ngừa và giảm thiểu khi rủi ro xảy ra..............................44
4.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ......................................................................................50
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................51
5.1 CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI ............................................................51
5.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................................52
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................52
PHỤ LỤC 1 ...............................................................................................................54
PHỤ LỤC 2 ...............................................................................................................55
PHỤ LỤC 3 ...............................................................................................................56


ix
PHỤ LỤC 4 ...............................................................................................................59
PHỤ LỤC 5 ...............................................................................................................60
PHỤ LỤC 6 ...............................................................................................................62
PHỤ LỤC 7 ...............................................................................................................63
PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ...........................................................................64


x

Danh mục các bảng biểu
Bảng 2.1 Đầu vào, công cụ và kỹ thuật, và đầu ra của quá trình nhận dạng rủi ro
theo PMBOK .............................................................................................................19
Bảng 2.2 Thang bậc ảnh hưởng của rủi ro đến các mục tiêu chính dự án theo

PMBOK. ....................................................................................................................20
Bảng 2.3 Ma trận phân loại mức độ rủi ro theo theo PMBOK .................................21
Bảng 3.1 Tổng hợp số liệu các dự án đã thực hiện. ..................................................24
Bảng 3.2 Các giai đơạn thực hiện chu kỳ dự án .......................................................27
Bảng 4.1 Tổng hợp thời gian thi công cho từng công tác dự án. ..............................32
Bảng 4.2 Tổng hợp ngân sách ...................................................................................39
Bảng 4.3 Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án......................................................40
Bảng 4.4 Đánh giá kết quả ........................................................................................42
Bảng 4.5 Ma trận mức độ ưu tiên của các rủi ro theo thời gian hoàn thành dự án ...43
Bảng 4.6 Ma trận mức độ ưu tiên của các rủi ro theo chi phí ...................................43
Bảng 4.7 Ma trận phản ứng rủi ro tiến độ thi công ...................................................45
Bảng 4.8 Ma trận phản ứng rủi ro chi phí .................................................................48


xi

Danh mục hình vẽ
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức tại cơng ty TNHH Hồng Trung Chính ..............................23
Hình 3.2 Vị trí xây dựng cơng trình kè nhà máy giấy Lee & Man ...........................25
Hình 3.3 Sơ đồ tổng quát cơ cấu tổ chức quản lý trên cơng trường. ........................27
Hình 3.4 Ma trận ưu tiên dự án .................................................................................31
Hình 4.1 Tiến độ thi cơng và nhu cầu nhân lực cho dự án .......................................34
Hình 4.2 Tiến độ thi công và nhu cầu nhân lực cho dự án sau điều chỉnh ...............36
Hình 4.3 Biểu đồ phân bố xác suất của thời gian hoàn thành dự án .........................37
Hình 4.4 Biểu đồ phân bố xác suất của tổng hợp ngân sách .....................................49


xii

Danh mục các ký hiệu, viết tắt

Ký hiệu, viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BMI

Business Monitor International

BTCT DƯL

Bê tông cốt thép dự ứng lực

CHCT

Chỉ huy công trường

Đội TC

Đội thi công

PMBOK

A guide to the project management body of
knowledge, Project Management Institute, 2013

PMI

Project Management Institute

PERT


Program Evaluation and Review Technique

QLCL

Quản lý chất lượng

WBS

Cấu trúc phân việc


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Ngành Xây Dựng Việt Nam đã trải qua thời kỳ khó khăn trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế 2010 – 2012. Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng nước ta đạt
bình quân 4,4%/năm trong 3 năm trở lại đây (từ 2013 – 2015), cao hơn tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân năm 4,2%. Tính riêng giai đoạn 2014 – 2015, tốc độ tăng
trưởng của ngành xây dựng là 10,82%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2010 và là
ngành có tốc độ tăng trưởng cao thứ ba trong số các ngành đóng góp vào GDP cả
nước (Tổng cục thống kê, 2015).
Trong khi đó, giá trị sản xuất xây dựng 6 tháng đầu năm 2016 đạt 456.000 tỷ
đồng trong đó khu vực ngồi nhà nước thực hiện đến 394,2 tỷ đồng. Tính theo giá
so sánh, 6 tháng đầu năm giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng trưởng 8,7% so với
cùng kỳ năm trước (Tổng cục Thống kê, 2016)
Cũng theo dự báo của tổ chức nghiên cứu quốc tế BMI (Báo mới, 2016), tăng
trưởng của ngành xây dựng hạ tầng Việt Nam sẽ là 9,85%. Tốc độ tăng trưởng thực
trung bình khoảng 6%/năm trong giai đoạn 2016 – 2024. Theo BMI, ước tính một

loạt danh mục các dự án trọng điểm quốc gia chuẩn bị triển khai với tổng giá trị xây
dựng hơn 246 tỷ USD vào năm 2016 và hơn 274 tỷ USD vào năm 2017 đã duy trì
sự tăng trưởng của ngành và tạo thêm khả năng cho sự phát triển hơn nữa trong
tương lai.
Tuy nhiên ngành xây dựng lại được nhận xét như “Một ngành kinh doanh hấp
dẫn với nhiều rủi ro, đòi hỏi các bên tham gia phải nỗ lực và quyết tâm cao. Việc
hoàn thành một dự án đúng theo tiến độ và chi phí kế hoạch thật khó khăn và đáng
ngạc nhiên” (Callum, 2000).
Bên cạnh đó, Viện quản lý dự án (PMI) cũng nhận định kế hoạch thi cơng dự
án thường có những thay đổi do nhiều ngun nhân khách quan và chủ quan khác
nhau. Bởi xây dựng là một trong những lĩnh vực có vốn đầu tư lớn, thời gian thường
kéo dài và rất nhạy cảm đối với các tác động của rất nhiều yếu tố rủi ro.


2
1.2. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Các đơn vị đấu thầu thường đưa ra những giả định quá lạc quan về chi phí,
doanh thu và tiến độ thi cơng. Điều này đã ảnh hưởng đến việc quản lý dự án có
nhiều sai lệch so với mục tiêu của dự án là tăng chi phí, kéo dài tiến độ thi cơng. Cụ
thể tại Nhà thầu thi công là công ty TNHH Hồng Trung Chính, quản lý dự án tại
cơng ty đang sử dụng trong việc ước tính chi phí dự án và tiến độ thi công chủ yếu
dựa vào phần mềm dự tốn trong lĩnh vực xây dựng. Cơng ty chưa áp dụng quy
trình quản lý dự án theo chuẩn PMPOK và chưa xét đến các yếu tố rủi ro trong quá
trình quản lý dự án. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc ban quản lý dự án đã sử dụng
quen với việc sử dụng phần mềm dự toán xây dựng, chưa có kinh nghiệm, kiến thức
nhiều về các chuẩn quản lý dự án trên thế giới đang áp dụng, cụ thể là PMBOK.
Theo thống kê các dự án đã thực hiện trong 5 năm gần đây (2010 – 2015) tại cơng
ty TNHH Hồng Trung Chính, trung bình các dự án bị bội chi 16% so với dự toán,
và thời gian thi công kéo dài khoảng 20% lâu hơn so với kế hoạch ban đầu.
Vấn đề vượt thời gian và chi phí ảnh hưởng đến hiệu quả dự án và tổn hại

quyền lợi của các bên liên quan. Với chủ đầu tư, đó là sự sụt giảm về lợi nhuận đầu
tư, danh tiếng và thương hiệu. Với đơn vị tư vấn, niềm tin của chủ đầu tư mất đi và
kéo theo sự ra đi của những khách hàng tương lai. Nhà thầu xây dựng cũng phải
gánh chịu những hậu quả xấu do thiệt hại về tài chính và hơn thế nữa là bị mất uy
tín của cơng ty.
Quản lý dự án thi công là một trong những khâu vô cùng quan trọng khi
tiến hành xây dựng một cơng trình. Chi phí, tiến độ và chất lượng là các tiêu chí
hàng đầu được đặt ra khi đánh giá sự thành công của dự án xây dựng. Quản lý dự
án là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ
thời gian, chi phí và thực hiện giám sát các công việc dự án nhằm đạt được những
mục tiêu xác định. Đề tài “Lập kế hoạch và quản lý rủi ro dự án thi công Cơng
trình bờ kè tại Nhà máy giấy LEE & MAN – Cần Thơ” là công việc cấp thiết
cần làm để Nhà thầu thi công thực hiện được thành công.


3
1.3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Mục tiêu chính của đề tài là:


Lập kế hoạch cho dự án thi cơng cơng trình bờ kè tại Nhà máy giấy LEE &

MAN – Cần Thơ


Xác định các yếu tố rủi ro, mức độ rủi ro, và từ đó đề xuất các đối sách giảm

thiểu rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu của dự án.
1.4. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Đề tài “Lập kế hoạch và quản lý rủi ro dự án thi cơng cơng trình bờ kè tại Nhà

máy giấy LEE & MAN – Cần Thơ” cung cấp cho nhà thầu thi công bảng kế hoạch
tiến độ thi cơng, kế hoạch chi phí và đối sách để quản lý rủi ro cụ thể nhằm đảm bảo
dự án hoàn thành theo mục tiêu. Đề tài được sử dụng làm hồ sơ cơ sở cho ban quản
lý dự án khi triển khai và kiểm soát dự án thi công. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo
cho các dự án tiếp theo trong công ty về công tác lập kế hoạch và quản lý rủi ro.
1.5. PHẠM VI THỰC HIỆN
 Đối tượng nghiên cứu: Dự án thi công Cơng trình bờ kè Nhà máy giấy LEE &
MAN – Cần Thơ.
 Đối tượng phỏng vấn/khảo sát: Các kỹ sư, chuyên gia trong ngành và chuyên
gia trong ngành xây dựng.
 Giới hạn nghiên cứu: nghiên cứu chỉ tập trung vào việc lập kế hoạch và quản
lý rủi ro dự án đối với 2 mục tiêu của dự án trong giai đoạn thi cơng cơng trình
là tiến độ và chi phí. Ngoài ra, đề tài chưa xét đến nguồn lực máy móc và thiết
bị. Biểu đồ quản lý nhân cơng được sử dụng trong đề tài là nhân công lao động
phổ thơng.
1.6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.6.1 Quy trình thực hiện
Đề tài xác định phạm vi dự án, lập kế hoạch tiến độ, kế hoạch chi phí và quản
lý các yếu tố rủi ro tác động đến mục tiêu dự án trong giai đoạn thi công. Do vậy,
phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng là phù


4
hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài này. Tác giả thực hiện theo quy
trình quản lý dự án PMBOK qua các bước sau:
 Bước 1 – Xác định phạm vi dự án: xây dựng báo cáo phạm vi dự án, trong
đó cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi thực hiện và các sản phẩm chính của dự án,
thiết lập ưu tiên cho 3 ràng buộc chất lượng, tiến độ và chi phí. Sau đó, thiết lập cấu
trúc phân chia công việc (WBS) cho cả dự án dựa vào số liệu thu thập từ các dự án
tương tự đã thực hiện trước đây.

 Bước 2 – Lập kế hoạch tiến độ thi công: bao gồm việc xác định những cơng
tác cần hồn thành từ bảng cấu trúc phân chia công việc (WBS). Sử dụng kỹ thuật
PERT để ước tính 3 loại thời gian hồn thành của các cơng tác bao gồm ước tính lạc
quan, ước tính bi quan và ước tính thường xảy ra nhất. Sau đó, sử dụng biểu đồ
thanh ngang để theo dõi tiến độ dự án.
 Bước 3 – Lập kế hoạch chi phí dự án: Sử dụng kỹ thuật ước tính chi phí từ
dưới lên. Ước tính chi phí bao gồm các ước tính chi phí trực tiếp, chi phí quản lý dự
án và chi phí quản lý chung. Sau đó, lập ngân sách cho dự án.
 Bước 4 – Xác định và phân tính định tính các yếu tố rủi ro: Là q trình xác
định các rủi ro có thể ảnh hưởng đến mục tiêu dự án và văn bản hóa các đặc điểm
của chúng. Đối với giai đoạn thi công của dự án xây dựng, việc nhận dạng các yếu
tố rủi ro được thực hiện bằng cách: Sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm,
động não nhóm (Brainstorming) và bảng câu hỏi khảo sát đối với các kỹ sư và
chuyên gia trong ngành xây dựng nhằm nhận dạng các yếu tố rủi ro chính tác động
đến tiến độ và chi phí của dự án. Sau đó, sử dụng ma trận xác suất xảy ra và mức độ
ảnh hưởng để sắp xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro nhằm mục đích phục vụ cho việc
phân tích, làm cơ sở để đề xuất các đối sách ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro.
 Bước 5 – Lập kế hoạch ngăn ngừa và đề xuất các đối sách giảm thiểu rủi ro.
1.6.2 Dữ liệu thực hiện
Dữ liệu được sử dụng cho đề tài này bao gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ
cấp. Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.


Dữ liệu thứ cấp: sử dụng kết hợp từ các phương pháp phân tích hoạt động,

thống kê kinh nghiệm các dự án tương tự. Trong đó, các số liệu cần thu thập như:


5
 Tổng hợp kết quả đạt được của các dự án đã thực hiện so với mục tiêu ban đầu

về tiến độ, chi phí và chất lượng. Kết quả được sử dụng làm cơ sở cho việc
đánh giá hiệu quả quản lý dự án tại cơng ty TNHH Hồng Trung Chính.
 Số liệu từ chủ đầu tư (tiêu chuẩn kỹ thuật, chiều dài, cao độ,...) và số liệu từ đơn
vị thiết kế là Cơng ty TNHH Hồng Trung Chính (kết quả khảo sát địa chất,
thống kê kinh nghiệm) để làm dữ liệu đầu vào cho việc xác định phạm vi dự án,
cấu trúc phân chia cơng việc (WBS), ước tính thời gian và chi phí cho dự án.
 Số liệu thứ cấp từ các nhà cung cấp, nhà thầu phụ như giá vật liệu, giá nhân
công và máy để ước tính chi phí trực tiếp cho dự án.


Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn chuyên sâu một số chuyên gia có kinh nghiệm

trong lĩnh vực thi công kè sông để xác định sơ bộ các yếu tố rủi ro có thể tác động
đến dự án trong giai đoạn dự án triển khai thi cơng. Sau đó tiến hành khảo sát ý kiến
các kỹ sư, giám đốc, phó giám đốc dự án, chỉ huy trưởng, chỉ huy phó cơng trình và
tư vấn giám sát trong ngành có kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công kè sông để xác
định xác suất xảy ra của các yếu tố rủi ro và mức độ ảnh hưởng đến mục tiêu dự án.
1.7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Nội dung của khóa luận sẽ bao gồm 05 chương được bố cục cụ thể như sau:


Chương 1 Giới thiệu khái quát về lý do hình thành đề tài, mục tiêu, ý nghĩa đề
tài, phạm vi thực hiện, phương pháp thực hiện và quy trình thực hiện đề tài.



Chương 2 Giới thiệu tổng quan về cơ sở lý thuyết, các khái niệm về dự án,
quản lý dự án, các khái niệm về rủi ro, quy trình quản lý rủi ro trong dự án.




Chương 3. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Hồng Trung Chính, kết
quả các dự án đã thực hiện từ 2010 – 2015 và mô tả hiện trạng dự án, các giai
đoạn thực hiện của dự án thi công bờ kè tại nhà máy Giấy Lee & Man.



Chương 4. Lập kế hoạch dự án bao gồm xác định phạm vi, cấu trúc phân chia
cơng việc, ước tính thời gian thi cơng và chi phí. Sau đó, tác giả tiến hành
khảo sát để xác định các yếu tố rủi ro, phân tích định tính để xác định mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro và đề xuất các đối sách giảm thiểu rủi ro.



Chương 5. Tóm tắt lại kết quả đã phân tích, đồng thời đưa ra kết luận.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 CÁC KHÁI NIỆM
2.1.1 Khái niệm dự án
Theo quan điểm chung dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ
cần phải thực hiện theo một phương pháp riêng, trong khuôn khổ nguồn lực riêng,
kế hoạch tiến độ cụ thể nhằm tạo ra một sản phẩm mới. Từ đó cho thấy, dự án có
tính cụ thể, mục tiêu rõ ràng xác định để tạo ra một sản phẩm mới.
Theo viện quản lý dự án PMI (2013), dự án là “một nỗ lực tạm thời được cam
kết để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất”. Theo cách định nghĩa này, hoạt
động dự án tập trung vào 2 đặc tính:
 Nỗ lực tạm thời: mọi dự án đều có điểm bắt đầu và kết thúc cụ thể. Dự án chỉ

kết thúc khi đã đạt được mục tiêu dự án hoặc dự án thất bại.
 Sản phẩm và dịch vụ là duy nhất: điều này thể hiện có sự khác biệt so với
những sản phẩm, dịch vụ tương tự đã có hoặc kết quả của dự án khác.
Tóm lại có thể định nghĩa bằng một câu: Dự án là một chuỗi các công việc
(nhiệm vụ, hoạt động), được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều
kiện ràng buộc về phạm vi, thời gian và ngân sách.
2.1.2 Quản lý dự án
Phương pháp quản lý dự án lần đầu được áp dụng trong lĩnh vực quân sự của
Mỹ vào những năm 50 của thế kỷ trước. Các lực lượng cơ bản thúc đẩy sự phát
triển phương pháp quản lý dự án là:
 Nhu cầu thực tế cho thấy khách hàng ngày càng “khắt khe, khó tính” với các
hàng hố, dịch vụ, dẫn tới sự gia tăng độ phức tạp trong quy trình tổ chức,
quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
 Kiến thức của con người không ngừng phát triển về tự nhiên, xã hội, kinh tế,
kỹ thuật …
Quản lý dự án là “ứng dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các
hoạt động dự án để thỏa mãn các yêu cầu của dự án” theo PMI (2013).


7
Xét theo khía cạnh khác, quản lý dự án là một quá trình lập kế hoạch, điều
phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo
cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt
được các yêu cầu đã định về kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, bằng các
phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
2.1.3 Khái niệm về rủi ro và quản lý rủi ro
 Khái niệm rủi ro
Rủi ro là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng
theo kế hoạch. Rủi ro dự án là một sự kiện hoặc điều kiện chưa chắc chắn mà nếu
nó xảy ra, có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến một hoặc nhiều mục tiêu

của dự án như: phạm vi, tiến độ, chi phí và chất lượng (PMBOK, 2013). Một rủi ro
có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân và nếu nó xảy ra, có thể sẽ ảnh hưởng nhiều
đến dự án.
Nguyên nhân của rủi ro có thể là một yêu cầu tiềm năng, một giả thiết, hoặc
một điều kiện (chưa phát sinh) mà đưa đến khả năng có thêm kết quả tích cực hoặc
tiêu cực cho dự án. Các điều kiện rủi ro có thể bao gồm các khía cạnh của tổ chức
hoặc của dự án như là sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý dự án, thiếu hệ thống
quản lý tổng hợp, thực hiện nhiều dự án cùng lúc, hoặc sự phụ thuộc vào các đơn vị
bên ngoài mà dự án khơng kiểm sốt được…
Các tổ chức nhận thức rủi ro là hậu quả của sự chưa chắc chắn trong dự án và
mục tiêu tổ chức của họ. Các rủi ro là nguy cơ đối với dự án có thể được chấp nhận
nếu chúng nằm trong sức chịu rủi ro và cân bằng với lợi ích có thể có được nếu
chấp nhận rủi ro đó.
 Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro trong dự án bao gồm các quá trình lập kế hoạch quản lý rủi ro,
nhận dạng, phân tích, lập kế hoạch đối phó và kiểm sốt các rủi ro đối với dự án.
Mục tiêu của việc quản lý rủi ro là để tăng khả năng xảy ra và ảnh hưởng của các sự
kiện mang tính tích cực, và giảm khả năng xảy ra cũng như ảnh hưởng của các sự
kiện mang tính tiêu cực trong dự án.


8
2.1.4 Tổng quan về quản lý dự án theo PMBOK
Chuẩn mực quốc tế trong quản lý dự án chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng,
chúng đảm bảo một khung quản lý dự án được ứng dụng thống nhất trên toàn cầu.
Viện Quản lý dự án PMI đóng trụ sở tại Mỹ là một hiệp hội phi lợi nhuận có hơn
600,000 thành viên ở trên 185 nước trên thế giới. Hệ thống quản lý dự án do tổ chức
này phát triển được áp dụng phổ biến trên thế giới và trở thành một hệ thống chuẩn
mực quốc tế được công nhận rộng rãi.
Ấn bản lần thứ 5 của PMBOK được chính thức phát hành vào tháng 1, năm

2013, được sử dụng để kiểm tra các ứng viên trong kỳ thi quốc tế chứng chỉ quản lý
dự án chuyên nghiệp.
Phát triển từ các ứng dụng thực tiễn tốt được công nhận của các nhà quản trị
dự án trên thế giới, tiêu chuẩn, mơ tả phương pháp thiết lập, các quy trình và các
ứng dụng trong lĩnh vực quản lý dự án. Theo hệ thống này, việc quản lý dự án được
thực hiện dựa trên một hệ thống 10 lĩnh vực kiến thức, đó là:
1. Quản lý tích hợp dự án: là q trình và hoạt động để xác định, định nghĩa,
kết hợp, thống nhất và phối hợp các quá trình khác nhau và các hoạt động
quản trị dự án.
2. Quản lý phạm vi dự án: là các quá trình cần thiết để đảm bảo rằng dự án
bao gồm tất cả các công việc cần thiết và chỉ những công việc cần thiết, để
hồn thành dự án một cách thành cơng
3. Quản lý thời gian dự án: là các quá trình cần thiết để quản lý việc hoàn
thành đúng thời hạn của dự án.
4. Quản lý chi phí dự án: là các quy trình liên quan đến việc lập kế hoạch, dự
tốn, dự thảo ngân sách, tài trợ, cấp vốn, quản lý và kiểm sốt chi phí để dự
án có thể hồn thành trong ngân sách được phê duyệt.
5. Quản lý chất lượng dự án: là quá trình và hoạt động của tổ chức trong việc
xác định các chính sách về chất lượng, mục tiêu, và trách nhiệm để dự án sẽ
đáp ứng nhu cầu mà nó đã được cam kết.
6. Quản lý nguồn nhân lực dự án: là quá trình để tổ chức, quản lý và lãnh đạo
nhóm thực hiện dự án.


9
7. Quản lý thơng tin dự án: là q trình cần thiết để đảm bảo một cách kịp
thời và thích hợp cho việc lên kế hoạch, tập hợp, sáng tạo, phân phối, lưu trữ,
sử dụng, quản lý, kiểm soát, giám sát, và bố trí cuối cùng cho các thơng tin
dự án.
8. Quản lý rủi ro dự án: là các quy trình tiến hành lập kế hoạch quản trị rủi ro,

xác định, phân tích, lập kế hoạch ứng phó và kiểm soát rủi ro trong một dự
án.
9. Quản lý mua sắm dự án: là quá trình cần thiết để mua hoặc thu được sản
phẩm, dịch vụ hoặc kết quả cần thiết từ bên ngồi nhóm dự án.
10. Quản lý các bên liên quan: là các quá trình cần thiết để xác định những
người, nhóm và tổ chức có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi dự án, để
phân tích kỳ vọng của các bên liên quan và ảnh hưởng của họ đối với dự án,
và để phát triển các chiến lược quản lý phù hợp cho các bên liên quan tham
gia một các hiệu quả vào việc quyết định và thực hiện dự án.
Các lĩnh vực kiến thức này được áp dụng vào việc quản lý dự án nhờ việc thực
hiện 42 q trình quản lý dự án có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi quá trình
đều được tài liệu PMBOK mô tả rõ dựa trên các đầu vào cần thiết, các đầu ra là sản
phẩm của quá trình và các cơng cụ, kỹ thuật cần sử dụng trong từng quá trình.
2.1.5 So sánh các phương pháp quản lý dự án
Ưu điểm

Nhược điểm

- Quy trình quản lý cụ thể rõ ràng.

ISO 21500

- Quy trình quản lý phức tạp,
- Có xét đến các yếu tố rủi ro và mức địi hỏi có sự tham gia hỗ trợ
giữa các bên hữu quan.
độ ảnh hưởng đến mục tiêu dự án.
- Đòi hỏi các cơng ty thực
hiện đúng với quy trình quản
lý và sẽ được chứng nhận.
Điều này dẫn đến việc thực

hiện quản lý dự án thiếu đi
tính linh hoạt.
- Phải có sự cam kết thực hiện
của lãnh đạo.


10
- Quy trình quản lý cụ thể rõ ràng.
Các phịng ban chức năng và các bên
hữu quan có thể hỗ trợ tốt trong quá
trình triển khai dự án. Là cơ sở cho
nhà quản lý kiểm sốt q trình thực
hiện.
PMBOK

- Quy trình quản lý phức tạp,
địi hỏi có sự tham gia hỗ trợ
giữa các bên hữu quan.
- Đòi hỏi ban quản lý có được
những kiến thức, hiểu biết về
PMBOK.

- Linh hoạt trong q trình thực hiện - Phải có sự cam kết thực hiện
các bước trong quy trình quản lý của lãnh đạo.
theo PMBOK. Cơng ty hồn tồn có
thể chọn ra các nội dung cần thực
hiện phù hợp với mục tiêu dự án.
- Có xét đến các yếu tố rủi ro và mức
độ ảnh hưởng đến mục tiêu dự án.


Cả ISO 21500 và PMBOK sẽ bổ sung lẫn nhau trong việc giúp doanh nghiệp
áp dụng các tiêu chuẩn đã được công nhận trong thực hiện kinh doanh bằng quản lý
hệ thống hiệu quả cho tất cả các dự án và chương trình nhằm đáp ứng tầm nhìn, sứ
mạng và các mục tiêu chiến lược của công ty. Tuy nhiên, quản lý chuẩn ISO 21500
đòi hỏi các nhà quản lý phải thực hiện đúng với tất cả các qui trình thực hiện để
được công nhận. Việc nhà quản lý sử dụng quy trình quản lý dự án nào sẽ phụ thuộc
vào kinh nghiệm và kiến thức của ban quản lý dự án và địi hỏi cần có sự cam kết
thực hiện của lãnh đạo công ty.
2.2 LẬP KẾ HOẠCH DỰ ÁN
Nội dung về lập kế hoạch dự án cho giai đoạn thẩm định dự án đã được thực
hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi và xây dựng hiến chương. Hiện tại, dự
án mà đề tài thực hiện đang trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công. Song trước khi
dự án được triển khai thi công, nhà quản lý cần lập kế hoạch chi tiết cho việc triển
khai thi công. Cơ sở lý thuyết về lập kế hoạch cho triển khai dự án được trình bày
trong đề tài bao gồm 3 bước chính là xác định dự án, lập kế hoạch tiến độ thi cơng
và lập kế hoạch chi phí cho dự án.
2.2.1 Xác định dự án
Xác định dự án bao gồm các bước công việc nhằm xác định quy định cơ bản
để điều hành và triển khai dự án. Các công việc cơ bản để xác định dự án theo tác


11
giả Larson và Gray (2011), gồm có các nội dung như xác định phạm vi dự án (mục
tiêu dự án, kết quả chuyển giao, mốc thời gian, yêu cầu kỹ thuật, giới hạn, đánh giá
của khách hàng), thiết lập ưu tiên, xây dựng WBS, tích hợp WBS và cấu trúc tổ
chức (OBS).
a. Xác định phạm vi dự án
Kết quả của quá trình này là một báo cáo phạm vi dự án. Phạm vi dự án là
định rõ nhiệm vụ hay sự xác định kết quả cuối cùng của dự án, đó có thể là một sản
phẩm, một dịch vụ cho khách hàng, được thể hiện một cách cụ thể rõ ràng và có thể

đo lường được. Danh mục cần thực hiện của phạm vi dự án bao gồm:
 Mục tiêu dự án: xác định mục tiêu SMART. Mục tiêu phải mang tính cụ thể
(S-Specific), đo lường được (M-Mesurable), có khả năng thực hiện (AAchievable), mang tính thực tế (R-Realistic) và có giới hạn thời gian (TTimetable). Tính cụ thể của mục tiêu thường được xác định bằng 3 câu hỏi
What (làm cái gì)?, Why (tại sao phải làm)? và How (làm như thế nào?).
 Kết quả chuyển giao: khi xây dựng phạm vi dự án ta cần căn cứ trên mục tiêu
của dự án để từ đó xác định các sản phẩm mà dự án phải tạo ra.
 Mốc thời gian: liệt kê các mốc thời gian quan trọng để hoàn thành hạng mục
của dự án.
 Yêu cầu kỹ thuật: các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng phải được chỉ định rõ.
 Giới hạn và ngoại trừ: một báo cáo phạm vi tốt phải nêu được cả những gì
mà dự án sẽ không thực hiện.
 Đánh giá của khách hàng: cần có sự tham gia của khách hàng vào việc xác
nhận.
Ngồi ra báo cáo phạm vi sẽ giúp cho dự án tập trung vào việc hồn thành các
mục tiêu của nó, cịn được sử dụng như là một cơng cụ hoạch định và để đo lường
sự thành công của dự án.
b. Thiết lập ưu tiên dự án
Ba yếu tố gàng buộc của dự án là: phạm vi, thời gian hoàn thành (tiến độ thực
hiện) và chi phí. Việc đảm bảo được sự cân đối giữa ba yếu tố này chính là thể hiện
chất lượng, thành quả của công tác quản lý dự án. Vì vậy, nhà quản lý dự án cần


12
xếp loại ưu tiên 3 ràng buộc về phạm vi, tiến độ và chi phí. Những thỏa hiệp hay
đánh đổi trong dự án bao gồm:
 Ràng buộc: Một thông số là yêu cầu cố định.
 Gia tăng: tối ưu hóa một thông số trên các thông số khác.
 Chấp nhận: giảm (hoặc không đáp ứng) một yêu cầu thông số.
c. Thiết lập cấu trúc phân chia công việc (WBS)
Thiết lập cấu trúc phân việc (WBS) dùng để chia những công việc có qui mơ

lớn trong dự án thành nhiều phần nhỏ hơn, dễ quản lý hơn. Đây là sơ đồ phân chia
khối cơng việc mà nhóm dự án phải thực hiện thành nhiều cấp nhằm hoàn thành các
mục tiêu của dự án. Mức thấp nhất của WBS là các gói công tác.
 Tác dụng của WBS:
Cấu trúc phân chia công việc là công cụ để phân nhỏ dự án thành các bộ phận.
WBS chính là nền tảng cho hoạch định dự án và là một trong những công cụ quan
trọng nhất được sử dụng trong quản trị dự án. WBS sẽ xác định tất cả các công việc
cho một dự án và phân chia các công việc ra thành những phần việc nhỏ, có thể theo
dõi, quản lý dễ dàng. WBS làm sáng tỏ và cung cấp các chi tiết cần thiết cho một số
các hoạt động quản trị dự án:


Minh họa rõ nét hơn phạm vi dự án: Báo cáo phạm vi dự án xác định phạm vi

dự án ở mức độ khái niệm, WBS cung cấp một cái nhìn đầy đủ, tồn diện.


Theo dõi tiến triển dự án: Các nhiệm vụ được liệt kê trên WBS được xem như

là nền tảng để thực hiện công tác theo dõi tiến triển của dự án vì mỗi một nhiệu vụ
là một phần cơng vụ cụ thể, có thể đo lường được.


Ước lượng chính xác về thời gian và tiến độ: WBS cụ thể hố chi phí về trang

thiết bị, nhân công và nguyên vật liệu đối với mỗi công việc.
 Cách thức xây dựng WBS:
WBS có thể được thể hiện dưới dạng sơ đồ hoặc một danh sách. Dạng sơ đồ sẽ
biểu diễn một bức tranh giúp chúng ta hiểu rõ hơn tất cả các bộ phận của một dự án
song WBS dưới dạng danh sách thuận tiện hơn do chúng ta có thể liệt kê một số

lượng lớn các công việc.


×