Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.57 KB, 34 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp
Láng Hạ
2.1.1 Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Láng Hạ.

2.1.1.1 Sự hình thành và phát triển.
Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã thực sự bắt nhịp được với
cơ chế thị trường, đất nước nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng kinh tế
triền miên, tỷ lệ lạm phát giảm xuống còn ở mức độ thấp, trình độ dân trí được cải
thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong suốt năm 1991 đến năm 1997
đạt 8% đến 9%. Chính sự ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được cải thiện, tạo
một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp sự thành công này có
sự đóng góp to lớn của hệ thống ngân hàng nông nghiệp Việt Nam .
Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập tháng 8 năm 1988 nhằm
đáp ứng nhu cầu cấp bách của nền kinh tế, góp phần tích cực thúc đẩy nền kinh tế,
ổn định tiền tệ. Với thị trường hoạt động chủ yếu là khu vực nông thôn, lĩnh vực
nông nghiệp và đối tượng nông dân là chủ yếu. Nhằm chuyển đổi mô hình hoạt
động của các ngân hàng thương mại theo dạng tổng công ty, ngày 15/10/1996
thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ra quyết định số 280/NĐ - NH thành
lập ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên cơ sở thừa kế
thừa mô hình tổ chức ngân hàng nông nghiệp Việt Nam trước đây.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là một ngân hàng thương
mại quốc doanh chủ đạo trong việc cung ứng vốn cho thị trường nông thôn, góp
phần đưa nền kinh tế nông thôn phát triển kịp với kinh tế thành thị. Nhưng sau
nhiều năm hoạt động, từ một ngân hàng không bù đắp nổi chi phí nay đã vươn lên
hoạt động kinh doanh có lãi, năm sau tăng hơn năm trước và liên tục vượt các chỉ
tiêu kế hoạch đã đề ra. Trước những yêu cầu ngày càng gia tăng của nền kinh tế,
đòi hỏi về nhu cầu vốn và các dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển của các


thành phần kinh tế và đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng, đồng thời thực hiện
chiến lược lâu dài nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả
kinh doanh, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã không
ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động bằng cách thành lập thêm chi nhánh mới.
Qua khảo sát và xác định địa điểm 24 đường Láng Hạ có nhiều thuận lợi,
ngày 02/08/1996 Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ra
quyết định số 34/QĐ - NHNN - 02 thành, lập chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Láng Hạ trực thuộc trung tâm điều hành ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Sau thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cả về cơ
sở vật chất kỹ thuật và con người, ngày 18/03/1997. Chi nhánh ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ đã chính thức khai trương và đi vào hoạt
động với tư cách là chi nhánh hạch toán phụ thuộc, có quền tự chủ trong kinh
doanh, được phép có con dấu riêng, được ký kết các hợp đồng kinh tế, dân sự và tổ
chức nhân sự theo phân cấp và uỷ quyền. Tuy nhiên ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghiã vụ của
chi nhánh trong phạm vi được uỷ quyền về pháp lý. Như vậy, chi nhánh ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ là một trong những chi nhánh non trẻ
nhất trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng
như so với các ngân hàng khác đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội .
Để có thể tự khẳng định mình trong hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo chi
nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ ngay từ đầu đã
trăn trở tìm hướng đi đúng cho mình, bước đầu nghiên cứu và đánh giá những
thuân lợi và khó khăn ban đầu là :
Thuận lợi:
- Là đơn vị mới thành lập nên học được nhiều kinh nghiệm của những ngân
hàng khác, chắt lọc được những điều hay để áp dụng. Đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình,
năng động không quản ngại khó khăn.
- Là đơn vị trực thuộc trung tâm điều hành của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam nên luôn được chủ đạo sát sao kịp thời.
- Thành phố Hà Nội nơi tập trung nhiều đơn vị, nhiều thành phần kinh tế, là

nơi có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là môi trường thuận lợi để ngân hàng hoạt
động kinh doanh.
Khó khăn:
- Do mới thành lập cho nên số lượng biên chế cán bộ thiếu và số cán bộ
được điều động về thì trình độ không đồng đều, còn bất cập.
- Thành phố Hà Nội có trên 60 tổ chức tín dụng có bề dày lịch sử trong kinh
doanh là một bất lợi cho cho chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ trong việc
khởi đầu sự nghiệp kinh doanh.
- Hầu hết những đơn vị đã sản xuất kinh doanh tốt được các ngân hàng tín
nhiệm đều không muốn chuyển sang quan hệ với ngân hàng mới thành lập như chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ vì ngại phải tạo lập mối quan hệ mới và
không có lý do trở ngại khó khăn khi giao dịch với các ngân hàng cũ.
Mặc dù ra đời trong những điều kiện thuận lợi và khó khăn trên nhưng chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ vẫn hoàn thành nhiệm vụ, thu hút được
khách hàng, góp phần thực hiện nhiệm vụ ổn định, phát triển kinh tế xã hội, tạo
vốn cho các doanh nghiệp trên đại bàn Hà Nội. Mặt tốt, chi nhánh vẫn làm tốt các
nghiệp vụ truyền thống, như các ngân hàng thương mại khác, đó là tổ chức huy
động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư, kinh doanh tín dụng và
làm các dịch vụ thanh toán.
Thế mạnh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ là nguồn vốn huy
động vốn đa dạng và phong phú từ nhiều thành phần kinh tế, chi nhánh ngân hàng
nông nghiệp nông thôn Láng Hạ luôn luôn có được một lượng vốn dồi dào đủ để
ddáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và còn hỗ trợ cho trung tâm điều
hành, để điều hoà vốn giữa các chi nhánh. Đi đôi không tách rời với công tác huy
động vốn thì công tác sử dụng vốn cũng được đặc biệt chú trọng quan tâm thường
xuyên, mục tiêu của công tác này là " chất lượng hiệu quả và an toàn vốn tín
dụng", điều kiện tiên quyết cho công tác tín dụng là chấp hành nghiêm túc các chế
độ được ban hành, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quan tâm đến đội
ngũ cán bộ tín dụng, bố trí các cán bộ nhiệt tình, có trình độ, đạo đức tốt làm công
tác tín dụng.

Với bước đi đúng hướng " chậm từng bước và vững chắc đi lên", chi nhánh
ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ từ con số không đã trở thành chi nhành liên tục
được ngân hàng nông nghiệp và phát triển nong thôn Việt Nam đánh giá cao về
hoạt động kinh doanh và được công nhận là đơn vị lá cờ đầu của khu vực đô thị
trong 2 năm qua.
Riêng đối với năm 1999, năm thứ ba kể từ ngày ra đời, chi nhánh ngân hàng
nông nghiệp Láng Hạ đã đạt được kết quả tốt nhất cho dù môi trường kinh doanh
còn rất nhiều khó khăn. Nền kinh tế vừa mới phục hồi sau khủng hoảng, sản xuất
trong nước gặp nhiều khó khăn do sản phẩm tiêu thụ chậm, ứ đọng nhất là đối với
ngành công nghiệp sản xuất thép, xi măng... Các lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu
cũng có nhiều hạn chế do chưa khôi phụ được thị trường truyền thống, trong khi đó
sức mua trong nước giảm sút nên tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng không đáng
kể so với năm 1998. Tình hình thời tiết diễn biến bất thường như là hiện tượng hạn
hán đầu năm và trận lụt thế kỷ ở miền trung cuối năm đã gây thiệt hại cho các
ngành như giao thông, bưu điện, nông nghiệp, ngân hàng... đã tác động mạnh đến
hoạt động của ngành ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng nông nghiệp đã năm lần hạ
lãi suất trần cho vay từ 1,25%/tháng xuống còn 0,85%/tháng trong năm 1999 tạo
nên khó khăn tài chính cho các ngân hàng thương mại.
Đứng trước những khó khăn trên, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng
Hạ vẫn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Cụ thể, chi nhánh đã đạt đựoc những kết
quả thực tế trong năm 1999 như sau:
Bảng 1: Kết quả của hoạt động tín dụng
Đơn vị: triệu đồng
S
T
T
Chỉ tiêu
Thực hiện
năm 1998
Năm 1999 Chênh lệch 99 so với

năm 98
Kế hoạch Thực hiện
1
2
3
4
5
Tổng nguồn vốn
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn
Lợi nhuận
857.844
80.410
559
0,74
18.004
1.012.000
222.000
440
2,2%
18.000
1.142.652
520.897
332
0,06%
23.018
+130.652
+298.987
- 108

- 0,14%
+5018
+284.808
+440.487
- 267
- 0,68%
+5014
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của NHN
0
Láng Hạ năm 98-99)
Như vậy, năm 1999 chi nhánh đã hoàn thành vượt mức kế các chỉ tiêu mà
hội đồng quản trị, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã đề
ra, trong đó đặc biệt là chỉ tiêu dư nợ vượt xa định hướng kế hoạch, nợ quá hạn
giảm thấp cả về số tuyệt đối cũng như tương đối. Kết quả là tài chính năm 1999
tăng so với năm 1998 và so với kế hoạch đều tăng 28%.
Qua gần 3 năm hoạt động, đến nay ngân hàng Láng Hạ đã tự khẳng định
được chính mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững vàng và phát triển trong
cơ chế mới. Hướng tới tương lai với niềm tin ở bản thân mình, chi nhánh đã và
đang đổi mới kinh doanh, hoàn thiện công nghệ tin học mạnh dạn áp dụng công
nghệ mới. Sắp tới để đa dạng hoá hoạt động của ngân hàng và cũng là để tiếp cận
với những tiến bộ khoa học trên thế giới, ngân hàng áp dụng hình thức: trả tiền cho
khách hàng bằng máy ATM thanh toán thẻ tín dụng, mở dịch vụ phục vụ khách
hàng tại nhà... Hơn nữa chi nhánh còn tăng cường thực hiện mối quan hệ đa
phương và hoạt động kinh doanh đối ngoại. Vì đây là cánh cửa mở ra con đường
sớm hội nhập vào cộng đồng khu vực và tiếp cận với các nghiệp vụ ngân hàng hiện
đại.
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ
Ngay từ đầu mới thành lập về công tác tổ chức, chi nhánh ngân hàng nông
nghiệp Láng Hạ đã đặt ra phương châm là tổ chức gọn nhẹ nhưng hoạt động đạt
hiệu quả cao. Hiện tại tổng số cán bộ công nhân viên chức của chi nhánh là 41 cán

bộ được bố trí sắp xếp như sau:
Ban giám đốc gồm:
01 Giám đốc phụ trách chung.
02 Phó giám đốc, trong đó 01 phó giám đốc phụ trách kinh doanh, 01 phó
giám đốc phụ trách thanh toán quốc tế. Có 4 phòng ban chức năng, thể hiện qua sơ
đồ sau:
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp
Láng Hạ trong những năm gần đây
2.1.2.1 Tình hình huy động vốn
Một số kết quả đạt được trong công tác huy động vốn qua mấy năm cuả
chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ được thể hiện qua bảng tổng hợp
sau :
Phòng kế toán
ngân quỹ
Phòng thanh toán
quốc tế
Phòng hành
chính
Phòng kinh
doanh
Phó giám đốc phụ trách thanh
toán quốc tế
Phó giám đốc phụ trách kinh
doanh
Giám đốc
Bảng 2 : Hoạt động huy động vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/1997 31/12/1998 31/12/1999
Tổng nguồn vốn huy động 233.000 857.8444 1.142.652
Trong đó bằng VNĐ 222.500 797.158 986.920

Biến động huy động vốn 0 624.844 284.808
Tỷ lệ biến động nguồn vốn hàng năm 0 268% 33%
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 97, 98, 99 của chi nhánh NHN
0
Láng Hạ)
Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh ngân hàng nông
nghiệp Láng Hạ tăng khá nhanh và chủ yếu là nguồn vốn nội tệ. Đạt được kết quả
như vậy là do sự cố gắng rất lớn của từng cán bộ nhân viên trong chi nhánh đã làm
tốt các nội dung sau :
+ Tăng cường mối quan hệ tốt với các đơn vị quản lý ngành để huy động
vốn nhàn rỗi như: Tổng cục đầu tư, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế .
Lãi xuất huy động hợp lý, cải tiến công tác thanh toán, thái độ phục vụ
khách hàng. Tăng cường phát triển số lượng tài khoản cá nhân.
+ Xây dựng các đề án mở thêm các dịch vụ mới để thu hút khách hàng.
Hiện nay, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ đang tổ chức huy động
vốn chủ yếu từ các nguồn sau:
- Tiền gửi của dân (cả hai loại VNĐ và USĐ)
- Tiền gửi không kỳ hạn.
- Tiền gửi có kỳ hạn (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng)
- Phát hành kỳ phiếu có mục đích.
- Tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân.
- Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.
- Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.
- Tài khoản tiền gửi các nhân.
- Tiền gửi của các tổ chức khác (như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, quỹ hỗ
trợ phát triển, quỹ đầu tư quốc gia.)
Bảng sau cho ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động bằng nội tệ là :
Bảng 3: Kết cấu nguồn vốn huy động.
Đơn vị: triệu đồng
Chi tiêu

31/12/1998 31/12/1199
Số tiền % Số tiền %
1. Tiền gửu có kỳ hạn
2. Tiền gửi không kỳ hạn
3. Kỳ phiếu trái phiếu
4. Huy động vốn khác
5. Huy động ngoại tệ (quy ra VNĐ)
334.005
77.561
173.655
211.937
60.686
38.9
9.0
20.2
24.8
7.1
181.145
209.471
5.425
590.879
155.732
15.9
18.3
0.5
51.7
13.6
Tổng nguồn vốn 857.844 100 1.142.652 100
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 98-99)


Trong cơ cấu nguồn vốn trên, mỗi loại vốn có những đặc điểm riêng mà biến
động của nó liên quan đến nhiều nhân tố. Chúng ta sẽ phân tích từng nguồn vốn
huy động cụ thể:
a. Tiền gửi có kỳ hạn:
Tiền gửi có hạn chiếm một phần lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ. Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn ổn
định và ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng trong công tác kế hoạch hoá. Nguồn tiền
gửi có kỳ hạn năm 1998 là 334 tỷ đồng, sang năm 1999 giảm xuống 181 tỷ đồng
bằng 54% so với năm trước. Điều này chủ yếu là trong năm 1999 ngân hàng nông
nghiệp đã năm lần hạ lãi xuất trần cho vay từ 1.25%/tháng xuống 0.85%/ tháng,
đồng thời giảm cả lãi xuất huy động, dẫn đến không khuyến khích người dân gửi
tiền vào ngân hàng.
b. Tiền gửi không kỳ hạn.
Tiền gửi không kỳ hạn là một nguồn vốn có đặc điểm là tính ổn định thấp vì
không xác định được chính xác thời gian khách rút vốn nhưng thường là ngắn
ngày, tuy nhiên bù lại ưu điểm là lãi xuất phải trả cho nguồn tiền này thấp. Do đó
cũng được chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ đặc biệt quan tâm đến
nguồn vốn này với mục đích nhằm hạ chi phí đầu vào của toàn bộ nguồn vốn huy
động.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng nhanh. Đến
31/12/1998, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chỉ đạt 77.561 triệu đồng, nhưng đến
tháng 12/1999 nguồn tiền gửi này tăng lên 209.471 triệu đồng, tăng gấp 2.7 lần so
với năm 1998. Điều đó đạt được là do công tác thanh toán của ngân hàng làm rất
tốt, phong cách giao dịch nhanh nhẹn, dứt khoát, mềm mỏng, nhiệt tình, tạo niềm
tin với khách hàng tiền gửi. Việc thu hút được nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn
lớn giúp cho chi phí đầu vào giảm xuống, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng ngày càng tốt, giúp cho nguồn vốn của ngân hàng dồi dào hơn đáp ứng nhu
cầu vốn của nền kinh tế.
c. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
Ngoài các hình thức huy động vốn không kỳ hạn, có kỳ hạn, ngân hàng còn

tiến hành các nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với mức lãi xuất hấp dẫn
hơn. Việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu chủ yếu theo đợt và nhằm để đáp ứng nhu
cầu vốn cho sản xuất kinh doanh đột xuất của khách hàng, như đợt phát hành kỳ
phiếu có mục đích. Ngoài ra, đôi khi chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ
phát hành kỳ phiếu nhằm thực hiện các chính sách tiền tệ của ngân hàng nông
nghiệp hoặc thực hiện huy động vốn theo uỷ nhiệm của ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Việt Nam .
d. Huy động vốn khác :
Do làm tốt công tác Marketing, cho nên trong thời gian qua chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp Láng Hạ đã phát triển mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị quản
lý đầu một ngành, nhằm huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và tạo nên nguồn
vốn huy động phong phú cho ngân hàng. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu huy động vốn, năm 1998 đã dạt được 450 tỷ đồng tăng hơn 2 lần so
với năm 1998.
Trên cơ sở định hướng đúng đắn chiến lược huy động vốn bằng nhiều hình
thức phong phú, đa dạng trong tiếp thị với khách hàng thuộc mọi ngành, mọi thành
phần kinh tế, với nhiều mức lãi xuất thích hợp nên đã thu hút được tiền gửi vốn
chuyên dùng của nhiều tổ chức khác như nhau: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,
Công ty dịch vụ tiền gửi tiết kiệm bưu điện, quỹ phát triển đầu tư. Năm 1999 tiền
gửi vốn chuyên dùng chỉ đạt 139 tỷ đồng chiếm 23.5% trong tổng số và gấp 12,3
lần so với năm 1998. Ngoài ra các khoản chờ thanh toán khác tăng khá nhanh.
Năm 1998 là 211.937 triệu đồng thì đến năm 1999 tăng lên đến 590.879 triệu
đồng, gấp 2,7 lần năm 1998.
e. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ.
Cũng như nghiệp vụ huy động vốn bằng nội tệ, chi nhánh ngân hàng nông
nghiệp Láng Hạ đang huy động vốn ngoại tệ chủ yếu bằng các hình thức sau :
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn của dân.
- Tiền gửi trên tài khoản của các tổ chức kinh tế.
Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ cũng tăng khá nhanh, năm 1997 chỉ đạt
10,8 tỷ thì năm 1998 đã tăng lên 8,6 tỷ đồng gấp so với năm 1997 và tiếp tục tăng

lên trong năm 1999 đạt 156 tỷ đồng gấp 2 lần so với năm 1998 và gấp 14,5 lần so
với năm 1997. Mặc dù cũng như ở các tỉnh phía Bắc khác, luôn trong tình trạng rất
khó khăn về ngoại tệ, nhưng chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ đã xây
dựng và phát triển được hệ thống khách hàng vững mạnh kết hợp với việc tạo ra
được mối quan hệ thường xuyên và tin tưởng giữa chi nhánh với các đơn vị bạn
trong cùng hệ thống nhằm khai thác nguồn ngoại tệ ổn định và phát triển vững
chắc đáp ứng nhu cầu cho vay, phát triển hoạt động tín dụng. Tuy mới thành lập từ
tháng 3 năm 1997, nhưng công tác huy động vốn ngoại tệ đã đạt được những kết
quả tốt là tiền đề cho việc mở rộng kinh doanh của ngân hàng thời gian tới.
2.1.2.2 Tình hình sử dụng vốn
Là một ngân hàng mới được thành lập từ tháng 3 năm 1997 nhưng do bám
sát định hướng của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đồng thời biết vận dụng linh
hoạt theo điều kiện riêng chi nhánh cho nên đã có những bước tiến lớn trong công
tác sử dụng vốn, hoạt động cho vay đóng vai trò quan trọng, quyết định phần lớn
hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Để thấy hoạt động cho vay của chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp Láng Hạ, chúng ta xem bảng sau:
Bảng 4: Kết quả dư nợ cho vay
Đơn vị: triệu đồng
Chi tiêu 31/12/1997 31/12/1998 31/12/1999
1. Tổng dư nợ
Trong đó: nợ quá hạn
2. Biến động dư nợ
3. Tỷ lệ biến động
55.230
0
0
0
80.776
599
25.546

46,25%
520.894
332
440.118
545,0%
(Nguồn:báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh NHN
o
Láng Hạ)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng
nông nghiệp Láng Hạ đã luôn tăng trưởng. Tổng dư nợ 31/12/1997 đạt 55.230 triệu
đồng thì đến 31/12/1998 đạt là 80.776 triệu đồng, tăng 46,25% so với năm 1997,
và bước sang năm 1999, tổng dư nợ là 520894 triệu đồng tăng 545% so với năm
1998, gấp 6,45 lần tổng dư nợ năm 1998. Nhưng đến năm 1998 bắt đầu xuất hiện
nợ quá hạn là 599 triệu đồng chiếm 0,74%. Đến năm 1999 dư nợ quá hạn giảm
xuống 332 triệu đồng, chiếm 0,0637% tổng dư nợ. Dư nợ quá hạn đã giảm và
chiếm tỷ lệ rất thấp. Có thể nói ngân hàng đã thực hiện mục tiêu: tăng trưởng
nhanh và đảm bảo chất lượng tín dụng.
2.1.2.3 Hoạt động thanh toán qua ngân hàng.
Ngay từ khi hoạt động, chi nhánh ngân hàng đã đạt được kết quả khá cao
trong công tác trong công tác thanh toán qua ngân hàng. Điều đó đã được bảo hiểm
xã hội các cấp ghi nhận :
+ Phong cách phục vụ của hệ thống ngân hàng nông nghiệp tốt hơn so với
kho bạc các cấp .
+ Các dịch vụ thanh toán, an toàn, nhanh chóng, kịp thời và thuận lợi. Về
phía chi nhánh cũng tạo được nguồn vốn dồi dào và nguồn thu nhập về dịch vụ
chuyển tiền .
+ Xây dựng được phong cách giao tiếp tốt với khách hàng. hoạt động thanh
toán ngân hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 5: Tình hình thanh toán qua chi nhánh.
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 1997 1998 1999
1. Tổng số khoản mở
2. Tổng số thanh toán
(triệu đồng)
- Nội tệ (triệu đồng)
- Ngoại tệ (triệu đồng)
412
5.072.072
4861.596
210.476
500
27.478.000
21.680.000
5.807.000
800
27.839.000
23.543.000
4.350.000
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế năm 97, 98, 99)

Qua các số liệu trên ta thấy rằng, số tài khoản mở của doanh nghiệp và cá
nhân tăng lên khá nhanh. Năm 1997, số tài khoản chỉ là 412 tài khoản, sang năm
1998 tăng 88 tài khoản so với năm 1997 và đến năm 1999, tăng 300 tài khoản so
với năm 1998. Về doanh số thanh toán, năm 1998, tổng số thanh toán tăng gấp 4
lần về nội tệ, gấp 2,75 lần về ngoại tệ so với năm 1997. Đến năm 1999 tổng doanh
số thanh toán tăng lên 406 triệu đồng, tức là tăng lên 5% so với năm 1998 .
Công tác thanh toán qua ngân hàng không ngừng phát triển và đổi mới, nâng
cao chất lượng phục vụ khách hàng. Mọi nhu cầu thanh toán đều được giải quyết
kịp thời, chính xác, an toàn góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng, thu hút các
đơn vị thanh toán chi nhánh và tăng chu chuyển vốn của ngân hàng.

2.1.2.4. Một số hoạt động khác
Hoạt động đối ngoại và thanh toán quốc tế mặc dù còn mới mẻ nhưng bước
đầu đã đạt được những kết quả đáng mừng. Chi nhánh cũng đã thực hiện thanh
toán qua mạng SWIFT. Hoạt động thanh toán quốc tế được kiểm tra, kiểm soát
chặt chẽ, ít xảy ra sai sót. Nhìn chung chất lượng thanh toán quốc tế ngày càng
được nâng cao, đảm bảo an toàn. Điều đó giúp chi nhánh có khả năng cạnh tranh
hơn nữa, thu hút được nhiều khách hàng xuất nhập khẩu lớn, có khả năng tài chính
an toàn như: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, công ty đầu tư công nghệ FPT. Cụ
thể tình hình thanh toán quốc tế tại chi nhánh qua bảng 6.

Bảng 6: Tình hình thanh toán quốc tế

Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
Số
món
Số tiền
Số
món
Số tiền
Số
món
Số tiền
1. LC nhập khẩu
2. LC xuất khẩu
3. Thanh toán TTR
4. Thanh toán bằng
nhờ thu
17

12
21
0
381.291
906.099,36
548.334
0
150
12
230
27.144.701
273.732
56.806455
0
139
2
48
7
55.546458
174.170
15.040.293
595.590
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế năm 97, 98, 99)
Qua bảng số liệu ta thấy rằng, mặc dù trong tình hình có rất nhiều khó khăn
về ngoại tệ, khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp thấp, chính sách quản lý
ngoại hối có nhiều thay đổi và càng chặt chẽ, song hoạt động thanh toán quốc tế
vẫn phát triển cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo an toàn tài sản. Về hình thức
thanh toán được mở rộng ngày càng trở nên phong phú. Chi nhánh áp dụng cả ba
hình thức thanh toán là SPOT, FORWARD, SWAP. Điều đó hấp dẫn được không
ít khách hàng, kết quả đáng kể, mang lại thu nhập khá lớn cho chi nhánh làm tăng

nguồn ngoại tệ 1 cách đáng kể, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 7: Tình hình mua bán ngoại tệ tại chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999
1. Doanh số 1.941.940,08USD 119.452.493,60USD 63.318.798 USD
mua vào
2. Doanh số
bán ra
1.931.335,37USD
89.411.800,00 JPY
28.759,00 DM
435.000,00 SGD
116.333.406,59USD
89.411.800,00 JPY
28.759,000 DM
435.000,00 SGD
2.878.270 JPY
7.335 DM
66.647.142USD
2.888.270 JPY
7.335 DM
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại năm 97, 98, 99)
Nếu như năm 1997, hoạt động mua bán ngoại tệ còn thụ động, chủ yếu phục
vụ khách hàng có nhu cầu xuất nhập khẩu, chưa thực sự mang tính kinh doanh giữa
các nguồn hàng. Việc mua bán còn hạn chế ở một số hình thức và chỉ ở một loại
ngoại tệ duy nhất là USD nên hiệu quả chưa cao. Sang năm 1998, lượng mua bán
ngoại tệ tăng gấp 62,4 lần năm 1997 và phong phú hơn về ngoại tệ gaio dịch. Sang
năm 1999, do khó khăn về ngoại tệ, do sự thay đổi về chính sách ngoại hối trở nên
chặt chẽ hơn nên mua bán ngoại tệ đã giảm xuống. Mặt khác năm 1999, nhu cầu
ngoại tệ không gay gắt như trước do đó số lượng mua bán ngoại tệ giảm xuống so

với năm 1998.
Ngoài hoạt động kinh doanh đối ngoại và hạch toán quốc tế, mua bán ngoại
tệ, chi nhánh còn tham gia hoạt động bảo lãnh. Năm 1997, chi nhánh đã bảo lãnh
đại lý vé máy bay cho công ty FPT, bảo lãnh dự thầu trên cơ sở có sự phê duyệt
của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, bước đầu đã có thu
nhập từ hoạt động. Đến năm 1998, chi nhánh tiếp tục bảo lãnh cho công ty FPT,
đồng thời xem xét thẩm định trình ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam phát hành bảo lãnh cho các doanh nghiệp dự thầu, thực hiện hợp đồng
theo văn bản 43, 93 của chính phủ. Tất cả các trường hợp bảo lãnh đều bảo đảm
tính an toàn, giữ được uy tín của hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam .
Tóm lại, mặc dù mới thành lập nhưng với sự cố gắng không ngừng của đội
ngũ cán bộ ngân hàng, với sự liên kết chặt chẽ với trung tâm điều hành và sự giúp
đỡ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp Láng Hạ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ:
Một là
Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên do ngân hàng có chủ trương kịp
thời chấn chỉnh, ngăn chặn những thiếu sót, đặc biệt quan trọng hơn cả là uy tín
của ngân hàng bước đầu đã có vị trí trên thương trường. Chính vì vậy nguồn vốn
huy động dồi dào vượt xa với định hướng của ngân hàng.
Hai là
Cùng với tăng trưởng nhanh về nguồn vốn, công tác sử dụng vốn cũng không
ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng.
Ba là
Các nghiệp vụ trung gian không ngừng phát triển, do chi nhánh nhận thức
được vai trò của mình trong hoạt động ngân hàng hiện nay. Thực tế, các nghiệp vụ
đã đóng góp một phần không nhỏ vào thu nhập của ngân hàng. Có được thành tích
này phải kể đến nhu cầu sử dụng dịch vụ trên địa bàn rất tiềm năng: Có nhiều
doanh nghiệp lớn, đông dân cư, hoạt động kinh tế sôi động, thu nhập cao, mức tăng
trưởng kinh tế cao hơn các vùng khác, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp quan hệ làm

ăn với nước ngoài.
Bên cạnh những kết quả đáng mừng đó, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp
Láng Hạ cũng bộc lộ những hạn chế:
Thứ nhất
Hoạt động ngân hàng cũng chỉ ở một số nghiệp vụ truyền thống, các nghiệp
vụ ngân hàng hiện đại chưa triển khai được như: thanh toán thẻ tín dụng, chi trả
tiền tự động .
Thứ hai
Cơ sở vật chất còn thiếu, khách hàng quan hệ tín dụng với ngân hàng chủ yếu
là các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty 90-91, còn các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh chỉ có một số công ty trách nhiệm hữu hạn. Các thành phần kinh tế
khác như cá nhân sản suất, kinh doanh, các doanh nghiệp liên doanh ...quan hệ với
ngân hàng rất ít.
Thứ ba
Do thiếu cán bộ nên một người vẫn phải kiêm nhiệm đồng thời nhiều công
việc. Đội ngũ cán bộ trẻ, ít kinh nghiêm, trình độ còn bất cập so với yêu cầu kinh
doanh của ngân hàng trong cơ chế thị trường.
Bước sang năm 2000, năm bản lề giữa hai thế kỷ, năm có nhiều thuận lợi và
thách thức mới với ngành ngân hàng nói chung, hệ thống ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn nói riêng. Kết quả đạt được trong những năm qua đã tạo đà
cho chi nhánh bước vào thiên niên kỷ mới, có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp
không ít khó khăn. Từ đó đòi hỏi chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Láng Hạ phải
tiếp tục đổi mới phát triển toàn diện, vững chắc, hiệu quả và an toàn cả về huy
động vốn, dư nợ tín dụng, dịch vụ ngân hàng, thanh toán và tài chính. Muốn vậy,

×