Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI PGD NGUYỄN PHONG SẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.44 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI PGD NGUYỄN PHONG SẮC
3.1. Mục tiêu và định hướng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD
Nguyễn Phong Sắc trong những năm tới .
Trên cơ sở chỉ tiêu nhiệm vụ, kế hoạch mà NHNo&PTNT Việt Nam giao cho
các Chi nhánh. Xét điều kiện kinh doanh đặc thù trên địa bàn, những khó khăn sẽ
gặp và những thuận lợi mà Ngân hàng có được, PGD Nguyễn Phong Sắc đã đưa ra
định hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng (bao
gồm cả hoạt động cho vay tiêu dùng) nhằm phát huy tốt thành tựu đạt được, khắc
phục hạn chế, vượt qua khó khăn, đưa hoạt động ngân hàng tăng trưởng vững vàng
trong năm 2007 và những năm tới.
3.1.1. Những định hướng chung về hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Phong
Sắc trong những năm tới .
Mục tiêu hoạt động chủ đạo trong thời gian tới của PGD Nguyễn Phong Sắc là
hướng tới khách hàng. Quá trình thực hiện mục tiêu này sẽ là quá trình tiếp tục cải tổ
và tăng cường cơ cấu quản trị, kiểm soát điều hành, phát triển công tác tiếp thị một
cách hữu hiệu trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và giải quyết kịp thời
những vướng mắc trong quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, tạo sự tin cậy của
khách hàng với Ngân hàng.
Với sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí của Ban lãnh đạo, của tập thể cán bộ
công nhân viên PGD Nguyễn Phong Sắc quyết tâm thực hiện:
-Tiếp tục thực hiện huy động vốn. Đặc biệt, quan tâm đến việc huy động vốn
trung và dài hạn tạo tiền đề để mở rộng đầu tư tín dụng trung và dài hạn,
chủ động cân đối nguồn vốn tại Ngân hàng - nhất là nguồn vốn ngoại tệ.
- Phấn đấu tăng mức dư nợ tín dụng lành mạnh hàng năm ít nhất là 40%, phấn
đấu nâng dư nợ trung và dài hạn chiếm 40% tổng dư nợ.
- Chấn chỉnh và xử lý những tồn tại trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất
lượng thẩm định và quản lý cho vay, đưa ra những giải pháp hữu hiệu để thu hồi
những khoản nợ quá hạn và lãi treo.
- Nợ quá hạn: 0,4%
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ


tác nghiệp.
- Tiếp tục phát triển, đổi mới hiện đại công nghệ thông tin Ngân hàng.
3.1.2. Định hướng về phát triển cho vay tiêu dùng của PGD Nguyễn Phong Sắc
trong những năm tới.
Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng tiêu dùng đã đem lại cho Ngân
hàng một nguồn thu lớn. Để triển khai thực hiện tốt và việc mở rộng hoạt động tín
dụng tiêu dùng có hiệu quả trong những năm tới, PGD Nguyễn Phong Sắc đã đưa ra
những định hướng, phương hướng hoàn thiện. Cụ thể:
- Phát triển tín dụng tiêu dùng theo mục tiêu chung về tăng trưởng tín dụng, đó
là “phấn đấu tăng trưởng dư nợ phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng”.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, phát tờ rơi hướng dẫn thực hiện
nghiệp vụ TDTD đến tận tay người tiêu dùng, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh
tế xã hội đóng trên địa bàn cũng như ngoài địa bàn.
- Thực hiện mở rộng cho vay tiêu dùng không chỉ tập trung trong địa bàn mà
còn cho vay đối với các dự án ở địa bàn khác nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng.
- Thực hiện nghiên cứu, phân loại thị trường và phân loại khách hàng nhằm tìm
hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng, nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu của họ.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay, cho vay và thường xuyên phân tích
tình hình tài chính, phân loại khách hàng cũng như nắm bắt kịp thời thông tin về
khách hàng để có thể xủlý khi cần thiết, kiểm soát được vốn vay.
Tóm lại, với những hướng hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay tiêu
dùng nói riêng đã thể hiện sự quyết tâm của Ngân hàng trong việc đẩy mạnh phát
triển và mở rộng hoạt động của mình. Sự nỗ lực quyết tâm đó hứa hẹn một tương lai
tốt đẹp của Ngân hàng.
3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng của PGD Nguyễn Phong
Sắc.
3.2.1. Ngân hàng cần coi cán bộ công nhân viên là khách hàng mục tiêu của mình.
Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng có đặc điểm là quy mô nhỏ, nhưng số lượng
khách hàng lại rất đông và chủ yếu là các cán bộ công nhân viên thuộc các cơ quan,

đơn vị. Họ có lương, có nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên, đảm bảo khả năng
trả nợ nhưng điều kiện sống của họ còn thấp, rất ít người có đủ khả năng tự đáp ứng
nhu cầu của mình. Để đáp ứng được nhu cầu đó nếu như không có thì chỉ còn tìm
cách là tích luỹ. Và dù có tích lũy đi chăng nữa thì việc thỏa mãn nhu cầu cũng
không thể được như ban đầu hoặc có thể họ đã tích lũy qua một thời gian dài nhưng
do một sự biến động nào đó họ cũng chưa thể thực hiện được nhu cầu đó. Ngân hàng
thực hiện tín dụng tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên trong những năm qua đã
phù hợp với chủ trương kích cầu của Chính phủ. Bên cạnh đó, cho vay đối với cán
bộ công nhân viên rất an toàn bởi nguồn trả nợ là bằng lương và trợ cấp, ngoài ra
còn có thể là nguồn thu nhập thêm của gia đình họ. Hơn nữa, đây chính là những
khách hàng có trình độ cao, luôn tự trọng và coi trọng danh dự. Chính điều này cũng
đòi hỏi các cán bộ Ngân hàng phải có trình độ nhất định và văn minh lịch sự trong
giao tiếp gây thiện cảm với người vay.
3.2.2. Cải tiến cách cho vay, hoàn thiện công tác giải ngân, nâng cao tăng trưởng
dư nợ.
Trong những năm qua, do chưa thực sự chú trọng đến cho vay tiêu dùng nên
trong cách giải quyết cho vay cũng như công tác giải ngân còn thể hiện nhiều hạn
chế. Cách giải quyết cho vay còn nhỏ lẻ, manh mún. Ngân hàng còn thụ động ngồi
chờ khách hàng nên có những ngày cho vay được rất ít, có khi chỉ một đến hai món
vay, còn có những ngày số lượng cho vay lại rất nhiều. Điều đó đã ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác giải ngân. Thiết nghĩ, Ngân hàng cần cải tiến cách cho vay bằng
cách quy định ngày giải ngân như quy định cứ 2 ngày lại giải ngân một lần. Trong
thời gian 2 ngày đó, cán bộ Ngân hàng sẽ chủ động tìm kiếm khách hàng, tập hợp
các bộ hồ sơ vay vốn đủ điều kiện để trình Giám đốc ký duyệt và thực hiện giải
ngân, nâng cao tăng trưởng dư nợ.
3.2.3. Mở rộng hoạt động Marketing.
Việc làm cho người dân hiểu biết về Ngân hàng và những lợi ích mà Ngân hàng
mang lại cho họ là điều rất cần thiết để mở rộng cho vay. Nếu như công tác tuyên
truyền được thực hiện tốt thì sẽ có tác dụng trong việc thay đổi thói quen tích lũy để
tiêu dùng và tâm lý sợ đi vay của người dân. Qua đó sẽ tăng số lượng khách hàng,

đặc biệt là cán bộ công nhân viên đến giao dịch với Ngân hàng góp phần thúc đẩy
cho vay tiêu dùng phát triển. Muốn vậy Ngân hàng cần mở rộng hoạt động
Marketing Ngân hàng và cần thực hiện những vấn đề sau:
- Tăng cường triển khai công tác tuyên truyền, quảng cáo trên các tạp chí, báo
chuyên ngành như Tạp chí Ngân hàng, Thời báo kinh tế, Thời báo Ngân hàng, Tạp
chí Thị trường - Tài chính - Tiền tệ... Ngoài ra, còn tuyên truyền quảng cáo trên các
báo, tạp chí mà mọi người thường quan tâm như báo Nhân dân, Tiền phong... và các
phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh...
- Tuyên truyền, quảng cáo ngay tại Ngân hàng bằng cách bố trí cho khách hàng
quan sát, thấy được các hình ảnh của Ngân hàng, tiếp xúc trực tiếp với các công cụ,
trang thiết bị...
- Cán bộ Ngân hàng là hình ảnh thu nhỏ của Ngân hàng nên các cán bộ Ngân
hàng cần ý thức rằng: "Mỗi cán bộ Ngân hàng là một tuyên truyền viên tích cực và
hiệu quả nhất về chính sách cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng". Muốn
vậy phải có chế độ đãi ngộ thích hợp với chính cán bộ trong ngành.
- Cử cán bộ đi sâu sát đến từng cơ quan, đơn vị tuyên truyền, phổ biến về
nghiệp vụ cho vay để người dân am hiểu về tiện ích mà nghiệp vụ này mang lại cho
họ. Đồng thời, cần chiếm được sự ủng hộ nhiệt tình của các cán bộ lãnh đạo để qua
đó việc tiếp cận và tập hợp những nhu cầu của người dân cũng như việc tiến hành
thực hiện nghiệp vụ diễn ra một cách suôn sẻ.
- Hàng năm, Ngân hàng nên tổ chức hội nghị, hội thảo khách hàng, qua đó tạo
được mối quan hệ thân thiết hơn với khách hàng. Bên cạnh đó, việc tổ chức hội nghị
khách hàng cũng giúp cho Ngân hàng có được cái nhìn chính xác hơn về chất lượng
phục vụ thông qua những ý kiến của khách hàng. Đồng thời cũng giúp cho Ngân
hàng nâng cao chất lượng phục vụ. Hội nghị khách hàng giúp cho Ngân hàng hiểu
được những thuận lợi và khó khăn của khách hàng, từ đó nắm bắt được nhu cầu của
họ. Như vậy Ngân hàng có thể là người tư vấn tài chính đáng tin cậy cho khách
hàng, nâng cao hiệu quả đầu tư và tiêu dùng.
3.2.4. Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị phục vụ hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng.

Việc phát triển công nghệ Ngân hàng và đưa Ngân hàng trở thành Ngân hàng
hiện đại có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển hoạt động của Ngân hàng. Thời
gian gần đây, PGD Nguyễn Phong Sắc đã đưa công nghệ vào các hoạt động của
mình như việc nối mạng nội bộ, thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử liên ngân
hàng… góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ và quản lý thông tin
khách hàng hiệu quả hơn. Công nghệ Ngân hàng càng được ứng dụng rộng rãi vào
các hoạt động của Ngân hàng thì việc tăng các tiện ích khi phục vụ khách hàng càng
được thực hiện một cách dễ dàng hơn, nhất là trong hoạt động cho vay tiêu dùng,

×