Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.69 KB, 8 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP
1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP:
1.1 Khái niệm và mục đích của việc phân tích tài chính doanh nghiệp:
1.1.1 Khái niệm:
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và
công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và thông tin trong quản lý doanh
nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng tiềm lực của doanh nghiệp,
giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định quản lý phù hợp.
1.1.2 Mục đích:
- Phân tích tài chính nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho chủ
doanh nghiệp, nhà đầu tư, các chủ nợ và những người cần quan tâm khác để họ đưa
ra các quyết định về đầu tư, tín dụng.
- Phân tích tình hình tài chính nhằm cung cấp các thông tin quan trọng nhất
cho chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư .... để họ đánh giá được các rủi ro của cổ tức hay
tiền lãi.
- Phân tích tình hình tài chính cũng sẽ cung cấp các thông số về nguồn lực
kinh tế. Đồng thời nó cho biết nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nguồn lực này.
- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chính là quá trình so sánh, đối
chiếu số liệu về tài chính thực có với quá khứ để định hướng cho phát triển tương
lai của doanh nghiệp.
=> Từ đó đưa ra các đánh giá cụ thể về mặt mạnh và yếu trong công cuộc
quản lý tài chính của doanh nghiệp để có những biện pháp thích hợp nâng cao hiệu
quả tài chính.
1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính: Giúp người sử dụng thông tin về tài
chính từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát, lại vừa
xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán
đoán, dự báo đầu tư và đưa tra các quyết định tài chính phù hợp.
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP


2.1 CƠ SỞ NGUỒN TÀI LIỆU:
Trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp người ta thường căn
cứ vào bốn loại báo cáo sau đây:
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo kết quả kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Bảng thuyết minh các báo cáo tài chính.
2.1.1 Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát
toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định (tại thời điểm lập báo cáo).
Do đó bảng cân đối kế toán có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Cơ sở số liệu và căn cứ lập BCĐKT: bảng CĐKT niên độ trước (hoặc kỳ
trước) và các sổ kế toán tổng hợp.
Các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng mục, khoản theo một trình tự logic,
khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý và phân tích tài chính doanh nghiệp.
=> Bảng cân đối kế toán cho ta biết nguồn lực tài sản và nguồn gốc của tài
sản đó
2.1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp cho biết
tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định. Ngoài ra nó còn
cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của doanh nghiệp trong kỳ
kinh doanh đó.
Cơ sở số liệu của báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh: là báo cáo kết quả
kinh doanh kỳ trước.
Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh được chia làm hai phần:
- Phần I: Kết quả hoạt động kinh doanh (Lỗ, lãi): Phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả bất thường của kỳ trước,
số phát sinh trong kỳ và số lũy kế từ đầu năm theo từng cột tương ứng.

- Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
Bao gồm các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh
nghiệp đối với Nhà nước về các khoản: nộp thuế, BHXH, BHYT, Kinh phí công
đoàn.
Các chỉ tiêu trong phần này theo dõi số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang;
số phải nộp phát sinh trong kỳ này, số còn lại phải nộp chuyển sang kỳ sau. Trong
đó:
Số còn lại phải nộp
chuyển sang kỳ sau
=
Số còn phải nộp
kỳ trước chuyển
sang
+
Số phải
nộp trong
kỳ
-
Số đã
nộp trong
kỳ
=> Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để
tính được kết quả lỗ, lãi, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ
kinh doanh.
2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Là báo cáo tài chính cho biết kết quả thu chi của doanh nghiệp trong từng
thời kỳ nhất định.
=> BCLCTT: để trả lời cho các vấn đề liên quan đến các luồng tiền vào, ra
trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng
thời kỳ .

2.1.4 Thuyết minh các báo cáo tài chính:
Thuyết minh các báo cáo tài chính: sẽ cung cấp các thông tin về tình hình
SXKD chưa có trong hệ thống các báo cáo tài chính và nó còn giải thích thêm một
số chỉ tiêu mà trong báo cáo tài chính chưa trình bày, giải thích một cách cụ thể và
rõ ràng được.
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH:
2.2.1 Phương pháp tỷ số:
Đây là phương pháp truyền thống dược áp dụng phổ biến để phân tích tình
hình tài chính.
Qua phương pháp này các tỷ số đơn được thiết lập bởi các chỉ tiêu này so
với các chỉ tiêu khác.
Phương pháp tỷ số có tính thực hiện cao với điều kiện áp dụng ngày càng
được hoàn thiện hơn nữa vì:
- Thông tin tài chính - kế toán ngày càng được cung cấp đầy đủ hơn, đó
chính là cơ sở để hình thành tỷ lệ tham chiếu đầy đủ và tin cậy để có thể đánh giá
một số chỉ tiêu của doanh nghiệp.
- Do ngày nay áp dụng công nghệ khoa học cho phép ta tính toán lưu được
nhiều số liệu, quá trình tính toán cũng nhanh và nhiều hơn như: Tỷ lệ về khả năng
thanh toán, tỷ lệ khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn, tỷ lệ về khả năng
sinh lời ….
- Phương pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số
liệu, đồng thời phân tích nhiều tỷ số theo trình tự sắp xếp thời gian một cách liên
tục và từng giai đoạn cụ thể.
2.2.2 Phương pháp so sánh:
Đây cũng là phương pháp sử dụng tương đối rộng trong phân tích để xác
định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Nhưng thực hiện nó với
điều kiện: sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị
tính toán … và theo mục đích phân tích mà xác định kỳ gốc với kỳ báo cáo.
+ Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch.

+ Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian.
Nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:
- So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng giảm
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng
thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.
- So sánh số liệu thực hiện với kỳ kế hoạch, số liệu doanh nghiệp với số
liệu bình quân của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp được hay chưa được.
- So sánh chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so
sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ
của các khoản mục theo thời gian
2.2.3 Phương pháp DUPONT:
Bên cạnh các phương pháp trên các nhà phân tích còn sử dụng phương
pháp DUPONT. Với phương pháp này các nhà phân tích sẽ chỉ ra được các nguyên
nhân dẫn đến tình trạng tốt, xấu trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

×