Tải bản đầy đủ (.pdf) (302 trang)

Luận án tiến sĩ tín ngưỡng thờ mẫu liễu hạnh ở phủ giày qua tư liệu hán nôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 302 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Đạt Thức

TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY
QUA TƢ LIỆU HÁN NƠM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HĨA HỌC

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Đạt Thức

TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY
QUA TƢ LIỆU HÁN NƠM

Chun ngành: Văn hóa học
Mã số: 9229040

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. KIỀU THU HOẠCH

Hà Nội - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
- Luận án này là kết quả nghiên cứu bƣớc đầu của riêng tôi dƣới sự hƣớng
dẫn tận tình của ngƣời hƣớng dẫn khoa học, chƣa đƣợc cơng bố trong các cơng trình
nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc.
- Luận án đƣợc tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị.
- Kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu trƣớc đã đƣợc luận án
tiếp thu hết sức cẩn trọng và chân thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận án

Nguyễn Đạt Thức


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. iv
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN .................................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu .............................................................................. 6
1.1.1. Một số nghiên cứu cơ bản ...................................................................................... 6
1.1.2. Một số tập hợp, giới thiệu tư liệu và tiếp cận qua tư liệu Hán Nôm ................... 13
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ....................................................................................... 22
1.2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 22
1.2.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 29
1.3. Một số khái niệm liên quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu qua tƣ liệu Hán Nôm .......... 30
1.3.1. Mẫu ..................................................................................................................... 30
1.3.2. Đồng ..................................................................................................................... 30
1.3.3. Cốt ........................................................................................................................ 30
1.3.4. Bóng ..................................................................................................................... 30
1.3.5. Chính tự ................................................................................................................ 31
1.3.6. Phủ ....................................................................................................................... 31
1.3.7. Tam phủ................................................................................................................ 32
1.3.8. Tứ phủ .................................................................................................................. 32
Tiểu kết .......................................................................................................................... 32
Chƣơng 2. TƢ LIỆU HÁN NÔM VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ
GIÀY VÀ MẪU TAM PHỦ, TỨ PHỦ............................................................................. 34
2.1. Khái lƣợc về nguồn tƣ liệu Hán Nơm gắn với tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở
phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ............................................................................... 34
2.1.1. Tư liệu Hán Nơm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ tại Viện Thông tin khoa học xã hội ............................................................ 34
2.1.2. Tư liệu Hán Nơm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ qua di sản Hán Nôm - Viện Nghiên cứu Hán Nôm ........................... 37
2.1.3. Tư liệu Hán Nơm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ tại một số cơ sở lữu trữ khác ............................................................... 43
2.1.4. Tư liệu Hán Nơm về tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở khu vực phủ Giày ................... 46
2.2. Hƣớng tiếp cận nội dung tƣ liệu Hán Nơm về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở
phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ theo loại hình văn bản .......................................... 64

2.2.1. Nhóm tư liệu Hán Nơm trên giấy ......................................................................... 65
2.2.2. Nhóm tư liệu văn khắc tại di tích ......................................................................... 75


iii

2.3. Giá trị lịch sử - văn hóa của tƣ liệu Hán Nơm về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở
phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ............................................................................... 75
Tiểu kết .......................................................................................................................... 78
Chƣơng 3. NHẬN DIỆN TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY
QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM .......................................................................................... 80
3.1. Lịch sử địa chính và khơng gian văn hóa phủ Giày ................................................ 80
3.1.1. Lịch sử địa chính liên quan tới khu vực phủ Giày ............................................... 80
3.1.2. Không gian văn hóa liên quan tới khu vực phủ Giày và danh hiệu phủ Giày ..... 95
3.2. Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày qua tƣ liệu Hán Nôm ............................................. 103
3.2.1. Thuyết Mẫu giáng sinh thời Lý Nam Đế ............................................................ 104
3.2.2. Thuyết Mẫu giáng sinh thời Lý .......................................................................... 105
3.2.3. Thuyết Vỉ Nhuế - Ghi trong Cát thiên tam thế thực lục ..................................... 107
3.2.4. Thuyết Kẻ Giày................................................................................................... 108
3.2.5. Thuyết Nội đạo tràng ......................................................................................... 110
3.3. Lịch sử kiến trúc phủ Giày qua tƣ liệu Hán Nôm ................................................. 113
3.4. Hội phủ Giày và một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu
Hạnh qua tƣ liệu Hán Nôm .......................................................................................... 117
3.4.1. Hội phủ Giày Vân Cát và một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng thờ
Mẫu Liễu Hạnh qua tư liệu Hán Nôm.......................................................................... 118
3.4.2. Hội phủ Giày Tiên Hương và một số sinh hoạt văn hóa liên quan đến tín ngưỡng
thờ Mẫu Liễu Hạnh qua tư liệu Hán Nôm ................................................................... 120
Tiểu kết ........................................................................................................................ 123
Chƣơng 4. BÀN LUẬN THÊM VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN HĨA LIÊN QUAN TỚI
TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU LIỄU HẠNH Ở PHỦ GIÀY VÀ MẪU TAM PHỦ, TỨ

PHỦ QUA TƢ LIỆU HÁN NÔM ............................................................................... 125
4.1. Câu chuyện tiếp cận văn hóa quanh tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày
qua khảo chứng Vân Cát Thần nữ truyện .................................................................... 125
4.2. Hành trạng thế tục của Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày........................................... 131
4.3. Vai trò của các cộng đồng làng xã trực tiếp liên quan trong việc phụng thờ Mẫu
Liễu Hạnh ở phủ Giầy .................................................................................................. 137
4.4. Vấn đề Tam phủ, Tứ phủ và Tam tòa Tứ phủ ............................................................ 143
Tiểu kết ........................................................................................................................ 159
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 160
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .................................. 164
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 165
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 185


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nxb:

Nhà Xuất bản

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

KHXH:

Khoa học xã hội


H:

Hà Nội

GS:

Giáo sƣ

PGS:

Phó Giáo sƣ

TS:

Tiến sĩ


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có thể nói, trong văn hóa dân gian của ngƣời Việt, khơng nhiều tín ngƣỡng
thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu trong và ngồi nƣớc nhƣ tín
ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đặc biệt, sau khi di sản văn hóa phi vật thể Thực hành
tín ngƣỡng Thờ Mẫu Tam phủ của ngƣời Việt chính thức đƣợc UNESCO vinh danh
tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016), tín ngƣỡng
thờ Mẫu Liễu Hạnh càng nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của xã hội và giới nghiên
cứu… Chỉ tính riêng với tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh, đến nay, đã có hàng ngàn
cơng trình sƣu tầm, nghiên cứu lần lƣợt đƣợc công bố, xuất bản.
Với một khối lƣợng cơng trình nghiên cứu đồ sộ nhƣ vậy, rất khó có thể điểm

lại nội dung tất cả các cơng trình, bài viết về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đặc
biệt, khi tiếp cận tìm hiểu những vấn đề Mẫu Liễu Hạnh cũng không thể bỏ qua
những tƣ liệu Hán Nơm có liên quan. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn hƣớng kế
thừa thành tựu tập hợp, phân tích của những ngƣời đi trƣớc và điểm lại một số cơng
trình nghiên cứu tiêu biểu, mang tính chất nghiên cứu cơ bản, cùng một số nghiên
cứu trực tiếp giải quyết vấn đề liên quan tới tín ngƣờng thờ Mẫu Liễu Hạnh và thông
qua tƣ liệu Hán Nôm để góp phần làm rõ thêm một số vấn đề nghiên cứu để đƣa ra
hƣớng tiếp cận phù hợp, từ một giới hạn tƣơng đối hẹp - tiếp cận tín ngƣỡng thờ Mẫu
Liễu Hạnh ở phủ Giày qua tƣ liệu Hán Nơm.
Đến nay, tuy các cơng trình nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh dù
rất phong phú, với khối lƣợng lớn nhƣ vậy nhƣng chƣa có tác giả nào dày công tập
hợp, khảo cứu để tiếp cận nghiên cứu tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua
tƣ liệu Hán Nơm với góc nhìn văn hóa học, trong khi nguồn tƣ liệu này lại vô cùng đa
dạng, với khối lƣợng lớn, cũng có thể nói là cực lớn mà theo nghiên cứu sinh bƣớc
đầu tìm hiểu thì có những vấn đề trƣớc nay các cơng trình nghiên cứu trƣớc chƣa giải
đáp một cách thỏa đáng, nhƣ vấn đề tên gọi phủ Giày, vấn đề lịch sử phủ Giầy, vấn
đề Tam phủ, Tứ phủ, vấn đề đặc trƣng giới trong Tam phủ, Tứ phủ, vấn đề Tam tòa
Tứ phủ, vấn đề vị trí và vai trị của Mẫu Liễu Hạnh trong hệ thần Tứ phủ,… Theo đó,
nếu đầu tƣ khảo cứu, biện giải qua tƣ liệu Hán Nôm và tiếp cận vấn đề dƣới góc nhìn
văn hóa học thì những vấn đề này đều có thể giải đáp đƣợc trên cơ sở khoa học.


2

Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh coi đây là tính cấp thiết và hƣớng mở của
đề tài và xác định việc tìm hiểu tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua tƣ
liệu Hán Nôm làm tên đề tài luận án nhƣ một hƣớng tiếp cận hẹp.
Tuy nhiên, cũng cần phải giới thuyết rằng, những vấn đề liên quan tới tín
ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày đƣợc cơng bố trong cơng trình này mới chỉ là
kết quả thu đƣợc bƣớc đầu từ một hƣớng tiếp cận hẹp (chỉ thông qua tƣ liệu Hán

Nôm) nên mức độ bao quát đối với từng khía cạnh cụ thể của tín ngƣỡng thờ Mẫu
Liễu Hạnh ở phủ Giày ắt sẽ có chỗ tỏ tƣờng, đậm nhạt khác nhau, tùy thuộc vào mức
độ phản ánh của tƣ liệu và điều kiện, khả năng thu thập, khai thác tƣ liệu. Mặt khác,
cũng do sự quy định bởi góc nhìn hẹp, những kết quả nghiên cứu đƣợc cơng bố trong
cơng trình này tƣơng đối phù hợp khi đƣợc xem xét trong bối cảnh lịch sử xã hội từ
khi tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày đƣợc định hình (khoảng thế kỷ XVI)
đến năm 1945 (niên điểm giới hạn khai thác tƣ liệu Hán Nôm, đồng thời cũng là mốc
lịch sử văn tự Hán Nơm chính thức kết thúc sứ mệnh lịch sử với tƣ cách là hệ văn tự
chính thống lƣu hành trong xã hội quân chủ Việt Nam thời trung đại).
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc tìm hiểu về giá trị của tƣ liệu Hán Nơm gắn với tín ngƣỡng thờ
Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày, đặt tín ngƣỡng này trong khơng gian văn hóa liên quan và
mơi cảnh văn hóa chung của tín ngƣỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ để khảo lại lịch sử
địa chính và văn hóa khu vực phủ Giày quanh việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh, qua đó,
nhận diện tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày trƣớc năm 1945 trên các phƣơng
diện cơ bản (hệ thần đƣợc thờ, thần điện và không gian thực hành tín ngƣỡng, các thực
hành văn hóa tín ngƣỡng) và một số vấn đề lịch sử - văn hóa liên quan từ góc nhìn văn
hóa học, nhằm củng cố cơ sở cho việc nghiên cứu tín ngƣỡng này cũng nhƣ tín ngƣỡng
thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ trong các bƣớc nghiên cứu tiếp theo…
Để làm rõ mục đích nêu trên, luận án sẽ tiến hành các theo tác nghiên cứu
nhằm tập trung giải đáp một số câu hỏi sau:
Thứ nhất, tƣ liệu Hán Nơm có giá trị gì trong lịch sử hình thành và phát triển
của tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày?


3

Thứ hai, di sản tƣ liệu Hán Nôm gắn với tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở
phủ Giày có tác dụng gì trong việc nghiên cứu văn hóa tín ngƣỡng này trong bối

cảnh hiện nay?
Thứ ba, thông qua tƣ liệu Hán Nơm liên quan lịch sử địa chính và văn hóa khu
vực Kẻ Giày quanh tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh đƣợc phản ánh chân thực ra sao?
Thứ tư, thông qua tƣ liệu Hán Nôm liên quan, các phƣơng diện văn hóa cơ
bản của tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày trƣớc năm 1945 đƣợc nhận diện
nhƣ thế nào?
Thứ năm, có thể thơng qua nghiên cứu tƣ liệu Hán Nơm về tín ngƣỡng thờ
Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ để làm sáng tỏ những vấn đề
gì liên quan?
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu đặt ra, luận án sẽ thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, kế thừa và tập hợp, hệ thống lại kết quả nghiên cứu của một số
cơng trình đi trƣớc, rút ra những chỉ dấu cần đƣợc kế thừa, tiếp tục nghiên cứu bổ
khuyết từ góc độ tƣ liệu Hán Nơm và văn hóa học;
Thứ hai, kế thừa kết quả nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc, thông qua tƣ liệu
Hán Nôm xác lập một số khái niệm liên quan.
Thứ ba, kế thừa và tập hợp, hệ thống lại di sản tƣ liệu Hán Nơm gắn với tín
ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, chỉ ra các mặt giá trị và
hƣớng tiếp cận khai thác.
Thứ tư, thông quan tƣ liệu Hán Nôm nhận diện các phƣơng diện cơ bản (hệ
thần đƣợc thờ, thần điện và khơng gian thực hành tín ngƣỡng, các thực hành văn
hóa tín ngƣỡng) và một số vấn đề lịch sử - văn hóa liên quan đến tín ngƣỡng thờ
Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày dƣới góc nhìn văn hóa học.
Thứ năm, phân tích, biện giải một số vấn đề, hiện tƣợng văn hóa liên quan
đang đặt ra quanh tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở khu vực phủ Giày qua Tƣ liệu Hán Nôm từ



4

góc nhìn văn hóa học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Thông qua tƣ liệu Hán Nôm, luận án nghiên cứu tín ngƣỡng thờ
Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày trƣớc năm 1945 trong khơng gian văn hóa liên quan và
mơi cảnh văn hóa chung của tín ngƣỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ theo diễn trình
lịch sử.
Về khơng gian: Thơng qua tƣ liệu Hán Nôm, luận án đặt đối tƣợng nghiên
cứu trong khơng gian văn hóa Kẻ Giầy, với vùng lõi là quần thể di tích phủ Giày,
bao gồm các di tích liên quan đến quần thể di tích này, nay thuộc địa bàn xã Kim
Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định. Trong một số thao tác phân tích, so sánh, đối
chiếu, dẫn dụ…, cần thiết đặt đối tƣợng nghiên cứu trong phạm vi mở rộng, tƣơng
ứng với không gian văn hóa Bắc Bộ.
Về thời gian: Do hƣớng tiếp cận tƣơng đối nghiên cứu tƣơng đối hẹp (chỉ thông
qua tƣ liệu Hán Nơm để nhìn nhận về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày). Theo
đó, về lý thuyết và lịch sử vấn đề, đối tƣợng nghiên cứu đƣợc đặt trong khung niên đại từ
khi tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày đƣợc định hình đến năm 1945 (đây cũng
là thời điểm văn tự Hán Nơm chính thức bị thay thế bởi chữ Quốc ngữ).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu dƣới góc độ tổng thể và liên ngành để
nhìn nhận, phân tích các hiện tƣợng văn hóa. Trong đó, hai hƣớng tiếp cận chính là
văn bản học và văn hóa học. Bên cạnh đó, cách tiếp cận liên ngành gồm sử học,
ngôn ngữ học, tôn giáo học… cũng sẽ đƣợc sử dụng trong các phân tích cụ thể…
5. Những đóng góp mới của luận án
- Kế thừa đƣợc thành tựu tập hợp tƣ liệu Hán Nôm của các tác giả đi
trƣớc, khảo sát, tập hợp bổ sung một cách có hệ thống và tồn diện nguồn tƣ
liệu Hán Nơm hiện có về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu
Tam phủ, Tứ phủ. Đồng thời, chỉ ra đƣợc những giá trị cơ bản của hệ thống tƣ
liệu và hƣớng tiếp cận khai thác phục vụ cho nghiên cứu.

- Thông qua tƣ liệu Hán Nôm, đƣa ra đƣợc một số khái niệm liên quan
đến tín ngƣỡng thờ Mẫu.


5

- Khảo qua tƣ liệu Hán Nôm xác lập lại lịch sử địa chính và văn hóa khu
vực Kẻ Giày trong mối quan hệ phụng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đồng thời, góp
phần cải chính một số chi tiết về lịch sử địa phƣơng.
- Thông qua tƣ liệu Hán Nôm, diễn giải một cách có hệ thống về tín
ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy trƣớc năm 1945 thông qua hệ thần đƣợc
thờ, thần điện và không gian thực hành tín ngƣỡng, các thực hành văn hóa tín
ngƣỡng. Kết quả nghiên đƣợc cơng bố có giá trị tham khảo, đối sánh, đặc biệt
trong việc nghiên cứu lịch sử, sự biến đổi và diễn biến của tín ngƣỡng thờ Mẫu
Liễu Hạnh ở phủ Giầy và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ...
- Phân tích, biện giải về một số vấn đề lịch sử và văn hóa có liên quan đến tín
ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đang đặt ra, nhƣ câu chuyện văn
hóa quanh tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua khảo chứng Vân Cát
Thần nữ truyện, hành trạng thế tục của Tam vị Thánh Mẫu phủ Giày, vai trò của các
cộng đồng làng xã trực tiếp liên quan trong việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ
Giầy trong lịch sử và vấn đề Tam phủ, Tứ phủ và Tam tòa Tứ phủ…
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu (5 trang), Kết luận (3 trang), Tài liệu tham khảo (19
trang), Phụ lục (111 trang), nội dung chính của luận án gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về lịch sử nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn (29 trang).
Chƣơng 2: Tƣ liệu Hán Nơm về tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày
và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ (45 trang).
Chƣơng 3: Nhận diện tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày qua tƣ liệu
Hán Nôm (44 trang)
Chƣơng 4: Bàn luận thêm về một số vấn đề văn hóa liên quan tới tín ngƣỡng thờ

Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày và Mẫu Tam phủ, Tứ phủ qua tƣ liệu Hán Nôm (34 trang).


6

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Một số nghiên cứu cơ bản
Trƣớc tiên, xin đề cập tới cơng trình Việc phụng thờ Mẫu Liễu ở phủ Giầy,
Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, của
Nguyễn Minh San, bảo vệ thành cơng năm 1996. Có lẽ, đây là một trong những cơng
trình nghiên cứu trong nƣớc đề cập tƣơng đối toàn diện về việc phụng thờ Mẫu Liễu ở
phủ Giầy tƣơng đối sớm, mang tính khai phá và gợi mở, đặt nền móng cho nhiều cơng
trình nghiên cứu tiếp theo, cụ thể:
1. Từ việc nghiên cứu tổng hợp, luạn án đã phác dựng lên một hoạt động văn
hóa dân gian tổng thể qua truyền thuyết, di tích và điện thần, nghi lễ thờ cúng
và lễ hội ở phủ Giầy; bƣớc đầu đƣa ra những đặc trƣng của tín ngƣỡng thờ
Mẫu Liễu ở vùng đất này.
2. Bằng sự so sánh phủ Giầy với một số nơi thờ Mẫu khác của ngƣời Việt ở
Trung và Nam Bộ, luận án cho rằng, phủ Giầy với việc thờ cúng Mẫu Liễu, đã
hội tụ đầy đủ các yếu tố, xứng đáng là trung tâm tín ngƣỡng thờ Mẫu lớn nhất,
nơi phản ánh rõ nét nhất sự biến chuyển của một tín ngƣỡng dân gian tiến tới
một tôn giáo bản địa sơ khai; đồng thời đƣa ra những nhận xét bƣớc đầu về
quy luật vận động, phát triển, đặc tính cơ bản về tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời
Việt trên bƣớc đƣờng mở cõi về phía Nam.
3. Kết quả nghiên cứu việc thờ phụng Mẫu Liễu ở phủ Giầy đã góp một
tiếng nói vào việc bảo tồn, phát huy vốn văn hóa truyền thống ở một địa bàn
cụ thể, ở một lĩnh vực phức tạp, tế nhị khi kế thừa vốn di sản của các thế hệ

trƣớc để lại [48, tr. 4].
Tuy nhiên, việc khai thác tƣ liệu Hán Nôm để phục vụ nghiên cứu trong cơng
trình này cũng chỉ đƣợc coi nhƣ một nguồn tài liệu tham khảo, một số vấn đề về văn
bản học Hán Nơm và lịch sử địa chính - văn hóa, vai trị của từng cộng đồng trực tiếp
liên quan đến việc phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giày trong lịch sử chƣa có điều
kiện bàn luận sâu.


7

Tiếp theo, phải kể đến Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những cơng trình

nghiên cứu, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ
thuật quốc gia Việt Nam biên soạn, Nxb. Thế giới ấn hành năm 2019 [50].
Đây là một quyển trong bộ 4 quyển: Tuyển tập những bài hát văn, Tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nơm, Tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt - Những cơng trình nghiên cứu, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt - Những cơng trình của các tác giả nước ngồi, do Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam biên
soạn “Nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu và quảng bá giá trị di sản
văn hóa tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt, trên cơ sở ấy góp phần vào cơng
cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc” [50, tr. 9].
Theo thống kê trong cơng trình này, tại thời điểm xuất bản và cơng bố, đã
thống kê đƣợc 658 tài liệu sƣu tầm, nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời
Việt ở khu vực Bắc Bộ. Đây là một cơng trình biên soạn cơng phu, đã tập hợp và hệ
thống tƣơng đối đầy đủ các cơng trình nghiên về tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời
Việt ở Bắc Bộ của các nhà nghiên cứu trong nƣớc, đề cập đến hều hết nhiều khía
cạnh liên quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt. Tuy nhiên, những nghiên
cứu tiếp cận từ góc độ Hán Nơm đƣợc tuyển chọn lại hết sức khiêm tốn. Điểm qua

nội dung các nghiên cứu đƣợc tuyển chọn trong sách, có thể nhận thấy, hầu hết các
tác giả thƣờng dẫn tƣ liệu Hán Nôm nhƣ một nguồn tài liệu tham khảo và mặc
nhiên thừa nhận về giá trị nội dung trích dẫn, trong khi các cơng trình nghiên cứu từ
góc tiếp cận hẹp - “Nhìn nhận tín ngƣỡng thờ Mẫu” hoặc vấn đề liên quan qua tƣ
liệu Hán Nôm chƣa mấy đƣợc chú trọng hoặc ít ngƣời tiếp cận.
Về nghiên cứu nền mang tính ngun lý khi tìm hiểu văn hóa Việt nói chung,
phải kể đến “Nguyên lý Mẹ của nền văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Quốc Vƣợng
đƣợc tập hợp trong sách. Qua các thao tác nghiên cứu và lập luận, ơng khẳng định:
“Nền văn hóa truyền thống Việt Nam đã từng có NGUYÊN LÝ MẸ”. Đây là
một phát hiện đặc biệt quan trọng, có tính chất chỉ dẫn và gợi mở khi tiếp cận lịch
sử - văn hóa truyền thống Việt Nam, đặc biệt là đối với tín ngƣỡng thờ Mẫu.


8

Một nghiên cứu nền tiêu biểu khác cũng mang đậm dấu ấn của tác giả Trần
Quốc Vƣợng (viết cùng Nguyễn Hồng Kiên) cũng đƣợc tập hợp trong Tín ngƣỡng
thờ Mẫu của ngƣời Việt - Những cơng trình nghiên cứu, đó là: “Vị thế và bản sắc
địa - văn hóa của khu vực phủ Giầy”. Trong nghiên cứu này, ông đã đƣa ra một số
nhận xét mang tính kết luận về vị thế và bản sắc địa - văn hóa “cổ truyền” vùng quê
Mẫu dƣới cái nhìn địa - khảo cổ và địa - lịch sử hết sức độc đáo. Theo đó, ơng
khẳng định, khu vực phủ Giày có bề dày lịch sử - văn hóa đáng kể trong tiến trình
lịch sử dân tộc:
1. Từ cuối thời đá mới, cách đây 4000 năm, con ngƣời đã xuất hiện ở
khu vực Kẻ Giầy, dấu tích vật chất cịn lƣu lại ở chân núi Lê, núi Ngăm
ở Tiên Hƣơng, nhƣng chủ nhân của nó chủ yếu là dân chài ven biển hơn
là dân ruộng vƣờn.
2. Đã từng phát hiện đƣợc 6 trống đồng Đông Sơn ở chân núi Gôi dƣới thời
Pháp thuộc. Các trống này đều mang niên đại cách đây hơn 2000 năm. Trong
nền cảnh đƣơng thời, Kẻ Giầy và toàn miền xung quanh (khu vực Ninh Bình,

Nam Định ngày nay) vẫn là một miền ven biển, dân Việt cổ Đông Sơn mới tụ
cƣ ở chân đồi núi giáp biển.
3. Vùng Kẻ Giầy vẫn có dân tụ cƣ dƣới thời Bắc thuộc qua chứng tích
mộ Hán rải rác trên sƣờn núi, đồi cát. Bằng chứng tinh thần là huyền tích
về thời Lý Nam Đế - Triệu Quang Phục chống quân Bắc thuộc vào
khoảng thế kỷ VI.
4. Vùng này tiếp tục đƣợc khai khẩn dƣới thời Lý - Trần. Chứng cứ là
đền thờ Minh Không - Không Lộ, Chùa Keo trên - dƣới, cùng những
“vết chân ơng Khổng Lồ” - Đó chính là hệ thủy lợi ao chuôm, đầm hồ
giữa những cánh đồng.
5. Trƣớc khi Mẫu ra đời, dòng họ Mẫu, gốc Trần tránh loạn (?) chạy về
Kẻ Giầy - Côi Sơn đổi sang họ Lê (Song, sau đó, dịng họ này vẫn mang
tên chính thức là họ Trần Lê. Đa phần dân Tiên Hƣơng và Vân Cát đều
thc dịng họ Trần Lê). Sau đó, dịng họ này và các dịng họ khác tiếp
tục khai phá vùng này… Nếu tạm tin Mẫu giáng trần vào năm 1557 thì


9

dòng họ Mẫu đã tới vùng này vào khoảng cuối thế kỷ XV… Khi ấy, văn
hóa làng, văn minh dân giã cùng các tín ngƣỡng tính linh, đa thần giáo,
Phật giáo… đều phát triển.
6. Vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, các cố đạo Thiên Chúa giáo thuộc dòng
Tên đã truyền đạo ở vùng Quần Anh, Ninh Cƣờng (Hải Hậu), Trà Lũ, Hoành
Nha (Giao Thủy) ở miệt biển Hà Nam, Ninh Bình, mang theo bà Maria và
Chúa Jésus Chritst…
7. … Tại vùng Kẻ Giầy, ngoài thờ Mẫu Liễu, Mẫu Thƣợng Ngàn ở trên
núi Tiên Hƣơng, cùng hệ thống đền, miếu thờ các Mẫu, Tơn Ơng, Chầu
Bà, Quan Lớn, các Cơ… của đạo Tam phủ, Tứ phủ của Việt Nam, vẫn
tồn tại hệ thống thờ thần Mây, Mƣa, Sấm, Gió của ngƣời dân trồng lúa

nƣớc từ thời Nguyên Thủy…
8. Kẻ Giầy thờ “Thánh Khổng Minh Khơng” tại đình với tƣ cách là vị
Thành hoàng... [50, tr. 166 - 170].
Cũng trong mạch tìm hiểu, nghiên cứu về Kẻ Giày, phủ Giày, đi vào vấn đề
chi tiết hơn, rất đáng chú ý là: Trên Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4 (76) - 2001,
trong bài “Vì sao Vân Cát - Tiên Hƣơng là một hồi sau tách đôi và rồi đã đang lần
kết đôi?” [77] (sau đƣợc tuyển chọn in trong Theo dòng lịch sử, Những vùng đất,
thần và tâm thức người Việt [79]), tác giả Trần Quốc Vƣợng đã rất khéo rào trƣớc,
đón sau quanh câu hỏi do ơng tự đặt ra, cũng là nhan đề bài viết. Thừa nhận, “Đây
là MỘT VẤN - NẠN (câu hỏi khó khăn) đặt ra: trƣớc toàn thể nhân dân hai làng
Vân Cát và Tiên Hƣơng, trƣớc các nhà lãnh đạo địa phƣơng và Trung ƣơng, trƣớc
các nhà khoa học mong và muốn tìm hiểu SỰ THẬT LỊCH SỬ ở vùng ĐẤT PHỦ
GIẦY - KẺ GIÀY của MẪU LIỄU HẠNH” [79, tr. 398].
Từ cách đặt vấn đề:
Bất cứ ai, khi đến hành hƣơng hay tham quan vùng Phủ Giầy đều thấy:
Lạ một điều, sao chỉ có một PHỦ GIẦY mà lại, từ một vài thế kỷ trƣớc
cho đến hôm nay, thấy là hai phủ.
- Phủ Vân Cát (với phức hợp Tứ phủ Công đồng) bằng nhau, với đền
Đức Vua Lý Nam Đế - anh hùng dân tộc thế kỷ VI - …


10

- Phủ Tiên Hương (cùng với cả một phức hợp đền vua Lý Nam đế, phủ
Chúa (chúa Liễu), đền Công núi (đền Quan lớn Đệ tam ở chân núi
Ngăm), đình Cơng đồng (thờ thần Sấm - tả Lơi cơng), đình Ông Khổng
(thờ Thành hoàng - thần làng - KHỔNG LỒ - KHƠNG LỘ - KHỔNG
MINH KHƠNG)…
Phủ Vân Cát, thì dân ta cứ gọi tắt là PHỦ VÂN.
Nhƣng PHỦ TIÊN HƢƠNG - thì có nhiều ngƣời cứ gọi là PHỦ CHÍNH.

Mà có chính (chánh) thì sẽ có phụ (phó). Vậy PHỦ VÂN là PHỦ PHỤ
của Mẫu Liễu hay sao? [79, tr. 398 - 399].
Sau khi đi điền dã và tham khảo sách của bà Đồn Thị Điểm, ơng đƣa ra một
giả thuyết khoa học về Kẻ Giày nhƣ sau:
Xã Vân Cát vốn có cơ cấu 4 giáp: Đơng, Tây, Nam, Bắc - là bốn gị
(cồn) cát ven biển xƣa. Sau đó, hai giáp Tây, Nam tách ra thành thôn,
(làng) An Thái trong cơ cấu "nhất xã, nhị thơn", rồi sau đó nữa (không đã
chắc phải ở thế kỷ XV (Mẫu xuất hiện sau hai ông nghè Vân Cát - An
Thái 100 năm và trƣớc bà Hồng Hà nữ sử họ Đoàn 150 năm. Thời hai cụ
nghè chƣa hề có phủ Mẫu Vân Cát - Tiên Hƣơng) nhƣng cũng không quá
thế kỷ XVIII (đầu thế kỷ XVIII, bà Đồn nói Mẫu "giáng trần" ở thôn
An Thái xã Vân Cát, thế kỷ XIX đã có tên An Thái), An Thái đã chạy
biệt xã [79, tr. 404].
Giả thiết về câu chuyện địa chính giữa Vân Cát và Tiên Hƣơng trong mối
quan hệ thờ chung Mẫu Liễu Hạnh do giáo sƣ đặt ra cũng chính là một nguồn cảm
hứng chủ đạo dẫn dắt nghiên cứu sinh thực hiện đề tài này.
Trong “Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam”,
cũng đƣợc tập hợp trong sách Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những cơng
trình nghiên cứu, qua những phân tích, tác giả Đinh Gia Khánh đã đƣa ra một nhận
định hết sức tinh tế: “Tục thờ Mẫu đầy sức sống đã dựng nên hình tƣợng Mẫu Liễu
Hạnh, tức chúa Liễu Hạnh và đã kéo thần linh (mà đạo Tam phủ bắt đầu đẩy lên
cao, xa vời đối với con ngƣời) trở về với cõi nhân gian, với muôn mặt đời thƣờng”
[50, tr. 33]… Và “Tục thờ Mẫu gắn với những truyền thống văn hóa dân gian của


11

nhân dân ta từ buổi đầu dựng nƣớc, trải qua trƣờng kỳ lịch sử cho tới tận ngày nay.
Và, đến nay, đó vẫn là một hiện tƣợng đầy sức sống…” [50, tr. 34].
Tác giả Ngô Đức Thịnh nổi tiếng với nhiều cơng trình riêng về tín ngƣỡng thờ

Mẫu, trong nghiên cứu Đạo Mẫu Việt Nam (Từ thờ Nữ thần, Mẫu thần đến Mẫu Tam
phủ, Tứ phủ), cũng đƣợc tập hợp trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những
cơng trình nghiên cứu, đã đƣa ra những khái quát về lịch sử các hình thức thờ Mẫu của
ngƣời Việt. Theo ông, lịch sử này khởi nguồn từ việc thờ Nữ thần, qua các bƣớc phát
triển, hệ Mẫu thần đƣợc xác lập, và, đỉnh cao của sự phát triển đạt tới mức độ khái quát
là hệ Mẫu Tam, Tứ phủ. Đây là dạng thức thờ Mẫu tiêu biểu của ngƣời Việt ở khu vực
Bắc Bộ, bên cạnh dạng thức thờ Mẫu Trung Bộ, Mẫu Nam Bộ… [50, tr.35 - 67]. Thực
chất, đây là quan điểm xun suốt trong nhiều cơng trình đã cơng bố trƣớc đó, đƣợc
nhiều ngƣời đón nhận, tham khảo và trích dẫn… [61], [62], [63], [64].
Cũng trong nghiên cứu này, tác giả Ngơ Đức Thịnh khẳng định:
Thốt thai từ đạo thờ Thần và chịu ảnh hƣởng của Đạo giáo Trung Quốc,
Đạo Mẫu với tƣ cách là một biến thể của Đạo giáo Việt Nam đã và đang
thâm nhập và ảnh hƣởng tới các tín ngƣỡng tơn giáo khác.
Cùng một loại hình Đạo giáo, Đạo Mẫu rất gần gũi với đạo thờ Thần
Tiên trong cả quan niệm, thần điện và nghi thức thờ cúng. Hơn thế nữa,
vị thần chủ Đạo Mẫu là Liễu Hạnh đồng thời là một vị Tiên tiêu biểu của
Việt Nam. Đấy là chƣa kể các hình thức nghi lễ cầu Tiên, luyện đồng
giáng bút của hai loại đạo này cũng có rất nhiều nét vay mƣợn của
nhau… [50, tr. 64].
Cũng thuộc nghiên cứu cơ bản về địa danh - từ hƣớng tiếp cận ngữ âm học,
diễn giải về ý nghĩa của từ Kẻ Giầy, trong nghiên cứu “Về tên đất Kẻ Giầy, phủ
Giầy”, tác giả Cao Xuân Hạo, Trần Thúy Anh, với sự cộng tác của tác giả Trần
Quốc Vƣợng, đã tổng hợp đƣợc 3 thuyết dân gian có đề cập đến ngữ nghĩa và
nguồn gốc của từ Kẻ Giầy, cụ thể nhƣ sau:
1. Năm 21 tuổi (1557), khi Mẫu Liễu Hạnh trở lại “thƣợng giới” có để lại
dƣới Trần gian một chiếc Hài (Giầy).
2. Vua (Lê?) hay chúa (Trịnh?) đã đi qua làng Mẫu đã nhặt đƣợc chiếc


12


Hài (GIẦY) của Mẫu để lại trần gian.
3. Vùng này có nghề bánh GIẦY - GIỊ nổi tiếng. Nay mỗi khi hội phủ
Giầy tháng Ba lịch Trăng, mọi con nhang đệ tử và khách thập phƣơng
vẫn mua bánh giầy (dân chợ Dần (Giầy) giã mang bán) [79, tr. 329].
Qua những phân tích và dẫn dụ, cuối cùng, ơng đã đƣa ra một giả thuyết
khoa học: “Kẻ Giầy chính là Kẻ Trần, vùng của họ Trần” [79, tr. 332].
Đây là một chỉ dẫn quan trọng cho nghiên cứu sinh tiếp tục tìm hiểu thêm về
ý nghĩa lịch sử - văn hóa của vùng đất Kẻ Giầy.
Một nghiên cứu cơ bản khác nhƣng lại đƣợc triển khai từ góc độ khảo cứu tƣ
liệu Hán Nơm, đó là “Đối thoại với Hát Văn và Hầu đồng” của GS. Kiều Thu
Hoạch, cũng đƣợc tập hợp trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những cơng
trình nghiên cứu [50]. Với khơng khí “đối thoại” hiếm hỏi nhƣng lại rất cởi mở, qua
khảo cứu tƣ liệu Hán Nơm, phân tích và diễn giải, ơng đi đến một số nhận định trên
cơ sở tƣ liệu:
Tín ngƣỡng thờ Mẫu thuộc loại hình tín ngƣỡng Vu Hích (Đồng Cốt)…
Qua tƣ liệu Hán Nơm, tín ngƣỡng Đồng Cốt mới chỉ thấy xuất hiện từ
thời Lý… Nhiều tƣ liệu Hán Nơm đều cho thấy, tín ngƣỡng thờ Mẫu
đƣợc quy tự vào Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ thời Lê Trịnh (thế kỷ XVII).
Và, nếu nhìn từ tín ngƣỡng Vu Hích thì Liễu Hạnh cũng có thể coi nhƣ
một nữ vu (magicienne)… [50, tr. 648].
Đây cũng là một trong những chỉ dẫn mang tính căn lề cho nghiên cứu sinh
triển khai các bƣớc trong đề tài này.
Đặc biệt, trong “Tiếp cận thực hành tín ngƣỡng Tam phủ của ngƣời Việt từ
góc nhìn lịch sử”, tác giả Kiều Thu Hoạch, từ một hƣớng tiếp cận độc đáo, ông đã
khẳng định: Việt vu là nguồn gốc của tục lên đồng của ngƣời Việt, đồng thời, ơng
cũng chỉ ra tiến trình lịch sử của lên đồng. Theo đó, lên đồng cần phải đƣợc tiếp cận
trong bức tranh tổng thể và toàn cảnh, bao gồm các hoạt động vu thuật/ma thuật của
tín ngƣỡng này, cụ thể nhƣ phù kê/phụ tiên giáng bút, bói tốn [29]…
Một nghiên cứu khác cũng rất đáng quan tâm, đó là Cult, Culture and

Authority Princess Liễu Hạnh in Vietnamese Hítory của Olga Dror, một học giả


13

ngƣời gốc Nga, hiện đang định cƣ tại Mỹ, nguyên bản tiếng Anh, đã đƣợc Viện Văn
hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tuyển dịch. Tiếp cận nguồn tƣ liệu trên diện
rộng, gồm cả tƣ liệu Hán Nôm, truyền thuyết dân gian, ghi chép của các học giả đi
trƣớc, Olga Dror đã khảo rất kỹ về nguồn gốc và thời điểm định hình tín ngƣỡng
thờ Mẫu Liễu Hạnh ở khu vực phủ Giầy qua một loạt giả thuyết để đi đến khẳng
định, thế kỷ XVI là tƣơng đối thích hợp cho thời điểm định hình tín ngƣỡng này.
Ngồi ra, cũng trong cơng trình này, Olga Dror cịn đƣa ra nhiều nhận xét khá thú vị
khác, nhƣ về tính chất đặc trƣng giới nữ trong tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh và
cho rằng, Mẫu Liễu Hạnh là một vị thần đƣợc sáng tạo bởi những ngƣời bình dân…
1.1.2. Một số tập hợp, giới thiệu tư liệu và tiếp cận qua tư liệu Hán Nôm
Trƣớc tiên, phải đề cập tới nguồn tƣ liệu Hán Nơm liên quan tới hệ thống di
tích thờ Mẫu Liễu Hạnh tiêu biểu trên địa bàn Nam Định, đã đƣợc sƣu tầm, chỉnh
lý, phiên âm, dịch nghĩa, chú thích với sự đầu tƣ cơng sức của các tác giả Dƣơng
Văn Vƣợng, Trần Việt Anh, Nguyễn Xuân Cao, sau đƣợc Bảo tàng Nam Định tập
hợp thành những tập tài liệu phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu, bảo tồn và
phát huy giá trị di tích. Đây là bộ tài liệu sƣu tầm tƣơng đối toàn diện và đầy đủ
nguồn tƣ liệu Hán Nơm tại di tích phủ Giày và phủ Nấp. Trong khuôn khổ phối hợp
thực hiện việc biên soạn cuốn sách Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư
liệu Hán Nơm (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa
Nghệ thuật quốc gia Việt Nam biên soạn, Nxb. Thế giới ấn hành năm 2019), tác
giả luận án cùng nhóm thực hiện đã đƣợc Bảo tàng tỉnh Nam Đinh, cung cấp cho
một số tệp tài liệu Hán Nôm (bản đánh máy) có giá trị tham khảo, cụ thể:
- Kết quả nghiên cứu các đạo sắc phong tại phủ Tiên Hƣơng, xã Kim Thái,
huyện Vụ Bản, tập hợp 14 đạo sắc lƣu tại phủ Tiên Hƣơng, với sắc sớm nhất có
niên đại năm Vĩnh Khánh 2 (1730), sắc mn nhất có niên đại năm Khải Định 9

(1924) - Ngoài phần nguyên văn, phiên âm, dịch nghĩa, mỗi sắc đều có phần khảo tả
ngắn gọn về đặc điểm, hiện trạng. Phần phiên âm, dịch nghĩa do Nguyễn Xuân Cao,
cán bộ Bảo tàng Nam Định thực hiện.
- Lăng Công chúa liễu Hạnh, sƣu tầm, tập hợp văn khắc Hán Nôm tại lăng
Thánh Mẫu Liễu Hạnh, do Dƣơng Văn Vƣợng dịch nghĩa và chú giải.


14

- Phủ Tiên Hương, thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam
Hà, với nội dung tập hợp tƣ liệu Hán Nôm tại phủ Tiên Hƣơng (ngoại trừ sắc
phong), do Dƣơng Văn Vƣợng dịch nghĩa và chú thích.
- Phủ Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà, với nội dung tập
hợp tƣ liệu Hán Nôm tại phủ Vân Cát, do Dƣơng Văn Vƣợng dịch nghĩa và chú
thích.
- Tƣ liệu Hán Nơm tại di tích phủ Quảng Cung, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên,
Nam Định, tập hợp tƣ liệu Hán Nôm tại phủ Quảng Cung, do Trần Việt Anh phiên
âm, dịch nghĩa, chú giải.
Những tài liệu này đã đƣợc chỉnh lý và tập hợp, giới thiệu trong sách Tín
ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nơm [51], chú thích rõ nguồn
gốc và tác giả.
Một cơng trình tập hợp, giới thiệu tƣ liệu theo nhóm, cần đƣợc điểm tới là
Tuyển tập những bài hát văn [49], do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam
Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam biên soạn, Nxb. Thế giới ấn
hành năm 2017. Đây cũng là một quyển trong bộ 4 quyển: Tuyển tập những bài hát
văn, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nơm, Tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt - Những cơng trình nghiên cứu, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt - Những cơng trình của các tác giả nước ngồi, do Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam biên soạn.
Sách tập hợp 225 bản hát Văn (có phần phụ lục: cờn ốn, hát dọc, xá cờn,

phú dầu) gắn với tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt, đƣợc tập hợp từ nhiều nguồn.
Trong đó, có nhiều bài bản hát văn đƣợc tuyển chọn từ bản phiên dịch từ ngun
bản Hán Nơm có niên đại vào khoảng đầu thế kỷ XX, nhƣ Trần Triều hiển thánh
tán văn, ký hiệu thƣ viện Hán Nôm A.900, do giáo sƣ Kiều Thu Hoạch thực hiện,
Chư vị tán văn tồn tập, ký hiệu thƣ viện Hán Nơm AB601, do nghiên cứu sinh
thực hiện. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu
tín ngƣỡng thờ Mẫu, trong đó có lĩnh vực âm nhạc gắn với tín ngƣỡng thờ Mẫu, hệ
thần gắn với tín ngƣỡng thờ Mẫu, ngôn ngữ, văn học dân gian và nhiều khía cạnh
khác liên quan khác [49].


15

Cũng từ góc độ tập hợp, giới thiệu tƣ liệu về tín ngƣỡng thờ Mẫu của
ngƣời Việt, có lẽ, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nơm
[51], do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định và Viện Văn hóa Nghệ
thuật quốc gia Việt Nam biên soạn, Nxb. Thế giới ấn hành năm 2019 là xuất bản
phẩm tập hợp và công bố đƣợc lƣợng tƣ liệu Hán Nôm đáng kể nhất. Đây cũng
là một quyển trong bộ 4 quyển: Tuyển tập những bài hát văn, Tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt qua Tư liệu Hán Nơm, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Những cơng trình nghiên cứu, Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những cơng
trình của các tác giả nước ngồi, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam
Định và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam biên soạn, tập hợp và hệ
thống tƣơng đối về tƣ liệu Hán Nơm liên quan tới tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời
Việt, mặc dù trƣớc đó có một số sách khác đã tập hợp nhƣng chƣa thực sự thành
hệ thống.
Sách đã bƣớc đầu tập hợp và công bố bản dịch tiếng Việt tƣơng đối đầy đủ
các mảng tƣ liệu Hán Nơm liên quan tới tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Nam
Định, gồm thần tích, sắc phong, văn bia và gia phả. Tuy nhiên, về cơ bản, đây mới
chỉ là cuốn sách mới sƣu tầm, tuyển chọn và giới thiệu đƣợc một số tƣ liệu Hán
Nôm liên quan tới tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Nam Định, có giá trị về mặt tài

liệu tham khảo nghiên cứu. Tuy nhiên, những tƣ liệu hán Nôm Nôm liên quan đến
các vị Thánh Mẫu khác và hệ thần liên quan đến tín ngƣỡng thờ Mẫu chƣa có điều
kiện tập hợp, đặc biệt là những vấn đề, nhƣ nhìn nhận, đánh giá, kết luận về các vấn
đề liên quan tới “Tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt qua Tƣ liệu Hán Nôm” hoặc
đánh giá về giá trị, nội dung tƣ liệu Hán Nôm, hƣớng khai thác tƣ liệu Hán Nôm
cũng chƣa có điều kiện đề cập đến tới [51].
Trƣớc đây, xóc thẻ, rút thẻ, xem thẻ là một trong những hoạt động tín
ngƣỡng khá phổ biến trong các đền, chùa, miếu, quán, phủ… ở nƣớc ta. Với tín
ngƣỡng thờ Mẫu, ấn phẩm Thánh Mẫu linh thiêm, do Olivier Tessier (Tổ chức biên
soạn), Phạm Văn Ánh, Nguyễn Thị Hiệp (dịch vào giới thiệu), là một ấn phẩm tập
hợp, giới thiệu tƣ liệu tƣ liệu rất đáng chú ý. Bộ sách giới thiệu khá đầy đủ chi tiết
về tục bói thẻ, đặc biệt đã cơng bố tồn văn (dạng ảnh chụp) và phần phiên âm, dịch


16

nghĩa chú giải cho từng quẻ... [45].
Từ góc tiếp cận Hán Nơm, quanh tín ngƣỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở phủ
Giày, Dƣơng Văn Vƣợng là tác giả có cơng rất lớn trong việc sƣu tầm, tập hợp tƣ
liệu Hán Nôm. Trên nền tảng này, hầu hết các nghiên cứu liên quan của ông thƣờng
dựa trên việc khảo cứu tƣ liệu Hán Nôm để phân định - Xin lấy ra một dẫn dụ liên
quan để cùng thấy đƣợc điều này: Trong “Tìm hiểu lịch sử Mẫu Liễu qua một số
thơ văn cổ”, cũng đƣợc tập hợp trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt - Những
cơng trình nghiên cứu [50]. Trên nền tảng tƣ liệu, ơng đã tìm cách đặt và giải quyết
vấn đề lịch sử Mẫu Liễu rất đáng chú ý:
Từ câu đối của Giám sát Ngự sử Đồng Công Viện, viết năm Vĩnh Thịnh
thứ 8 (1712) tại chùa Hải Lạng, huyện Đại An nói về ba kiếp giáng sinh
của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, bằng những kinh nghiệm điền dã và dịch
thuật Hán Nôm, ông tin và lần lƣợt diễn giải về ba lần giáng sinh xuống
trần của thánh Mẫu Liễu Hạnh nhƣ sau:

- Lần thứ nhất, Mẫu giáng sinh tại Vỉ Nhuế (Đại An).
- Lần thứ hai, Mẫu giáng sinh ở Yên Thái (Thiên Bản).
- Lần thứ ba, Mẫu giáng sinh ở Tây Mỗ (Nga Sơn)…
Điểm thú vị là khi đề cập tới Vân Cát thần nữ truyện (trong Truyền kỳ Tân phả),
ông đƣa ra khẳng định, Vân Cát thần nữ truyện nguyên do Trần Mại từng đỗ Đệ Tam
giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu, niên hiệu Bảo Thái thứ 2 - 1721, làm quan
chức Công bộ Thị Lang viết. Theo ông, ghi chép của Trần Mại nhƣ sau:
Ở Yên Thái có bà con gái linh thiêng, hiển hiện nói cùng dân thơn và thân
nhân trong những đêm trăng sáng dƣới khu gị Đa, nơi có xác phàm, rằng
mình là con gái của Thƣợng đế bị trích xuống trần vào nhà họ Lê ở xóm
Vân Cát, lấy chồng là Trần Duy Đào, sinh đƣợc một trai, một gái, năm 21
tuổi về trời. Dân sở tại thấy cơ chỉ bảo giúp địa phƣơng tìm lành tránh dữ,
nên lập miếu thờ. Em trai của cô là Lâm thay cơ phụng dƣỡng hai thân,
dịng dõi họ Trần giữ gìn hiếu nhân tín nghĩa [50, tr. 224 - 225].
Tuy nhiên, một điểm đáng tiếc là ơng chƣa chú thích rõ “Theo ghi chép của
Trần Mại” là theo tƣ liệu nào, tính xác thực lịch sử và văn bản của tƣ liệu ra sao.


17

Bên cạnh đó, cần thiết phải đặt vấn đề tính xác thực cửa tƣ liệu hoặc bản dịch khi
xét lại chi tiết (lời ông Trần Mại) cho rằng: “Ở Yên Thái có bà con gái linh thiêng,
hiển hiện nói cùng dân thôn và thân nhân trong những đêm trăng sáng dƣới khu gị
Đa” - Nếu hiểu, “dân thơn” trong câu này là dân thơn n/An Thái thì nguồn tƣ liệu
chƣa hẳn đã chính xác, bởi qua khảo cứu và đối chiếu nguồn tƣ liệu Hán Nôm, đặc
biệt là qua các tài liệu gốc mang tính chân xác cao, nhƣ sắc phong (hiện lƣu tại nhà
thờ họ Trần Lê và phủ Tiên Hƣơng), địa bạ lập năm Gia Long thứ 4 - 1805 (hiện
lƣu tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia 1, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ nhà nƣớc - Bộ
Nội vụ), xã An/Yên Thái, bản xác thực của Bộ Lễ triều Nguyễn, tục lệ xã Tiên
Hƣơng, do hội đồng chức dịch xã Tiên Hƣơng (trƣớc là An/Yên Thái) lập năm Tự

Đức thứ 3 - 1850) chƣa thấy khi nào An/n Thái ở đây giữ tƣ cách là một
xóm/thơn.
Cũng theo Dƣơng Văn Vƣợng:
Trần Mại không đề cập tới tiền thân và hậu thân của Mẫu. Tuy nhiên,
Đoàn Thị Điểm và em trai của bà là Đồn Dỗn Ln đều là học trị của
Trần Mại sau khi ơng trí sĩ về hƣu sớm. Đoàn Thị Điểm tiếp thu đƣợc
chuyện này đã thêm phần trên dƣới có sự linh dị, làm sống thêm cuộc
đời, sự nghiệp thơ văn, hiển thánh ra oai tác phúc…. Tuy nhiên, khi đến
Giá Sơn Kiều Oánh Mậu (ngƣời xã Đơng Sàng, huyện Phúc Thọ) biên
tập lại, có đƣa cho Khiếu Năng Tĩnh xem, sau khắc bản in vào năm Canh
Tuất (1910), đã chú trọng đến việc thánh Mẫu chống trọi với quan triều
đình nhƣ cịn thấy trong tác phẩm này [50, tr. 225 - 226].
Tiếp theo, dẫn lời của Lý Văn Phức (ngƣời xã Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận,
đỗ Hƣơng Cống năm Gia Long 18 - 1819), ông để đi đến khẳng định: “Bà Điểm là
ngƣời yếu ớt, biết phụng sự chồng, nuôi nấng con cháu, là ngƣời học hành uyên bác
nhƣng chẳng dám đi đâu, nên tập biên mã vàng công chúa đã thiếu mất tiền thân và
hậu thế” [50, tr. 226].
Cũng trong nghiên cứu này, Dƣơng Văn Vƣợng khẳng định:
Ông từ Trần Đắc Tuyên, trong một lần ngồi đồng năm Gia Long thứ 15
(1806), đã viết: Ta (Mẫu Liễu) tiền kiếp ở Vỉ Nhuế - Đại An, trung khiếp ở


18

An Thái - Thiên Bản, hậu kiếp ở Tây Mỗ - Nga Sơn, đều có từ 20 đến 40
năm nơi trần thế, việc trinh hiếu là nhân bản không thể thiếu, việc du ngoạn
là việc cảnh tỉnh lũ ô trọc, há lại cho là vơ bổ, cịn việc họa xƣớng ở Tây Hồ
là lồi hồ u mê hoặc khơng nên gán ghép cho ta… [50, tr. 226].
Đó là một chi tiết khá thú vị, để qua đó có thể đặt ra một giả thiết để làm việc là:
Phải chăng, trƣớc đây, ngồi mục đích thơng linh (con đồng bắc cầu để con ngƣời và

thần linh giao tiếp với con ngƣời), “lên đồng phán truyền” cịn đƣợc sử dụng với mục
đích xây dựng, đắp bồi hành trạng, thân thế của Mẫu và thần linh?
Sau khi dẫn thêm tƣ liệu sắc phong, Dƣơng Văn Vƣợng khẳng định:
Trong mối quan hệ với Mẫu, ông Lê Công Tiên là bố đẻ và bà Từ Huệ
(Trần Thị Phúc) là mẹ đẻ, ông Lê Công Lâm là em ruột, bà Sâm, tức Duy
Tiên phu nhân là em dâu, bà Liên tức Quế Anh hay Quế Hoa là cháu.
Về phía chồng, ở xóm Vân Đình (Giáp Nhì) đều có bài vị thờ ở phủ Tiên
Hƣơng, mà đời cho là quê chồng mới, là nơi có cửa nhà và nơi gửi xác.
Mộ phát tích thì tại xứ Cây Đa Bóng, có mộ cha đẻ tại xứ La Hào (Giáp
ba) là mộ tổ tứ đại, còn cồn cây Đa là mộ Mẫu, nơi chôn cất xác phàm,
nơi sau này ba chị em họ Lê thuộc hội Đào Chi (Huế) đã xây lăng đá
năm Mậu Dần (1938) [50, tr. 229].
Cuối cùng, ơng đƣa ra nhận định:
Có thể nói vị đàn bà mà thời xƣa phong là chúa Liễu, về nguồn gốc là
ngƣời thực việc thực, có ba giai đoạn, mà kết hợp lại thì do lời của ơng
đồng bà cốt, thần thánh hóa uy đức của ngƣời phụ nữ.
Về thực chất có ba ngƣời phụ nữ ở ba vùng, lần thì khơng lấy chồng, lần
thì có chồng con, đều nêu cao tính chất nhân từ nhu thuận, treo gƣơng
trinh hiếu, mà các quan lại là chồng, là thần thích, nên đã vì vợ, em, ngƣời
u q, góp tay xây dựng tô điểm, để bà thành vị nữ thần đệ nhất thời
Việt Nam đầy biến cố [50, tr. 235].
Nhƣ vậy, tạm bỏ qua những tiểu tiết, có thể nhận thấy, qua khảo cứu, Dƣơng
Văn Vƣợng đã phần nào khẳng định, với Mẫu Liễu, ngồi “hành trạng Thần Tiên”,
cịn có một “hành trạng thế tục”. Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là ông chƣa khai


19

thác nguồn tƣ liệu sắc phong để củng cố cho nhận định này. Vậy có hay khơng một
motif hành trạng Mẫu, vốn từ ngƣời thực chết thiêng, sau đƣợc huyền thoại hóa để

mang những yếu tố thần kỳ. Và, phải chăng, đây là một xu hƣớng “thần thánh hóa”
con ngƣời bên cạnh xu hƣớng nhân hóa thần linh trong tín ngƣỡng truyền thống
Việt? Đó là những câu hỏi nhỏ cũng đƣợc nghiên cứu sinh đặt ra và thử tìm câu trả
lời trong luận án này?
Trong Luận văn thạc sĩ Hán Nôm, Đại học Quốc gia Hà Nội, với đề tài Văn bản
Truyền kỳ tân phả và mối quan hệ với các thần tích, bảo vệ thành cơng năm 2011, Lê
Tùng Lâm đã rất dày công điểm lại lịch sử nghiên cứu và dịch thuật Truyền kỳ tân phả,
trong đó có truyện Vân Cát Thần nữ. Qua đó, một số vấn đề văn bản và truyền bản văn
bản này đã đƣợc làm rõ. Với thao tác tập hợp tƣ liệu theo thiên hƣớng khảo cứu, bƣớc
đầu tác giả đã thống kê đƣợc 29 văn bản thần tích liên quan tới Vân Cát Thần nữ. Sau
phân tích văn bản, tác giả đã khái quát về hình tƣợng và hành trạng của Thánh Mẫu
Liễu Hạnh qua Truyền kỳ Tân phả và các bản thần tích dƣới các góc độ: danh hiệu, tên
trên thiên đình, tục danh và sự giáng sinh, thần hiệu, ngày sinh và ngày mất, quê
hƣơng, bố mẹ, anh em, chồng con… và đƣa ra một nhận xét khá thú vị là:
Đồn Thị Điểm đã thu thập nhiều tích truyện trong dân gian để viết nên Vân
Cát Thần nữ theo motip tài tử giai nhân. Truyện có sức lan tỏa mạnh mẽ,
khi thâm nhập vào khắp các miền quê lại có thay đổi ít nhiều cho phù hợp
điều kiện mới. Và, để thống nhất thần quyền, cầu cho vận nƣớc dài lâu,
triều đĩnh đã ban sắc, dựng đền đƣa vào hàng quốc tế. Theo đó, ảnh hƣởng
của tín ngƣỡng thờ Mẫu ngày càng lớn mạnh… [37].
Tuy nhiên, một điều đáng tiếc, là khi khảo văn bản Vân Cát thần nữ lục và tham
khảo các bản dịch trƣớc đó, cách diễn giải “truyền thống” vơ tình vẫn bóp méo sự thật
lịch sử vẫn chƣa đƣợc phát lộ, nên trong các diễn giải về đất giáng sinh của Mẫu Liễu
Hạnh vẫn đƣợc cho là ở Thôn/làng An Thái, thuộc xã Vân Cát, trong khi trong cấu trúc
câu “An Thái Vân Cát Thiên Bản chi danh hƣơng…, về quan hệ địa chính giữa Vân
Cát và An Thái tại thời điểm định bản Vân Cát Thần nữ lục trong Truyền kỳ tân phả
khắc năm Gia Long 10 (1811) thì Vân Cát chính là một thơn của xã An Thái. Trong
khi đó, nhiều bản thần tích liên quan do chính tác giả cơng bố trong phụ lục lại mô tả



×