Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội một trường hợp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.64 MB, 179 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THANH KHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI:
MỘT TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Mã số: 60.34.04.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2015


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. TRẦN MINH QUANG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. NGUYỄN TUẤN ĐĂNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM


ngày 09 tháng 07 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. PGS.TS. ĐẶNG TRẦN KHÁNH
2. TS. NGUYỄN THANH BÌNH
3. TS. TRẦN MINH QUANG
4. TS. NGUYỄN TUẤN ĐĂNG
5. TS. LÊ LAM SƠN
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA…………

ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN THANH KHƯƠNG .................... MSHV: 13320794
Ngày, tháng, năm sinh: 24/03/1989 ........................................... Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý .............................. Mã số : 60.34.04.05
I. TÊN ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI : MỘT
TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Nhận diện các tiền tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội từ việc kết hợp lý
thuyết nhận thức xã hội và sự khác biệt cá nhân.

-

Đánh giá mức độ tác động của các tiền tố nêu trên lên việc sử dụng các mạng xã
hội.

-

Đánh giá sự khác biệt của các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội theo
các yếu tố nhân khẩu người dùng.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 19/01/2015
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 14/06/2015
IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. Nguyễn Mạnh Tuân

Tp. HCM, ngày 14 tháng 06 năm 2015
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA….………

(Họ tên và chữ ký)

iii


Lời cám ơn
Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn Mạnh Tuân, người thầy đã tận tình
hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy vì
tất cả sự định hướng và dìu dắt của thầy cho tôi trong thời gian qua, với những lời động
viên, khuyến khích của thầy đã giúp tơi tìm thấy một hướng đi mới cho cơng việc của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giảng viên trường Đại học Bách Khoa thành phố
Hồ Chí Minh nói chung và các thầy cô trong Khoa Khoa Học và Kỹ Thuật Máy Tính nói
riêng, các thầy cơ đã tận tình hỗ trợ, truyền đạt kiến thức cho học viên trong suốt những
năm học tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh chị, bạn bè đã cùng nổ lực phấn đấu giúp
đỡ và chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong những năm học Cao học tại trường.
Đặc biệt, tơi xin gửi lời cám ơn đến gia đình tôi, những người đã luôn sát cánh cùng tôi
trong cuộc sống, ủng hộ và hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc thực hiện luận văn này. Và hơn
hết, tôi xin gửi lời cám ơn đến người vợ tuyệt vời của tơi, đã ln động viên, khuyến khích
tơi trong suốt q trình học cũng như thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc q thầy cơ, anh chị, bạn bè thật nhều sức khỏe.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

iv


TĨM TẮT
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là nhận dạng các tiền tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
mạng xã hội, đo lường tác động của các nhân tố này và đánh giá sự khác biệt của các yếu
tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội theo các yếu tố nhân khẩu người dùng. Nghiên

cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn là sơ bộ và chính thức. Nghiên cứu sơ bộ gồm
nghiên cứu định tính sơ bộ và định lượng sơ bộ với số lượng mẫu là 120 mẫu, có 8 khái
niệm được đưa vào mơ hình nghiên cứu là: (1) bản sắc xã hội, (2) lòng vị tha, (3) hiện diện
từ xa, (4) tự hiệu quả tri thức, (5) cảm nhận dễ sử dụng, (6) cảm nhận hữu dụng, (7) cảm
nhận khuyến khích, (8) sử dụng thực tế. Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định
lượng với số mẫu là 406 thu thập được từ việc khảo sát bằng bảng câu hỏi trực tuyến, sau
đó dữ liệu liệu thu thập được đưa vào thực hiện các kiểm định để đánh giá độ tin cậy, độ
tin cậy phù hợp của thang đo bằng phương pháp hệ số cronbach alpha và phân tích nhân tố
khám phá. Sau đó, phân tích nhân tố khẳng định và mơ hình cấu trúc tuyến tính để kiểm
định các giả thuyết thống kê, phân tích cấu trúc đa nhóm nhằm đánh giá sự khác biệt của
các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội theo các yếu tố nhân khẩu người dùng.
Kết quả mơ hình cấu trúc tuyến tính cho thấy mơ hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị
trường. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm cho thấy có sự khác biệt về việc
sử dụng thực tế mạng xã hội giữa hai mơ hình khả biến và bất biến từng phần theo giới tính
(nam và nữ), trình độ (đại học và trên đại học), độ tuổi (≤25 và >25) nhưng không có sự
khác nhau cho trường hợp nghề nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề xuất một số hàm ý
quản trị cho các doanh nghiệp để khai thác các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng
xã hội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khi tận dụng được sức mạnh
của mạng xã hội.

v


ABSTRACT
The main purpose of this study was to identify prefix factors influencing on using social
networks, measure the impact of these factors and assess differences of these factors
affecting the use of social network according to the users. The research was conducted
through the preliminary and official study. Preliminary studies include qualitative research
and quantitative preliminary with the sample quantities of 120 samples, 8 concepts
including in the model study were: (1) social identity, (2) Altruism, (3) telepresence, (4)

knowledge self-efficacy, (5) perceived ease of use, (6) perceived usefulness, (7) perceived
encouragement, (8) actual use. Official studies use quantitative methods with 406 samples
collected from the online - questionnaire survey, then collected results were expertised to
assess the reliability, compatibility based on the Cronbach's Alpha coefficient method and
exploratory factor analysis. Then, confirmatory factor analysis and structural equation
model were analyzed to test the statistical hypotheses, multi-group structural analysis
aimed to evaluate the differences of factors affecting the use of social network service.
According to structure equation model, the model results were consistent with the market
data. Besides, the results also showed that there was difference in the use of social reality
between variable model and unvariable model by gender (male and female), education
(college graduate and undergraduate), age (≤25 and > 25) and career was an exception. At
the same time, researchers also propose a governance implications for businesses to exploit
factors affecting the use of social networks to enhance the competitiveness of enterprises
if they can take advantages of social networking.

vi


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng tồn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự
nghiên cứu, khảo sát và thực hiện, các số liệu trong nghiên cứu được thu thập có nguồn
gốc rõ ràng, việc xử lý và phân tích dữ liệu hồn tồn trung thực
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2015

vii


MỤC LỤC
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1

1.1

Lý do hình thành đề tài .......................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 5

1.3

Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 6

1.4

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu .......................................................................... 6

1.5

Bố cục luận văn ...................................................................................................... 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 8
2.1

Mạng xã hội: .......................................................................................................... 8

2.1.1

Đặc điểm của mạng xã hội: ............................................................................. 9

2.2


Mơ hình chấp nhận cơng nghệ ............................................................................. 10

2.3

Sử dụng mạng xã hội và chấp nhập cơng nghệ .................................................... 12

2.4

Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết ................................................................. 13

2.5

Tóm tắt ................................................................................................................. 20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................... 21
3.1

Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 21

3.2

Xây dựng thang đo sơ bộ ..................................................................................... 24

3.3

Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................................. 27

3.3.1


Nghiên cứu định tính sơ bộ ........................................................................... 27

3.3.2

Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................................ 28

3.4

Nghiên cứu chính thức ......................................................................................... 31

3.4.1

Bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng chính thức ................................. 31

3.4.2

Thiết kế mẫu .................................................................................................. 32

3.4.3

Thu thập dữ liệu ............................................................................................ 32
a


3.4.4
3.5

Phân tích dữ liệu ............................................................................................ 33

Tóm tắt ................................................................................................................. 35


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 37
4.1

4.1.1

Nghiên cứu định tính sơ bộ ........................................................................... 37

4.1.2

Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................................ 41

4.2

Kết quả nghiên cứu chính thức ............................................................................ 47

4.2.1

Thống kê mơ tả dữ liệu ................................................................................. 47

4.2.2

Đánh giá sơ bộ thang đo ................................................................................ 51

4.2.3

Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA ...................... 55

4.2.4


Kiểm định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết ......................................... 59

4.2.5

Ước lượng mơ hình nghiên cứu bằng bootstrap............................................ 64

4.2.6

Phân tích cấu trúc đa nhóm ........................................................................... 65

4.3

Thảo luận kết quả ................................................................................................. 80

4.3.1

Kiểm định giả thuyết ..................................................................................... 80

4.3.2

Phân tích đa nhóm ......................................................................................... 83

4.4
5

Kết quả nghiên cứu sơ bộ..................................................................................... 37

Tóm tắt ................................................................................................................. 84

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 86

5.1

Tóm tắt nội dung nghiên cứu ............................................................................... 86

5.2

Tóm tắt kết quả .................................................................................................... 87

5.3

So sánh với các cơng trình trước đây ................................................................... 88

5.4

Kết luận ................................................................................................................ 90

5.5

Các hàm ý quản trị ............................................................................................... 92

5.6

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................... 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 96
PHỤ LỤC 1a: DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI/ PHỎNG VẤN SÂU .................... 100
b


PHỤC LỤC 1b: TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .. 106

PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT................................................................................... 111
PHỤ LỤC 03a: HỆ SỐ ĐỘ TIN CẬY TỔNG HỢP CRONBACH’S ALPHA ............. 118
PHỤ LỤC 3b: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA .......................................... 125
PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH PHÂN PHỐI CỦA CÁC BIẾN QUAN SÁT ..................... 133
PHỤ LỤC 5a: PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA .............. 134
PHỤ LỤC 5b: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA CHO MƠ HÌNH TỚI HẠN
140
PHỤ LỤC 06: ƯỚC LƯỢNG CÁC TRỌNG SỐ TRONG CFA ................................... 147
PHỤ LỤC 7: ƯỚC LƯỢNG CỦA MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 154
PHỤ LỤC 8: ƯỚC LƯỢNG BOOTSTRAP ................................................................... 159

c


DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AT

Lịng vị tha (Altruism)

AU

Sử dụng thực tế (Actual use)

CFA

Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory factor analysis)

EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory factor analysis)


KS

Tự hiệu quả tri thức (Knowledge self-efficacy)

MM

Ước lượng hợp lý cực đại (Maximum likelihood)

PC

Cảm nhận khuyến khích (Perceived of encouragement)

PE

Cảm nhận dễ sử dụng (Perceived ease of use)

PU

Cảm nhận hữu dụng (Perceived of usefulness)

SEM

Mơ hình cấu trúc tuyến tính (Structure equation modelling)

SI

Bản sắc xã hội (Social identity)

SNS


Mạng xã hội (Social network service)

TP

Hiện diện từ xa (Telepresence)

TAM

Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Technology Acceptance Model)

d


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1-1: Thời gian sử dụng với các thiết bị (we are social, 2015) .................................... 2
Hình 1-2: Số lượng người sử dụng Internet (we are social, 2015) ...................................... 3
Hình 1-3: Số lượng tài khoản mạng xã hội (we are social, 2015) ....................................... 3
Hình 1-4: Các nền tảng mạng xã hội (we are social, 2015) ................................................ 4
Hình 2-1: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Davis, 1989) ................................................... 11
Hình 2-2: Mơ hình nghiên cứu Chiu & ctg, 2013 ............................................................. 13
Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu và hiệu chỉnh từ Thọ, N. Đ &ctg (2011)........................ 22
Hình 4-1: Phân tích nhân tố khẳng định ............................................................................ 56
Hình 4-2: Mơ hình cấu trúc tuyến tính của nghiên cứu ..................................................... 60
Hình 4-3: Mơ hình cấu trúc tuyến tính sau khi hiệu chỉnh ................................................ 62
Hình 4-4: Mơ hình khả biến nhóm A ................................................................................ 66
Hình 4-5: Mơ hình khả biến nhóm B................................................................................. 67
Hình 4-6: Mơ hình bất biến từng phần nhóm A ................................................................ 67
Hình 4-7: Mơ hình bất biến từng phần nhóm B ................................................................ 68
Hình 4-8: Mơ hình khả biến nhóm Nam ........................................................................... 69

Hình 4-9: Mơ hình khả biến nhóm Nữ .............................................................................. 70
Hình 4-10: Mơ hình bất biến giới tính ............................................................................... 70
Hình 4-11: Mơ hình khả biến trình độ đại học .................................................................. 72
Hình 4-12: Mơ hình khả biến trình độ trên đại học ........................................................... 73
Hình 4-13: Mơ hình bất biến trình độ ................................................................................ 73
Hình 4-14: Mơ hình khả biến độ tuổi từ 25 trở xuống ...................................................... 75
Hình 4-15: Mơ hình khả biến độ tuổi lớn hơn 25 .............................................................. 76
Hình 4-16: Mơ hình bất biến độ tuổi ................................................................................. 76
Hình 4-17: Mơ hình khả biến nghề nghiệp học sinh sinh viên.......................................... 78
Hình 4-18: Mơ hình khả biến nghề nghiệp của người đi làm............................................ 78
Hình 4-19: Mơ hình bất biến nghề nghiệp......................................................................... 79
Hình 5-1: Kết quả của mơ hình nghiên cứu ...................................................................... 87

e


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3-1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu ..................................................................... 21
Bảng 3-2: Thang đo nháp 1 ............................................................................................... 27
Bảng 4-1: Thang đo bản sắc xã hội ................................................................................... 37
Bảng 4-2: Thang đo lòng vị tha ......................................................................................... 38
Bảng 4-3: Thang đo hiện diện từ xa .................................................................................. 38
Bảng 4-4: Thang đo tự hiệu quả tri thức ........................................................................... 39
Bảng 4-5: Thang đo cảm nhận dễ sử dụng ........................................................................ 39
Bảng 4-6: Thang đo cảm nhận hữu dụng .......................................................................... 40
Bảng 4-7: Thang đo cảm nhận khuyến khích ................................................................... 40
Bảng 4-8: Thang đo sử dụng thực tế ................................................................................. 41
Bảng 4-9: Kết quả Cronbach's alpha nghiên cứu sơ bộ..................................................... 43
Bảng 4-10: Kết quả EFA cho các biến độc lập ................................................................. 45
Bảng 4-11: Kết quả EFA cho các biến trung gian ............................................................. 46

Bảng 4-12: Kết quả EFA cho biến phụ thuộc.................................................................... 47
Bảng 4-13: Thống kê mạng xã hội .................................................................................... 48
Bảng 4-14: Thống kê giới tính .......................................................................................... 48
Bảng 4-15: Thống kê độ tuổi ............................................................................................. 49
Bảng 4-16: Thống kê trình độ học vấn .............................................................................. 49
Bảng 4-17: Thống kê nghề nghiệp .................................................................................... 50
Bảng 4-18: Kết quả Cronbach's alpha ............................................................................... 53
Bảng 4-19: Kết quả EFA nghiên cứu chính thức .............................................................. 55
Bảng 4-20: Kết quả giá trị phân biệt trong CFA ............................................................... 58
Bảng 4-21: Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ........................................................ 59
Bảng 4-22: Giá trị ước lượng của mơ hình nghiên cứu ..................................................... 61
Bảng 4-23: Kết quả kiểm định các giả thuyết ................................................................... 61
Bảng 4-24: Các trọng số đã chuẩn hóa của mơ hình hiệu chỉnh ....................................... 63
Bảng 4-25: Các trọng số tương quan trong mơ hình ......................................................... 64
Bảng 4-26: Kết quả ước lượng bootstrap .......................................................................... 65
f


Bảng 4-27: Thống kê các nhóm trong phân tích cấu trúc đa nhóm................................... 66
Bảng 4-28: Sự khác biệt các chỉ tiêu tương thích (bất biến và khả biến từng phần theo
giới tính) ............................................................................................................................ 71
Bảng 4-29: Mối quan hệ giữa các khái niệm (bất biến và khả biến từng phần theo giới
tính) .................................................................................................................................... 71
Bảng 4-30: Sự khác biệt các chỉ tiêu tương thích (khả biến và bất biến từng phần theo
trình độ) ............................................................................................................................. 74
Bảng 4-31: Mối quan hệ giữa các khái niệm (khả biến và bất biến từng phần theo trình
độ) ...................................................................................................................................... 74
Bảng 4-32: Sự khác biệt các chỉ tiêu tương thích (khả biến và bất biến từng phần theo độ
tuổi) .................................................................................................................................... 77
Bảng 4-33: Mối quan hệ giữa các khái niệm (khả biến và bất biến từng phần theo độ tuổi)

........................................................................................................................................... 77
Bảng 4-34: Sự khác biệt các chỉ tiêu tương thích (khả biến và bất biến từng phần theo
nghề nghiệp) ...................................................................................................................... 79
Bảng 4-35: Mối quan hệ giữa các khái niệm (khả biến và bất biến từng phần theo nghề
nghiệp) ............................................................................................................................... 80
Bảng 4-36: Kết quả kiểm định giả thuyết .......................................................................... 81

g


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Lý do hình thành đề tài
Mạng xã hội (social network) là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet
lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau khơng phân biệt không gian và thời gian
(Wikipedia, 2015). Mạng xã hội ra đời khoảng năm 1995, nhưng nó thật sự phát triển nhảy
vọt và bùng nổ khi mạng xã hội facebook ra đời vào năm 2006 và đến nay facebook đã trở
thành mạng xã hội lớn nhất thế giới với số lượng người dùng đạt khoảng 1.4 tỉ người
(statista.com, 2015). Mạng xã hội bao gồm hồ sơ cá nhân đại diện của mỗi người dùng, các
liên kết xã hội của mình và một loạt các dịch vụ bổ sung cho phép các cá nhân để tạo ra
một hồ sơ công khai, tạo ra một danh sách những người để chia sẻ kết nối. Hầu hết các
dịch vụ mạng xã hội dựa trên nền tảng website và cung cấp phương tiện cho người dùng
tương tác qua Internet kết hợp thông tin và các công cụ truyền thông mới như điện thoại di
động kết nối, hình ảnh / video / chia sẻ và viết blog. Các trang mạng xã hội cho phép người
dùng chia sẻ những ý tưởng, hình ảnh, bài viết, các hoạt động, sự kiện, lợi ích với những
người trong mạng lưới của họ. Các mạng xã hội lớn đa phần đều cho phép thể hiện nhiều
ngôn ngữ và cho phép người dùng kết nối với bạn bè hoặc mọi người trên toàn thế giới.
Trong năm 2012, hơn 1,4 tỉ người sử dụng mạng Internet truy cập vào các mạng xã hội và
những con số này ngày càng gia tăng khi mà các thiết bị thông minh cầm tay ngày càng
phát triển đặc biệt là điện thoại thông minh. Các trang mạng xã hội phổ biến thường hiển
thị một số lượng lớn các tài khoản người dùng hoặc các người dùng tham gia tích cực trên

trang mạng xã hội đó. Ví dụ, dẫn đầu thị trường đó chính là mạng xã hội Facebook là mạng
xã hội đầu tiên vượt qua 1 tỉ người sử dụng hàng tháng. Việc sử dụng mạng xã hội của
người dùng rất đa dạng: các nền tảng như Facebook hay Google+ đang tập trung mạnh vào
việc trao đổi giữa bạn bè, gia đình và đang liên tục đẩy mạnh việc tương tác thơng qua các
tính năng như chia sẻ trạng thái hoặc hình ảnh và các trị chơi xã hội. Các trang mạng xã
hội khác như Tumblr hay Twitter lại cho phép chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng
thơng qua các dịng Tweet. Một số trang mạng xã hội khác tập trung vào cộng đồng, cho
phép người dùng tạo ra những nội dung nổi bật… Bởi vì luôn hiện diện trong đời sống của
1


người dùng đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay, các mạng xã hội có tác động mạnh mẽ
đến hành vi của người sử dụng hiện nay (statista.com, 2015). Chính vì thế, việc tìm hiểu
các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội dựa trên các khái niệm về kỹ thuật số
và các tương tác xã hội trực tuyến là một trong số những khía cạnh đã nổi lên trong các
cuộc thảo luận gần đây.
Thống kê tháng 01/2015 về thị trường trực tuyến tại Việt Nam của We are social (Hình 11), thời gian trung bình người sử dụng Internet thông thường qua PC hoặc máy tính bảng
là 5 giờ 10 phút trong ngày, thời gian trung bình sử dụng Internet thơng qua thiết bị di động
là 2 giờ 41 phút trong ngày, thời gian trung bình sử dụng mạng xã hội thơng qua các thiết
bị là là 3 giờ 4 phút trong ngày, thời gian trung người dùng sử dụng ti vi là 1 giờ 48 phút
trong ngày.

Hình 1-1: Thời gian sử dụng với các thiết bị (we are social, 2015)
Tổng số lượng người dùng Internet tại Việt Nam (Hình 1-2) là 39.8 triệu người, chiếm tỉ
lệ 44% trên tổng dân số, tổng số lượng người dùng Internet trên thiết bị di động là 32.4
triệu người, chiếm tỉ lệ 36% trên tổng dân số.

2



Hình 1-2: Số lượng người sử dụng Internet (we are social, 2015)
Tổng số lượng tài khoản sử dụng mạng xã hội (Hình 1-3) là 28 triệu, chiếm tỉ lệ 31% trên
dân số, tổng số lượng tài khoản truy cập thông qua thiết bị di động là 24 triệu, chiếm tỉ lệ
26% trên dân số

Hình 1-3: Số lượng tài khoản mạng xã hội (we are social, 2015)
Nền tảng mạng xã hội sử dụng chủ yếu là Facebook chiếm tỉ lệ 21%, kế đến là Google+
chiểm tỉ lệ 13%, tiếp theo nữa là Twitter 8%.... trong hình (Hình 1-4).
3


Hình 1-4: Các nền tảng mạng xã hội (we are social, 2015)
Với sự phát triển mạnh mẽ về tỉ lệ người dùng, mạng xã hội là nơi không chỉ kết nối bạn
bè với bạn bè mà còn kết nối nhà tuyển dụng với ứng viên. Khả năng lan truyền thông tin
nhanh chóng và cực kỳ đơn giản của mạng xã hội cho phép nhà tuyển dụng dễ dàng tiếp
cận nhiều ứng viên hơn. Đồng thời, các tính năng quảng cáo trên mạng xã hội giúp thông
tin tuyển dụng đến đúng ứng viên mục tiêu, bảo đảm khả năng tiếp cận đúng người, từ đó
gia tăng hiệu quả tìm kiếm ứng viên của doanh nghiệp. Theo báo Người lao động Online,
ngày 30.06.2014, các nhà tuyển dụng đang tận dụng lợi thế mạnh mẽ của mạng xã hội để
tìm các ứng viên và quảng bá hình ảnh cho cơng ty mình, đặc biệt trong số này là
Vietnamworks. Theo báo cáo của SocialBaker (cơng ty chun phân tích truyền thơng xã
hội hàng đầu thế giới), tính đến quý II/2014, trang Facebook của VietnamWorks hoạt động
vượt bậc hơn 90% so với hơn 3 triệu trang Facebook khác. Bên cạnh mục tiêu quảng bá
thương hiệu, trang Facebook của VietnamWorks đang trở thành kênh mới thu hút và tìm
kiếm ứng viên cho doanh nghiệp. Sau thành công của trang Facebook, VietnamWorks đang
tiếp tục xây dựng cộng đồng trên một loạt mạng xã hội khác như LinkedIn, Google Plus,
Tumblr, Intagram, Pinterest và Slideshare. Công nghệ đang khiến cho việc mở rộng mạng
lưới tìm kiếm nguồn nhân sự rộng hơn và phong phú hơn bao giờ hết.

4



Bên cạnh đó, mạng xã hội cịn là kênh giao tiếp và tiếp thị hiệu quả của các công ty, báo
chí, ngân hàng… Đơn cử như, báo tuổi trẻ online sử dụng mạng xã hội facebook tạo ra
kênh thông tin hướng nghiệp cho học sinh ( />ngân hàng Techcombank ( cho phép chuyển tiền qua mạng
xã hội facebook và ngay cả Ủy ban an tồn giao thơng quốc gia (UBATGTQG) xây dựng
mạng xã hội Otofun.net để tuyên tuyền về an toàn giao thơng…
Việc có một số lượng lớn người dùng đã tạo ra một lợi thế rất lớn cho mạng xã hội, đặc
biệt là sử dụng mạng xã hội cho các mục đích như: kinh tế, giáo dục, truyền thơng, chia sẻ
tri thức… Chính vì thế, hiện nay rất nhiều cá nhân và tổ chức sử dụng các dịch vụ mạng
xã hội là công cụ để hỗ trợ công việc cho họ. Vậy có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc
sử dụng mạng xã hội? Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về vấn đề này (Chiu & ctg, 2013);
(Kwon, 2010); (Lin & ctg, 2011); tuy nhiên, ở Việt Nam nghiên cứu về mạng xã hội vẫn
đang ở trong giai đoạn sơ khai. Chính vì thế, để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng mạng xã hội của người dùng sẽ là một đề tài lý thú và có tính ứng dụng cao trong
thực tế. Đây là lý do chính hình thành nên đề tài về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng mạng xã hội.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu các đặc điểm ảnh hưởng đến sự chấp nhận sử dụng
các mạng xã hội ở Việt Nam. Cụ thể là:
-

Nhận diện các tiền tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội từ việc kết hợp lý
thuyết nhận thức xã hội (social cognitive) và sự khác biệt cá nhân (individual
differences).

-

Đánh giá mức độ tác động của các tiền tố nêu trên lên việc sử dụng các mạng xã
hội.


-

Đánh giá sự khác biệt của các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội theo
các yếu tố nhân khẩu người dùng.
5


Bên cạnh đó, đề xuất các khía cạnh quản trị để nâng cao hiệu quả việc sử dụng các mạng
xã hội để tạo ra lợi thế cạnh tranh và làm tăng sự hài lòng của người sử dụng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: những người có độ tuổi từ 16 trở lên và sử dụng mạng xã hội.
Địa điểm: Việt Nam
Thời gian: 01/2015-06/2015
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
 Nghiên cứu nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát và nhận dạng các tiền tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam.
 Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu cho các công ty cung cấp các mạng xã hội tại Việt
Nam về những nhân tố tác động đến việc sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam, đặc
biệt một số công ty cung cấp trực tuyến trong lĩnh vực mạng xã hội.
 Kết quả nghiên cứu còn là tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu mạng xã hội
về các tiền tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam.
 Kết quả còn là tư liệu giúp cho các nhà quảng cáo, nhà kinh doanh, các công ty,
doanh nghiệp đang muốn sử vụ mạng xã hội để phục vụ cho việc tìm hiểu nhu cầu
của khách hàng hoặc một kênh giao tiếp mới cho việc truyền thông cũng như kinh
doanh của doanh nghiệp mình.
1.5 Bố cục luận văn
Nội dung luận văn gồm 5 chương:
Chương 1 - Giới thiệu đề tài: Lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu được trình bày trong chương này.

Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu: Chương này trình bày cơ sở lý thuyết,
đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.

6


Chương 3 - Phương pháp và thiết kế nghiên cứu: Trình bày chi tiết về quy trình nghiên
cứu, xây dựng thang đo, phương pháp nghiên cứu sơ bộ và phương pháp cho nghiên cứu
chính thức.
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu sơ bộ, kết quả nghiên cứu chính thức
và thảo luận kết quả.
Chương 5 - Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt nội dung nghiên cứu, tóm tắt kết quả nghiên
cứu, so sánh với các cơng trình trước đây, kết luận, đưa ra kiến nghị dựa trên kết quả nghiên
cứu, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.

7


2

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 nhằm mục đích giới thiệu các lý thuyết về dịch vụ mạng xã hội, mơ hình
chấp nhận cơng nghệ và các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu đề xuất. Chương này
gồm các phần chính: (1) mạng xã hội, (2) mơ hình chấp nhận cơng nghệ (3) mạng xã hội
và chấp nhận cơng nghệ, (4) mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết
2.1 Mạng xã hội:
Mạng xã hội có thể hiểu rộng như là Internet hoặc các thiết bị di động dựa trên không gian
xã hội được thiết kế tạo điều kiện thông tin liên lạc, hợp tác và chia sẻ nội dung trên mạng
thông qua các kết nối mạng. Mạng xã hội cho phép các cá nhân xây dựng một hồ sơ cá

nhân công khai hoặc bán cơng khai trên nền tảng của dịch vụ đó với một danh sách các
người dùng khác mà họ chia sẻ kết nối và có thể xem qua các danh sách của những người
khác về kết nối được thực hiện thông qua mạng xã hội đó (Ellison &ctg, 2007). Mạng xã
hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận.
Mạng xã hội đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần
tất yếu cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các mạng xã hội này có nhiều phương
cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm (ví dụ như tên trường hoặc
tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa
trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm:
kinh doanh, mua bán…
Theo thống kê về số lượng người sử dụng của statista 2015 (Hình 2-1), facebook đang là
mạng xã hội có được số lượng người dùng lớn nhất thế giới với hơn 1.4 tỉ tài khoản sử
dụng, tiếp sau đó là các mạng xã hội như QQ, WhatsApp, QZone, Google+, Linkedln...

8


Hình 2-1: Số lượng người dùng mạng xã hội (Statista, 2015)
2.1.1 Đặc điểm của mạng xã hội:
Theo một nghiên cứu 2007 được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu từ đại học Rice, đại
học Maryland và viện Max Planck phân tích ra được những đặc điểm của mạng xã hội
(Mislove & ctg, 2007) bao gồm:
Dựa trên người dùng: Mạng xã hội được xây dựng và định hướng bởi chính người
sử dụng. Người dùng sẽ quyết định nội dung của các trang mạng xã hội, sự định hướng nội
dung được xác định bởi bất cứ ai tham gia vào mạng xã hội đó. Đây là chính là những điều
thú vị và tính động tạo nên sự hấp dẫn của mạng xã hội.

9



Tính cá nhân: Mỗi thành viên trên mạng xã hội đều có một hồ sơ với một trang cá
nhân của riêng mình. Người dùng có thể thiết lập các thơng tin cá nhân, đăng tải các bài
viết, trạng thái… và thiết lập tính riêng tư cho nó, có thể cơng khai tồn bộ hoặc cơng khai
một phần trong giới hạn một số thành phần bạn bè của nó.
Tính tương tác: Các thành viên có thể tương tác với nhau thơng qua các kênh giao
tiếp của mạng xã hội như: trò chuyện, email, tham gia vào các nhóm, hoặc tham gia các trị
chơi trực tuyến trên mạng xã hội đó.
Tính cộng đồng: Mạng xã hội được xây dựng và duy trì dựa trên các đặc tính của
cộng đồng, các nhóm được thiết lập dựa trên sở thích, niềm tin, cơng việc, học tập… và
những đóng góp về kiến thức sẽ giúp phát triển mạng xã hội đó.
Tính quan hệ: Mạng xã hội cho phép các thành viên thoải mái lựa chọn và phát
triển các mối quan hệ của mình thơng qua tính cộng đồng của nó. Các thành viên có càng
nhiều mối quan hệ trong mạng xã hội thì sẽ có nhiều cơ hội thiết lập thêm nhiều mối quan
hệ khác dựa trên mối quan hệ sẵn có của thành viên đó.
Tính cảm xúc: Mạng xã hội có một tính năng vượt trội so với những trang web khác,
mạng xã hội khơng những cung cấp nội dung mà nó cịn hỗ trợ người dùng chia sẻ thông
tin và kèm theo những cảm xúc thông qua trạng thái, biểu tượng và đặc biệt là sự chia sẻ
của cộng đồng bạn bè trên mạng xã hội của thành viên đó.
Tóm lại, những tính chất trên cho thấy mạng xã hội mang nhiều đặc điểm về xã hội học
hơn so với những hệ thống khác như website, blog...
2.2 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ
Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM), được phát triển bởi Davis (1989) (Hình 2-1) là một
trong những mơ hình được áp dụng rộng rãi nhất được sử dụng để giải thích sự chấp nhận
hệ thống thơng tin của các cá nhân. TAM là một hệ thống thông tin lý thuyết được chuyển
thể từ lý thuyết hành động (TRA), được thiết kế đặc biệt cho mơ hình chấp nhận hệ thống
thơng tin của các người dùng tiềm năng. Mục đích của TAM là dự đoán sự chấp nhận và
chuẩn đoán các vấn đề thiết kế trước khi người dùng sử dụng thực sự hệ thống thông tin
10



mới. Vì vậy, TAM đã được sử dụng rộng rãi cho các mục đích dự đốn, giải thích và tăng
sự hiểu biết về sự chấp nhận sử dụng các hệ thống thông tin trong các lĩnh vực khác nhau.
TAM cho thấy rằng khi các cá nhân gặp phải các công nghệ hệ thống thơng tin mới, hai
biến chính ảnh hưởng như thế nào và khi nào khi các cá nhân sẽ sử dụng hệ thống. Hai biến
chính của TAM là: cảm nhận dễ sử dụng và cảm nhận hữu dụng. Cảm nhận hữu dụng được
gọi là “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu
suất đối với công việc của họ (Davis, 1989). Cảm nhận dễ sử dụng được gọi là “mức độ
mà người ta tin rằng sử dụng hệ thống một cách dễ dàng” (Davis, 1989). TAM đề xuất rằng
niềm tin vào cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng sẽ ảnh hưởng đến thái độ của
người dùng hệ thống thông tin. Thái độ của người dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi
dự định để sử dụng và tiếp sau đó là việc sử dụng thực tế hệ thống. Cảm nhận hữu dụng và
cảm nhận dễ sử dụng cả hai đều có ảnh hưởng đến hành vi dự định. Cảm nhận dễ sử dụng
cũng ảnh hưởng đến cảm nhận hữu dụng. Hành vi dự định cũng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi
các biến bên ngoài thông qua cảm nhận hữu dụng và cảm nhận dễ sử dụng.

Hình 2-1: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Davis, 1989)

11


×