Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đánh giá khả năng triển khai các dịch vụ quản lý học vụ tại trường đhbk tp hcm trên nền điện toán đám mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------------

HUỲNH VĂN LINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ
QUẢN LÝ HỌC VỤ TẠI TRƯỜNG ĐHBK TP.HCM
TRÊN NỀN ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY

Chun ngành: HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ
Mã số: 60.34.48

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------------

HUỲNH VĂN LINH

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ
QUẢN LÝ HỌC VỤ TẠI TRƯỜNG ĐHBK TP.HCM
TRÊN NỀN ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY

Chun ngành: HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ
Mã số: 60.34.48


LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2015


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: đồng hướng dẫn PGS. TS Đặng Trần Khánh
TS Lê Chí Thơng
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Trần Minh Quang
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Vũ Thanh Nguyên
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM
Ngày 09 tháng 07 năm 2015
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1 TS. Lê Lam Sơn (CT)
2 TS. Nguyễn Thanh Bình (TK)
3 TS. Trần Minh Quang (PB1)
4 PGS.TS. Vũ Thanh Nguyên (PB2)
5 TS. Lê Thanh Vân (UV)
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên)

TS. Lê Lam Sơn

TRƯỞNG KHOA KH&KTMT
(ký tên)



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Huỳnh Văn Linh

MSHV: 12321066

Ngày, tháng, năm sinh: 1979

Nơi Sinh: Vĩnh Long

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý

Mã số: 60.34.48

TÊN ĐỀ TÀI

I.

Đánh giá khả năng triển khai các dịch vụ quản lý học vụ tại trường ĐHBK
TP.HCM trên nền điện toán đám mây.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
-

Khảo sát hiện trạng cơ sở hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, ứng dụng… hỗ trợ quản lý


học vụ của Trường đại học Bách Khoa Tp.HCM.
- Xây dựng mơ hình quản lý các dịch vụ tại PĐT trên nền điện toán đám mây.
- Đánh giá tính khả thi triển khai các dịch vụ trên nền điện toán đám mây tại PĐT.
-

Đề xuất mơ hình điện tốn đám mây cho Trường đại học Bách Khoa Tp.HCM.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 18/08/2014
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 08/05/2015
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS Đặng Trần Khánh và TS Lê Chí Thơng
Tp.HCM, ngày 15 tháng 6 năm 2015
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN ĐÀO TẠO

PGS. TS Đặng Trần Khánh
TRƯỞNG KHOA

TS Lê Chí Thông


LỜI CẢM ƠN
- Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Khoa Học và Kỹ Thuật
Máy Tính trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM và tồn thể quý Thầy Cô trong khoa
tham gia giảng dạy chương trình hệ thống thơng tin quản lý đã truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báo cho em trong quá trình học tập tại trường.
- Cảm ơn ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại PĐT – trường đại học Bách Khoa đã
tạo điều kiện và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt q trình thực hiện luận văn.
- Tơi xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn: PGS. TS Đặng Trần Khánh và TS Lê
Chí Thơng đã hỗ trợ tơi nhiều thơng tin cần thiết trong q trình thực hiện luận văn.

- Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những chuyên gia, bạn bè và gia đình đã động viên, giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hồn thành luận văn

Chân thành cảm ơn
Tp.HCM, ngày 15 tháng 6 năm 2015
Huỳnh Văn Linh


TĨM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Nhận thấy cơng nghệ Điện toán đám mây đáp ứng và giải quyết các vấn đề mà
Phòng Đào Tạo gặp phải, như quá tải cục bộ, hạn chế về địa lý khi sử dụng. Nghiên
cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính khả thi của việc triển khai dịch vụ lên nền
tảng điện toán đám mây, cụ thể là dịch vụ tại Phòng đào tạo – trường đại học Bách
Khoa Tp.HCM. Nghiên cứu bao gồm các thành phần chính: khảo sát hiện trạng, đánh
giá hiện trạng, xây dựng mơ hình Điện tốn đám mây, đánh giá mơ hình theo u cầu
dịch vụ và đề xuất các tiêu chí đánh giá tham khảo cho các dịch vụ.
Khảo sát hiện trạng phần cứng, ứng dụng và hạ tầng mạng, thông tin chi tiết về hệ
thống máy chủ, máy tính cá nhân, ứng dụng hiện có, kèm theo là nền tảng yêu cầu
hoạt động, cấu trúc hạ tầng mạng nội bộ và sơ đồ bố trí máy chủ dịch vụ, khảo sát
người dùng dịch vụ và ý kiến về các dịch vụ này, hình thức khảo sát: bảng câu hỏi,
phỏng vấn trực tiếp và thảo luận nhóm kỹ thuật. Đánh giá phần cứng, dịch vụ hiện tại
với phần cứng, dịch vụ sau triển khai trên đám mây. Xây dựng mơ hình đáp ứng dịch
vụ và đánh giá kết quả qua mơ hình bằng các yếu tố ảnh hưởng.
Qua kết quả đánh giá trên, việc chuyển đổi mơ hình đám mây là khả thi, mang lại
hiệu quả về năng suất hệ thống, quản lý, kỹ thuật và kinh tế cho Phòng đào tạo. Tiết
kiệm nhân lực quản lý, tận dụng tối đa tài nguyên máy chủ, tránh lãng phí, khơng cịn
giới hạn truy cập ứng dụng vì hồn tồn có thể truy cập từ xa, tạo thuận lợi trong quá
trình chia sẻ dữ liệu và ứng dụng cho các đơn vị trong và ngồi trường. Mơ hình là
thơng tin tham khảo cho lãnh đạo Phịng đào tạo có định hướng phát triển công tác
tin học trong tương lai.



ABSTRACT
Because cloud computing technology can meet and resolve the issues at Office of
Academic Affairs, as overloaded locally, geographical restrictions on use. The
research is focus on the evaluation of the feasibility of deploying services on cloud
computing platform, especialy the services at Office of Academic Affairs, Ho Chi
minh City University of Technology. This research includes current status examining
and evaluating, cloud model building, model evaluating on requested services
proposed evaluation criteria refer to services.
The hardware, applications and network infrastructure were examined.
Specifications of server systems, personal computers and existing applications,
required operating platform, infrastructure and server layout services were also
examined and evaluated. This research includes services surveys and reviews on
these services using questionnaires, interviews and discussions with technical groups.
The hardware and services used on cloud computing model were reviewed, evaluated
and compared with previous services. This thesis focuses on building models to meet
the required services and evaluating the results through the model with the affecting
factors.
In conclusion, the use of the cloud computing model is feasible and it brings high
efficiency and economy in system performance and management when applying in
Office of Academic Affairs, Ho Chi minh City University of Technology. The new
model will save workforce in management, save costs, and maximize server
resources. It is no longer limited application access and has advatages in the process
of sharing data and applications for users working inside or outside campus. The
system based on cloud computing model will supply usefull information Head of
Office of Academic Affairs in order to have right decision in development in the
future work.



LỜI CAM ĐOAN
- Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung trong luận văn do tôi tự nghiên cứu, khảo sát
và thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Đặng Trần Khánh và thầy Lê Chí Thơng.
- Mọi thơng tin và tài liệu tham khảo dùng trong luận văn điều được trích dẫn rõ
ràng tác giả, tên cơng trình và thời gian công bố.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ......................................................................... 6
1.1. Sơ lược về tình hình phát triển ‘Điện tốn đám mây’: .................................... 6
1.2. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 18
1.3. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................... 21
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 21
1.5. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 21
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY..... 23
2.1. Tổng quan về Điện toán đám mây: ................................................................ 23
2.2. Các mơ hình ĐTĐM và các lớp dịch vụ: ....................................................... 30
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐTĐM: ............................................................... 37
2.4. Điện toán lưới [19][43]: ..................................................................................... 39
2.5. Phương pháp khảo sát [20]: ............................................................................. 41
2.6. Nghiên cứu tư liệu [20]: ................................................................................... 45
2.7. Các cơng trình nghiên cứu liên quan: ............................................................ 45
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 47
3.1. Quy trình nghiên cứu: .................................................................................... 47
3.2. Khảo sát hiện trạng: ....................................................................................... 48
3.3. Khảo sát người dùng các đơn vị liên quan dịch vụ: ...................................... 76
Chương 4: XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY PHỤC VỤ

QUẢN LÝ DỊCH VỤ TẠI PHÒNG ĐÀO TẠO.................................................. 81
4.1. Mơ hình dịch vụ Phịng đào tạo hiện tại: ....................................................... 81
4.2. Mơ hình đám mây đề xuất: ............................................................................ 82
4.3. Đánh giá mơ hình qua các yếu tố ảnh hưởng: ............................................... 90
4.4. Xây dựng tiêu chí đánh giá triển khai dịch vụ quản lý học vụ tại Trường đại
học Bách Khoa Tp. HCM: .................................................................................... 92


4.5. Đề xuất mơ hình điện tốn đám mây cho Trường đại học Bách Khoa
Tp.HCM: ............................................................................................................... 95
4.6. Thử nghiệm dịch vụ PĐT trên Google Cloud: .............................................. 97
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 102
5.1. Kết quả nghiên cứu: ..................................................................................... 102
5.2. Hạn chế - hướng phát triển tương lai: .......................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 104


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

STT
1

ĐHBK TP. HCM

2

PĐT

3


HTQL

5

BKel

6

DkInDiem

7

Hdsv

8

IaaS

9

PaaS

10

SaaS

11

TP. HCM


12

SĐH

13

VPS

Diễn giải
Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ
Chí Minh
Phịng Đào Tạo

Hệ thống quản lý học vụ

Bách Khoa E-Learning

Xem, đăng ký in bảng điểm online

Hoạt động ngoại khoá của sinh viên

Hạ tầng hướng dịch vụ

Nền tảng hướng dịch vụ

Phần mềm hướng dịch vụ

Thành phố Hồ Chí Minh


Phịng đào tạo sau đại học

Virtual Private Server(máy chủ riêng
ảo)

1


14

VD

15

ĐTĐM

16

ĐHBK

Virtual Desktops(máy tính cá nhân
riêng ảo)
Điện tốn đám mây

Trường đại học Bách Khoa

2


DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Báo cáo tình hình sử dụng Điện tốn đám mây của doanh nghiệp [1] .......... 7
Hình 2: Cloud services của Microsoft [4] .................................................................. 10
Hình 3: Đám mây của Amazon trên thế giới [7] ........................................................ 12
Hình 4: Thị phần toàn cầu các nhà cung cấp dịch vụ đám mây [8] .......................... 13
Hình 5: Gian hàng FPT tại sự kiện Cloud Days Spring 2015 [10] ............................ 15
Hình 6: Tổng quan mơ hình ĐTĐM [14] .................................................................... 24
Hình 7:Tổng quan tính chất ĐTĐM [15] .................................................................... 25
Hình 8: ĐTĐM truy cập bất kỳ nơi đâu [internet] ......................................................... 25
Hình 9: Tính co giãn của ĐTĐM .............................................................................. 26
Hình 10: ĐTĐM phân phối tài nguyên động ............................................................ 27
Hình 11: ĐTĐM dùng chung tài nguyên [internet] ........................................................ 28
Hình 12: Đám mây cơng cộng [16] ............................................................................. 31
Hình 13: Đám mây riêng [16] ..................................................................................... 33
Hình 14: Đám mây cộng đồng [16] ............................................................................ 33
Hình 15: Đám mây lai [16] ......................................................................................... 34
Hình 16: Các thành phần IaaS, PaaS, SaaS và phạm vi kiểm sốt[17] ..................... 35
Hình 17: Quy trình nghiên cứu tổng quát ................................................................. 47
Hình 18: Sơ đồ mạng máy tính phịng đào tạo ......................................................... 53
Hình 19: Tổng quan mơ hình cơng nghệ thơng tin hiện tại ...................................... 81
Hình 20: Tổng quan đám mây riêng PDTCloud ....................................................... 82

3


Hình 21: Mơ hình chi tiết các lớp PDTCloud ........................................................... 84
Hình 22: Mơ hình triển khai PDTCloud ................................................................... 86
Hình 23: Quy trình cấp phát tài nguyên dịch vụ đám mây ....................................... 88
Hình 24: Quy trình cấp phát máy chủ đám mây ....................................................... 89
Hình 25: Quy trình cấp phát máy cá nhân đám mây ................................................ 89
Hình 26: Mơ hình đám mây chung đại học Bách Khoa ............................................ 95


4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: So sánh giữa điện toán đám mây và điện toán lưới ................................... 41
Bảng 2: Thống kê máy chủ tại Phòng đào tạo ......................................................... 50
Bảng 3: Thống kê thiết bị lưu nguồn điện dự phòng ............................................... 51
Bảng 4: Thống kê máy tính cá nhân tại phịng đào tạo ........................................... 52
Bảng 5: Thống kê ứng dụng, dịch vụ tại phịng đào tạo .......................................... 68
Bảng 6: Bảng kinh phí mua sắm thiết bị 5 năm gần nhất ........................................ 69
Bảng 7: Phân tích dịch vụ hiện tại và dịch vụ đám mây .......................................... 72
Bảng 8: Phân tích máy chủ hiện tại và máy chủ đám mây ...................................... 74
Bảng 9: Phân tích máy tính cá nhân hiện tại và máy tính cá nhân đám mây ......... 75
Bảng 10: Kết quả khảo sát ý kiến nhân viên PĐT và các phòng ban liên quan ...... 78

5


Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Sơ lược về tình hình phát triển ‘Điện tốn đám mây’:
- Có thể diễn giải thuật ngữ “Điện toán đám mây ” như sau : các nguồn điện toán
khổng lồ (phần mềm, dịch vụ…) sẽ được đặt tại những máy chủ riêng ảo(VPS) trên
Internet thay vì trong các máy tính văn phịng làm việc, gia đình… để mọi người kết
nối và sử dụng bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu và từ bất cứ thiết bị nào.
1.1.1. Tình hình điện tốn đám mây trên thế giới:
- Trong vài năm qua, giới công nghệ thơng tin ln nhấn mạnh đến điện tốn đám
mây. Các quốc gia phát triển đã triển khai và ứng dụng điện tốn đám mây ở mức
phổ biến cho chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp của mình.
- Theo khảo sát của RightScale, có gần 50% các doanh nghiệp đã chuyển ít nhất một

dịch vụ của họ sang nền tảng điện toán đám mây. Cuộc khảo sát được tiến hành với
sự tham gia của 625 chuyên gia công nghệ thông tin, kết quả khảo sát được RightScale
công bố trong báo cáo "RightScale State of the Cloud 2013" [1].
- Theo Hình 1, có 26% doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ điện tốn đám mây,
23% đã có một dịch vụ hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây, 26% doanh
nghiệp đang bắt đầu triển khai dịch vụ điện toán đám mây đầu tiên, 17% đang xem
xét việc sử dụng nền tảng điện tốn đám mây. Và chỉ có 8% doanh nghiệp chưa có ý
định chuyển sang nền tảng mới này [1].

6


Hình 1: Báo cáo tình hình sử dụng Điện tốn đám mây của doanh nghiệp [1]
- Theo báo cáo của RightScale, 77% các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ trên nền
tảng điện toán đám mây cho biết các dịch vụ hoạt động nhanh hơn so với những cụm
máy chủ trước đây. 73% cho biết điện toán đám mây đáp ứng được nhu cầu mở rộng
quy mô hệ thống của họ, điều có cho thấy các doanh nghiệp khơng hành động theo
xu hướng [1].
- RightScale cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp lựa chọn giải pháp lưu trữ lai, bằng
cách kết hợp nhiều nền tảng điện toán đám mây chia sẻ (public cloud) và điện toán
đám mây cá nhân (private cloud). 29% cho biết họ sẽ sử dụng nền tảng điện toán đám
mây chia sẻ, đồng thời xây dựng nền tảng điện toán đám mây cá nhân trên những
cụm máy chủ sẵn có của mình. 15% doanh nghiệp cho biết họ sẽ giảm thiểu rủi ro
bằng cách sử dụng nhiều dịch vụ điện toán đám mây chia sẻ khác nhau, cho dù những
nền tảng điện toán đám mây như Amazon Web Service cam kết đảm bảo an toàn cho
dịch vụ của họ [1].
- Điện toán đám mây là chủ đề trọng tâm tại Hội nghị cấp cao dành cho báo chí và
các nhà phân tích khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC Press Summit) diễn ra
từ ngày 20-21/11/2013 tại Singapore, Hội nghị thảo luận phân tích về cơ hội và thách
thức cho cơng nghệ điện tốn đám mây [2].


 Cơ hội [2]:
 Cách đây vài năm, lượng dữ liệu truyền trên hệ thống mạng toàn
cầu nếu lưu trữ trên DVD thì số lượng đĩa này xếp hàng sẽ có chiều dài
bằng 2 quãng đường tới mặt trăng. Dự kiến lượng dữ liệu này sẽ tăng
thêm 44 lần vào năm 2020.
 Sự phát triển của điện toán đám mây là một trong những yếu tố chính
thúc đẩy sự tăng trưởng của lưu lượng truyền dữ liệu với hơn 5 tỷ người
đang sử dụng các thiết bị di động. Người dùng di động ngày nay ngoài
các thao tác truyền thống như gọi điện, nhắn tin... thì việc sử dụng các
ứng dụng hỗ trợ trong công việc và đời sống nhiều hơn. Hiện nay, hơn
60% lưu lượng truy cập dữ liệu thời gian thực đến từ các kênh truyền
thông phổ biến và tỉ lệ này còn tăng trong tương lai.
7


 Theo ABI- một công ty nghiên cứu thị trường cho hay (7/2012) việc
sử dụng dữ liệu trên di động hàng tháng dự kiến sẽ tăng 8 lần trong 5
năm tới. Vào năm 2015, lưu lượng truyền dữ liệu sẽ tăng hơn 50%, mỗi
năm thế giới sẽ truyền một lượng dữ liệu khổng lồ là 107
Exabytes(=1.23362601 × 1020 bytes) thơng qua mạng di động.
 Xu hướng cần cho công nghệ mạng tương lai hay mạng điều khiển
bằng phần mềm chính là điện toán đám mây được thúc đẩy bởi sự tăng
trưởng của các dạng đám mây nội bộ, công cộng và đám mây lai.
 Điện toán đám mây ra đời cho phép các ứng dụng bớt lệ thuộc vào
mạng hạ tầng, tiết kiệm cho người dùng khi không quá đầu tư vào hệ
thống phần cứng.
 Thị trường dịch vụ đám mây cơng cộng dự đốn sẽ tăng trưởng đạt
206,6 tỷ USD vào năm 2016. Theo nghiên cứu của công ty thị trường
Renub thì trong tháng 9/2012 vừa rồi, thị trường đám mây nội bộ đã

tăng gấp 2 lần trong năm 2012 và sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hằng
năm là 21,5% trong giai đoạn 2011-2015. Sự phát triển của các kiến
trúc hệ thống quy mô hyperscale, trung tâm dữ liệu ảo đã thúc đẩy xu
hướng điện toán đám mây, đặc biệt là các đám mây công cộng và đám
mây lai. Thuật ngữ hyperscale trong điện toán chưa thực sự có định
nghĩa cụ thể và thường được dùng để nói đến các hệ thống IT lớn, đồng
nhất gồm hàng trăm ngàn máy chủ giống nhau hoặc tương tự với một
tiêu chuẩn.

 Thách thức [2]:
 Rào cản công nghệ: giới hạn mạng không dây WLAN và khả năng
mở rộng của mạng diện rộng WAN là những yếu tố đầu tiên gây rào
cản đến sự phát triển của hệ thống dữ liệu đám mây. Đối với WLAN
thì 4 yếu tố giới hạn cố hữu chính là khả năng bảo mật- chính mơi
trường hoạt động trong khơng khí dễ gây ra các cuộc tấn cơng người
dùng. Ngồi ra vì sử dụng sóng vơ tuyến nên khả năng bị nhiễu bởi các
tác động bên ngoài làm giảm hiệu suất hoạt động. Phạm vi hoạt động
của WLAN chỉ là vài chục mét trở lạị đối với phạm vi lớn thì phải bổ
sung các thiết bị phát sóng, khá tốn kém cho cơ sở hạ tầng. Tốc độ chậm
8


so với hệ thống cáp, WLAN tốc độ từ 1-125Mb trong khi đó cáp quang
từ 100Mb trở lên. Mạng diện rộng cục bộ WAN có phạm vi lớn, là tập
hợp của nhiều mạng LAN, MAN thông qua nhiều phương thức kết nối.
Tuy nhiên hệ thống mạng này băng thông thấp, dễ bị mất kết nối chỉ
phù hợp với các thao tác nhỏ gọn như email, web... điều này ảnh hưởng
khá lớn tới việc sử dụng dữ liệu đám mây đòi hỏi tính ổn định và tốc
độ cao. Một số hạn chế khác như chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng hay như
hệ thống kết nối phức tạp, đòi hỏi nhiều tổ chức quản lý.

- Ngày càng xuất hiện nhiều hơn các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây phục
vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau, từ các giải pháp cơng nghệ chuyển hóa, các dịch vụ
máy chủ riêng ảo, hệ thống lưu trữ online, các nền tảng phát triển, thậm chí ảo hóa cả
máy tính cá nhân. Có thế kể qua các tập đồn tổ chức có danh tiến trên thế giới như:

 IBM [3]: IBM cho biết hãng hiện xây dựng thỏa thuận hợp tác với nhà cung
cấp trung tâm dữ liệu Equinix để triển khai hơn 9 trung tâm điện toán đám
mây tại Úc, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Hà Lan và Mỹ. Ngoài ra, IBM có kế
hoạch mở thêm 3 cơ sở điện tốn đám mây mới tại Đức, Mexico và Nhật
Bản.Hãng công nghệ hàng đầu thế giới này cũng đang tích cực chuyển mình
với sự thay đổi trong cơ cấu kinh doanh cổ điển về phần mềm và gia công
phần mềm dịch vụ sang việc tiếp cận khách hàng thông qua nền tảng Internet
và điện thoại di động. Doanh thu dịch vụ điện toán đám mây của IBM đạt 4,4
tỷ USD năm 2013 và đã tăng 50% trong 9 tháng đầu năm 2014. Đây là mảng
kinh doanh phát triển nhanh nhất của IBM mặc dù chỉ chiếm một phần rất nhỏ
trong tổng doanh thu 94 tỷ USD của hãng. IBM khơng có thơng tin cụ thể về
hoạt động quý 4 của mình nhưng hãng đã công bố nhiều thỏa thuận gần đây
với tổng giá trị hơn 4 tỷ USD nhằm thúc đẩy mở rộng các trung tâm dữ liệu.
Dịch vụ đám mây kết hợp cùng lĩnh vực điện toán cổ điển đã giúp IBM có
được phương thức cạnh tranh mạnh mẽ với các dịch vụ web đang phổ biến
hiện nay như của Amazon, Google và Microsoft. IBM cùng với các đối tác HP
và VMware EMC, đưa ra dịch vụ "điện toán đám mây lai" cho phép khách
hàng đưa dữ liệu kinh doanh quan trọng về mạng nội bộ và kết hợp với hệ
thống đám mây cơng cộng nhằm cắt giảm chi phí đầu tư ban đầu. Trong quý
IV/2014, IBM đã có nhiều giao dịch lớn với hãng hàng không Đức Lufthansa,
9


ngân hàng Hà Lan ABN AMRO, đại gia trong lĩnh vực quảng cáo WPP, hãng
sản xuất thiết bị âm thanh Woox Innovations ở Hồng Kông và chi nhánh Dow

Water của Dow Chemical.

 Microsoft [4][5]: Việc kinh doanh các dịch vụ điện toán đám mây hướng
đến doanh nghiệp của Microsoft phát triển tốt, doanh thu tăng 18% so với quý
trước, nhưng lợi nhuận vẫn cịn giảm. Theo ước tính của Thomson Reuters,
doanh thu của quý vừa qua, kết thúc ngày 30/6 đạt 23,4 tỉ USD, tăng 19,9 tỉ
USD so với năm ngoái, vượt trên mức dự báo trước đây là 23 tỉ USD. Doanh
thu này gộp cả 2 tỉ USD từ mảng dịch vụ và thiết bị Nokia mà Microsoft mua
lại. Thương vụ này hoàn tất 25 ngày sau ngày đầu tiên của quý. Lợi nhuận đạt
được 4,6 tỉ USD, tương đương 0,55 USD/cổ phiếu, giảm xuống từ 4,9 tỉ USD,
tương đương 0,59 USD/cổ phiếu. Nếu xét trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận này
giảm 7% mỗi năm, trong đó có 0,08 USD thua lỗ từ mảng kinh doanh Nokia.
Theo CEO Satya Nadella tại buổi báo cáo tài chính, ơng tự hào vì kết quả kinh
doanh q vừa rồi. Ơng cho rằng doanh thu từ điện toán đám mây tăng 150%
mỗi năm, đạt chỉ số tăng trưởng hàng năm khoảng 4,4 tỉ USD (annual run
rate), chủ yếu đến từ các sản phẩm như Office 365, Azure Infrastructure- và
Platform-as-a-Service và Dynamics CRM Online. Theo Hình 2, Microsoft
đang chuyển hướng tập trung sang bán nhiều dịch vụ đám mây hơn những sản
phẩm truyền thống như trước.

Hình 2: Cloud services của Microsoft [4]

10


 Google [6]: Google đã ra mắt nền tảng máy chủ ảo nền đám mây Computer
Enginer. Compute Engine là một phần nền tảng đám mây của Google, nó sẽ
cung cấp dịch vụ điện tốn, khơng gian lưu trữ và các dịch vụ có liên quan để
vận hành trang web và các ứng dụng. Ngồi thơng báo ra mắt, Google cũng
giảm giá Compute Engine và các giải pháp lưu trữ của nó. Nhiều nhà phát triển

nổi tiếng đã sử dụng Google App Engine, giúp họ vận hành các ứng dụng mà
không phải tốn chi phí mua máy chủ. Ứng dụng phổ biến như Snapchat và trò
chơi Angry Birds phát triển bởi Rovio được quản lý theo cách này. Google đã
thử nghiệm Compute Engine trong một thời gian sau khi công bố. Trong đó
Google cung cấp các máy chủ linh hoạt hoặc có thể sử dụng ngay (instances)"
giống như dịch vụ EC2 của Amazon .
Google đã tung ra dịch vụ lưu trữ đám mây từ trước đó (Google Drive), nhưng
hãng chưa có một dịch vụ trọn gói cho doanh nghiệp. Với tên gọi đơn giản
“Lưu trữ đám mây” (Cloud Storage) Google thu phí theo dung lượng đã dùng
và dữ liệu trao đổi, giống như đối thủ cạnh tranh của hãng. Hãng cũng cung
cấp các giải pháp khác để quản lý cơ sở dữ liệu gắn với Compute Engine. Nền
tảng đám mây của Google sẽ cạnh tranh trực tiếp với Microsoft Azure,
Amazon Web Services (AWS), Rackspace, GoDaddy, và những công cụ cơ
bản khác.

 Amazon [7]: Amazon Web Services là tập hợp các dịch vụ cung cấp cho
người lập trình có khả năng truy cập tới hạ tầng kiến trúc tính tốn kiểu sẵn
sàng-để-sử dụng (ready-to-use) của Amazon. Amazon cung cấp hầu hết các
khối xây dựng cơ bản phổ biến cần thiết cho hầu hết các ứng dụng không tầm
thường và phân bố nhiều nơi như Hình 3:

11


Hình 3: Đám mây của Amazon trên thế giới [7]
 Lưu trữ (Storage):Mọi người đều cần phải lưu trữ — cho các tệp,
các tài liệu, các dữ liệu tải về của người dùng hoặc các bản sao lưu. Có
thể tiến hành lưu trữ bất kỳ các ứng dụng cần thiết của bạn trong
Amazon Simple Storage Service (S3) và nhận được các lợi ích với nó
như có khả năng mở rộng, đáng tin cậy và với mức chi phí thấp cho

việc lưu trữ.
 Tính tốn (Computing): Amazon Elastic Compute Cloud (EC2)
cung cấp khả năng để mở rộng tài ngun tính tốn của bạn lớn lên
hoặc giảm xuống dựa trên nhu cầu và tạo ra khả năng cung cấp dịch vụ
mới một cách dễ dàng.
 Gửi thông điệp (Messaging):Thực hiện tách riêng các thành phần
ứng dụng của bạn bằng cách sử dụng khả năng không giới hạn của việc
truyền thông điệp được cung cấp bởi Amazon Simple Queue Service
(SQS).
 Tập hợp dữ liệu (Datasets):Amazon SimpleDB (SDB) cung cấp khả
năng mở rộng, lập chỉ mục, khả năng lưu trữ mà không cần bảo trì, cùng
với việc thực hiện xử lý và truy vấn với tập hợp dữ liệu.

 Và nhiều nhà cung cấp khác Vmware, Salesforce.com, Rackspace,
Citrix, Joyen, SoftLayer…
12


 Thị phần các nhà cung cấp dịch vụ ĐTĐM tồn cầu tính đến q 3/2014
được thể hiện ở Hình 4 [8]:


Hình 4: Thị phần tồn cầu các nhà cung cấp dịch vụ đám mây [8]
1.1.2. Tình hình điện tốn đám mây tại Việt Nam:
- Khơng nằm ngồi xu thế phát triển ĐTĐM, Việt Nam đang dần tiếp cận các dịch
vụ đám mây thông qua dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài như Microsoft,
Intel… cũng như từ những nhà phát triển, cung cấp trong nước như FPT, Biaki, Long
Vân, Viettel, LacViet… IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện
toán đám mây tại Việt Nam vào tháng 9/2008 với khách hàng đầu tiên là Công ty cổ
phần cơng nghệ và truyền thơng Việt Nam. Có thể nói Việt Nam là một trong những

nước đầu tiên ở ASEAN đưa vào sử dụng điện toán đám mây [9].
- Công nghệ này được coi là giải pháp cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp
phải như thiếu năng lực CNTT, chi phí đầu tư hạn chế… Hiện nay nhiều cơng ty đang
hoang phí tài ngun như khơng khai thác hết công suất của hệ thống máy chủ, đầu
tư quá nhiều về mặt con người. Trong khi đó, về lý thuyết, cloud computing sẽ cho
phép doanh nghiệp không cần tập trung quá nhiều cho cơ sở hạ tầng hoặc nâng cấp
ứng dụng, khơng địi hỏi nguồn nhân lực lớn và có thể dễ dàng thay đổi quy mơ khi
cần [9].
- Mặc dù điện toán đám mây hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát
triển trên thế giới bởi lợi ích đáng kể mà nó đem lại, nhưng ở Việt Nam các doanh
nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mà với công nghệ này. Tuy nhiên theo các chuyên gia
nhận định, đây chính là giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp nước ta giảm thiểu chi
phí cũng như tăng hiệu suất làm việc ở mức tối đa [9].

13


- Về thực trạng ứng dụng điện toán đám mây ở các doanh nghiệp Việt Nam, có thể
rút ra kết luận như sau: hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa
điện toán đám mây vào ứng dụng và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên số lượng là khá ít. Phần lớn vẫn chỉ dừng ở mức quan tâm và tìm hiểu [9].
- Nhưng tình hình đang được cải thiện rõ rệt. Theo khảo sát gần đây của Symantec,
một công ty phần mềm hàng đầu thế giới, hiện có khoảng 46% doanh nghiệp và tổ
chức Việt Nam đang triển khai ứng dụng cơng nghệ điện tốn đám mây và các dự án
ảo hóa khác [9].
- Hãng bảo mật Symantec cũng cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam có mối quan
tâm đặc biệt đến việc ứng dụng điện toán đám mây và cơ hội mà công nghệ mới này
đem tới. Kết quả từ cuộc khảo sát cho thấy 39% doanh nghiệp trong nước hiện đang
sử dụng dịch vụ phần mềm ảo tư nhân, trong khi 21% đang ảo hóa máy chủ và cơ sở
dữ liệu [9].

- Đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (chủ yếu là doanh nghiệp
vừa và nhỏ), rào cản ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất trong q trình tìm kiếm những
cơng nghệ trợ giúp cho họ. Chính vì thế, các nhà cung cấp Việt Nam sẽ là cầu nối
cho doanh nghiệp trong nước với xu thế cơng nghệ thế giới. Nó u cầu một trình độ
nhất định về cơng nghệ, sự am hiểu thói quen, văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam,
và trên hết là khả năng đào tạo thị trường gắn với công nghệ. Nhà cung cấp Cơng
nghệ Điện tốn đám mây ở Việt Nam làm tốt cả 3 điều trên, thì thị trường Việt Nam
sẽ khơng chỉ cịn là thị trường tiềm năng nữa [9].
- Nhà phát triển ứng dụng - FPT Software, nhà cung cấp thiết bị - Samsung và nhà
cung cấp dịch vụ viễn thơng - VMS MobiFone đã có ký kết thỏa thuận trong việc
cung cấp gói Giải Pháp quản trị doanh nghiệp trên nền tảng Mobility [10].
- Cụ thể, FPT Software sẽ triển khai giải pháp quản trị doanh nghiệp trên nền công
nghệ Mobility cho khách hàng dựa trên các thiết bị phần cứng Galaxy Tab3 của
Samsung và dịch vụ kết nối 3G của VMS MobiFone [10].
- FPT Software đã thay mặt các đối tác Samsung, VMS MobiFone ký cam kết đảm
bảo nguồn lực ở mức cao nhất để hoàn thành dự án DMS – Mobility đúng tiến độ cho

14


khách hàng Kinh Đô, khách hàng đầu tiên được hưởng lợi ích từ thỏa thuận hợp tác
tồn diện trên [10].
- Về vấn đề an ninh hệ thống bảo mật, theo đại diện của FPT thì các doanh nghiệp
sẽ trang bị hệ thống điện toán đám mây riêng biệt (private Cloud), chính vì vậy khả
năng sao lưu và bảo mật sẽ được theo dõi 24/24. Ngoài ra FPT và Samsung sẽ hợp
tác với nhau để cho ra các hệ thống bảo mật ngay trên thiết bị đầu cuối của doanh
nghiệp [10].
- Trong hai ngày 12 và 13/03/2015, FPT Software tham gia sự kiện Cloud Days
Spring 2015 do Tập đoàn Nikkei tổ chức tại Tokyo. Tại đây, FPT Software đã giới
thiệu bộ cơng cụ chuyển đổi lên Cloud: Citus® Cloud Suite giúp khách hàng giảm

50% chi phí chuyển đổi lên Cloud và giảm 60% nguồn lực phát triển. Sự kiện Cloud
Days Spring 2015 đã thu hút trên 100 công ty công nghệ lớn trên thế giới như
Amazon Web Services, VMware, NTT, IBM, Microsoft, Hitachi...và FPT cũng có
gian hàng giới thiệu sản phẩm, Hình 5 [10].

Hình 5: Gian hàng FPT tại sự kiện Cloud Days Spring 2015 [10]
- Microsoft tái khẳng định cam kết của mình về việc tăng cường sự hiện diện tại
Việt Nam và góp phần xây dựng một cơ sở hạ tầng CNTT hạng nhất cho Việt Nam
tại một cuộc hội thảo công nghệ với chủ đề “Giải pháp công nghệ đám mây của
15


×