Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Đánh giá hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng bigc đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.19 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

THẨM THỊ THANH HUYỀN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHUỖI CUNG ỨNG BIGC ĐÀ LẠT

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số

: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đà Lạt 2015


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sĩ Nguyễn Thị Đức Nguyên
Cán bộ chấm nhận xét 1: ...........................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2 : ..........................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


..................................................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
Ngày……… tháng…….. năm …….
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm :
1. …………………………………………………
2. …………………………………………………
3. …………………………………………………
4. …………………………………………………
5. …………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: THẨM THỊ THANH HUYỀN

MSHV: 13170675

Ngày, tháng, năm sinh: 07. 04. 1989


Nơi sinh: Lâm Đồng

Chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp
I. TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG BIGC ĐÀ
LẠT
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt.
2. Xác định những nguyên nhân gây lãng phí và những yếu tố tác động khiến
chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt hoạt động kém hiệu quả.
3. Đề xuất những giải pháp cải thiện chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 15.12.2014
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 17.7.2015
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TIẾN SĨ NGUYỄN THỊ ĐỨC NGUYÊN
Đà Lạt, ngày . . . . tháng .. . . năm ……
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA….………

ii


LỜI CẢM ƠN

Em xin được trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Nguyễn Thị
Đức Nguyên, cơ đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm luận văn. Cám
ơn cô đã ủng hộ em về mặt tinh thần cũng như về mặt kiến thức trong thời gian qua.

Kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp làm việc của cô đã cho em những bài học
rất sâu sắc và thực tế.
Cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản Lý Công Nghiệp Trường Đại Học
Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho em những kiến thức, kỹ năng quản
lý trong suốt quá trình đào tạo.
Cám ơn lãnh đạo công ty, các bộ phận liên quan và các anh chị đồng nghiệp
đã cung cấp những thông tin và kiến thức cần thiết để em hoàn thành luận văn.
Cám ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, khuyến khích giúp đỡ
trong suốt q trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Một lần nữa, xin chân thành cám ơn về tất cả những gì đã qua.
Đà Lạt, Tháng 7 – 2015
Thẩm Thị Thanh Huyền

iii


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Đức
Nguyên. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này
là trung thực và chưa từng được cơng bố dưới bất cứ hình thức nào.
Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Thẩm Thị Thanh Huyền

iv


TÓM TẮT LUẬN VĂN


Đề tài tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt từ đó đánh giá hiệu
quả hoạt động của chuỗi cung ứng và phân tích xác định những nguyên nhân gây
lãng phí, những yếu tố tác động khiến chuỗi cung ứng hoạt động không hiệu quả
qua đó đề xuất những giải pháp nhằm cải tiến chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt. Bằng
cách kết hợp nhiều phương pháp nghiên nhằm tận dụng thế mạnh của từng phương
pháp đối với từng hoàn cảnh nghiên cứu riêng biệt bao gồm: phương pháp nghiên
cứu tại hiện trường, phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp phỏng vấn
chuyên gia… Luận văn đã đánh giá một cách khách quan về chuỗi cung ứng ngành
thực phẩm BIGC Đà Lạt, tìm ra những nguyên nhân tác động gây nên những tồn tại
chưa giải quyết được trong chuỗi cung ứng khiến chuỗi cung ứng hoạt động kém
hiệu quả và đồng thời đưa ra những ý kiến đề xuất cải thiện chuỗi cung ứng thực tại
BIGC Đà Lạt. Luận văn tìm ra những vấn đề cịn tồn tại trong chuỗi cung ứng
BIGC Đà Lạt và đề xuất việc hoàn thiện chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, khẳng định tầm quan trọng khơng thể thay thế trong việc hoạt động chuỗi
cung ứng tại các doanh nghiệp trong nước để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của thị trường. Luận văn giới hạn nghiên cứu tình hình chuỗi cung ứng các
ngành hàng thực phẩm trong hệ thống siêu thị BIGC Đà Lạt, chưa mở rộng trên
toàn bộ chuỗi cung ứng tổng thế nên chưa thể nhìn nhận một cách tổng quan chuỗi
cung ứng đang nghiên cứu.

v


ABSTRACT

This topic focus on supply chain of supermarket BIGC Dalat thereby assess
the operational efficiency of the supply chain and analyze to determine the causes of
wasting. The factors impact directly to supply chain that caused inefficiencies in
order to propose best solutions to improve supply chain BIGC Dalat. By combining
several research methods to utilize the strengths of each method for each situation

separately include researchingatsite, on-desk andinterviewing specialist. Thesis
assess objectively on the Food supply chain of BIGC Dalat, find out the reasons
effecting to the existing unresolved issues in the supply chain that caused
inefficiently, then simultaneously propose recommendations for improvement. This
thesis find out problems exist in the supply chain and recommended BIGC Dalat
perfecting their supply chain. Besides, it is to affirm the importance irreplaceable of
supply chain in operation of all domestic enterprises to be able to meet the
increasing demands of the market. The limits of this thesis is only focus on supply
chain of food commodities in supermarket BIGC Dalat, it is not extended over the
entire supply chain so that it cannot recognizes an overview of supply chain.

vi


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................... 1
1.1 Lý do hình thành đề tài............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 4
1.3 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài .......................................................... 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài ............................................................................... 5
1.6 Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................... 7
2.1 Một số định nghĩa và thuật ngữ trong phân tích chuỗi cung ứng............................. 7
2.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng ...................................................................... 7
2.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng.......................................................... 8
2.1.3 Những tác nhân chính thúc đẩy chuỗi cung ứng .................................... 10
2.2 Các mơ hình đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng.................................................... 14
2.2.1 Mơ hình SCOR ..................................................................................... 15

2.2.2 Đo lường chuỗi cung ứng theo David Taylor......................................... 27
2.2.3 Đo lường chuỗi cung ứng theo mơ hình MRP ....................................... 28
2.2.4 Mơ hình phiếu ghi điểm cân bằng ......................................................... 29
2.2.5 So sánh các mơ hình đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng ........................ 31
2.2.6 Tóm tắt các nghiên cứu khác có liên quan ............................................. 34
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 35
3.1 Quy trình nghiên cứu............................................................................................. 35
3.2 Nhu cầu về thông tin nghiên cứu........................................................................... 36
3.2.1 Dữ liệu thứ cấp...................................................................................... 36
3.2.2 Dữ liệu sơ cấp ....................................................................................... 37
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG
TẠI BIGC ĐÀ LẠT ............................................................................................. 38
4.1 Giới thiệu tổng quan BIGC Việt Nam và BIGC Đà Lạt........................................ 38
4.2 Tổng quan về siêu thị BIGC Đà Lạt ...................................................................... 39

vii


4.2.1 Ngành hàng kinh doanh......................................................................... 39
4.2.2 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản ................................................................. 40
4.3 Thực trạng chuỗi cung ứng ................................................................................... 41
4.3.1 Hàng hóa và quy trình ln chuyển hàng hóa nội bộ ............................. 41
4.4. Đo lường hiệu suất hoạt động của chuỗi cung ứng của BIGC Đà Lạt dựa theo mơ
hình SCOR.................................................................................................................. 47
4.4.1 Kế hoạch ............................................................................................... 49
4.4.2 Cung ứng .............................................................................................. 50
4.4.3 Sản xuất ................................................................................................ 51
4.4.4 Phân phối .............................................................................................. 52
4.5 Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng của BIGC Đà Lạt ........................................ 53
4.5.1 Tỷ lệ đơn hàng và các chỉ số liên quan .................................................. 53

4.5.2 Mức tồn kho cho phép ........................................................................... 54
4.5.3 Vịng quay sản phẩm trung bình ............................................................ 54
4.5.4 Các chỉ số khác ..................................................................................... 55
4.5.5 Quản lý chất lượng trong chuỗi ............................................................. 55
4.5.6 Yếu tố giao hàng ................................................................................... 58
4.5.7 Đo lường sự linh hoạt của sản phẩm...................................................... 59
4.6 Nhận xét những vấn đề cần quan tâm trong chuỗi cung ứng của BIGC Đà Lạt .... 59
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI
THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA BIGC ĐÀ LẠT............................................. 60
5.1 Phân tích nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt ........... 60
5.1.1 Xác định nguyên nhân chính ................................................................. 63
5.1.2 Liệt kê và phân tích những nguyên nhân gây lỗi .................................... 64
5.1.3 Đánh giá của chuyên gia trong chuỗi cung ứng của BIGC Đà Lạt ......... 65
5.2 Tổng hợp các nguyên nhân, giải pháp khắc phục trong chuỗi cung ứng........... 66
5.3 Đề xuất ngắn hạn................................................................................................... 68
5.3.1 Cải tiến khâu nhận hàng ........................................................................ 68
5.3.2 Quản lý và luân chuyển nội bộ .............................................................. 68
5.3.3 Cải tiến chất lượng trong chuỗi ............................................................. 69

viii


5.4 Đề xuất dài hạn ..................................................................................................... 70
5.4.1 Quản lý đặt hàng ................................................................................... 70
5.4.2 Chống lãng phí nguồn vốn trong việc cung ứng sản phẩm, giảm tỷ lệ hủy
hàng do thất thoát............................................................................................ 71
5.4.3 Quản lý tồn kho..................................................................................... 77
CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN .................................................................................. 79
6.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................................... 79
6.2 Đóng góp của nghiên cứu...................................................................................... 79

6.2.1 Về mặt lý thuyết .................................................................................... 79
6.2.2 Về mặt thực tế ....................................................................................... 80
6.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu ............................................................... 80
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 119

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH DÙNG TRONG BÀI VIẾT

Hình 1.1 Tăng trưởng doanh thu bán lẻ giai đoạn 2008 – 2013 của các quốc gia
Đông – Nam Á ( Nguồn : EIU trích từ Chí Trung, 2013). ........................................ 1
Hình 1.2 Sơ đồ phạm vi nghiên cứu chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt .......................... 5
Hình 2.1 Năm tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng (Nguyễn Kim Anh, 2006) ... 11
Hình 2.2 Mơ hình SCOR (Supply Chain Council, 2006)........................................ 17
Hình 2.3 Mơ hình MRP trong SCM (Đinh Bá Hùng Anh, 2014) ........................... 29
Hình 2.4 Mơ hình thẻ điểm cân bằng (Nguyễn Tuân, 2013)................................... 31
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu ..................................................................... 35
Hình 4.1 : Sơ đồ tổ chức tại BIGC (www.bigc.vn)................................................. 39
Hình 4.2 Sơ đồ ngành hàng tại BIGC Đà Lạt (www.bigc.vn) ................................ 40
Hình 4.3 Mơ hình kho BIGC Đà Lạt ...................................................................... 43
Hình 4.4 Mơ hình kho BIGC Đà Lạt ...................................................................... 44
Hình 4.5 Mơ hình theo dõi chất lượng sản phẩm BIGC ......................................... 46
Hình 5.1 Biểu đồ Pareto theo số lần xuất hiện các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến
SCM của BIGC Đà Lạt .......................................................................................... 61
Hình 5.2 Biểu đồ Pareto theo chi phí ..................................................................... 62
Hình 5.3 Tiến trình thực hiện................................................................................. 63
Hình 5.4 Biểu đồ xương cá thể hiện những nguyên nhân chính gây ra kém hiệu quả
trong SCM ............................................................................................................. 64

Hình 5.5 Quy trình đặt đơn hàng thường trong hệ thống BIGC (www.bigc.vn) ..... 70
Hình 5.6 Đơn hàng tự động chạy theo hệ thống C.A.R (www.bigc.vn) .................. 71
Hình 5.7 Nguyên nhân thất thốt (www.bigc.vn) ................................................... 72
Hình 5.8 Hậu quả của thất thoát (www.bigc.vn) .................................................... 74

x


DANH MỤC BẢNG DÙNG TRONG BÀI VIẾT

Bảng 2.1 Tổng kết các chỉ tiêu đo lường mơ hình SCOR theo các cấp độ .............. 26
Bảng 2.2 So sánh các mơ hình đánh giá SCM ........................................................ 31
Bảng 2.3 So sánh các nghiên cứu liên quan ........................................................... 34
Bảng 3.1 Dữ liệu thứ cấp ....................................................................................... 36
Bảng 3.2 Dữ liệu sơ cấp......................................................................................... 37
Bảng 4.1 Tỷ trọng doanh thu của các ngành hàng trong siêu thị (www.bigc.vn) .... 41
Bảng 4.2 Đo lường hiệu quả SCM bằng mơ hình SCOR ........................................ 47
Bảng 4.3 Các chỉ tiêu kế hoạch đánh giá theo Mơ hình SCOR ............................... 49
Bảng 4.4 Các chỉ tiêu cung ứng đánh giá theo Mơ hình SCOR .............................. 50
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu sản xuất đánh giá theo Mơ hình SCOR ................................ 51
Bảng 4.6 Các chỉ tiêu phân phối đánh giá theo Mơ hình SCOR ............................. 52
Bảng 4.7 Các chỉ số về đơn hàng ........................................................................... 53
Bảng 4.8 Mức tồn kho cho phép so sánh với BIGC Việt Nam (phụ lục 1) ............. 54
Bảng 4.9 Vòng quay tồn kho so sánh với BIGC Việt Nam .................................... 54
Bảng 4.10 Giá trị bán hàng ngày và giá trị tồn kho so sánh với BIGC Việt Nam ... 55
Bảng 4.11 Tỷ lệ hàng hủy của các bộ phận so sánh với BIGC Việt Nam ............... 56
Bảng 4.12 Thống kê thông tin khiếu nại khách hàng bên ngoài ............................. 57
Bảng 4.13 Thống kê ý kiến khách hàng nội bộ siêu thị .......................................... 57
Bảng 4.14 Tỷ trọng nguyên nhân giao hàng sai tại BIGC Đà Lạt ........................... 58
Bảng 4.15 Số lượng SKU có mặt trong siêu thị ..................................................... 59

Bảng 5.1 Các nguyên nhân gây ra sai sót trong chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt ....... 60
Bảng 5.2 Phân tích Pareto theo các nguyên nhân ................................................... 60
Bảng 5.3 Phân tích Pareto các nguyên nhân theo chi phí ....................................... 62
Bảng 5.4 Tóm tắt các nguyên nhân gây kém hiệu quả trong SCM BIGC Đà Lạt
(*Tham khảo phụ lục 5)......................................................................................... 65
Bảng 5.5 Tổng hợp nguyên nhân, giải pháp khắc phục trong chuỗi cung ứng
(*Tham khảo phụ luc 20) ....................................................................................... 66
Bảng 5.6 Bảng so sánh sự thất thoát của 1 vài BIGC Trong hệ thống .................... 75

xi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

SCM

: Supply chain managerment

SKU

: Stock keeping unit

TTTM

: Trung tâm thu mua

CRs

: Quản lý ngành hàng


NCC

: Nhà cung cấp

FOM

: Bộ phận tổ chức và luân chuyển nội bộ

MRP

: Mơ hình hoạch định ngun liệu dùng trong sản xuất

SCOR

: Mơ hình nghiên cứu hoạt động cung ứng

FMCG

: Bộ phận thực phẩm khô

PF

: Bộ phận thực phẩm tươi sống

DVKH

: Dịch vụ khách hàng

HQ


: Bộ phận chất lượng

RT

: Bộ phận tập hợp đơn hàng

GRDI

: Thị trường bán lẻ toàn cầu

xii


CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Giới thiệu khái quát các nội dung chính như sau: lý do hình thành đề tài,
mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, phạm vi giới hạn, phương pháp
thực hiện đề tài nhằm có cái nhìn tổng quan về đề tài trình bày.
1.1 Lý do hình thành đề tài
Thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường giàu tiềm năng và có
tốc độ phát triển cao, mặc dù thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2012 tụt xuống vị trí
thứ 32 trong chỉ số thường niên về thị trường bán lẻ tồn cầu (GRDI) (trích từ trang
A.T.Kearney News, 2011) trang này công bố năm 2011 Việt Nam đứng vị trí thứ
23, nhưng với sự xuất hiện của hàng loạt các tập đoàn bán lẻ quốc tế trong năm
2013 và đầu năm 2014 như Aeon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc) và sắp tới là tập
toàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart (Mỹ), Việt Nam vẫn là điểm đến đầy tiềm
năng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhìn lại thị trường bán lẻ năm 2013 cho thấy, xét theo loại hình kinh tế, tổng
mức bán lẻ của loại hình kinh tế cá thể tăng cao (16,7%), chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng số (50,3%), tăng so với cùng kỳ năm trước (48,5%). Tỷ trọng cao và tăng
chứng tỏ phần lớn người tiêu dùng vẫn giữ truyền thống mua bán ở các cửa hàng nhỏ

lẻ với các loại hàng có phẩm cấp, giá cả phù hợp với thu nhập (Chí Trung, 2013).

Hình 1.1 Tăng trưởng doanh thu bán lẻ giai đoạn 2008 – 2013 của các quốc gia
Đông – Nam Á ( Nguồn : EIU trích từ Chí Trung, 2013).

1


Theo thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, cả nước
hiện có hơn 130 trung tâm thương mại, hơn 700 siêu thị lớn nhỏ và hơn 1000 điểm
bán lẻ hiện đại, tập trung tại 2 đô thị lớn là TP.HCM và Hà Nội. Trong đó có thể kể
đến những doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu của Việt Nam như: Saigon Coop đã mở
gần 70 hệ thống Coop Mart và gần 70 Coop Food; hệ thống siêu thị Big C với hơn
26 đại siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi C-express tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả
nước. Nhiều doanh nghiệp khác đang nỗ lực đầu tư, mở rộng hệ thống và nâng cao
chất lượng phục vụ trong lĩnh vực bán lẻ tổng hợp như: Ocean Mart, Satra, Hapro,
Family mart …(Sĩ Sơn, 2013).
Ông Laurent Zécri, Tổng giám đốc Big C Việt Nam phát biểu: “Việt Nam
giống như một con rồng ẩn mình với dân số trẻ, kinh tế không ngừng phát triển, đời
sống người dân ngày càng nâng cao... Với gần 90 triệu dân, Việt Nam hồn tồn có
thể hy vọng vào sự trỗi dậy của thị trường bán lẻ” (Sĩ Sơn, 2013).
Bước sang năm 2015, một số nhà đầu tư mới trong nước và nước ngoài gia
nhập thị trường sẽ làm tăng nguồn cung cho hệ thống bán lẻ để phục vụ nhu cầu
ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Nắm bắt xu hướng thích đi siêu thị mua
sắm của khách hàng hiện nay, đặc biệt trong tình trạng sản phẩm bên ngồi trơi nổi
khơng rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng không rõ và chất lượng sản phẩm không
đảm bảo an toàn, các siêu thị tung ra nhiều chiến lược phát triển cạnh tranh cùng
với chiến lược marketing sản phẩm nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp và thu hút nhiều khách hàng trở thành khách hàng quen thuộc của siêu thị.
Nhưng những chiến lược trên chỉ mang tính chất ngắn hạn vì việc phát triển bền

vững mới là mục tiêu cao nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến.
Vì vậy, phát triển song song với các chiến lược trên các doanh nghiệp trong ngành
cũng từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động bằng các động thái từ bên trong như:
liên kết phát triển bền vững, quản trị nguồn nhân lực, quản trị chuỗi cung ứng…
Vai trò quan trọng của chiến lược quản trị chuỗi cung ứng được đề cập trong
đề tài này vì trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường, để thực hiện các mục
tiêu về thị phần cũng như các mục tiêu của mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng
đóng vai trị rất quan trọng. Nó giúp người tiêu dùng biết và đến với sản phẩm, dịch

2


vụ mà mỗi doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Hoạt động quản trị chuỗi cung
ứng cũng vì thế mà trở nên rất quan trọng trong hoạt động của các nhà quản trị
doanh nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường chính là nhờ có một
chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả. Với tốc độ thay đổi chóng mặt cùng với những
biến động khó lường của thị trường, điều quan trọng bây giờ là doanh nghiệp phải
nhận thức được các chuỗi cung ứng cũng như vai trò của mình trong đó. Các cơng
ty sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường một khi đã nhuần nhuyễn
cách thức xây dựng và tham gia vào một chuỗi cung ứng vững mạnh.
Trên thế giới chuỗi cung ứng là một khái niệm không mới, nhưng đối với các
doanh nghiệp Việt Nam, chuỗi cung ứng vẫn còn khá mới mẻ, lạ lẫm. Thực tiễn cho
thấy nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ được tầm quan trọng đặc biệt của chuỗi cung
ứng trong mơi trường cạnh tranh tồn cầu ngày nay (Đồn Thị Hồng Vân, 2008).
Do vậy, muốn duy trì vị thế, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần và
giảm chi phí, giành thế chủ động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải hiểu
rõ hơn ai hết về vai trò của chuỗi cung ứng. Thiết lập chuỗi cung ứng thích hợp là
một vấn đề có ý nghĩa sống còn của mỗi doanh nghiệp và ngành, tuy nhiên phải
nhận diện các thực thể trong chuỗi cung ứng và làm cho các thực thể tăng cường
hợp tác với nhau mới mang lại tính bền vững trong hành trình tồn tại và phát triển

của doanh nghiệp cũng như của ngành. Bất kể doanh nghiệp ở đâu, qui mô như thế
nào và kinh doanh lĩnh vực gì thì việc cải thiện sức cạnh tranh của chính mình đang
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. (Huỳnh Thị Thu Sương, 2012)
Chuỗi cung ứng hàng hoá tại doanh nghiệp kinh doanh thương mại diễn ra
liên tục và xuyên suốt, quản trị chuỗi cung ứng không hiệu quả sẽ không đáp ứng
được nhu cầu hàng hoá cho thị trường kịp thời, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của toàn chuỗi. Xuất pháp từ những tồn tại và bất cập trong quản trị
chuỗi cung ứng sản phẩm tại siêu thị BIGC Đà Lạt, nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi
cung ứng tại BIGC Đà Lạt trong thời gian tới với mục đích đáp ứng nhu cầu thị
trường một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí trong hoạt động chuỗi cung ứng, trên
cơ sở phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty, phù hợp với thị
trường và cơ sở hạ tầng của công ty tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt

3


động chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt” làm đề tài nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên
cứu lý thuyết chuỗi cung ứng về cấu trúc, chức năng hoạt động, nguồn gốc sức
mạnh và cách thức quản lý chuỗi. Qua đó đi sâu nghiên cứu về hiệu quả và những
cách thức cải thiện hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng, liên hệ phân tích đánh giá
với tình hình thực tế Việt Nam, cuối cùng ứng dụng vào việc cải tiến hiệu suất hoạt
động của một chuỗi cung ứng cụ thể: Chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-

Đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt.

-

Xác định những nguyên nhân gây lãng phí và những yếu tố tác động


khiến chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt hoạt động kém hiệu quả.
-

Đề xuất những giải pháp cải thiện chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt.

1.3 Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Luận văn tập trung giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu:
1. Hiện nay có bao nhiêu cách đánh giá chuỗi cung ứng, cách nào phù hợp
nhất trong việc đánh giá chuỗi cung ứng của một siêu thị cụ thể.
2. Hiệu quả vận hành của chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt như thế nào.
Sau khi giải quyết được hai câu hỏi trên luận văn đóng góp:
-

Về lý thuyết :

 So sánh giữa các mơ hình đánh giá chuỗi cung ứng, qua đó lựa chọn mơ
hình SCOR để đánh giá chuỗi cung ứng đang nghiên cứu.
-

Về thực tiễn :

 Đánh giá và đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện chuỗi cung ứng
BIGC Đà Lạt.
 Nghiên cứu và so sánh những mơ hình đánh giá chuỗi cung ứng, từ đó
hạn chế những vấn đề cịn tồn tại và mang lại kết quả mong muốn cho BIGC Đà Lạt
trong q trình hồn thiện và phát triển
1.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng khảo sát: chuỗi cung ứng trong phạm vi inbound logistics (hậu cần
đến) và sản xuất các mặt hàng thực phẩm khô và thực phẩm tươi sống: bao gồm


4


quản trị tồn kho, sản xuất gia công, tổ chức và ln chuyển nội bộ, quản trị đặt
hàng… Mơ hình khảo sát tập trung vào chuỗi cung ứng hiện tại BIGC Đà Lạt.

1

2

Nhà cung cấp

BIGC Đà Lạt

BIGC tự sản xuất

Luân chuyển nội bộ giữa 30
BIGC
Hình 1.2 Sơ đồ phạm vi nghiên cứu chuỗi cung ứng BIGC Đà Lạt
1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài thực hiện theo phương pháp nghiên cứu ứng dụng, sử dụng nhiều
phương pháp thu thập thơng tin khác nhau để hồn thiện và làm rõ thông tin phục
vụ cho nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn :
 Nghiên cứu lý thuyết về chuỗi cung ứng.
 Nghiên cứu lý thuyết và xác định các mô hình dùng để đánh giá tính hiệu
quả của chuỗi cung ứng.
 Phân tích các số liệu từ các báo cáo nội bộ : daily report, logistics report,
catalogue check, báo cáo KPI, báo cáo chất lượng của bộ phận HQ (hygene &

quality) và phiếu thăm dò khách hàng của bộ phận dịch vụ khách hàng.
 Phân tích đánh giá các số liệu từ báo cáo thành các thông tin cần thiết để
kết luận hoặc ra quyết định.
- Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường :
 Thu thập ý kiến chuyên gia để đánh giá mơ hình chuỗi cung ứng
- Nguồn dữ liệu

5


 Sơ cấp : phỏng vấn ý kiến của người quản trị và người tham gia chuỗi cung
ứng hiện tại BIGC Đà Lạt.
 Thứ cấp : Sách báo chuyên ngành, báo chí, internet, các báo cáo nội bộ,
báo cáo ý kiến khách hàng BIGC Đà Lạt.
1.6 Bố cục của đề tài
Luận văn này được trình bày theo bố cục như sau:
Chương 1: Giới thiệu khái quát các nội dung chính như sau: lý do hình thành
đề tài, mục tiêu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, phạm vi giới hạn, phương
pháp thực hiện đề tài nhằm có cái nhìn tổng quan về đề tài trình bày.
Chương 2: Giới thiệu một cách hệ thống hóa các khái niệm phục vụ mục
đích nghiên cứu của đề tài: chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, hiệu quả
chuỗi cung ứng, những tác nhân gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng… Đồng thời
tìm hiểu các mơ hình đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng trong thực tế từ đó tìm ra
mơ hình tối ưu nhất để đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng đang tìm hiểu.
Chương 3: Hệ thống hóa những thông tin sẽ sử dụng trong bài, liệt kê đầy đủ
nhu cầu thông tin cần thiết cho đề tài. Đưa ra quy trình nghiên cứu để làm rõ các
cơng việc cần thiết phục vụ mục đích của đề tài.
Chương 4: Giới thiệu tổng quan về BIGC Đà Lạt và tình hình hoạt động
chuỗi cung ứng của cơng ty. Đánh giá thực trạng chuỗi ung ứng của công ty dựa
trên những tiêu chí của mơ hình đánh giá được chọn lựa ở chương 2, từ đó đưa ra

nhận xét tồn diện về hiệu quả của hệ thống chuỗi cung ứng đang được vận hành tại
Siêu thị BIGC Đà Lạt.
Chương 5: Xác định những nguyên nhân gây ra tình hình hoạt động kém
hiệu quả BIGC Đà Lạt, đồng thời đề xuất những ý kiến nhằm cải thiện chuỗi cung
ứng thực tại.
Chương 6: Đúc kết lại nội dung và kết quả đã nghiên cứu được trong bài một
cách gắn gọn nhất. Nêu lên những hạn chế trong nghiên cứu đề tài và hướng nghiên
cứu mới cho đề tài.

6


CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Giới thiệu một cách hệ thống hóa các khái niệm phục vụ mục đích nghiên
cứu của đề tài: chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng, hiệu quả chuỗi cung
ứng, những tác nhân gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng… Đồng thời tìm hiểu các
mơ hình đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng trong thực tế từ đó tìm ra mơ hình tối ưu
nhất để đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng đang tìm hiểu.
2.1 Một số định nghĩa và thuật ngữ trong phân tích chuỗi cung ứng
2.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chuỗi cung ứng:
 Chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay
dịch vụ vào thị trường (Stock & Ellearm, 1998)
 Chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián
tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản
xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách
hàng (Sunil & Meindl, 2001).
 Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối
nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành
bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng (Ganesham &

Harrison, 1995). Việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh
doanh truyền thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi
một cơng ty và giữa các công ty trong phạm vi chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải
thiện kết quả lâu dài của từng cơng ty và tồn bộ chuỗi cung ứng.
 Chuỗi cung ứng: chuỗi các q trình kinh doanh và thơng tin để cung cấp
một sản phẩm hay dịch vụ thông qua sản xuất và phân phối đến khách hàng cuối
cùng (Cox & Blackstone, 1996).
Trong đề tài này, khái niệm chuỗi cung ứng bao gồm 3 thành phần chính :
 Cung cấp: nguyên liệu được mua và cung cấp cho việc sản xuất.


Sản xuất: chuyển đổi các nguyên liệu này thành sản phẩm cuối.

7


 Phân phối: đảm bảo các sản phẩm cuối này sẽ được đến tay khách hàng
cuối thông qua mạng lưới phân phối, kho bãi, bán lẻ.
Nhưng do nghiên cứu trong phạm vi hậu cần đến nên thành phần phân phối
của chuỗi cung ứng không được đề cập trong luận văn này.
2.1.2 Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng
Thuật ngữ “quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên
phổ biến trong những năm 90. Trước đó, các công ty sử dụng thuật ngữ như ‘hậu
cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động” (operations management). Dưới đây là
một vài định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng:
 Quản lý chuỗi cung ứng: là hoạch định, thiết kế và kiểm sốt dịng thơng
tin và ngun vật liệu của chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một
cách hiệu quả nhất ở hiện tại và tương lai (Cox & Blackstone, 1996).
 Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết
kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu

cầu thực sự của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con
người và cơng nghệ là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công (The
Institute for supply management, 2000).
 Quản lý chuỗi cung ứng: là sự giám sát nguyên liệu, thông tin, và tài
chính khi chúng di chuyển trong một q trình từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất,
người bán sỉ, người bán lẻ cho đến khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng gồm việc
tích hợp các dịng này cả bên trong cũng như bên ngồi giữa các cơng ty (NChorafas, 2001).
 Mục tiêu chính của quản lý chuỗi cung ứng: là tối thiểu những hoạt động
không đưa được giá trị vào trong chuỗi. Nó tăng cường khả năng cạnh tranh dựa
vào việc nâng cao hiệu suất và giảm chi phí (Stewart, 1995).
 Quản lý chuỗi cung ứng: quản lý mọi các hoạt động của chuỗi cung ứng
(Wincel, 2004).
Từ các định nghĩa trên có thể rút ra một định nghĩa về chuỗi cung ứng:
“Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận

8


chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp nhàng và hiệu
quả các nhu cầu của thị trường.” (Nguyễn Cơng Bình, 2008).
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đòi hỏi cải tiến đồng thời các mức độ dịch
vụ khách hàng và tính hiệu quả các hoạt động nội bộ của công ty trong chuỗi cung
ứng. Dịch vụ khách hàng ở mức cơ bản nhất có nghĩa là luôn luôn đạt tỷ lệ đáp ứng
đơn đặt hàng cao, tỷ lệ giao hàng đúng thời hạn cao, và tỷ lệ sản phẩm khách hàng
trả lại vì bất cứ lý do gì thấp. Tính hiệu quả trong nội bộ cơng ty trong một chuỗi
cung ứng có nghĩa là các cơng ty này có tỷ số thu hồi vốn đầu tư vào hàng tồn kho
và vào các tài sản khác hấp dẫn và họ có cách giảm thiểu các chi phí sản xuất kinh
doanh (Nguyễn Cơng Bình, 2008).
Mỗi chuỗi cung ứng đều có một kiểu nhu cầu thị trường và các thách thức
kinh doanh riêng nhưng các vấn đề về cơ bản giống nhau trong từng chuỗi. Các

công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải quyết định riêng và chung trong
5 lĩnh vực sau:
 Sản xuất: Thị trường muốn loại sản phẩm nào? Cần sản xuất bao nhiêu loại
sản phẩm nào và khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính
theo cơng suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị
 Hàng tồn kho: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho
những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành
phẩm? Mục đích trước tiên của hàng tồn kho là hoạt đông như một bộ phận giảm
sốc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, việc trữ hàng tồn rất
tốn kém, vì thế đâu là mức độ tồn kho và điểm mua bổ sung tối ưu?
 Vị trí: Các nhà máy sản xuất và lưu trữ hàng tồn cần được đặt ở đâu? Đâu
là vị trí hiệu quả nhất về chi phí cho sản xuất và lưu trữ hàng tồn? Có nên sử dụng
các nhà máy có sẵn hay xây mới. Một khi các quyết định này đã lập cần xác định
các con đường sẵn có để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
 Vận chuyển: Làm thế nào để vận chuyển hàng tồn từ vị trí chuỗi cung ứng
này đến vị trí chuỗi cung ứng khác? Phân phối bằng hàng khơng và xe tải nói chung
là nhanh chóng và đáng tin nhưng chúng thường tốn kém. Vận chuyển bằng đường

9


biển và xe lửa đỡ tốn kém hơn nhưng thường mất thời gian trung chuyển và không
đảm bảo. Sự không đảm bảo này cần được bù bằng các mức độ trữ hàng tồn cao hơn.
 Thông tin: Phải thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia sẻ bao nhiêu thông tin?
Thơng tin chính xác và kịp thời sẽ giúp lời cam kết hợp tác tốt hơn và quyết định
đúng hơn. Có được thơng tin tốt, người ta có thể có những quyết định hiệu quả về
việc sản xuất cái gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận chuyển tốt nhất.
Tổng của các quyết định này sẽ xác định cơng suất và tính hiệu quả của chuỗi
cung ứng của cơng ty. Những gì mà cơng ty có thể làm và các cách mà nó có thể thực
hiện trong thị trường của nó đều phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của chuỗi cung

ứng. Nếu chiến lược của một công ty là phục vụ một thị trường khổng lồ và cạnh
tranh giá trần, tốt hơn hết công ty đó phải có một chuỗi cung ứng được tối ưu hóa với
chi phí thấp nhất. Cơng ty là gì và cơng ty có thể làm gì đều được định hình bởi chuỗi
cung ứng và thị trường mà công ty phục vụ (Nguyễn Cơng Bình, 2008).
2.1.3 Những tác nhân chính thúc đẩy chuỗi cung ứng
Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và giảm
đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”. Thơng lượng chính là tốc độ mà hệ
thống tạo ra doanh thu từ việc bán cho khách hàng – khách hàng cuối cùng. Tùy
thuộc vào thị trường đang được phục vụ, doanh thu hay lượng hàng bán ra có thể
khác nhau. Trong một vài thị trường, khách hàng sẽ chi trả cho mức độ phục vụ cao
hơn. Ở một số thị trường, khách hàng đơn giản tìm kiếm các mặt hàng có giá thấp
nhất. Như chúng ta biết, có 5 lĩnh vực mà các cơng ty có thể quyết định nhằm xác
định năng lực của chuỗi cung ứng: sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận tải và thông tin.
Các lĩnh vực này là tác nhân thúc đẩy hiệu quả cho chuỗi cung ứng của công ty.

10


1.
Sản xuất
Sản xuất cái gì, như thế
nào và khi nào

2.
Tồn kho
Sản xuất bao nhiêu, dự
trữ bao nhiêu

5.
Thông tin

Những vấn đề cơ bản
để ra quyết đinh

4.
Vận tải
Vận chuyển sản phẩm
bằng cách nào,khi nào

Tính đáp ứng và hiệu
quả

3.
Địa điểm
Nơi nào thực hiện tốt
nhất cho hoạt động gì

Hình 2.1 Năm tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng (Nguyễn Kim Anh, 2006)
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trước hết đòi hỏi có sự hiểu biết về mỗi tác
nhân thúc đẩy và cách thức hoạt động của nó. Mỗi tác nhân thúc đẩy có khả năng
ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng và tạo ra năng lực nào đó. Chúng ta hãy bắt
đầu xem xét các tác nhân thúc đẩy này một cách riêng lẻ.
 Sản xuất
Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ
sản phẩm. Các phương tiện trong sản xuất như là các nhà xưởng và nhà kho. Vấn đề
cơ bản của nhà quản lý khi ra quyết định sản xuất là: giải quyết cân đối giữa tính
đáp ứng và tính hiệu quả như thế nào.
Các nhà xưởng được xây dựng theo một trong hai phương pháp sau để phù
hợp với sản xuất:

11



- Tập trung vào sản xuất – một nhà máy tập trung vào sản xuất một sản
phẩm thì có thể thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau trong sản xuất từ việc
chế tạo các bộ phận khác nhau cho đến việc lắp ráp các bộ phận của sản phẩm này.
- Tập trung vào chức năng – Chỉ tập trung vào một số hoạt động như sản
xuất một nhóm các bộ phận hay thực hiện việc lắp ráp. Cách thức này có thể được
áp dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Khuynh hướng tiếp cận một sản phẩm thường dẫn đến việc phát triển chuyên
sâu cho một sản phẩm tương ứng với mức chi phí bắt buộc. Cách tiếp cận theo
hướng chức năng tạo ra việc phát triển chuyên môn cho những chức năng đặc biệt
của sản phẩm thay vì phát triển cho một sản phẩm được đưa ra. Các công ty cần
quyết định phương pháp tiếp cận nào và kết hợp những gì từ hai phương pháp này
để mang lại cho chính cơng ty khả năng, kiến thức cần có để đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của khách hàng.
Tương tự, đối với các nhà kho cũng được xây nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Có 3 phương pháp tiếp cận chính sử dụng trong nhà kho:
- Đơn vị tồn trữ - SKU (Stock Keeping Unit) – Theo phương pháp truyền
thống này, tất cả sản phẩm cùng loại được tồn trữ cùng với nhau. Đây là cách hiệu
quả và dễ thực hiện tồn trữ sản phẩm.
- Tồn trữ theo lô – Theo phương pháp này, tất cả các sản phẩm có liên quan
đến nhu cầu của một loại khách hàng nào đó hay liên quan đến một cơng việc được
tồn trữ chung với nhau. Điều này cho phép lựa chọn và đóng gói có hiệu quả
nhưng địi hỏi nhiều không gian tồn trữ hơn so với phương pháp tồn trữ truyền
thống SKU.
- Cross-docking – Phương pháp này của tập đoàn siêu thị Wal-Mart đưa ra
nhằm tăng hiệu quả của chuỗi cung ứng. Theo phương pháp này, sản phẩm không
được xếp vào kho của bộ phận. Thay vì bộ phận đó được sử dụng để dự trữ một sản
phẩm thì xe tải từ nhà cung cấp đến bốc dỡ số lượng lớn các sản phẩm khác nhau.
Những lô hàng này được phân thành những lô hàng nhỏ hơn. Các lô hàng nhỏ hơn

này được kết hợp lại theo nhu cầu hằng ngày và được bốc lên xe tải đưa đến khách
hàng cuối cùng.

12


×