Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Phân tích tác động của các yếu tố quản lý đến năng suất công ty thi công xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------------------

LÊ MINH LÝ

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ
QUẢN LÝ ĐẾN NĂNG SUẤT CÔNG TY
THI CÔNG XÂY DỰNG
Chuyên ngành:

Công nghệ và Quản lý Xây dựng

Mã số:

60 58 90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HCM, tháng 01 năm 2015


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Lưu Trường Văn
Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS Phạm Hồng Luân
Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS Nguyễn Minh Hà
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp. HCM, ngày 16 tháng 01 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1.


2.
3.
4.
5.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: LÊ MINH LÝ

MSHV : 12080300

Ngày, tháng, năm sinh : 26 / 09 / 1988

Nơi sinh: Cần Thơ


Chuyên ngành

Mã số

: Công nghệ và Quản lý xây dựng

: 60 58 90

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Phân tích tác động của các yếu tố quản lý đến
năng suất công ty thi công xây dựng.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Xác định các yếu tố quản lý và các biến đo lường cho năng suất cơng ty thi cơng
xây dựng.
 Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố quản lý với năng suất công ty thi công xây
dựng.
 Đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác quản lý nhằm nâng cao năng suất
công ty thi công xây dựng.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :

10 / 02 / 2014

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

14 / 11 / 2014

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :

PGS.TS Lưu Trường Văn
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2014


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM
BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS. Lưu Trường Văn

TRƯỞNG KHOA


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Lưu Trường Văn,
người Thầy ân cần, mẫu mực. Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tơi
trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp, các bạn đồng môn ở
bậc đại học và cao học đã giúp đỡ tơi nhiệt tình trong q trình thu thập dữ liệu, hỗ trợ
tài liệu tham khảo và cho tôi những ý kiến đóng góp q báu về chun mơn lẫn kỹ
năng nghề nghiệp trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn đến tấm lòng của ba mẹ, người thân trong gia đình và các
bạn bè thân thiết đã động viên, hỗ trợ tơi vượt qua những lúc khó khăn trong q trình
học tập nghiên cứu để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Trân trọng !
Tp HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2014
Lê Minh Lý


TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đo lường mức độ tác động của các yếu tố quản lý đến năng
suất công ty thi công xây dựng và mối liên hệ giữa các yếu tố này. Năng suất công ty

được quyết định bởi nhiều yếu tố như: vốn, công nghệ, quản lý, môi trường bên
ngồi… Trong đó, kết quả phân tích SEM (Structural Equation Modeling) trên mẫu
khảo sát gồm 149 phản hồi hợp lệ từ những người làm công tác quản lý trong các nhà
thầu thi công trên địa bàn cả nước cho thấy riêng các yếu tố quản lý giải thích được
67% sự biến đổi năng suất cơng ty. Trong đó, 04 yếu tố: Tổ chức sản xuất, Năng lực
nguồn nhân lực, Khả năng đáp ứng chủ đầu tư, Quản lý thi cơng có tác động trực tiếp
đáng kể đến năng suất cơng ty. Bên cạnh đó 02 yếu tố: Cam kết và hỗ trợ của Lãnh
đạo và Truyền thông trong công ty tuy chưa khẳng định được tác động trực tiếp nhưng
cũng gián tiếp tác động đến năng suất công ty thông qua mối liên hệ với các yếu tố
khác. Kết quả cịn cho thấy các yếu tố có sự tương quan lớn với nhau, do đó khi có tác
động làm thay đổi một yếu tố thì sẽ dẫn đến sự thay đổi của các yếu tố khác. Năng suất
công ty trong nghiên cứu này được đo lường theo cách tiếp cận toàn diện về hiệu quả
của đầu ra theo 04 khía cạnh (biến): Chất lượng cơng trình; Giá thành; Tiến độ thi
công và mức tăng trưởng lợi nhuận. Đồng thời hệ số tải nhân tố cả 04 biến đều cao (từ
0.60 đến 0.84). Do đó, để nâng cao năng suất cơng ty cần đảm bảo thỏa mãn tất cả các
khía cạnh này.
Dựa trên kết quả có được, 24 giải pháp quản lý được đề xuất nhằm giúp nâng cao năng
suất cơng ty. Để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các giải pháp này một cuộc
khảo sát với qui mô nhỏ (gồm 25 chuyên gia) được thực hiện. Kết quả tất cả các giải
pháp đều được các chuyên gia đánh giá từ mức trung bình trở lên về tính khả thi và
hiệu quả, trong đó một số giải pháp được đánh khá cao có thể áp dụng vào trong công
ty.
Với những kết quả đạt được, luận văn này giúp những người làm cơng tác quản
lý có cái nhìn bao quát hơn về hệ thống quản lý điều hành trong công ty thi công xây
dựng; giúp nhận diện ra những điểm yếu, bất ổn trong bộ máy hoạt động của cơng ty.
Từ đó có các biện pháp xử lý điều chỉnh kịp thời để cải thiện năng suất công ty.


ABSTRACT
The study aimed to measure the impact of managerial factors on construction

company’s productivity and the relationship between the factors. The productivity of
contractor is determined by many factors such as capital, technology, management, the
external environment... The results of SEM (Structural Equation Modeling) analysis
on the sample consists of 149 valid responses from managers in the construction
contractors all over the country indicate that managerial factors explain 67% the
variation in company productivity. Of those, 04 factors: Organization of production,
human resources capacity, ability to satisfy the employer, construction management
have significant direct impact on the productivity of the company. Besides 02 factors:
top management commitment and support and organisational communication although
not confirmed by direct effects but also indirectly affect contractor’s productivity
through relationships with other factors. Results also showed that factors closely
correlated with each other, so the impact changing one factor will lead to changes in
other factors. The productivity of companies in this study was measured in a
comprehensive approach to the effectiveness of the output in 04 variables: The quality
of the work, Costs, Schedule, growth in profits. Also, the factor loadings of 04
variables are fairly high (from 0.60 to 0.84). Therefore, to improve productivity
Companies need to ensure meet all these variables.
Based on the results have been, 24 management solutions are proposed in order
to improve construction company productivity. To evaluate the feasibility and
effectiveness of these solutions with a small-scale survey (25 experts) were performed.
As a result, all the solutions are evaluated by experts from the average return on the
feasibility and effectiveness. In which, some solutions that are highly rated can be
applied to the company.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan rằng, luận văn “Phân tích tác động của các yếu tố quản lý đến
năng suất cơng ty thi cơng xây dựng” là cơng trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa

được công bố ở các nghiên cứu khác.
TP HCM, ngày 30 tháng 11 năm 2014

Lê Minh Lý


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................ v
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
1.1.

Giới thiệu chung ............................................................................................................... 1

1.2.

Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 4

1.2.1.

Lý do dẫn đến nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.2.2.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 4


1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 5

1.4.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 5

1.5.

Đóng góp dự kiến của nghiên cứu .................................................................................... 5

1.5.1.

Về mặt thực tiễn ........................................................................................................ 5

1.5.2.

Về mặt học thuật ....................................................................................................... 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT & MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................... 7
2.1.

Giới thiệu .......................................................................................................................... 7

2.2.

Cơ sở lý thuyết về năng suất ............................................................................................. 7

2.2.1.


Năng suất dựa trên các góc độ và quan điểm khác nhau ........................................... 7

2.2.2.

Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) .............................................................................. 8

2.2.3.

Năng suất theo cách tiếp cận mới ............................................................................ 10

2.3.

Đo lường năng suất công ty ............................................................................................ 11

2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng và quá trình chuyển đổi của năng suất cơng ty........................... 12

2.5.

Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến năng suất công ty .................................................... 15

2.6.

Các nghiên cứu tương tự đã được công bố ..................................................................... 16

2.7.

Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ........................................................................... 28


2.7.1.

Mơ hình nghiên cứu ................................................................................................ 28

2.7.2.

Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 29

2.8.

Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................ 32

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 33
3.1.

Giới thiệu ........................................................................................................................ 33

3.2.

Qui trình nghiên cứu ....................................................................................................... 33

3.3.

Phương pháp thu thập dữ liệu ......................................................................................... 35

3.3.1.

Thiết kế bảng câu hỏi .............................................................................................. 35


3.3.2.

Xác định cỡ mẫu...................................................................................................... 35

3.3.3.

Thu thập dữ liệu ...................................................................................................... 36

3.4.

Các phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................ 36

HVTH: Lê Minh Lý

Trang i


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

3.4.1.

Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha .................................................. 37

3.4.2.

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) .......................... 37

3.4.3.


Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) ..................... 38

3.4.4.

Mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Model) ............................ 41

3.4.5.

Xây dựng mơ hình theo hệ cấu trúc thứ bậc............................................................ 48

3.5.

Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................ 48

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ VÀ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO...................................... 50
4.1.

Giới thiệu ........................................................................................................................ 50

4.2.

Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ......................................................................................... 50

4.2.1.

Đặc điểm công ty được khảo sát ............................................................................. 50

4.2.2.


Đặc điểm người được khảo sát ................................................................................ 51

4.3.

Kết quả phân tích độ tin cậy cho các thang đo ............................................................... 52

4.4.

Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................... 55

4.4.1.

Thang đo của các yếu tố quản lý trong công ty ....................................................... 55

4.4.2.

Thang đo năng suất công ty thi công xây dựng ....................................................... 61

4.5.

Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA ....................................... 62

4.5.1.

Mơ hình tới hạn cho các thang đo ........................................................................... 63

4.5.2.

Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ................................................ 66


4.6.

Tóm tắt chương 4 ............................................................................................................ 67

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG VÀ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CÙNG CÁC GIẢ
THUYẾT ....................................................................................................................................... 69
5.1.

Giới thiệu ........................................................................................................................ 69

5.2.

Xây dựng và lựa chọn mơ hình nghiên cứu theo hệ mơ hình thứ bậc ............................ 69

5.2.1.

Khám phá sự hiện diện của mơ hình phù hợp: kiểm định Chi-square giả .............. 72

5.2.2.

Kiểm định mức độ phù hợp của các mơ hình nghiên cứu ....................................... 73

5.2.3.

So sánh mơ hình: kiểm định chuỗi khác biệt Chi-square (SCDTs) ........................ 73

5.3.

Ước lượng mơ hình nghiên cứu bằng Bootstrap ............................................................ 74


5.4.

Kiểm định mơ hình lựa chọn (Mt) và các giả thuyết nghiên cứu ................................... 76

5.4.1.

Kiểm định mô hình lựa chọn (Mt) và mối quan hệ giữa các khái niệm .................. 76

5.4.2. Kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố quản lý đến năng suất
công ty thi công xây dựng ...................................................................................................... 78
5.5.

Thảo luận kết quả ........................................................................................................... 80

5.6.

Tóm tắt chương 5 ............................................................................................................ 83

CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CÔNG TY
....................................................................................................................................................... 84
6.1.

Giới thiệu ........................................................................................................................ 84

HVTH: Lê Minh Lý

Trang ii


Luận văn thạc sĩ


CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

6.2.

Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng suất công ty .................................. 84

6.3.

Kết quả đánh giá của chuyên gia .................................................................................... 86

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 96
7.1.

Kết luận........................................................................................................................... 96

7.2.

Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................. 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 98
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 101

HVTH: Lê Minh Lý

Trang iii


Luận văn thạc sĩ


CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thang đo năng suất công ty xây dựng............................................................... 12
Bảng 2.2: Xếp hạng các nhóm nhân tố quan trọng tác động đến năng suất lao động. ......19
Bảng 2.3: Xếp hạng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động. .................................20
Bảng 2.4: Tóm tắt kết quả của một số nghiên cứu trước ................................................... 23
Bảng 2.5: Thang đo các yếu tố quản lý và năng suất công ty............................................25
Bảng 3.1: Nội dung và công cụ nghiên cứu .......................................................................36
Bảng 3.2: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mơ hình .................................................... 39
Bảng 3.3: Thuật ngữ và ký hiệu cơ bản trong SEM .......................................................... 43
Bảng 3.4: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu .................................47
Bảng 4.1: Loại hình doanh nghiệp ..................................................................................... 50
Bảng 4.2: Lĩnh vực hoạt động............................................................................................ 51
Bảng 4.3: Thời gian hoạt động .......................................................................................... 51
Bảng 4.4: Trình độ chuyên môn ........................................................................................ 52
Bảng 4.5: Số năm kinh nghiệm .......................................................................................... 52
Bảng 4.6: Tổng hợp Cronbach’s Alpha của các thang đo .................................................54
Bảng 4.7: Kết quả EFA lần thứ nhất (27 biến quan sát) .................................................... 56
Bảng 4.8: Kết quả EFA lần thứ hai (26 biến quan sát) ...................................................... 57
Bảng 4.9: Thang đo Quản lý thi công (F1_QLTC) ........................................................... 59
Bảng 4.10: Thang đo Năng lực nguồn nhân lực (F2_NNL) ..............................................59
Bảng 4.11: Thang đo Tổ chức sản xuất (F3_TCSX) ......................................................... 60
Bảng 4.12: Thang đo Khả năng đáp ứng Chủ đầu tư (F4_CDT).......................................60
Bảng 4.13: Thang đo Cam kết và hỗ trợ của Lãnh đạo công ty (F5_CKLD) ................... 61
Bảng 4.14: Thang đo Truyền thông trong công ty (F6_TT) ..............................................61
Bảng 4.15: Kết quả EFA Thang đo năng suất công ty (NSCT) ........................................62
HVTH: Lê Minh Lý

Trang iv



Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

Bảng 4.16: Kết quả CFA cho thang đo độc lập và phụ thuộc ...........................................63
Bảng 4.17: Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu ........................... 64
Bảng 4.18: Đánh giá độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ..........................................67
Bảng 5.1: Chi-square và bậc tự do của các mơ hình.......................................................... 73
Bảng 5.2: Kết quả PCST và SCDTs ..................................................................................74
Bảng 5.3: Kết quả kiểm định Bootstrap .............................................................................75
Bảng 5.4: Kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu ...........77
Bảng 5.5: Tổng hợp tác động trực tiếp và gián tiếp của các yếu tổ quản lý đên ...............81
Bảng 6.1: Xếp hạng các giải pháp theo tính khả thi .......................................................... 86
Bảng 6.2: Xếp hạng các giải pháp theo tính hiệu quả ....................................................... 88
Bảng 6.3: Xếp hạng các giải pháp theo tính khả thi và tính hiệu quả ............................... 91
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Năng suất lao động của một số nước Châu Á 2010 ............................................2
Hình 1.2: So sánh tỷ trọng đóng góp của TFP vào GDP của Việt Nam với một số nước
Châu Á khác. ........................................................................................................................ 3
Hình 2.1: Khái niệm năng suất bao gồm tính hiệu suất và hiệu quả .................................10
Hình 2.2: Thang đo năng suất cơng ty ...............................................................................11
Hình 2.3: Những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cơng ty .............................................13
Hình 2.4: Mơ hình q trình chuyển đổi mở .....................................................................15
Hình 2.5: Mơ hình đề xuất dựa trên lý thuyết ....................................................................29
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu .......................................................................................... 34
Hình 3.2: Sơ đồ minh họa SEM, Path Analysis, CFA. ...................................................... 42
Hình 3.3: Các phần tử cơ bản trong mơ hình SEM ........................................................... 44
Hình 4.1: Kết quả CFA (chuẩn hóa) cho các thang đo độc lập (các yếu tố quản lý) ........66

Hình 4.2: Kết quả CFA (chuẩn hóa) cho thang đo phụ thuộc (Năng suất cơng ty) ...........66
Hình 5.1: Kết quả SEM mơ hình Mt (chuẩn hóa).............................................................. 70
HVTH: Lê Minh Lý

Trang v


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

Hình 5.2: Kết quả SEM mơ hình cạnh tranh Mc (chuẩn hóa) ...........................................71
Hình 5.3: Kết quả SEM mơ hình cạnh tranh Mu (chuẩn hóa) ...........................................72
Hình 5.4: Qui trình kiểm định chuỗi khác biệt SCDTs ..................................................... 73
Hình 5.5: Tóm tắt qui trình ra quyết định lựa chọn mơ hình .............................................74
Hình 5.6: Mơ hình kết quả nghiên cứu ..............................................................................77

CHỮ VIẾT TẮT
NSLĐ :

Năng suất lao động

TFP

Năng suất yếu tố tổng hợp

:

GDP :


Tổng sản phẩm quốc nội

GVA :

Tổng giá trị gia tăng

SEM :

Mơ hình phương trình cấu trúc

CFA :

Phân tích nhân tố khẳng định

EFA :

Phân tích nhân tố khám phá

ML

Maximun likelyhood

:

VNPi :

HVTH: Lê Minh Lý

Việt Nam National Productivity Institute


Trang vi


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

CHƯƠNG 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Giới thiệu chung
“Sự giàu có của con người được tạo ra từ nỗ lực sản suất của chính họ và tổ chức

của họ. Sự thịnh vượng của thế giới dựa vào năng suất tổng thể của các ngành công
nghiệp và các cơng ty thành phần của nó” (Bernolak, 1997). Hiện nay trong mơi trường
cạnh tranh và tồn cầu hóa kinh tế, năng suất là một nhân tố hạt nhân quyết định đến
thành quả của công ty cũng như năng lực cạnh tranh của một quốc gia (Steenhuis and de
Bruijn, 2006). Các công ty cần phải nhận ra rằng sự gia tăng năng suất là một trong
những vũ khí quan trọng để đạt được lợi thế chi phí và chất lượng so với các đối thủ cạnh
tranh (Tangen, 2005).
Việt Nam có một nền kinh tế năng động và phát triển khá nhanh trong những năm
gần đây. Tuy nhiên Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng năng suất lao động
(NSLĐ) thấp và tăng trưởng chậm; theo một báo cáo gần đây năm 2010, của Viện năng
suất Việt Nam (VNPi) thì NSLĐ của Việt Nam đạt mức 2.072 USD/ 1 người lao động
(quy đổi ra Đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái năm 2010), đứng ở mức thấp nhất trong số các
nước Châu Á được so sánh như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc,
Philippines. Tốc độ tăng Năng suất của Việt Nam năm 2010 mới chỉ đạt 3,94%, trong khi
các nước láng giềng đều có mức tăng rất nhanh (trên 5%). Nếu so sánh với các nước phát
triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thì NSLĐ của Nhật Bản cao gấp 39 lần Việt

Nam, NSLĐ của Singapore cao gấp 26 lần Việt Nam và NSLĐ của Hàn Quốc cao gấp 16
lần Việt Nam. So sánh với các nước đang phát triển trong khu vực thì NSLĐ của
Malaysia cao gấp tới 6,5 lần của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc cũng cao gấp 2 lần
Việt Nam và thậm chí NSLĐ của Philippines cũng cao gấp rưỡi NSLĐ của Việt Nam.
Tốc độ tăng GDP những năm qua tương đối cao nhưng phần đóng góp vào tăng
GDP chủ yếu là do tăng vốn cố định (chiếm đến 55% trong giai đoạn 2001-2010). Phần
đóng góp của tăng lao động đứng ở vị trí thứ hai (chiếm 25,21% giai đoạn 2001-2010),
cịn phần đóng góp của tăng TFP (Total Factor Productivity: phản ảnh sự đóng góp của
các yếu tố khó lượng hóa như kiến thức – kinh nghiệm – kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền
kinh tế hay hàng hóa dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư chủ yếu là chất lượng thiết bị công
nghệ, kỹ năng quản lý… Nguồn (VNPi, 2011) vào tăng GDP có tỷ trọng thấp, chỉ chiếm

HVTH: Lê Minh Lý

Trang 1


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

19,15%. Tốc độ tăng TFP và đóng góp của tăng TFP vào GDP thấp đi rõ rệt vào năm
2008, 2009, phục hồi vào năm 2010.

Hình 1.1: Năng suất lao động của một số nước Châu Á 2010
Nguồn: Trung tâm Năng suất Việt Nam
Những năm qua, Việt Nam vẫn tập trung tăng cường sử dụng lao động vào huy
động sử dụng vốn là chủ yếu, chưa có nhiều đóng góp của các yếu tố như trình độ cơng
nghệ, chất lượng lao động, cơng nghệ quản lý… vào tăng trưởng kinh tế (VNPi, 2011).
Do đó khi xem xét đến tỷ trọng đóng góp của các yếu tố năng suất tổng hợp TFP vào tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn thuộc các nhóm có tỷ trọng thấp, trong giai đoạn 20032010, Việt Nam ghi nhận tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế là 19,6%,
trong khi đó đối với nước phát triển như Hàn Quốc con số này là 51%, so sánh với các
nước đang phát triển trong khu vực như Trung Quốc, Malaisia đóng góp của TFP vào
tăng trưởng kinh tế của họ đều cao trên 36%.

HVTH: Lê Minh Lý

Trang 2


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

Hình 1.2: So sánh tỷ trọng đóng góp của TFP vào GDP của Việt Nam với một số nước
Châu Á khác.
Nguồn: Trung tâm Năng suất Việt Nam.
Những con số trên cho thấy, so với các nước trong khu vực, NSLĐ nói chung của
Việt Nam vẫn còn đang ở mức thấp, quá chú trọng vào yếu tố số lượng nguồn vốn và lao
động mà bỏ qua tầm ảnh hưởng của các yếu tố tổng hợp TFP đối với việc cải thiện năng
suất. Đây chính là điểm yếu mà Việt Nam cần sớm khắc phục để có thể tồn tại và phát
triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng cạnh tranh toàn cầu ngày trở
nên gay gắt như hiện nay. Vì vậy, nếu khơng có những tác động tích cực, Việt Nam khó
có thể bắt kịp tăng trưởng năng suất với các nước trong khu vực.
Ngành xây dựng là một ngành cơng nghiệp lớn của đất nước tính theo giá trị chi
phí, mức độ thâm dụng lao động và tỷ lệ đóng góp vào tổng giá trị sản phẩm quốc nội của
nền kinh tế, do đó để tăng khả năng cạnh tranh vấn đề năng suất lao động cần phải được
quan tâm hàng đầu đặc biệt là trong các công ty, doanh nghiệp trực tiếp góp phần tạo ra
sản phẩm xây dựng như các nhà thầu thi công.
Một dự án xây dựng thường trải qua nhiều giai đoạn từ khi hình thành ý tưởng,

giai đoạn thiết kế đến giai đoạn thi cơng, hồn thành dự án bàn giao đưa vào sử dụng và
có sự tham gia của nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, thành phần trong xã hội… trong
đó giai đoạn thi công thường chiếm trên 90% giá trị dự án và các nhà thầu thi công là đơn
vị trực tiếp tạo ra sản phẩm (cơng trình xây dựng), do đó năng suất của các nhà thầu thi
cơng có tác động mạnh đến sự thành công hay thất bại của dự án nói chung, và sự thành
quả kinh doanh của chính bản thân cơng ty xây dựng nói riêng (VNPi, 2011).
HVTH: Lê Minh Lý

Trang 3


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

Xác định vấn đề nghiên cứu

1.2.

1.2.1. Lý do dẫn đến nghiên cứu
Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, giá trị của một sản phẩm phụ thuộc rất nhiều
vào hàm lượng chất xám kết tinh trong đó, tương tự trong ngành xây dựng cũng vậy, các
công ty xây dựng với các nguồn nhân lực – vật lực sẵn có của mình, ln cố gắng tìm
cách khai thác tối đa các nguồn lực này để mang lại hiệu suất làm việc cao nhất, tạo ra
khối lượng thi cơng cùng với chất lượng cơng trình cao nhất có thể, cũng như đáp ứng
được tiến độ đã đề ra.
Theo đó năng suất của một doanh nghiệp thi công xây dựng được quyết định bởi
nhiều yếu tố khác nhau như vốn, công nghệ, thiết bị, nhân công, trình độ quản lý, thời
tiết, và các yếu tố bên ngồi khác… trong đó vốn, cơng nghệ, máy móc thiết bị được liệt
vào các yếu tố hữu hình có tác động trực tiếp đến năng suất, nhưng các yếu tố này đều

chịu sự chi phối của các yếu tố quản lý từ cách thức quản lý công trường đến cách thức
quản lý ở mức độ cơng ty. Do đó, dù ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất doanh nghiệp
nhưng các yếu tố quản lý lại có tác động khơng nhỏ đến việc cải thiện năng suất doanh
nghiệp thông qua việc điều phối các yếu tố hữu hình khác. Đối với một số công ty xây
dựng Việt Nam dù hạn chế về nguồn lực đầu tư cho công nghệ và thiết bị, nhân lực…
nhưng vẫn có thể cải thiện năng suất đáng kể thông qua các phương thức quản lý. Do đó
việc phân tích các yếu tố quản lý chính có tác động quyết định đến năng suất, đối với các
công ty thi công xây dựng, là cơ sở quan trọng trong việc cải thiện năng suất công ty
nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở đó, đề tài này sẽ thực hiện một nghiên cứu định lượng phân tích tác
động đồng thời của các yếu tố quản lý đến năng suất công ty xây dựng. Để khám phá các
yếu tố quản lý tác động với nhau như thế nào, cũng như nó đóng góp vào việc cải thiện
năng suất cơng ty ra sao, từ đó giúp các nhà quản lý xây dựng có cái nhìn rõ hơn về mơ
hình quản lý xây dựng hiện tại để đề ra các biện pháp quản lý tốt hơn nhằm cải thiện
năng suất cũng như thành quả sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
-

Hệ thống quản lý trong một công ty thi cơng xây dựng bao gồm những cơng tác
gì? Các tiêu chí đo lường năng suất cơng ty ra sao?

-

Các yếu tố về quản lý có tác động như thế nào đến năng suất thi công của công ty
xây dựng?

HVTH: Lê Minh Lý

Trang 4



Luận văn thạc sĩ

-

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

Các nhà quản lý công ty xây dựng cần phải quan tâm đến những yếu tố quản lý gì
để cải thiện năng suất?

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu
 Xác định các yếu tố quản lý trong công ty thi công xây dựng và các tiêu chí đo
lường cho năng suất cơng ty thi cơng xây dựng.
 Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố quản lý và năng suất công ty thi công xây
dựng.
 Đề xuất các giải pháp liên quan đến công tác quản lý nhằm nâng cao năng suất
công ty thi công xây dựng.

1.4.

Phạm vi nghiên cứu

 Góc độ phân tích: Nghiên cứu thực hiện phân tích từ góc nhìn của các nhà quản lý
công ty thi công xây dựng (Nhà thầu thi cơng).
 Địa bàn: TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành lớn trong cả nước.


Loại công ty khảo sát: Đề tài khảo sát trong phạm vi các công ty thi công xây

dựng thuộc: doanh nghiệp quốc doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn và công ty tư nhân…

 Yếu tố nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những yếu tố liên quan đến công
tác quản lý, điều hành sản xuất bên trong công ty thi công xây dựng.
 Đối tượng khảo sát: Những người làm công tác quản lý trong các công ty xây
dựng, các chủ doanh nghiệp, các giám đốc/phó giám đốc, các trưởng/phó phịng,
các chỉ huy trưởng/chỉ huy phó cơng trình hoặc tương đương.
1.5.

Đóng góp dự kiến của nghiên cứu

1.5.1. Về mặt thực tiễn
 Nghiên cứu này giúp các nhà quản lý cơng ty xây dựng có cái nhìn rộng và tồn
diện hơn về năng suất. Năng suất không chỉ là năng suất lao động của mỗi cá nhân
mà quan trọng hơn là năng suất của cả tập thể. Năng suất - chất lượng luôn gắn
liền với nhau và hỗ trợ lẫn nhau.
 Trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao, quá trình hội nhập quốc tế mang đến
nhiều thuận lợi và cũng đi kèm với nhiều thách thức; thị trường xây dựng, bất
động sản Việt Nam ngày càng có sự tham gia cạnh tranh từ nhiều tập đồn – cơng
ty xây dựng trong và ngoài nước. Để gia tăng sự cạnh tranh, các cơng ty xây dựng
ln phải tìm cách cải tiến và nâng cao năng suất không ngừng. Nghiên cứu này
HVTH: Lê Minh Lý

Trang 5


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn


giúp các nhà quản lý công ty thi công xây dựng nhận ra các yếu tố quản lý có ảnh
hưởng đến năng suất cơng ty, từ đó tập trung vào các yếu tố quản lý chính có tác
động quyết định đến việc cải thiện năng suất.
 Năng suất tăng sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, qua đó nâng
cao thu nhập và mức sống của người lao động, từ đó tạo sự gắn bó giữa người lao
động với cơng ty và cuối cùng là đóng góp vào ngân sách Nhà nước thông qua
thuế thu nhập doanh nghiệp (Loan and Hùng, 2010).
1.5.2. Về mặt học thuật
 Trên góc độ quản lý, với cách tiếp cận năng suất toàn diện, đề tài xây dựng mơ
hình lý thuyết trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố quản lý với năng suất công ty
thi công xây dựng.
 Đề tài bổ sung thêm vào hệ thống thang đo năng suất lao động trong lĩnh vực quản
lý thi cơng xây dựng một cách tồn diện hơn, năng suất bao gồm cả tính hiệu suất
lẫn hiệu quả.
 Đề tài sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định
thang đo và mơ hình nghiên cứu. Đây là một trong những phương pháp hiện đại,
khá phức tạp nhưng đạt độ tin cậy cao trong nghiên cứu định lượng.

HVTH: Lê Minh Lý

Trang 6


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT & MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.

Giới thiệu
Chương 2 trình trình bày cơ sở lý thuyết về năng suất và các nghiên cứu trước đây

có liên quan. Trên cơ sở đó xây dựng mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết. Cụ thể
chương này bao gồm các nội dung chính sau:
Phần đầu trình bày cơ sở lý thuyết về năng suất: khái niệm năng suất dựa trên các
góc độ và quan điểm khác nhau; các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cơng ty thi cơng xây
dựng. Từ đó hướng đến cách tiếp cận năng suất trong nghiên cứu này. Kế tiếp trình bày
các nghiên cứu trước đây về các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến năng suất công ty thi công
xây dựng.
2.2.

Cơ sở lý thuyết về năng suất

2.2.1. Năng suất dựa trên các góc độ và quan điểm khác nhau
Có khá nhiều định nghĩa năng suất trên các góc độ và quan điểm khác nhau. Khái
niệm năng suất thay đổi, mở rộng theo thời gian và sự phát triển của quản lý sản xuất.
Tùy theo lĩnh vực nghiên cứu và phạm vi ứng dụng có các định nghĩa khác nhau về năng
suất. Phần sau đây trình bày một số khái niệm về năng suất của các tổ chức và các nhà
nghiên cứu trước đây.
Theo quan điểm truyền thống, đây cũng là khái niệm phổ biến nhất, khẳng định về
bản chất năng suất là đại lượng so sánh giữa giá trị tài nguyên sử dụng (input) và giá trị
sản phẩm đạt được (output). Theo quan điểm này thì năng suất có nghĩa là năng suất lao
động hoặc hiệu suất sử dụng các nguồn lực. Tức là năng suất được đo lường bằng số
lượng hay khối lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian. Quan điểm này nhấn mạnh yếu
tố đầu vào, nhất là yếu tố vốn hay công lao động mà bỏ qua sự ảnh hưởng của các yếu tố
tổng hợp khác như (hệ thống quản lý, phương pháp làm việc, công nghệ…) (Loan and
Hùng, 2010).

Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hay hiệu suất của lao động
cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm, lượng giá trị sử dụng (hay lượng
giá trị) được tạo ra trong một đơn vị thời gian, hay đo bằng lượng thời gian lao động hao
phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất
thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất, hay của một
phương thức sản xuất. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố, như trình
HVTH: Lê Minh Lý

Trang 7


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ, sự
kết hợp xã hội của q trình sản xuất, quy mơ và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất,
các điều kiện tự nhiên. Năng suất lao động theo khái niệm trong cuốn sách “Đo lường
năng suất, đo lường tốc độ tăng năng suất tổng thể và năng suất ngành - 2002” là tỷ lệ
giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra được tính bằng GDP (Tổng sản phẩm
trong nước) hoặc GVA (Tổng giá trị gia tăng), đầu vào thường được tính bằng: giờ cơng
lao động, lực lượng lao động và số lượng lao động đang làm việc (VNPi, 2011).
Vì khái niệm năng suất xuất hiện trong một bối cảnh kinh tế cụ thể nên trong giai
đoạn đầu của các ngành sản xuất công nghiệp, yếu tố lao động thường được coi trọng
nhất. Qua một thời kỳ phát triển, các nguồn lực khác như vốn, nguyên vật liệu và công
nghệ cũng được xét đến trong khái niệm năng suất để phản ánh tầm quan trọng và đóng
góp của nó trong doanh nghiệp. Quan điểm này đã thúc đẩy việc phát triển các kỹ thuật
nhằm giảm bớt lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong nhiều năm đã đưa ra quan điểm tiến bộ hơn
về năng suất, đó là việc sử dụng có hiệu quả những nguồn lực: vốn, đất đai, nguyên vật

liệu, năng lượng, thơng tin và thời gian… chứ khơng chỉ bó hẹp trong yếu tố lao động.
Nhưng nếu chỉ dừng ở quan điểm như vậy thì năng suất chỉ xét đến các yếu tố đầu vào
mà chưa đề cập đến chất lượng giá trị đầu ra mà đầu ra là yếu tố quan trọng quyết định
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay. (Viện
Năng suất Việt Nam – VNPi).
Năng suất là việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp bằng cách chuyển đổi
các đầu vào thành đầu ra ở mức chi phí thấp nhất (Robbins and Judge, 2001).
Với mong muốn khắc phục các hạn chế cơ bản của quan điểm truyền thống về
năng suất khi chưa quan tâm đến yếu tố đầu ra (chất lượng, sự thỏa mãn khách hàng…)
hệ thống những khái niệm tiếp cận năng suất theo hướng mới đang được áp dụng rộng rãi
ở nhiều nước trên thế giới. Theo cách tiếp cận mới bên cạnh việc sử dụng các yếu tố đầu
vào một cách tối ưu, năng suất cịn biểu hiện thơng qua chất lượng và tính hữu ích của
đầu ra (Loan and Hùng, 2010).
2.2.2. Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP)
Theo VNPi, TFP đo lường sự thay đổi đầu ra trên 1 đơn vị các đầu vào được kết
hợp với nhau bao gồm cả yếu tố nghiên cứu và phát triển, công nghệ mới, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, kỹ năng quản lý và các thay đổi trong tổ chức.
HVTH: Lê Minh Lý

Trang 8


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

Năng suất yếu tố tổng hợp - Total Factor Productivity (TFP) phản ánh sự đóng
góp của các yếu tố khó lượng hóa như kiến thức - kinh nghiệm - kỹ năng lao động, cơ cấu
lại nền kinh tế hay hàng hoá - dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng
thiết bị công nghệ, kỹ năng quản lý.... Tác động của nó khơng trực tiếp như năng suất bộ

phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình, đặc biệt là lao động và vốn.
Về mặt tốn học, khi tính TFP thường sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas:
Trong đó:

Y = đầu ra ; A = TFP ; K = vốn ; L = lao động ;
α = hệ số đóng góp của vốn ; (β = 1- α) = hệ số đóng góp của lao động

Tính tốc độ tăng TFP
Cơng thức tính tốc độ tăng TFP như sau: ITFP = IY – β.IL – α.IK
Trong đó:
IY : Tốc độ tăng đầu ra (ở đây là giá trị gia tăng hoặc GDP)
IL : Tốc độ tăng của lao động
IK : Tốc độ tăng của vốn cố định
α và β là hệ số đóng góp của vốn cố định và lao động
Hệ số β bằng tỷ số giữa thu nhập của người lao động và giá giá trị gia tăng, còn α
= 1 - β. Các chỉ tiêu İY, İL, İK được tính dựa vào số liệu đã được công bố về chỉ số phát
triển GDP, tốc độ tăng lao động, tốc độ tăng vốn trong Niên giám thống kê. Các hệ số α
và β được xác định bằng phương pháp hạch toán như sau:
Thu nhập đầy đủ của người lao động
β = -------------------------------------------Tổng sản phẩm trong nước
Và α = 1 – β.
Dữ liệu thu nhập đầy đủ của người lao động và số lượng lao động làm việc được
lấy trong Niên giám thống kê.
Tính tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng đầu ra:
Cơng thức tính tỷ trọng của tăng TFP vào tăng GDP như sau:
% đóng góp của TFP = (ITFP / IY) x 100%
Hiện nay, TFP được khẳng định là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế
bền vững của một Quốc gia. Sử dụng TFP trong chiến lược phát triển kinh tế đã được
minh chứng là thành công ở nhiều nước, kể cả các nước phát triển và đang phát triển.
HVTH: Lê Minh Lý


Trang 9


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

2.2.3. Năng suất theo cách tiếp cận mới
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, trên góc độ quản lý, năng suất là việc sử dụng
tối ưu các nguồn lực (cả nguồn lực vật chất và con người) để tạo ra sản phẩm đáp ứng tốt
nhất những yêu cầu của khách hàng (Bernolak, 1997). Định nghĩa này nêu ra hai đặc tính
quan trọng: thứ nhất, năng suất liên quan mật thiết với việc sử dụng các nguồn lực (tính
hiệu suất) có nghĩa là năng suất của doanh nghiệp sẽ giảm nếu các nguồn lực không được
sử dụng một cách tối ưu; thứ hai, năng suất có mối liên hệ chặt chẽ với chất lượng sản
phẩm đầu ra và sự thỏa mãn của khách hàng (tính hiệu quả) tức là các nguồn lực trong
q trình chuyển đổi phải tạo ra sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu của khách hàng và
cung cấp cho họ đúng lúc với giá cả cạnh tranh.
Quan điểm này tương đồng với quan điểm năng suất theo cách tiếp cận mới, tức là
năng suất phải bao gồm cả tính hiệu suất và hiệu quả. Hiệu suất (efficiency) có nghĩa là
làm việc một cách đúng đắn/đúng phương pháp (doing things right), trong khi hiệu quả
(effectiveness) được hiểu là làm đúng việc (doing the right things), đúng lúc với chất
lượng tốt (Tangen, 2005).
Q trình thi cơng xây dựng là q trình sản xuất ra giá trị đầu ra nhất định nên
nâng cao năng suất lao động trong xây dựng là: Quản lý tốt hơn cách sử dụng tài nguyên,
nguồn lực, lựa chọn sử dụng các loại tài nguyên nguồn lực tốt hơn. (Văn Ngọc Thuấn,
2012).
Hiệu suất

Đầu

hệ thống

Đầu
vào

Hiệu quả

Quá trình
chuyển đổi

Đầu
ra

Cuối
hệ thống

Năng suất
Hình 2.1: Khái niệm năng suất bao gồm tính hiệu suất và hiệu quả
Nguồn: (Tangen, 2005)
Trên cơ sở đó đề tài này tiếp cận năng suất công ty xây dựng theo quan điểm mới
trên góc độ quản lý ở cấp độ công ty. Năng suất là nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử
dụng các nguồn lực, tức là vừa phải quản lý tốt các nguồn lực, tài nguyên vừa phải làm
HVTH: Lê Minh Lý

Trang 10


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn


thế nào để đáp ứng chất lượng cơng trình và bàn giao cơng trình cho Chủ đầu tư đúng
tiến độ với giá thành hợp lý nhất.
2.3.

Đo lường năng suất công ty
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về năng suất, nhưng vẫn chưa có sự thống nhất

dựa trên định nghĩa về năng suất cũng như đo lường năng suất chuẩn. Nhiều nhà nghiên
cứu đã nhận thấy rằng rất khó để có được một phương pháp chuẩn để đo lường năng suất
lao động trong xây dựng bởi vì tính phức tạp và tính riêng lẻ của các dự án xây dựng
(Oglesby et al., 1989).
Theo một nghiên cứu mới đây về năng suất doanh nghiệp sản xuất ở TPHCM của
(Loan and Hùng, 2010) đã cho rằng năng suất được đo lường qua 4 yếu tố chính:
(1) Mức độ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm;
(2) Mức độ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng về giá thành sản phẩm;
(3) Mức độ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thời gian giao hàng;
(4) Kết quả tài chính của doanh nghiệp.
Dựa trên kết quả đạt được của nghiên cứu trên, luận văn đã áp dụng và hiệu chỉnh
4 thang đo trên để phù hợp với đặc điểm ngành xây dựng như sau:
NĂNG SUẤT CƠNG TY

CHẤT
LƯỢNG
CƠNG
TRÌNH

TIẾN ĐỘ
BÀN
GIAO


GIÁ
THÀNH

KẾT
QUẢ TÀI
CHÍNH

Hình 2.2: Thang đo năng suất cơng ty

HVTH: Lê Minh Lý

Trang 11


Luận văn thạc sĩ

CBHD: PGS.TS Lưu Trường Văn

Chất lượng
cơng trình

Giá thành
Tiến độ bàn giao

Kết quả tài chính
2.4.

(Vũ Thị Hương Nhàn, 2012)


(Loan and Hùng, 2010)

Việt Nam Productivity Center

Thang đo Năng suất công ty xây dựng

(Lee et al., 2001), (Bernolak, 1997)

Bảng 2.1: Thang đo năng suất công ty xây dựng

Công ty đảm bảo chất lượng cơng trình phù
hợp với các bản vẽ thiết kế, qui chuẩn, tiêu X X X
chuẩn hiện hành

X

Công ty có mức giá thành phù hợp với chất
lượng và có tính cạnh tranh trên thị trường

X X X

X

X X X

X

X

X


Công ty đảm bảo tiến độ thi công đúng theo
cam kết
Cơng ty có mức tăng trưởng lợi nhuận ổn
định qua hàng năm

X

Các yếu tố ảnh hưởng và quá trình chuyển đổi của năng suất công ty
Năng suất chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau, đó là: mơi trường kinh tế

chính trị - xã hội, cơ chế chính sách kinh tế vĩ mơ của Nhà nước, tình hình thị trường,
trình độ cơng nghệ, hệ thống tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của công ty, mối quan hệ
giữa người lao động – quản lý, khả năng về vốn và nguồn nhân lực. Các yếu tố này có thể
chia thành hai nhóm chủ yếu đó là: nhóm yếu tố bên ngồi bao gồm mơi trường kinh tế,
tình hình thị trường, cơ chế chính sách kinh tế của Nhà nước,… và nhóm yếu tố bên
trong như trình độ năng lực của nguồn lao động, vốn, cơng nghệ, trình độ khả năng tổ
chức sản xuất,… (Trung tâm năng suất Việt Nam, 2003) (hình 2.3).

HVTH: Lê Minh Lý

Trang 12


×