Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Các tiêu chí kiểm soát nhà thầu trong giai đoạn thực hiện dự án áp dụng cho ban quản lý đtxdct huyện củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HỒ MINH THƠNG

CÁC TIÊU CHÍ KIỂM SỐT NHÀ THẦU
TRONG GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN
ÁP DỤNG CHO BAN QUẢN LÝ ĐTXDCT HUYỆN CỦ CHI
Chuyên ngành : Công nghệ và quản lý xây dựng
Mã số: 605890

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2014


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa –ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Lê Hoài Long

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ........................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ........................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ............................................................
2. ............................................................
3. ............................................................
4. ............................................................


5. ............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KT XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRUỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: HỒ MINH THÔNG
Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1989
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ VÀ QL XÂY DỰNG

MSHV: 12080316
Nơi sinh: TP.HCM
Mã số: 605890

I. TÊN ĐỀ TÀI: Các tiêu chí kiểm sốt nhà thầu trong giai đoạn thực hiện dự án Áp
dụng cho Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng cơng trình huyện Củ Chi.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Xác định trách nhiệm của Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng các công trình nguồn vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn thi cơng

cơng trình thơng qua các hệ thống quy phạm pháp luật về xây dựng, các nghiên cứu tổng
quan trên thế giới và Việt Nam. Từ đó thiết lập một Bảng mẫu để giúp Chủ đầu tư/Ban
quản lý dự án kiểm sốt q trình thi cơng của nhà thầu. Áp dụng Bảng mẫu thử nghiệm
vào thực tế cơng trình.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : tháng 02/2014
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: tháng 12/2014
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Lê Hoài Long

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TRƯỞNG KHOA KT XÂY DỰNG


I

LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu và được sự giúp đỡ tận tình của các q
thầy cơ, bạn bè lớp CNQLXD12 ngành Công nghệ và quản lý xây dựng của Khoa
Kỹ thuật Xây dựng trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, tơi đã hồn
thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Lời đầu tiên, tơi xin chân thành cám ơn thầy Lê Hoài Long - Tiến sĩ, giảng
viên bộ môn Thi Công & Quản Lý Xây Dựng trường Đại học Bách Khoa thành phố
Hồ Chí Minh - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt thời gian tơi hồn
thành đề tài luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cám ơn ơng Lê Văn Thật - giám đốc Ban Quản lý Đầu tư
Xây dựng Công trình huyện Củ Chi - người đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian,
công việc cho tôi từ lúc nhập học đến khi hoàn thành luận văn này. Xin cám ơn anh

Nguyễn Văn Đùng - Tổ trưởng tổ kỹ thuật Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Cơng
trình huyện Củ Chi - đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt nhiều kinh nghiệm q báu giúp
tơi hồn thành tốt cơng việc của mình và đóng góp nhiều ý tưởng tích cực cho khóa
luận.
Tơi xin chân thành cám ơn gia đình tôi, bạn bè và người thân… những người
đã luôn quan tâm, ủng hộ tôi trong suốt những chặng đường vừa qua.
Tôi xin chân thành cám ơn!
TP.HCM, ngày 06 tháng 12 năm 2014
Hồ Minh Thông


II

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Hồ Minh Thông


III

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................. I
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................II
MỤC LỤC ................................................................................................................. III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ V

DANH MỤC ĐỒ THỊ ............................................................................................... VI
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. VII
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.4.2 Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 5
1.4.3 Các phương pháp, công cụ nghiên cứu ............................................................. 5
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 7
2.1 Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 7
2.2 Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................... 8
CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU BAN ĐẦU CỦA
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 12
3.1 Các khái niệm ban đầu cho nghiên cứu .............................................................. 12
3.1.1 Khái niệm về quản lý dự án.............................................................................. 12
3.1.2 Những đặc trưng cơ bản về quản lý dự án ....................................................... 12
3.1.3 Nội dung quản lý dự án .................................................................................... 12
3.1.4 Ý nghĩa của quản lý dự án................................................................................ 14
3.2 Dữ liệu ban đầu của nghiên cứu .......................................................................... 14
3.2.1 Quản lý chất lượng cơng trình ......................................................................... 15
3.2.2 Quản lý tiến độ xây dựng ................................................................................. 20


IV
3.2.3 Quản lý khối lượng thi công xây dựng ............................................................. 22
3.2.4 Quản lý chi phí ................................................................................................. 23
3.2.5 Quản lý an tồn lao động trên cơng trường xây dựng ..................................... 25

3.2.6 Quản lý môi trường xây dựng .......................................................................... 30
3.2.7 Báo cáo giám sát đánh giá đầu tư ................................................................... 32
3.2.8 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng ..................................... 33
3.3 Tổng kết chương ................................................................................................. 37
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 39
4.1 Phương pháp nghiên cứu và quy trình ................................................................ 39
4.2 Thiết kế ban đầu của Bảng check list .................................................................. 40
4.2.1 Phần đánh giá giai đoạn chuẩn bị thi cơng xây dựng cơng trình .................... 41
4.2.2 Phần đánh giá trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình ......................... 41
4.3 Khảo sát nhu cầu cần thiết và khả năng ứng dụng của các tiêu chí trong Bảng
check list .................................................................................................................... 42
4.3.1 Thang đo khảo sát ............................................................................................ 42
4.3.2 Thời gian và cách thức khảo sát ...................................................................... 43
4.3.3 Kết quả khảo sát ............................................................................................... 44
4.3.4 Kiểm định kết quả khảo sát .............................................................................. 63
4.4 Tổng kết chương ................................................................................................. 65
CHƯƠNG 5: ÁP DỤNG THỰC TẾ ...................................................................... 66
5.1 Giới thiệu sơ lược về Ban Quản lý ĐTXD Cơng trình huyện Củ Chi ................ 66
5.1.1 Sơ đồ tổ chức, quản lý ...................................................................................... 66
5.1.2 Các dự án tiêu biểu đang thực hiện ................................................................. 67
5.2 Các cơng trình áp dụng thử nghiệm .................................................................... 68
5.2.1 Cơng trình Xây dựng mới trường THCS Phước Hiệp huyện Củ Chi .............. 68
5.2.2 Công trình Cải tạo mở rộng bệnh viện huyện Củ Chi ..................................... 70
5.3 Thời gian và cách thức áp dụng .......................................................................... 73
5.4 Kết quả áp dụng .................................................................................................. 73
5.4.1 Cơng trình Xây dựng mới trường THCS Phước Hiệp huyện Củ Chi .............. 73
5.4.2 Cơng trình Cải tạo mở rộng bệnh viện huyện Củ Chi ..................................... 76


V

5.3.4 Đánh giá chung về kết quả áp dụng thử nghiệm .............................................. 77
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 79
6.1 Kết luận ............................................................................................................... 79
6.2 Giới hạn của nghiên cứu ..................................................................................... 80
6.2 Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 84
PHỤ LỤC 01. Sản phẩm nghiên cứu – Bảng check list ........................................... 84
PHỤ LỤC 02. Bảng câu hỏi khảo sát ....................................................................... 92
PHỤ LỤC 03. Các tiêu chí ban đầu của Bảng check list giai đoạn chuẩn bị thi cơng
xây dựng cơng trình................................................................................................. 102
PHỤ LỤC 04. Các tiêu chí ban đầu của Bảng check list q trình thi cơng xây dựng
cơng trình................................................................................................................. 106
PHỤ LỤC 05. Kết quả kiểm định T-test về nhu cầu cần thiết các tiêu chí trong Bảng
check list xuất ra từ phần mềm phân tích dữ liệu SPSS .......................................... 111
PHỤ LỤC 06. Quy trình giải quyết của Ban QLDA/ Chủ đầu tư khi xảy ra sự cố
trong thi công xây dựng cơng trình ......................................................................... 126
PHỤ LỤC 07. Danh mục trang bị bảo hộ lao động cá nhân trong XD .................. 128
PHỤ LỤC 08. Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có u cầu nghiêm ngặt về an
tồn lao động ........................................................................................................... 137
PHỤ LỤC 09. Danh mục các công việc có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao
động, vệ sinh lao động ............................................................................................ 140
PHỤ LỤC 10. Giấy chấp thuận của Ban Quản lý Đầu tư XDCT huyện Củ Chi về
việc cho phép ứng dụng thử nghiệm .............................................................................
PHỤ LỤC 11. Bảng check list áp dụng thử nghiệm .....................................................


VI

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

Luật Xây dựng

Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của
Quốc hội

12/2009/NĐ-CP

Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ
về Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình

112/2009/NĐ-CP

Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính
phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình

113/2009/NĐ-CP

Nghị định 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính
phủ về Giám sát và đánh giá đầu tư

15/2013/NĐ-CP

Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ
về Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng

121/2013/NĐ-CP


Nghị định 121/2013/NĐCP ngày 10/10/2013 của Chính phủ
Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng; kinh
doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu
xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát
triển nhà và công sở

22/2010/TT-BXD

Thông tư 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ Xây
dựng Quy định về an toàn lao động trong thi cơng xây dựng
cơng trình

04/2014/TTBLĐTBXH

Thơng tư 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực
hiện chế độ trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân

05/2014/TTBLĐTBXH

Thông tư 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/03/2014 của Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành danh
mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
lao động

QCVN
18 :2014/BXD

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD ban

hành kèm thông tư 14/2014/TT-BXD ngày 05/09/2014 của
Bộ Xây dựng về An toàn trong xây dựng

Chuyên gia

Những người có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý các dự
án xây dựng cơng trình vốn ngân sách nhà nước

Ban QLĐTXDCT

Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng cơng trình


VII

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1 Tổng hợp kinh nghiệm đối tượng trả lời khảo sát ................................... 45
Đồ thị 4.2 Tổng hợp vị trí cơng việc đối tượng trả lời khảo sát................................ 45
Đồ thị 4.3 Tổng hợp nhu cầu cần thiết của Bảng check list...................................... 46
Đồ thị 4.4 ĐTB sự cần thiết của các tiêu chí QL chất lượng giai đoạn chuẩn bị thi
công ........................................................................................................................... 47
Đồ thị 4.5. ĐTB sự cần thiết của các tiêu chí QL chất lượng trong q trình thi
cơng ........................................................................................................................... 48
Đồ thị 4.6. ĐTB sự cần thiết của 4 tiêu chí QL tiến độ giai đoạn chuẩn bị thi
công ........................................................................................................................... 49
Đồ thị 4.7. ĐTB sự cần thiết của 5 tiêu chí QL tiến độ trong quá trình thi cơng ..... 49
Đồ thị 4.8. ĐTB sự cần thiết của 5 tiêu chí QL khối lượng trong quá trình thi
cơng ........................................................................................................................... 50
Đồ thị 4.9. ĐTB sự cần thiết của các tiêu chí QL chi phí trong q trình thi công .. 51
Đồ thị 4.10. ĐTB sự cần thiết của các tiêu chí QL ATLĐ trong giai đoạn chuẩn bị

thi công ...................................................................................................................... 52
Đồ thị 4.11. ĐTB sự cần thiết của các tiêu chí QL ATLĐ trong q trình thi công 53
Đồ thị 4.12. ĐTB sự cần thiết của các tiêu chí QL mơi trường trong giai đoạn chuẩn
bị thi công .................................................................................................................. 54
Đồ thị 4.13. ĐTB sự cần thiết của các tiêu chí QL mơi trường trong q trình thi
cơng ........................................................................................................................... 54
Đồ thị 4.14. ĐTB sự cần thiết của các tiêu chí báo cáo giám sát đánh giá đầu tư .... 55
Đồ thị 4.15. Khả năng ứng dụng của Bảng check list ............................................... 56
Đồ thị 4.16. ĐTB khả năng ứng dụng của các tiêu chí QL chất lượng trong giai
đoạn chuẩn bị thi công .............................................................................................. 57
Đồ thị 4.17. ĐTB khả năng ứng dụng của các tiêu chí QL chất lượng trong q trình
thi cơng ...................................................................................................................... 58
Đồ thị 4.18. ĐTB khả năng ứng dụng của các tiêu chí QL tiến độ trong giai đoạn
chuẩn bị thi công ....................................................................................................... 58


VIII
Đồ thị 4.19. ĐTB khả năng ứng dụng của các tiêu chí QL tiến độ trong q trình thi
cơng ........................................................................................................................... 59
Đồ thị 4.20. ĐTB khả năng ứng dụng của các tiêu chí QL khối lượng trong q
trình thi cơng ............................................................................................................. 59
Đồ thị 4.21. ĐTB khả năng ứng dụng của các tiêu chí QL chi phí trong q trình thi
cơng ........................................................................................................................... 60
Đồ thị 4.22. ĐTB khả năng ứng dụng của các tiêu chí QL an tồn lao động trong
giai đoạn chuẩn bị thi công ....................................................................................... 61
Đồ thị 4.23. ĐTB khả năng ứng dụng của các tiêu chí QL an tồn lao động trong
q trình thi cơng ...................................................................................................... 62
Đồ thị 4.24. ĐTB khả năng ứng dụng của các tiêu chí QL mơi trường trong giai
đoạn chuẩn bị thi công .............................................................................................. 62
Đồ thị 4.25. ĐTB khả năng ứng dụng của các tiêu chí QL mơi trường trong q

trình thi cơng ............................................................................................................. 63

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu ................................................................... 4
Hình 5.1 Sơ đồ tổ chức quản lý Ban Quản lý ĐTXD Cơng trình huyện Củ Chi ...... 66


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng dự án xây dựng rất quan trọng. Đặc biệt là những dự án xây dựng
các cơng trình cơng cộng sử dụng vốn ngân sách nhà nước phục vụ người dân như
trường học, bệnh viện, trạm y tế, các công trình văn hóa, thể thao… Các cơng trình
này, những hư hỏng, sự cố trong quá trình sử dụng gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng
không thể lường trước được về vật chất và tính mạng con người. Và chi phí để khắc
phục vô cùng tốn kém. Những hư hỏng này có thể bắt nguồn từ lổ hỏng thiết kế, thi
cơng không đúng kỹ thuật, vật liệu không đạt yêu cầu hoặc các vấn đề nảy sinh trong
q trình thi cơng khơng được giải quyết tốt... Trong q trình thi cơng, một ban quản
lý dự án làm việc hiệu quả hoàn tồn có thể phát hiện kịp thời các sai sót trên và tổ
chức tìm cách khắc phục, hạn chế những sự cố đáng tiếc cho cơng trình sau này.
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế mở rộng quy mơ dự án và sự khơng
ngừng nâng cao về trình độ khoa học cơng nghệ thì địi hỏi mục tiêu của dự án cũng
cao hơn. Nếu như trước đây, những người quản lý dự án chỉ chú trọng khống chế chi
phí, đảm bảo chất lượng và sử dụng những tiêu chí đánh giá đảm bảo những mục tiêu
đó thì hiện nay và trong tương lai quy trình quản lý này khơng cịn phù hợp.
Hơn nữa, thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thôn mới
giai đoạn 2010 – 2020 và Quyết định số 15/2013/QĐ-UBND ngày 17/04/2013 của
UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và

xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình nơng thơn mới
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2013 – 2020, các Ban quản lý xây
dựng nông thôn mới cấp xã trên địa bàn huyện Củ Chi và các quận huyện khác thuộc
Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Ban Quản lý xã được giao làm chủ đầu tư và
quản lý triển khai thực hiện tất cả các dự án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
Các thành viên Ban Quản lý xã thường không đủ chuyên môn quản lý xây dựng, hoạt


2

động theo chế độ kiêm nhiệm nên hiệu quả công việc chưa cao, thường bị dẫn dắt theo
ý của nhà thầu.
Hiện nay, Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình huyện Củ Chi nói riêng và các
Ban quản lý dự án trên địa bàn huyện Củ Chi nói chung chưa có một quy trình quản lý,
kiểm sốt nhà thầu trong giai đoạn thực hiện dự án một cách rõ ràng, cụ thể. Sự quản lý
của Chủ đầu tư thường thiên về quản lý hồ sơ dự án, thiếu chú trọng, bám sát tình hình
thi cơng thực tế cơng trường. Trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình, các cán bộ
quản lý dự án của chủ đầu tư còn quản lý theo thói quen, theo kinh nghiệm của người
thực hiện trước, phụ thuộc nhiều vào các nhà tư vấn, nhầm lẫn trách nhiệm với nhà tư
vấn giám sát và thường bị dẫn dắt theo ý muốn của nhà thầu. Hơn nữa, các quy định
pháp luật về vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư/Ban quản lý dự án lại không được
thường xuyên cập nhật hoặc cập nhật không đầy đủ dẫn đến nhiều thiếu sót trong vai
trị quản lý của mình.
Hơn nữa, khác với các cơng trình vốn tư nhân, Chủ đầu tư cơng trình vốn ngân
sách nhà nước không phải bỏ tiền ra đầu tư và cũng không phải là chủ quản lý sử dụng
cơng trình. Do đó, mâu thuẫn “được-mất” giữa Chủ đầu tư và nhà thầu cũng khơng
căng thẳng, gay gắt như ở các cơng trình tư nhân. Lợi dụng tâm lý này và những hạn
chế trong khả năng quản lý của Chủ đầu tư, nhà thầu dễ có ý định trục lợi bằng cách
làm sai, làm thiếu các trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo chất lượng, khối luợng
cơng trình, an tồn lao động và vệ sinh mơi trường…

Với địi hỏi mục tiêu dự án ngày càng nhiều, kết quả thực hiện dự án ngày càng
cao, tuy nhiên địa phương huyện Củ Chi vẫn chưa có nghiên cứu nào tìm ra một quy
trình kiểm sốt q trình thi cơng cho phù hợp. Có những cơng trình chậm tiến độ,
vượt chi phí, thậm chí khơng đạt chất lượng nhưng không được đánh giá kịp thời dẫn
đến việc khắc phục vô cùng tốn kém. Do vậy xây dựng một biện pháp kiểm soát, quản
lý nhà thầu trong giai đoạn thực hiện dự án để đánh giá kịp thời các vấn đề của dự án là


3

quan trọng và cần thiết cho địa phương huyện Củ Chi trong giai đoạn hiện nay và
tương lai.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của nghiên cứu là thiết lập một bảng check list để kiểm sốt q trình thi
cơng của nhà thầu và thu thập dữ liệu trong suốt thời gian thi cơng xây dựng cơng
trình, từ đó có thể đánh giá một cách rõ ràng, cụ thể tình hình thi cơng xây dựng cơng
trình tại thời điểm đánh giá và có những biện pháp xử lý kịp thời.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Quy mô: Các dự án nhóm B, C.
Loại: Các dự án xây dựng các cơng trình cơng cộng như trường học, bệnh viện,
trạm y tế, Trụ sở Ủy ban Nhân dân, các cơng trình văn hóa thể thao…
Địa điểm: Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Củ Chi
do Ban quản lý đầu tư xây dựng cơng trình huyện Củ Chi làm chủ đầu tư.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Quy trình nghiên cứu:
-

Tìm hiểu vai trị, trách nhiệm của Chủ đầu tư/Ban quản lý các dự án đầu tư xây
dựng cơng trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong việc quản lý,
kiểm soát dự án trong giai đoạn thi cơng cơng trình thơng qua:

o Những hướng dẫn, quy định của Pháp luật về xây dựng, về quản lý đầu
tư xây dựng các cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
o Phương pháp thực hiện công tác quản lý của các ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng cơng trình sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Củ Chi như: Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Cơng trình huyện Củ
Chi, các Ban quản lý dự án Nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện Củ
Chi.


4

-

Thông qua phỏng vấn ý kiến các chuyên gia: xác định các tiêu chí đánh giá cụ
thể để thực hiện vai trò, trách nhiệm của Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án trong
giai đoạn thi cơng cơng trình; bổ sung các tiêu chí cần thiết khác nhằm nắm bắt
thơng tin dự án, hỗ trợ q trình quản lý kiểm sốt nhà thầu;

-

Dựa trên các tiêu chí thu thập được, cụ thể hóa thành bảng check list giúp Chủ
đầu tư/Ban quản lý dự án thực hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong giai
đoạn thi cơng cơng trình một cách hiệu quả, đầy đủ, dễ dàng.

-

Khảo sát nhu cầu cần thiết và khả năng ứng dụng thực tế của từng tiêu chí trong
bảng check list thơng qua Bảng câu hỏi.

-


Hồn chỉnh bảng check list, ứng dụng thử nghiệm một số công trình.

-

Báo cáo kết quả.

Hình 1.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu


5

1.4.2 Thu thập dữ liệu:
Tính khả thi của việc thu thập dữ liệu: Nghiên cứu sinh đang làm việc tại Ban
Quản lý Đầu tư Xây dựng Cơng trình huyện Củ Chi với vai trò cán bộ chủ đầu tư trực
tiếp quản lý dự án nên có thể thu thập dữ liệu từ các chuyên gia nhiều kinh nghiệm
thuộc Ban quản lý dự án huyện Củ Chi; Chỉ huy trưởng + chỉ huy phó các cơng trình;
Giám sát trưởng các cơng trình trên địa bàn huyện Củ Chi, một số cán bộ quản lý dự án
cấp quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh… và số liệu của tất cả các cơng
trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Củ Chi.
Tính chính xác của dữ liệu thu thập: Nghiên cứu với mục tiêu cải tiến quy
trình quản lý dự án, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơng trình sẽ mang
lại lợi ích chung cho các bên tham gia dự án, nên dữ liệu thu thập mang tính đóng góp
tích cực, đáng tin cậy.
Quy trình thu thập dữ liệu: theo 4 giai đoạn
 Giai đoạn xác định tổng quan: dựa vào các hướng dẫn, quy định của Pháp luật
và tìm hiểu phương pháp quản lý đang áp dụng;
 Giai đoạn thiết lập bảng check list: dựa vào ý kiến chuyên gia thơng qua phỏng
vấn trực tiếp;
 Giai đoạn hồn thiện bảng check list: dựa vào ý kiến chuyên gia thông qua bảng

câu hỏi;
 Giai đoạn áp dụng thử nghiệm: thu thập dữ liệu trực tiếp trên công trường;
1.4.3 Các phương pháp, công cụ nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này là nghiên cứu ứng dụng, sử dụng phương pháp nghiên cứu trực
tiếp: khảo sát thực trạng -> tìm biện pháp cải thiện -> ứng dụng thực tiễn -> đánh giá
kết quả.


6

Cơng cụ nghiên cứu:
Dữ liệu được thu thập sau đó được thống kê, phân tích bằng một số phần mềm thông
dụng như Excel, SPSS…
1.5 Ý nghĩa của đề tài:
1.5.1 Ý nghĩa khoa học:
Tìm ra một cơng cụ quản lý dự án mới để kiểm soát nhà thầu trong giai đoạn thi
công dựa trên nền tảng hệ thống Pháp luật về xây dựng và bằng các phương pháp
nghiên cứu khoa học.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Giúp Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Cơng trình huyện Củ Chi, các Ban quản lý
cấp xã trên địa bàn huyện Củ Chi nói riêng và các Bản quản lý dự án quận, huyện trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung có một biện pháp quản lý nhà thầu, đánh
giá kịp thời tình hình thi cơng xây dựng cơng trình đối với các dự án sử dụng nguồn
vốn ngân sách nhà nước.


7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, lĩnh vực đầu tư xây dựng vô cùng quan
trọng. Vì sản phẩm ngành xây dựng khơng chỉ mang ý nghĩa kinh tế kỹ thuật mà cịn
mang tính nghệ thuật, mang màu sắc truyền thống dân tộc, thói quen, tập quán sinh
hoạt,... Sản phẩm ngành xây dựng phản ánh trình độ kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật
và trình độ văn hố nghệ thuật của từng giai đoạn lịch sử nhất định của một đất nước
nó thể hiện bộ mặt đất nước, nó thể hiện tầm phát triển kinh tế của một nước.
2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Giai đoạn được xem là quan trọng nhất và là giai đoạn mang tính quyết định đối
với hiệu quả đầu tư của dự án là giai đoạn thi công xây dựng cơng trình. Để kiểm sốt
giai đoạn thi cơng cơng trình nói riêng, và kiểm sốt dự án nói chung, trên thế giới đã
có nhiều nghiên cứu để đo lường hiệu quả, năng suất cũng như tìm những nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
-

“The Effective Production Culture of a Construction Site” (Salminen 1998a,
Salminen 1998b): Kết quả chính của nghiên cứu này là chỉ ra nhân tố “con
người” có một sự ảnh hưởng đáng kể đến sự thành công của dự án. Trong
nghiên cứu, một mơ hình sơ bộ để đo lường hiệu quả cơng trình xây dựng cũng
được trình bày.

-

“Using Performance Measurement in Developing the Management System of a
Construction Site” in 1999-2000 (Salminen 2000a, Salminen 2000b): nghiên
cứu này đã tập trung phát triển hệ thống đo lường và sử dụng nó như một cơng
cụ để phát triển hiệu quả xây dựng cơng trình. Một mơ hình hệ thống đo lường
hiệu suất cơng trình xây dựng đã được trình bày. Tuy nhiên nghiên cứu vẫn
được cho là chưa hồn chỉnh khi các phân tích, kết luận về các nhân tố thành
cơng của cơng trình xây dựng đã không được đề cập trong nghiên cứu.


-

“Measuring performance and determining success factors of construction
sites”(Juha Salminen Feb 2005). Nghiên cứu của Juha Salminen đã xác định


8

một hệ thống đo lường hiệu quả xây dựng dựa trên mơ hình hoạt động và các
kết quả của một cơng trình xây dựng. Những phần chính của hệ thống là: điều
kiện ban đầu (preconditions), quá trình hoạt động (operation process) và những
kết quả đạt được (results). Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế của
hệ thống là điều kiện ban đầu của mỗi cơng trình phải được những chuyên gia tư
vấn có kinh nghiệm xác định, và tồn tại những yếu tố khác nằm ngoài phạm vi
của hệ thống đo lường như các ảnh hưởng bất ngở của môi trường nhưng cũng
ảnh hưởng đến sự thành công của dự án.
2.2 Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước có
ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm qua nhà nước đã giành hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm cho đầu tư
xây dựng cơ bản. Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai
trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động đầu tư xây dựng của nền kinh tế ở Việt Nam.
Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước đã tạo ra nhiều cơng trình, nhà máy, đường giao
thơng, … quan trọng, đưa lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội thiết thực.
Thời gian gần đây, rất nhiều những tai nạn, sự cố về cầu, đường, các cơng trình
đang trong q trình xây dựng lẫn trong quá trình sử dụng liên tiếp xảy ra dẫn đến thiệt
hại nghiêm trọng về cả vật chất lẫn con người. Hầu hết nguyên nhân của các sự cố này
là do cơng trình kém chất lượng.
Tại Hội thảo “Công tác kiểm định, giám định trong đánh giá an tồn cơng trình
xây dựng năm 2014 và Hội nghị thường niên Mạng Kiểm định chất lượng cơng trình

xây dựng Việt Nam lần thứ XI” do Cục Giám định Nhà nước về chất lượng cơng trình
xây dựng - Cơ quan điều hành Mạng kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng Việt
Nam tổ chức, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thành - đại diện Bureau Veritas Việt Nam - cho
rằng “quản lý chất lượng trong xây dựng là một việc làm thách thức liên quan đến
nhiều bên trong một dự án, hơn hết Chủ đầu tư cần phải nhận thức về vấn đề chất


9

lượng của việc xây dựng và thiết lập hệ thống kiểm sốt chất lượng ngay từ đầu cho
cơng trình…”
Trong nhiều năm qua, qua nhiều giai đoạn điều chỉnh sửa đổi đến nay Nhà nước
đã ban hành hệ thống quy phạm Pháp luật tương đối đầy đủ nhằm hoàn thiện từng
bước công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
ngày 26/11/2003 của Quốc hội có hiệu lực thi hành kể từ tháng 04/2004 có vai trị rất
quan trọng và đã góp phần có hiệu quả vào việc tạo lập môi trường pháp lý và tăng
cường năng lực quản lý của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơng trình. Trong
khoảng thời gian khoảng 10 năm từ 2004-2014, các hệ thống văn bản dưới luật cũng đã
dần được hoàn thiện. Cụ thể:
-

Về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
Ngày 07/02/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý
dự án đầu tư xây dựng cơng trình. Ngày 29/9/2006 Chính phủ ban hành Nghị định
số 112/2006/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình. ngày 16/12/2009
Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu
tư xây dựng cơng trình. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 02/04/2009, quy định
chủ yếu về các nội dung quản lý dự án và năng lực hoạt động của các cá nhân tổ
chức trong lĩnh vực xây dựng cơng trình. Đến nay phần lớn các quy định trong

nghị định này vẫn cịn hiệu lực và đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý
đầu tư xây dựng cơng trình vốn ngân sách nhà nước.

-

Về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
Ngày 16/12/2004, Chính phủ ban hành nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản
lý chất lượng cơng trình xây dựng. Nghị định này quy định chi tiết các nội dung
quản lý chất lượng từ giai đoạn khảo sát thiết kế đến khi đưa cơng trình vào khai
thác sử dụng, bảo hành, bảo trì cơng trình. Ngồi ra, nghị định cịn đính kèm các
phụ lục phân loại, phân cấp cơng trình hổ trợ cho việc phân cấp quản lý công


10

trình. Nghị định này chủ yếu phân cấp và giao quyền chủ động cho các chủ đầu
tư trong công tác quản lý chất lượng cơng trình. Sau gần 10 năm thực hiện, ngày
06/02/2013 Chính phủ ban hành nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất
lượng cơng trình xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/04/2013 thay thế
nghị định 209/2004/NĐ-CP. Nghị định mới này có một số điều chỉnh cơ bản
theo hướng tăng cường sự quản lý của cơ quan nhà nước trong kiểm sốt chất
lượng cơng trình kể từ khâu khảo sát thiết kế, thi công xây dựng và nghiệm thu
đưa vào sử dụng.
-

Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
Ngày 13/06/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng cơng trình. Trước đó, việc quản lý chi phí được thực
hiện theo các quy định tại nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản
lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày

29/09/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP.
Ngày 14/12/2009, Chính phủ ban hành nghị định số 112/2009/NĐ-CP về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng cơng trình, có hiệu lực từ ngày 01/02/2010 thay thế Nghị
định số 99/2007/NĐ-CP.

-

Về quản lý tiến độ, quản lý khối lượng, quản lý an tồn lao động và vệ sinh mơi
trường được thực hiện theo các quy định tại Nghị định về quản lý chất lượng
cơng trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân

sách nhà nước ở nước ta cịn thấp thể hiện trên nhiều khía cạnh như: chất lượng cơng
trình kém, thường xun thất thốt, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng ... Trong đầu tư xây
dựng cơ bản của nhà nước, vốn là vốn của nhà nước mà không phải là của tư nhân, do
vậy rất khó quản lý sử dụng, dễ xảy ra thất thốt, lãng phí, tham nhũng. Ở đây quyền
sở hữu về vốn, quyển sử dụng cơng trình khơng trùng hợp với quyền quản lý vốn và
quản lý chất lượng cơng trình vì thế trách nhiệm quản lý không cao. Động lực cá nhân


11

đối với việc sử dụng hiệu quả đồng vốn, kiểm sốt chặt chẽ khối lượng, chất lượng
cơng trình khơng rõ ràng, mạnh mẽ như nguồn vốn tư nhân. Vì vậy việc quản lý dự án
đầu tư xây dựng cơng trình nguồn vốn nhà nước rất khó khăn, phức tạp.
Hơn nữa, hệ thống quy phạm pháp luật cho lĩnh vực xây dựng nói chung và cho
quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình nói riêng vẫn cịn đang tiếp tục hồn thiện.
Cụ thể, năm 2013 Chính Phủ ban hành Nghị định về Quản lý chất lượng cơng trình xây
dựng, năm 2014 Quốc hội ban hành Luật đấu thầu và năm 2015 Luật Xây dựng mới có
hiệu lực. Sự khó khăn, phức tạp trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình

nguồn vốn nhà nước cộng với hệ thống quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện, thường
xuyên thay đổi đã gây nhiều bối rối, khó khăn cho Ban Quản lý dự án, người cán bộ
quản lý dự án vốn ngân sách nhà nước. Do vậy, việc cụ thể hóa vai trị, trách nhiệm của
Ban Quản lý dự án, người cán bộ quản lý dự án cần được nghiên cứu và đề xuất.


12

CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU BAN ĐẦU CỦA
NGHIÊN CỨU
3.1 Các khái niệm ban đầu cho nghiên cứu:
3.1.1 Khái niệm về quản lý dự án:
Quản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống
để tiến hành quản lý có hiệu quả tồn bộ cơng việc liên quan đến dự án dưới sự rang
buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu của dự án, các nhà đầu tư phải lên kế
hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và định giá toàn bộ quá trình từ
lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.
3.1.2 Những đặc trưng cơ bản về quản lý dự án:
- Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án;
- Khách thể của quản lý dự án liên quan đến phạm vi công việc dự án tức là tồn
bộ nhiệm vụ cơng việc của dự án. Những cơng việc này tạo thành q trình vận động
của hệ thống dự án. Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ tồn tại của dự án;
- Mục đích của quản lý dự án là thực hiện mục tiêu của dự án, tức là sản phẩm
cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hang. Bản thân việc quản lý khơng
phải là mục đích mà là cách thức thực hiện mục đích;
- Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức năng này thì dự án
khơng thể vận hành có hiệu quả, mục tiêu quản lý cũng khơng được thực hiện. Q
trình thực hiện mỗi dự án đều cần có tính sáng tạo vì thế chúng ta thường xem việc
quản lý dự án là quản lý sáng tạo.

3.1.3 Nội dung quản lý dự án
Quản lý dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch trong
suốt vòng đời của dự án. Mục đích của nó là từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các
biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành, mục


13

tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng… Vì thế làm tốt cơng tác quản lý là một việc có ý
nghĩa vô cùng quan trọng.
 Quản lý phạm vi dự án: Tiến hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung
công việc nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Nó bao gồm việc phân chia phạm vi,
quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án.
 Quản lý thời gian dự án: là q trình quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo
chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Nó bao gồm các công
việc như xác định công việc cụ thể, sắp xếp trình tự cơng việc, bố trí thời gian,
khống chế thời gian và tiến độ dự án.
 Quản lý chi phí dự án: là q trình quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm bảo
đảm hoàn thành dự án mà chi phí khơng vượt q mức trù bị ban đầu. Nó bao
gồm các cơng việc như bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chê chi phí
 Quản lý chất lượng dự án: là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án
nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra. Nó
bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chất
lượng.
 Quản lý nguồn nhân lực: là phương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm
bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án và
tận dụng nó một cách hiệu quả nhất. Nó bao gồm các việc như quy hoạch tổ
chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban quản lý dự
án.
 Quản lý việc trao đổi thông tin dự án: là biện pháp quản lý mang tính hệ thống

nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp lý các tin tức cần
thiết cho việc thực hiện dự án cũng như việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến
độ dự án.
 Quản lý rủi ro trong dự án: Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tố rủi ro
mà chúng ta không lường trước được. Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang


14

tính hệ thống nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi khơng xác định và
giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho dự án. Nó bao gồm
việc nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính tốn rủi ro, xây dựng đối sách và
khống chế rủi ro.
 Quản lý việc thu mua của dự án: là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm
sử dụng những hàng hóa, vật liệu thu mua được từ bên ngồi tổ chức thực hiện
dự án. Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua, lựa chọn việc thu mua và trưng
thu các nguồn vật liệu.
3.1.4 Ý nghĩa của quản lý dự án:
Thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai sót, thậm chí trong những cơng
trình lớn, phức tạp.
Áp dụng phương pháp quản lý dự án hợp lý sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ thống mục
tiêu dự án.
3.2 Dữ liệu ban đầu của nghiên cứu:
Vai trò, trách nhiệm chủ yếu của Chủ đầu tư/ Ban quản lý dự án các công trình
xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trước tiên phải đảm bảo tuân thủ đầy
đủ các quy định của Pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơng trình. Chủ đầu tư/ Ban
quản lý dự án có vai trị xun suốt từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án đến khi kết thúc
dự án đưa cơng trình vào khai thác sử dụng và hết bảo hành cơng trình. Tuy nhiên, giai
đoạn được xem ảnh hưởng nhất đến kết quả thực hiện dự án, thể hiện hiệu quả đầu
tư… là giai đoạn thi công xây dựng cơng trình.

Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự
án đầu tư xây dựng cơng trình, nội dung quản lý thi cơng xây dựng cơng trình gồm:
quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công
xây dựng công trình, quản lý an tồn lao động trên cơng trường xây dựng, quản lý môi
trường xây dựng.


×