Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phân tích yếu tố ảnh hưởng biến động chi phí dự án xây dựng tại ban quản lý dự án huyện cẩm mỹ, đồng nai luận văn thạc sĩ 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 102 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
---------------

HỌ TÊN HỌC VIÊN
TRẦN THIÊN TÚ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH

ẢNH HƢỞNG

CHI PHÍ DỰ ÁN

XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN CẨM MỸ, ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60340201

GVHD : PGS.TS NGUYỄN THỊ LOAN

TP. HCM, tháng 06/2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn
là trung thực, do chính tác giả thu thập và phân tích. Nội dung trích dẫn đều chỉ rõ nguồn gốc.
Những số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả thực hiện

TRẦN THIÊN TÚ


ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thị Loan đã giúp đỡ nhiệt tình,
tạo cơ hội để tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả thực hiện

TRẦN THIÊN TÚ

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. ix
..................................................................... 1
1.1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 1

1.2

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................................... 2

1.3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 3


1.4

ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................... 3

1.5

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4

1.6

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................. 4

1.7

BỐ CỤC NGHIÊN CỨU ................................................................................... 5

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN........................................................................... 6
2.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................. 6

2.1.1.

Những vấn đề liên quan đến dự án đầu tƣ xây dựng ............................................ 6

2.1.2.

Khái quát về vốn ngân sách sử dụng cho các dự án xây dựng: .......................... 12

2.2.


CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ............................................................... 16

2.2.1.

Nghiên cứu trên thế giới liên quan đến biến động chi phí DAĐT xây dựng ..... 16

2.2.2.

Nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến biến động chi phí DAĐT xây dựng ....... 18

CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƢỞNG BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ .................................................................... 21
3.1.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG BIẾN ĐỘNG

CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG .................................................................... 21
3.1.1.

Xây dựng bảng câu hỏi ....................................................................................... 21

3.1.2.

Xác định số lƣợng mẫu cần thiết và thang đo .................................................... 21
iv


3.1.3.


Tiến hành điều tra khảo sát................................................................................. 22

3.1.4.

Thu nhận phản hồi từ đối tƣợng đƣợc chọn khảo sát ......................................... 22

3.1.5.

Xử lý dữ liệu và phân tích .................................................................................. 22

3.2.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT ..................................... 23

3.2.1.

Mô hình nghiên cứu............................................................................................ 23

3.2.2.

Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 24

3.3.

MÔ TẢ BỘ DỮ LIỆU...................................................................................... 25

3.3.1.

Thang đo chính thức các yếu tố ảnh hƣởng đến lƣợng khách hàng giao dịch tại


ngân hàng ......................................................................................................................... 26
3.3.2.

Mô tả mẫu điều tra .............................................................................................. 27

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN CẨM MỸ TỈNH ĐỒNG NAI; VẬN
DỤNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN ................................................. 32
4.1.

THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ

BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN CẨM MỸ TỈNH ĐỒNG NAI ............. 32
4.1.1.

Sơ đồ tổ chức và hoạt động tại Ban quản lý dự án huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng

Nai

............................................................................................................................ 32

4.1.2.

Quy trình thực hiện dự án tại Ban quản lý dự án huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai33

4.1.3.

Thực trạng biến động chi phí dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự

án huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai từ năm 2009-2014 ..................................................... 35

4.2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIỂM ĐỊNH ................................................. 40

4.2.1.

Đánh giá độ tin cậy thang đo .............................................................................. 40

4.2.2.

Phân tích nhân tố khám phá - EFA..................................................................... 43

4.2.3.

Tính toán lại hệ số Cronbach Alpha ................................................................... 50

4.2.4.

Mô hình hồi quy tuyến tính .............................................................................. 51

4.3.

THẢO LUẬN ................................................................................................... 52
v


CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý BIỆN PHÁP CHO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN HUYỆN CẨM MỸ54
5.1.


KẾT LUẬN ...................................................................................................... 54

5.1.1.

Biến động chi phí trong dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án

huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai trong 5 năm từ năm 2009-2014 ..................................... 54
5.1.2.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến biến động chi phí trong dự án đầu tƣ xây dựng....... 55

5.2.

MỘT SỐ GỢI Ý BIỆN PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ BIẾN ĐỘNG

CHI PHÍ TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN CẨM MỸ TỈNH ĐỒNG NAI ....... 56
5.2.1.

Nâng cao chất lƣợng công tác lập tổng mức đầu tƣ, dự toán: ............................ 56

5.2.2.

Nâng cao chất lƣợng công tác giám sát, kiểm tra chi phí từng giai đoạn thực

hiện dự án: ....................................................................................................................... 57
5.2.3.

Nâng cao chất lƣợng công tác quyết toán: ......................................................... 57

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ MẪU ............................................. 61

PHỤ LỤC 2: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO ........................................ 63
PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ –EFA .......................................... 68
PHỤ LỤC 4: TÍNH TOÁN LẠI CRONBACH ALPHA ................................................ 84
PHỤ LỤC 5: HỒI QUY TUYẾN TÍNH ......................................................................... 86
PHỤ LỤC 6: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................................. 87
PHỤ LỤC 7: BẢNG SỐ LIỆU DỰ ÁN THỰC HIỆN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
HUYỆN CẨM MỸ TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2009-2014 ....................................... 89

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Tăng trƣởng GDP do công nghiệp xây dựng tạo ra tại Việt Nam từ năm
2005-2013 ........................................................................................................................1
Hình 2.1: Đƣờng cong ngân sách ..................................................................................11
Hình 2.2: Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc ....................................13
Hình 2.3: Quản lý ngân sách cấp Huyện .......................................................................14
Hình 2.4: Trình tự lập, gửi, thẩm định và thông báo kết quả thẩm định báo cáo quyết
toán năm do nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh quản lý ......................................................15
Hình 2.5: Trình tự lập, gửi, thẩm định và thông báo kết quả thẩm định báo cáo quyết
toán năm do nguồn vốn ngân sách cấp huyện, xã quản lý ............................................16
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức Ban quản lý dự án huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai ..................32
Hình 4.2: Phần trăm biến động chi phí dự án tại Ban quản lý dự án huyện Cẩm Mỹ
tỉnh Đồng Nai từ năm 2009-2014 ..................................................................................36
Hình 4.3: Phần trăm biến động chi phí (dự toán duyệt ban đầu < 3 tỷ đồng) ...............37
Hình 4.4: Phần trăm biến động chi phí (3 tỷ đồng < dự toán duyệt ban đầu < 7 tỷ đồng)
.......................................................................................................................................37
Hình 4.5: Phần trăm biến động chi phí (7 tỷ đồng < dự toán duyệt ban đầu < 20 tỷ
đồng) ..............................................................................................................................38
Hình 4.6: Phần trăm biến động chi phí (dự toán duyệt ban đầu > 20 tỷ đồng) .............39


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Chi phí tổng mức đầu tƣ xây dựng ...................................................................7
Bảng 2.2 Chi phí dự toán xây dựng .................................................................................9
Bảng 2.3: Các nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng biến động chi phí DAĐT xây dựng ...........18
Bảng 3.1: Quy trình thu thập dữ liệu .............................................................................22
Bảng 3.2: Mô hình nghiên cứu ......................................................................................23
Bảng 3.3: Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................24
Bảng 4.1: Các bƣớc thực hiện dự án .............................................................................34
Bảng 4.2: Thống kê các nhóm ngành biến động chi phí tại ban quản lý dự án huyện
Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai từ năm 2009-2014...................................................................35
Bảng 4.3: Thống kê theo giá trị các công trình xây dựng tại ban quản lý dự án huyện
Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai .................................................................................................36

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACWP

Chi phí thực tế cho công việc đã thực hiện

BCWP

Dự toán ngân quỹ chi phí cho công việc đã thực hiện


CV

Chênh lệch chi phí

DAĐT

Dự án đầu tƣ

%CV

Phần trăm chênh lệch chi phí

S1

Công trình giao thông đƣờng bộ

S2

Công trình giao thông – cầu

SDATG

Số dự án tham gia

UBND

Ủy ban nhân dân

XD


Xây dựng

ix


1.1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngành công nghiệp xây dựng luôn đóng vai trò là đầu tàu trong sự phát triển

của nền kinh tế, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế bằng cách tạo ra cơ sở vật chất kỹ
thuật và xây dựng cơ sở hạ tầng, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh
tế khác.

Hình 1.1: Tăng trƣởng GDP do công nghiệp xây dựng tạo ra tại Việt Nam từ năm
2005-2013
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai thực hiện chủ trƣơng chung sử dụng vốn ngân
sách nhà nƣớc để thực hiện các công trình xây dựng cơ bản phục vụ nâng cao đời sống
vật chất tinh thần của ngƣời dân địa phƣơng, thu hút doanh nghiệp đầu tƣ, phát triển
kinh tế địa phƣơng. Dự án phải trải qua nhiều giai đoạn để hoàn thành tạo nên sản
phẩm từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, giai đoạn đầu tƣ, giai đoạn hoàn thành đƣa vào khai
thác sử dụng tạo nên nhiều rủi ro ảnh hƣởng đến vấn đề chi phí vƣợt so với tổng mức
đầu tƣ, tổng dự toán duyệt ban đầu và điều này gây ảnh hƣởng đến nguồn vốn dự trù
ban đầu, tăng chi tiêu ngân sách trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản ở huyện Cẩm
Mỹ tỉnh Đồng Nai, giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc.

.
Đề tài nghiên cứu dựa trên tổng quan lý thuyết, dữ
Trang 1



liệu lịch sử các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản đã thực hiện tại Ban Quản lý dự án
huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai để nêu ra phƣơng pháp phát hiện

chi

phí khi thực hiện dự án. Đề tài “Phân tích ảnh hƣởng của biến động chi phí đến dự án
xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai” đƣợc thực hiện nhằm
giải quyết vấn đề trên.
1.2

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Theo tham khảo chƣa đầy đủ của tác giả thì hiện nay trên thế giới, nghiên cứu

về nhân tố ảnh hƣởng biến động chi phí dự án đầu tƣ xây dựng bằng phƣơng pháp định
lƣợng đã đƣợc ứng dụng khá phổ biến. Các nghiên cứu này tập trung vào quy trình
thực hiện dự án và tìm các nguyên nhân gây biến động chi phí. Điển hình nhƣ nghiên
cứu của Jomah Mohammed Al-Najjar (2008); Garry D. Creedy (2006); Le Hoai Long,
Young Dai Lee, Jun Yong LeeDelay (2008) sử dụng phần mềm SPSS để xác định các
nhân tố ảnh hƣởng biến động chi phí và xếp hạng các nhân tố này từ mức ảnh hƣởng
cao nhất đến thấp nhất.
Hiện nay, các công trình nghiên cứu trong nƣớc về hoàn thiện công tác quản lý
vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách của nhà nƣớc và phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng vƣợt đến sự biến động chi phí của dự án xây dựng cũng đã đƣợc một số nhà
nghiên cứu quan tâm. Trong đó, khá nhiều nghiên cứu tiếp cận theo phƣơng pháp định
tính dựa trên phân tích tình hình sử dụng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, nghiên cứu hiệu
quả hoạt động của quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ở kho bạc nhà nƣớc cấp huyện,
ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, cụ thể nhƣ nghiên cứu của Đỗ Thiết Khiêm (2011)
với đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách của

nhà nƣớc tại Huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi”; Bên cạnh phƣơng pháp định tính
nghiên cứu của Trịnh Thị Thúy Hồng (2012) “Quản lý ngân sách nhà nƣớc trong đầu
tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Bình Định” và nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh
Tâm, Cao Hào Thi (2012) với đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự biến động chi phí
của dự án xây dựng” đã sử dụng phƣơng pháp định lƣợng SPSS để phân tích các nhân
tố ảnh hƣởng đến biến động chi phí dự án đầu tƣ xây dựng.
Trên cơ sở kế thừa các đề tài nghiên cứu đã nêu đề tài nghiên cứu này vận dụng
phân tích các nhân tố gây ảnh hƣởng và biện pháp kiểm soát biến động chi phí dự án
Trang 2


đầu tƣ xây dựng tại ban quản lý dự án huyện Cẩm Mỹ. Tuy đã có nhiều đề tài nghiên
cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách trong đầu tƣ xây dựng cơ bản tuy
nhiên các đề tài đều chƣa kết hợp giữa các nhân tố ảnh hƣởng biến động chi phí và
cách kiểm soát cụ thể bằng số liệu thực hiện dự án. Đề tài “Phân tích ảnh hƣởng của
biến động chi phí đến dự án xây dựng tại Ban Quản lý dự án huyện Cẩm Mỹ, tỉnh
Đồng Nai” đƣợc thực hiện nhằm giải quyết vấn đề trên. Mỗi phƣơng pháp nghiên cứu
đều có ƣu điểm và hạn chế nhất định vì vậy đề tài nghiên cứu của tác giả kết hợp cả
phƣơng pháp phân tích nhân tố ảnh hƣởng biến động chi phí và thực trạng biến động
chi phí đầu tƣ xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án huyện Cẩm Mỹ từ đó nêu gợi ý
biện pháp cho công tác quản lý biến động chi phí.
1.3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu thực hiện với mục tiêu phân tích thực trạng, những yếu tố
và đề xuất các giải pháp góp phần hạn chế biến động chi phí xây

dựng tại Ban quản lý dự án huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai.
Câu hỏi nghiên cứu: (1) Thực trạng biến động chi phí trong dự án đầu tƣ xây
dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án Huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai từ năm 2009-2014

nhƣ thế nào? (2) Các yếu tố nào

chi phí trong dự án đầu tƣ xây

dựng? (3) Giải pháp nào góp phần ngăn ngừa, hạn chế

chi phí

tại Ban quản lý dự án Huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai?
1.4

ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu 104 dự án đầu tƣ xây dựng biến động chi phí tại Ban quản lý

dự án huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai đã thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 20092014 để nghiên cứu tình hình biến động chi phí và một số gợi ý biện pháp cho công tác
quản lý biến động chi phí tại Ban quản lý dự án huyện Cẩm Mỹ.
Đề tài thực hiện khảo sát từ 184 chuyên gia, kỹ sƣ xây dựng công tác tại tỉnh
Đồng Nai để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng biến động chi phí. Mẫu nghiên cứu
gồm 3 bên (Chủ đầu tƣ, tƣ vấn, nhà thầu thi công) mang tính đại diện cho các thành
phần tham gia thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng, các kết quả khảo sát này có đủ dữ liệu

Trang 3


làm cơ sở vận dụng mô hình phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến biến động chi phí
xây dựng.
1.5

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các nội dung nghiên cứu nêu trên, đề tài sử dụng cả phƣơng pháp


phân tích định tính
và định lƣợng dựa
trên cơ sở phân tích quan điểm, mô hình và kết quả các bài nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc. Chi tiết cụ thể nhƣ sau:
(1) Phƣơng pháp phân tích định tính bằng bảng số liệu, bằng đồ thị để phản ánh
tình hình biến động chi phí tại Ban quản lý dự án huyện Cẩm Mỹ tỉnh Đồng Nai.
(2) Phƣơng pháp phân tích định lƣợng bằng mô hình phân tích dữ liệu SPSS để
xác định các

ảnh hƣởng

chi phí dự án đầu tƣ xây dựng.
cần thiết phục vụ cho việc phân

tích định lƣợng nói trên. Cronbach alpha đƣợc dùng để lựa chọn và củng cố thành
phần thang đo, phân tích EFA dùng để xác định các nhân tố ẩn chứa đằng sau các biến
đƣợc quan sát. Cuối cùng phân tích hồi quy tuyến tính đƣợc sử dụng để xác định các
nhân tố thực sự ảnh hƣởng biến động chi phí dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản.
1.6

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Thực tế cho thấy vấn đề biến động chi phí trong dự án xây dựng ảnh hƣởng

nhiều đến phân bổ ngân sách nhà nƣớc hàng năm, làm lãng phí ngân sách do việc quản
trị rủi ro không tốt, không lƣờng trƣớc đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí xây
dựng. Vì vậy, việc tìm hiểu các nhân tố gây ảnh hƣởng biến động chi phí và đề xuất
giải pháp hạn chế biến động chi phí dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản giúp thành viên
tham gia thực hiện dự án có biện pháp kiểm soát chi phí vƣợt và hạn chế vƣợt ngân
sách.

Về mặt lý luận và phƣơng pháp thì đề tài đóng vai trò nhƣ một nghiên cứu
khám phá làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trong việc phát hiện và kiểm soát

Trang 4


biến động chi phí xây dựng để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn ngân sách nhà
nƣớc.
Đề tài cung cấp một cái nhìn tổng quát trong việc tìm biện pháp phát hiện, kiểm
soát việc biến động chi phí dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà
nƣớc. Từ đó đƣa ra giải pháp giúp các bên tham gia dự án xây dựng có sự chuẩn bị,
lƣờng trƣớc những rủi ro có thể ảnh hƣởng đến biến động chi phí xây dựng nhằm giảm
thiểu việc tăng chi phí.
1.7

BỐ CỤC NGHIÊN CỨU
Đề tài ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu … kết cấu đề tài gồm có 4

chƣơng:
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ.
CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN HUYỆN CẨM MỸ TỈNH
ĐỒNG NAI; VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý BIỆN PHÁP CHO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN HUYỆN CẨM
MỸ


Trang 5


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ LUẬN
2.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Ngành xây dựng là ngành luôn đối mặt với những điều rủi ro và không chắc

chắn khi thời gian thực hiện dự án kéo dài, dự án phải trải qua nhiều giai đoạn để hoàn
thành với vị trí xây dựng dự án khác nhau, bản vẽ thiết kế và nguồn lực tham gia thực
hiện dự án khác nhau và những rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế nên kiểm soát chi phí
giai đoạn sớm tránh bị điều chỉnh tăng so với tổng mức đầu tƣ là vấn đề đƣợc nhiều
bên tham gia chủ đầu tƣ, đại diện chủ đầu tƣ, nhà thầu thi công, đơn vị tƣ vấn quan
tâm.
2.1.1. Những vấn đề liên quan đến dự án đầu tƣ xây dựng
Theo “Giáo trình thiết lập và thẩm định dự án đầu tƣ” của PGS.TS Phƣớc Minh
Hiệp thì “dự án đầu tư” đƣợc định nghĩa “Theo ngân hàng thế giới:Dự án đầu tư là
tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định
nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong thời gian nhất định”. Trong phần này luận văn
sẽ trình bày về những khái niệm liên quan chi phí trong quá trình thực hiện dự án đầu
tƣ xây dựng.
2.1.1.1.

Tổng mức đầu tƣ xây dựng:

Tổng mức đầu tƣ là cơ sở để dự trù nguồn vốn thực hiện dự án, là chi phí tối đa
chủ đầu tƣ đƣợc phép sử dụng đề đầu tƣ xây dựng công trình. Có bốn phƣơng pháp lập
tổng mức đầu tƣ là:
Lập theo thiết kế cơ sở của dự án.

Lập theo công suất hoặc năng lực của dự án.
Lập theo số liệu của dự án tƣơng tự.
Kết hợp các phƣơng pháp trên.
Nội dung tổng mức đầu tƣ xây dựng gồm chi phí bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định
cƣ (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tƣ vấn đầu
tƣ xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lƣợng phát sinh và trƣợt giá.
Các chi phí của tổng mức đầu tƣ đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:
Trang 6


Bảng 2.1 Chi phí tổng mức đầu tƣ xây dựng
Chi phí bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
Chi phí xây dựng gồm:
Chi phí phá dỡ các công trình xây dựng
Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng
Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng
công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công
Chi phí thiết bị gồm:
Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;
Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có);
Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo
hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;
Chi phí quản lý dự án gồm:
Chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai
đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đƣa
công trình của dự án vào khai thác sử dụng
Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng gồm:

TỔNG
MỨC

ĐẦU TƢ

Chi phí tƣ vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
(nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật,
Chi phí thiết kế,
Chi phí tƣ vấn giám sát xây dựng công trình;
Các chi phí tƣ vấn khác liên quan;
Chi phí khác gồm:
Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện
trƣờng, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lƣợng lao động
đến và ra khỏi công trƣờng, chi phí an toàn lao động, và một số
chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình;

Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lƣợng công việc

phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trƣợt giá trong thời
gian thực hiện dự án.
Nguồn: điều 4 nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về Quản lý chi phí đầu tư xây
dựng của Chính Phủ ban hành
Trang 7


2.1.1.2.

Dự toán

Sau khi phê duyệt tổng mức đầu tƣ thì chủ đầu tƣ hoặc đại diện chủ đầu tƣ có
trách nhiệm căn cứ trên bản vẽ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công triển khai tính dự toán
xây dựng công trình để xác định chi tiết toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công
trình phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc

phải thực hiện khác để hoàn thành dự án xây dựng. Đối với dự án có nhiều công trình
xây dựng, chủ đầu tƣ có thể xác định tổng dự toán xây dựng công trình để quản lý chi
phí. Tổng dự toán xây dựng công trình đƣợc xác định bằng cách cộng các dự toán xây
dựng công trình và các chi phí khác có liên quan của dự án. Vai trò của dự toán trong
dự án xây dựng nhƣ sau:
Xác định chính thức vốn đầu tƣ xây dựng công trình, từ đó xây dựng
đƣợc kế hoạch cung cấp, sử dụng và quản lý vốn.
Tính toán hiệu quả đầu tƣ, để có cơ sở so sánh lựa chọn giải pháp thiết
kế, phƣơng án tổ chức thi công.
Làm cơ sở để xác định giá gói thầu trong trƣờng hợp tổ chức đấu thầu,
giá hợp đồng kinh tế ký kết trong trƣờng hợp chỉ định thầu.
Làm cơ sở để nhà thầu lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tƣ,
kế hoạch lao động tiền lƣơng, năng lực xây dựng.
Làm cơ sở để đơn vị xây lắp đánh giá kết quả hoạt động kinh tế của đơn
vị mình.
Công tác lập dự toán đòi hỏi ngƣời lập phải có kinh nghiệm thực tế thi công để
lập đầy đủ chi tiết danh mục công việc cần thực hiện, sử dụng đúng đơn giá xây dựng
cơ bản theo quy định nhà nƣớc, dự đoán các trƣờng hợp có thể xảy ra trong quá trình
thi công theo bản vẽ thiết kế đƣợc duyệt để tính toán đầy đủ chi phí thực hiện dự án.
Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí
quản lý dự án, chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng đƣợc
quy định cụ thể nhƣ sau:

Trang 8


Bảng 2.2 Chi phí dự toán xây dựng
Chi phí xây dựng gồm:
Chi phí trực tiếp;
Chi phí chung;

Thu nhập chịu thuế tính trƣớc;
Thuế giá trị gia tăng;
Chi phí thiết bị gồm:
Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;
Chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt, thí
nghiệm, hiệu chỉnh;
Các chi phí khác có liên quan;
Chi phí quản lý dự án gồm:
Chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai
đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đƣa
công trình của dự án vào khai thác sử dụng

DỰ
TOÁN

Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng gồm:
chi phí khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng;
Các chi phí tƣ vấn khác liên quan;

Chi phí khác gồm:
Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện
trƣờng, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lƣợng lao động
đến và ra khỏi công trƣờng, chi phí an toàn lao động, và một số
chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình;

Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lƣợng công việc
phát sinh và yếu tố trƣợt giá trong thời gian thực hiện dự án.

Nguồn: điều 8 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về Quản lý chi phí đầu tư xây
dựng của Chính Phủ ban hành

Trang 9


2.1.1.3.

Quyết toán

Sau khi triển khai dự án hoàn thành bàn giao đơn vị thụ hƣởng đƣa vào sử dụng
thì Chủ đầu tƣ hoặc đại diện chủ đầu tƣ phối với các đơn vị tƣ vấn, đơn vị thi công,
đơn vị giám sát và các đơn vị liên quan khác lập quyết toán hồ sơ công trình. Chi phí
đầu tƣ đƣợc quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tƣ
xây dựng để đƣa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn
bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán đƣợc phê duyệt;
hợp đồng đã ký kết; kể cả phần điều chỉnh, bổ sung đƣợc duyệt theo quy định và đúng
thẩm quyền. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, chi phí đầu tƣ đƣợc
quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tƣ, tổng dự toán đƣợc duyệt hoặc
đƣợc điều chỉnh.
Đối với các dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc, sau khi kết
thúc niên độ ngân sách, chủ đầu tƣ thực hiện việc quyết toán, sử dụng vốn đầu tƣ theo
niên độ theo quy định của Bộ Tài chính.
(Theo điều 8 nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về Quản lý chi
phí đầu tƣ xây dựng của Chính Phủ ban hành).
2.1.1.4.

Biến động chi phí

Sau khi lập sơ bộ tổng mức đầu tƣ, tổng dự toán và thực hiện các thủ tục theo
quy định của pháp luật về đầu tƣ xây dựng giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, chuẩn bị trƣớc
khi xây lắp thì các bên liên quan tổ chức khởi công thi công dự án và bàn giao. Tuy
nhiên, dự án đầu tƣ xây dựng triển khai trong thời gian dài với nhiều nguồn lực tham

gia gồm con ngƣời, thiết bị, vật tƣ, địa chất khu vực thi công và những rủi ro không
lƣờng trƣớc đƣợc tác động từ bên ngoài nhƣ thiên nhiên, chính sách kinh tế … dẫn đến
biến động chi phí đầu tƣ xây dựng khi thực hiện quyết toán. Theo Agata
Czarnigowska, Piotr Jaskowski, Slawomir Biruk (2011) có các định nghĩa nhƣ sau:
Dự toán ngân quỹ chi phí cho công việc đã thực hiện (BCWP) – Chi phí theo
dự toán của phần khối lƣợng công việc thực tế đã hoàn thành tính tới thời điểm báo
cáo của công việc đƣợc theo dõi.

Trang 10


Chi phí thực tế cho công việc đã thực hiện (ACWP) – Hao phí thực tế phải bỏ
ra để hoàn thành phần công việc, đã đƣợc thực hiện xong, vào đúng thời điểm báo cáo.
Chênh lệch chi phí (CV) – Hiệu số giữa chi phí thực hiện dự án theo thực tế và
kế hoạch tại thời điểm báo cáo bằng việc sử dụng đơn vị tiền tệ.
CV = ACWP - BCWP
Phần trăm chênh lệch chi phí (%CV) – Tỷ số giữa chênh lệch chi phí và chi phí
thực hiện dự án theo kế hoạch tại cùng một thời điểm báo cáo bằng việc sử dụng đơn
vị phần trăm.
%CV = (ACWP – BCWP)/BCWP*100%

Hình 2.1: Đƣờng cong ngân sách
Nguồn: Agata Czarnigowska, Piotr Jaskowski, Slawomir Biruk (2011)
2.1.1.5.

Những yếu tố gây biến động chi phí

Dự án đầu tƣ xây dựng thực hiện trải qua nhiều giai đoạn thực hiện nên nguyên
nhân gây biến động chi phí rất nhiều. Dự án đầu tƣ xây dựng thực hiện trải qua ba giai
đoạn: giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án, giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn kết thúc

dự án.
Khâu chuẩn bị thực hiện dự án đơn vị chủ đầu tƣ lập tổng mức đầu tƣ hoặc tổng
dự toán, bản vẽ thiết kế không chính xác gây phát sinh công việc làm tăng chi phí, báo
Trang 11


cáo khảo sát địa chất chƣa phản ánh hết tính chất phức tạp vị trí thi công của công
trình làm thay đổi phƣơng án kết cấu gây phát sinh chi phí trong quá trình thi công, tổ
chức đấu thầu chƣa đúng quy định nhà nƣớc, năng lực kinh nghiệm nhân lực tham gia
kém nên phải điều chỉnh chi phí trong quá trình thi công.
Khâu thực hiện dự án đầu tƣ tham gia bởi nhiều bên liên quan nhƣ chủ đầu tƣ,
tƣ vấn, đơn vị thi công, yếu tố giá cả vật tƣ thị trƣờng, … Khâu tổ chức thi công chƣa
có sự phối hợp giải quyết công việc của các bên làm chậm trễ tiến độ và phải đập bỏ
thay đổi phần khối lƣợng công việc đã thi công gây biến đổi chi phí, nguồn lực phục
vụ thi công kém làm lãng phí vật tƣ, thiếu năng lực kinh nghiệm các bên tham gia để
dự báo các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thi công làm phát sinh công việc. Giá
cả vật tƣ chịu sự biến động trên thị trƣờng làm phát sinh trƣợt giá trong quá trình thi
công. Nhân lực tham gia thực hiện dự án với số lƣợng đông và trình độ không đồng
đều nên vấn đề trộm cắp, tai nạn lao động … tại công trƣờng là vấn đề gây biến động
chi phí cho các bên cả nhà thầu lẫn chủ đầu tƣ.
2.1.2.

Khái quát về vốn ngân sách sử dụng cho các dự án xây dựng:

2.1.2.1. Khái niệm vốn ngân sách:
Ngân sách nhà nƣớc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nƣớc đã đƣợc cơ
quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nƣớc. Ngân sách nhà nƣớc với các vai
trò của nó đƣợc coi là công cụ quan trọng trong việc thực hiện chức năng quản lý và
điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nƣớc.

2.1.2.2. Nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản
Vốn đầu tƣ nguồn NSNN bao gồm đầu tƣ của ngân sách trung ƣơng (bao gồm
cả phần vốn ODA đƣợc cân đối qua NSNN) và đầu tƣ trong cân đối ngân sách địa
phƣơng. Vốn ngân sách đƣợc hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế và đƣợc Nhà
nƣớc duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các kế hoạch
Nhà nƣớc hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch dài hạn. Nguồn vốn đầu tƣ XDCB
thuộc ngân sách đƣợc phân bổ nhƣ sau:

Trang 12


Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc

Vốn trong dự toán ngân

Vốn ĐTXD cơ bản khác của

sách nhà nƣớc

ngân sách nhà nƣớc đƣợc
phép sử dụng để đầu tƣ theo
quyết định của cấp có thẩm
quyền

Vốn ĐTXDCB theo

Vốn ĐTXDCB thuộc kế hoạch

kế hoạch Nhà nƣớc


năm trƣớc đƣợc cơ quan có

giao hàng năm

thẩm quyền quyết định bằng
văn bản chuyển sang năm sau
tiếp tục thực hiện và thanh toán.

Hình 2.2: Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc
Nguồn: Thông tư 210/2010/TT-BTC, 2010.
2.1.2.3. Chi ngân sách về đầu tƣ xây dựng cơ bản:
Theo luật ngân sách nhà nƣớc thì việc quản lý chung về tài chính trên địa bàn
một huyện là Hội đồng nhân dân huyện và Ủy ban nhân dân huyện, còn quản lý các
hoạt động nghiệp vụ tài chính là trách nhiệm của cơ quan cấp huyện đó là Phòng Tài
Chính – Kế hoạch, Kho bạc nhà nƣớc huyện, và các chủ đầu tƣ thực hiện quản lý về
chi ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ xây dựng cơ bản. Các sở, ngành, các địa phƣơng và
đơn vị chủ đầu tƣ sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc phải bảo đảm cân đối giữa nhu cầu
đầu tƣ với khả năng bố trí vốn ngân sách nhà nƣớc và khả năng huy động các nguồn
vốn nhà nƣớc khác và các nguồn vốn bổ sung của các thành phần kinh tế để xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.

Trang 13


UBND Huyện
(1a)
Phòng tài chính
kế hoạch

(1)


(4)

Kho bạc nhà
nƣớc huyện

(5)

(2)
(3)
Chủ đầu tƣ
(6)
Hình 2.3: Quản lý ngân sách cấp Huyện
Nguồn: Luật ngân sách nhà nước, 2002
UBND huyện giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, bố trí kế hoạch vốn chi tiết cho
từng dự án.
(1a) Đồng thời UBND huyện gửi kế hoạch hàng năm cho phòng tài chính kế
hoạch.
(2) Phòng Tài chính–kế hoạch nhập dự toán chi tiết cho từng dự án của chủ đầu
tƣ.
(3) Chủ đầu tƣ mở tài khoản, lập kế hoạch thanh toán vốn đầu tƣ từng quí.
(4) Kho bạc nhà nƣớc lập kế hoạch chi hàng quí gửi Phòng tài chính – kế hoạch.
(5)

Phòng tài chính – kế hoạch lập kế hoạch chi hàng quí đã duyệt.

(6)

Thanh toán vốn đầu tƣ


(7)

Chủ đầu tƣ lập quyết toán vốn đầu tƣ gửi Phòng Tài chính – kế hoạch

(8)

Phòng tài chính – Kế hoạch thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ và trình

UBND huyện phê duyệt.
Mỗi một năm ngân sách, Nhà nƣớc lại trích một phần ngân sách rất lớn cho
hoạt động chi đầu tƣ xây dựng cơ bản trong khi không tính đến khả năng thu hồi lại
vốn bởi đây là hoạt động nhằm phục vụ công cộng, và mục tiêu chính của chi ngân
sách xây dựng cơ bản là hƣớng đến sự phát triển của toàn xã hội trong tƣơng lai.

Trang 14


2.1.2.4. Trình tự lập, gửi, thẩm định và thông báo kết quả thẩm định báo cáo
quyết toán năm.
Chủ đầu tƣ (hoặc Ban quản lý dự án):
Lập báo cáo quyết toán năm gửi
đƣợc phân cấp quản lý.

các sở, ban, ngành cấp tỉnh, thành phố

Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng:
gửitrách nhiệm quản lý;
Thẩm định quyết toán của các chủ đầu tƣ thuộc
Tổng hợp, lập báo cáo quyết toán năm


gửi

Sở Tài chính.

Kho bạc nhà nƣớc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng:
Tổng hợp báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn
ngân sách nhà nƣớc và các nguồn vốn khác do Kho bạc nhà nƣớc kiểm soát
thanh toán,
gửi
Sở Tài chính

Sở Tài chính:
Thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm gửi
các sở, ban,
ngành và Kho bạc nhà nƣớc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng;
Tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phƣơng hàng nămbáo cáo
Ủy ban
nhân dân để trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng phê
chuẩn.

Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nƣớc, UBND
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo theo quy
định
Hình 2.4: Trình tự lập, gửi, thẩm định và thông báo kết quả thẩm định báo cáo
quyết toán năm do nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh quản lý
Nguồn: Thông tư 210/2010/TT-BTC
Trang 15


Chủ đầu tƣ (hoặc Ban quản lý dự án):

gửi
Lập báo cáo quyết toán năm
định và tổng hợp.

các Phòng Tài chính – kế hoạch để thẩm

Kho bạc nhà nƣớc cấp huyện:
Tổng hợp báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân
sách nhà nƣớc và các nguồn vốn khác do Kho bạc nhà nƣớc cấp huyện kiểm soát
thanh toán gửi
Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp
xã (phần cấp xã quản lý)
Tài chính
Phòng tài chính kế hoạch:
gửi
Tổ chức thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm
các chủ
đầu tƣ (Ban Quản lý Dự án), các phòng, ban và Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện;
báo cáo
Tổng hợp vào quyết toán ngân sách hàng năm để
UBND cấp huyện trình
Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn;
Gửi Sở Tài chính kết quả phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cấp huyện sau 05 ngày
đƣợc phê chuẩn.
Hình 2.5: Trình tự lập, gửi, thẩm định và thông báo kết quả thẩm định báo cáo
quyết toán năm do nguồn vốn ngân sách cấp huyện, xã quản lý
Nguồn: Chỉ thị 02/2012/CT-UBND
2.2.

CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới liên quan đến biến động chi phí DAĐT xây
dựng
Jomah Mohammed Al-Najjar (2008) Nhân tố ảnh hƣởng vƣợt tiến độ và chi phí

của dự án xây dựng tại dải Gaza (Factors Influencing Time and Cost Overruns on
Construction Projects in the Gaza Strip) thực hiện nghiên cứu tại dải Gaza thực hiện
khảo sát với 53.00 % (66) nhà thầu, 25.00 % (31) chủ đầu tƣ, 22.00 % (27) đơn vị tƣ
vấn. Tác giả sử dụng 12 nhóm nhân tố với 43 biến nhân tố khảo sát ảnh hƣởng vƣợt
chi phí đƣợc gửi đến chủ đầu tƣ, nhà thầu, đơn vị tƣ vấn. Tác giả chỉ ra rằng biến động
giá vật liệu, trễ tiến độ, đóng cửa biên giới làm hạn chế nguồn vật liệu, năng lực nhà
thầu kém, thay đổi thiết kế, quản lý yếu kém là những yếu tố ảnh hƣởng nhất đến vƣợt
Trang 16


×