Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.21 KB, 115 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỞ ĐẦU </b>



<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Pháp quyền là một khái niệm được hình thành và phát triển dọc theo
chiều dài lịch sử của văn minh nhân loại. Các nội dung, nguyên tắc cơ bản
của pháp quyền đã không ngừng được giải thích, bổ sung và hồn thiện theo
từng giai đoạn và từng thời kỳ lịch sử. Từ thời Hy Lạp cổ đại, tư tưởng pháp
quyền xuất hiện nơi mà nền dân chủ sơ khai đã được hình thành.Đáng chú ý
trong thời kỳ này là tư tưởng pháp quyền sơ khai của hai triết gia nổi tiếng
Plato và Aristotle. Plato khẳng định pháp luật phải là ông chủ của chính
quyền để ngăn ngừa sự xuất hiện của những kẻ chuyên quyền. Tương tự,
Aristotle cho rằng pháp luật cần phải được xem như là sự kiềm chế đối với
các pháp quan để hạn chế sự tùy tiện trong quá trình đưa ra các phán quyết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

quyền và xây dựng một mơ hình chính phủ hợp lý nhằm hạn chế việc vi phạm
các quyền con người. Ch.L. Montesquieu với học thuyết tam quyền phân lập
đã được các học giả tư sản phương Tây coi là hòn đá tảng trong việc xây dựng
lý luận tổ chức quyền lực nhà nước tư sản. Một nhà nghiên cứu đã nhận xét
khái quát tư tưởng pháp quyền chủ đạo trong giai đoạn này bằng một khẩu
<i>hiệu: Con người chỉ được tự do khi chính phủ khơng được tự do. </i>


Tư tưởng và học thuyết pháp quyền hiện đại của phương Tây được thể
hiện đậm nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa dùng
khái niệm "Nhà nước pháp quyền", nhưng tư tưởng của Người về nhà nước
pháp quyền đã rất rõ; trong Yêu sách của nhân dân An Nam viết năm 1919,
Người yêu cầu phải để cho nhân dân Việt Nam có các quyền tự do như tự do
ngôn luận, tự do lập hội và hội họp, tự do giáo dục và đặc biệt là "thay chế độ
ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật" [28 tr. 36]. Trong "Việt Nam yêu cầu
ca", Người đã thể hiện nội dung những yêu sách trên để phổ biến rộng rãi: "Bảy
xin hiến pháp ban hành, Trăm đều phải có thần linh pháp quyền" [28 tr. 438].



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trên cơ sở tổng kết sâu sắc thực
tiễn và lý luận 25 năm đổi mới, Đảng đã nghiên cứu và đề ra các giải pháp
nhằm tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát
huy sức mạnh tồn dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền
tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Trong lĩnh vực hoàn thiện thể chế bộ máy, Đảng ta nhận
định: "Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân do Đảng lãnh đạo, thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản
<i>lý xã hội..." [14, tr. 246]. </i>


Thực tiễn cũng chứng minh, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam là điều kiện tiên quyết để xây dựng thành công Nhà nước pháp
quyền Việt Nam giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt khơng chỉ có ý nghĩa đối
với bản thân Đảng mà còn là điều kiện quan trọng đối với sự tồn tại hoạt động
của Nhà nước pháp quyền. Vấn đề là phải luôn luôn đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước để sao cho vừa bảo đảm sự lãnh đạo của
Đảng, vừa phát huy vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước để tập trung mọi
quyền lực vào tay nhân dân. Đảng không được bng lỏng sự lãnh đạo đối
với hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt là đối với Nhà nước. Để xây dựng
Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn
dân phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng
bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân
dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của
đất nước [14, tr. 173].



Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những yếu kém, khuyết điểm đó là:
Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chưa làm tốt công tác kiểm tra,
giám sát và thi hành kỷ luật đảng, chất lượng và hiệu quả kiểm tra,
giám sát chưa cao; chưa coi trọng việc kiểm tra, giám sát thực hiện
đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, thi hành Điều lệ Đảng,
kiểm tra, giám sát phòng ngừa tiêu cực và phát huy nhân tố tích
cực. Nhiều khuyết điểm sai lầm của đảng viên và tổ chức đảng chậm
được phát hiện. Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái đạo
đức, lối sống vẫn diễn ra khá phổ biến trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên. Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều tổ chức đảng không nghiêm.
Sự đồn kết, nhất trí ở khơng ít cấp ủy chưa tốt [14, tr. 175].


Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
<i>của dân, do dân và vì dân, Nghị quyết chỉ rõ: Đảng ta phải: </i>


Quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán
bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin
của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng [17].


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

lãnh đạo và quản lý; vì chức năng lãnh đạo của Ðảng không chỉ ở việc định ra
đường lối, nghị quyết, tổ chức thực hiện mà còn phải tiến hành kiểm tra, giám
sát. Ðây là biện pháp không thể thiếu được để phát huy ưu điểm, phòng ngừa,
khắc phục khuyết, nhược điểm, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Ðảng.


V.I.Lênin đã khẳng định: Khi đường lối, chính sách đã được xác


định, phương hướng đã được thơng qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải
<i>đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải "chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo </i>


<i>các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc chọn người và kiểm tra sự thực hiện". </i>


Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Người đời ai cũng có khuyết điểm, có làm
<i>việc thì có sai lầm; tuy nhiên Người khẳng định: "Có thể nói rằng: chín </i>


<i>phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm </i>
<i>tra". Ðây là một trong những cảnh báo quan trọng nhất về nguyên nhân của </i>


những sai lầm khuyết điểm trước đây cũng như hiện nay không được thắng
thắn chỉ ra. Có thể nói, khơng có kiểm tra, giám sát thì khơng lãnh đạo và
khơng thể có một Nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.


Từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng có mối quan hệ biện chứng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa; là phương thức đảm bảo pháp chế trong Nhà nước
pháp quyền. Với mong muốn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng Nhà nước Pháp
<i><b>quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, tôi chọn đề tài "Công tác kiểm tra, </b></i>


<i><b>giám sát của Đảng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền" làm </b></i>


luận văn thạc sĩ luật học của mình.


<b>2. Tình hình nghiên cứu đề tài </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Cơng trình khoa học của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội với tên


<i>gọi: Chính phủ trong nhà nước pháp quyền, do PGS.TS Nguyễn Đăng Dung </i>
thực hiện năm 2008;


<i>- Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nguyễn Văn </i>
Thảo, Nhà xuất bản Tư pháp;


<i>- Tính minh bạch của pháp luật - một thuộc tính của Nhà nước pháp </i>


<i>quyền, của Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 2002; </i>


<i>- Tư tưởng Đông - Tây về nhà nước và pháp luật, những nhân tố nhà </i>


<i>nước pháp quyền, của Hồng Thị Kim Quế, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 2002; </i>


<i>- Học thuyết Nhà nước pháp quyền, một số vấn đề trong lịch sử hình </i>


<i>thành và phát triển, của Lê Cảm, năm 2002; </i>


<i>- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của </i>
GS.TSKH Đào Trí Úc, Nxb Chính trị quốc gia, 2005;


<i>- Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyền, của GS.TS Nguyễn </i>
Đăng Dung, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2007;


- Cơng trình khoa học của Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội với tên
<i>gọi: Chính phủ trong nhà nước pháp quyền, do PGS.TS Nguyễn Đăng Dung </i>
thực hiện năm 2008.


Nội dung về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã có nhiều bài
viết, nghiên cứu trong những năm gần đây, như:



<i>- Cao Văn Thống: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phục vụ </i>


<i>nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, 2009; </i>


<i>- Đề tài khoa học cấp bộ: Công tác giám sát trong Đảng giai đoạn </i>


<i>hiện nay, do TS. Đặng Đình Phú, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia </i>


Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, nghiệm thu 2007.


<i>- Tô Quang Thu: Làm tốt nhiệm vụ giám sát, góp phần phát hiện và </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>- Lê Hồng Liêm: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, </i>


<i>chống tham nhũng ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011; </i>


<i>- Cao Văn Thống: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình </i>


<i>trong cơng tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, Tạp chí Kiểm tra, 02/2012... </i>


Tuy nhiên, chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu nội dung mối
quan hệ giữa công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng Nhà nước pháp quyền.


<b>3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn </b>


<i><b>3.1. Mục đích của luận văn </b></i>


Làm rõ mối quan hệ bản chất, tất yếu giữa công tác xây dựng Đảng
nói chung và cơng tác kiểm tra, giám sát nói riêng trong điều kiện xây dựng


Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Giải quyết tốt mối quan hệ này phải
xem xét tác động hai chiều, có nghĩa là nghiên cứu tác động, ảnh hưởng của
công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng Đảng đối với công cuộc xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tác động, ảnh hưởng của xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đối với công tác kiểm tra, giám sát
của Đảng.


<i><b>3.2. Nhiệm vụ của luận văn </b></i>


Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra, giám
sát của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền;


Cơ sở lý luận về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, giám sát và xây dựng
Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân trong giai đoạn hiện nay; mối
quan hệ bản chất, tất yếu giữa công tác xây dựng Đảng nói chung và cơng tác
kiểm tra, giám sát nói riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>4. Phƣơng pháp nghiên cứu </b>


Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về công tác kiểm tra,
giám sát trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân.


Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng gồm: Phương pháp
tổng hợp, phân tích, thống kê, trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn,
nhằm đánh giá, kết luận và đưa ra những giải pháp, phương hướng cụ thể


nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra của luận văn


<b>5. Những đóng góp mới của luận văn </b>


Làm rõ mối quan hệ bản chất, tất yếu giữa công tác xây dựng Đảng
nói chung và cơng tác kiểm tra, giám sát nói riêng trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.


<b>6. Kết cấu của luận văn </b>


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 2 chương:


<i>Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra, giám sát của Đảng trong Nhà </i>


nước pháp quyền.


<i>Chương 2: Thực trạng hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của Đảng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i><b>Chương 1 </b></i>


<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG </b>
<b>TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN </b>


<b>1.1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN </b>
<b>1.1.1. Khái quát chung về nhà nƣớc pháp quyền </b>


"Xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân" là thuật ngữ được sử dụng chính thức trong Văn kiện hội nghị đại
biểu tồn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, từ đó đến nay Đảng ta tiếp


tục khẳng định: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân và vì dân là quy luật tất yếu khách quan. Nó khơng phải là sản phẩm riêng
của chủ nghĩa tư bản, mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ lồi người, của nền văn
minh nhân loại.


Kế thừa những tư tưởng, giá trị tiến bộ về nhà nước pháp quyền trên
thế giới và manh nha ở nước ta qua sự phát triển của các triều đại phong kiến
ở Việt Nam, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành và điều kiện cụ
thể của nước ta trong giai đoạn hiện nay có thể nêu ra một số đặc điểm của
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa như sau:


<i> Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà </i>
<i>nước của dân, do dân và vì dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. </i>


Đặc điểm này thể hiện được bản chất của Nhà nước ta, đã được khẳng
định tại Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001):


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Đối với Nhà nước ta, tính giai cấp gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc và
tính nhân dân. Tư tưởng xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân là
bắt nguồn từ truyền thống đại đoàn kết dân tộc của các thế hệ người Việt Nam
trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Hơn 700 năm trước, Hưng Đạo
Đại vương Trần Quốc Tuấn trước khi mất đã để lại những lời tâm huyết
khuyên vua Trần Anh Tông: "Nên khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền
gốc, đó là thượng sách giữ nước". Lời khun đó thể hiện tầm nhìn sâu rộng
của một nhà chính trị lỗi lạc, vẫn cịn ngun giá trị cho đến tận hôm nay, bởi
<b>"chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân" (Nguyễn Trãi) và "gốc có </b>
vững, cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" (Hồ Chí Minh).


Bài học lấy dân làm gốc với tư tưởng bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao
nhiêu quyền hành đều của dân nhất quán trong lịch sử xây dựng và phát triển


của Nhà nước ta tuy không mới, nhưng ngày nay vẫn ln nóng bỏng tính
thời sự trong học và thực hành đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ,
đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý - phải lấy dân làm gốc.Vì khi dân có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, công bằng, không bức xúc vì tham nhũng,
dân sẽ bảo vệ Đảng, Chính phủ. Khi đó, khơng một thế lực bên ngồi nào dù
mạnh và mưu mô quỷ quyệt đến đâu có thể can thiệp, gây rối, lật đổ.


Nhà nước ta do dân lập nên, do dân bầu ra, dân kiểm tra, giám sát. Đó
phải là Nhà nước hoạt động vì dân, lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu
cao nhất của mình. Sức mạnh của Nhà nước bắt nguồn từ sức mạnh của nhân
dân, của khối đại đoàn kết toàn dân; phải xây dựng Nhà nước trong sạch vững
mạnh, gần dân, sát dân, thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của dân; bảo đảm
trên thực tế quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.


<i>Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và </i>
<i>hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, ra sức tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

pháp. Chính vì lẽ đó mà Hiến pháp được coi là đạo luật cơ bản của Nhà nước,
có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu,
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Sự hiện diện của
Hiến pháp là điều quan trọng bậc nhất bảo đảm sự ổn định xã hội và sự an
toàn của người dân. Vì vậy chủ nghĩa lập hiến là điều kiện để bảo đảm sự
chính đáng về mặt pháp lý (tính pháp quyền) của các thiết chế quyền lực nhà
nước cũng như của các hành vi có tính quốc gia. Hiến pháp có một vai trị
quan trọng trong việc duy trì quyền lực của nhân dân, cho nên việc xây dựng
và thực hiện một cơ chế hữu hiệu cho việc phát hiện, đánh giá và phán quyết
về những quy định và hoạt động trái với Hiến pháp là rất cần thiết trong tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước ta hiện nay. Tôn trọng Hiến pháp là tôn
trọng ý chí phổ biến nhất và đầy đủ nhất của nhân dân. Chính vì vậy chủ


nghĩa lập hiến đồng nghĩa với sự thừa nhận tính tối cao của chủ quyền nhân
dân. Bảo vệ Hiến pháp là bảo vệ chủ quyền Nhà nước, bảo vệ ý chí của nhân
<i>dân ta. </i>


<i>Thứ ba, Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp </i>
<i>luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

ta: Cơng bằng, dân chủ, bình đẳng - những tố chất cần thiết cho sự phát triển
<i>tiến bộ và bền vững của Nhà nước và xã hội ta. </i>


Đề cao pháp luật, tăng cường pháp chế phải đi liền với các mối quan
tâm làm sao để đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo thói quen và nếp sống tơn
trọng pháp luật trong cán bộ và mọi tầng lớp nhân dân. Cho nên xây dựng
pháp luật và đưa pháp luật vào cuộc sống phải thực sự là hai mặt của một
nhiệm vụ. Đổi mới và hoàn thiện pháp luật phải đi liền với đổi mới và hoàn
thiện thực tiễn áp dụng pháp luật. Tăng cường hoạt động xây dựng pháp luật
phải đi liền với việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý, đổi mới và cải cách hành
chính và hệ thống tư pháp. Đồng thời, đề cao pháp luật và pháp chế còn đặt ra
nhiệm vụ phải bằng mọi cách nâng cao hiểu biết pháp luật, giáo dục ý thức
pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các vi phạm và tội phạm, kiên quyết
chống quan liêu và tham nhũng trong bộ máy Đảng và Nhà nước.


<i>Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và </i>
<i>bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên </i>
<i>hệ dân chủ Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm </i>
<i>quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp giữa các cơ </i>
<i>quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: Lập pháp, hành pháp, tư </i>
<i>pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước. </i>



Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là quyền lực được tập trung, thống nhất, có sự phân cơng và phối hợp
trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp giữa các cơ quan,
<i>trong đó: </i>


Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc
hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp…thực hiện quyền giám
sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.


Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội, cơ quan hành chính
Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ
thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước.


Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát
các hoạt động tư pháp.


Mặc dù quyền lực nhà nước có sự phân cơng phân nhiệm rành mạch
giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, nhưng vẫn bảo
đảm nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước - tất cả quyền lực nhà nước là của
dân, do dân, và vì dân.


<i>Thứ sáu, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước do </i>
<i>Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.



Bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo Nhà nước, giữ vững bản chất giai
cấp công nhân của Nhà nước, bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân,
đưa sự nghiệp đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của
Đảng ta đối với Nhà nước pháp quyền thể hiện như sau:


<i>Một là, Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thể chế hóa đường lối, </i>


chủ trương, chính sách của Nhà nước và tổ chức thực hiện thông qua bộ máy
nhà nước, bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng đi vào
đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay Đảng ta phải tập trung lãnh đạo vào
một số vấn đề then chốt như thực hiện cho được quyền làm chủ của nhân dân
đổi mới thể chế kinh tế nhằm phát huy mọi tiềm năng của lực lượng sản xuất,
đồng thời trên cơ sở ấy, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc, tăng cường quốc phóng và an ninh vững mạnh.


<i>Hai là, Đảng phải lãnh đạo chăm lo xây dựng đội ngũ và tăng cường </i>


quản lý cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây
dựng Nhà nước pháp quyền. Đảng lãnh đạo công tác quy hoạch và chiến lược
cán bộ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công thức nhà nước cho
phù hợp với từng giai đoạn phát triển.


<i>Ba là, Đảng phải lãnh đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt </i>


động của cơ quan nhà nước, các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên hoạt động
trong cơ quan nhà nước.


<i>Bốn là, Đảng phải phát huy vai trò, trách nhiệm của mặt trận tổ quốc </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Vì vậy Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa là trực tiếp, toàn diện và bao quát toàn bộ những vấn đề then chốt trong
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.


<b>1.1.2. Mối quan hệ giữa Nhà nƣớc pháp quyền và pháp chế xã hội </b>
<b>chủ nghĩa </b>


<i>- Pháp chế xã hội chủ nghĩa </i>


Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa có từ sau Cách mạng Tháng
Mười Nga. V.I.Lênin là người đưa ra định nghĩa pháp chế và các nguyên tắc
của nó đã làm giàu thêm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và
pháp luật.


Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời
sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân viên
nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến
pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác. Mọi
hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của tập
<i>thể, của công dân đều bị xử lý theo pháp luật [19, tr. 54]. </i>


Do ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của pháp chế xã hội chủ
nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần đề cập trong các nghị quyết, chỉ
rõ phương hướng và biện pháp cần thiết để tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh:


Phải dùng sức mạnh của pháp chế xã hội chủ nghĩa kết hợp
với sức mạnh của dư luận quần chúng để đấu tranh chống những


hành vi phạm pháp. Các cấp ủy Đảng, từ trên xuống dưới phải
thường xuyên lãnh đạo công tác pháp chế... kiểm tra chặt chẽ hoạt
động của các cơ quan pháp chế [5, tr. 121].


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp
luật và ý thức pháp luật của nhân dân [6, tr. 121].


Tại Đại hội VIII của Đảng, quan điểm này được xác định: "Tăng
cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo
đức..." [7, tr. 45].


<i>- Nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa: </i>
<i>Một là, tính thống nhất. </i>


Nội dung cơ bản: nhận thức, hiểu và áp dụng pháp luật phải thống nhất
trong phạm vi cả nước. V.I.Lê-nin viết: "Pháp chế không thể là pháp chế của tỉnh
Caluga hoặc tỉnh Ca-dan được mà phải là pháp chế duy nhất cho toàn nước Nga
<i>và cho cả tồn thể Liên bang các nước cộng hịa Xơ-viết nữa" [24, tr. 232-233]. </i>
Nguyên tắc pháp chế nhằm xóa bỏ tư tưởng cục bộ, địa phương, làm cho các
địa phương liên hệ, phát triển, hồi sinh, hợp tác. Tính thống nhất địi hỏi sự
<i>sáng tạo, song trong khn khổ pháp luật. </i>


<i>Hai là, pháp chế và tính hợp lý. </i>


Trong mơi trường pháp luật, tính hợp lý được biểu hiện là sự phù hợp
với luật, đối với các mục đích đặt ra, các chủ thể lựa chọn phương án tối ưu
về việc thực hiện pháp luật. Cơ sở của tính hợp lý của pháp luật là sự phản
ánh đúng đắn trong pháp luật các đòi hỏi của sự phát triển xã hội. Nếu pháp
luật quy định đúng đắn ý chí của đơng đảo quần chúng nhân dân lao động, các


giá trị xã hội, thì chắc chắn pháp luật là hợp lý.


<i>Ba là, khơng có ngoại lệ. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i>Bốn là, pháp chế xã hội chủ nghĩa gắn liền với dân chủ. </i>


Dưới chế độ dân chủ, pháp luật thừa nhận mọi cơng dân đều có quyền
bình đẳng trong việc tham gia quản lý và tham gia công việc nhà nước. Chủ
nghĩa xã hội và dân chủ gắn bó với nhau. Bản chất của chủ nghĩa xã hội là
dân chủ, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội là ở đó. Chủ nghĩa xã hội không thể
tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ và dân chủ không thể thực hiện
được đầy đủ, mở rộng nếu không thể hiện bằng hệ thống pháp luật xã hội chủ
nghĩa. Dân chủ là chế độ chính trị của nhà nước xã hội chủ nghĩa với sự tham
gia đông đảo của quần chúng nhân dân lao động vào công việc nhà nước. Dân
chủ có mối quan hệ khơng tách rời với pháp chế xã hội chủ nghĩa. Khơng thể
có dân chủ chân chính bên ngồi pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, trạng
thái pháp chế lại phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa
trong đời sống nhà nước và xã hội. Dân chủ là một trong những tiền đề bảo
đảm của pháp chế xã hội chủ nghĩa.


<i>Năm là, mối quan hệ giữa pháp chế và văn hóa. </i>


Trình độ văn hóa của nhân dân lao động và những cá nhân có trách
nhiệm càng cao thì việc thực hiện pháp luật càng tự giác và thống nhất, ngược
lại, sự tăng cường pháp chế lại mở ra khả năng lớn để phát triển văn hóa xã
hội chủ nghĩa. V.I. Lê-nin coi đây là điều kiện quan trọng để thực hiện pháp
chế xã hội chủ nghĩa. Người viết: "Nếu chúng ta không áp dụng cho bằng
được điều kiện cơ bản ấy để thiết lập pháp chế thống nhất trong toàn Liên
bang, thì khơng thể nào nói đến vấn đề bảo vệ và xây dựng bất cứ một nền
văn hóa nào được" [23, tr. 232-233].



Như vậy, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một đòi hỏi khách
quan của quá trình quản lý và lãnh đạo. Nó trở thành nguyên tắc hiến định của
xã hội ta được quy định tại Điều 12, Hiến pháp 1992:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải chấp hành
nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật [30].
Do đó, pháp chế xã hội chủ nghĩa là một khái niệm rất quan trọng trong
tổ chức của bộ máy nhà nước, trong hoạt động của mỗi chủ thể, công dân. kể từ
Đại hội VI của Đảng đến nay, các nghị quyết của Đảng thường xuyên, liên tục
đề cập đến vấn đề này. Hiến pháp với tính chất là đạo luật cao nhất của nhà
nước đã thể chế hóa quan điểm nêu trên của Đảng, càng chứng tỏ pháp chế xã
hội chủ nghĩa rất cần thiết, không thể thiếu trong đời sống xã hội nước ta.


<i>- Pháp chế trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. </i>


Quá trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền có mối liên
hệ với pháp chế. Nhà nước pháp quyền khẳng định tính tối cao của pháp luật,
trong đó Hiến pháp là đạo luật cơ bản, pháp luật chi phối và điều chỉnh các
quan hệ xã hội. Nhà nước định ra pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật,
theo pháp luật. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền nói
chung cũng như Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nói riêng. Vì thế, nhất
thiết phải tăng cường pháp chế nhằm tạo ra những văn bản pháp luật có chất
lượng để tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, phòng tránh sự lạm quyền
của cán bộ, cơ quan nhà nước...


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

cho đến địa phương, cơ sở đều do pháp luật quy định. Pháp luật quy định
thẩm quyền cho từng loại cơ quan, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, hoạt
động của các cơ quan nhà nước. Tất cả những lĩnh vực ấy đều được các chế


tài của pháp luật bảo đảm thực hiện. Lý luận Mác - Lênin và thực tiễn chỉ ra
rằng quản lý xã hội bằng pháp luật là có hiệu quả nhất, văn minh nhất.


Nhà nước pháp quyền đối lập với những tư tưởng coi thường pháp
luật. Hiện tượng coi thường pháp luật của một số cán bộ và nhân dân thực
chất là đối lập pháp quyền. Trong Nhà nước pháp quyền, quyền con người
được mở rộng theo nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật
khơng cấm, cán bộ nhà nước, cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì pháp
luật cho phép. Nguyên tắc này thể hiện sự ràng buộc của pháp luật đối với tất
cả mọi người, không phân biệt địa vị xã hội, chức vụ, chống lại sự tùy tiện,
chuyên quyền, độc đoán của cán bộ nhà nước, cơ quan nhà nước và nhà nước...


Để thực hiện được những nội dung trên, Nhà nước pháp quyền Việt
Nam khơng chỉ cần có đủ luật, mà còn yêu cầu cao về chất lượng các đạo luật,
phải có hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, ổn định lâu dài. Để đưa pháp
luật vào đời sống nhà nước và xã hội đòi hỏi phải tăng cường pháp chế trong
tất cả các lĩnh vực như: xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, tổ chức bộ
máy, phát huy dân chủ...


Như vậy, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa một trong những
nhiệm vụ quan trọng, để đưa pháp luật vào cuộc sống nhằm xây dựng, hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hiện nay và lâu
dài. Để tăng cường pháp chế đòi hỏi tiến hành các hoạt động kiểm tra, thanh
tra việc thực hiện pháp luật.


<b>1.2. KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG - PHƢƠNG THỨC BẢO ĐẢM </b>
<b>PHÁP CHẾ VÀ KỶ LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

thực hiện Hiến pháp và pháp luật đối với mọi cơ quan nhà nước, các tổ chức
và mọi công dân.



Để đảm bảo thực hiện quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước theo
hướng xây dựng nhà nước pháp quyền thì dù ở chế độ xã hội nào việc thực
hiện cơ chế kiểm tra, giám sát luôn được đặt ra một cách tất yếu; bởi vì, nhà
nước pháp quyền về thực chất là để cơng khai hóa quyền lực và chống lạm
dụng quyền lực, đảm bảo cho Hiến pháp và pháp luật được thực hiện một
cách nghiêm minh.


Trong chế độ ta, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Với quyền
lực nhân dân giao cho, Nhà nước quản lý xã hội để phục vụ nhân dân. Nội
dung cơ bản của quản lý nhà nước bao gồm ba mặt thống nhất chặt chẽ với
nhau như sau: Ban hành quyết định quản lý; Tổ chức, phân công, chỉ đạo việc
thực hiện các quyết định quản lý; Kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

thanh tra, kiểm tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, mọi cơ quan nhà nước
đều có chức năng kiểm tra, giám sát trong nội bộ cơ quan; các cơ quan quyền
lực nhà nước có chức năng giám sát việc thực hiện pháp luật. Bên cạnh đó
cịn có các tổ chức xã hội - là những thiết chế cộng đồng thực hiện sự giám sát
đối với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là hoạt động kiểm tra, giám sát của
đảng đối với các cơ quan nhà nước.


Như vậy, các phương thức kiểm tra, giám sát trong nhà nước pháp quyền
bao gồm: Hoạt động kiểm tra; Thanh tra; Giám sát của cơ quan quyền lực nhà
nước; Giám sát của các tổ chức xã hội và kiểm tra, giám sát của Đảng…


<b>1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh </b>
<b>và quan điểm của Đảng ta về cơng tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng </b>


<i><b>1.2.1.1. Kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, là một biểu </b></i>
<i><b>hiện nghiêm túc của hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người </b></i>


<i><b>trong xã hội </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

hành động được đúng đắn, chuẩn xác hơn, chất lượng, hiệu quả đạt được tốt
đẹp hơn. Do đó, hoạt động có ý thức là hoạt động có kiểm tra, giám sát; ý
thức càng cao, tổ chức càng quan trọng, con người ở cương vị càng cao,
nhiệm vụ càng khó khăn, phức tạp, thì càng đòi hỏi phải coi trọng và tiến
hành tốt công tác kiểm tra, giám sát.


Trong các tác phẩm của mình, C.Mác chưa đề cập sâu đến cơng tác
kiểm tra, giám sát của một đảng cầm quyền, nhưng đã thể hiện rõ quan điểm
về kiểm tra, giám sát trong quản lý kinh tế - xã hội. Theo C.Mác, để đạt kế
hoạch, mục tiêu đã đề ra phải tiến hành kiểm tra, giám sát. kiểm tra, giám sát
là phương thức hành động quan trọng để thực hiện mục tiêu.


Lênin luôn coi công tác kiểm tra, kiểm sốt (giám sát) là một cơng cụ
hữu hiệu và là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng đối với tổ chức
đảng, cơ quan nhà nước. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra thì
những người cộng sản phải nắm chắc cơng cụ kiểm tra, kiểm sốt coi đó như
<i>là: "những nhiệm vụ đã trở thành tự nhiên đối với những người xã hội chủ </i>


<i>nghĩa sau khi giành được chính quyền" [22, tr. 298]. Theo Lênin: Khi đường </i>


lối, chính sách đã được xác định, phương hướng đã được thơng qua thì nhiệm
vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và trọng tâm của sự lãnh đạo phải
<i>chuyển "từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc chọn người và </i>
kiểm tra sự thực hiện". Người đã nhấn mạnh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát, kỷ
luật và giữ gìn kỷ luật của Đảng. Người đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý
luận của Lênin về công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng và trong quản lý


Nhà nước. Người cho rằng, mọi hành vi của con người đều vận động theo quy
luật khách quan vốn có, Người nói: Người đời không phải là thánh thần,
không ai tránh khỏi khuyết điểm. Nghĩa là dù có là vĩ nhân hay là người bình
thường trong xã hội khi đã làm việc thì khơng tránh khỏi có những lúc bản
thân đưa ra phán quyết, ứng xử sai sót, thậm chí sai lầm để lại hậu quả; Người
nói: Người đời ai cũng có khuyết điểm, có làm việc thì có sai lầm; Tuy nhiên
ở góc độ công tác kiểm tra, giám sát, Người khẳng định: "Có thể nói rằng:
chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự
kiểm tra"


[25, tr. 1950]. Người đã khẳng định: "...Khi có chính sách đúng, thì
thành cơng hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc,
nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách
đúng mấy cũng vơ ích" [25, tr. 1954]. Người đã nhắc nhở: "Có kiểm tra mới
huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết
rõ năng lực và khuyết điểm của mỗi cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp
thời" [25, tr. 1956].


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Đảng trước quần chúng. Kiểm tra, giám sát là phương tiện, là liều thuốc đặc
<i>hiệu chống lại căn bệnh: "Nghị quyết một đằng, thi hành một nẻo" và bệnh </i>
tham nhũng, quan liêu, giấy tờ...


Tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra của Đảng, ngày 29/7/1964, Hồ
Chí Minh đã nhấn mạnh:


Cơng việc của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều. Muốn
hồn thành tốt mọi việc, thì tồn thể đảng viên và cán bộ phải chấp
hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn
như vậy thì các cấp ủy đảng phải tăng cường cơng tác kiểm tra. Vì
kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm


trọn trách nhiệm đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu
tốt đối với nhân dân [27, tr. 300].


<i><b>1.2.1.2. Kỷ luật của Đảng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng được chấp hành triệt để, không bị
lệch hướng; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng mới được tăng cường.
Bắt nguồn từ bản chất giai cấp của Đảng, nên "Kỷ luật của Đảng là kỷ
luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác" [26, tr 553].


<i>Nghiêm túc, là tất cả các tổ chức đảng và đảng viên đều phải phục </i>


tùng kỷ luật của Đảng, phải chấp hành các nguyên tắc tổ chức của Đảng, đặc
biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; tổ chức đảng và đảng viên vi phạm đều
phải được xem xét, nếu cần thiết phải bị thi hành kỷ luật. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã yêu cầu: Khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi, nhưng khi đã quyết
định rồi thì khơng được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là bàn cách thi hành
cho được, cho nhanh; không phải để đề nghị không thực hiện. Đảng yêu cầu
mọi tổ chức và đảng viên phải chấp hành kỷ luật đảng vô điều kiện. Đảng
không giảm bớt yêu cầu đối với ai, không ai được coi là ngoại lệ. "Đảng viên,
cán bộ phải rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật, tự giác đặt mình trong sự quản lý
của chi bộ, tham gia đầy đủ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng.
Không để một đảng viên nào đứng ngoài sự quản lý của tổ chức" [7, tr. 143].


<i>Tự giác, là đặc trưng cơ bản của kỷ luật đảng. Vì Đảng ta bao gồm </i>


những người thừa nhận và tự nguyện phấn đấu thực hiện Cương lĩnh chính trị,
Điều lệ Đảng, lấy việc phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, lợi ích của
Tổ quốc, của nhân dân làm lẽ sống của mình. Mọi đảng viên đều ý thức sâu
sắc rằng, giữ gìn kỷ luật của Đảng, giữ gìn sự thống nhất ý chí và hành động


của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, nên dù trong lĩnh vực hoạt
động nào, trong điều kiện, hồn cảnh nào, càng khó khăn, phức tạp, càng phải
đề cao tinh thần tự giác chấp hành kỷ luật của Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Tóm lại, kỷ luật của Đảng có tầm quan trong đặc biệt trong thực hiện
nhiệm vụ chính trị và xây dựng Đảng, bảo đảm cho sự tồn tại, hoạt động và
phát triển của Đảng. Mọi biểu hiện coi thường kỷ luật của Đảng, tự đặt mình
lên trên tổ chức, ra ngồi tổ chức và những hành động vi phạm kỷ luật của
Đảng, dù nhỏ đều làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng. Trong tình hình hiện
nay, Đảng ta cần có kỷ luật nghiêm minh.


<i>Như vậy, kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng là một tất yếu khách </i>
<i>quan, là một biểu hiện nghiêm túc của hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và </i>
<i>con người trong xã hội. </i>


<i><b>1.1.2.3. Quan điểm của Đảng ta về công tác kiểm tra, giám sát qua </b></i>
<i><b>các thời kỳ </b></i>


<i>- Quan điểm trước thời kỳ đổi mới. </i>


Điều lệ Đảng chính thức được thơng qua vào tháng 10/1930 đã quy
định: Trách nhiệm của đảng viên và cán bộ là giữ gìn kỷ luật đảng một cách
nghiêm khắc. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ I (10/1935) đã
khẳng định: "Cần giữ kỷ luật sắt cho Đảng, những phần tử trái đường chính trị
chung của Đảng, của Quốc tế Cộng sản mà không chịu sửa lỗi, những kẻ
không phục tùng nghị quyết, Điều lệ, phá hoại kỷ luật của Đảng thì nhất thiết
phải khai trừ" [8, tr. 25].


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

hệ thống cống tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách, ngăn ngừa
xảy ra sai lầm, ngăn ngừa các vụ vi phạm nguyên tắc. Không kiểm tra coi như


không lãnh đạo" [3, tr 192-193]; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của
Đảng (3/1982) đã nêu rõ:


Công tác kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo
chủ yếu của Đảng, một bộ phận quan trọng trong tồn bộ cơng tác
xây dựng Đảng, nhất là trong hoàn cảnh Đảng lãnh đạo chính
quyền. Hiệu lực tổ chức, chỉ đạo thực hiện đòi hỏi phải hết sức coi
trọng và tăng cường công tác giám sát và kiểm tra việc thực hiện
các quyết định. Phải có chương trình và kế hoạch tổ chức công tác
kiểm tra một cách chu đáo. Trong chương trình cơng tác của Ban Bí
thư Trung ương Đảng và ban thường vụ các cấp ủy phải có chương
trình kiểm tra.


Cần tăng cường cơng tác kiểm tra của Đảng, công tác này
phải được nâng lên trình độ khoa học bảo đảm kịp thời, chính xác
và có hiệu quả... Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như khơng
lãnh đạo [4. tr. 122-123].


<i>- Quan điểm của Đảng ta thời kỳ đổi mới. </i>


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) là đại hội
đổi mới, Đại hội tiếp tục khẳng định các quan điểm về kiểm tra, giám sát và
kỷ luật đảng mà Đại hội V đã chỉ ra, đồng thời nhấn mạnh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

tra, sử dụng kết quả kiểm tra vào việc chỉ đạo thực hiện các nghị
quyết. Mỗi cấp ủy trong từng thời gian đều phải có chương trình
kiểm tra, tập trung vào những công tác chủ yếu, những đơn vị trọng
điểm, sử dụng và phát huy vai trò của Ủy ban kiểm tra và các ban
của Đảng, kết hợp chặt chẽ kiểm tra của Đảng với thanh tra Nhà
nước và kiểm tra của quần chúng; kiểm tra phải đi tới kết luận rõ


ràng và xử lý đúng đắn [4, tr. 137-138].


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) diễn ra trong bối cảnh
tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động, phức tạp, những thời cơ
và thách thức đan xen lẫn nhau. Trong bối cảnh đó Đảng ta tiếp tục khẳng
định vị trí, vai trị của cơng tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng; khẳng định
sự kiên định, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
trong xây dựng đảng, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Phát huy đến mức cao nhất
hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Đảng.


Đến Đại hội VIII của Đảng (7/1996) nêu rõ: "Một vấn đề được nhấn
mạnh trong các văn kiện kỳ này là tăng cường và đổi mới công tác kiểm tra của
Đảng... các cấp ủy và tổ chức đảng phải trực tiếp kiểm tra và sử dụng các ban để
kiểm tra..." [7]. Đồng thời khẳng định: "Công tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan
trọng trong tồn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Kiểm tra và giữ gìn kỷ luật
của Đảng là nhiệm vụ của tồn Đảng... Tổ chức đảng phải tiến hành công tác
kiểm tra. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra của Đảng" [7].


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) đã thẳng thắn
nhận định:


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

vi phạm, kỷ luật, kỷ cương lỏng lẻo, nội bộ khơng đồn kết; chất
lượng sinh hoạt giảm sút... Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng còn lúng túng, chưa đi sâu làm rõ đặc điểm và yêu cầu về sự
lãnh đạo của Đảng trong điều kiện đảng cầm quyền... Tổ chức chỉ
đạo và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng và pháp luật
của Nhà nước cịn yếu [9, tr. 138].


Tăng cường cơng tác kiểm tra của các cấp ủy, của Ủy ban
kiểm tra các cấp, tập trung vào các nội dung chủ yếu: thực hiện các


nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chấp
hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; củng cố
đoàn kết nội bộ, giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức
cách mạng của cán bộ, đảng viên [9, tr. 138].


SSồng thời tiếp tục khẳng định: "Kiểm tra là một trong những chức
năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra. Tổ
chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra của đảng" [9, tr. 138].


Trên cơ sở tổng kết 20 năm thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã rút ra sáu bài
học kinh nghiệm chủ yếu, trong đó có bài học kinh nghiệm về cơng tác kiểm
tra, giám sát, đó là:


Đảng phải tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đảng để phát huy ưu điểm,
phòng ngừa và khắc phục kịp thời sai lầm, khuyết điểm; kiểm tra,
giám sát công tác, năng lực và phẩm chất của cán bộ, đảng viên,
xây dựng tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và cán bộ, đảng viên
ngày càng trong sạch, vững mạnh [11, tr. 278].


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Kiểm tra, giám sát là nội dung rất quan trọng trong quá trình
lãnh đạo của Đảng, là chức năng lãnh đạo... Công tác kiểm tra,
giám sát phải được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, thận
trọng và chặt chẽ theo đúng nguyên tắc, phương pháp công tác
đảng. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của
Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân... [12].


Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nêu rõ:



Giữ vững bản chất và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng,
xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư
tưởng và tố chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống cịn đối với Đảng và
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay [14, tr. 169].


Đồng thời Đảng ta yêu cầu:


Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Các
cấp ủy, tổ chức đảng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện
tốt hơn nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng. Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ và hoạt động của hệ thống Ủy ban kiểm
tra các cấp. Hoàn thiện quy chế phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra đảng
với các tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xem
xét khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên [14, tr. 169].
Ngày 16/1/2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, đã chỉ rõ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của
chế độ. Nổi lên một số vấn đề cấp bách sau đây:


Một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những
đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp,
suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu
hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân
ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa
vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…



Đội ngũ cán bộ cấp Trung ương, cấp chiến lược rất quan
trọng nhưng chưa được xây dựng một cách cơ bản. Công tác quy
hoạch cán bộ mới tập trung thực hiện ở địa phương, chưa thực hiện
được ở cấp trung ương, dẫn đến sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng
bộ và thiếu chủ động trong cơng tác bố trí, phân cơng cán bộ. Một
số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách
quan, khơng vì u cầu cơng việc, bố trí khơng đúng sở trường,
năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của
ngành, địa phương và cả nước.


Nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực
tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do khơng xác định rõ cơ chế trách
nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, khuyết
điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa
dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa khơng khuyến
khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm,
tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền
lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân [17].


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình ở
nhiều nơi vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quy
định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát...; Công
tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật ở nhiều nơi, nhiều
cấp chưa thường xuyên, ráo riết; đấu tranh với những vi phạm còn
nể nang, khơng nghiêm túc [17].


<i>Có thể nói rằng, quan điểm nhất quán của Đảng ta trong hơn 80 năm </i>
<i>xây dựng và trưởng thành luôn khẳng định công tác kiểm tra, giám sát là một </i>
<i>nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, là bộ phận quan </i>
<i>trọng trong tồn bộ cơng tác xây dựng Đảng; khơng kiểm tra, giám sát thì coi </i>


<i>như khơng lãnh đạo. </i>


<b>1.2.2. Đặc điểm công tác kiểm tra, giám sát của Đảng </b>


Kiểm tra của Đảng là xem xét tình hình chấp hành Cương lĩnh chính
trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một công việc cụ thể được giao để
đánh giá, nhận xét về mỗi cá nhân hay một cơ quan, tổ chức Đảng. Kiểm tra
là để làm rõ đúng, sai, được thực hiện theo đúng quy trình, sau kiểm tra phải
kết luận, nếu có vi phạm đến mức phải xử lý thì báo cáo tổ chức đảng có thẩm
quyền xem xét, quyết định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng có những đặc điểm (nét riêng
biệt) khác với công tác kiểm tra, giám sát nói chung khác, với cơng tác kiểm
tra, giám sát của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đồn thể chính trị - xã
hội. Công tác kiểm tra, giám sát của đảng là công tác đảng, do các tổ chức
đảng và đảng viên tiến hành theo quy định của Đảng. Các tổ chức đảng vừa là
chủ thể kiểm tra vừa là đối tượng kiểm tra, giám sát. Công tác kiểm tra, giám
sát của Đảng có các đặc điểm sau đây:


<i>- Là công tác đảng, một bộ phận của công tác xây dựng Đảng, được </i>
<i>tiến hành trong nội bộ Đảng. </i>


Cơng tác xây dựng Đảng có nhiều lĩnh vực công tác khác nhau, bao
gồm: Công tác văn phịng; cơng tác chính trị tư tưởng; cơng tác tổ chức,
cán bộ; công tác dân vận; cơng tác tài chính đảng... và cơng tác kiểm tra,
giám sát của Đảng. Tương ứng với mỗi nhiệm vụ cơng tác đó, có một cơ
quan (tổ chức) đảm nhiệm, hoặc một cơ quan đảm nhiệm một số nhiệm vụ
công tác. Tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng
Đảng mỗi thời kỳ mà Đảng ta lập các tổ chức tham mưu, giúp việc tương


ứng để thực hiện các nhiệm vụ cơng tác đó. Vì vậy, cơng tác kiểm tra, giám
sát của Đảng là công tác đảng, một bộ phận của công tác xây dựng Đảng.
Công tác kiểm tra, giám sát của đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng, nhưng
trước hết là của các cấp ủy đảng, của chi bộ. Khi Đảng ta mới thành lập và
đi vào hoạt động, công tác kiểm tra, giám sát của đảng chủ yếu do chi bộ,
cấp ủy các cấp đảm nhiệm. Từ năm 1948 đến nay, việc thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng do cấp ủy, tổ chức đảng và
ban kiểm tra (nay là Ủy ban kiểm tra - cơ quan kiểm tra chuyên trách của
Đảng) thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi tổ chức và
được Điều lệ Đảng quy định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

do các tổ chức đảng và đảng viên được phân công tiến hành tùy theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của mỗi tổ chức được Điều lệ
Đảng quy định. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là công tác đảng, nên
phải tuân theo các nguyên tắc, phương pháp cơ bản của công tác đảng.


Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là một bộ phận của công tác xây
dựng Đảng, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và công tác
xây dựng Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải phối hợp chặt chẽ
với công tác tổ chức và cán bộ, công tác tư tưởng văn hóa và các mặt cơng tác
khác của Đảng để thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng.


<i>- Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của </i>
<i>Đảng và đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng, </i>
<i>khơng có ngoại lệ. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<i>- Các tổ chức đảng và đảng viên vừa là chủ thể kiểm tra vừa là đối </i>
<i>tượng kiểm tra, giám sát. </i>


Để mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được thi hành triệt


để, đúng đắn trong thực tế, mọi đảng viên, tổ chức đảng đều phải tự kiểm tra và
phải chịu sự kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng. Đây là vấn đề có
tính ngun tắc bắt buộc của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên phải thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng trên ba phương diện:


<i>Thứ nhất, tổ chức đảng và đảng viên phải tự mình kiểm tra đối với chính bản </i>


<i>thân mình. Thứ hai, tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự kiểm tra, giám sát </i>
<i>của tổ chức đảng và đảng viên có thẩm quyền cấp trên. Thứ ba, tổ chức đảng </i>
phải tiến hành kiểm tra, giám sát đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới thuộc
phạm vi được phân công lãnh đạo, quản lý. Việc tổ chức đảng và đảng viên
phải chịu sự kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của Đảng xuất phát từ đặc
điểm tổ chức đảng và đảng viên vừa là chủ thể kiểm tra, vừa là đối tượng
kiểm tra, giám sát. Có như vậy mới đảm bảo sự kiểm tra, giám sát, thi hành
kỷ luật đảng được thực hiện toàn diện, đầy đủ, nghiêm minh và triệt để trong
tồn Đảng, khơng có ngoại lệ đối với bất cứ tổ chức đảng và đảng viên nào.


<i>- Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng là nhiệm vụ của </i>
<i>toàn Đảng, của mọi tổ chức đảng và đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

của Đảng, vừa quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các
tổ chức đảng trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng.


<i>- Quá trình kiểm tra phải vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa tự giác </i>
<i>và bắt buộc; lấy tự giác, tự phê bình và phê bình làm chính, coi trọng cơng </i>
<i>tác giáo dục tư tưởng trong công tác kiểm tra, giám sát; lấy hiệu quả kiểm </i>
<i>tra, giám sát làm thước đo cho kết quả hoạt động. </i>


Để việc kiểm tra, giám sát có chất lượng và hiệu quả, đòi hỏi tổ chức
đảng và đảng viên phải vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa tự giác và bắt


buộc, nhưng phải nêu cao tinh thần tự giác, tự phê bình và phê bình là chính.
Bởi lẽ, tự giác không chỉ là phương tiện mà là mục đích của công tác xây
dựng Đảng - Đảng kiểu mới của giai cấp cơng nhân. Vì chỉ có chính bản thân
đảng viên được kiểm tra mới thấy được rõ thiếu sót, khuyết điểm, thậm chí là
vi phạm của bản thân, nếu tự phê bình tốt thì giúp cho bản thân thấy rõ ưu
điểm để phát huy, nhận thức rõ lỗi lầm của mình để sửa chữa, khắc phục.


Để giữ vững và chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật đảng, đòi hỏi tổ chức
đảng và đảng viên vừa phải tự kiểm tra, vừa phải chịu sự kiểm tra, giám sát
(bắt buộc). Tính bắt buộc trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật
đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên còn ở chỗ, khi được tổ chức đảng
hoặc đảng viên có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật thì phải
cộng tác, khơng được thối thác, chống đối hoặc đối phó trong q trình kiểm
tra, tự phê bình và phê bình, đấu tranh làm rõ đúng sai và phải chấp hành
nghiêm chỉnh cuộc kiểm tra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Tổ chức đảng hoặc đảng viên được kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ
luật thường có tâm lý, biểu hiện bức xúc, có sự phản ứng, thiếu cộng tác,
thiếu tự giác, thành khẩn, thậm chí đối phó. Vì vậy, đi đơi với tự giác, tự phê
bình và phê bình, cần coi trọng việc làm tốt công tác tư tưởng, giáo dục,
thuyết phục, cảm hóa đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên được kiểm tra,
giám sát, bị thi hành kỷ luật, thậm chí cả đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên
có liên quan (như tổ chức đảng quản lý tổ chức đảng hoặc đảng viên được
kiểm tra và đảng viên có liên quan), giúp công tác kiểm tra, giám sát, thi hành
kỷ luật đảng đạt kết quả và hiệu quả.


Khi tiến hành kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, phải bảo đảm
theo các nguyên tắc, phương pháp công tác đảng, nguyên tắc, phương pháp,
thủ tục của công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng. Quá trình kiểm
tra, giám sát, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng hoặc đảng viên vừa phải


đảm bảo nêu cao tính tự giác, tính bắt buộc, vừa phải kết hợp chặt chẽ giữa tự
phê bình và phê bình với việc giáo dục, thuyết phục, động viên mới đem lại
<b>chất lượng, hiệu quả cao nhất. </b>


<b>1.2.3. Yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng </b>


Yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là đòi hỏi của Đảng,
của nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng đối với mọi tổ chức đảng và
đảng viên và buộc phải thực hiện. Yêu cầu của công tác kiểm tra, giám sát của
Đảng phải xuất phát từ u cầu của nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng
Đảng trong từng thời kỳ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác ấy.


<i>- Phải xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và công tác xây </i>
<i>dựng Đảng, khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của tổ chức hoặc cá nhân. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng. u cầu đặt ra đối với các tổ
chức đảng khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải xuất phát
từ thực tế đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng của địa
phương, đơn vị trong từng thời gian. Vì vậy, yêu cầu của công tác xây dựng
đảng nhằm bảo đảm cho tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, thống
nhất ý chí và hành động để có đủ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Đó
cũng là yêu cầu đối với công tác kiểm tra, giám sát của đảng. Vì vậy, nó địi
hỏi tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên nói chung, Ủy ban kiểm tra và cán bộ
kiểm tra của Đảng nói riêng phải chấp hành và thực hiện đúng quan điểm,
nguyên tắc, quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Đó
là vấn đề có tính ngun tắc, tính kỷ luật trong Đảng.


<i>- Phải làm rõ đúng sai, ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm đối với tổ chức </i>
<i>đảng, đảng viên về các nội dung được kiểm tra, giám sát. </i>



Mục tiêu, yêu cầu cụ thể của công tác kiểm tra, giám sát là phát hiện
vụ việc, kiểm tra, xem xét, kết luận, làm rõ đúng sai, ưu điểm, khuyết điểm, vi
phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên về các nội dung được kiểm tra, giúp tổ
chức đảng quản lý đối tượng kiểm tra quản lý, giáo dục phát huy ưu điểm,
khắc phục, uốn nắn khuyết điểm, xử lý kịp thời, nghiêm minh vi phạm; củng
cố tổ chức, củng cố đội ngũ cán bộ đảng viên, điều chỉnh, bổ khuyết kịp thời
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

rõ đúng sai, ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên
về các nội dung được kiểm tra. Qua giám sát nếu phát hiện tổ chức đảng, đảng
viên có biểu hiện khơng thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước thì kịp thời nhắc nhở, ngăn chặn. Có như vậy, mới bảo đảm đáp
ứng yêu cầu về chất lượng và hiệu quả cần đạt được của công tác kiểm tra,
giám sát, thi hành kỷ luật đảng; mới bảo đảm thực hiện đúng tư tưởng chỉ đạo
của công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng là "chủ động, chiến đấu,
giáo dục, hiệu quả", phương châm thi hành kỷ luật là "cơng minh, chính xác,
kịp thời", và giữ vững tính chất của kỷ luật đảng là "Kỷ luật sắt - nghiêm túc
và tự giác".


<i>- Phải bảo đảm tư tưởng chỉ đạo trong công tác kiểm tra là chủ động, </i>
<i>chiến đấu, giáo dục và hiệu quả. </i>


Các nội dung của tư tưởng chỉ đạo nói trên có quan hệ mật thiết với
nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thực hiện tốt hoặc khơng tốt nội dung này có
tác động, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nội dung khác. Vì vậy, khơng
được chú trọng hoặc xem nhẹ nội dung nào trong q trình thực hiện cơng tác
kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng để bảo đảm mục đích, yêu cầu của
việc kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng là phục vụ thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, bảo đảm đúng nguyên tắc,
quan điểm của Đảng, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.



<i>- Phải bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình, phương </i>
<i>pháp, trong công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>1.2.4. Phạm vi trách nhiệm công tác kiểm tra, giám sát của các tổ </b>
<b>chức đảng </b>


Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là công tác của toàn Đảng, của
các tổ chức đảng. Nhưng do chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức đảng khác
nhau, nên phạm vi kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng cũng có những
điểm khác nhau:


- Các cấp ủy đảng có nhiệm vụ lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát
và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với mọi tổ chức đảng và
đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo của mình.


- Các ban của cấp ủy có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các cấp ủy cấp
dưới và các ban của cấp ủy cấp dưới về lĩnh vực công tác do từng ban phụ
trách; kiểm tra, giám sát những nội dung do cấp ủy giao và phối hợp với Ủy
ban kiểm tra cùng cấp kiểm tra, giám sát những nội dung có liên quan.


- Các đảng đồn, ban cán sự đảng căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn đã được Bộ Chính trị hoặc cấp ủy tỉnh, thành phố quy định mà tiến hành
công tác kiểm tra.


- Các tổ chức đảng ở cơ sở có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp
hành Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng đối với mọi tổ
chức đảng, đảng viên sinh hoạt và hoạt động thuộc phạm vi lãnh đạo của mình.


- Ủy ban kiểm tra các cấp tiến hành công tác kiểm tra, giám sát theo


quy định của Điều 32, Điều lệ Đảng và những nội dung do cấp ủy giao.


<b>1.3. VAI TRỊ CƠNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG TRONG </b>
<b>NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM </b>


<b>1.3.1. Kiểm tra, giám sát của Đảng là phƣơng thức bảo đảm pháp </b>
<b>chế, ngăn ngừa, phát triển và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật </b>
<b>trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền </b>


<i>- Kiểm tra, giám sát là phương thức bảo đảm pháp chế </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công
nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội.


Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp và pháp luật [30].


Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là điều kiện quan trọng
nhất, cơ bản nhất đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Địa vị pháp lý của Đảng đã được thể chế hóa để Đảng
phát huy vai trị lãnh đạo của mình. Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật. Trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng không đứng trên pháp luật hoặc đứng ngoài
pháp luật. Quyền lực của Đảng không mang tính pháp quyền và hoạt động
của Đảng không phải là hoạt động quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nước.


Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội thông qua việc vạch ra đường lối


chủ trương, chính sách, Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, chiến lược;
tuyên truyền, thuyết phục, động viên, tổ chức thực hiện và Đảng phải lãnh đạo
công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức
Đảng và cán bộ, đảng viên hoạt động trong cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện những chủ trương, chính sách... mà Đảng đã ban hành.


Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung phát triển năm 2011 của Đảng, nêu rõ: "Đảng Cộng sản Việt
Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng
cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng
công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra" [14, tr 88].


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

tồn bộ cơng tác xây dựng Đảng; đảm bảo cho việc đề ra đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đúng đắn và thực hiện
có hiệu quả. Kiểm tra, giám sát là nội dung, là phương thức thực hiện sự lãnh
đạo của Đảng đối với Nhà Nước và đối với toàn xã hội, là một trong những
yếu tố quyết định hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền.


Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phải tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, pháp luật chính là sự cụ thể hóa các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng, do vậy, cấp ủy, Ủy ban kiểm tra các
cấp cần triệt để tơn trọng tính tối cao của Hiến pháp và luật, đề cao tính độc
lập trong phịng, chống tham nhũng. Một trong những nguyên tắc cơ bản của
hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước ta là nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Nội dung của nguyên tắc pháp chế là sự bảo đảm cho pháp luật được
tuân thủ một cách tuyệt đối, khơng có một thực thể nào đứng trên pháp luật
hay đứng ngoài pháp luật. Nguyên tắc pháp chế hiện hữu ở việc chấp hành
pháp luật cả từ hai phía các cơ trong hệ thống chính trị, và từ phía cá nhân, tổ
chức là đối tượng chịu sự quản lý. Về phía các cơ quan trong hệ thống chính
trị, nguyên tắc pháp chế thể hiện ở việc các cán bộ, đảng viên, công chức,


người lao động đều phải thực thi đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình mà pháp luật đã quy định. Ở bình diện rộng hơn, nó cịn là việc mỗi cơ
quan trong hệ thống chính trị thực thi đúng phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm
đã được quy định trong Hiến pháp, trong Điều lệ Đảng, điều lệ của các tổ
chức và trong các văn bản pháp luật. Ngay trong hoạt động ban hành các
quyết định, các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, nguyên tắc pháp chế cũng
được thể hiện ở văn bản của các cơ quan cấp dưới phải phù hợp với các quy
định trong các văn bản của các cơ quan cấp trên, văn bản có hiệu lực thấp hơn
phải phục tùng những văn bản có hiệu lực cao hơn và mọi văn bản pháp luật
phải phù hợp với Hiến pháp - đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

của pháp luật. Hệ thống pháp luật quy định cho mỗi công dân, mỗi doanh
nghiệp, mỗi tổ chức có những quyền nhất định như quyền tự do kinh doanh,
tự do đi lại, quyền được học tập, quyền có nhà ở... đồng thời pháp luật cũng
quy định những nghĩa vụ nhất định. Ngoài ra pháp luật cịn có những quy
phạm điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Pháp chế địi hỏi tất cả những
quy định đó đều phải được tuân thủ một cách tuyệt đối.


Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, khơng thể lúc nào, ở đâu pháp
luật cũng được thực thi nghiêm chỉnh. Sự vi phạm pháp luật đã, đang và sẽ
còn là một thực tế. Để giải quyết vấn đề này, người ta có thể áp dụng nhiều
biện pháp từ giáo dục, thuyết phục đến cưỡng chế. Tất cả các biện pháp đó
đều cần đến cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Chỉ có qua cơ quan kiểm
tra, giám sát của Đảng, của Nhà nước mới có thể đánh giá được một cơ quan,
tổ chức, cá nhân nào đó chấp hành pháp luật như thế nào, có vi phạm pháp
luật hay khơng, vi phạm ở mức độ nào… từ đó đề ra những biện pháp xử lý
thích hợp. Do vậy, kiểm tra, giám sát của Đảng là phương thức bảo đảm pháp
chế trong Nhà nước pháp quyền.


<i>- Kiểm tra, giám sát là biện pháp ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những </i>


<i>hành vi vi phạm pháp luật </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

dùng được; khơng hiểu rõ cán bộ, nhân viên của mình làm việc tốt hay xấu để
khen thưởng, cất nhắc người tốt, giáo dục người kém, tẩy trừ những phần tử
xấu xa; để chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chỉ có một cách, đó là kiểm tra,
kiểm sốt. Người đã chỉ rõ mục đích của cơng tác kiểm tra, giám sát là giúp
cho cấp ủy đảng nắm chắc được tình hình lãnh đạo; chất lượng của các nghị
quyết, chỉ thị..., kiểm sốt kết quả cơng việc của cán bộ của mình.Người cho
rằng, có kiểm tra, giám sát mới biết rõ cán bộ và nhân viên của mình tốt hay
xấu; mới biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của các cơ quan, mới biết rõ tính đúng
đắn, khả thi hay chưa phù hợp của các nghị quyết, chỉ thị...Muốn chống bệnh
quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành khơng,
thi hành có đúng khơng; muốn biết ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là
khéo kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát khéo thì bao nhiêu khuyết điểm
lịi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định sẽ giảm bớt.
Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc phê phán những cơ quan, cán bộ mắc phải bệnh
quan liêu, bệnh bàn giấy, chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết...; họ quên mất
kiểm tra, giám sát; do đó, mà đầy túi quần thơng báo, đầy túi ái chỉ thị mà
công việc vẫn không chạy. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Người đã
thường xuyên nhắc nhở: Đảng phải luôn xem lại những nghị quyết và chỉ thị
của mình đã thi hành thế nào. Nếu khơng như vậy thì những nghị quyết và chỉ
thị đó khơng chỉ là lời nói xng mà còn hại đến lòng tin của nhân dân đối
với Đảng. Tại hội nghị tổng kết công tác kiểm tra của Đảng, ngày 29/7/1964,
Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

với nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư
tưởng, về tổ chức [28, tr. 300].


Cụ thể hơn, công tác kiểm tra, giám sát chính là hoạt động của tổ chức
đảng và đảng viên, hướng vào việc xây dựng và thực hiện các nghị quyết, chỉ


thị, quyết định, giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt và nội bộ Đảng; hoàn thiện
quy trình lãnh đạo, giữ vững kỷ luật, kỷ cương với mục đích đảm bảo cho các
nghị quyết, chỉ thị, quyết định… của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã đề ra
được thực hiện một cách nghiêm túc đạt kết quả cao. Bằng những kinh nghiệm
thực tế lãnh đạo Đảng Bơn-sê-vích Nga và chính quyền Xô viết trong những
năm đầu tiên, Lênin đã rút ra tính tất yếu của công tác kiểm tra, giám sát. Đảng
và Nhà nước phải nắm chắc cơng tác này, nếu bng lỏng "thì chính quyền
của những người lao động, nền tự do của họ, sẽ khơng thể nào duy trì được và
nhất định họ sẽ phải sống trở lại dưới ách của chủ nghĩa tư bản" [22, tr. 224].


Hồ Chí Minh khẳng định: Khi mục đích, nhiệm vụ chính trị đã được
xác định, nghị quyết đã được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải
được đặt lên hàng đầu. Điều cốt yếu là chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các
nghị quyết, chỉ thị sang lựa chọn người lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc
thực hiện. Đó là vấn đề then chốt đối với Đảng cầm quyền: tìm người, kiểm
tra, giám sát cơng việc-tất cả là ở đó. Trong tác phẩm "Một việc mà các cơ
quan lãnh đạo cần thực hiện ngay", Người đã khẳng định:


"Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Song từ
nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấu
tranh. Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hoặc thất bại
của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn
cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách
đúng mấy cũng vơ ích [26, tr. 520].


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

trách nhiệm của đảng viên và các đảng bộ là giữ cho kỷ luật của Đảng một
cách nghiêm khắc. Tất cả đảng viên đều phải chấp hành các nghị quyết của
Quốc tế, của Đảng, Đại hội của Trung ương và thượng cấp.


Tiếp đó, trong các văn kiện của Đảng, vị trí vai trị và tầm quan trọng


của cơng tác kiểm tra được nêu lên rất cụ thể, Đại hội lần thứ V của Đảng nêu
rõ: Lãnh đạo mà khơng kiểm tra thì coi như khơng lãnh đạo. Văn kiện Đại hội
lần thứ IX của Đảng ghi: Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy, của Ủy
ban kiểm tra các cấp.


Điều 30, Điều lệ Đảng khóa XI khẳng định:


Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng.
Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức
đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng. Các cấp ủy
đảng lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp
hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của
Đảng [15, tr. 51].


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Chính vì vậy, ngay từ khi mới thành lập và suốt trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, Đảng ta luôn coi trọng và tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra,
giám sát. Mục tiêu của cơng tác kiểm tra, giám sát là góp phần bảo vệ và giữ
vững vai trò lãnh đạo, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực
cầm quyền của Đảng; khắc phục cơ bản tình trạng vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ, dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ
hình thức trong Đảng; ngăn chặn và đẩy lùi một bước sự suy thoái về chính
trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
trong cán bộ, đảng viên.


<i> - Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là biện pháp phòng trừ hữu </i>
<i>hiệu các vi phạm pháp luật trong xây dựng Nhà nước pháp quyền. </i>


<i>Thứ nhất, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng luôn luôn là hiện thân </i>



của kỷ cương pháp luật. Chỉ riêng sự hiện diện của cá tổ chức đảng và đảng
viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đã là một sự nhắc nhở thường
xuyên đối với tất cả đối tượng chịu sự kiểm tra, giám sát rằng: pháp luật phải
được tuân thủ. Sự kiểm tra giám sát định kỳ, thường xuyên hay đột xuất luôn
tạo ra một "sức ép" thường trực lên các đối tượng và nhờ đó đã hạn chế sự vi
phạm pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<i>Thứ hai, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng luôn luôn là cách thức </i>


phân tích, mổ xẻ một cách sâu sắc, đầy đủ nhất các nguyên nhân động cơ,
mục đích, tính chất, mức độ của một hành vi vi phạm. Do vậy, các giải pháp
(các kiến nghị, yêu cầu …) được đưa ra từ hoạt động kiểm tra, giám sát của
Đảng không chỉ hướng vào việc xử lý hành vi vi phạm các nghị quyết, chỉ
thị, quy định của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mà nó cịn có tác
dụng khắc phục các kẽ hở của các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước; ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh
những vi phạm pháp luật tương tự xảy ra ở một nơi khác hoặc vào một thời
điểm khác.


<i>Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng dù là loại hình nào cũng </i>


ln ln có tính định hướng và xây dựng; có thể dự báo được một hành vi vi
phạm pháp luật sẽ xảy ra trong tương lai nếu khơng có sự chấn chỉnh, khơng
có sự định hướng lại cho các đối tượng một cách kịp thời.


Thực tiễn những năm qua cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát của
cấp ủy và Ủy ban kiểm tra các cấp đã góp phần giúp các tổ chức Đảng và cán
bộ, đảng viên được kiểm tra, giám sát; phát huy ưu điểm, khắc phục những
tồn tại, yếu kém, khuyết điểm trong thực hiện các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước và chức trách, nhiệm vụ được giao, phòng


ngừa sai phạm. Quan trọng hơn, qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện nhiều sơ
hở, bất cập trong quản lý kinh tế - xã hội mà người thực thi công vụ lợi dụng
để trục lợi, gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của người
dân; phát hiện những cơ chế, chính sách khơng phù hợp với thực tế cuộc sống.
Từ đó đã kiến nghị với các cơ quan, các tổ chức sửa đổi, bổ sung, từng bước
hồn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của
mọi tổ chức đảng, không chỉ để khắc phục những khuyết điểm, yếu kém về
nhận thức và hành động trong thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát,
mà còn làm cho Đảng thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình,
góp phần tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, đảm bảo lãnh đạo thắng lợi sự
nghiệp cách mạng.


<b>1.3.2. Ảnh hƣởng của sự nghiệp xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền </b>
<b>xã hội chủ nghĩa với công tác xây dựng Đảng nói chung và cơng tác kiểm </b>
<b>tra, giám sát của Đảng nói riêng </b>


Trong điều kiện đảng cầm quyền, xây dựng thành công Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân có tác động, ảnh hưởng
có tính chất quyết định đến cơng tác xây dựng Đảng và vai trị lãnh đạo của
Đảng. Sự tác động, ảnh hưởng đó thể hiện:


- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa bảo đảm cụ thể hóa, thể chế
hóa đường lối, chính sách của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước
và tổ chức thực hiện trong thực tế, làm cho đường lối, chính sách của Đảng
trở thành hiện thực trong cuộc sống, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước và xã hội.


- Thông qua hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,


đường lối, chính sách của Đảng được kiểm nghiệm, là cơ sở để Đảng điều
chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảo đảm sự đúng đắn của đường lối chính sách,
hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân.


Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tác động, ảnh
hưởng đến công tác xây dựng Đảng trên những điểm cụ thể dưới đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước, sẽ bảo đảm việc thể chế hóa đúng
đắn đường lối, chính sách của Đảng thành pháp luật. Đây chính là bảo đảm
xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, chuyển hóa quan điểm
chính trị, tư tưởng của Đảng thành nội dung của pháp luật, chính sách của
Nhà nước.


- Xây dựng nền hành chính nhà nước bao gồm thể chế hành chính;
Chính phủ, các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và chính quyền
địa phương; đội ngũ cán bộ, công chức hành chính và chế độ tài chính cơng
bảo đảm thực thi quyền hành pháp và các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các
lĩnh vực đời sống xã hội. Đây chính là hệ thống trực tiếp tổ chức thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng đã được thể chế hóa, bảo đảm cho đường lối,
chính sách trở thành hiện thực trong cuộc sống. Muốn xây dựng nền hành
chính mạnh, hiệu quả, bản thân các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên trong
hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa
phương phải mạnh, phải được tổ chức, sinh hoạt theo các nguyên tắc Mác-xít
về tổ chức sinh hoạt Đảng. Như vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa trong lĩnh vực hành pháp tự thân nó góp phần xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh.


- Xây dựng nền tư pháp dân chủ, trong sạch, vững mạnh, công minh;
bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi tội phạm và vi phạm pháp luật; bảo


vệ công lý, quyền con người, quyền công dân theo yêu cầu xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chính là hiện thực hóa quan điểm của
Đảng về quyền con người, về tự do, bình đẳng, cơng lý, bảo đảm mục tiêu xây
dựng một chế độ dân chủ, công bằng, tự do, hạnh phúc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

- Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các
hiện tượng tiêu cực khác trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng
chính là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Nhân dân đánh giá Đảng
thông qua việc đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức là đảng viên hoạt động
trong bộ máy nhà nước. Khơng thể có một Đảng trong sạch, vững mạnh trong
khi cán bộ, công chức là đảng viên trong bộ máy nhà nước lại tham nhũng,
quan liêu, lãng phí.


<i>Như vậy, trong điều kiện đảng cầm quyền, Đảng phải tập trung lãnh </i>
<i>đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì Nhà nước pháp </i>
<i>quyền xã hội chủ nghĩa là hiện thân của Đảng trong cuộc sống, là căn cứ để </i>
<i>đánh giá về Đảng, bảo đảm củng cố, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối </i>
<i>với Nhà nước và xã hội. </i>


Trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, giữa xây dựng Đảng và
xây dựng Nhà nước pháp quyền có mối quan hệ biện chứng. Thực hiện tốt các
phương hướng, nội dung xây dựng Đảng để Đảng thực sự trong sạch, vững
mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, xứng đáng là đội tiên phong của giai
cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc chính là xây dựng các
đảm bảo về chính trị và các yếu tố cần thiết cho sự nghiệp xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<i><b>Chương 2 </b></i>


<b>THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG </b>


<b>VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, </b>


<b>GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG TRONG ĐIỀU KIỆN </b>
<b>XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN </b>


<b>2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG </b>
<b>(SỐ LIỆU NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ X (2005 - 2010) </b>


<b>2.1.1. Về tƣ tƣởng chỉ đạo </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Đối với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, tư tưởng chỉ đạo phải tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát, coi đó là giải pháp quan trọng góp phần
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp đổi mới
thành công.


Mục tiêu của công tác kiểm tra, giám sát là góp phần bảo vệ và giữ
vững vai trò lãnh đạo, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, năng lực
cầm quyền của Đảng; khắc phục cơ bản tình trạng vi phạm nguyên tắc tập
trung dân chủ, dẫn đến độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ
hình thức trong Đảng; ngăn chặn và đẩy lùi một bước sự suy thối về chính
trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
trong cán bộ, đảng viên. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành công
khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ; giám sát phải mở rộng,
kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm. Tạo được sự chuyển biến sâu sắc về
nhận thức và hành động trong tồn Đảng về cơng tác kiểm tra, giám sát. Nâng
cao ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, đề cao tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.


Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng ở các cơ quan
nhà nước trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường


lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của Đảng, kịp
thời phát hiện nhân tố mới để phát huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi
phạm ngay từ lúc mới manh nha.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>2.1.2. Công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và tổ chức đảng </b>


<i><b>2.1.2.1. Việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy </b></i>


Ngày sau Đại hội X của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra Trung ương khóa X; Bộ Chính trị ban
hành Quy định số 23-QĐ/TW, ngày 31/10/2006 về thi hành Điều lệ Đảng,
Quyết định số 25-QĐ/TW, ngày 24/11/2006 về việc "ban hành Hướng dẫn
thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng
trong Chương VII và Chương VIII, Điều lệ Đảng khóa X"; chỉ đạo tổng kết
Chỉ thị 29-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường công tác kiểm
tra của Đảng, trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (Khóa X) đã ra Nghị quyết số 14-NQ/TW về tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát của Đảng. Đây là Nghị quyết hết sức quan trọng trong công tác
xây dựng Đảng và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, thể hiện quyết tâm
chính trị của Đảng, đáp ứng địi hỏi của các cấp ủy, Ủy ban kiểm tra và đội
ngũ cán bộ kiểm tra các cấp. Quá trình triển khai tổ chức thực hiện Nghị
quyết đã tạo sự chuyển biến toàn diện về tư tưởng, nhận thức và hành động
của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu cấp ủy về công tác kiểm
tra, giám sát và kỷ luật đảng


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020; Thông báo
kết luận về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp về làm
công tác kiểm tra, giám sát và luân chuyển lãnh đạo Ủy ban kiểm tra các cấp
sang công tác ở các ngành, các cấp để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ
kiểm tra; Quy định về xử lý đảng viên vi phạm; Quy chế phối hợp giữa Ủy


ban kiểm tra Trung ương với các tổ chức đảng; Quyết định về tổ chức bộ máy
Ủy ban kiểm tra Trung ương và Ủy ban kiểm tra các tỉnh ủy, thành ủy; Kết
luận về chế độ, chính sách phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ kiểm tra;
Thông báo kết luận về tăng cường tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng; Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa X đã ban hành Nghị quyết tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về phòng,
chống tham nhũng, lãng phí, nhờ đó cơng tác phịng, chống tham nhũng được
tiến hành khá mạnh mẽ, hầu hết các cấp ủy đã xây dựng chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết Trung ương 3; Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra
Nghị quyết số 1039/2006/UBTUQH ngày 28/8/2006 về tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn của ban Chỉ đạo Trung ương về phịng, chống tham nhũng trong đó
đại diện lãnh đạo Ủy ban kiểm tra các cấp là thành viên; Chính phủ đã ban
hành nhiều Nghị quyết, quy định về phòng, chống tham nhũng; đặc biệt nước
ta đã phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và ban
hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 v.v...


Theo đó cấp ủy các cấp đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nghị
quyết, quyết định, quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác kiểm tra,
giám sát đến tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; ban hành các nghị quyết, chỉ
thị, quy định, quyết định, quy chế, chương trình hành động của cấp mình để tổ
chức thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

các tổ chức đảng từng bước khắc phục khó khăn, lúng túng, vướng mắc trong
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.


Nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác kiểm tra,
giám sát theo tinh thần Nghị quyết số 14-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương, Ban Bí thư đã chủ trì tổng kết cơng tác kiểm tra, giám sát hằng năm.
theo đó cấp ủy các cấp đã chủ động tổng kết công tác này. Đây là điểm mới
về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy. Định kỳ, cấp ủy các cấp nghe Ủy ban kiểm


tra báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát và cho ý kiến chỉ đạo thực hiện.


<i><b>2.1.2.2. Kết quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy các cấp theo </b></i>
<i><b>quy định Điều 30, Điều lệ Đảng </b></i>


Trong nhiệm kỳ 2005-2010, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành 4
chương trình kiểm tra (Chương trình 07, 37, 67, 97), trực tiếp tổ chức thực
hiện và chỉ đạo cấp ủy các cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Nội
dung kiểm tra tập trung vào việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong thực hiện
các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương trên các lĩnh vực, như: Chiến lược cán
bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí trong quản lý sử dụng ngân sách, đầu tư xây dựng cơ
bản, đất đai, khoáng sản, các đồn đi cơng tác nước ngồi, các quỹ vì người
nghèo, quỹ cứu trợ...; giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân; phịng chống
tham nhũng, lãng phí; Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển
kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng ở các vùng; Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước v.v...


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

ương, Ban Bí thư giao đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương làm
Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ trì thành lập 31 đồn kiểm tra với các nội dung khác
nhau, do các đồng chí Thành viên Ủy ban làm trưởng đoàn, trực tiếp kiểm tra
31 tổ chức đảng trực thuộc Trung ương (phụ lục số 2). Các cấp ủy trực thuộc
Trung ương đã thành lập trên 500 đoàn trực tiếp kiểm tr trên 1.300 tổ chức
đảng trực thuộc.


<i>Quá trình tổ chức thực hiện nổi lên một số sai phạm: </i>


- Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước để mua sắm vật
tư, tài sản còn vi phạm Quy chế đấu thầu; mua vượt dự tốn, chế độ khơng


đúng đối tượng; mua tài sản có giá trị lớn chưa cần thiết, chấp hành chưa
nghiêm túc quy định của Chính phủ về mua sắm ơ tơ con. Qua kiểm tra, Bna
Bí thư đã giao cho Ủy ban kiểm tra Trung ương kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối
với 2 tổ chức đảng.


- Về quản lý, sử dụng ngân sách nhàn ước trong đầu tư xây dựng và
tình hình nợ đọng vốn trong xây dựng cơ bản còn khá phổ biến, với giá trị lớn
do đầu tư dàn trải, phân bổ vốn thiếu tập trung; nhiều dự án, cơng trình kéo
dài, thậm chí phải ngừng thi công, nhiều dự án chậm phát huy tác dụng...


- Việc sử dụng tài sản công là nhà, đất cịn để lãng phí, sai mục đích.
Cơng tác quản lý đất đai buông lỏng, vi phạm khá phổ biến. Tình trạng chung
ở các địa phương, đơn vị dự án chưa hoặc chậm triển khai đưa vào sử dụng,
gây lãng phí. Cịn để thất thu tiền sử dụng đất, thuê đất, đấu giá quyền sử
dụng đất, đấu thầu dự án với số tiền lớn.


- Việc tổ chức các đoàn cán bộ đi cơng tác nước ngồi khơng tiết
kiệm, sử dụng kinh phí lớn, có địa phương chi hàng chục tỷ đồng cho các đoàn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

quỹ cứu trợ là 117,2 tỷ đồng. Một số cá nhân vi phạm, như ở Thành phố Hồ
Chí Minh, cần thơ và Bến Tre... phải thi hành kỷ luật đảng.


Trong nhiệm kỳ, cấp ủy các cấp kiểm tra 1.089.771 đảng viên theo
Điều 30 Điều lệ Đảng; trong đó tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và tương
đương kiểm tra 2.663, huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy và tương đương
kiểm tra 111.452, cấp ủy cơ sở kiểm tra 975.656 đảng viên. Qua kiểm tra phát
hiện 11.594 đảng viên vi phạm, phải thi hành kỷ luật 2.953 trường hợp. Kiểm
tra 181.372 tổ chức đảng, qua kiểm tra phát hiện 6.327 tổ chức co vi phạm,
phải xử lý kỷ luật 163 tổ chức.



Cấp ủy các cấp giám sát 110.100 đảng viên, trong đó tỉnh ủy, ban
thường vụ tỉnh ủy và tương đương giám sát 991, huyện ủy, ban thường vụ
huyện ủy và tương đương giám sát 24.305, cấp ủy cơ sở giám sát 84.804 đảng
viên. Giám sát 104.114 tổ chức, trong đó tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và
tương đương giám sát 1.229, huyện ủy, ban thường vụ huyện ủy và tương
đương giám sát 17.392, cấp ủy cơ sở giám sát 35.273 tổ chức.


Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc chấp hành chỉ thị, nghị
quyết, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của cấp trên và cấp mình; các
nguyên tắc tổ chức của Đảng, quy chế làm việc; giữ gìn đoàn kết nội bộ, phẩm
chất đạo đức, lối sống của đảng viên; chính sách, pháp luật của Nhà nước...


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước v.v... có tác dụng và hiệu quả
rất rõ rệt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, hoạch định, bổ sung, sửa đổi quy định
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở tầm vĩ mô.


Cấp ủy các cấp định kỳ nghe báo cáo về kết quả hoạt động của Ủy ban
kiểm tra và tình hình thi hành kỷ luật trong Đảng (Ban Chấp hành Trung ương
định kỳ nghe báo cáo mỗi năm một lần, Bộ Chính trị mỗi năm hai lần; cấp ủy
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp ủy các huyện, thị, thành phố
trực thuộc tỉnh và đảng ủy các xã, thị trấn mỗi năm 2 lần và nghe bất thường khi
có tình hình phức tạp cần phải chỉ đạo giải quyết kịp thời). Công tác chỉ đạo
tổng kết hằng năm được các cấp ủy quan tâm, coi trọng.Việc Ban Bí thư Trung
ương và cấp ủy các tỉnh, thành phố đã chủ trì tổ chức hội nghị tổng kết, chỉ đạo
đưa nội dung kiểm điểm, đánh giá công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy,
tổ chức đảng trong đảng bộ mình vào báo cáo tổng kết là một nét mới trong
nhiệm kỳ 2005-2010, thể hiện trách nhiệm cao của cấp ủy trong chỉ đạo và tổ
chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.


Công tác xây dựng tổ chức bộ máy, kiện toàn Ủy ban kiểm tra các cấp,


việc luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra được cấp ủy quan tâm
chỉ đạo; một số chế độ, chính sách đối với cán bộ kiểm tra do Trung ương ban
hành đã tạo được động lực mới, động viên, khích lệ, tạo sự phấn khởi trong
đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra chuyên trách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>2.1.3. Kết quả công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra các </b>
<b>cấp theo quy định tại Điều 32 Điều lệ Đảng </b>


<i><b>2.1.3.1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp và tổ chức </b></i>
<i><b>đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm </b></i>


Được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đã đi vào những lĩnh vực,
những nơi có khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, những vụ việc bức xúc, nổi
cộm trong xã hội; tính chất, mức độ các cuộc kiểm tra sâu sát hơn, quyết liệt
hơn; nhất là những nơi trước đây cho là "vùng cấm". Ủy ban kiểm tra các
cấp kiểm tra hơn 73 nghìn đảng viên và gần 16 nghìn tổ chức đảng có dấu
hiệu vi phạm, kết luận số đảng viên có vi phạm là 75,2%, vi phạm đến mức
phải thi hành kỷ luật là 53,8% so với số có vi phạm. Ủy ban Kiểm tra Trung
ương kiểm tra 128 đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý và 54 tổ chức
đảng. Qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý hoặc kiến nghị
cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật 4 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X; 17 đồng chí là bí thư, phó bí thư, ủy viên ban cán sự
đảng Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ,
ngành; 2 đồng chí là bí thư đảng ủy, chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn kinh
tế nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<i><b>2.1.3.2. Giải quyết đơn thư tố cáo </b></i>


Trong nhiệm kỳ này, số lượng đơn thư tố cáo có giảm, nhưng nội dung,
tính chất tố cáo ngày một gay gắt, phức tạp. Ủy ban kiểm tra các cấp tập trung


xem xét, giải quyết tố cáo đối với 20 nghìn đảng viên và gần 800 tổ chức
đảng, phục vụ kịp thời công tác nhân sự bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII,
đại hội đảng bộ các cấp trong thời gian vừa qua. Ủy ban Kiểm tra Trung ương
xem xét, giải quyết đối với 8 tổ chức đảng và 226 lượt đảng viên thuộc diện
Trung ương quản lý, trong đó có 40 đồng chí cán bộ diện Trung ương quản lý
ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII.


Việc giải quyết tố cáo cơ bản bảo đảm tính khách quan, chính xác,
làm rõ đúng sai, giúp cho cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng có khuyết điểm,
vi phạm nghiêm túc sửa chữa rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục.
Đồng thời minh oan cho những trường hợp bị tố cáo sai. Tuy nhiên một số
trường hợp xem xét, giải quyết chưa kịp thời, chưa thấu đáo nên còn tái tố.
Tình trạng thư tố cáo sai, dấu tên, mạo tên, tổ cáo có dụng ý xấu, đơng người,
vượt cấp vẫn không giảm.


<i><b>2.1.3.3. Giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng </b></i>


Ủy ban kiểm tra các cấp xem xét, giải quyết gần 2 nghìn trường hợp
khiếu nại kỷ luật đảng, tỷ lệ thay đổi hình thức kỷ luật là 27% (chủ yếu là
giảm và xóa bỏ hình thức kỷ luật). Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, giải
quyết theo thẩm quyền và giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư giải quyết 182 trường hợp khiếu nại về kỷ luật đảng, trong đó có
trường hợp khiếu nại phức tạp, kéo dài 28 năm, 25 năm, 16 năm; tỷ lệ giảm
và xóa hình thức kỷ luật là 36,8%, tăng hình thức kỷ luật 1 trường hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

tra, xác minh, chưa phân tích đánh giá đúng mức độ, tác hại, nguyên nhân vi
phạm, nên việc xử lý kỷ luật chưa thực sự chính xác; do áp dụng lỗi phạm ở
một số nới chưa nhất quán, không đúng; một số tổ chức xử lý kỷ luật chưa
công bằng giữa các đảng viên ngay trong một vụ việc, vẫn có tư tưởng xử lý
"trên" nhẹ, "dưới" nặng; một số cấp ủy, Ủy ban kiểm tra trước khi quyết định


kỷ luật chưa gặp và làm tốt tư tưởng đối với đảng viên vi phạm kỷ luật.


<i><b>2.1.3.4. Thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với tổ chức đảng và </b></i>
<i><b>đảng viên </b></i>


Giám sát là nhiệm vụ mới chính thức được quy định trong Điều lệ
Đảng khóa X, Ủy ban kiểm tra các cấp đã giám sát chuyên đề đối với gần 122
nghìn đảng viên; Ủy ban Kiểm tra Trung ương giám sát đối với 72 tổ chức và
16 đảng viên. Qua giám sát không chỉ có tác dụng trong việc cảnh báo, ngăn
chặn, phòng ngừa vi phạm đối với tổ chức đảng và đảng viên mà cịn tạo tiền
đề cho cơng tác kiểm tra.


Công tác giám sát đã bước đầu phát huy hiệu quả, giúp cho tổ chức
đảng và đảng viên thấy được những ưu điểm để phát huy, những hạn chế,
khuyết điểm để kịp thời khắc phục, sửa chữa, từ đó hạn chế được những vi
phạm từ lúc mới manh nha; qua giám sát giúp phát hiện những bất cập trong
lãnh đạo, quản lý, trong cơ chế, chính sách, pháp luật để bổ sung, sửa đổi,
hoàn thiện. Tuy nhiên một số cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra đảng ủy
cơ sở chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của công tác giám sát, còn hiểu
chưa đúng, coi giám sát như kiểm tra chấp hành. Trong tổ chức thực hiện còn
lúng túng về trình tự, phương pháp, nội dung, cịn một số tổ chức đảng, nhất
là ở cấp cơ sở cả nhiệm kỳ chưa triển khai nhiệm vụ giám sát chuyên đề.


<i><b>2.1.3.5. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm </b></i>
<i><b>tra, giám sát và thi hành kỷ luật </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

nghìn tổ chức đảng. Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra việc thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng đối với 55 tổ chức đảng
cấp dưới.



Công tác kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
giám sát và thi hành kỷ luật nhiệm kỳ Đại hội X có nhiều chuyển biến tích
cực, số lượng các cuộc kiểm tra tăng hơn nhiều so với nhiệm kỳ Đại hội IX.
Tuy nhiên, vẫn cịn có nơi cấp ủy và Ủy ban kiểm tra xây dựng chương trình
cơng tác kiểm tra, giám sát cịn dàn trải, chưa có trọng tâm, trọng điểm, còn
né tránh nhiệm vụ nhạy cảm, phức tạp; một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ
về nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều 30 Điều lệ Đảng, chưa gắn vai trò
của cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát mà
khoán trắng cho Ủy ban kiểm tra; việc xử lý đảng viên, tổ chức đảng có vi
phạm còn để kéo dài, một số vụ việc chưa bảo đảm nguyên tắc, quy trình, thủ
tục, vi phạm đến mức kỷ luật nhưng nể nang không xử lý.


<i><b>2.1.3.6. Kiểm tra tài chính đảng </b></i>


Trong nhiệm kỳ, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã thực hiện 7 cuộc
kiểm tra tài chính đối với văn phịng Trung ương và các đơn vị dự tốn trực
thuộc gồm: Văn phòng Trung ương (về xây dựng cơ bản); Ban Tổ chức Trung
ương; Nhà xuất bản Chỉnh trị Quốc gia - Sự thật, Bộ biên tập Báo Nhân dân;
các Tổng công ty in Tiến Bộ, An Phú, Hồ Tây; 9 cuộc kiểm tra tài chính đối
với ban thường vụ các tỉnh ủy trực thuộc Trung ương, trong đó có Thành ủy
Hà Nội, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; giám sát tài chính đảng đối với 8
ban thường vụ tỉnh ủy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

định 23,3 tỷ đồng. Đã yêu cầu xuất toán thu hồi về ngân sách 37 tỷ đồng; yêu
cầu hạch tốn lại chi phí 21,6 tỷ đồng. Ngồi ra cịn phát hiện đến liên doanh
góp vốn, thua lỗ của doanh nghiệp 27,2 tỷ đồng; phát hiện các nguồn thu, chi
ngồi sổ sách kế tốn 7,9 tỷ đồng; phát hiện số tiền còn nợ dây dưa, tồn đọng,
thất thoát của các doanh nghiệp đảng là 22 tỷ đồng. Tổng số đảng viên bị xử
lý kỷ luật 16 đồng chí; trong đó: khai trừ, chuyển cơ quan pháp luật xử lý 01,
cảnh cáo 08; khiển trách 06, buộc thơi việc, xóa tên đảng viên 01.



Tại 67 đơn vị trực thuộc Trung ương, nhiệm kỳ Đại hội X, Ủy ban
kiểm tra các cấp đã thực hiện 198.012 cuộc kiểm tra tài chính đảng; trong đó:
cấp tỉnh kiểm tra tài chính đảng cùng cấp 185 cuộc, 619 cuộc kiểm tra tài
chính cấp ủy cấp dưới; kiểm tra thu, chi đảng phí 1.992 cuộc. Cấp huyện đã
kiểm tra cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp 1.058 cuộc; kiểm tra tài chính cấp
ủy cấp dưới 5.394 cuộc; kiểm tra thu, chi đảng phí 41.627 cuộc. Cấp ủy cơ sở
kiểm tra 145.214 cuộc.


Qua kiểm tra, đã phát hiện sai phạm với số tiền 57,8 tỷ đồng, trong đó:
tham ơ, tham nhũng 1,3 ty đồng; thất thốt, lãng phí 0,9 tỷ đồng; để ngoài sổ
sách 8,9 tỷ đồng; chi sai chế độ 10,5 tỷ đồng; nợ dây dưa, kéo dài, chiếm
dụng 9,4 tỷ đồng; sai phạm khác 26,7 tỷ đồng; thu đảng phí sai quy định 5,8
tỷ đồng, chi đảng phí sai quy định 1,4 tỷ đồng. Đã phát hiện 7.942 tổ chức và
93.889 đảng viên có vi phạm; đã xử lý 682 đảng viên bằng các hình thức:
chuyển cơ quan điều tra 32, khai trừ 28, cách chức 22, cảnh cáo 162, khiển
trách 230 và xóa tên 208 trường hợp.


<b>2.1.4. Tình hình chấp hành kỷ luật và việc thi hành kỷ luật trong Đảng </b>


<i><b>2.1.4.1. Tình hình chấp hành kỷ luật trong Đảng </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã giúp cho tổ chức đảng, cán bộ,
đảng viên phấn đấu, rèn luyện, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật của Đảng
và pháp luật của Nhà nước. Phần lớn cán bộ, đảng viên kiên định mục tiêu, lý
tưởng, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, gương mẫu trong thực hiện các
nhiệm vụ. Nhiều tổ chức đảng ở các địa phương, đơn vị đã giữ vững kỷ
cương, kỷ luật, năng động, sáng tạo, lãnh đạo đạt những thành tích quan trọng
trong cơng tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện khó
khăn, chịu tác động xấu của suy giảm kinh tế thế giới, góp phần kiềm chế lạm


phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh - quốc
phòng. Đa số các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành nghiêm kỷ luật đảng,
tuy nhiên, việc chấp hành kỷ luật đảng vẫn còn xảy ra những vi phạm, đó là:


- Số đảng viên vi phạm trong việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chiếm tỷ lệ 52,5% so với các nội
dung vi phạm; trong đó vi phạm về tham nhũng, lãng phí chiếm 3,5%; bn lậu,
trốn thuế 0,6%; cố ý làm trái 11,1%; quản lý sử dụng đất đai có sai phạm 5,9%.


- Tình trạng thiếu tinh thần trách nhiệm, không thực hiện tốt chức
trách, nhiệm vụ được giao, thiếu kiểm tra, đơn đốc để xảy ra tham nhũng, lãng
phí gây thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước và của công dân chiếm gần 25%
tổng số đảng viên bị thi hành kỷ luật.


- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ chiếm 3,1%, với các biểu
hiện: nội bộ mất đoàn kết, nhất là trong công tác cán bộ, việc quản lý phân bổ
đầu tư vốn, tài chính, ngân sách... có nơi sử dụng danh nghĩa tập thể để thực
hiện ý định của cá nhân người đứng đầu, dân chủ hình thức, làm vơ hiệu hóa
tổ chức đảng. Trong sinh hoạt hiện tượng bằng mặt, khơng bằng lịng, khơng
dám đấu tranh trực diện, nhưng lại viết thư dấu tên, mạo tên gửi đi nhiều nơi
tố cáo có dụng ý xấu đã xảy ra ở một số địa phương, đơn vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

đơn vị. Số đảng viên vi phạm ở nội dung này chiếm 2,7% tổng số đảng viên
bị thi hành kỷ luật.


- Một số trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng, mua chuộc, khống chế để can
thiệp, bao che, bảo kê, tiếp tay chúng hoạt động; một bộ phận cán bộ, đảng
viên không chịu rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, lối sống, có biểu
hiện cơ hội, thực dụng, phai nhạt lý tưởng cách mạng, đã chủ động tiếp tay
hoặc đồng lõa với bọn tham nhũng, bọn tội phạm để tham nhũng theo kiểu


<i>"xã hội đen", như vụ án Trương Năm cam và đồng bọn. Ủy ban kiểm tra </i>
Trung ương, Ủy ban kiểm tra Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp
với các cơ quan chức năng trong việc xem xét những cán bộ đảng viên có liên
quan. Vụ án năm Cam cùng đồng bọn là vụ án nghiêm trọng, có tổ chức bền
chặt, hoạt động kéo dài trong nhiều năm, địa bàn hoạt hoạt động rộng ở thành
phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác; với 155 bị cáo đứng trước vành
móng ngựa, trong đó: có 21 bị cáo nguyên là cán bộ nhà nước (có 3 nhà báo,
4 cán bộ kiểm sát, 14 cán bộ ngun là cơng an, có cán bộ cáo cấp của Đảng,
Nhà nước), và nhiều cán bộ, đảng viên có liên quan nhưng chưa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự mà chuyển xử lý hành chính và kỷ luật đảng. Riêng
vụ án Năm Cam đã có 42 cán bộ, đảng viên bị khai trừ ra khỏi đảng, 43 cán
bộ, chiến sĩ công an bị tước danh hiệu cơng an, trong đó có cả cán bộ cao cấp;
có 11 tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh
cáo và giải tán do có liên quan trách nhiệm trong vụ án, trong đó có 3 tổ chức
đảng trực thuộc Trung ương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<i><b>2.1.4.2. Việc thi hành kỷ luật trong Đảng </b></i>


Trong nhiệm kỷ, số đảng viên bị thi hành kỷ luật ở các cấp từ Trung
ương tới địa phương là 76.135 trường hợp (tăng 1% so với nhiệm kỳ IX),
trong đó: khiển trách: 31.589 (41,5%), cảnh cáo 30.153 (39,6%), cách chức
4.152 (5,4%), khai trừ 9.721 trường hợp (12,7%). Điều đáng lưu ý là một số
nơi xảy ra vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai nghiêm trọng, cả tập thể vi
phạm như ở thị xã Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng; huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc, đã dẫn đến một sôd cán bộ chủ chốt bị thi hành kỷ luật, có trường hợp
bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt 2.198
đảng viên, chủ yếu vi phạm pháp luật (tăng 2 lần so với nhiệm kỳ IX. Trong
số đảng viên bị thi hành kỷ luật cán bộ do cấp ủy, tỉnh, thành, huyện, quận và
tương đương quản lý chiếm gần 22,9% (nhiệm kỳ IX là 21,9%).



Số tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật 1.791 tổ chức (tăng 44% so với nhiệm
kỳ IX); trong đó: khiển trách 1.307, cảnh cáo 483, giải tán 01 tổ chức đảng.


Ủy ban kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật theo thẩm quyền và
đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tổ chức đảng
cấp dưới thi hành kỷ luật đối với 2 tổ chức đảng (bằng hình thức khiển trách)
và 82 đảng viên; trong đó: khiển trách 29, cảnh cáo 34, cách chức 8, khai trừ
11 trường hợp.


Nhì chung, việc xem xét thi hành kỷ luật đảng viên và tổ chức đảng
được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng phương hướng, phương châm,
nguyên tắc, thủ tục và kịp thời, có tác dụng tích cực phục vụ u cầu, nhiệm
vụ cơng tác xây dựng Đảng, góp phần ổn định chính trị - xã hội, an ninh -
quốc phòng và phát triển kinh tế ở địa phương, đơn vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

bức xúc đối với cán bộ, đảng viên, làm phát sinh đơn thư tố cáo, khiếu nại kéo
dài, đông người. Phần lớn đảng viên khi kiểm điểm không tự giác nhận
khuyết điểm, vi phạm mà thường quanh co, đổ lỗi cho khách quan, gây khó
khăn cho cơng tác xem xét, xử lý kỷ luật đảng.


<b>2.1.5. Thực trạng bộ máy của cơ quan Ủy ban kiểm tra các cấp </b>
Sau Đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp đã phối hợp với cơ quan tổ chức của cấp
ủy tham mưu kịp thời, giúp cấp ủy kiện toàn tổ chức bộ máy Ủy ban kiểm tra,
bổ sung thành viên ủy ban và biên chế cán bộ cho cơ quan Ủy ban kiểm tra
các cấp đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu và chất lượng. Số lượng cán bộ cơ quan
và thành viên Ủy ban kiểm tra các cấp được tăng thêm, tổ chức bộ máy cơ
quan Ủy ban kiểm tra của các tỉnh ủy, thành ủy được tổ chức thống nhất theo
Quy định số 222-QĐ/TW ngày 08/05/2009 của Ban Bí thư; các Ủy ban kiểm
tra của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng


ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương
được quy định cụ thể theo Công văn số 276-CV/TW của Bộ Chính trị, giải
quyết được những bất cập, vướng mắc kéo dài trong nhiều nhiệm kỳ.


Trong nhiệm kỳ, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã hiệp thương đề nghị
Ban Bí thư phê chuẩn thành viên Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy
trực thuộc Trung ương, trong đó gồm 68 chủ nhiệm, 160 phó chủ nhiệm và
595 ủy viên; cấp ủy đã điều động, luân chuyển 130 cán bộ trong ngành (Trung
ương 1, các tỉnh, thành phố 129) làm công tác khác ở vị trí cao hơn hoặc
tương đương.


<i><b>2.1.5.1. Những yếu kém, khuyết điểm </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

hưởng đến uy tín, thành tích nên khi thấy cán bộ có khuyết điểm hoặc có
biểu hiện vi phạm về tham nhũng, lãng phí đã khơng chỉ chỉ đạo, tổ chức
kiểm tra, giám sát, xem xét trách nhiệm và xử lý kịp thời. Một số trường hợp
cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị có biểu hiện ngăn cản khơng
cho Ủy ban kiểm tra tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết
tố cáo đối với cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý có dấu
<i>hiệu vi phạm. Dấu hiệu vi phạm thường khó phát hiện, đối tượng vi phạm thì </i>
dùng thủ đoạn tinh vi, thậm chí có sự câu kết giữa cấp trên với cấp dưới, tìm
mọi cách gây khó khăn, trở ngại cho q trình kiểm tra, giám sát. Vì vậy, Ủy
ban kiểm tra vừa có tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm, vừa gặp khó
khăn, trở ngại trong quá trình tiến hành kiểm tra, giám sát. Việc phối hợp
giữa Ủy ban kiểm tra với các tổ chức đảng có liên quan với các cơ quan bảo
vệ pháp luật trong kiểm tra, xử lý vi phạm cán bộ, đảng viên vi phạm còn rất
hạn chế.


Một số quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cịn
thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn, chồng chéo, khó khăn cho q trình kiểm


tra, giám sát, xử lý khi có khuyết điểm, vi phạm nhưng chậm được sửa đổi, bổ
sung, điều chỉnh kịp thời. Ví dụ ngay trong Điều lệ Đảng chưa có phần xác
định nhiệm vụ phịng, chống tham nhũng cho Ủy ban kiểm tra các cấp; trong
nhận thức của nhiều người còn cho là Ủy ban kiểm tra chỉ giải quyết các vi
phạm trong nội bộ Đảng. Trong thực tế, ở nước ta chỉ có một Đảng duy nhất
lãnh đạo chính quyền và tồn xã hội nên mọi cán bộ, đảng viên được phân
công ở hầu hết các lĩnh vực, địa bàn; chưa có cơ chế bảo vệ người dũng cảm
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và phát huy vai trò trách nhiệm của
nhân dân tham gia kiểm tra, giám sát phòng, chống tham nhũng đối với cán
bộ, đảng viên; vẫn cịn tình trạng người tích cực đấu tranh chống tham nhũng
bị trù dập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

đủ; chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ này, do đó đã làm
ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra, giám sát nói riêng và
cơng tác xây dựng Đảng nói chung. Xử lý kỷ luật còn chưa nghiêm, chưa kịp
thời, chưa đồng bộ, thiếu cơng bằng; có nhiều ý kiến cho rằng người vi phạm
nhỏ khi phát hiện thì bị xử lý kỷ luật nghiêm minh; tuy nhiên nhiều cán bộ cơ
quan nhà nước tham nhũng, vi phạm lớn để làm giàu, mua chức vụ khi bị phát
hiện thì không bị kỷ luật hoặc đưa ra nhiều lý do để xử lý nhẹ, có nhiều
trường hợp vẫn tiếp tục được đề bạt, bổ nhiệm.


Nhiều ban cán sự đảng, đảng đoàn, các ban xây dựng đảng thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra theo Điều 30, Điều lệ Đảng cịn hình thức, chất lượng hạn
chế. Đây là một khuyết điểm kéo dài nhưng chậm được khắc phục.


Việc thực hiện một số nhiệm vụ, quy định mới của Đảng trong nhiệm
kỳ X còn lúng túng, hiệu quả chưa cao (như thực hiện Quy chế chất vấn trong
Đảng, thực hiện nhiệm vụ giám sát, giám sát chuyên đề của các cấp ủy, các
ban đảng, chi bộ...).



Tính độc lập của Ủy ban kiểm tra Đảng các cấp và các cơ quan bảo vệ
pháp luật chưa cao, nhìn thấy tham nhũng nhưng ngại "giở pháp luật" vì
Thường vụ chưa lên tiếng, thói quen " xin phép, báo cáo cấp ủy" trước khi ra
quyết định kiểm tra, giám sát đối với tổ chức và cá nhân đảng viên có hành vi
tham nhũng; nhiều người hoặc mơ hồ hoặc cố tình suy luận nguyên tắc Đảng
lãnh đạo Nhà nước trực tiếp, toàn diện, nên mọi việc nhất nhất phải xin ý kiến
cấp ủy. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Cần phải nhớ rằng: Chi bộ là
một tổ chức lãnh đạo chính trị, chứ khơng phải là một tổ chức hành chính".
Hiện nay chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
pháp luật chính là sự cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, do vậy, Ủy ban kiểm tra Đảng các cấp cần triệt để tơn trọng tính tối cao
của Hiến pháp và luật, đề cao tính độc lập trong phòng, chống tham nhũng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

chủ động tham mưu, đề xuất giải quyết những vụ việc bức xúc nổi cộm ngay
tại địa phương, đơn vị mình, để vi phạm xảy ra trong một thời gian dài, tình
hình trở nên phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng mới được xem xét, xử lý,
trong khi nhiệm vụ kiểm tra, giám sát ngày càng nặng nề, phức tạp, đòi hỏi
cao hơn.


Qua công tác kiểm tra, giám sát cho thấy tình hình chấp hành kỷ luật
trong Đảng nổi lên những vấn đề đáng lưu ý như sau:


- Cịn có những biểu hiện mất dân chủ, dân chủ hình thức: là ý chí của
một người lãnh đạo nhưng được hợp thức hóa bằng nghị quyết của ban
thường vụ, của cấp ủy nên rất khó tìm ra chứng cứ; cục bộ, "bằng mặt, khơng
bằng lòng" trong quan hệ của thường trực cấp ủy còn diễn ra ở một số nơi, mà
nguồn gốc sâu xa, nguyên nhân trực tiếp là vấn đề bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm
cán bộ và thực hiện các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, giao đất, giao dự án...,
dẫn đến trong nội bộ thiếu tôn trọng, thiếu tin tưởng, thiếu chân thành với
nhau và mất đồn kết.



- Tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên vẫn diễn ra nghiêm trọng, với biểu hiện buông thả trong quan hệ
nam nữ, rượu chè, bài bạc... đã làm "hoen ố" hình ảnh người cán bộ, người
đảng viên trước quần chúng.


- Sự suy thoái về chính trị tư tưởng đang diễn biến phức tạp. Một số
cán bộ, đảng viên cơ hội, thực dụng, phai nhạt lý tưởng cách mạng, "tự
chuyển hóa", "tự suy thối", thiếu niềm tin vào Đảng và con đường đi lên xã
hội chủ nghĩa ở nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

uy tín giảm sút, nhưng chưa trường hợp nào phải xem xét, cân nhắc bố trí
cơng việc khác cho phù hợp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, khóa X
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham
nhũng, lãng phí.


- Tinh thần tự phê bình và phê bình quá yếu. Tình trạng nể nang, né
tránh, ngại va chạm, "dễ người, dễ ta", không có chính kiến cịn khá phổ biến
trong sinh hoạt đảng, tạo cho một số cán bộ cơ hội chính trị, thực dụng kinh tế
hồnh hành.


- Tính gương mẫu, tấm gương của người cán bộ, đảng viên, kể cả cán
bộ cấp cao giảm sút. Tình trạng để vợ (chồng), con, người thân lợi dụng chức
vụ, quyền hạn của mình để thu vén cá nhân, giàu lên quá nhanh, làm cho quần
chúng bất bình. Một số nơi mối quan hệ giữa "ý Đảng" với "lòng dân" chưa được
đồng thuận, giữa cán bộ lãnh đạo với quần chúng có lúc trở nên căng thẳng. Những
biểu hiện đó là trái với truyền thống của dân tộc phương Đông: "một tấm
gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền" [28, tr. 26].
Một số cán bộ, đảng viên tích cực và những người dân lương thiện, cần cù lao
động cũng thấy chán ngán, mệt mỏi khi nhìn vào thực trạng một số tổ chức và


cá nhân làm thất thoát một số lượng lớn tài sản và tiền bạc của nhân dân
nhưng chưa thấy trách nhiệm của mình.


<i><b>2.1.5.2. Nguyên nhân của yếu kém, khuyết điểm </b></i>


Nhận thức của một số cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy về cơng tác
kiểm tra, giám sát cịn chưa đầy đủ và sâu sắc. Chưa coi kiểm tra, giám sát là
những chức năng lãnh đạo của Đảng; chưa tạo điều kiện để Ủy ban kiểm tra
thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy viên cùng cấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Một số tổ chức đảng buông lỏng công tác quản lý, giáo dục cán bộ,
đảng viên, giảm sút tính chiến đấu, cịn biểu hiện hữu khuynh, né tránh, ngại
va chạm, nhất là đảng viên là cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo.


Trình độ, năng lực cán bộ kiểm tra ở cơ sở và cấp huyện còn hạn chế;
ở cơ sở, cán bộ kiểm tra chủ yếu kiêm nhiệm, thường xuyên biến động, chế
độ chính sách cịn bất cập, thiếu cụ thể, chưa thu hút được cán bộ có năng lực,
trình độ về làm cơng tác kiểm tra ở cơ sở.


Cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa đồng bộ, còn chồng
chéo, trùng lặp, chậm được bổ sung, sứa đổi... Một số quy định, hướng dẫn về
công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng còn thiếu, chưa sát thực tiễn và
thống nhất nên thực hiện khó khăn.


<b>2.1.6. Một số bài học, kinh nghiệm </b>


<i><b>Một là, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động </b></i>


của các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp, đội ngũ cán bộ, đảng
viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.


Nâng cao trách nhiệm chính trị của cấp ủy trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.


<i><b>Hai là, Ủy ban kiểm tra các cấp tích cực, chủ động tham mưu kịp thời, </b></i>


tồn diện, có hiệu quả giúp cấp ủy thực hiện Điều 30, Điều lệ Đảng; đồng thời
bám sát cơ sở, kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm khi còn manh nha, kiên
quyết, kiên trì trong việc đấu tranh làm rõ vi phạm của tổ chức đảng và đảng
viên để xem xét, xử lý một cách công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng
và chặt chẽ, theo đúng nguyên tắc, phương pháp công tác đảng.


<i>Ba là, thực hiện tốt việc phối hợp với các tổ chức đảng, các cơ quan </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<i><b>Bốn là, kiện toàn tổ chức bộ máy Ủy ban kiểm tra và cơ quan Ủy ban </b></i>


kiểm tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; thường xuyên chăm lo
xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng; có
chính sách, chế độ đãi ngộ đặc thù đối với cán bộ kiểm tra.


Nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục
tiêu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động khó lường, nhất là tác
động của tồn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ, nhảy vọt của khoa học - công
nghệ, mặt trái của kinh tế thị trường; nhiều vấn đề mới, phức tạp về trật tự an
tồn xã hội, văn hóa, đạo đức, lối sống xuống cấp, kể cả ở trong đội ngũ cán
bộ, đảng viên, công chức. Công tác quản lý kinh tế - xã hội, công tác xây
dựng Đảng cịn có hạn chế, yếu kém. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch đẩy
mạnh thực hiện âm mưu "diễn biến hịa bình" đối với nước ta, đây là những
tiềm ẩn, nguy cơ gây mất ổn định về chính trị. Tình hình trên đặt ra cho công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng nhiệm vụ rất nặng nề, đó là:



Góp phần bảo vệ và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước và xã hội, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ,
năng lực cầm quyền của Đảng, làm cho Đảng ta thực sự trong sạch,
vững mạnh, tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, hoàn thiện chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; khắc phục
tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, dẫn đến độc đoán,
chuyên quyền, mất dân chủ hoặc dân chủ hình thức trong Đảng;
ngăn chặn và đẩy lùi một bước sự suy thối về chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, xa dân, tham nhũng, lãng phí, tiêu
cực trong cán bộ, đảng viên [13].


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<i>Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về công tác kiểm tra, giám </i>


sát của Đảng theo tinh thần Thông báo kết luận số 226-TB/TW của Ban Bí
thư, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán
bộ, đảng viên và nhân dân về hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng; tạo sự
đoàn kết, thống nhất, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, sự đồng thuận
trong xã hội; nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác chấp hành kỷ luật đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, tính tiền phong gương mẫu của cán bộ,
đảng viên.


<i>Thứ hai, cấp ủy các cấp phải tích cực, chủ động và trực tiếp tiến hành </i>


kiểm tra, giám sát tồn diện các mặt cơng tác, đặc biệt tập trung đi sâu kiểm
tra, giám sát việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối,
chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc,
củng cố đoàn kết nội bộ, giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức
cách mạng của cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm cán bộ chủ chốt và


người đứng đầu trong việc thực hiện: Chế độ trách nhiệm; Chế độ bảo vệ của
công; Chế độ phục vụ nhân dân. Chú trọng kiểm tra, giám sát việc cụ thể hóa,
thể chế hóa tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng;
những nơi thường dễ xảy ra vi phạm, nơi có dấu hiệu ban hành chính sách trái
với nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và bao che sai phạm
của cấp dưới. Cán bộ chủ chốt và người đứng đầu phải tôn trọng và tạo điều
kiện cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật, nếu gây khó
khăn, vịi vĩnh, đặt điều kiện để trục lợi thì sẽ gây mối quan hệ khơng lành
mạnh giữa Đảng, chính quyền với doanh nghiệp.


<i>Thứ ba, căn cứ Nghị quyết về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Chính trị, Ban Bí thư xây dựng các đề án để thực hiện; đồng thời ban hành
các hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ
luật trong Đảng theo quy định Điều lệ Đảng khóa XI; sửa đổi, bổ sung những
quy định cịn khó khăn, vướng mắc, chưa phù hợp, như về xử lý đảng viên vi
phạm, công tác chất vấn, thực hiện nhiệm vụ giám sát...


<i>Thứ tư, xây dựng tổ chức bộ máy Ủy ban kiểm tra các cấp phù hợp </i>


với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ
Đảng, bảo đảm thực hiện có chất lượng và hiệu quả nhiệm vụ được giao; nâng
cao phẩm chất, năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp đủ khả
năng để đảm đương nhiệm vụ. Cán bộ kiểm tra phải mang tính nhân văn,
nhân tình, khách quan, vơ tư, cơng tâm, chính xác, có văn hóa kiểm tra, văn
minh, lịch sự; xây dựng quy hoạch thành viên Ủy ban kiểm tra các cấp cho
mỗi nhiệm kỳ đại hội Đảng; bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ kiểm
tra các cấp; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kiểm
tra chuyên trách.



<b>2.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM </b>
<b>SÁT CỦA ĐẢNG TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN </b>


<b>2.2.1. Mục tiêu, quan điểm, định hƣớng và nhiệm vụ công tác kiểm </b>
<b>tra, giám sát của Đảng </b>


<i><b>2.2.1.1. Mục tiêu </b></i>


<i>Thứ nhất: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng góp phần bảo vệ và </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<i>một bước sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, </i>


xa dân, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên.


<i>Thứ hai: Tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động trong </i>


tồn Đảng đối với cơng tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, trước hết là trong
cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên là cán bộ lãnh đạo
các tổ chức nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp. Nâng cao ý thức tổ
chức kỷ luật, tự giác chấp hành kỷ luật đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên.


<i>Thứ ba: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác </i>


<i>kiểm tra, giám sát, bổ sung, phát triển quan điểm, nguyên tắc, phương pháp, </i>
nhiệm vụ, nội dung, thẩm quyền, tổ chức bộ máy và cán bộ Ủy ban kiểm tra,
cơ quan Ủy ban kiểm tra các cấp, bảo đảm hoạt động có chất lượng, hiệu lực,
hiệu quả cơng tác kiểm tra, giám sát kỷ luật đảng.


<i><b>2.2.1.2. Quan điểm, định hướng </b></i>



Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng trong
giai đoạn cách mạng mớ, quan điểm định hướng của Đảng ta về công tác
kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng:


<i><b>Thứ nhất: Kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo, nhiệm vụ thường </b></i>


xuyên của toàn Đảng, trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy và người đứng đầu
cấp ủy, do cấp ủy trực tiếp tiến hành. Tổ chức đảng, đảng viên phải nghiêm
chỉnh phục tùng kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên phải chịu sự
kiểm tra, giám sát của Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân.


<i>Thứ hai: Công tác kiểm tra, giám sát phải chủ động phòng ngừa, ngăn </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

huy, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm ngay từ lúc mới manh nha.
Kiên quyết xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm đã kiểm tra, kết luận để
răn đe và giáo dục.


<i>Thứ ba: Công tác kiểm tra, giám sát phải gắn chặt với công tác tư </i>


tưởng, công tác tổ chức và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Phải kết
hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý vi phạm, giữa
<b>tự phê bình và phê bình, giữa tự kiểm tra và kiểm tra. Trong mối quan hệ giữa </b>
<b>ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý vi phạm lấy ngăn chặn, phịng ngừa là chính. </b>
Trong mối quan hệ giữa tự phê bình và phê bình thì lấy tự phê bình là chính.
Trong mối quan hệ giữa tự kiểm tra và kiểm tra thì lấy tự kiểm tra là chính.


<i>Thứ tư: Cơng tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng phải kết hợp chặt </i>


chẽ giữa xây và chống, lấy xây là chính. Khi các vụ việc vi phạm được phát


hiện, phải kiên quyết xử lý nghiêm minh để răn đe và giáo dục; phải đặt dưới
sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện của Đảng, tăng cường chất lượng đội ngũ
cán bộ, cơ sở vật chất, bảo đảm tính khoa học. Chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức, cơ chế hoạt động của Ủy ban kiểm tra phù hợp với nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ
Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.


<i>Thứ năm: Đẩy mạnh đấu tranh tự phê bình và phê bình, mở rộng dân </i>


chủ, công khai. Mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch
trong công tác cán bộ. Thực hiện cơ chế đảng viên và nhân dân tham gia giám
sát cán bộ và công tác cán bộ. Đi đôi với tăng cường kiểm tra công tác cán bộ,
phải đề cao trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát đảng viên của chi bộ.
Đồng thời tổ chức cơ sở đảng phải tăng cường giám sát đảng viên về năng lực
hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất, đạo đức, lối sống; đấu tranh chống những
biểu hiện tiêu cực trong Đảng.


<i>Thứ sáu: Đề cáo trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

trong công tác kiểm tra, giám sát. Hoạt động của Đảng và Nhà nước phải chịu
sự giám sát của nhân dân. Xây dựng các quy chế và biện pháp thực hiện giám
sát của nhân dân đối với hoạt động của Đảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên.
Hồn thiện cơ chế, giải pháp phịng ngừa; cơ chế giám sát phản biện của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân... Cơng khai hóa các chế độ, chính
sách để cán bộ, đảng viên và nhân dân giám sát, kiểm tra. Có quy định về
kiểm soát, giám sát thu nhập của cán bộ, công chức. Xây dựng thiết chế
khuyến khích bảo vệ cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia giám sát, phát
hiện đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.


<i><b>2.2.1.3. Nhiệm vụ cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng </b></i>



- Cấp ủy các cấp phải tăng cường cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng,
nâng cao chất lượng nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng để
các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên nắm vững và tự giác chấp hành; đấu
tranh chống những biểu hiện tiêu cực, suy thoái trong Đảng. Cấp ủy các cấp,
nhất là chi bộ cần tăng cường quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên
để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm hoặc không để tái phạm,
góp phần chủ động thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ
luật của Đảng.


- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong
Đảng và trong cả hệ thống chính trị. Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng
đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đồn thể
chính trị - xã hội ở các cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được
giao. Tập trung kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trương, đường lối,
nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng về các nội dung, lĩnh vực sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

+ Về chấp hành nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng: Kiểm tra,
giám sát việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách; chấp hành quy chế làm việc, chế độ công tác; thực hiện dân
chủ trong Đảng, giữ gìn đồn kết nội bộ; về mối quan hệ giữa tổ chức đảng và
đảng viên với quần chúng; việc giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo
đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.


+ Lĩnh vực kinh tế - tài chính: Kiểm tra, giám sát việc thực hành tiết
kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong các khâu cấp và sử dụng
nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước, vốn ODA, tài trợ của nước ngoài;
trong xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị; quản lý và sử dụng đất đai, tài
nguyên, công sản; triển khai thực hiện các dự án trọng điểm…



+ Lĩnh vực hành chính, tư pháp: Kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành
chính liên quan đến giải quyết công việc của các tổ chức và cá nhân, đặc biệt
là trong các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Kiểm tra việc thực hiện
các chủ trương, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp trong điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án, nhất là những vụ án nghiêm trọng, gây bức xúc trong
dư luận.


+ Trong công tác tổ chức và cán bộ: Kiểm tra, giám sát về tuyển dụng,
quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bố trí, sử dụng, khen
thưởng và thực hiện chính sách cán bộ; về phẩm chất đạo đức, lối sống và
thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; về nội dung và chất lượng sinh hoạt
của các cấp ủy, tổ chức đảng.


+ Kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố
cáo của đảng viên và nhân dân; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí theo tinh thần Nghị quyết Hội
nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI: "Một số vấn đề
cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay".


- Đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng theo
hướng đồng bộ, nghiêm minh, có hiệu lực, hiệu quả; hồn thiện quy chế giám
sát trong Đảng. Kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát của Nhà nước và
giám sát của nhân dân.


- Củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, tăng cường cán bộ đủ số lượng,
bảo đảm chất lượng; bảo đảm chế độ, chính sách theo quy định; cải thiện điều
kiện, phương tiện làm việc của Ủy ban kiểm tra các cấp.



<b>2.2.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lƣợng công tác kiểm </b>
<b>tra, giám sát trong Đảng </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

ngừng hoàn thiện để không những biến những quan điểm, định hướng chính
trị của đảng cầm quyền thành các chương trình và hành động của tồn xã hội,
mà cịn để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng cầm quyền trong thực tiễn cuộc sống. Nói
cách khác, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đều có
vai trị, chức năng riêng của nó khơng thể thay thế cho nhau.Với tư cách là
một tổ chức chính trị - một bộ phận cấu thành của xã hội, Đảng phải được tổ
chức và hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Đảng tơn
trọng vai trị của Nhà nước phải nhìn từ hai phía, một mặt, trên cơ sở thừa
nhận sự độc lập và hoạt động sáng tạo của Nhà nước, Đảng không can thiệp
vào việc thực hiện các chức năng, thẩm quyền theo quy định pháp luật của bộ
máy nhà nước, mặt khác, bản thân Nhà nước phải tự thể hiện và khẳng định
được vai trò của mình trong việc giải quyết những cơng việc thuộc chức năng,
thẩm quyền. Cái gì tạo ra vai trị của nhà nước? Đó chính là quyền lực và việc
tổ chức thực thi quyền lực. Nhà nước phải có đủ quyền lực để vận hành được
đầy đủ, đồng bộ các chức năng, thẩm quyền theo sứ mệnh mà xã hội trao cho
nó để quản lý xã hội, đồng thời vấn đề quan trọng hơn là chính bộ máy nhà
nước phải tự kiểm soát được vận hành quyền lực của mình để tồn bộ quyền
lực nhà nước ln được bảo đảm tính thống nhất, thơng suốt, để quyền lực
nhà nước luôn thuộc về nhân dân, được sử dụng vì lợi ích của nhân dân,
phòng tránh nguy cơ lạm dụng, tha hóa quyền lực. Nhà nước tự giới hạn
quyền lực của mình trong khn khổ pháp luật và tự kiểm soát lấy quyền lực
được nhân dân trao cho là thể hiện tính trách nhiệm của Nhà nước trước nhân
dân, để nhà nước luôn luôn là nhà nước của dân, do dân và vì dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

kiểm tra đối với hoạt động của bộ máy nhà nước.Tuy nhiên, Đảng có quyền


và trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các đảng viên và tổ chức
của Đảng hoạt động trong bộ máy nhà nước trong việc chấp hành và bảo đảm
thực hiện đúng, có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của đảng cầm
quyền. Là đảng viên của đảng cầm quyền, trách nhiệm của các đảng viên,
trước hết là các đảng viên được Đảng phân công nắm giữ các vị trí lãnh đạo
trong bộ máy nhà nước, và các tổ chức đảng hoạt động trong bộ máy nhà
nước, là phải làm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thể hiện và
thực hiện đúng, đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng. Do vậy, các đảng
viên và tổ chức đảng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng, thơng qua đó,
Đảng kiểm sốt được tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm bộ
máy nhà nước thực hiện đúng và có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng,
giữ vững bản chất của Nhà nước.


Nghiên cứu từ lý luận và thực tiễn đã khẳng định: Công tác kiểm tra,
giám sát của Đảng là quan trọng, là khâu then chốt trong xây dựng Đảng; là
hoạt động quan trọng để bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước, xã hội nhằm phát hiện những vi phạm trong thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật nhà nước, góp phần tăng cường củng cố pháp chế,
kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích
cơng dân. Vì vậy, phải tăng cường thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát
và kỷ luật của Đảng để Hiến pháp và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền
được tôn trọng và tuân theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

được kiểm soát chặt chẽ và khách quan bởi thiết chế có tính độc lập cao, để
tránh sự lạm dụng, tha hóa của việc sử dụng quyền lực. Khơng có bất kỳ thiết
chế nhà nước nào thoát khỏi sự kiểm tra, giám sát để có quyền lực tuyệt đối.


Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, xin đề
xuất thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau đây.



<i><b> 2.2.2.1. Tăng cường và chú trọng việc nâng cao nhận thức về công </b></i>
<i><b>tác kiểm tra, giám sát cho các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các </b></i>
<i><b>cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân </b></i>


Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, mục đích, ý nghĩa của cơng tác
kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng cho các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban
kiểm tra các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân, là yêu cầu đòi hỏi cấp thiết
của công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng
trong mọi thời kỳ cách mạng. Do đó cần tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để
mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn vị trí, vai trị của cơng tác kiểm tra,
giám sát đặc biệt trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến đổi phức
tạp, kẻ thù đang tìm mọi cách chống phá cách mạng nước ta. Trong nước
đang tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa, tác động tiêu cực của nền kinh tế
thị trường ảnh hưởng tới đảng viên và tổ chức đảng, vì vậy hơn lúc nào hết
công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra,
giám sát và kỷ luật đảng là cực kỳ quan trọng. Để nâng cao nhận thức cho cấp
ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra các cấp, cán bộ, đảng viên và nhân dân cần
tập trung thực hiện các nội dung sau đây:


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

kiểm tra các cấp. Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải bằng nhiều hình
thức phong phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi cấp, mỗi tổ
chức đảng.


- Cấp ủy các cấp phải có chương trình, kế hoạch, biện pháp, hình thức
thích hợp để tổ chức cho các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi
lãnh đạo, quản lý của cấp mình nghiên cứu, quán triệt sâu sắc quy định của
Điều lệ Đảng (khóa XI), Quy định số 45-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Bộ
Chính trị về Thi hành Điều lệ Đảng, Quyết định số 46-QĐ/TW, ngày
01/11/2011 của Bộ Chính trị về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện các quy
định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII,


Chương VIII Điều lệ Đảng khóa XI; Quy định số 47-QĐ/TW (khóa X), của
Bộ Chính trị, quy định về những điều đảng viên khơng được làm; Quyết định
số 68-QĐ/TW ngày 21/3/2012 của Bộ Chính trị, ban hành Quy chế giám sát
trong Đảng..v.v. Từ đó có nhận thức đúng, vận dụng thực hiện tốt theo chức
năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức đảng và tuyên truyền động viên nhân dân
tham gia tích cực vào việc giám sát tổ chức đảng và đảng viên. Có thể tổ chức
hội thi tìm hiểu về cơng tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, đối với sự
tham gia của cán bộ, đảng viên, nhất là để cán bộ làm công tác kiểm tra, giám
sát tham gia để nâng cao nhận thức và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Khắc
phục tình trạng tổ chức nghiên cứu, qn triệt mang tính hình thức, thiếu cụ thể,
sâu sắc, thiếu liên hệ giữa lý luận với thực tế ở đại phương, đơn vị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến bằng nhiều hình thiết
thực cho nhân dân hiểu rõ vị trí, vai trị, ý nghĩa của cơng tác kiểm tra, giám
sát trong Đảng, vai trò trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia giám sát
hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên, nắm được các quy định của Đảng
về công tác giám sát (nguyên tắc, phạm vi, đối tượng, nội dung, hình thức,
phương pháp giám sát …) để tích cực tham gia giám sát hoạt động của tổ
chức đảng và đảng viên. Có thể biên soạn thành tài liệu phát trên truyền hình,
đài truyền thanh, loa truyền thanh, đăng trên báo; tổ chức các cuộc tọa đàm
với sự tham gia của đại diện các đồn thể chính trị - xã hội và quần chúng
nhân dân để có nhận thức đúng và phối hợp thực hiện công tác giám sát đối
với tổ chức đảng và đảng viên. Tạp chí kiểm tra mở chuyên mục nghiên cứu,
trao đổi về công tác giám sát trong Đảng để góp phần làm sáng tỏ hơn cả về
lý luận và thực tiến về giám sát và công tác giám sát.


<i><b>2.2.2.2. Các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban kiểm tra và đảng viên </b></i>
<i><b>phải nắm vững các nguyên tắc, chủ thể, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, </b></i>
<i><b>phạm vi kiểm tra, giám sát; các phương pháp kiểm tra, giám sát để thực </b></i>
<i><b>hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp thực </b></i>


<i><b>hiện hoặc tham gia thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<i>- Phải dựa vào tổ chức đảng. </i>


Tổ chức đảng là cơ quan lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng
viên và tổ chức đảng cấp dưới. Có dựa vào tổ chức đảng thì chủ thể kiểm tra
(cấp ủy hoặc Ủy ban kiểm tra, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các ban của cấp
ủy) mới hiểu rõ đặc điểm tình hình, điều kiện, hồn cảnh, khó khăn, thuận lợi,
ưu điểm, khuyết điểm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đối tượng
được kiểm tra để có cơ sở xem xét, kết luận một cách chính xác.


Dựa vào tổ chức đảng vừa là phương pháp cơ bản của công tác kiểm
tra, vừa là vấn đề có tính ngun tắc trong cơng tác xây dựng Đảng, nhưng
tùy tình hình cụ thể của tổ chức đảng để có cách vận dụng cho phù hợp. Trường
<i><b>hợp cần thiết, có thể kiện tồn tổ chức đảng trước khi tiến hành kiểm tra. </b></i>


<i>- Phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

tinh thần tự giác tự phê bình để nhận rõ ưu điểm, khuyết điểm, vi phạm và
giúp cho tổ chức kiểm tra có cơ sở kết luận chính xác. Đối với những trường
hợp quanh co, giấu giếm sai lầm, khuyết điểm, cần kiên trì động viên, thuyết
phục, kết hợp với đấu tranh và công tác thẩm tra, xác minh để làm rõ đúng, sai.


<i>- Phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. </i>


Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đảng ta khơng có mục đích nào khác là đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân.
Tư tưởng "dân là gốc" phải được quán triệt trong công tác xây dựng Đảng.
Một trong những phương châm xây dựng Đảng là tổ chức, động viên quần
chúng tham gia xây dựng Đảng, góp phần kiểm tra, giám sát hoạt động của


các tổ chức đảng, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác và phẩm chất của
cán bộ, đảng viên. Mọi hoạt động của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên luôn
luôn được quần chúng quan tâm, nhận biết. Thực tiễn đã chứng minh là có
nhiều vụ việc tiêu cực xảy ra trong nội bộ Đảng là do quần chúng phát hiện.
Vì vậy, tiến hành công tác kiểm tra phải coi trọng việc phát huy tinh thần
trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. Việc lấy ý kiến của quần chúng
góp ý, phê bình tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra, phải có tổ chức, có
lãnh đạo và tùy theo yêu cầu, nội dung, đối tượng mà xác định phạm vi,
phương thức cho phù hợp (thông qua cơ quan lãnh đạo của đồn thể chính trị -
xã hội; trực tiếp thu nhận ý kiến từng người, họp một số người để quần chúng
phát biểu ý kiến; góp ý kiến bằng thư…). Những ý kiến quần chúng đóng góp
đúng phải trân trọng tiếp thu, khuyến khích, cổ vũ; nếu có ý kiến chưa đúng
phải giải thích để quần chúng hiểu rõ, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất giữa tổ
chức đảng với quần chúng.


<i> - Làm tốt công tác thẩm tra, xác minh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

chức đảng, phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên được
kiểm tra, phát huy trách nhiệm xây dựng đảng của quần chúng, phải hết sức
coi trọng và làm tốt công tác thẩm tra, xác minh.


Thực tiễn cho thấy có nhiều tổ chức đảng và đảng viên khi được kiểm
tra đã tự giác trình bày nghiêm túc trước tổ chức đảng có thẩm quyền cả ưu
điểm, khuyết điểm, vi phạm của bản thân và tổ chức của mình, nhưng cũng có
khơng ít tổ chức đảng và đảng viên quanh co, giấu giếm, thậm chí tìm mọi
cách đối phó, gây khó khăn, trở ngại đối với cơng tác kiểm tra. Tổ chức đảng
quản lý đảng viên và tổ chức đảng được kiểm tra có nơi thiếu tự giác, cịn hữu
khuynh, thiếu tính chiến đấu. Mọi hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên
bao giờ cũng diễn ra trong khơng gian, thời gian, hồn cảnh, điều kiện cụ thể,
với những diễn biến, tình tiết khác nhau, nhiều khi liên quan đến nhiều tổ


chức, nhiều người, nhiều cấp khác nhau; có việc cịn giữ ngun bằng chứng,
có việc bằng chứng đã bị thất lạc hoặc bị thay đổi… Do đó, địi hỏi công tác
kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng của Ủy ban kiểm tra các cấp phải coi trọng và
làm tốt công tác thẩm tra, xác minh. Chưa thẩm tra, xác minh thì chưa được
kết luận.


<i>- Kết hợp chặt chẽ công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra </i>
<i>của Nhà nước, thanh tra nhân dân, cơng tác kiểm tra của các đồn thể chính </i>
<i>trị - xã hội, nghề nghiệp và phối hợp với các ban, ngành có liên quan. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

hoạt động độc lập. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo Nhà nước,
nhưng không bao biện, làm thay công việc của Nhà nước và đồn thể chính trị -
xã hội. Đặc điểm này nếu khơng có cơ chế chặt chẽ, phù hợp, nhất là trong
công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật dễ dẫn đến tình trạng thiếu tập trung,
thống nhất, chồng chéo, sơ hở, giải quyết vụ việc khơng kịp thời, chính xác.
Vì vậy, phải kết hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra của Đảng với công tác
thanh tra của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác kiểm tra của đồn thể
chính trị - xã hội, phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra với các ban của cấp ủy, với
các cơ quan bảo vệ pháp luật, nhất là đối với cơ quan thanh tra nhà nước. Vì
cơ quan thanh tra nhà nước mới có đủ điều kiện xem xét, kết luận những vi
phạm về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội... Kết luận của thanh tra nhà
nước là cơ sở để tổ chức đảng nghiên cứu, kết luận vi phạm của tổ chức đảng
và đảng viên được kiểm tra.


<i>- Nắm vững và thực hiện tốt các hình thức kiểm tra, giám sát. </i>


Tùy vào yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng và
nội dung kiểm tra, giám sát để lựa chọn hình thức kiểm tra, giám sát thích hợp.


<i>Kiểm tra, giám sát thường xuyên. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

như vậy mới kịp thời phát huy ưu điểm, phát hiện những biểu hiện lệch lạc,
sai trái để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Mọi tổ chức đảng ở các cấp
phải coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, nhất là
các tổ chức cơ sở đảng.


Tổ chức đảng, trước hết là cấp ủy các cấp phải thường xuyên kiểm tra,
giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên tiến hành công tác kiểm tra và tự
kiểm tra để phát huy ưu điểm, phát hiện, ngăn chặn và khắc phục thiếu sót,
khuyết điểm. Các tổ chức cơ sở đảng thông qua hoạt động thực tế hàng ngày
của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc thực hiện nghị quyết, chỉ
thị, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong sinh hoạt đảng, giữ
gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng của đảng viên; qua tự phê bình và phê
bình; qua kiểm tra, phân tích chất lượng đảng viên, nhận xét, đánh giá chi bộ,
đảng bộ trong sạch, vững mạnh; qua phê bình, góp ý của quần chúng… để
đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của đảng viên và tổ chức đảng cấp dưới, rút
kinh nghiệm về công tác lãnh đạo, quản lý của đảng ủy, chi ủy, chi bộ, kịp
thời xem xét, giải quyết những trường hợp có dấu hiệu vi phạm.


<i>Kiểm tra định kỳ. </i>


Kiểm tra định kỳ là một hình thức kiểm tra mà các tổ chức đảng từ cấp
cơ sở đến cấp Trung ương đều cần và có điều kiện để tiến hành. Tùy vào yêu
cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng mà xác định nội
dung và thời gian định kỳ kiểm tra cho phù hợp (theo chương trình cơng tác,
chu kỳ sản xuất, học kỳ, học phần giáo dục, đào tạo…).


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

cực... Kiểm tra định kỳ có tính nhận định, đánh giá cao nên thường được áp
dụng đối với việc kiểm tra đánh giá một quá trình, một giai đoạn, một vấn đề
hoặc một tổ chức cụ thể.



<i>Kiểm tra bất thường. </i>


Bên cạnh hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ là chủ
yếu, khi cần, có thể kiểm tra bất thường. Hình thức kiểm tra này được áp dụng
khi có sự việc đột xuất xảy ra cần phải tiến hành kiểm tra hoặc khi có yêu cầu
của tổ chức đảng cấp trên.


Đối tượng kiểm tra bất thường có số lượng ít, nội dung kiểm tra tập
trung vào một số vấn đề nhất định; yêu cầu kiểm tra để kịp thời ngăn chặn
(như khi có dấu hiệu vi phạm, có tố cáo). Yêu cầu của kiểm tra bất thường là
phải xem xét, kết luận nhanh chóng. Do đó, tùy đối tượng, nội dung, yêu cầu
cần kiểm tra mà có kế hoạch tiến hành cho phù hợp.


<i><b>2.2.2.3. Ủy ban kiểm tra phải chủ động tham mưu giúp cấp ủy ban </b></i>
<i><b>hành các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo thẩm </b></i>
<i><b>quyền để có cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; ban hành </b></i>
<i><b>các quy định, hướng dẫn thuộc thẩm quyền </b></i>


Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác
nhau. Để lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, cơng tác
xây dựng Đảng nói chung, cơng tác kiểm tra, giám sát nói riêng, từng cấp ủy
được ban hành các văn bản (nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quyết
định...) thuộc thẩm quyền của mình trên cơ sở các quy định của Đảng, của cấp
ủy, tổ chức đảng cấp trên và tổ chức thực hiện có kết quả trong thực tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

chỉ đạo của cấp ủy đảng để cụ thể hóa các quy định của Đảng, của cấp ủy, tổ
chức đảng cấp trên về cơng tác xây dựng Đảng nói chung, cơng tác kiểm tra,
giám sát, kỷ luật đảng nói riêng cho phù hợp ở từng cấp tổ chức đảng thì
khơng thể tổ chức được nhiệm vụ chính trị, cơng tác xây dựng Đảng, công tác


kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của cấp ủy, tổ chức đảng ở mỗi cấp trong thực
tế. Vì vậy, việc ban hành các văn bản về công tác kiểm tra, giám sát của mỗi
cấp là khâu khơng thể thiếu trong q trình lãnh đạo của các cấp ủy đảng; đòi
hỏi cấp ủy các cấp phải nhận thức đúng và thực hiện khẩn trương, kịp thời
việc ban hành các văn bản về kiểm tra, giám sát thuộc thẩm quyền của mình.


Ủy ban kiểm tra các cấp phải chủ động tham mưu, giúp cấp ủy ban
hành các văn bản về lĩnh vực công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, làm cơ
sở cho việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát ở cấp mình và hướng dẫn tổ
chức đảng cấp dưới, thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp mình thực hiện
tốt cơng tác kiểm tra, giám sát.


Ủy ban kiểm tra Trung ương tập trung tham mưu giúp Bộ Chính trị
ban hành quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban kiểm tra với các tổ chức
đảng có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng;
quy định xử lý đảng viên vi phạm kỷ luật; quy chế chất vấn trong Đảng; quy
chế giám sát trong đảng; quy chế dân chủ trong Đảng; quy chế về tự phê bình
và phê bình Trong Đảng; quy chế nhân dân tham gia giám sát tổ chức đảng và
đảng viên... Trên cơ sở đó cấp ủy các cấp vận dụng, ban hành các văn bản
thuộc thẩm quyền của cấp mình để các tổ chức đảng và Ủy ban kiểm tra có cơ
sở thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Ủy ban kiểm tra Trung ương ban hành hướng dẫn cụ thể thực hiện
công tác giám sát trong Đảng (cho cấp ủy, các ban của cấp ủy, chi bộ, Ủy ban
kiểm tra các cấp); ban hành quy định tạo cơ sở pháp lý để nhân dân có điều
kiện phản ánh và tiếp nhận và xử lý thông tin do quần chúng nhân dân cung
cấp về tổ chức đảng và đảng viên để phục vụ cho việc giám sát của Ủy ban
kiểm tra các cấp.


<i><b>2.2.2.4. Ủy ban kiểm tra các cấp phải căn cứ phương hướng, nhiệm </b></i>


<i><b>vụ công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, Ủy ban kiểm tra cấp trên và tình </b></i>
<i><b>hình thực tế của đảng bộ mình để chủ động xây dựng phương hướng </b></i>
<i><b>nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát cho phù hợp và tổ </b></i>
<i><b>chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện có kết quả </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

tồn Đảng nói chung và của ngành kiểm tra nói riêng về cơng tác kiểm tra,
giám sát.


Kết hợp chặt chẽ kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra với giám sát
của cấp ủy, các ban ngành của cấp ủy với giám sát của cơ quan nhà nước,
đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và nhân dân. Phối hợp chặt chẽ
công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước, thanh tra nhân dân, của các đồn
thể chính trị - xã hội. Tăng cường thực hiện cơ chế phối hợp kiểm tra, giám
sát giữa Ủy ban kiểm tra các cấp với các cơ quan thanh tra (kể cả thanh tra
chuyên ngành), điều tra, truy tố, xét xử,… Việc kết hợp kiểm tra, giám sát
trong Đảng với kiểm tra, giám sát của Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã
hội phải thơng qua các quy định cụ thể của pháp luật, các quy định của Đảng
và quy chế nhân dân tham gia giám sát tổ chức đảng và đảng viên. Phối hợp
và phát huy tốt vai trò giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên thông qua
việc thực hiện phản biện xã hội và dư luận xã hội của các phương tiện thông
tin đại chúng.


Phối hợp chặt chẽ công tác, giám sát với công tác kiểm tra, nhất là
kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và
đảng viên, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng,,, để phục vụ cho công tác kiểm
tra được chủ động, có chất lượng. Qua đó cơng tác kiểm tra phục vụ trở lại
cho việc thực hiện tốt công tác giám sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

Ủy ban kiểm tra các cấp nâng cao chất lượng cơng tác tham mưu, giúp
cấp ủy cấp mình về công tác kiểm tra, giám sát; tăng cường chất lượng hướng


dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
Ủy ban kiểm tra cấp dưới thực hiện công tác giám sát.


Ủy ban kiểm tra phải thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy mình; sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra
cấp trên đối với việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thuộc chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Cấp ủy các cấp cần quan tâm, tạo điều kiện
thuận lợi về mọi mặt cho Ủy ban kiểm tra cấp mình thực hiện tốt nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát; khơng gây khó khăn, trở ngại cho Ủy ban kiểm tra trong
thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.


Tổ chức các hình thức thích hợp để nhân dân có điều kiện phản ánh và
tiếp nhận, xử lý thông tin do quần chúng nhân dân cung cấp về tổ chức đảng
và đảng viên phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm giữ bí mật thơng
tin, danh tính người cung cấp, phản ảnh thông tin (lập trang Web trên mạng
internet, hịm thư góp ý của nhân dân; thiết lập đường dây nóng,…). Tổ chức
tốt việc tiếp dân để tiếp nhận thông tin phản ảnh của nhân dân (báo cáo, kiến
nghị, khiếu nại, tố cáo) có liên quan đến tổ chức đảng và đảng viên.


Làm tốt việc vận động nhân dân tích cực tham gia giám sát tổ chức
đảng và đảng viên; phát động phong trào thi đua trong tổ chức đảng, Ủy ban
kiểm tra với phong trào thi đua của quần chúng để thực hiện tốt chế độ giám
sát trong thực tế từng cấp, từng tổ chức đảng, nhất là từ chi bộ.


<i><b>2.2.2.5. Cấp ủy và Ủy ban kiểm tra các cấp phải nắm vững tâm lý </b></i>
<i><b>của chủ thể kiểm tra, giám sát và đối tượng kiểm tra, giám sát để vận dụng </b></i>
<i><b>thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, quyền </b></i>
<i><b>hạn của mình </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

thể kiểm tra, giám sát và chịu sự kiểm tra, giám sát của đối tượng. Xác định rõ


tâm lý của chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp cho việc thực hiện của chủ thể
kiểm tra, giám sát được chủ động, có kết quả, hạn chế được các biểu hiện lệch
lạc tác động đến chủ thể kiểm tra, giám sát khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
giúp cho đối tượng chấp hành nghiêm chỉnh khi được kiểm tra, giám sát; ngăn
ngừa các biểu hiện lệch lạc của đối tượng kiểm tra, giám sát, từ đó cộng tác,
tạo điều kiện thuận lợi, khơng gây khó khăn, trở ngại cho việc thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của chủ thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

khi tiến hành kiểm tra, giám sát, chủ thể phải nắm vững tâm lý của đối tượng
kiểm tra, giám sát trong từng vụ việc, từng trường hợp cụ thể để có biện pháp
động viên, thuyết phục đối tượng kiểm tra, giám sát có nhận thức đúng và tạo
điều kiện thuận lợi cho chủ thể thực hiện tốt nhiệm vụ. Việc nắm bắt tâm lý
đối tượng kiểm tra, giám sát chính xác, động viên, thuyết phục có kết quả tùy
thuộc vào khả năng, kinh nghiệm của chủ thể; đòi hỏi chủ kiểm tra, thể giám
sát phải thường xuyên học tập, đúc rút kinh nghiệm trong thực tế để thực hiện
tố nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.


<i><b>2.2.2.6. Ban hành đầy đủ chính sách, pháp luật thuộc thẩm quyền </b></i>
<i><b>của Quốc hội, chính phủ, các bộ, ngành và các văn bản quy phạm pháp </b></i>
<i><b>luật thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp. </b></i>
<i><b>Xây dựng tổ chức thực hiện tốt cơ chế công khai minh bạch để việc thực </b></i>
<i><b>hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có hiệu quả </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

của pháp luật để đề nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành mới cho phù hợp.


Sớm ban hành Luật giám sát của nhân dân để tạo điều kiện phát huy
vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là vai trị
của Mặt trận tổ quốc các cấp và của nhân dân trong công tác giám sát cán bộ,
đảng viên, công chức theo hướng: đạo luật phải tạo cơ sở pháp lý để nhân dân


thực hiện tốt quyền giám sát mà Hiến pháp đã quy định; thể chế hóa quan
điểm của Đảng về cụ thể hóa hiến pháp, về vai trị của Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức thành viên và nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước,
đại biểu dân cử và cán bộ, công chức nhà nước; hệ thống hóa các quy định
của các văn bản pháp luật từ sau Hiến pháp năm 1992 đến nay vào một đạo
luật về giám sát của nhân dân bảo đảm tính pháp lý, hiệu lực thực thi; xác
định rõ tính chất giám sát của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức thành viên là
giám sát mang tính nhân dân, hỗ trợ cho hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm
tra của nhà nước và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.


Muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân, vì dân ngồi việc ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật và tổ
chức thực hiện trong thực tế, còn phải thực hiện tốt việc minh bạch hóa, cơng
khai hóa chính sách, pháp luật, các hoạt động của các cơ quan công quyền,
các tổ chức có chức năng phục vụ, dịch vụ cơng… Cơng khai, minh bạch là
cơ sở để bảo đảm nhà nước pháp quyền hoạt động có hiệu quả, là cơ sở để thực
hiện tốt quyền dân chủ của nhân dân. Vì cơng khai, minh bạch là cơ sở để nhân
dân có điều kiện thực hiện tốt quyền giám sát của mình và tạo điều kiện phát huy
được dân chủ cao hơn, thu hút và tạo điề kiện cho nhân dân tham gia các công
việc chung của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình
trong giám sát tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

thực hiện nghiêm túc trong thực tế. Có quy chế cụ thể và tổ chức thực hiện tốt
việc phối hợp trao đổi thông tin giữa Ủy ban kiểm tra với các tổ chức nhà nước,
các đồn thể chính trị - xã hội và các cơ quan thông tin đại chúng, phục vụ có
hiệu quả cho việc thực hiện cơng tác giám sát giữa các tổ chức này với Ủy ban
kiểm tra và ngược lại.Trước hết tiến hành nghiên cứu ban hành Luật về quyền
được thông tin để có cơ sở pháp lý cho tổ chức, cơng dân có điều kiện tiếp
cận thơng tin để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm giám sát của mình.



<i><b>2.2.2.7. Kiện toàn tổ chức bộ máy ủy ban và cơ quan giúp việc Ủy ban </b></i>


<i><b>kiểm tra các cấp; tăng thêm thẩm quyền cho Ủy ban kiểm tra các cấp, kể cả </b></i>


<i><b>thẩm quyền giám sát; tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám </b></i>
<i><b>sát đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, có văn hóa, có bản lĩnh, tinh thơng </b></i>
<i><b>nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao </b></i>


Thực tế cho thấy, với tổ chức bộ máy Ủy ban kiểm tra, cơ quan giúp
việc Ủy ban kiểm tra các cấp và đội ngũ cán bộ kiểm tra như hiện nay, hoạt
động ủy ban các cấp chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao, nên chưa đủ
khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Khi được giao thêm chức
năng, nhiệm vụ giám sát thì khả năng hồn thành nhiệm vụ này của Ủy ban
kiểm tra các cấp sẽ càng khó khăn hơn. Ngun nhân chính là do tổ chức bộ
máy cơ quan Ủy ban kiểm tra các cấp cịn nhiều bất cập, năng lực, trình độ
của một bộ phận cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát cịn hạn chế. Vì vậy,
cần phải nghiên cứu, kiện toàn, đổi mới tăng cường tổ chức bộ máy và đội
ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát theo hướng:


<i>- Ủy ban kiểm tra các cấp do Đại hội Đảng cùng cấp bầu </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

cấp ủy. Đặc biệt, khi Ủy ban kiểm tra các cấp lại được giao thêm chức năng,
nhiệm vụ giám sát là nhiệm vụ mới, nặng nề, nhưng Ủy ban kiểm tra vẫn do
cấp ủy cùng cấp bầu thì lại càng khó khăn hơn trong thực hiện nhiệm vụ giám
sát, nhất là không được giao giám sát tổ chức cấp trên (cấp ủy, ban thường vụ
cấp ủy, thường trực cấp ủy; các tiểu ban, hội đồng, tổ công tác do cấp ủy cùng
cấp lập ra). Thực tế cho thấy, thời gian qua, một số cấp ủy cịn có vi phạm về
nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, trong lãnh đạo, chỉ đạo, trong việc ra
các quyết định (nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận) trái với nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp trên hoặc trái với chính sách, pháp luật của


Nhà nước, cịn để xảy ra tình trạng mất đồn kết nội bộ,… nhưng do Ủy ban
kiểm tra không được giao nhiệm vụ giám sát tổ chức cấp trên, do vị thế của
Ủy ban kiểm tra, nên rất khó khăn trong việc tham gia chất vấn, phản biện,
thẩm định giúp cấp ủy hoặc có ý kiến kịp thời với cấp ủy trong việc gia các
quyết định và lãnh đạo, chỉ đạo được chuẩn xác.


Vì vậy, cần phải đổi mới việc thành lập Ủy ban kiểm tra các cấp theo
hướng nâng cao vị thế, bảo đảm cho Ủy ban kiểm tra các cấp có chức năng,
quyền hạn độc lập hơn trong thực hiện nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ
Đảng, chịu trách nhiệm trước Đại hội Đảng cùng cấp.


Về tổ chức và nguyên tắc hoạt động: Ủy ban kiểm tra các cấp phải do
đại hội Đảng cùng cấp bầu, đặt dưới sự lãnh đạo song trùng của cấp ủy cùng
cấp và Ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp, tạo điều kiện để Ủy ban kiểm tra
phát huy hết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và để cấp ủy thực hiện đúng chức năng
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy.


<i>- Tổ chức hợp lý cơ quan Ủy ban kiểm tra và các đơn vị giúp việc cơ </i>
<i>quan Ủy ban kiểm tra </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Như trình bày ở trên, cần thực hiện mơ hình tổ chức Ủy ban kiểm tra
do đại hội đảng cùng cấp bầu, cúng như hợp nhất Ủy ban kiểm tra với thanh tr
và Ban Chỉ đạo phịng, chống tham nhũng, có chức năng phịng, chống tham
nhũng cao nhất, tăng vị thế, thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát, thi hành kỷ luật đảng để công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật nói
chúng và trong phịng, chống tham nhũng nói riêng có hiệu quả hơn.


Từ cuối năm 1923 Lênin đã thấy sự chồng chéo giữa các cơ quan đảng
và bộ máy chính quyền Xơviết, nên Người đã có chủ trương tiến hành cải tổ


bộ máy Đảng và chính quyền nhà nước. Trước hết là thực hiện hợp nhất Bộ
Dân ủy Thanh tra công nông với ban kiểm tra Trung ương vì việc hợp nhất
này có lợi cho cả hai bên. Thực tế nước ta cũng đã có thời kỳ hợp nhất cơ
quan Thanh tra với ban Kiểm tra Trung ương. Trong Điều lệ Đảng (thơng qua
tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ II, tháng 2 - 1951) quy định: "Ban kiểm
tra Trung ương kiêm luôn cả Ban thanh tra Chính phủ, có trách nhiệm kiểm
tra cả trong quân đội". Trong thực tiễn hoạt động của một số đảng cầm quyền,
nhất là Đảng Cộng sản Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong việc sáp nhập
cơ quan thanh tra và cơ quan kiểm tra thể hiện tính hiệu quả trong thực hiện
công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đang khi hợp nhất hai cơ quan này với
nhau thành Ủy ban kiểm tra - Kỷ luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi cơ quan phải thông qua cơ chế phối hợp
(nhiều khi khó thực hiện, gây chậm trễ, hiệu quả thực hiện không cao). Đồng
thời, tinh giản được bộ máy, phù hợp với cơ chế nhất thể hóa một số chức
danh lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp, bảo đảm sự nhất quán, tập trung,
tăng cường hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Việc thực hiện mơ hình Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng hiện
nay đã ngày càng bộc lộ sự bất cập và hiệu quả khơng cao; trong khi cấp ủy,
bí thư có vị trí, vai trị lãnh đạo quan trọng trong phịng, chống tham nhũng
như Nghị quyết Trung ương 3 khóa X đã xác định, nhưng thực tế lại rất mờ
nhạt, khơng thực quyền và ỷ lại, khốn trắng cho Ban Chỉ đạo phòng, chống
tham nhũng, cho cơ quan nhà nước. Do vậy, phải thay đổi Ban Chí đạo bằng
mơ hình cơ quan phịng, chống tham nhũng có tính độc lập tương đối với cơ
quan hành chính Nhà nước. Người đứng đầu cơ quan kiểm tra, thanh tra phụ
trách cơ quan phòng, chống tham nhũng. Cơ quan phòng, chống tham nhũng
chỉ chịu trách nhiệm trước Đảng, Quốc hội và nhân dân.


Bổ sung nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng cho Ủy ban kiểm tra các
cấp vào Điều 32, Điều lệ Đảng (như đã quy định trong Nghị quyết ngày


06/03/1956 của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác kiểm tra và thành lập ban
kiểm tra các cấp).


Nội dung này, Ban Bí thư, Bộ Chính trị phải giao cho Ủy ban Kiểm
tra Trung ương chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ,
Thanh tra Chính phủ nghiên cứu, xây dựng đề án cụ thể trình Ban Bí thư, Bộ
Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.


<i>- Vấn đề tăng thẩm quyền kiểm tra, giám sát cho Ủy ban kiểm tra các </i>
<i>cấp theo hướng: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Yêu cầu việc ngừng ban hành hoặc ngừng thực hiện các văn bản trái
thẩm quyền, sai quy định liên quan đến tổ chức đảng, đảng viên đồng thời
xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng viên trong việc ban hành văn
bản đó.


Yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí cơng việc khác đối với
nhũng đảng viên có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, dù cơ
quan chức năng chưa kết luận được.


Các tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành và đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu kiểm tra, giám sát. khi phát hiện tổ chức đảng và đảng viên kể cả lãnh
đạo có dấu hiệu vi phạm, một mặt tiến hành kiểm tra và báo cáo cấp ủy cùng
cấp, đồng thời nhất thiết phải báo cáo với Ủy ban kiểm tra cấp trên.


Ủy ban kiểm tra có quyền yêu cầu các cơ quan pháp luật điều tra, truy
tố, xét xử đối với cán bộ, đảng viên có vi phạm tham nhũng.


Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương trở lên được quyền kỷ
luật cách chức các chức vụ trong Đảng của đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp


ủy cấp mình quản lý nhưng không phải cấp ủy viên cùng cấp và cấp trên;
quyết định kỷ luật khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp.


Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện và tương đương trở lên được quyền huy
động cán bộ ngành tư pháp trong cơng tác kiểm tra phịng, chống tham nhũng;
cán bộ tư pháp huy động được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ trong thực
hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Ủy ban kiểm tra và chịu trách nhiệm sử dụng
các biện pháp nghiệp vụ của mình.


<i>- Để thực hiện nhiệm vụ giám sát có hiệu quả: </i>


Cần phải thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát độc lập trong
cơ quan Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên, cụ thể:


<i>Ở Trung ương: thành lập Cục Giám Sát thuộc cơ quan Ủy ban kiểm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

<i>Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương: Thành </i>


lập phòng giám sát trực thuộc cơ quan Ủy ban kiểm tra, trong đó có các tổ
chức (hoặc đội) giám sát theo lĩnh vực, địa bàn hoặc thực hiện theo chế độ
chuyên viên trực tiếp theo dõi lĩnh vực, địa bàn.


<i>Ở cấp huyện, thị và tương đương: thành lập tổ giám sát thuộc cơ quan </i>


Ủy ban kiểm tra hoặc thực hiện theo chế độ chuyên việc trực tiếp theo dõi
lĩnh vực, địa bàn.


Biên chế cán bộ giám sát của các đơn vị giám sát thuộc ba cấp này phải
đủ số lượng, bảo đảm chất lượng. đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao.



Có quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị đựợc
giao thực hiện nhiệm vụ giám sát và trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ làm
công tác giám sát ở mỗi cấp. Đồng thời có quy chế phối hợp công tác giữa
đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát với các đơn vị thực hiện chức
năng, nhiệm vụ kiểm tra trong từng cơ quan Ủy ban kiểm tra ở mỗi cấp và
giữa Ủy ban kiểm tra cấp trên với Ủy ban kiểm tra cấp dưới.


<i> Ở cấp cơ sở: </i>


+ Đối với Ủy ban kiểm tra đảng ủy xã, phường, thị trấn: cần có cán bộ
kiểm tra chun trách (ít nhất là một cán bộ) để giúp Ủy ban kiểm tra thực
hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện chức năng tham mưu, giúp cấp
ủy về công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát do
cấp ủy giao.


+ Đối với Ủy ban kiểm tra đảng ủy cơ sở trong các cơ quan, đơn vị
hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp,… trong lực lượng vũ trang: nơi có từ
300 đảng viên trở lên có một biên chế cán bộ kiểm tra chuyên trách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

cán bộ tham mưu, nghiên cứu của cơ quan Ủy ban kiểm tra từ cấp quận,
huyện và tương đương trở lên, trước hết là cơ quan tham mưu, nghiên cứu cấp
Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.


<i>Về đối tượng giám sát: Mở rộng Ủy ban kiểm tra các cấp được giám </i>


sát cả ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cùng cấp; các tiểu
ban, hội đồng, tổ công tác do cấp ủy cùng cấp lập ra…; giám sát cán bộ thuộc
diện cấp ủy cùng cấp quản lý không phải đảng viên.


<i>Về nội dung giám sát: Ủy ban kiểm tra các cấp được giám sát toàn </i>



diện các nội dung thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp ủy cấp mình (trừ
những vấn đề cấp ủy cần bàn riêng).


<i>Về thẩm quyền và trách nhiệm giám sát: Khi Ủy ban kiểm tra các cấp </i>


do Đại hội Đảng cùng cấp bầu, được quyền chất vấn, kiến nghị với cấp ủy,
ban thường vụ cấp ủy; được phản biện, thẩm định các văn bản của cấp ủy, ban
thường vụ cấp ủy cùng cấp; đề nghị cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng xem
xét lại các quyết định đã ban hành nếu qua giám sát thấy chưa phù hợp với
tình hình thực tế hoặc khó thực hiện,…


- Từng bước chuẩn hóa tiêu chuẩn, điều kiện, chức danh cán bộ làm
công tác kiểm tra, giám sát bằng các quy định, quy chế cụ thể để thực hiện tốt
việc tuyển dụng, đào tạo, bội dưỡng, sử dụng cán bộ và có cơ sở pháp lý để
cán bộ kiểm tra, giám sát phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được giao; xác định và xử lý trách nhiệm khi có vi phạm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

+ Nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra giám
sát phải toàn diện cả về công tác xây dựng Đảng (những vấn đề mới hàng
năm, trong nhiệm kỳ); nhiệm vụ công tác kiểm, giám sát, kỷ luật đảng, công
nghệ thông tin chuyên ngành công tác kiểm tra, giám sát; kinh nghiệm công
tác kiểm tra, giám sát trong và ngoài nước; kinh nghiệm đấu tranh phịng
chống tham nhũng, lãng phí,…


+ Về thời gian bồi dưỡng nghiệp vụ: Cấp cơ sở, thời gian bồi dưỡng
từ 5 đến 10 ngày; cấp huyện, quận và tương đương trở lên, thời gian bồi
dưỡng từ 45-60 ngày.


- Nâng hệ thống bài giảng đào tạo cử nhân chuyên ngành kiểm tra trên


lên thành "giáo trình". Từng bước nghiên cứu hình thành các chuyên nghành
đào tạo cử nhân chuyên ngành kiểm tra, chuyên ngành giám sát để trẻ hóa,
chun mơn hóa, chun nghiệp hóa cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng.


<i><b>2.2.2.8. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận về công tác kiểm tra, </b></i>
<i><b>giám sát của Đảng để làm rõ cả về lý luận và thực tiễn công tác giám sát </b></i>
<i><b>trong tình hình mới; chú trọng sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác kiểm </b></i>
<i><b>tra, giám sát trong toàn Đảng. Tăng cường trao đổi, nghiên cứu học tập </b></i>
<i><b>kinh nghiệm công tác kiểm tra, giám sát trong và ngoài nước </b></i>


Nghiên cứu làm rõ về lý luận và nhận thức của các cấp ủy , tổ chức
đảng, Ủy ban kiểm tra, cán bộ, đảng viên và cán bộ kiểm tra về các cơng tác
kiểm tra, giám sát trong đảng; có đầy đủ những luận cứ khoa học kiến nghị
cấp có thẩm quyền xem xét mở rộng chủ thể và đối tượng kiểm tra, giám sát
trong Đảng theo hướng tổ chức đảng cấp dưới được kiểm tra, giám sát tổ chức
đảng cấp trên và các tổ chức đảng ngang cấp; về hoàn thiện kỹ năng nghiệp
vụ giám sát của cán bộ kiểm tra các cấp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

tiếp theo; phát hiện những vấn đề còn bất cập, còn thiếu về cơ chế, chính
sách, về cơng tác kiểm tra, giám sát để cấp ủy sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
mới theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên có thẩm quyền xem xét sửa đổi,
bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp.


- Tăng cường trao đổi, nghiên cứu kinh nghiệm công tác kiểm tra,
giám sát trong và ngoài nước để học tập kinh nghiệm, vận dụng phù hợp điều
kiện, hoàn cảnh của Đảng ta, của Ủy ban kiểm tra các cấp. Có thể nghiên cứu
cả kinh nghiệm công tác kiểm tra, giám sát của các Đảng cộng sản, Đảng dân
chủ, Đảng xã hội dân chủ ở một số nước trên thế giới và trong khu vực để vận
dụng phù hợp vào việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ta.



<i><b>2.2.2.9. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm </b></i>
<i><b>việc bảo đảm thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát có hiệu quả </b></i>


- Muốn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát có chất lượng, hiệu quả
đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra phải bảo đảm nguồn lực về kinh phí, cơ sở
vật chất và điều kiện, phương tiện phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát. Vì
vậy, cấp ủy các cấp phải hết sức quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt bảo đảm
kinh phí, cơ sở vật chất, điều kiện cần thiết cho Ủy ban kiểm tra các cấp hoạt
động có hiệu quả.


- Trước mắt, phải bảo đảm các phương tiện, điều kiện chủ yếu sau
phục vụ công tác kiểm tra, giám sát:


+ Phương tiện đi lại để cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát có điều
kiện tiếp cận, dự họp, trao đổi trực tiếp, hoặc tiếp xúc với đối tượng kiểm tra,
đặc biệt là đối tượng giám sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

+ Trang thiết bị, phương tiện hiện đại (máy tính, các thiết bị kỹ thuật
khác…) để tổ chức hộp thư điện tử, trang Web, hệ thống cơ sở dữ liệu về
công tác kiểm tra, giám sát của Ủy ban kiểm tra các cấp để thu nhận thông tin
phản ảnh từ các tổ chức nhà nước, đồn thể chính trị - xã hội, của đảng viên
và quần chúng về tình hình tổ chức đảng và đảng viên là đối tượng kiểm tra,
giám sát của Ủy ban kiểm tra các cấp,…phục vụ thiết thực cho công tác kiểm
tra, giám sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<b>KẾT LUẬN </b>



"Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực


lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" [30, Điều 4]. Đảng lãnh đạo xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu tất yếu,
khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước bảo đảm Nhà nước
ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, Đảng ta phải "đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn
Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay", đề ra những yêu cầu, biện pháp cho phù
hợp, đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu, đấu tranh kiên quyết với những
phần tử cơ hội, xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy trong sạch, vững mạnh...


Để thực hiện được điều đó, Đảng ta - người lãnh đạo toàn diện mọi
mặt hoạt động của Nhà nước và xã hội. Kiểm tra đối với nhà nước và xã hội
là một chức năng không thể tách rời quyền lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, thơng
qua các cơ quan, tổ chức của mình Đảng kiểm tra hoạt động của Nhà nước,
trong đó có kiểm tra hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chính nhà
nước, những người có chức vụ, mọi cán bộ, cơng chức trong bộ máy đó. Đảng
kiểm tra hệ thống hành chính nhà nước bằng cách nghe các đảng viên giữ
chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước tương ứng báo cáo về mọi mặt
hoạt động của bộ máy do mình chỉ đạo, lãnh đạo và trực tiếp kiểm tra việc
thực hiện nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước
của những đảng viên đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

chấp hành và bảo đảm thực hiện đúng, có hiệu quả đường lối, chủ trương,
chính sách của đảng cầm quyền. Là đảng viên của đảng cầm quyền, trách
nhiệm của các đảng viên, trước hết là các đảng viên được Đảng phân công
nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong bộ máy nhà nước, và các tổ chức đảng hoạt
động trong bộ máy nhà nước, là phải làm cho tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước thực hiện đúng, đầy đủ các quan điểm, đường lối của Đảng. Do
vậy, các đảng viên và tổ chức đảng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng,


thông qua đó, Đảng kiểm sốt được tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước, bảo đảm bộ máy nhà nước thực hiện đúng và có hiệu quả đường lối,
chủ trương của Đảng, giữ vững bản chất của Nhà nước.


Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đã nêu: Giữ
vững bản chất và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng thật
sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tố chức, nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống
cịn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta hiện nay. Đồng
thời Đảng ta yêu cầu:


Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát: Các
cấp ủy, tổ chức đảng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện
tốt hơn nhiệm vụ kiểm tra, giám sát.... Nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ và hoạt động của hệ thống Ủy ban kiểm tra các cấp. Hoàn
thiện quy chế phối hợp giữa Ủy ban kiểm tra đảng với các tổ chức
đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xem xét khiếu nại,
tố cáo và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên [14, tr. 162-163].


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối
ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ;
tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại.


Tại buổi làm việc ngày 16/9/2011, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú
<i>Trọng nêu: Điều mà cán bộ, đảng viên, nhân dân lo lắng là sự xuống cấp về </i>


<i>phẩm chất đạo đức trong một bộ phận cán bộ đảng viên dẫn đến uy tín của </i>
<i>Đảng, lòng tin của nhân dân giảm sút, một số cán bộ cấp trên khơng gương </i>
<i>mẫu. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại. Nhiệm vụ đặt ra là phải chặn đứng </i>


<i>hư hỏng, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho </i>
<i>công tác kiểm tra thời gian tới rất cao. Phải nâng cao hơn nữa chất lượng </i>
<i>công tác kiểm tra; nâng cao bản lĩnh, trình độ, sức chiến đấu; thực hiện tốt </i>
<i>chức năng nhiệm vụ được giao. Công tác kiểm tra giám sát cần lấy phòng </i>
<i>ngừa, xây dựng, biểu dương mặt tốt nhưng phải xử lý nghiêm minh những tiêu </i>
<i>cực sai trái trong đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ nghiêm </i>
<i>kỷ luật đảng. Để đạt được điều đó, Đảng phải coi trọng và làm tốt công tác </i>
<i>kiểm tra, giám sát mới góp phần thiết thực và có hiệu quả trong việc phịng </i>
<i>ngừa, khắc phục những nguy cơ có thể nảy sinh của đảng cầm quyền. </i>


Như vậy, công tác kiểm tra, giám sát là nhiệm vụ trực tiếp, thường
xuyên của mọi tổ chức đảng, là một bộ phận quan trọng trong tồn bộ cơng
tác xây dựng đảng, là biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu,
tham nhũng, lãng phí. Công tác kiểm tra, giám sát không chỉ để khắc phục
những khuyết điểm, yếu kém về nhận thức và hành động trong thực hiện
nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát, mà còn làm cho Đảng thực hiện đầy đủ
các chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng,
đảm bảo lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp cách mạng, xây dựng Nhà nước pháp
quyền của dân, do dân và vì dân. Có thể khẳng định, lãnh đạo mà khơng có
<i>kiểm tra, giám sát thì coi như khơng có lãnh đạo vì như Bác Hồ đã nói: "Chín </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>



<i>1. Nguyễn Đăng Dung (2007), Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp </i>


<i>quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. </i>


<i>2. Nguyễn Đăng Dung (Chủ nhiệm đề tài) (2008), Chính phủ trong Nhà </i>


<i>nước pháp quyền, Đề tài nghiên cứu khoa học, Khoa Luật - Đại học quốc </i>



gia Hà Nội, Hà Nội.


<i>3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


<i>thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội. </i>


<i>4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


<i>thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội. </i>


<i>5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


<i>thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. </i>


<i>6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


<i>thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. </i>


<i>7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


<i>thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 5, Nxb Chính </i>
trị quốc gia, Hà Nội.


<i>9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


<i>thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>



<i>10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần </i>


<i>thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban </i>


<i>Chấp hành Trung ương (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối </i>
<i>với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí, Hà Nội. </i>


<i>12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

<i>13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Kết luận số 72-KL/TW, ngày 17/5 của </i>


<i>Bộ Chính trị về chiến lược cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm </i>
<i>2020, Hà Nội. </i>


<i>14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


<i>thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, </i>
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


<i>16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 01/11 </i>


<i>của Ban Bí thư hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, </i>
<i>giám sát và kỷ luật của đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ </i>
<i>Đảng khoá XI, Hà Nội. </i>


<i>17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp </i>



<i>hành Trung ương (khóa XI), Hà Nội. </i>


<i>18. Đảng Lao động Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


<i>thứ III, Nxb sự thật, Hà Nội. </i>


<i>19. Đỗ Ngọc Hải (2007), Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động ban </i>


<i>hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban </i>
<i>nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>20. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. </i>
<i>21. V.I. Lênin (1976), Toàn tập, tập 35, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. </i>
<i>22. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. </i>
<i>23. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. </i>
<i>24. V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. </i>
<i>25. Hồ Chí Minh (1985), Tuyển tập, tập 5, Nxb Sự thật, Hà Nội. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<i>28. Hồ Chí Minh (2000), Tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>
<i>29. Đặng Đình Phú (Chủ nhiệm đề tài) (2007), Công tác giám sát trong Đảng </i>


<i>giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia </i>


Hồ Chí Minh, Hà Nội.


<i>30. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. </i>


<i>31. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. </i>



<i>32. Quốc hội (2003), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, </i>
Hà Nội.


<i>33. Cao Văn Thống (2009), Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phục vụ </i>


<i>nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, </i>


Hà Nội.


34. Cao Văn Thống (2012), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê
<i>bình trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng", Kiểm tra, (2). </i>
35. Tô Quang Thu (2006), "Làm tốt nhiệm vụ giám sát, góp phần phát hiện và


<i>khắc phục khuyết điểm khi mới manh nha", Kiểm tra, (11). </i>


<i>36. Đào Trí Úc (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt </i>


<i>Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>37. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2007), Công tác kiểm tra, giám sát và thi </i>


<i>hành kỷ luật trong Đảng, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. </i>


<i>38. Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2010), Báo cáo số 390-BC/UBKTTWW </i>


</div>

<!--links-->

×