TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ĐỐI
VỚI SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
ĐOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
I/ KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ CỦA DOANH
NGHIỆP
1/ Khái niệm
Nghĩa hẹp ,tiêu thụ là quá trình chuyển giao hàng hoá cho khách
hàng và nhận tiền từ họ. Theo đó người có cầu tìm người có cung hàng
hoá tương ứng hoặc người có cung hàng hoá tìm người có cầu hàng hoá.
Hai bên thương lượng và thoả thuận về điều kiện mua và bán. Khi hai
bên thống nhất người bán trao hàng và người mua trả tiền. Quá trình
mua bán hàng hoá kết thúc tại đó.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ hàng
hoá của doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là quá trình tự tìm
hiểu nhu cầu của khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ,
xúc tiến bán hàng với một loạt hoạt động hỗ trợ, tới thực hiện các hoạt
động sau bán hàng.
Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp phải đảm bẩo được các
yêu cầu sau:
-Tăng thị phần của doanh nghiệp, tạo cho phạm vi quy mô thị
trường hàng hoá của doanh nghiệp không ngừng được mở rộng
-Tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây có thể coi là
yêu cầu về mặt kinh tế và biểu hiện về mặt lượng kết quả hoạt động tiêu
thụ của doanh nghiệp.
-Tăng tài sản tiêu thụ của doanh nghiệp. Đó chính là tăng uy tín
của doanh nghiệp nhờ tăng thêm niềm tin đích thực của người tiêu dùng
sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra. Xét về lâu dài chính tài sản vô hình
sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp.
-Phục vụ khách hàng, góp phần thoả mãn các nhu cầu kinh tế xã
hội của tất cả các nước. Yêu cầu này thể hiện một chức năng của doanh
nghiệp và khẳng định vị trí của doanh nghiệp như là một tế bào của hệ
thống kinh tế quốc dân.
2/ Vai trò và tầm quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
-Tiêu thụ hàng hoá giúp doanh nghiệp kết thúc một vòng luân
chuyển đồng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh: T-H-H’-T’.
Trong công thức trên, hoạt động tiêu thụ giúp doanh nghiệp chuyển hoá
vốn dưới dạng các sản phẩm hàng hoá do doanh nghiệp sản xuẩt ra (H’)
thành tiền mặt và các dạng khác của tiền (H).
-Tiêu thụ hàng hoá giúp cho doanh nghiệp tạo ra doanh thu
đối với sản phẩm của mình. Đồng thời doanh nghiệp cũng tạo ra được
lợi nhuận từ khoản doanh thu đó. Doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi
nhuận thì nguồn vốn của doanh nghiệp không ngừng được tăng lên, khả
năng mở rộng của doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ngày
càng tăng. Doanh nghiệp có nhiều điều kiện không những chỉ đứng vững
mà còn phát triển.
-Tiêu thụ giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế và uy tín
của mình đối với đông đảo người tiêu dùng thông qua những sản phẩm
được đưa vào thị trường nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của người
tiêu dùng.
-Tiêu thụ hàng hoá giúp doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá
trong quá trình sản xuất. Trong sản xuất doanh nghiệp luôn luôn gặp mâu
thuẫn giữa chất lượng mẫu mã sản phẩm với giá thành của sản phẩm.
Chất lượng của hàng hoá phải cao, hình thức mẫu mã phải đẹp song giá
bán phải rẻ. Đây là mâu thuẫn mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng gặp
phải trong quá trình sản xuất. Khi sản phẩm được tiêu thụ, có nghĩa là thị
trường đã chấp nhận mối tương quan chất lượng mẫu mã và giá cả. Và
khi đó mâu thuẫn trên đã được giải quyết.
3/ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của doanh nghiệp
Như ta đã biết , để có thể đưa một sản phẩm vào thị trường, các
doanh nghiệp không chỉ mua hàng hoá rồi bán ngay chính hàng hoá đó
để kiếm lợi như các doanh nghiệp thương mại thuần tuý, mà các doanh
nghiệp mua các hàng hoá, chế biến chúng, sau đó mới bán các sản phẩm
đã qua chế biến. Như vậy, hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không
chỉ chịu ảnh hưởng của hoạt động mua, mà còn chịu ảnh hưởng của quá
trình sản xuất của chính doanh nghiệp và các hoạt đông khác.
3.1. Yếu tố thị trường
Có thể nói rằng đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá
trình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Việc tìm hiểu chính xác
nhu cầu thị trường sẽ xác định nhu cầu thị trường cần khối lượng là bao
nhiêu, chất lương như thế nào, màu sắc, mùi vị, hình dáng , kích
thước. . .Đâu là thị trường và khách hàng của doanh nghiệp. Từ nhu cầu
về hàng hoá đã được xác định ở hoạt động này, các doanh nghiệp lên kế
hoạch và sản xuất. Do các sản phẩm sản xuất xuất phát từ nhu cầu thực
tế của thị trường nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng là tương đối dễ dàng.
Để tìm hiểu được chính xác nhu cầu của thị trường doanh nghiệp
cần tìm hiểu những vấn đề sau:
+/ Thị hiếu thói quen của người tiêu dùng.
+/ Thu nhập.
+/ Số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho sản phẩm và
dịch vụ đó trên tổng thu nhập.
+/ Văn hoá tiêu dùng
3.2.Yếu tố đầu vào
* Vốn: Vốn điều lệ và vốn tự có của doanh nghiệp. Liệu số vốn
của doanh nghiệp có trong tay có đủ để sử dụng khi cần không. Để
không phải nói rằng “Cái khó bó cái khôn”. Thường thì vốn chính là cái
“Cần câu” để người câu “Kiếm sống” nhất là đối với hoàn cảnh hiện
nay của nước ta - nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Có vô số
kẻ mua người bán, có thể nói rằng “Mật ít, ruồi nhiều”. Nên vốn cũng là
cái rất cần thiết cho doanh nghiệp.
* Lao động và chất lượng của lao động: Lao động trong một doanh
nghiệp bao gồm cả lao động quản lí và lao động giản đơn. Điều này thể
hiện rõ trong cơ cấu tổ chức bộ máy lao động của doanh nghiệp. Việc
tổ chức, sắp xếp cơ cấu bộ máy quản lí hợp lí , linh hoạt có năng lực là
yếu tố giường cột cho sự chuyền tải công việc trong doanh nghiệp.
* Bộ phận lao động quản lí mà linh hoạt, sáng tạo và đầy tài năng
sẽ chỉ huy hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo đội ngũ lao động giản đơn hoạt
động một cách nhanh chóng, kịp thời, sáng tạo, tiết kiệm và hiệu quả.
Như vậy rất có ưu thế trong cạnh tranh.