Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG QUÁ TRÌNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.24 KB, 28 trang )

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC
TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG QUÁ TRÌNH
PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ
NỘI.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GẠCH ỐP
LÁT HÀ NỘI VIGLACERA.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty gạch ốp lát Hà Nội-
Viglacera.
* Một vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty gạch ốp lát Hà Nội-
Viglacera.
Công ty gạch ốp lát Hà Nội (Viglacera ) tiền thân là xí nghiệp gạch ngói
Hữu Hưng, trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Sành sứ thuỷ tinh. Công ty được
thành lập vào tháng 6 năm 1959 theo quyết định số 094A/ BXD-TCLD, với tên gọi
xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng, đến năm 1994 phát triển thành công ty Gốm Xây
Dựng Hữu Hưng gồm có 2 cơ sở sản xuất chính:
+ Cơ sở 1: Nhà máy gạch ốp lát Hà Nội – Thanh Xuân- Đống Đa- Hà Nội .
+ Cơ sở 2: Nhà máy gạch ốp lát Hữu Hưng - Đại Mỗ-Hà Nội.
Ngày 19 tháng 5 năm1998 công ty gốm xây dựng Hữu Hưng được tách thành
công ty gạch ốp lát Hà Nội và nhà máy gạch Hữu Hưng. Công ty gạch ốp lát Hà
Nội trở thành một công ty độc lập chuyên sản xuất gạch men ốp tường và lát nền.
• Từ 1/1/1999 sản phẩm gạch ốp lát của công ty mang nhãn hiệu mới là
Viglacera.
• Tháng 8 năm 2000 công ty gạch ốp lát Hà Nội được tổ chức BVQI của Anh
cấp chứng chỉ ISO 9002.
Hiện nay, trụ sở chính của công ty được đặt tại phường Trung Hoà quận Cầu Giấy-
Hà Nội.
Tên công ty: Công ty gạch ốp lát Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM GLASS END CERAMIC FOR
CONSTRUCTION CORPORATION.
* Chức năng và nhiệm vụ của công ty gạch ốp lát Viglacera.
+ Các lĩnh vực kinh doanh .


Trong điều 2 quyết định 991/BXD-TCLĐ có nêu rõ chức năng và nhiệm vụ
chính của công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera như sau:
Thực hiện sản xuất kinh doanh các mặt hàng gốm xây dựng như gạch lát nền, gạch
ốp tường tráng men cao cấp.
Sản xuất theo đơn đặt hàng của tổng công ty.
Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo quản số vốn mà Nhà Nước giao.
Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân trong công ty.
Công ty còn được Bộ Xây Dựng và bộ Thương Mại giao thêm một số nhiệm vụ
khác theo từng giai đoạn cụ thể như: nhập khẩu các mặt hàng như vật liệu, vật tư
thiết bị thuộc phạm Viglacera sản xuất kinh doanh của ngành.
Công ty gạch ốp lát Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập phải chịu trách nhiệm
toàn bộ đầu vào đầu ra của quá trình sản xuất, phải có trách nhiệm nộp ngân sách
cho Nhà nước .
2. Cơ cấu tổ chức của công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera.
2.1. Mô hình bộ máy tổ chức của công ty.
Biểu số 2: Mô hình tổ chức của công ty gạch ốp lát Hà Nội.
Giám Đốc
PGĐ
Sản xuất
PGĐ
Cơ điện
PGĐ
Kinh doanh
Phòng kế hoạch sản xuất
Phân xưởng sản xuất
Phòng kỹ thuật
Phân xưởng điện
Phòng
Kinh doanh

Phòng kế toán
Phòng t i chính tià ền lương
Văn phòng tổng hợp
2.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận, phòng ban trong công ty.
2..2.1. Giám đốc công ty :
Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, có nhiệm vụ nhận kế hoạch phát
triển chung từ Tổng Công Ty đưa xuống. Trên cơ sở hướng phát triển chung của
Tổng Công Ty Giám đốc vạch kế hoạch phát triển riêng cho công ty gạch ốp lát Hà
Nội.
Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình phát triển của công
ty. Các kế hoạch, chiến lược tiến hành sản xuất kinh doanh của công ty trong tương
lai được truyền đạt xuống các bộ phận, phòng ban cấp dưới theo cơ cấu trực tuyến
và các bộ phận phòng ban lập kế hoạch chức năng cho phòng của mình sau đó báo
cáo lại cho giám đốc và giám đốc là người quyết định cuối cùng.
2.2.2. Phó giám đốc kinh doanh , sản xuất, cơ điện.
Các phó giám đốc là người đứng đầu trong các lĩnh vực kinh doanh, sản
xuất, cơ điện. Họ phải nắm vững được mục tiêu yêu cầu của xí nghiệp và mối quan
hệ của các lĩnh vực, nhận biết được những trở ngại khó khăn nơi mình phụ trách
cũng như quyền hạn, trách nhiệm mà mình được uỷ thác. Phó giám đốc là những
người giúp việc, tham mưu cho giám đốc hoàn thành nhiệm vụ mà tổng công ty
đưa xuống.
Phó giám đốc có nhiệm vụ xác định những công việc cần thực hiện để đạt kết quả,
đề nghị những gì cần giải quyết liên quan đến lĩnh vực của mình, đưa ra những kế
hoạch cụ thể cho phòng của mình trên cơ sở kế hoạch phát triển chung của toàn
công ty.
Cụ thể như:
Phó giám đốc kinh doanh giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh
như vấn đề tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả hơn, có nhiệm vụ vạch ra phương hướng
nhiệm vụ của phòng kinh doanh trên cơ sở khách kế hoạch chung của toàn công ty.
Phó giám đốc sản xuất giúp việc cho giám đốc về tình hình vật tư, nguyên

liệu, thực hiện các chỉ tiêu về sản lượng và chất lượng sản phẩm …
Phó giám đốc cơ điện giúp việc cho giám đốc quản lý về mặt kỹ thuật, máy
móc thiết bị.
2.2.3. Phòng tài chính kế toán :
Phòng tài chính kế toán giúp việc cho giám đốc lập các kế hoạch chi tiêu
tài chính trên cơ sở kế hoạch chung của toàn công ty, cân đối theo dõi tình hình
nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
2.2.4. Phòng kinh doanh
Đây là một phòng vô cùng quan trọng của công ty thực hiện tiêu thụ sản
phẩm và lập kế hoạch để sản xuất. Phòng này có ảnh hưởng rất lớn tới quy trình
sản xuất của công ty. Chức năng của phòng chủ yếu là thực hiện các hoạt động xúc
tiến bán hàng, tìm đối tác, thực hiện các chiến lược Marketing, thu thập thông tin
về thị trường và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mới. Phát triển hệ thống đại
lý và cửa hàng bán lẻ của công ty để đem lại doanh thu cao nhât.
2.2.5. Phòng kỹ thuật.
Có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng các loại nguyên vật liệu, thiết kế sản
phẩm sản xuất thử, chuyển giao công nghệ từng loại sản phẩm cụ thể đến từng
phân xưởng sản xuất, thường xuyên theo dõi chất lượng sản phẩm. Lắp đặt, chạy
thử và hướng dẫn nhân viên khi lắp đặt những dây chuyền công nghệ mới.
2.2.6. Văn phòng tổng hợp.
Văn phòng giúp việc cho giám đốc, có chức năng phụ trách quản lý và thực
hiện toàn bộ công tác hành chính trong công ty theo quy định chung về pháp lý
hành chính hiện hành. Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, phục vụ hội thảo,
họp.
2.2.7.Phòng tổ chức lao động.
Phòng này làm nhiệm vụ tổ chức đội ngũ nhân sự trong công ty, quản lý hồ
sơ của người lao động. Thực hiện công tác định mức lao động, công tác tiền lương,
bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thay lương, làm thủ tục hưu trí.
2.2.8. Phòng kế hoạch sản xuất.
Phòng này thực hiện chức năng lập kế hoạch sản xuất cho toàn công ty căn

cứ vào số liệu nghiên cứu thị trường mà phòng kinh doanh cung cấp và thực hiện
nhiệm lập kế hoạch được giám đốc giao phó.
2.2.9. Phân xưởng sản xuất.
Trên cơ sở kế hoạch sản xuất lập ra trong từng thời kỳ, phân xưởng thực
hiện chức năng sản xuất sản phẩm làm sao để quá trình sản xuất diễn ra đúng kế
hoạch, không bị gián đoạn, kết hợp với các bộ phận khác nhằm đảm bảo sản xuất
hàng hoá đúng chất lượng.
2.2.10. Phân xưởng cơ điện.
Thực hiện chức năng quản lý thiết bị của công ty về mặt kỹ thuật, công tác
duy tu bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị…
Công ty hoạt động theo chế độ thủ trưởng ở tất cả các cấp. Mọi công nhân
viên và các phòng ban đều chấp hành mệnh lệnh chỉ thị của giám đốc. Giám đốc có
quyền hạn và chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty, các phòng ban có nhiệm vụ
tham mưu cho giám đốc, hướng dẫn các bộ phận thực hiện quyết định của giám
đốc theo đúng chức năng và nhiệm vụ của mình.
2.3. Tổ chức bộ phận tiêu thụ sản phẩm của công ty.
2.1.1. Sơ đồ tổ chức.
Biểu 3. Sơ đồ tổ chức bộ phận tiêu thụ sản phẩm của công ty gạch ốp lát Hà
Nội.
Phó Giám đốc kinh doanh
Trưởng phòng kinh doanh
Phó phòng kinh doanh
Phòng trưng b y, già ới thiệu v bán sà ản phẩm
Bán h ng, tià ếp khách, giao h ng.à
Bộ phận quảng cáo, xúc tiến, nghiên cứu thị trường
Các đại lý.
Ch o h ng, thu thà à ập thông tin.
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy tiêu thụ sản phẩm.
2.2.2.1. Chức năng của phòng kinh doanh.
Chức năng của phòng kinh doanh chủ yếu là thực hiện công tác bao tiêu sản phẩm,

xúc tiến bán hàng, xây dựng và thực hiện các chiến lược Marketing, thu thập thông
tin về thị trường và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mới, phát triển hệ thống
đại lý và bán lẻ của công ty nhằm mục đích tiêu thụ được nhiều sản phẩm nhất.
2.2.2.2. Nhiệm vụ.
* Phó giám đốc kinh doanh.
Có nhiệm vụ vạch ra phương hướng hoạt động của phòng trên cơ sở kế hoạch
chung của công ty, chịu trách nhiệm và báo cáo với giám đốc về tình hình tiêu thụ
sản phẩm của công ty.
* Trưởng phòng kinh doanh.
+ Chủ trì nghiên cứu, tổ chức xây dựng các chiến lược tiêu thụ sản phẩm và xây
dựng phương án quản lý thống nhất đối với các loại hàng hoá trong công ty.
+ Lập kế hoạch tổ chức phương án tiếp thị, tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
theo từng thời kỳ phát triển.
+ Chỉ đạo công tác điều tra thị trường, nắm bắt được quan hệ cung cầu của thị
trường để từ đó đề ra các quyết định về số lượng chủng loại hàng hoá mới kịp cho
công ty sản xuất.
+ Đề xuất với PGĐ kinh doanh duyệt giá bán thành phẩm, ký kết hợp đồng mua
bán và các hợp đồng có liên quan đên lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm .
* Phó phòng kinh doanh.
+ Theo dõi đôn đốc quản lý việc bán hàng.
+ Cung cấp hàng hoá, đôn đốc công nợ các đại lý phụ trách.
+ Tiếp xúc và làm việc với các trung tâm quảng cáo và hội chợ tiêu thụ sản phẩm.
+ Lập báo cáo thị trường hàng tháng.
+ Giúp việc cho trưởng phòng kinh doanh.
* Phòng trưng bày và giới thiệu sản phẩm .
Phòng này có 34 nhân viên, trong đó một nhân viên quản lý, 4 nhân viên văn
phòng, còn lại là lực lượng đội ngũ tiếp thị. Đây là đội ngũ có nhiệm vụ chào hàng
đến từng phân khúc thị trường khác nhau.
* Các đại lý.
Đội ngũ này thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm của công ty sao cho có

hiệu quả nhất. Họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và họ là người
nắm bắt các thông tin về thị hiếu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng và sâu
sát. Họ sẽ mang những thông tin này tới phòng kinh doanh giúp cho bộ phận quản
lý có kế hoạch sản xuất sản phẩm cho kỳ tới.
3. Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty gạch ốp lát Hà Nội.
3.1. Năng lực về tài chính.
+ Tổng vốn kinh doanh của công ty khi thành lập là 123.266.892.000 VND.
Vốn lưu động: 4.332.445.000 VND
Vốn cố định: 118.934.447 VND.
+ Hiện nay, nguồn vốn của công ty đã là 486.337.000.000 VNĐ. Trong đó:
Vốn lưu động: 72.616.000.000 VND
Vốn cố định: 413.721.000.000 VND
3.2. Năng lực về công nghệ.
Công ty với 3 dây chuyền công nghệ được nhập từ Italia vào loại hiện đại
nhất thế giới với công suất hàng năm đạt 8 triệu m2.
Ta thấy rằng, về công nghệ thì công ty đang có một dây chuyền tốt nhất so
với thời điểm hiện nay trên thế giới. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi và doanh
nghiệp có thể sản xuất ra những sản phẩm tốt, phù hợp với điều kiện hiện nay.
Biểu 4: Quy trình công nghệ sản xuất chung của công ty gạch ốp lát Hà
Nội-Viglacera.
Sấy phun
NL
ép th nh phà ẩm
Tráng men
Sấy khô
Nghiền men

nung
Máy phân loại
Kho men

Nghiền xương
Đóng
gói
Kho nguyên liệu
Nhập kho
Qua sơ đồ ta thấy rằng quy trình sản xuất của Viglacera là một dây chuyền
khép kín được tự động hoá và rất hiện đại. Gạch sản xuất ra được phân loại cẩn
thận và kỹ lưỡng sau đó được nhập kho chờ tiêu thụ.
3.3. Năng lực về con người.
Tình hình lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Cơ cấu về lao động như sau:
Bảng 1: Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty.
(đơn vị tính : người)
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003
1. Đại học và trên đại học 78 85 120 130
2. Cao đẳng 20 38 59 76
3. Trung cấp 42 50 49 65
4. Sơ cấp 25 20 17 28
5. Công nhân kỹ thuật 168 185 290 380
6. Lao động phổ thông 55 57 54 50
Tổng 388 435 589 729
(số liệu lấy từ phòng kinh doanh của công ty)
Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 729 người, trong đó số
người có trình độ đại học và trên đại học là rất cao 130 người chiếm 20% tổng số
cán bộ công nhân viên trong công ty. Điều này chứng tỏ năng lực về con người của
công ty là rất lớn, một đội ngũ quản lý có trình đọ, năng lực. Hơn thế nữa, ta thấy
rằng đội ngũ lao động của công ty không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất
lượng. Từ năm 2000 đến năm 2003 số lượng lao động đã tăng từ 388 người lên đến
729 người tức là tăng 341 người về số tuyệt đối và số tương đối là 87,89%, một tỷ
lệ tăng rất cao chỉ trong vòng có 3 năm. Chất lượng lao động cũng tăng lên rất cao,

đặc biệt những cán bộ có trình độ đại học và trên đại học. Chỉ sau 3 năm, số cán bộ
có trình độ đại học và trên đại học đã tăng từ 78 lên 130 người tức là tăng 62 người
tương ứng với tốc độ tăng tương đối là 79,5%. Đội ngũ lao động phổ thông ngày
càng ít đi tỷ lệ nghịch với tốc độ phát triển về số lượng, điều đó nói nên rằng công
ty rất chú trọng đến việc đào tạo kỹ thuật, năng lực cho cán bộ công nhân viên
cũng như không ngừng mở rộng quy mô sản xuất.
3.4 Năng lực Marketing.
Phòng kinh doanh của công ty với gần 40 nhân viên đều có trình độ đại học
và trên đại học. Đây là một lực lượng không những có chuyên môn vững mạnh,
khả năng tư duy sáng tạo cao. Đội ngũ nhân viên này trong những năm qua vẫn
đang hoạt động hết sức hiệu quả thể hiện qua sản lượng tiêu thụ của công ty không
ngừng tăng lên mỗi năm, số đại lý ngày càng nhiều ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam
và thậm chí còn vươn ra cả thị trường nước ngoài.

×