Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.44 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI TIÊU THỤ CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT
NAM
2.1 Khái quát về Tổng công ty Thép Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng về việc “sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty
phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường”, ngày 7 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã
ký quyết định số 91/TTg về việc thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh. Mục đích của việc thành lập các Tập đoàn kinh
doanh nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời thực hiện chủ trương
xoá bỏ dần chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp nhà nước Trung ương, doanh
nghiệp địa phương và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng
cao hiệu quả của nền kinh tế.
Ngày 4 tháng 7 năm 1994, theo quyết định số 344/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Thép Việt Nam
được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thép và Tổng công ty Kim khí thuộc Bộ Công nghiệp nặng - nay là Bộ
Công nghiệp. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc tiếp tục đổi mới tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà
nước, đặc biệt là các liên hiệp xí nghiệp và các tổng công ty, Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập lại theo quyết
đinh số 255/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14 tháng 4 năm 1995. Theo đó, Tổng công ty Thép Việt Nam được
thành lập, tổ chức và hoạt đọng theo mô hình tập đoàn kinh doanh - hay còn được gọi là Tổng công ty 91.
Tổng công ty Thép Việt Nam là một pháp nhân kinh doanh, hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước. Điều
lệ tổ chức và hoạt động đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 03/CP ngày 25 tháng 1 năm 1996 và Giấy phép
Đăng ký kinh doanh số 109621 ngày 5 tháng 2 năm 1996 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Hiện nay, Tổng công ty Thép Việt Nam có 14 đơn vị thành viên và 14 liên doanh với nước ngoài. Tổng công ty
được Nhà nước cấp cho 1.400 tỷ đồng để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng công ty có số lượng cán bộ
công nhân viên là 18.298, doanh số hàng năm đạt trên 5.500 tỷ đồng với sản lượng thép cán đạt trung bình trên 464.000
tấn/năm.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty Thép Việt Nam
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Thép Việt Nam
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong mười bảy tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo mô
hình tập đoàn kinh doanh lớn. Tổng công ty Thép hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc đa ngành trong đó lấy sản xuất
và kinh doanh thép làm chủ đạo.
Tổng công ty Thép Việt Nam hoạt động hầu hết trên các thị trường trọng điểm của Việt Nam và bao trùm lên tất
cả các giai đoạn của quá trình công nghệ: từ giai đoạn khai thác nguyên liệu, vật liệu, luyện kim đen, sản xuất thép và các


sản phẩm từ thép đến tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể gồm các hoạt động kinh doanh sau:
 Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ dung phục vụ cho công nghiệp luyện
kim.
 Sản xuất gang, thép và các loại kim loại, sản phẩm thép sau cán.
 Kinh doanh xuất nhập khẩu thép, vật tư, thiết bị và các dịch vụ liên quan đến sản
xuất thép, xây dựng, cơ khí sửa chữa, chế tạo máy, phụ tùng và thiết bị,...
1
 Thiết kế chế tạo và thi công xây lắp các trang thiết bị phục vụ ngành luyện kim và
các ngành liên quan khác.
 Đào tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho ngành công nghiệp luyện kim và
trong lĩnh vực sản xuất vật liệu kim loại, vật liệu xây dựng,
 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, xăng, dầu, mỡ, gas, dịch vụ và vật tư
tổng hợp khác.
 Đầu tư liên doanh, liên kết kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước
 Xuất khẩu lao động.
Bên cạnh chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh đã được nêu trên, Tổng
Công ty Thép Việt Nam còn được Nhà nước giao cho thực hiện nhiệm vụ quan trọng
đó là cân đối sản xuất thép trong nước và nhập khẩu với nhu cầu tiêu thụ cả nước để
điều tiết thị trường nội địa, bình ổn giá cả. Ngoài ra Tổng công ty Thép Việt Nam còn
được Nhà nước giao cho nhiệm vụ xây dựng các bản đề án quy hoạch sự phát triển của
cả ngành thép ở Việt Nam.
2.1.2.2 Tình hình lao động và thu nhập của người lao động
Tổng số lao động bình quân của toàn Tổng công ty năm 2001 là 18.298 người,
trong đó khối sản xuất chiếm 84,98% bằng 15.550 người, khối thương mại chiếm
15,02% tương ứng với 2.748 người. Mặc dù số lượng lao động trong Tổng công ty vẫn
tiếp tục giảm nhưng so với nhu cầu sản xuất kinh doanh thực tế, số lượng lao động
trên vẫn còn quá lớn, đặc biệt là ở Công ty Thép Thái Nguyên, nơi có tập trung đến
2/3 lực lượng lao động của toàn Tổng công ty.
Về mặt thu nhập trung bình của người lao động trong mấy năm vừa qua đều đạt
mức trung bình khá so với nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, dao động khoảng trên

870.000 đồng/người/tháng. Thu nhập của người lao động chưa cao vì một số nguyên
nhân cơ bản sau:
• Số lượng lao động quá lớn so với yêu cầu của sản xuất cộng thêm tình
trạng sử dụng người lao động chưa hợp lý dẫn đến năng suất lao động bình quân
không cao.
• Thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, công suất nhỏ dẫn đến các chỉ tiêu tiêu
hao lớn, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp khó cạnh tranh với hàng
2
nhập khẩu. Cộng thêm tình trạng cung vượt quá cầu trên thị trường các sản phẩm thép.
Những điều này dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả ở Tổng công ty.
Số lượng lao động và thu nhập của người lao động của Tổng công ty Thép Việt
Nam trong các năm qua:
Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001
Số lượng lao động bình quân Người 25.000 20.341 18.530 18.298
Thu nhập bình quân đ/ng/tháng 812.000 780.462 945.000 980.000
Nhìn chung chất lượng đội ngũ người lao động trong Tổng công ty là không cao, đây là tình trạng chung đối với
các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý có độ tuổi trung bình cao lại ít được
cập nhật các thông tin mới, tốc độ trẻ hoá đội ngũ người lao động chậm. Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên thấp.
Tình trạng đội ngũ người lao động như vậy sẽ khiến cho Tổng công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu công nghệ
sản xuất mới cũng như vận dụng các phương thức kinh doanh mới.
Bảng chất lượng lao động của Tổng công ty năm 2001
Tổng số
Trong đó
(Người)
Đại học trở lên Trung cấp CN kỹ thuật Lao động khác
(người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%)
18.298 1.456 7,96 1.639 8,96 13.900 75,96 1.303 7,12
Trong tổng số 18.298 người lao động có đến 5565 lao động là nữ chiếm trên 30%. Hầu hết họ công tác trong các
công ty thuộc khối thương mại và ở văn phòng của Tổng công ty và công ty, đây là kết quả của tính chất lao động trong
Tổng công ty là ngành sản xuất nặng nhọc và độc hại không phù hợp với lao động nữ.

Hiện nay, Tổng công ty đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm tinh giảm lao động, giải quyết số lao động dư
thừa ở các bộ phận. Tổng công ty thành lập Trung tâm hợp tác lao động nước ngoài để thực hiện xuất khẩu lao động cho
các đối tượng này, Tổng công ty còn liên kết với các Tổng công ty Dệt may và Tổng công ty Da giầy thành lập các cơ sở
gia công may mặc, da giầy. Ngoài ra Tổng công ty đang từng bước kiện toàn lại đội ngũ người lao động.
Tổng công ty cũng đã bước đầu quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cán bộ và lao động.
Tổng công ty cũng đã đưa ra các chương trình khuyến khích để thu hút những người lao động có trình độ về làm việc.
Những hoạt động này nhằm chuẩn bị lực lượng lao động cho phù hợp với sự phát triển của ngành trong thời gian tới.
3
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Tổng công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của Tổng công ty được tổ chức
theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước và Điều lệ Tổng công ty đã đ-
ược Chính phủ phê duyệt. Theo đó, cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty
Thép Việt Nam theo mô hình trực tuyến chức năng - cơ cấu tổ chức được sử
dụng phổ biến hiện nay. Với cơ cấu tổ chức quản lý này, người thủ trưởng
(Tổng giám đốc) được sự tham mưu và giúp việc của các phòng ban chức năng
để ra các quyết định về mọi mặt hoạt động của toàn Tổng công ty theo hình
thức mệnh lệnh và được áp dụng từ trên xuống dưới theo các tuyến đã quy
định. Các phòng chức năng của Tổng công ty, không có quyền ra mệnh lệnh
trực tiếp cho các công ty thành viên, mà chỉ có trách nhiệm tham mưu cho ban
lãnh đạo Tổng công ty và các đơn vị thành viên cấp dưới theo đúng chuyên
môn của mình. Tuy nhiên để phù hợp với sự biến đổi của thị trường Tổng công
ty còn tổ chức bộ máy theo kiểu ma trận, điều này tạo ra sức mạnh tập thể các
cán bộ có trình độ và các chuyên gia của Tổng công ty. Tổ chức quản lý theo
kiểu ma trận sẽ tạo ra mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận phần tử của ma
trận. Các thành viên trong mỗi nhóm dự án (phần tử của ma trận) chịu sự quản
lý theo cả hai chiều: chịu trách nhiệm trước lãnh đạo của chức năng đó, theo
chiều dọc và chịu trách trước người lãnh đạo của dự án riêng biệt đó theo chiều
ngang . Tổng công ty thường áp dụng mô hình này trong việc nghiên cứu, xây
dựng chiến lược, phương hướng, dự án, phương án và chương trình trong từng
lĩnh vực cụ thể. Như Ban chỉ đạo nghiên cứu Đề án “Tổ chức hoạt độnh kinh

doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2005”, Hội
đồng tư vấn thẩm định tài chính dự án đầu tư,...
4
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Tổ giúp việc HĐQT Ban kiểm soát
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc
Văn phòng Tcty
Phòng Kinh doanh XNKPhòng Tổ chức Lao động
Phòng Tài chính Kế toán
Phòng Kế hoạch Đầu tư Phòng Kỹ thuật
TT Hợp tác Lao động NN
Ban điều tiết sản lượng và giá
Cty Vật liệu chịu lửa và khai thác dất sét Trúc ThônCty Gang Thép Thái NguyênCty Thép Miền NamCty Thép Miền TrungCty Kim khí Hà NộiCty Kim khí Tp. HCMCty Kim khí Hải PhòngCty Kim khí Bắc TháiCty Kim khí Quảng NinhCty KD Thép và VT Hà NộiCty VTTBCN Tp. HCMCty KK & VTTHMiền TrungViện Luyện kim đen
Trưồng Đào tạo nghềCơ điện – luyện kim
5
 Hội đồng quản trị Tổng công ty (gồm 5 thành viên): Hội đồng quản trị có trách
nhiệm: quản lý, sử dụng và điều hoà vốn được Nhà nước giao cho Tổng công ty
cho các đơn vị thành viên; Quyết định chiến lược kinh doanh của Tổng công ty;
Quyết định tổ chức bộ máy điều hành, đề nghị Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm
Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của Tổng công ty.
 Ban Kiểm soát Tổng Công ty (gồm 3 thành viên): do Hội đồng quản trị thành
lập nhằm kiểm tra, giám sát các hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, giám đốc
các công ty thành viên và bộ máy giúp việc của Tổng giám đốc trong thực hiện các
nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị.
 Tổng giám đốc Tổng công ty: là Uỷ viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng bổ
nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân
của Tổng công ty trước bạn hàng và pháp luật, là người điều hành cao nhất của
Tổng công ty. Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và
Thủ tướng về mọi mặt hoạt động của Tổng công ty.

Tổng công ty có hai Phó Tổng giám đốc do Thủ tướng bổ nhiệm, các phó
tổng giám đốc có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt
động của Tổng công ty do Tổng giám đốc uỷ quyền hay phân công. Phó tổng giám
đốc phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị về nhiệm vụ
được giao thực hiện.
Kế toán trưởng Tổng công ty do Thủ tướng bổ nhiệm, phụ trách phòng kế
toán tài chính của Tổng công ty giúp Tổng giám đốc tổ chức thực hiện công tác
thống kê kế toán, tài chính và kiểm toán nội bộ. Kế toán trưởng phải chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về các hoạt động liên quan đến
chức năng nhiệm vụ của mình.
 Bộ máy giúp việc của Tổng giám đốc: Tổng công ty có 6 phòng chuyên môn
nghiệp vụ và một Trung tâm, do Tổng giám đốc thành lập. Các phòng chuyên môn
và trung tâm gồm 99 người, có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc trong công
tác quản lý và điều hành mọi hoạt động.
• Phòng Tổ chức Lao động: gồm 8 người, có nhiệm vụ tham mưu và giúp việc
cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực về tổ chức quản lý, đổi mới doanh nghiệp,
6
điều độ cán bộ, đào tạo nhân lực, tiền lương, tư vấn pháp luật, thanh tra, cử cán bộ
đi học tập, công tác ở nước ngoài và làm thủ tục cho khách nước ngoài vào Tổng
công ty, các đơn vị thành viên của Tổng công ty công tác.
• Phòng Kế toán Tài chính: gồm 13 người, có nhiệm vụ tham mưu và giúp việc
cho Tổng giám đốc trong các lĩnh vực kế toán, tài chính, đầu tư, kiểm toán nội bộ
và thống kê ở cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
• Phòng Kinh doanh và Xuất nhập khẩu: gồm 15 người, đây là phòng chuyên môn
có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị trong quản lý lĩnh
vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh các loại kim khí vật tư
tổng hợp phục vụ nhu cầu phát triển của Tổng công ty và nền kinh tế.
• Phòng Kế hoạch và Đầu tư: gồm 19 người, có nhiệm vụ tham mưu và giúp việc
cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị trong việc xây dựng và tổng hợp kế hoạch
sản xuất, kinh doanh, đầu tư, liên doanh liên kết, xây dựng cơ bản, theo dõi và

quản lý liên doanh của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
• Phòng Kỹ thuật: gồm 7 người, có nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho Tổng
giám đốc trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn
đo lường, chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, môi trường
của cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
• Văn phòng: gồm 33 người, có nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho Tổng giám
đốc trong các lĩnh vực tổng hợp báo cáo, tiếp nhận và phân phối công văn, tài liệu
đi và đến Tổng công ty; tiếp và đón khách vào làm việc tại Tổng công ty; bố trí và
sắp xếp chương trình, lịch làm việc, hội họp của Tổng công ty; thi đua khen
thưởng, y tế và quản trị văn phòng ở cơ quan Tổng công ty.
• Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài: gồm 4 người có nhiệm vụ nghiên
cứu thị trường lao động trong nước và nước ngoài để tổ chức đào tạo, tuyển chọn
đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Tổng công ty Thép Việt Nam có 14 đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân
và thực hiện hạch toán độc lập, bao gồm 4 Công ty sản xuất thép và vật liệu xây
dưng, 8 công ty thương mại, 1 viện nghiên cứu và 1 trường đào tạo công nhân kỹ
thuật. Cụ thể:
7
Khối sản xuất công nghiệp: gồm 4 công ty: Công ty gang thép Thái Nguyên, trụ sở
tại Thái Nguyên, có lực lượng lao động 11.384 người với 24 doanh nghiệp thành
viên; Công ty Thép Đà Nẵng, trụ sở tại Đà Nẵng, có lực lượng lao động là 301
người; Công ty Thép Miền Nam, trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, lao động 3.710
với 10.đơn vị thành viên; Công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn,
trụ sở tại Hải Dương, lao động là 515 người.
• Khối kinh doanh thương mai: gồm 8 công ty: Công ty Kim khí Hà Nội có 415
lao động, 8 đơn vị thành viên; Công ty Kinh doanh Thép và Vật tư Hà Nội có 413
người, có 16 đơn vị thành viên; Công ty Kim khí Bắc Thái, tại Thái Nguyên có 155
lao động với 9 đơn vị trực thuộc; Công ty Kim khí Hải Phòng, tại Hải Phòng có
430 lao động và 7 đơn vị trực thuộc; công ty Kim khí Quảng Ninh, tại Quảng Ninh
có 118 lao động với 7 đơn vị trực thuộc; Công ty Kim khí và vật tư tổng hợp Miền

Trung, tại Đà Nẵng, lao động 370 và 13 đơn vị trực thuộc; Công ty kim khí thành
phố Hồ Chí Minh, tại thành phố Hồ Chí Minh: lao động 269 người và 6 đơn vị
thành viên; Công ty kinh doanh thép và thiết bị công nghiệp tại thành phố Hồ Chí
Minh: lao động 236, 6 đơn vị thành viên.
• Khối nghiên cứu và đào tạo : 2 đơn vị gồm Viện luyện kim đen, tại Hà Tây có
127 người; trường đào tạo nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên, tại Thái
Nguyên, có 180 người.
Ngoài ra Tổng công ty Thép Việt Nam còn góp vốn vào 14 liên doanh với
các bên nước ngoài. Công ty thép VSC – Posco, liên doanh với Công ty Posco Hàn
Quốc, đặt tại Hải Phòng; Công ty thép VinaKyoei, liên doanh với Công ty Kyoei,
Nhật Bản, đặt tại Bà Rịa – Vũng Tàu; Công ty ống thép Vinapipe, liên doanh với
công ty Posco, Hàn Quốc, tại Hải Phòng; Công ty cán thép NatsteelVina – liên
doanh với công ty Natsteel, Singapore, đặt tại Thái Nguyên; Công ty Vinanic, liên
doanh với công ty Nissho Iwai, Nhật Bản, đặt tại Hải Phòng; Công ty liên doanh
sản xuất thép VinauSteel, liên doanh với Australia đặt tại Hải Phòng.
8
2.1.2.4 Công nghệ sản xuất ở Tổng công ty Thép Việt Nam
Ở Tổng công ty thép Việt Nam hiện nay đang sử dụng cả hai loại quy trình
công nghệ: quy trình khép kín và quy trình hở. Sự khác nhau của hai loại quy trình
này ở chỗ các nhà máy có thực hiện toàn bộ hay một phần trong tất cả các công
đoạn của quá trình sản xuất thép.
Công ty Thép Thái Nguyên sử dụng quy trình công nghệ khép kín, theo đó
các nhà máy thành viên của Công ty thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình
công nghệ. Bao gồm các khâu khai thác, chế biến quặng sắt, than mỡ; khâu luyện
gang bằng lò cao; khâu luyện thép bằng lò chuyển (lò thổi ôxy) hoặc luyện thép từ
gang, sắt phế bằng lò hồ quang; khâu đúc phôi thép; khâu cán thép; và các khâu gia
công sau cán như mạ, sơn phủ bề mặt.
Công ty Thép Miền Nam và Công ty Thép Đà Nẵng lại áp dụng quy trình
công nghệ hở, nghĩa là chỉ thực hiện việc từ công đoạn luyện thép từ thép phế bằng
lò hồ quang, đến các khâu về sau như đúc phôi, cán thép và gia công sau cán. Ở

các công ty này, họ không thực hiện công đoạn khai thác và chế biến quặng, do
vậy quá trình sản xuất được rút ngắn lại.
Nhìn chung công nghệ được áp dụng tại các công ty thành viên của Tổng
công ty Thép Việt Nam đều trong tình trạng lạc hậu không đồng bộ. Lạc hậu nhất
là thiết bị máy móc ở Công ty Thép Thái Nguyên sử dụng các công nghệ giai đoạn
1950 - 1960, hiện nay đã hư hỏng nhiều, các lò sử dụng đều có dung tích nhỏ, các
chỉ tiêu vận hành kém. Ở Công ty Thép Miền Nam và Công ty Thép Đà Nẵng, tình
hình có khả quan hơn, chu trình công nghệ ở đây thuộc loại hở, nhưng công nghệ
sử dụng cũng thuộc loại lạc hậu có từ trước ngày giải phóng (30/4/1975). Đối với
các công ty sản xuất thép cán liên doanh, công nghệ sản xuất là hiện đại nhất ở
Việt Nam hiện nay, nhưng vẫn chỉ đạt mức trung bình khá trên thế giới. Các thiết
bị cán chỉ là những thiết bị ở công đoạn cuối, do vậy sự hiện đại của chúng không
có nhiều ý nghĩa đến sự phát triển sản xuất của cả quá trình sản xuất thép.
2.1.2.5 Đặc điểm sản phẩm và thị trường
9
Các đơn vị sản xuất và liên doanh của Tổng công ty hiện đang sản xuất chủ
yếu thép cácbon thông dụng dùng trong xây dựng với các chủng loại sản phẩm sau:
 Thép tròn vằn D10 ~ D32
 Thép tròn trơn Φ10 ~ Φ40
 Thép tròn cuộn Φ6, Φ8, Φ10
 Thép hình U, I, L có kích thước đến 120 mm
 Thép ống hàn đường kính tới 100 mm
 Thép lá mạ kẽm, mạ màu,...
Ngoài ra các Công ty thành viên của Tổng công ty còn sản xuất phôi thép
phục vụ cho nhu cầu sản xuất thép cán của các đơn vị mình với sản lượng là
300.000 tấn/năm. Với mức sản lượng như vậy, nên hàng năm các công ty của VSC
vẫn phải tiến hành nhập khẩu phôi thép phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là các công
ty liên doanh.
Với mặt hàng chủ yếu là thép xây dựng nên các công ty thành viên của VSC
có rất nhiều đối thủ cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, liên doanh

không phải là thành viên của VSC, các công ty 100% vốn nước ngoài, các công ty
TNHH, HTX, các xí nghiệp tư nhân và các hộ gia đình nhỏ. Ngoài ra sản phẩm của
Tổng công ty Thép Việt Nam còn phải cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại từ các
nước thuộc Liên Xô cũ, Trung Quốc,... Sản phẩm của VSC chủ yếu là thép xây
dựng thông dụng nên không có sự khác biệt hoá vì vậy cạnh tranh là khốc liệt, các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép ngoài Tổng công ty thường lấy giá bán
các sản phẩm thép cán và thép ống của Tổng công ty để làm cơ sở định giá cho
mình, thông thường họ bao giờ cũng đặt giá thấp hơn từ 200 đến 300 đồng/kg. Các
đối thủ cạnh tranh của VSC, nhất là nhóm các công ty TNHH, HTX, DNTN và các
hộ gia đình, thường có lợi thế về giá bán do họ có thể giảm bớt các chi phí sản
xuất, như BHXH, các trang thiết bị an toàn lao động, thời gian lao động, chi phí
kiểm tra chất lượng.
Với sản phẩm chủ yếu là thép xây dựng thông dụng nên thị trường của Tổng
công ty Thép Việt Nam trải rộng trên khắp cả nước, trong đó miền Bắc chiếm
10
35%, miền Trung chiếm 15% và miền Nam chiếm 55%. Phần lớn các tỉnh miền
núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Trung do điều kiện khó khăn về kinh tế, nên
hầu hết tiêu thụ các sản phẩm thép chất lượng thấp do các doanh nghiệp tư nhân
sản xuất.
Bên cạnh việc sản xuất và kinh doanh thép nội, Tổng công ty còn tiến hàng
kinh doanh các sản phẩm thép nhập khẩu, bao gồm các sản phẩm như phôi thép,
thép tấm, thép lá, thép tốt và các chủng loại kim loại màu khác. Do Nhà nước chủ
trương tự do nhập khẩu các sản phẩm thép và kim loại màu mà trong nước chưa
sản xuất được đã khiến cho các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế tiến
hàng nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm kim khí nhập khẩu, cạnh tranh với
các đơn vị trong khối lưu thông của Tổng công ty mà trước đây là các đơn vị độc
quyền trong việc nhập khẩu các loại kim loại màu, thép tấm, thép lá và phôi thép,...

2.1.3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Chỉ tiêu

Đơ
n vị
tính
1997 1998 1999 2000 2001
Tỷ lệ %
1996
1997
1997
1998
1998
1999
1999
2000
Giá trị
SXCN
Tr.đ
190386
5
179496
9
187518
2
190953
4
213603
2
94,28 104,47 101,83 111,86
Doanh thu Tr.đ
512229
9

501127
6
544496
6
555254
2
624822
3
97,83 108,65 101,98 112,53
Sản lượng sản
xuất
- Thép cán
- Phôi thép
Tấn
Tấn
463667
-
442744
247284
464269
305682
464585
308174
523580
306817
95,49
-
104,86
133,62
100,07

100,82
112,7
99,56
Tiêu thụ thép Tấn 943118 774484 755382 799826 883387 82,12 97,53 105,88 110,45
Tồn kho (đầu
kỳ)
Tấn - 212786 154872 91669 169803 - 72,78 59,19 185,23
11
Qua số liệu trên ta thấy, trong mấy năm vừa qua Tổng công ty có sự tăng
trưởng khá tốt. Giá trị sản lượng công nghiệp luôn tăng năm sau cao hơn năm trước
ngoại trừ năm 1998. Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu
Á, nên giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng Công ty Thép Việt Nam giảm
108.896 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 5,72%, nhưng từ năm 1999 đến nay
giá trị sản lượng công nghiệp của Tổng công ty đã tăng trở lại, đặc biệt là từ năm
2000 giá trị sản xuất công nghiệp đã vượt mức năm 1997. Đến năm 2001, giá trị
công nghiệp tăng so với năm 2000 là 11,86% tương ứng với giá trị là 226.498 triệu
đồng. Cùng với các số liệu về doanh thu cho ta thấy Tổng công ty đã có những
bước phát triển mới mặc dù so với các Tổng công ty 91 khác, nhất là các tổng công
ty có vị thế độc quyền thì chưa phải là nhiều, nhưng trong điều kiện trình độ công
nghệ đã lạc hậu hiện nay đó thể hiện một nỗ lực to lớn của cả đơn vị. Đây là những
kết quả đạt được của toàn Tổng công ty nhưng chỉ xem xét ở các đơn vị thành viên
trong nước và không bao gồm các liên doanh. Trong các đơn vị thành viên này,
Công ty thép Miền Nam có tình hình hoạt động đạt hiệu quả cao nhất, Công ty
gang thép Thái Nguyên là kém hiệu quả nhất nhưng đến năm 2001 đã có những
bước phát triển tốt lần đầu tiên sau nhiều năm đã có lãi.
Về tình hình tiêu thụ các sản phẩm thép của Tổng công ty, năm 1997 khi
tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn lớn, mức tiêu thụ của VSC là tương
đối cao đạt mức 943.118 tấn, đây là con số có ý nghĩa do nó đánh dấu mốc quan
trọng bởi đây cũng là năm đầu tiên VSC được thành lập. Nhưng ngay sau đó là
cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra, cùng với việc giảm sút của đầu tư nước ngoài

vào Việt Nam là việc Chính phủ ra các quyết định hạn chế việc đầu tư xây dựng,
chính điều đó đã góp phần làm ảnh hưỏng đến việc tiêu thụ của VSC, trong khi sản
phẩm chủ yếu của VSC là thép dùng trong xây dựng. Tuy nhiên cùng với sự hồi
phục của nền kinh tế, tình hình tiêu thụ của VSC đã bước đầu tăng lên nhưng vẫn
chưa đạt được mức trước khủng hoảng. Với chính sách kích cầu mà Nhà nước
đang thực hiện như hiện nay sẽ là điều kiện thuận lợi cho tăng mức tiêu thụ của
VSC về cả sản phẩm thép xây dựng lẫn phôi thép. Trong tình hình hiện nay khi sản
lượng đang thừa so với nhu cầu không chỉ đối với thị trường trong nước mà cả ở
12

×