Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giải pháp học online trên hệ thống E-learning trong mùa đại dịch Covid 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRONG MÙA ĐẠI DỊCH COVID 2019</b>



<b>Hứa Văn Thành</b>

<b>1</b>


*

<b><sub>- Đinh Văn Huệ</sub></b>



<b>2</b>


<b>** </b>

<b> Trương Thị Thanh Trang</b>

<b>3</b>


***

<b><sub>- Trần Duy Chung</sub></b>

<b>****</b>


<i><b>Tóm tắt: </b>Những ngày gần đây, ảnh hưởng của Covid-19 đã thực </i>
<i>sự tạo cơ hội cho phương pháp đào tạo trực tuyến bùng nổ. Nhiều </i>
<i>nơi, các trường sử dụng phần mềm có sẵn trên mạng để tổ chức </i>
<i>các lớp học; nhưng với Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên </i>
<i>Huế thì khác, ngay khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực, </i>
<i>trường đã đi trước một bước trong việc ứng dụng Công nghệ 4.0 </i>
<i>vào giảng dạy. Trường đã xây dựng thành công hệ thống đào tạo </i>
<i>trực tuyến E- learning và đã triển khai vào giảng dạy và học tập </i>
<i>của giảng viên và sinh viên từ năm 2018. Không ngờ, những bước </i>
<i>đi mạnh dạn này đã trở thành cứu cánh cho chúng tôi trong đại </i>
<i>dịch Covid-19. Chúng tôi đã triển khai giải pháp: Học online trên </i>
<i><b>hệ thống E-learning trong mùa đại dịch Covid – 19 nhằm góp </b></i>
<i>phần giúp nhà trường kết thúc năm học đúng tiến độ, chất lượng </i>
<i>giáo dục được đảm bảo, rút ngắn thời gian thực dạy khi người </i>
<i>học trở lại trường học; đồng thời tăng cường sự phối kết hợp giữa </i>
<i>gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh, sinh </i>
<i>viên ( />


<b>I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>




Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế đã xây dựng thành
công hệ thống đào tạo trực tuyến E- learning và đã triển khai vào giảng


*<sub> Tiến sĩ, Quản trị hệ thống dạy học trực tuyến E-Learning.</sub>
**<sub> Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

dạy và học tập của giảng viên và sinh viên từ năm 2018. Không ngờ,
những bước đi mạnh dạn này đã trở thành cứu cánh cho chúng tôi
trong đại dịch Covid-19


Để giúp giảng viên làm chủ được công nghệ, Nhà trường đã tiếp
tục tổ chức các khóa tập huấn đào tạo các kỹ năng để vận hành một lớp
học trên hệ thống đào tạo trực tuyến E - Learning.


Chúng tôi đã triển khai giải pháp: Học online trên hệ thống
E-learning trong mùa đại dịch Covid – 19 nhằm góp phần giúp nhà
trường kết thúc năm học đúng tiến độ, chất lượng giáo dục được đảm
bảo, rút ngắn thời gian thực dạy khi người học trở lại trường học; đồng
thời tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc giáo dục học sinh, sinh viên


<b>II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP</b>



<b>1. Các nội dung chính của đề tài</b>


Giải pháp học online trên hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning
là giải pháp tiên tiến được sử dụng có hiệu quả, giúp cho nhà trường
có một giải pháp tối ưu cơng tác dạy và học trong mùa dịch Covid 19
nhờ có các đặc điểm nổi bật sau:



<i><b>1.1. Đặc điểm chung</b></i>


<b>- Tính đồng nhất: Giao diện Website đồng nhất với giao diện </b>
Website của trường, sử dụng chung tên miền con của trường, tích hợp
đăng nhập tài khoản của giảng viên và sinh viên, học viên, học sinh


<b>- Nguồn học liệu số cập nhật thường xuyên: Nguồn học liệu số </b>
của các giảng viên, giáo viên đưa lên hệ thống bao gồm: đề cương chi
tiết học phần; cấu trúc và nội dung các chương, các bài text online;
file bài giảng; file video; bài tập online; bài tập trắc nghiệm online;
chat online.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

bài giảng; làm bài tập online; tạo và quản lý bộ sưu tập học liệu, trao
đổi và thảo luận với giảng viên, giáo viên theo cơ chế 24/7


<b>- Tính chia sẻ: Dễ dàng chia sẻ tài nguyên, phát triển nguồn tài </b>
nguyên trên hệ thống phong phú đa dạng, không hạn chế không gian
và các loại file.


<b>- Tính sử dụng: Sau khi đăng nhập hệ thống thành cơng, dễ dàng </b>
tìm kiếm học phần, môn học; giáo viên giảng dạy; nguồn học liệu: bài
giảng, giáo trình, tài liệu tham khảo qua giao diện trên màn hình, tham
khảo các nguồn học liệu khác do giảng viên, giáo viên tích hợp vào học
phần, môn học, trao đổi thảo luận với người dạy trên hệ thống mọi
lúc, mọi nơi không hạn chế về khơng gian và thời gian chỉ cần có mạng
internet và máy tính, thiết bị cầm tay thơng minh.


<b>- Tính công nghệ: Áp dụng nền tảng kỹ thuật tiên tiến với công </b>
nghệ Web2.0 và máy chủ đám mây (cloud Server computer), đảm bảo


tính sẵn sàng cao đáp ứng nhu cầu phục vụ 24/7, khả năng mở rộng dễ
dàng và linh hoạt, tính an tồn cao và backup dữ liệu tốt đảm bảo chống
truy nhập trái phép và phục hồi toàn bộ dữ liệu kịp thời khi có sự cố.
<i><b>1.2. Phát triển tài nguyên: Học liệu số</b></i>


Tầm quan trọng của hệ thống E-learning là định hướng và xây
dựng nguồn tài nguyên học tập bảo đảm chất lượng cho sinh viên, học
viên, học sinh; giúp giảng viên và giáo viên phục vụ tốt cho việc giảng
dạy, học tập, nghiên cứu và áp dụng vào công việc. Ngoài các tài liệu
học thuật về các thuyết khoa học (theory), tài liệu chuyên ngành, cần
bổ sung thêm các nguồn tài nguyên thực tế để làm các bài học kinh
nghiệm (case study) giúp giảng viên có thể đưa vào bài giảng thực tế,
các sinh viên, học viên, học sinh có thể tham khảo phát triển thêm các
kỹ năng khác, áp dụng vào trong công việc học tập.


<b>2. Tính mới, tính sáng tạo</b>


<i><b>2.1. Tính mới</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khỏe bản thân và góp phần cùng cộng đồng chống dịch COVID -19.
Với sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ mới, việc dạy - học trực


tuyến thực sự trở nên dễ dàng và tiện lợi với người học<b>.</b>


<i><b>2.2. Tính sáng tạo</b></i>


Việc dạy học trực tuyến qua hệ thống E-learning sẽ giúp cho giảng
viên, giáo viên có thể khai thác, sử dụng để cung cấp tài liệu dưới rất
nhiều hình thức cho học sinh, học viên, sinh viên tham khảo. Có thể
đưa các ứng dụng như ZOOM, Youtube, Quiz, Forms…, có thể chia


sẻ các files tài liệu, cũng có thể giao tiếp, trao đổi riêng hoặc chung với
người học bất kể lúc nào, không phụ thuộc vào thời gian học. Với tư
cách là một giảng viên, giáo viên, họ có thể làm được rất nhiều điều mà
trước đây khi dạy trực tiếp trên lớp không làm được.


<b>3. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật - xã hội</b>


<i><b>3.1. Hiệu quả kinh tế</b></i>


Ứng dụng hệ thống E-learning để dạy học là giải pháp tối ưu giúp
tiết kiệm thời gian, kinh phí và tạo ra mơi trường thuận lợi đối với việc
học tập của người học, bảo đảm sức khỏe trong mùa đại dịch Covid-19.


Tạo điều kiện tốt cho Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
triển khai hoạt động đào tạo trong học kỳ II năm học 2019-2020 không
bị gián đoạn trong mùa đại dịch Covid - 19.


Giảng viên, giáo viên, người học tại Trường Cao đẳng Sư phạm
Thừa Thiên Huế và các trường THCS trên địa bàn được cấp tài khoản
miễn phí để đăng nhập hệ thống E-Learning, phục vụ cho hoạt động
giảng dạy và học tập trong nhà trường.


Người học không đóng thêm một khoản kinh phí nào cho học tập
trên hệ thống


<i><b>3.2. Hiệu quả kỹ thuật</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

học cho nhiều đối tượng. Đây là xu hướng phát triển giáo dục tất yếu
trong tương lai.



Sử dụng công nghệ thông tin làm phương tiện dạy học sẽ giúp
cho người học chiếm lĩnh được kiến thức vững chắc. Người học phải
sử dụng đồng thời các giác quan, phải thường xun hoạt động, do
đó tính tích cực hóa hoạt động học tập được nâng cao (nhìn nhiều
hơn, nghe nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, suy
nghĩ nhiều hơn,...). Nói cách khác, đổi mới phương pháp dạy học theo
nghĩa của tâm lí học thông tin là phương pháp làm tăng giá trị lượng
tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn.


<b>- Áp dụng nền tảng kỹ thuật tiên tiến với công nghệ Web2.0 và </b>
máy chủ đám mây (cloud Server computer); đảm bảo tính sẵn sàng
cao đáp ứng nhu cầu phục vụ 24/7; khả năng mở rộng dễ dàng và linh
hoạt; tính an tồn cao và backup dữ liệu tốt đảm bảo chống truy nhập
trái phép và phục hồi toàn bộ dữ liệu kịp thời khi có sự cố.


<i><b>3.3. Hiệu quả xã hội</b></i>


Hiện nay giải pháp học online trên hệ thống E-learing đã triển
khai có hiệu quả tại trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế và các
trường THCS trên địa bàn.


Đội ngũ giảng dạy trong và ngoài trường sử dụng hệ thống đào
tạo trực tuyến để áp dụng vào việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy của
giảng viên và nâng cao tính tự giác học tập của sinh viên, học sinh hiện
nay, đem lại hiệu quả cao.


Cho phép người học tương tác các tài liệu như:


- Viết các bình luận, cảm nhận về tài liệu, sách, giáo trình, … để
chia sẻ đến mọi người.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Yêu thích, bookmark các tài liệu vào yêu thích.
- Góp ý của thành viên.


- Liên kết đến các trang mạng xã hội khác như Facebook fan page,
Twitter hay Google+


<b>4. Kết quả và khả năng áp dụng giải pháp học online trong mùa đại dịch Covid -19</b>


- Giải pháp học on line trên hệ thống E-Learing đã được triển khai
từ năm 2018 và tiếp tục được triển khai trên quy mơ tồn trường cho
tất cả các học phần của học kỳ II năm học 2019-2020.


- Các giảng viên đã xây dựng nội dung các khóa học trên hệ thống
như giới thiệu đề cương chi tiết học phần; Bài giảng dưới dang: word;
ppt; mp3, mp4, video; nguồn tài nguyên tham khảo liên quan đến học
phần (liên kết với trang Thư viện số
Thư viện điện tử Kho bài giảng của Bộ
GD-ĐT; nguồn tài nguyên giáo dục mở; Mạng khoa học cơng nghệ TP. Hồ
Chí Minh />


- Giảng viên đã thực hiện các bài tập dạng ontext hoặc gửi bằng
file; bài trắc nghiệm online; xây dựng phòng Chat online để trao đổi,
phổ biến các nội dung liên quan đến học phần; tạo diễn đàn giữa GV
với SV trong quá trình hướng dẫn SV học tập trên hệ thống.


- Nhúng phần mềm ZOOM vào hệ thống và đưa các bài giảng
dưới dạng video lên hệ thống giúp cho các em có điều kiện học lại các
nội dung đã trình bày.


- Kết quả của các bài kiểm tra được hiển thị ngay trên hệ thống.


Các số liệu thống kê:


Sau khi có chủ trương của BGH về dạy và học trực tuyến trên
hệ thống E-learning của trường trong HKII năm học 2019-2020, nhóm
quản trị hệ thống đã xây dựng được các khóa học như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Stt</b>

<b>Tên đơn vị</b>

<b>Khóa học</b>



1

Khoa quản trị nghiệp vụ

20



2

Khoa Tự nhiên – Kinh tế

06



3

Khoa Giáo dục Mầm non

22



4

Khoa Xã hội

03



5

Khoa Ngoại ngữ

26



6

Các lớp Bồi dưỡng CDNN bậc Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở

09



7

Các khóa học về Cơng nghệ thơng tin dành cho khách vãng lai

03



8

Hỗ trợ cho giáo viên Trường THCS Thủy Thanh – Thị xã Hương Thủy

04



Tổng cộng:

93 khóa học



- Tạo tài khoản cho tất cả các sinh viên năm 1, 2, 3, các lớp liên
thông, các lớp bồi dưỡng giáo viên


<b>- Tổng số thành viên đã tham gia hệ thống E-Learning là: 2.630 </b>


<b>thành viên</b>


<b>- Lượt truy cập vào hệ thống: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Hiện nay giảng viên và các học viên các lớp Bồi dưỡng chức danh
nghề nghiệp, cán bộ quản lý giáo dục vẫn còn tiếp tục dạy và học trên
hệ thống


<b>Nhận xét: Trong thời kỳ dịch Covid 19, hệ thống E-learning của </b>
trường đã phát huy rất có hiệu quả trong dạy, học của giảng viên và
sinh viên tồn trường


- Giải pháp cịn hỗ trợ cho giáo viên Trường THCS Thủy Thanh,
TX Hương Thủy, Thừa Thiên Huế triển khai dạy học môn Tiếng Anh
lớp 6, lớp 8, môn Tin học lớp 8, môn Toán lớp 8


- Hiện nay giải pháp học online trên hệ thống E-learing đang được
triển khai tại Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế vào năm 2018,
2019, 2020 với trang Web có địa chỉ: />


Ngồi ra giải pháp sẽ được nhân rộng cho các trường ĐH, CĐ và
các trường THPT, THCS… trên địa bàn Thừa Thiên Huế và các tỉnh bạn
nếu có nhu cầu.


<b>III. MỘT SỐ KHĨA HỌC ĐIỂN HÌNH XÂY DỰNG TRÊN HỆ THỐNG ĐÀO TẠO TRỰC </b>


<b>TUYẾN E-LEARNING PHỤC VỤ DẠY HỌC TRONG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020</b>


<b>1. Học phần Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học / Giảng viên chính ThS. Đinh Văn Huệ - </b>


<b>Khoa Tự nhiên –Kinh tế</b>


<i>Học phần Phương pháp dạy học Tốn ở tiểu học bao gồm phần lí luận </i>


và phần thực hành nghiệp vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Để tiện lợi và tạo sự hứng thú cho sinh viên khi tra cứu bài giảng


<i>(mở trực tiếp trên trang Web hệ thống mà khơng cần download), giảng viên </i>


có thể chuyển file bài giảng dạng Power Point thành các video mp4 với
nền nhạc khơng lời.


Việc xem băng hình các tiết dạy mẫu, như dự giờ ở phổ thông
mà không bị ràng buộc về thời gian là một ưu điểm rất lớn khi sử
dụng hệ thống E-leaning, vừa tiết kiệm được thời gian trực tiếp trên
lớp mà sinh viên cịn có thể xem lại khi cần trong quá trình thực
hành tập giảng…


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Vào hệ thống elearning học phần của mình, kích vào →Bật chế độ
chỉnh sửa


Tại chương/ nội dung cần đưa vào phòng học online trực tiếp,
kích vào → thêm hoạt động hoặc tài nguyên → URL → Thêm


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Tên (đặt tên phòng học…)


Extemal URL (dán địa chỉ Zoom/ Google Meet/ MS Team… của
mình đã cài trước vào đây)


Kích vào → Lưu và trở về khóa học là xong.


Trở lại trang hệ thống E- learning của học phần, vẫn sử dụng các
chức năng của hệ thống như đã biết, khi cần trực tiếp với SV chỉ cần


kích vào tên phịng học online là có thể sử dụng các chức năng của
Zoom/Google Meet/MS Team…


Giải pháp này thuận lợi, đó là tận dụng thế mạnh của hệ thống
quản lí E-learning trong việc đưa bài giảng, bài tập cho sinh viên, quản lí
được q trình học, làm bài tập, đánh giá… khi dạy - học online GV/SV
cũng có thể ra vào (khi cần) để sử dụng hệ thống bài giảng/ bài tập một
cách nhanh chóng.


<i>Ví dụ, khi dạy về Các phương pháp dạy học Toán thường sử dụng ở </i>


<i>tiểu học. Nếu giảng viên chỉ mô tả các nội dung phương pháp bằng lí </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

nào đó trong tiết dạy mẫu, cách thức giáo viên dạy mẫu thể hiện tiết
dạy bằng cách phối hợp tất cả các phương pháp như thế nào...


Bằng cách học này sinh viên khơng chỉ nắm được lí thuyết về các
phương pháp dạy học toán mà còn học được cách thực hành nghề
nghiệp như tác phong, giọng nói, cách xử lí các tình huống sư phạm,
đó chính là cách rèn luyện phẩm chất và năng lực nghề nghiệp.


Đánh giá hiệu quả


Qua các kết quả thể hiện từ các hoạt động cụ thể trên hệ thống
E-learning, thời gian hoạt động giảng và nghe với các phương pháp
truyền thống đã giảm, các hoạt động nhóm, hoạt động sinh viên trình
bày, sự tương tác giữa thầy và trị tăng lên rõ rệt. Sinh viên có thể thảo
luận để bày tỏ các quan điểm hay sự hiểu biết của chính mình.


<i>Học phần Phương pháp dạy học Tốn ở tiểu học được đánh giá bằng </i>



hình thức thực hành. Thơng qua hệ thống E-learning, quá trình đánh


giá này yêu cầu sinh viên vận dụng khả năng hiểu biết về mặt lí luận
để soạn bài, hay thể hiện một kỹ năng nào đó về nghiệp vụ như trình


bày báo cáo, thảo luận, tập giảng... Số lần tương tác của sinh viên trên


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>NHẬN XÉT</b>



<i>Trong dạy học học phần Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học tại </i>
Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, hệ thống E-Learning đã
hỗ trợ rất tốt các phương pháp dạy học truyền thống, tạo hứng thú
giảng dạy và học tập chủ động, tích cực cho giảng viên và sinh viên.


<b>Đối với sinh viên: Sinh viên có nhiều thời gian và cơ hội chia </b>
sẻ kiến thức với giảng viên, với sinh viên khác, lắng nghe ý kiến của
người khác và bày tỏ ý kiến của mình. Thảo luận với giảng viên các vấn
đề chưa hiểu, làm tăng sự tự tin của sinh viên khi lên lớp. Sinh viên có
thời gian để chuẩn bị cho chủ đề, tài liệu, kiến thức trước giờ thảo luận.
Thúc đẩy và tạo động lực cho sinh viên chủ động học tập.


<b>Đối với giảng viên: Giảng viên ln tìm tịi, cập nhật kiến thức, </b>
cơng nghệ thơng tin. Giảng viên tích cực hơn trong hoạt động giảng
dạy. Qua diễn đàn trao đổi trên E-learning, giảng viên dễ dàng nắm
bắt được tình hình học tập của các sinh viên để có thể hỗ trợ, giúp sinh
viên hiểu bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Duy trì và phát huy sự kết hợp hình thức tổ chức dạy học
E-Learning với các phương pháp dạy học truyền thống.



Nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất: Cải tiến hệ thống mạng
Internet hỗ trợ cho sinh viên học trực tuyến; Xây dựng phịng học online.


<b>2. Các mơn học của Trường THCS Thủy Thanh – TX Hương Thủy, Thừa Thiên Huế</b>


<i><b>2.1. Tiếng Anh lớp 6 , lớp 8 / Giáo viên Trương Thị Thanh Trang - Tổ Tiếng Anh - Trường THCS </b></i>
<i><b>Thủy Thanh</b></i>






</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>IV. KẾT LUẬN</b>



Dạy và học trực tuyến là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh hạ
tầng công nghệ ngày càng được cải thiện và diễn tiến phức tạp của
những dịch bệnh như Covid-19. Để quá trình chuyển đổi này được
diễn ra hiệu quả, cần tận dụng tối đa sức mạnh lưu giữ, truyền và xử lý
thông tin của công nghệ cũng như sự nỗ lực từ cam kết của người học,
tới sự chuẩn bị của người dạy, cũng như sự sẵn sàng của các nhà quản
lý và tinh thần phụng sự của các nhà cung cấp dịch vụ.


Ứng dụng công nghệ máy chủ đám mây để vận hành hệ thống
đào tạo trực tuyến E-learning tại Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa
Thiên Huế là giải pháp tiết kiệm, hiệu quả và là xu hướng phát triển
của thế giới. Đào tạo trực tuyến đã góp phần giúp nhà trường kết thúc
năm học đúng tiến độ, chất lượng giáo dục được đảm bảo, rút ngắn
thời gian thực dạy khi người học trở lại trường học; đồng thời tăng
cường sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc


giáo dục học sinh, sinh viên. Kết hợp với hệ thống E-learning, trường
đã triển khai dạy học online cho sinh viên lưu học sinh Lào, học viên
lớp cán bộ quản lý giáo dục qua phần mềm Microsoft Teams.


Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế sẽ gặp rất nhiều thuận
lợi trong thời gian tới, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành quy chế
chính thức dạy và học trực tuyến ở bậc ĐH, CĐ và bậc phổ thơng, tiến
tới chuẩn hóa để mọi người áp dụng. Trong đó có tổ chức đánh giá, đảm
bảo tính minh bạch, nghiêm túc, trung thực. Việc thu học phí đối với
phương thức dạy học trực tuyến cũng phải rõ ràng, công khai, minh
bạch, căn cứ vào đó người cung cấp dịch vụ giáo dục và người nhận dịch
vụ thống nhất./.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



1. Hua Van Thanh, Ho Van Thanh (2019), "Building Elearning Online
<i>Training System at Thua Thien Hue College of Education", đăng trên Tạp </i>
<i>chí Khoa học của Hội thảo quốc tế về dạy học online, ISSN: 1859-3453.- Đại học </i>
Mở Thành phố Hồ Chí Minh.


<i>2. Hứa Văn Thành, Hồ Văn Thành, Nguyễn Viết Thanh Minh (2019), Ứng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i>hoạt dạy học truyền thống và công nghệ dạy học hiện đại E-Learning nhằm nâng </i>
<i>cao chất lượng BDNL nghiệp vụ người học, Sách chuyên khảo: Tối ưu hóa </i>


quản trị tri thức số : Chính phủ - Doanh nghiệp - Thư viện; Tr.338-351;
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội; ISBN: 978-604-9848-28-5.


<i>3. Hứa Văn Thành, Hồ Văn Thành, Nguyễn Viết Thanh Minh (2019), Đổi </i>



<i>mới phương thức đào tạo theo hướng phối hợp linh hoạt hình thức dạy học truyền </i>
<i>thống và công nghệ dạy học hiện đại E-Learning nhằm nâng cao chất lượng bồi </i>
<i>dưỡng năng lực nghiệp vụ người học, Sách chuyên khảo: Tái cấu trúc hệ thống </i>
<i>giáo dục đại học và giáo dục nghề của Việt Nam. Tập 2; tr.416-422; NXB Thông </i>


tin – Truyền thông; ISBN: 978-604-80-3965-3


4. Hứa Văn Thành, Trần Thanh Phú (2019), Bài giảng điện tử và các chuẩn
<i>về bài giảng điện tử trích từ sách chuyên khảo Xây dựng và khai thác tài </i>


<i>nguyên giáo dục mở của Hội thảo toàn quốc năm 2019 do Hiệp hội các Trường </i>


ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức; NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.371-391;
ISBN 978-604-9848-28-4


</div>

<!--links-->

×