Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng-An ninh, ĐHQGHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.12 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1


<b>GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRUNG TÂM </b>
<b>GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI </b>


“Trong bất kì một trường học nào, điều quan trọng nhất là phương hướng
chính trị và tư tưởng của các bài giảng. Cái quyết định phương hướng đó, hồn
tồn và chỉ là phần các giáo viên thôi”1


.


Từ kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến cho
thấy, mọi cuộc cải cách nâng cao chất lượng giáo dục đều khởi nguồn và giành
thắng lợi từ đội ngũ giáo viên. Trong gần 30 năm đổi mới giáo dục, Đảng ta luôn
khẳng định đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo.
Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ:
“Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lí giáo dục
và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt...”2


.
Tổng kết 10 năm thực hiện công tác giáo dục quốc phòng-an ninh giai đoạn (2001-
2010) của Bộ Quốc phòng đã chỉ rõ: giáo viên, giảng viên GDQP- AN ở các cơ sở
giáo dục hiện nay còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa được chuẩn hóa
thơng qua đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng, tập huấn.


Đội ngũ giảng viên của Trung tâm gồm giảng viên cơ hữu, giảng viên sĩ quan
biệt phái. Giảng viên sĩ quan biệt phái tại Trung tâm GDQP-AN, ĐHQGHN là sĩ
quan tại ngũ được Bộ Quốc phịng điều động đến cơng tác có thời hạn tại
ĐHQGHN, giúp ĐHQGHN và một số cơ sở giáo dục đại học theo phân luồng của
Bộ GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN cho sinh viên theo quy định của pháp


luật.


Phát triển đội ngũ giảng viên GDQP-AN của Trung tâm GDQP-AN,
ĐHQGHN là làm biến đổi một cách tích cực về số lượng, nâng phẩm chất, năng
lực toàn diện của đội ngũ giảng viên nhằm thực hiện và hoàn thành tốt chức năng,
nhiệm vụ được giao.


<b>I. Thực trạng đội ngũ giảng viên của Trung tâm </b>


<i><b>1.1. Số lượng giảng viên </b></i>


Tổng số giảng viên hiện có của Trung tâm là 16 đồng chí (15 sĩ quan biệt
phái; 01 giảng viên cơ hữu). Có thể tổng hợp số lượng giảng viên cần có trên cơ sở




1


<i> Lênin toàn tập, tập 47. Nxb Tiến bộ, tr. 248. </i>


2


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


cân đối định mức giờ giảng chuẩn giảng dạy và cường độ giảng dạy thực tế của
giảng viên theo bảng sau:


S


TT Đơn vị



Số giảng viên Định mức


Số giờ
thực tế


Số
giờ
dạy
vượt


Số GV
đảm
nhiệm
giờ dạy


vượt
Thuộc


khoa


Phối
hợp


Giờ
chuẩn


Miễn
giờ
kiêm


nhiệm


Tổng


Khoa Chính trị 07 00 2.940 378 2.562 6.675 4.113 10


Khoa Quân sự 05 04 3.780 1.365 2.415 4.005 1.590 4


<b>Tổng </b> <b>12 </b> <b>04 6.720 </b> <b>1.743 4.977 10.680 5.703 </b> <b>14 </b>


<i>Bảng 01: Bảng thống kê số lượng giảng viên cần có </i>


(định mức giờ chuẩn giảng dạy theo Quy định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày
<i>28/11/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) </i>


Từ số liệu thống kê cho thấy:


Số giờ giảng dạy bình quân của giảng viên/năm trong Trung tâm vượt cường
độ trên 200%, trong đó tỉ lệ giờ giảng dạy vượt chuẩn của giảng viên Khoa Chính
trị là 227%. Số giờ giảng dạy vượt chuẩn của giảng viên trong Trung tâm nói
chung và giảng viên Khoa Chính trị nói riêng luôn cao so với giảng viên trong
ĐHQGHN (Nếu tính định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên theo Thông tư
số 36/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm việc đối
với giảng viên ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28
tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì giờ giảng bình quân
của giảng viên tăng khoảng 1,46 lần).


Bên cạnh tình trạng số giờ giảng dạy bình quân của giảng viên/năm cao thì
lực lượng giảng viên làm công tác lãnh đạo, quản lí tại các phịng chức năng hiện


nay chỉ đảm nhiệm phối hợp giảng dạy cho Khoa Quân sự, chưa đảm nhiệm được
nhiệm vụ điều tiết chung cho hai khoa, điều này lại dẫn đến cường độ giảng dạy
của giảng viên hai khoa đào tạo có sự chênh lệch đáng kể.


<i><b>1.2. Chất lượng đội ngũ giảng viên </b></i>


Có thể thống kê chất lượng giảng viên ở một số tiêu chí cụ thể như:


S
T


Chất lượng cán bộ,
viên chức


Khoa
Chính trị


Khoa


Quân sự Tổng


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3


T Số


lượng/7


Tỉ lệ
%



Số
lượng/9


Tỉ lệ
%


Số
lượng/16


Tỉ lệ
%


1 <i>Cơ cấu cán bộ </i>


Sĩ quan cao cấp 02 28,57 02 22,22 04 25,00
<i>Sĩ quan trung cấp: </i> 05 71,43 06 66,66 11 68,75


<i>Giảng viên cơ hữu </i> 01 11,11 01 6,25


2 <i>Trình độ chun mơn </i>


Ngành KHXH&NV 04 57,14 00 00 04 25,00


Chỉ huy BCHT 03 42,86 09 100 12 75,00


3 <i>Học vị </i>


Đại học 05 71,43 07 77,77 12 75,00


Học viên cao học 02 28,57 01 11,11 03 18,75



Thạc sĩ, NCS 01 11,11 01 6,25


4 <i>Trình độ lý luận chính trị </i>


<i>Cao cấp </i> 04 57,14 02 22,22 06 37,5


Trung cấp 03 42,86 07 77,77 10 62,5


5 <i>Trình độ tin học </i> 07 100 09 100 16 100


6 <i>Trình độ ngoại ngữ </i>


Chứng chỉ 04 57,14 01 11,11 05 31,25


<i>Đại học </i> 00 00 02 22,22 02 12,5


7 <i> Độ tuổi </i>


Dưới 30 tuổi 01 14,29 02 22,22 03 18,75


Từ 30 đến 50 tuổi 05 71,43 05 55,55 10 62,5
<i>Từ 50 đến 60 tuổi </i> 01 14,29 02 22,22 03 18,75


8 <i>Thời gian công tác tại Trung tâm </i>


Dưới 2 năm: 05 71,43 04 44,44 09 56,25


Từ 2 đến 5 năm 01 14,29 01 11,11 02 12,5



Trên 5 năm (có tính
viên chức)


01 14,29 04 44,44 05 31,25


<i>Bảng 02: Bảng thống kê chất lượng giảng viên (tính đến 30/10/2013) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4


nghiệm trong giảng dạy GDQP-AN, đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hóa; số
giảng viên có quỹ thời gian thực hiện nhiệm vụ biệt phái tại Trung tâm dài chiếm tỉ
lệ tương đối cao (giảng viên có thời gian công tác tại Trung tâm dưới 2 năm chiếm
tỉ lệ 56,25); trình độ tin học được nâng lên, có khả năng sử dụng và khai thác
phương tiện dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
tương đối tốt.


Bên cạnh những điểm đã đạt được vẫn còn một số điểm hạn chế như:


<i>Trình độ chuyên môn: Về cơ bản, đội ngũ giảng viên trong Trung tâm đã </i>


đáp ứng được mặt bằng chung của giảng viên GDQP-AN. Tuy nhiên, giảng viên
được phân công giảng dạy tại Khoa Chính trị được đào tạo chưa đúng chuyên
ngành còn ở mức cao (42,86), điều này dẫn đến thời gian để số giảng viên này đảm
nhiệm giảng dạy được tồn bộ chương trình mất nhiều thời gian (trong vòng 02
năm).


<i>Học vị: Còn ở mức thấp so với mặt bằng chung của ĐHQGHN. </i>


<i>Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ và khả năng sử dụng ngoại ngữ </i>



phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học cịn nhiều hạn chế.


<i>Thời gian cơng tác tại Trung tâm: Tỉ lệ giảng viên mới được điều động biệt </i>


phái về công tác tại Trung tâm mỗi đợt tương đối cao, nếu công tác điều động biệt
phái không có lộ trình khoa học, khơng có bước gối sẽ dẫn đến tình trạng trong
một thời điểm nhất định, ở mỗi khoa đào tạo tồn tại một số đơng giảng viên khơng
phủ kín được chun mơn, điều này cũng làm cho cơng tác quản lí và điều hành
giảng dạy gặp nhiều khó khăn, chất lượng chuyên mơn khó được đáp ứng, theo đó,
cường độ giảng dạy giữa các giảng viên cũng khơng đồng đều (vì nhiều nội dung
giảng viên mới không đảm nhiệm được).


Từ những phân tích trên cho thấy, số lượng giảng viên hiện nay còn thiếu
nhiều so với nhu cầu thực tế, cùng với đó, số giảng viên được biên chế và phối hợp
giảng dạy cho hai khoa chưa cân đối đã dẫn đến tình trạng cường độ giảng dạy của
giảng viên khơng những cao mà cịn khơng đồng đều giữa hai khoa đào tạo. Bên
cạnh đó, chun mơn được đào tạo, học vị, trình độ ngoại ngữ và sự điều động sĩ
quan biệt phái không có bước gối cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng giảng
dạy và nghiên cứu khoa học hạn chế, cơng tác quản lí điều hành cũng từ đó gặp
khó khăn.


<b>II. Một số giải pháp chủ yếu phát triển đội ngũ giảng viên </b>


<i><b>2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên </b></i>
2.1.1. Yêu cầu


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5


Phải tồn diện, có bước đi phù hợp với kế hoạch thống nhất.



Phải gắn với việc bồi dưỡng và sử dụng, thiết thực nâng cao chất lượng dạy
học GDQP-AN.


2.1.2. Nội dung biện pháp


Nâng cao trình độ tồn diện cho đội ngũ giảng viên, cập nhật kịp thời tri
thức mới, đặc biệt những tri thức về quốc phòng-an ninh, qua đó tạo được sự
thuyết phục, niềm tin của sinh viên trong quá trình lĩnh hội kiến thức, kĩ năng.


Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ giảng viên để mỗi
giảng viên thực sự là một tấm gương sáng trong nhận thức và hành động để sinh
viên noi theo.


Nâng cao năng lực tổ chức và thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN, chú trọng bồi
dưỡng, truyền thụ kinh nghiệm cho đội ngũ giảng viên.


2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp


Chủ động trong xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
hàng năm, cử giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tại các học viện nhà
trường trong và ngoài quân đội.


Tổ chức hội thi giảng viên giảng dạy giỏi các cấp Trung tâm và tham gia hội
thi giảng viên giảng dạy giỏi do Bộ GD&ĐT tổ chức, qua đó các hội thi không chỉ
là cơ hội tốt để mỗi giảng viên được cọ xát, nâng cao trình độ tồn diện mà cịn
khơi dậy và phát huy được tính tích cực, tiềm năng sáng tạo của mỗi giảng viên
thiết thực phục vụ công tác đào tạo và NCKH của Trung tâm. Thơng qua hội thi,
có cơ sở để xác lập và tơn vinh vị trí cao q của người thầy, cũng là cơ hội tốt để
quảng bá hình ảnh, khẳng định uy tín và thương hiệu của Trung tâm GDQP-AN,
ĐHQGHN.



Tăng cường hiệu quả của công tác NCKH, ứng dụng và khai thác các
phương tiện dạy học hiện đại: Thực hiện mở rộng giao lưu, hợp tác giảng dạy,
nghiên cứu khoa học giữa các Trung tâm GDQP - AN và các Khoa, Bộ môn
GDQP - AN trong các nhà trường trên địa bàn theo hướng thiết thực nâng cao chất
lượng dạy học tại Trung tâm.


Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giảng viên cơng tác tại các
phịng chức năng, đảm bảo cho lực lượng này thực sự là lực lượng điều phối có
hiệu quả cho hai khoa đào tạo.


Chủ động xây dựng kế hoạch và đề nghị Trường Sĩ quan Lục quân 1 bổ sung
giảng viên với các tiêu chí cụ thể, đặc biệt là tiêu chí về chuyên mơn, học vị để đáp
ứng được tiêu chí giảng viên trong ĐHGQGHN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6


khuyến khích, đãi ngộ, đồng thời cũng cần có những chế tài cụ thể để để giảng
viên tự giác học tập nâng cao trình độ, đáp ứng ngày càng tốt hơn chất lượng đào
tạo và NCKH của Trung tâm.


<i><b>2.2. Tăng cường nhân lực cho công tác giảng dạy </b></i>
2.2.1. Yêu cầu


Phải gắn chặt giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng.
Đảm bảo cơ cấu chuyên môn hợp lí.


Có lộ trình phù hợp, tỉ lệ giảng viên mới hợp lí, đảm bảo được tính kế thừa.
Đảm bảo đúng định biên nhân lực giảng dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT
và ĐHQGHN.



2.2.2. Cách thức thực hiện


Đề nghị Trường Sĩ quan Lục quân 1 bổ sung giảng viên theo quy định về số
lượng sĩ quan biệt phái tại Trung tâm GDQP-AN sinh viên, bên cạnh đó, cơng tác
điều động, ln chuyển sĩ quan biệt phái phải tạo được các lớp giảng viên gối
nhau, tránh tình trạng số giảng viên mới đông trong mỗi lần điều động, luân
chuyển.


Chủ động xây dựng kế hoạch và đề nghị ĐHQGHN đảm bảo đủ định biên
nhân lực giảng dạy theo Thông tư số 36/2010/TT-BGDĐT ngày 15/12/2010 của
Bộ GD&ĐT .


Chủ động phối hợp với Trường Sĩ quan Lục quân 1 xây dựng kế hoạch
giảng viên thỉnh giảng phục vụ công tác giảng dạy tại Trung tâm


</div>

<!--links-->

×