Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 138 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


<b>TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ </b>
<b> </b>


<b>PHẠM THỊ NGA </b>


<b>GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG </b>


<b>Ở NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY </b>



<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


<b>TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ </b>
<b> </b>


<b>PHẠM THỊ NGA </b>


<b>GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG </b>


<b>Ở NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY </b>



<b>Chuyên ngành : Kinh tế chính trị </b>
<b>Mã số : 60 31 01 </b>


<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ </b>



<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THANH SƠN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> LỜI CAM ĐOAN </b>



<i>Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới </i>
<i>sự hướng dẫn của TS. Vũ Thanh Sơn. </i>


<i>Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo </i>
<i>tính khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất </i>
<i>xứ rõ ràng. </i>


<i>Hà Nội, ngày tháng năm 2011. </i>


<b>Tác giả luận văn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>MỤC LỤC </b>


<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>


<b>Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI </b>
<b>QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN... 8</b>


1.1. Việc làm cho người lao động ở nông thôn<b> ... 8 </b>


<b>1.1.1. </b>Một số khái niệm cơ bản ... 8


<b>1.1.2. </b>Đặc điểm của việc làm ở nông thôn ... 13


1.1.3. Đặc điểm của lực lượng lao động ở nông thôn ... 17


<b>1.2. </b>Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn<b> ... 21 </b>


<b>1.2.1. </b>Khái niệm giải quyết việc làm<b> ... 21 </b>



<b>1.2.2. </b>Các nhân tố tác động tới giải quyết việc làm cho người lao động
ở nông thơn ... 22


1.2.3. Vai trị của giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội ở nông thôn ... 32


1.2.4. Quan điểm của Đảng và quy định của Nhà nước ta về giải quyết
việc làm cho người lao động ở nông thôn ... 33


1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn<b>... 37 </b>


<b>1.3.1. </b>Kinh nghiệm của Nghệ An<b> ... 37 </b>


<b>1.3.2. </b>Kinh nghiệm của Thái Bình<b> ... 40 </b>


<b>1.3.3. </b>Kinh nghiệm của Thanh Hoá ... 41


<b>1.4. </b>Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn<b> ... 42 </b>


<b>Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO </b>
<b>NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN ... 44 </b>


<b>2.1. </b>Các nhân tố tác động tới giải quyết việc làm cho người lao động ở nông
thôn tỉnh Thái Nguyên ... 44


2.1.1. Điều kiện tự nhiên<b> ... 44 </b>


2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội<b> ... 49 </b>


2.2. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông


thôn tỉnh Thái Nguyên<b> ... 57 </b>


<b>2.2.1. </b>Khái quát chung về dân số, lao động và việc làm<b> ... 57 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

2.3. Đánh giá chung về hoạt động giải quyết việc làm cho người lao động ở


nông thôn tỉnh Thái Nguyên<b> ... 79 </b>
<b>2.3.1. </b>Những kết quả đạt được<b> ... 79 </b>
<b>2.3.2. </b>Những tồn tại về việc làm và giải quyết việc làm ở nông thôn


Thái Nguyên và nguyên nhân<b> ... 91 </b>


<b>Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI </b>
<b>QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN </b>


<b>TỈNH THÁI NGUYÊN ... 97 </b>


<b>3.1. </b>Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh


Thái Nguyên... 97
3.1.1. Hoàn thiện các quy định, chính sách về việc làm và giải quyết


việc làm ... 97
3.1.2. Đa dạng hố các ngành, nghề trong nơng nghiệp, nơng thôn ... 98
3.1.3. Phát triển các hình thức hợp tác về giải quyết việc làm cho


người lao động ở nông thôn... 100
3.1.4. Nâng cao năng lực của người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu


việc làm ... 102



3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động


ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên ... 103
<b>3.2.1. </b>Nâng cao thể lực và trí lực cho người tìm việc làm ... 103
<b>3.2.2. </b>Đa dạng hố các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh nhằm


khuyến khích tự tạo việc làm trong nơng thơn ... 107
<b>3.2.3. </b>Hồn thiện cơ cấu việc làm thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh


tế nông nghiệp... 110
<b>3.2.4. </b>Lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án liên quan tới giải


quyết việc làm trên địa bàn tỉnh ... 117
<b>3.2.5. </b>Tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn qua xuất khẩu lao động ... 120


3.

<b>2.6. </b>

Cung cấp thông tin việc làm qua các trung tâm dịch vụ việc làm... 122


3.

<b>2.7. </b>

Hồn thiện chính sách và đổi mới lãnh đạo quản lý về lĩnh vực


giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động ... 125


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>QUY ƯỚC VIẾT TẮT </b>


CMKT: Chuyên môn kỹ thuật


CNH, HĐH: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


HTX: Hợp tác xã



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>MỞ ĐẦU </b>


<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>


Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội có tính tồn
cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan niệm về
phát triển hàm chứa sự tăng trưởng kinh tế đi đơi với tiến bộ, cơng bằng xã hội;
xố đói giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp… Có việc làm giúp cho bản thân
người lao động có thu nhập ổn định cuộc sống, làm lành mạnh hoá các quan hệ
xã hội.


Ở nước ta hiện nay, theo Niên giám thống kê năm 2009 của Tổng cục
Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dân số Việt Nam là 86.024.600 người trong
đó, nơng thơn chiếm 70,43 % (60.588.600 người) và 75,6% lực lượng lao động
(32,7 triệu trong 43 triệu lao động cả nước) và gần 90% số người nghèo của cả
nước vẫn đang sống ở nông thôn. Tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn chiếm
19,3%, thất nghiệp ở thành thị 5,1%. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng nhận định: “Tỷ trọng nông nghiệp còn quá cao. Lao động thiếu
việc làm còn nhiều. Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động, một mặt, nhằm phát
huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã
hội, mặt khác, là hướng cơ bản để xố đói giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để
cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là tiền đề quan trọng góp phần tích cực
vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát
triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Vì vậy, quan tâm giải quyết, ổn định việc làm
cho người lao động luôn là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta
hết sức quan tâm.



Thái Nguyên, quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức
xúc liên quan đến việc làm và chính sách giải quyết việc làm. Đây là tiền đề
quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần tích cực vào sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Thái Ngun.


Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ
trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nhiều việc làm cho người lao động,
giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông
thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.


Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định:
“Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để
khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Triển khai có hiệu quả
Chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm [20, tr.123].


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên khơng lớn với 3.541,1 km2, chiếm
1,13% diện tích cả nước. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp tỉnh Vĩnh
Phúc, Tun Quang, phía đơng giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía nam giáp
thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên có gần 1,1 triệu dân, gồm 8 dân tộc, chủ yếu là
người Kinh (chiếm khoảng 75%). Mật độ dân số khoảng 260 người/km2, cao
nhất trong các tỉnh miền núi phía bắc. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều,
vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng
bằng dân cư rất dày đặc. Nơi có mật độ dân cư cao nhất là thành phố Thái
Nguyên (1.300 người/km2), nơi có mật độ dân cư thấp nhất là huyện Võ Nhai


(khoảng 80 người/km2) [33, tr.54-55]. Thu nhập bình quân đầu người cịn thấp,
kinh tế phát triển khơng đồng đều giữa các vùng miền, chất lượng lao động nông
thôn thấp, hầu hết là lao động phổ thông, phần lớn chưa qua đào tạo. Vấn đề bảo
đảm việc làm cho người lao động ở nông thôn đã và đang là một thách thức lớn
trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở tỉnh Thái Nguyên.


Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010 - 2015
<i>đã nêu: "Chương trình giải quyết việc làm, xố đói, giảm nghèo, kết quả cịn hạn </i>


<i>chế, chất lượng và tỷ lệ lao động được đào tạo thấp; đói giáp hạt vẫn diễn ra, tỷ </i>
<i>lệ hộ nghèo cao hơn so với trung bình cả nước đặc biệt là miền núi" [21, </i>


<i><b>tr.38-39]. Do vậy, vấn đề “Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh </b></i>


<i><b>Thái Nguyên hiện nay” được chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ với </b></i>hy vọng đưa


ra một số giải pháp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông
thôn tỉnh Thái Nguyên, nhằm đáp ứng phần nào những đòi hỏi cấp bách của địa
phương.


<b>2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn </b>


Giải quyết việc làm là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiều
quốc gia. Do vậy, đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lao động, việc
làm trong và ngoài nước. Tiêu biểu như:


<i>- Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (2007), “Về chính sách giải quyết </i>


<i>việc làm ở Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>



<i>- Đinh Đăng Định (chủ biên), “Một số vấn đề lao động, việc làm và đời </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>- Đỗ Minh Cương (2007), “Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay”, </i>
Nông thôn mới, Hà Nội.


<i>- Nguyễn Quang Hiển (2007), “Thị trường lao động Việt Nam. Thực </i>


<i>trạng và giải pháp”, Nxb Thống kê, Hà Nội. </i>


Cũng đã có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu viết về thực trạng lao
động, vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta như:


<i>+ Nguyễn Sinh Cúc, “Giải Quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề </i>


<i>đặt ra”, Tạp chí Con số và Sự kiện, số 50, 2008. </i>


<i>+ Nguyễn Hữu Dũng, “Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá </i>


<i>trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn”, Tạp chí Lao động và </i>


xã hội, số 267, 2007.


<i>+ Vũ Đình Thắng, “Vấn đề việc làm cho lao động nơng thơn”, Tạp chí </i>
<i>Kinh tế và Phát triển, số 23, 2007. </i>


<i>+ Bùi Văn Quán,“ Thực trạng lao động - việc làm ở nông thôn và một số </i>


<i>giải pháp cho giai đoạn 2006 - 2010” Báo Lao động và Xã hội, 2006. </i>


<i>+ Vũ Văn Phúc, “Giải quyết việc làm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực ở </i>



<i>nơng thơn hiện nay”, Tạp chí Châu Á - Thái Bình Dương, 2007. </i>


Các tác giả đều cho rằng vấn đề việc làm cho người lao động và thất nghiệp
là một trong những vấn đề toàn cầu, từ đó đề ra phương pháp tiếp cận tổng quát về
chính sách việc làm, hệ thống khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực
trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam. Từ đó, các cơng trình đã đề xuất hệ thống các
quan điểm, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm, đồng thời khuyến
nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả mới chỉ phân
tích vấn đề lao động, việc làm và thất nghiệp trên phạm vi cả nước nói chung hoặc
trên địa bàn nơng thơn Việt Nam nói riêng chứ chưa nghiên cứu cụ thể các vấn đề
trên đối với từng địa phương cụ thể. Do đó, hệ thống giải pháp mà các tác giả đưa
ra mang tính tổng qt, vĩ mơ chưa sát với thực tế từng tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, do xuất hiện nhiều
vấn đề mới (quá trình đơ thị hố làm giảm diện tích đất nơng nghiệp, nhiều chính
sách mới của Đảng và nhà nước liên quan tới nông nghiệp, nông thôn…) làm
cho hệ thống những quan điểm, phương hướng, giải pháp mà các tác giả đưa ra
trong những công trình này tỏ ra khơng cịn phù hợp.


Mặt khác, hiện nay chưa có đề tài, cơng trình khoa học nào luận giải về
vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn hiện nay.


Để thực hiện đề tài khoa học này, tác giả có lựa chọn và kế thừa một số
kết quả nghiên cứu đã cơng bố của các tác giả nói trên về những vấn đề lý luận
liên quan tới các vấn đề: lao động, việc làm, thất nghiệp và giải quyết việc làm ở
nông thôn. Đồng thời, tác giả kết hợp khảo sát thực tiễn ở nông thôn tỉnh Thái
Ngun để phân tích, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế


của địa phương dựa trên cơ sở những đường lối, quan điểm, chủ trương phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thái Nguyên đề ra trong
những năm tới.


<b>3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn </b>
<i><b>3.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>


Luận văn từng bước phác thảo bức tranh việc làm ở nông thôn tỉnh Thái
Nguyên thời gian qua và luận giải hệ thống giải pháp phù hợp nhằm giải quyết
các vấn đề việc làm trong thời gian tới.


<i><b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>


- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và các nhân tố ảnh
hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. Từ đó làm cơ sở cho
việc phân tích tình hình giải quyết việc làm ở nông thôn Thái Nguyên.


- Đánh giá đúng thực trạng giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn </b>
<i><b>4.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>


- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là việc làm và các vấn đề liên
quan tới giải quyết việc làm trên địa bàn nông thôn tỉnh Thái Nguyên.


<i><b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>


- Giới hạn nội dung: Tập trung vào vấn đề việc làm và giải quyết việc làm
ở nông thôn.



- Giới hạn không gian: Đề tài chỉ giới hạn nội dung nêu trên trong khuôn
khổ địa bàn nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên.


- Giới hạn thời gian: Nội dung nghiên cứu bao gồm: khảo sát thực trạng
trong giai đoạn 2006-2010 và luận giải hệ thống giải pháp cho giai đoạn 2011-2015.


<i><b>5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn </b></i>
<i><b>5.1. Cơ sở lý luận </b></i>


Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn
kiện Đại hội Đảng và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương các khoá. Đồng thời,
đề tài cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số đề xuất và các số liệu thống kê
trong một số cơng trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả trong nước.


<i><b>5.2. Phương pháp nghiên cứu </b></i>


Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử để nghiên cứu. Ngồi ra, cịn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể như: hệ thống, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích, bảng biểu...để
làm sáng tỏ vấn đề.


<b>6. Những đóng góp khoa học của luận văn </b>


- Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người
lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức
năng, sở, ban, ngành có liên quan đến việc hoạch định chính sách, chiến lược


giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên cũng như
các địa phương khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng.


<b>7. Kết cấu của luận văn </b>


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết:


<b>Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về việc làm và giải quyết việc </b>


làm cho người lao động ở nông thôn.


<b>Chương 2: Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người lao </b>


động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên.


<b>Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>Chương 1 </b>


<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM </b>


<b>VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN </b>


<b>1.1. Việc làm cho người lao động ở nông thôn </b>
<i><b>1.1.1. Một số khái niệm cơ bản </b></i>


<i><b>* Khái niệm việc làm </b></i>


Điều 13, Chương 2 (việc làm) Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã


<i>hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994 qui định: “Mọi hoạt động lao động tạo ra </i>


<i>nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Khái </i>


niệm này được vận dụng trong các cuộc điều tra về thực trạng lao động và việc
làm hàng năm của Việt Nam và được cụ thể hoá thành ba dạng hoạt động sau:


- Làm các công việc để nhận tiền công, tiền lương dưới dạng bằng tiền
hoặt hiện vật.


- Làm các công việc để thu lợi nhuận cho bản thân bao gồm: sản xuất
nông nghiệp trên đất do chính thành viên được quyền sử dụng, hoặc hoạt động
kinh tế phi nơng nghiệp do chính thành viên đó làm chủ tồn bộ hoặc một phần.


- Làm cơng việc cho hộ gia đình mình nhưng khơng được trả thù lao dưới
hình thức tiền lương, tiền cơng cho cơng việc đó bao gồm: sản xuất nông nghiệp
trên đất do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ có quyền sử dụng, hoạt động
kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên trong hộ làm chủ hoặc
quản lý. Theo khái niệm trên, hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai
điều kiện:


<i>Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và </i>


cho các thành viên trong gia đình.


<i>Hai là, hoạt động đó phải đúng luật, không bị pháp luật cấm. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

thể được công nhận là việc làm. Mặt khác, một hoạt động dù là hợp pháp, có ích
nhưng khơng tạo ra thu nhập cũng không được thừa nhận là việc làm - chẳng hạn
như công việc nội trợ của phụ nữ cho chính gia đình mình. Nhưng nếu người phụ


nữ đó cũng thực hiện các cơng việc nội trợ tương tự cho gia đình người khác thì
hoạt động của họ lại được thừa nhận là việc làm vì được trả công.


Điểm đáng lưu ý là tuỳ theo phong tục, tập quán của mỗi nước và pháp
luật của các quốc gia mà người ta có một số quy định khác nhau về việc làm. Ví
dụ: mại dâm của phụ nữ được coi là việc làm ở Hà Lan vì được pháp luật bảo hộ
và quản lý. Những người tham gia trong lĩnh vực này cũng được coi như một bộ
phận của lực lượng lao động và cũng có tiếng nói của mình như những thành
viên tham gia trong những ngành lao động khác. Tuy nhiên ở Việt Nam, hoạt
động đó bị coi là vi phạm pháp luật và không được thừa nhận là việc làm. Số
lượng việc làm và loại hình việc làm phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế và phát triển mở rộng của các ngành nghề trong nền kinh tế. Hơn nữa, sự
phát triển của lực lượng sản xuất và ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học - công
nghệ là tác nhân quan trọng cho phát triển công ăn, việc làm. Một tác nhân quan
trọng vừa dẫn tới khả năng gia tăng việc làm là hội nhập và hợp tác sản xuất -
kinh doanh với các đối tác nước ngoài.


Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, khoa học công nghệ phát triển
mạnh mẽ được ứng dụng nhanh chóng vào sản xuất và tất cả các lĩnh vực khác
nhau của đời sống kinh tế - xã hội đã làm cho khối lượng cơng việc có u cầu
về mặt kỹ thuật cao tăng nhanh chóng. Mặt khác, năng suất lao động tăng đã làm
ảnh hưởng rất lớn tới “cầu” lao động và “cơ cấu” lao động. Nếu người lao động
không tự nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ của mình theo kịp với yêu cầu của
sản xuất kinh doanh, phân công lao động xã hội không phát triển, không tạo
được nhiều việc làm mới cho người lao động thì tình trạng thất nghiệp, thiếu
việc làm là điều khó tránh khỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

làm. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, dân số ở khu vực nông thôn vẫn tăng
nhanh, đất canh tác không tăng thậm chí có xu hướng giảm xuống vì nhiều lý do:
đơ thị hố, đất ở… tăng, mặt khác với khả năng ứng dụng máy móc, tiến bộ khoa


học công nghệ… làm cho năng suất lao động tăng nhanh, giải phóng một lượng
lao động lớn ra khỏi ngành nông nghiệp. Nếu không tạo đủ công ăn việc làm cho
người nông dân, đặc biệt trong lúc nông nhàn với thu nhập được người nông dân
chấp nhận, sẽ dẫn đến hiện tượng nông dân di chuyển đến các thành phố và các
khu cơng nghiệp tìm kiếm việc làm gây nhiều vấn đề phức tạp cho việc quản lý
lao động, quản lý xã hội, tình trạng xóm liều, phố liều, tệ nạn xã hội gia tăng.


<i><b>* Khái niệm thất nghiệp: Trong kinh tế học, thất nghiệp là tình trạng </b></i>


người lao động muốn có việc làm mà khơng tìm được việc làm (từ Hán - Việt


<i>thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao </i>


động có khả năng lao động, khơng có việc làm và đang có nhu cầu tìm kiếm việc
làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động khơng có việc làm trên
tổng số lực lượng lao động xã hội.


Cũng có quan điểm cho rằng: thất nghiệp là hiện tượng gồm những người
mất thu nhập, do khơng có khả năng tìm được việc làm trong khi họ cịn trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc và đã đăng kí ở cơ quan môi
giới về lao động nhưng chưa được giải quyết.


Như vậy, những người thất nghiệp tất yếu phải thuộc lực lượng lao động
hay dân số hoạt động kinh tế. Một người thất nghiệp phải có 3 tiêu chuẩn sau:


+ Đang mong muốn và tìm việc làm.


+ Có khả năng làm việc và nằm trong độ tuổi lao động theo qui định của
pháp luật.



+ Hiện đang chưa có việc làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

khơng có nhu cầu làm việc, họ sống chủ yếu dựa vào “nguồn dự trữ” như kế thừa
của bố mẹ, nguồn tài trợ…


<i><b>* Phân loại thất nghiệp </b></i>


- Xét về nguồn gốc: thất nghiệp có thể chia thành:


<i>Thất nghiệp tự nhiên: Là loại thất nghiệp khi thị trường lao động ở trạng </i>


thái cân bằng.


<i>Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không </i>


ngừng của ngành lao động giữa các vùng, giữa các loại công việc hoặc giữa các
giai đoạn khác nhau của cuộc sống.


<i>Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối giữa </i>


cầu - cung lao động trong một ngành hoặc một vùng nào đó.


<i>Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng sản </i>


lượng của nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh, tổng giá
trị sản xuất giảm dần, hầu hết các nhà sản xuất giảm sản lượng cầu đối với các
đầu vào, trong đó có lao động. Đối với loại thất nghiệp này, những chính sách
nhằm khuyến khích tăng cầu thường mang lại kết quả tích cực.


- Xét về tính chủ động của người lao động, thất nghiệp có thể chia thành:



<i>Thất nghiệp tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở mức tiền cơng nào đó </i>


người lao động khơng muốn làm việc vì lý do cá nhân nào đó (di chuyển, sinh
con), thất nghiệp loại này thường gắn với thất nghiệp tạm thời.


<i>Thất nghiệp không tự nguyện: Là loại thất nghiệp mà ở mức tiền cơng nào </i>


đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy
thoái, cung lớn hơn cầu về lao động.


Ngồi thất nghiệp hữu hình (thất nghiệp tự nguyện và khơng tự nguyện)
cịn tồn tại thất nghiệp trá hình: Là hiện tượng xuất hiện khi người lao động được
sử dụng ở dưới mức khả năng mà bình thường người lao động sẵn sàng làm việc.
Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động của một ngành nào đó thấp. Thất
nghiệp loại này thường gắn với việc sử dụng không hết thời gian lao động.


- Xét theo hình thức thất nghiệp có thể chia thành:


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<i>Thất nghiệp chia theo lứa tuổi: Là loại thất nghiệp của một lứa tuổi nào </i>


đó trong tổng số lực lượng lao động.


<i>Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ: Là hiện tượng thất nghiệp xảy ra </i>


thuộc vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn, đồng bằng, miền núi…)


<i>Thất nghiệp chia theo ngành nghề: Là loại thất nghiệp xảy ra ở một ngành </i>


nghề nào đó.



Ngồi các loại thất nghiệp nêu trên, người ta có thể chia thất nghiệp theo
dân tộc, chủng tộc, tôn giáo…


<i><b>* Khái niệm thiếu việc làm: </b></i>


Theo ILO, người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có số
giờ làm việc dưới mức quy định cho người có đủ việc làm và có nhu cầu thêm
việc làm.


Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì cho rằng:
Người thiếu việc làm là những người đang làm việc có mức thu nhập dưới mức
lương tối thiểu và họ có nhu cầu làm thêm.


Từ khái niệm người thiếu việc làm trên có thể hiểu như sau: Người thiếu
việc làm là người lao động đang có việc làm nhưng họ làm việc không hết thời
gian theo pháp luật quy định hoặc làm những công việc mà tiền lương thấp không
đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm để bổ sung thu nhập.


ILO cũng khuyến nghị các nước dùng khái niệm người thiếu việc làm hữu
hình (nhìn thấy được) và người thiếu việc làm vơ hình (khó xác định).


<i>Thiếu việc làm hữu hình: Là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng người lao </i>


động làm việc có thời gian ít hơn thường lệ, họ khơng đủ việc làm đang tìm kiếm
thêm việc làm và sẵn sàng để làm việc.


Tình trạng thiếu việc làm hữu hình được biểu thị bởi hàm số sử dụng thời
gian lao động như sau:



K = Số giờ làm việc thực tế x 100%
Số giờ quy định


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i>Thiếu việc làm vơ hình: Là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian </i>


thậm chí nhiều thời gian hơn mức bình thường nhưng thu nhập thấp. Nguyên
nhân của tình trạng này là do tay nghề hoặc kỹ năng của người lao động thấp,
không sử dụng hết khả năng hiện có hoặc do điều kiện lao động không tốt, tổ
chức lao động kém. Thước đo khái niệm thiếu việc làm vơ hình là mức thu nhập
thấp hơn mức lương tối thiểu.


<i>Nguyên nhân của thiếu việc làm </i>


<i>- Do nền kinh tế kém phát triển, diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu </i>


người thấp và giảm dần do q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố.


- Do lực lượng lao động tăng quá nhanh, trong khi đó số chỗ làm việc mới
tạo ra q ít, do trình độ chun mơn kỹ thuật, tay nghề của người lao động còn
thấp kém.


- Do tính chất thời vụ, thời tiết khí hậu, do chính sách đầu tư chưa hợp lý,
sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được…


<i><b>* Khái niệm nông thôn: là khái niệm dùng để chỉ phần lãnh thổ của một </b></i>


nước hay một đơn vị hành chính mà ở đó sản xuất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp.


<i><b>1.1.2. Đặc điểm của việc làm ở nông thôn </b></i>



Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp. Có nhiều loại việc làm diễn ra ở nông thôn, phản
ánh tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn. Nhưng việc làm
của người lao động ở nông thôn lại gắn với đặc điểm của lực lượng lao động ở
đây, với điều kiện tự nhiên nơi họ sinh sống.


Việc làm của người lao động ở nông thôn là những hoạt động lao động
trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội
của một bộ phận lực lượng lao động sinh sống ở nông thôn để mang lại thu nhập
mà không bị pháp luật ngăn cấm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Người lao động ở nông thôn thường làm việc trong những ngành nông, lâm, thủy
sản - những loại việc làm có thể khai thác tài nguyên tự nhiên chính nơi họ sinh
sống. Ví dụ người sống ở rừng núi hay làm nghề rừng, người sống ở vùng duyên
hải hay làm nghề biển... Việc làm của họ phần nhiều phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên và sức lao động của chính mình. Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu việc làm của người lao động ở nông thôn càng mang tính thủ cơng, nặng
nhọc và có thu nhập thấp. Khi kinh tế nông thôn vẫn chủ yếu là nông nghiệp, ở
đó ẩn chứa nhiều nguy cơ thiếu việc làm hữu hình. Vì vậy, đa dạng hóa ngành
nghề, mở nhiều loại hình việc làm, phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn là
phương hướng chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.


<i><b>* Các loại việc làm của người lao động ở nông thôn </b></i>


Các loại việc làm của người dân là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt thành
thị với nông thôn. Nếu như ở thành thị, dân cư tập trung làm việc trong các
ngành thủ cơng, cơng nghiệp và bn bán là chính, thì ở nông thôn dân cư chủ
yếu sản xuất nông nghiệp và những ngành gắn với nông nghiệp, kinh tế nông
thôn. Các loại việc làm ở nông thôn rất phong phú và đa dạng với hàng trăm


ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên có thể phân chúng thành các loại việc làm
thuần nông và việc làm phi nông nghiệp.


<i>Việc làm thuần nông: Là những hoạt động lao động trong lĩnh vực trồng </i>


trọt và chăn nuôi. Trải qua nhiều năm phát triển, hiện nay chăn nuôi và trồng trọt
vẫn là công việc chính của nhà nơng ở nước ta. Trong đó trồng trọt chiếm 73%;
chăn nuôi chiếm 27%. Trong trồng trọt cây lương thực vẫn chiếm 78,2% diện
tích cơ cấu cây trồng, cây rau màu và cây công nghiệp chỉ chiếm 21,8%... [6,
tr.25]. Bên cạnh đó, chăn ni ở nơng thơn phần lớn chỉ để tận dụng thức ăn dư
thừa và cung cấp phần nào nhu cầu thực phẩm ở nơng thơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

dần trong q trình người lao động tham gia sản xuất từ nhỏ với tư cách là người
lao động phụ của gia đình. Bên cạnh đó, loại cơng việc này cịn nhiều hạn chế:


<i>Thứ nhất, sản xuất bị chi phối trực tiếp bởi các quy luật của tự nhiên như: </i>


gió, mưa, nắng, nhiệt độ, thổ nhưỡng... dẫn đến năng suất và hiệu quả công việc
không được nâng cao.


<i>Thứ hai, người lao động chỉ làm việc theo kinh nghiệm, ít có cải tiến, sáng </i>


tạo. Q trình đó cứ diễn ra như thế từ ngàn năm làm cho tiến trình phát triển
kinh tế xã hội ở nông thôn diễn ra một cách chậm chạm.


<i>Thứ ba, loại cơng việc này có tính chất mùa vụ nên lao động ở nông thôn </i>


sẽ thiếu việc làm trong những lúc nơng nhàn. Mặt khác, cùng với q trình đơ thị
hóa, đất nơng nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng làm cho người nơng dân bị
mất tư liệu sản xuất và với trình độ học vấn, tay nghề thấp họ sẽ gặp khó khăn


trong tìm kiếm việc làm và phải làm những công việc nặng nhọc với mức lương
rẻ mạt... Như vậy, trong quá trình CNH, HĐH, người lao động làm việc trong
lĩnh vực thuần nông là những người có nguy cơ bị thiếu việc làm và bị thất
nghiệp cao nhất.


<i><b>Việc làm phi nông nghiệp: Là lĩnh vực rộng lớn, gồm tất cả các ngành </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

đoán như: giúp việc gia đình, chạy chợ... thì nay đã được công nhận như một
nghề. Tất cả những biến đổi đó đã tạo ra nhiều loại hình cơng việc làm phong
phú, đa dạng thị trường việc làm cho người lao động ở nông thôn.


Việc làm phi nông nghiệp ở nơng thơn có vai trị tích cực trong phát triển
kinh tế xã hội ở nông thôn:


- Phát triển ngành nghề ngoài việc đem lại việc làm ổn định, thường
xuyên cho người lao động trong lĩnh vực đó, cịn có khả năng thu hút thêm lao
động nhàn rỗi ở nơng thơn. Ngồi ra sự phát triển của nó lại nảy sinh những
ngành nghề mới, những hoạt động dịch vụ liên quan tạo thêm nhiều chỗ làm mới
cho người lao động.


- Loại việc làm này thường đưa lại thu nhập ổn định và cao hơn cho người
lao động. Hiện nay thu nhập của các hộ chuyên ngành nghề ở nông thôn thường
cao hơn khoảng 4 lần so với thu nhập bình quân của hộ lao động nơng nghiệp
thuần. Điều đó giúp tăng tỉ lệ hộ giàu, tăng tích lũy, tạo điều kiện cho nâng cấp
và xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống cho người lao động ở nơng thơn.


- Việc làm phi nơng nghiệp có vai trò to lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.


Các ngành nghề ở nơng thơn sử dụng nơng sản hàng hóa làm nguyên vật


liệu đã hình thành nên hệ thống dịch vụ đầu vào, đầu ra, đưa lại giá trị gia tăng
cho sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác do yêu cầu của công việc, người lao động
làm việc trong các ngành nghề ít nhiều phải có tay nghề và địi hỏi phải có tay
nghề ngày càng cao. Điều đó bắt buộc người lao động phải khơng ngừng học tập,
rèn luyện giúp nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nơng thơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<i>Tóm lại, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển ngành nghề ở </i>


nông thôn, nhưng so với việc làm thuần nơng thì sự phát triển gia tăng của việc
làm phi nông nghiệp hiện nay đang chiếm ưu thế và đang trong xu thế phát triển.
Bởi vì so với lĩnh vực thuần nơng, lĩnh vực phi nơng nghiệp ở nơng thơn ít gặp
những giới hạn của tự nhiên, ngược lại nó cịn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự
phát triển của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu như việc làm thuần
nơng ngày càng bị thu hẹp thì việc làm phi nơng nghiệp đang trong xu thế phát
triển mở rộng do chính sự phát triển của một nền nơng nghiệp hàng hóa đưa lại.
Mặt khác, nông thôn Việt Nam đang ngày càng phát triển, điều đó tạo ra thị
trường rộng lớn cho sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp, dịch
vụ và cơ cấu lao động tiến bộ ở nông thôn.


<i><b>1.1.3. Đặc điểm của lực lượng lao động ở nông thôn </b></i>


Lực lượng lao động ở nông thôn là một bộ phận của lực lượng lao động cả
nước sinh sống và làm việc tại khu vực nông thôn; cũng như lực lượng lao động
chung của cả nước, lực lượng lao động nơng thơn (hay cịn gọi là dân số hoạt
động kinh tế) ở nông thôn là một bộ phận dân số có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên có
việc làm hay khơng có việc làm và đang tìm kiếm việc làm.


Lực lượng lao động ở nông thôn của nước ta có những đặc điểm sau:


<i>Một là, lực lượng lao động ở nông thôn nước ta hiện nay đang chiếm tỷ </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Như vậy, lực lượng lao động hiện nay ở nước ta phần lớn nằm ở nông
thôn và hàng năm khu vực này lại được tiếp nhận một lực lượng lao động trẻ, có
sức khỏe và trình độ văn hóa. Điều này tạo ra thuận lợi trong việc tiếp thu, ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế
khu vực nông thôn, là nguồn lực to lớn cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp nơng thơn.


Tuy nhiên, lực lượng lao động ở nông thôn gia tăng sẽ tạo sức ép việc làm
ở khu vực nông thôn. Bởi vì, lực lượng lao động tăng lên trong khi đất canh tác lại
giảm dần do q trình đơ thị hóa, dẫn đến diện tích canh tác trên đầu người giảm,
thời gian sử dụng ngày công trong nông nghiệp thấp, người lao động phải làm
những cơng việc có thu nhập thấp gây ra hiện tượng thiếu việc làm ở nông thôn.


<i>Hai là, lực lượng lao động ở nông thôn hiện nay đang chuyển dịch theo </i>


hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng tỷ trọng trong các
ngành công nghiệp và dịch vụ.


Ở nước ta, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2009, dân số khu vực
thành thị là 25.466.000 người, tăng 3,21% so với năm trước, chiếm 29,6% tổng
dân số, dân số khu vực nông thôn là 60.558.600 người, tăng 0,18% so với năm
trước và chiếm 70,4% tổng dân số [52, tr.35].


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

trồng trọt, chăn ni người lao động có thể làm việc trong các ngành nghề khác
tại các xí nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.


Dưới tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình
chuyển dịch về cơ cấu lao động trên càng được thúc đẩy nhanh chóng. Việc ứng
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, một mặt đã tạo ra nhiều ngành nghề ở


địa phương, kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại hình dịch vụ có khả năng thu
hút lao động lớn. Mặt khác, do ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, năng
suất lao động của nông nghiệp sẽ không ngừng tăng lên, vai trị quan trọng của
nơng thơn là cung cấp lương thực, thực phẩm cho toàn dân, cung cấp nguyên vật
liệu cho công nghiệp ngày càng được đảm bảo cho phép giải phóng lao động
nông nghiệp sang làm các ngành nghề khác. Như vậy, song song với quá trình
rút lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp cũng đồng thời diễn ra quá trình thu
hút lực lượng lao động ở nông thôn vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đó là
xu hướng vận động phù hợp với xu hướng phát triển tiến bộ nhưng yêu cầu đặt
ra là phải chuẩn bị lực lượng lao động ở nông thôn đáp ứng được yêu cầu của lao
động ngành nghề, tạo ra sự đồng bộ giữa kỹ năng, trình độ của người lao động
với cơ hội việc làm.


<i>Ba là, lực lượng lao động ở nơng thơn có nhiều đặc tính phù hợp với sự </i>


phát triển nhưng cịn nhiều hạn chế.


Nơng thôn là nơi sinh sống và làm việc của đại đa số dân cư Việt nam.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nông thôn Việt nam đã tạo nên những truyền
thống, bản sắc văn hóa q báu làm nên những phẩm chất tốt đẹp của con người
nơi đây. Đó là tinh thần đồn kết tương thân tương ái, lòng yêu nước, trung
thành với Đảng với cách mạng, sự cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất v.v...
đó là những lợi thế to lớn của lực lượng lao động trong phát triển kinh tế, xã hội
ở nông thôn và tham gia phân công lao động quốc tế.


Tuy nhiên bên cạnh đó lực lượng lao động nơng thơn cịn có nhiều điểm
hạn chế, đó là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

phần lớn lực lượng lao động tập trung ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho việc cấy trồng làm cho vùng đồng bằng đất chật người đơng thiếu việc


làm trong khi đó vùng rừng núi có diện tích đất đai rộng lớn nhưng dân cư thưa
thớt, không đủ lao động để phát triển nghề rừng.


- Lực lượng lao động ở nông thôn thường hạn chế về sức khỏe, thể lực.
Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên có năng suất thấp bấp
bênh nên thu nhập của người lao động thấp hơn thu nhập của người lao động ở
thành thị. Hơn nữa, do hạn chế nhiều mặt về thông tin, thiếu hiểu biết về chế độ
dinh dưỡng cho cuộc sống cho nên người lao động ở nơng thơn khơng có điều
kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống. Cho nên thể lực, tầm vóc và tuổi thọ
trung bình của người lao động ở nông thôn thường thấp hơn người lao động ở
thành thị. Khu vực nông thôn cũng chưa được tạo điều kiện để nâng cao các yếu
tố khác của chất lượng nguồn lao động như văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ
cũng như nhận thức về công ăn việc làm, tinh thần ý thức trách nhiệm để có việc
làm và làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả. Hạn chế này của lực lượng lao
động ở nông thôn hiện nay đang được khắc phục cùng với sự phát triển của nông
thôn và q trình rút ngắn khoảng cách giữa nơng thơn và thành thị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

khác, mới ở lại nông thôn làm việc. Vì vậy, cần phải đào tạo và tập huấn tay
nghề cho họ để nâng cao chất lượng nguồn lao động ở khu vực này.


<i>Tóm lại, lực lượng lao động ở nông thôn nước ta chiếm phần lớn trong lực </i>


lượng lao động cả nước. Đó là nguồn lực to lớn có vai trị quan trọng trong phát
triến kinh tế xã hội ở nơng thơn nói riêng và trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước nói chung. Tiềm năng của lực lượng lao động ở nông thôn
là hết sức to lớn. Tuy nhiên tiềm năng đó chưa được khai thác và phát huy đầy
đủ. Lực lao động ở nông thôn đông nhưng chưa mạnh. Chính vì vậy cần phát
triển kinh tế xã hội, tạo việc làm sử dụng nguồn lao động ở nông thôn một cách
đầy đủ, sát hợp với trình độ người lao động để khai thác phát huy nguồn nhân
lực ở nơng thơn đồng thời phải có chiến lược bồi dưỡng phát triển lực lượng lao


động cho khu vực này.


<b>1.2. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn </b>
<i><b>1.2.1. Khái niệm giải quyết việc làm </b></i>


Giải quyết việc làm là việc tạo ra các cơ hội để người lao động có việc
làm và tăng được thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng
và xã hội.


Như vậy, giải quyết việc làm là nhằm khai khai thác triệt để tiềm năng của
một con người, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả. Chính vì
vậy, giải quyết việc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao
động ở chỗ tạo cơ hội cho họ thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình. Trong
đó, có quyền cơ bản nhất là quyền được làm việc nhằm ni sống bản thân và
gia đình góp phần xây dựng quê hương đất nước.


Giải quyết việc làm có thể được hiểu ở một số khía cạnh sau đây:


<i>Thứ nhất, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<i>Thứ hai, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động. Số lượng lao động </i>


phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao động và
sự di chuyển của lao động, chất lượng lao động phụ thuộc vào sự phát triển của
giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,


<i>Thứ ba, thực hiện các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu quả </i>


cao, các giải pháp về quản lý thị trường, kỹ thuật... làm nhằm nâng cao hiệu quả
của việc làm, các cơng cụ quản lý, kích thích tạo việc làm, quản lý nhà nước về


giải quyết việc làm, bảo vệ quyền lao động và thành quả lao động của con người.


Chỉ khi nào trên thị trường người lao động và người sử dụng lao động gặp
gỡ và tiến hành trao đổi thì khi đó việc làm được hình thành. Giải quyết việc làm
cần phải được xem xét cả phía người lao động, người sử dụng lao động và vai trị
của nhà nước.


Vì vậy, “giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế, xã
hội từ vi mô đến vĩ mơ tác động đến người lao động có thể có việc làm” [16, tr.18].


<i><b>1.2.2. Các nhân tố tác động tới giải quyết việc làm cho người lao động ở </b></i>
<i><b>nơng thơn </b></i>


<i>1.2.2.1. Vai trị của Nhà nước </i>


Với xuất phát điểm thấp, bản thân những người lao động ở nông thôn
không đủ khả năng để tự giải quyết cơng ăn việc làm cho chính mình trong q
trình hội nhập, để góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở
nông thơn cần thiết phải có sự hỗ trợ của nhà nước từ nhiều mặt. Vai trò của nhà
nước ảnh hưởng tới việc làm của người lao động nông thôn thông qua việc xây
dựng chiến lược phát triển đất nước, quy hoạch phát triển đô thị, trợ giúp vốn,
phát triển nguồn nhân lực…


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

nghề, tạo việc làm, tạo vốn cho đầu tư phát triển ngành, nghề: thông qua đền bù
đất, qua vay ưu đãi, qua luật đầu tư, qua việc tạo lập môi trường kinh doanh, môi
trường pháp lý ổn định, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.


<i>1.2.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế </i>


Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)


hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người
hoặc thu nhập bình quân đầu người.


Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy
mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ
trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.


Biểu diễn bằng tốn học, sẽ có cơng thức:


<b>y = dY/Y × 100 (%) </b>


Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng.


Như vậy có thể thấy, quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng có tác
động tích cực tới quy mô việc làm trong nền kinh tế quốc dân.


<i>Thứ nhất, khi nền kinh tế quốc dân được tái sản xuất mở rộng sẽ góp phần </i>


mở rộng quy mơ nền kinh tế nói chung và nền sản xuất nơng nghiệp nói riêng.
Từ đó, tạo điều kiện thu hút việc làm, góp phần giải quyết việc làm cho người
lao động ở nông thôn.


<i>Thứ hai, tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo thêm việc làm, </i>


giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống của nhân dân vì nền kinh tế đạt tốc độ
phát triển cao sẽ thúc đẩy nhu cầu mở rộng quy mô đầu tư mới, tái đầu tư mở
rộng, từ đó tăng nhu cầu về việc làm. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được giải quyết
có kết quả khi có mức tăng dân số hợp lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

trưởng bền vững. Đó là sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định


trong thời gian tương đối dài gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và tiến bộ
xã hội.


<i>1.2.2.3. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn </i>


Trước hết, cùng với q trình CNH, HĐH một bộ phận lực lượng lao động
trong nông nghiệp sẽ được rút ra khỏi sản xuất nông nghiệp. Do ứng dụng thành
tựu khoa học công nghệ hiện đại, sử dụng máy móc trong sản xuất, làm cho năng
suất lao động trong nông nghiệp tăng, thời gian lao động trong nông nghiệp giảm
xuống, cho phép một bộ phận lao động trong nông nghiệp chuyển sang làm các
ngành nghề khác.


Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là hướng cơ bản tạo ra cầu lao động ngày
càng lớn cho khu vực nông thôn. Lịch sử phát triển của các nước trên thế giới đã
khẳng định khơng có cơng nghiệp thì khơng có cách nào khác để tạo thêm công
ăn việc làm. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế
giới, đặc biệt là đối với các nước đang có tỷ lệ thất nghiệp trong nông nghiệp
cao. Theo lý thuyết của Walt Rostow, hầu hết các nước đang phát triển và đang
trong q trình cơng nghiệp hóa nằm ở trong khoảng giai đoạn 2 (giai đoạn
chuẩn bị cất cánh) và giai đoạn 3 (giai đoạn cất cánh). Về mặt cơ cấu kinh tế,
phải bắt đầu hình thành được những ngành công nghiệp chế biến có khả năng
thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Ngoài ra, sự chuyển tiếp từ giai đoạn 2
sang giai đoạn 3 đi kèm với sự thay đổi của những ngành chủ lực, đóng vai trị
đầu tàu. Ðiều này nghĩa là, trong chính sách cơ cấu, cần xét đến trật tự ưu tiên
phát triển những ngành, lĩnh vực có khả năng đảm trách vai trị đầu tàu kinh tế
trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau. Điều này có thể được chứng minh rất
rõ trong “lý thuyết nhị nguyên” của A. Lewis.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

chuyển một phần lao động thặng dư từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công
nghiệp không gây ảnh hưởng gì đến sản lượng nơng nghiệp. Do có năng suất lao


động cao và tiền công cao hơn nên khu vực công nghiệp thu hút lao động dư
thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang, và do lao động trong khu vực nông
nghiệp quá dư thừa và tiền công thấp hơn nên các ơng chủ cơng nghiệp có thể
th mướn nhiều nhân công mà không phải tăng thêm tiền công, lợi nhuận của
các ông chủ ngành càng tăng; giả định rằng toàn bộ lợi nhuận sẽ được đem tái
đầu tư thì nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất trong khu vực công nghiệp ngày
càng tăng lên.


Như vậy, có thể rút ra từ lý thuyết này một nhận định là để thúc đẩy sự
phát triển, các quốc gia đang phát triển cần phải mở rộng khu vực công nghiệp
hiện đại bằng mọi giá mà không quan tâm đến khu vực truyền thống. Sự tăng
trưởng của khu vực cơng nghiệp tự nó sẽ thu hút hút hết lượng lao động dư thừa
trong nông nghiệp chuyển sang và từ trạng thái nhị nguyên, nền kinh tế sẽ
chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

tăng tiền công tương ứng trong khu vực công nghiệp. Sự tăng lương của khu vực
công nghiệp này đặt ra giới hạn về mức cầu tăng thêm đối với lao động của khu
vực này. Như thế, về mặt kỹ thuật, mặc dù khu vực cơng nghiệp có thể thu hút
không hạn chế lượng lao động dư thừa từ khu vực nơng nghiệp chuyển sang thì
về mặt thu nhập và độ co giãn cung cầu thì khả năng tiếp nhận lao động từ khu
vực nông nghiệp của khu vực cơng nghiệp là có hạn.


Một hướng phân tích khác dựa trên lý thuyết nhị nguyên là phân tích khả
năng di chuyển lao động từ nông thôn (khu vực nông nghiệp) ra thành thị (khu
vực công nghiệp) mà Todaro là một điển hình. Quá trình dịch chuyển lao động
chỉ diễn ra suôn sẻ khi tổng cung về lao động từ nông nghiệp phù hợp với tổng
cầu ở khu vực công nghiệp. Sự di chuyển lao động này không những phụ thuộc
vào chênh lệch thu nhập mà cịn vào xác suất tìm được việc làm đối với lao động
nông nghiệp.



<i>Một cách tổng quát, khi phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của hai </i>


lĩnh vực sản xuất vật chất quan trọng nhất của nền kinh tế các nước đang phát
triển, các lý thuyết nhị nguyên đã đi từ việc cho rằng chỉ cần tập trung vào phát
triển công nghiệp mà không quan tâm đến sự phát triển của khu vực nông
nghiệp, đến việc chỉ ra những giới hạn của việc này và như vậy, khu vực nông
nghiệp cũng cần được quan tâm thích đáng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.


Như vậy, có thể nói CNH, HĐH tạo cơ hội việc làm cho người lao động
nông thôn, bởi lẽ:


<i>Thứ nhất, quá trình CNH, HĐH với việc đổi mới và sử dụng nhiều trang </i>


thiết bị hiện đại, đó là điều kiện tiên quyết cho việc tạo lập ra những khối lượng
lớn việc làm cho người lao động. Vì việc sử dụng máy móc là cơ sở thiết lập ra
những xí nghiệp vừa và nhỏ và là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, tạo việc
làm và thu nhập.


<i>Thứ hai, các khu công nghiệp là nơi có khả năng thu hút lao động rất lớn, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

lớn cho lực lượng lao động trẻ ở nông thôn, giúp giảm bớt sức ép về việc làm ở
khu vực này. Các khu công nghiệp mọc lên đồng thời cũng làm xuất hiện những
vùng chuyên canh cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp và nhu yếu phẩm
cho đội ngũ cơng nhân. Điều đó giúp phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp
hàng hoá ở những vùng lân cận. Hệ thống dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản
phẩm nông nghiệp không ngừng được phát triển. Sản xuất được gắn liền với chế
biến, lưu thông và tiêu thụ, sản xuất ngay tại nơng thơn làm hình thành cơ cấu
cơng - nông nghiệp - dịch vụ ở khu vực này. Sự chuyển dịch đó của cơ cấu kinh
tế đã tạo ra nhiều loại việc làm, thu hút khối lượng lao động lớn ở nông thơn.


Người nơng dân có thể chuyển hố từ lao động thuần nông sang lao động ở các
ngành nghề khác nhau hay kết hợp vùa làm nông vừa làm kinh tế dịch vụ phong
phú và đa dạng.


<i>Thứ ba, CNH, HĐH làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới ở khu vực nông </i>


thôn nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới. Hiện nay có rất
nhiều ngành nghề mới ở nông thôn như: chế biến, bảo quản rau, củ, quả… nhờ
ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, có khả năng thu hút lao động rất lớn.
Đó là nơi đến của lực lượng lao động rút ra từ lĩnh vực thuần nơng.


Q trình tạo việc làm cho người lao động tăng lên cùng với tốc độ phát
triển của CNH, HĐH. Thông thường, vốn đầu tư xây dựng các ngành công
nghiệp càng lớn, càng cho phép tạo ra nhiều nơi làm việc và thu hút nhiều lao
động nông nghiệp chuyển sang. Như vậy, cùng với quá trình rút một bộ phận lao
động ra khỏi sản xuất nơng nghiệp, q trình CNH, HĐH cũng thu hút ngày càng
lớn bộ phận lao động và các ngành công nghiệp và dịch vụ, làm cho cung - cầu
lao động ở khu vực nông thôn dịch chuyển theo hướng ngày càng thu hẹp khối
lượng cầu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và mở rộng cầu lao động trong
các ngành công nghiệp và dịch vụ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

lớn đất đai để xây dựng, làm cho đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử
dụng ngày càng nhiều.


Sự giảm sút một bộ phận khá lớn đất nông nghiệp đã và đang diễn ra cũng
là một tất yếu khách quan cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
nhưng nó cũng kéo theo những vấn đề kinh tế - xã hội khác ảnh hưởng tới đời
sống của người lao động, nhất là người lao động nông thôn. Người nông dân sẽ
thiếu tư liệu sản xuất để lao động. Trong điều kiện đất nông nghiệp được chuyển
giao cho các hộ nông nghiệp sử dụng lâu dài, việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng đến


kế hoạch làm ăn lâu dài, ổn định, tự chủ về nhiều mặt, trong đó có vấn đề việc
làm của nhiều hộ gia đình. Thậm chí một bộ phận lớn người lao động sẽ mất việc
làm và nơi ở, phải di dời đến chỗ ở mới, tìm việc làm mới, ngành nghề mới. Vì
vậy, tìm kiếm việc làm phù hợp để ổn định đời sống là nhu cầu bức thiết của bộ
phận lao động này.


Mặt khác, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thực chất là quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ
trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, lao động trong những ngành thu
hẹp sản xuất sẽ buộc phải chuyển nghề, tính chất ổn định của nghề nghiệp sẽ
giảm đi, sự bấp bênh và yêu cầu chuyển đổi tăng lên cùng với sự địi hỏi cao về
trình độ nghề nghiệp trong những lĩnh vực đó.


<i>1.2.2.4. Q trình đơ thị hố </i>


Q trình đơ thị hố là q trình gia tăng và lớn lên của hệ thống đơ thị,
q trình biến từng vùng nơng thơn thành đơ thị là nguyên nhân cơ bản làm giảm
đất canh tác trong nông nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

việc làm, tăng thu nhập đảm bảo đời sống ổn định lâu dài. Do đó vốn đầu tư cho
sản xuất, kinh doanh khơng những khơng gia tăng mà cịn có nguy cơ giảm sút
nghiêm trọng, thậm chí khơng cịn vốn để đầu tư khiến cho khơng ít gia đình
phải tha phương kiếm kế sinh nhai. Hậu quả là tình trạng lao động nơng thơn bị
mất việc làm, thiếu việc làm đã trở nên khá phổ biến.


Bên cạnh đó có thể nhận thấy, trong xu thế phát triển của nền kinh tế, các
cơ sở hạ tầng ngày càng được phát triển: đường giao thơng, bến cảng, trung tâm
thương mại… cũng góp phần làm giảm đất canh tác trong nông nghiệp, nông dân
mất ruộng đất. Ở các nước đang phát triển, công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực
nông nghiệp còn chậm và khá lạc hậu, phương thức canh tác theo lối truyền


thống vẫn là chủ yếu, do vậy, đất đai là yếu tố hết sức cơ bản và cần thiết đối với
sản xuất nông nghiệp và khả năng tạo việc làm cho người lao động nông thôn.
Nhiều đất, khả năng tạo việc làm cho lao động nơng nghiệp lớn, ít đất, khả năng
tạo việc làm cho lao động nông nghiệp sẽ giảm đi.


Chính vì vậy, đơ thị hố đã đẩy nhanh q trình phân cơng lao động, tạo
cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sản xuất phát triển, tuy nhiên đối với các nước đang
phát triển có mức thu nhập trung bình thấp, trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật,
tay nghề của người lao động thấp, không đủ khả năng khai thác những thuận lợi
của quá trình đơ thị hố tạo ra, để giải quyết cơng ăn việc làm cho mình. Do vậy,
q trình đơ thị hố càng diễn ra nhanh chóng, nguy cơ thất nghiệp và thiếu việc
làm trong nông nghiệp, nông thôn càng gia tăng. Vì vậy, trong quy hoạch phát
triển đô thị, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (đặc biệt là
những người “mất” đất canh tác) là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách.


<i>1.2.2.5. Khả năng đáp ứng của người lao động </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

nơng nghiệp cũng địi hỏi phải được đào tạo. Cùng với tiến trình đơ thị hố,
CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thôn đặt ra những yêu cầu mới cho người lao
động, đòi hỏi người lao động phải nâng cao năng lực, trình độ của mình. Nếu
người lao động nông nghiệp nói riêng, người lao động trong các ngành nói
chung khơng được đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu mới thì tự họ sẽ mất
cơng ăn việc làm, cơ hội tìm kiếm việc làm sẽ rất khó khăn, tình trạng thất
nghiệp và thiếu việc làm là không thể tránh khỏi.


Thực trạng về lao động và việc làm ở các nước đang phát triển đã chứng
minh: lao động có tay nghề cao, có trình độ chun mơn giỏi đang rất thiếu,
trong khi lao động thủ cơng và lao động có tay nghề thấp lại thừa với số lượng
lớn. Do vậy, muốn giải quyết được công việc cho người lao động ở nông thôn
cần thiết phải quan tâm tới việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động nơng


nghiệp nói riêng và lao động xã hội nói chung theo cơ cấu lao động hợp lý, phù
hợp với từng giai đoạn đơ thị hố, CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn.


<i>1.2.2.6. Vốn đầu tư cho phát triển các ngành, nghề ở nơng thơn </i>


Vốn đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với việc làm của người lao động: vốn
dùng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm máy móc, thiết bị, đào tạo
đội ngũ người lao động… Đặc biệt trong điều kiện ngày nay, để phát triển sản
xuất địi hỏi phải đổi mới nhanh chóng máy móc, thiết bị, tích cực ứng dụng tiến
bộ khoa học - công nghệ, hơn nữa hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh
tranh khốc liệt, tính rủi ro cao. Vốn lớn đem lại lợi thế cho doanh nghiệp và
người sản xuất, thực tế là: muốn phát triển một ngành, nghề nào đó đều cần phải
có một lượng vốn đầu tư tương ứng cho một chỗ làm mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

làm lúc thời vụ nơng nhàn. Do đó, nếu để lao động nông thôn tự lo vốn để giải
quyết việc làm cho mình là rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề việc làm cho lao
động nông thơn trong q trình phát triển cần phải có sự trợ giúp về vốn của các
chủ thể kinh tế bên ngồi khu vực nơng thơn.


Tuy nhiên một thực tế cho thấy, vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
của Việt Nam thời gian qua được đánh giá là vừa thiếu lại vừa yếu .Theo Viện
Nghiên cứu, quản lý kinh tế trung ương, giai đoạn 2003 - 2007, con số đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam là 113 nghìn tỷ đồng, chỉ
chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư của Nhà nước, chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu của
khu vực nông nghiệp. Cả nước có 39.414 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
nơng nghiệp, nông thôn, chiếm 30% số doanh nghiệp toàn quốc. Tuy nhiên số
doanh nghiệp thật sự hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm, thủy sản chỉ là 1.454
doanh nghiệp, với tổng nguồn vốn đầu tư 32,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 6% tổng số
vốn của khu vực doanh nghiệp nông thôn và 0,9% tổng số vốn của doanh nghiệp
cả nước. Trong đó, chỉ 12,9% doanh nghiệp có vốn đầu tư hơn mười tỷ đồng.


Đầu tư trực tiếp nước ngồi vào khu vực nơng nghiệp, nơng thôn cũng rất hạn
chế. Giai đoạn 1998 - 2008, có 966 dự án FDI đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn với tổng số vốn hơn 4,7 tỷ USD, chiếm 10% dự án trong lĩnh vực nông
nghiệp và chỉ chiếm 3,3% số dự án FDI đầu tư trong cả nước [7, tr.25]. Những
con số đó phần nào nói lên thực trạng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của
Việt Nam trong tình hình hiện nay cịn rất thiếu và yếu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

vùng nguyên liệu lớn thì đất đai ở khu vực nông thôn lại phân tán nhỏ lẻ, khó
tích tụ... Hàng loạt những khó khăn trên đã trở thành những rào cản trên con
đường về nông thôn của không ít doanh nghiệp, dù có thiện chí và tâm huyết.


<i><b>1.2.3. Vai trò của giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế - xã </b></i>
<i><b>hội ở nông thôn </b></i>


Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thơn có một vai trị rất
quan trọng. Hiện nay, nước ta đang tiến hành quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH
đất nước. Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm
2020 Việt Nam về căn bản trở thành một nước công nghiệp. Quá trình CNH,
HĐH nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, xây dựng một
cơ cấu kinh tế hợp lý, quá trình này tất yếu sẽ mang lại những đổi thay sâu sắc
cho tồn bộ nền kinh tế nói chung và đời sống kinh tế của người dân nói riêng.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo quá trình chuyển dịch cơ cấu
lao động. Khi đó sẽ xuất hiện những hoạt động sản xuất mới, một số hoạt động
sản xuất cũ sẽ được thay thế, thất nghiệp cơ cấu phát sinh. Vì vậy, cần thiết phải
tạo việc làm cho lao động trong nông thôn nhằm giảm thất nghiệp cơ cấu.


Ngày nay, trong q trình CNH, HĐH, các khu cơng nghiệp lớn sẽ hình
thành và phát triển, thu hút lao động có chất lượng cao. Người lao động ở nơng
thơn muốn có việc làm ổn định cần phải đáp ứng đòi hỏi về mặt trình độ của
cơng nghệ mới. Đây chính là cơ hội mới để lao động trong nông thôn tiếp cận


với cơ hội đào tạo và phát triển. Người lao động ở nông thôn có việc làm ổn định
sẽ ổn định được cuộc sống của họ và gia đình họ, tránh được các yếu tố rủi ro
trong quá trình tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là người lao
động ở Việt Nam nói chung và người lao động ở nơng thơn nói riêng chưa đáp
ứng các u cầu của q trình CNH, HĐH (cịn nhiều hạn chế về trình độ chun
mơn, về trình độ ngoại ngữ, về tác phong và kỷ luật lao động...). Do đó, cơ hội
tìm kiếm việc làm của người lao động nói chung và lao động nơng thơn nói riêng
còn nhiều hạn chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống, giúp họ hiểu rõ hơn về quyền lợi và
trách nhiệm của mình trong xã hội.


Bên cạnh đó, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn góp
phần quan trọng trong việc xố đói, giảm nghèo ở nơng thôn. Một thực tế cho
thấy hiện nay ở hầu hết nông thôn Việt Nam là vào những thời điểm nông nhàn,
người lao động chủ yếu đi tìm kiếm việc làm thêm ở khu vực thành thị như:
buôn bán, phụ xây, xếp dỡ hàng hoá… hầu hết là những cơng việc thiếu tính ổn
định và thu nhập thấp. Do vậy, nếu có các chính sách giải quyết việc làm cho
người lao động ở nơng thơn kịp thời, hiệu quả sẽ góp phần làm giảm áp lực xã
hội (trợ cấp hộ nghèo….), đồng thời giảm bất ổn xã hội (tệ nạn xã hội, tâm lý bất
mãn, tiêu cưc…). Mặt khác, cịn góp phần làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống,
nâng cao năng lực cho người lao động, tạo cơ hội cho người lao động vươn lên,
cải thiện giai tầng xã hội…


Như vậy, giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động ở nông thôn là vấn
đề cấp thiết vì giải quyết việc làm hiệu quả nó chính là cơ sở cho sự tiến bộ,
công bằng xã hội và khắc phục các tệ nạn nảy sinh trong xã hội, đảm bảo ổn định
và an toàn xã hội. Nó tạo cho người lao động có cơ hội độc lập về kinh tế và phát
triển các mối quan hệ xã hội, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế -
xã hội ở nước ta hiện nay.



<i><b>1.2.4. Quan điểm của Đảng và quy định của Nhà nước ta về giải quyết </b></i>
<i><b>việc làm cho người lao động ở nông thôn </b></i>


<i>1.2.4.1. Quan điểm của Đảng </i>


Trong sự nghiệp lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam chúng ta
ln coi trọng yếu tố con người bởi vì con người vừa là trung tâm, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho
người lao động luôn là một trong những chỉ tiêu định hướng cho sự phát triển
kinh tế - xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

động tự tạo ra việc làm bằng cách khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, khai
thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác, kể cả kinh tế tư bản tư
nhân”. Đây là khâu đột phá có tính cách mạng về việc làm ở nước ta; Nhà nước
không bao cấp toàn bộ về việc làm mà chuyển dần sang việc Nhà nước kết hợp
với người lao động, gia đình và xã hội.


<i>Đại hội tồn quốc lần thứ VII của Đảng nêu: “Kết hợp lao động tại chỗ </i>


<i>với phân bố lại lao động theo vùng lãnh thổ, xây dựng các khu kinh tế mới, hình </i>
<i>thành các cụm kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nhỏ ở nông thôn, ở các thị trấn, thị tứ </i>
<i>đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động, đa dạng hoá việc làm có thu nhập để thu </i>
<i>hút người lao động”. </i>


<i>Và “Phấn đấu tạo thêm nhiều việc làm, kể cả cho những người dôi ra </i>


<i>trong quá trình sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh và bộ máy quản lý, chú trọng </i>
<i>đào tạo lại nghề nghiệp và giúp một phần vốn cần thiết ban đầu”. </i>



Quan điểm trên của Đảng đã góp phần xã hội hoá vấn đề giải quyết việc
làm cho người lao động, thực hiện quyền lao động và quyền có việc làm của
người lao động theo quy định của Hiến pháp 1992.


Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII nêu vấn đề việc làm trong cơ chế thị
trường đã được nhận thức rõ hơn và phát triển lên một tầm cao mới. Đại hội đã
<i>vạch rõ: “Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo </i>


<i>pháp luật, phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục bố trí lại dân cư và lao động trên </i>
<i>địa bàn cả nước, tăng dân cư trên địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh </i>
<i>quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Giảm đáng kể tỷ lệ </i>
<i>thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nơng thơn”.</i>


<i>Đại hội tồn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Giải quyết việc làm </i>


<i>là một trong những chính sách xã hội cơ bản của quốc gia. Bằng nhiều biện </i>
<i>pháp, hằng năm tạo ra hàng triệu việc làm mới, tận dụng số ngày công lao động </i>
<i>chưa được sử dụng đến nhất là trên địa bàn nông thôn” [18, tr.210]. Như vậy </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

hội. Chính sách việc làm phải được khai thác một cách tối đa nguồn lực con
người Việt Nam chúng ta.


<i>Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu: “Khuyến </i>


<i>khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanh các loại hình </i>
<i>doanh nghiệp để thu hút nhiều lao động. Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc </i>
<i>làm cho nông dân, nhất là những nơi đất nông nghiệp bị chuyển đổi do đơ </i>
<i>thị hố và công nghiệp. Phát triển các dịch vụ phục vụ đời sống của </i>
<i>người lao động ở các khu công nghiệp. Tiếp tục thực hiện chương trình </i>
<i>xuất khẩu lao động, tăng tỷ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo, quản lý </i>



<i>chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động”</i>[19, tr.203].


Đến nay, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã
khẳng định “Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động. Tiền lương, tiền công phải
được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Chế độ hợp đồng lao động được mở rộng, áp dụng phổ
biến cho các đối tượng lao động. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các trung
tâm dịch vụ việc làm của Nhà nước; khuyến khích tổ chức các hội chợ việc làm;
phát triển các tổ chức dịch vụ tư vấn, sàn giao dịch, giới thiệu việc làm đi đôi với
tăng cường quản lý của Nhà nước; ngăn chặn các hành vi lừa đảo và các hiện
tượng tiêu cực khác [20, tr.213].


<i>1.2.4.2. Các quy định pháp lý của Nhà nước </i>


Từ quan điểm trên, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chính sách và
cơ chế quản lý cho phù hợp với sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần;
tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng nhu cầu việc làm và nâng cao đời sống cho
người lao động. Quyết định số 136/HĐBT ngày 9/10/1989 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) là dấu mốc có tính lịch sử nhằm giải quyết việc làm
cho người lao động dôi dư do sắp xếp lại tổ chức sản xuất khu vực Nhà nước,
chuyển ra ngoài làm việc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Ngày 27/11/2009, Chính phủ đã phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020. Theo đề án, từ nay đến năm 2020 bình quân mỗi
năm sẽ đào tạo cho hơn 1 triệu lao động nơng thơn (LĐNT), trong đó, đào tạo và
bồi dưỡng cho 100.000 cán bộ và công chức xã. Để từ đó, nâng cao chất lượng
và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, để tăng thu nhập lao động nơng
thơn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn. Song song với


việc đào tạo nghề để án cũng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh
chính tri, vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chẩt đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ quản lý hành chính , quản lý điều hành kinh tế, phục vụ sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn. Theo dự tính thì tổng kinh phí
thực hiện Đề án vào khoảng 25.980 tỷ đồng. Đề án được chia làm 3 giai đoạn
thực hiện. Giai đoạn đầu từ năm 2009 - 2010, tiếp tục dạy nghề cho khoảng
800.000 LĐNT và thí điểm các mơ hình dạy nghề cho LĐNT với khoảng 18.000
người, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này tối thiểu đạt
80%; giai đoạn 2011-2015, tiếp tục đào tạo nghề cho khoảng 5,2 triệu LĐNT và
đào tạo, bồi dưỡng công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho
khoảng 500.000 lượt cán bộ, công chức xã; đề án sẽ đào tạo nghề cho 6 triệu
LĐNT vào giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề ở giai đoạn
<b>này tối thiểu đạt 80%. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trình Ban Thường vụ
tỉnh uỷ và được phê duyệt tại Kết luận số 721-TB/TU của Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, trong đó giao cho Hội Nơng dân tỉnh thực hiện tun truyền chính sách dạy
và học nghề cho cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh, khảo sát nhu cầu học
nghề của nông dân và đào tạo nghề cho theo nhu cầu. Mục tiêu mỗi năm đào tạo
cho 1000 hội viên, nơng dân với nhóm ngành chủ yếu là nơng nghiệp trong đó
chú trọng đào tạo các ngành Chăn nuôi thú y, Chế biến chè an toàn, kỹ thuật
trồng trọt và nhóm phi nơng nghiệp chủ yếu là tin học và may công nghiệp.


<b>1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn </b>
<i><b>1.3.1. Kinh nghiệm của Nghệ An </b></i>


Nghệ An là một tỉnh có diện tích tự nhiên là 16 487,29km22 dân số là
3.003.000 người. Trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 1.477.687
người, đa số là lao động ở khu vực nông thôn với 1.335.743 người chiếm hơn
90% lực lượng lao động của tỉnh [1, tr.52].



Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Nghệ An luôn xác định
công tác giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và việc làm cho người
lao động ở nơng thơn nói riêng là một trong những nội dung quan trọng, góp phần
tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và địa phương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

73,93% năm 2001 lên 77,71% năm 2004 [1, tr.87]. Để đạt kết quả đó, tỉnh Nghệ
An đó thực hiện đồng bộ các chủ trương và biện pháp như sau:


- Công tác giải quyết việc làm đã được toàn tỉnh xác định là một trong
những nội dung chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, được các
cấp các ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc và được sự đồng tình ủng
hộ của các tầng lớp nhân dân.


- Nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ
quan đoàn thể và các tầng lớp nhân nhân về lĩnh vực lao động việc làm, dạy
nghề và xóa đói giảm nghèo có nhiều chuyển biến sâu sắc phù hợp với cơ chế thị
trường và đáp ứng phần nào yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH q hương tồn
tỉnh đó qn triệt và thực hiện tốt hơn chủ trương phát triển kinh tế gắn liền với
giải quyết việc làm, dạy nghề và xóa đói giảm nghèo trước yêu cầu hội nhập và
phát triển kinh tế - xã hội.


- Tập trung nghiên cứu, tổng kết thực tiễn các phong trào, xây dựng phát
triển các mơ hình, cách làm hiệu quả trong công tác giải quyết việc làm, có nhiều
cơ chế chính sách thơng thống khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, các chủ
doanh nghiệp trong và ngoài nước đến Nghệ An; Đồng thời xúc tiến đẩy nhanh
tiến độ dạy nghề và xuất khẩu lao động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức trong công tác giải quyết việc làm.



- Cụ thể, trong những năm qua Nghệ An đó thực hiện tốt công tác giải
quyết việc làm cho người lao động nhất là cho người lao động ở nông thôn trong
các lĩnh vực sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

+ Khuyến khích, thu hút đầu tư tạo điều kiện thuận lợi về vốn, địa điểm,
thủ tục đăng ký để thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển có chính
sách khuyến khích, ưu tiên thu hút các doanh nghiệp lớn, có chất lượng cao đầu
tư vào Nghệ An. Hiện nay tỉnh đó thu hút đầu tư và phát triển trên 1.800 doanh
nghiệp, tạo việc làm cho gần 15.000 lao động[1, tr.104].


+ Trợ giúp về nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm để mở rộng ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp, phát triển làng nghề, tạo việc làm cho người lao động ở nông
thôn. Hiện nay cả tỉnh có trên 100 làng nghề và 12 đơn vị được UBND tỉnh
quyết định công nhận làng nghề, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 4.000
lao động. Cơ cấu lao động của tỉnh đó được chuyển dịch theo hướng giảm lao
động ở khu vực nông thôn, tăng lao động làm việc trong công nghiệp và dịch vụ.
+ Tạo việc làm qua quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm: Bằng nguồn vốn chương
trỡnh mục tiờu quốc gia, từ năm 2001 đến 2005, mỗi năm tỉnh đó triển khai trờn
100 dự án cho vay giải quyết việc làm với số tiền trên 40 tỷ đồng, giải quyết việc
làm ổn định cho khoảng 30.000 lao động [1, tr.103].


+ Công tác xuất khẩu lao động được chỉ đạo triển khai có hiệu quả. Bên
cạnh việc áp dụng chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo ngoại ngữ, giáo dục, định
hướng cho vay vốn tín dụng, thực các chính sách khuyến khích, thu hút các đơn
vị xuất khẩu lao động, tỉnh đó chỉ đạo các huyện, thành thị, xây dựng được nhiều
mô hỡnh liờn kết xuất khẩu lao động có hiệu quả giữa chính quyền xó phường,
thị trấn với các doanh nghiệp và đơn vị cung ứng xuất khẩu lao động. Tính đến
ngày 31 tháng 12 năm 2008 trên địa bàn tỉnh đó có 58 đơn vị xuất khẩu lao
động, gần 40.000 lao động đang làm việc có thời hạn ở nước ngồi. Thành quả
do xuất khẩu lao động mang cho các gia đình lao động ở nơng thơn ở Nghệ An


nói riêng và cho tồn tỉnh nói chung là vơ cùng to lớn, góp phần giải quyết việc
làm và đưa lại nguồn thu nhập từ ngoại tệ cho tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề tư nhân, ngồi cơng lập, các doanh
nghiệp và các làng nghề, đa dạng hóa phương thức đào tạo, phù hợp với yêu cầu
phát triển sản xuất trong từng khu vực kinh tế. Bên cạnh việc tuyển sinh đào tạo
tập trung dài hạn, ngắn hạn, truyền nghề tại các làng nghề, hoạt động liên kết đào
tạo nghề tại các cơ sở sản xuất, các vùng dân tộc cũng được quan tâm mở rộng.
Nhờ vậy, qui mô đào tạo tăng nhanh, năm 2004 là 34.352 người đến năm 2008
đó tăng lên 49.520 người. Chất lượng dạy nghề của tỉnh đó phần nào đáp ứng
yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp và thị trường lao
động. Hơn 80% học sinh sau học nghề đều có việc làm và tự tạo được việc làm
ổn định [1, tr.92].


<i><b>1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Bình </b></i>


Thái Bình là tỉnh nơng nghiệp “đất chật người đông” với diện tích tự
nhiên 1546,01 km2, dân số 1,83 triệu người, mật độ dân số 1.188 người/km2, gấp
1,18 lần so với các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông hồng và 5,7 lần so với cả
nước, có 915 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm 50% dân số của tỉnh, số
dân ở nông thôn chiếm 93,7%, thu nhập bình quân đầu người thấp mới đạt
3.889.000 đông/người/năm vào năm 2003 [17, tr.45]. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành
thị còn cao, chiếm 4,82% (năm 2004), tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông
thôn cũng chỉ đạt 79,19%. Vì vậy, tình trạng khơng có việc làm và thiếu việc làm
ở cả thành thị và nơng thơn cịn rất lớn. Trong những năm qua, tỉnh Thái Bình đã
tập trung vào thực hiện chương trình giải quyết việc làm thu được kết quả và
kinh nghiệm như sau:


- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo mở việc làm, khôi phục phát
triển làng nghề truyền thống, du nhập ngành nghề mới, thu hút đầu tư nước


ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu lao động..


- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích tư
nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đầu tư thơng thoáng để tạo nên sức
hút đầu tư, lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có cơng nghệ phù hợp
với khả năng, trình độ của người lao động


- Thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội phát động các phong trào phát
triển kinh tế như: Cho vay vốn, phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ
thuật, công nghệ mới trong nông nghiệp... đã tạo được nhiều việc làm cho người
lao động.


<i><b>1.3.3. Kinh nghiệm của Thanh Hoá </b></i>


Thanh Hoá là một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu, với dân số hơn 3,6 triệu
người, 80% dân số sống ở nông thôn, nguồn lao động dồi dào (hơn 2 triệu người)
chiếm trên 50% dân số trung bình của tỉnh [32, tr.50]. Tuy có số lượng lao động
đơng nhưng chất lượng nguồn lao động còn thấp chưa đáp ứng với u cầu trong
q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thanh Hố cịn là tỉnh nghèo, chậm
phát triển, tài nguyên thiên nhiên đa dạng nhưng khơng nhiều và khó khai thác,
thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu. Hàng năm, tồn tỉnh có trên 3 vạn
người đến tuổi lao động chưa có việc làm, chưa kể số lao động của năm trước
chuyển sang, tình trạng thiếu việc làm ở nơng thơn rất lớn, mới sử dụng 70% quỹ
thời gian làm việc trong năm.


Để giảm sức ép lao động và việc làm, những năm qua Thanh Hoá đã tập
trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông thôn. Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho công


nghiệp chế biến như: mía đường, vùng cây nguyên liệu sản xuất giấy; bảo vệ,
chăm sóc, trồng rừng; đầu tư đánh bắt xa bờ; đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ, hải sản,
phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm; khôi phục làng nghề truyền thống và phát
triển ngành nghề mới; phát triển thương mại dịch vụ... Hàng năm đã tạo ra việc
làm mới cho trên 10 vạn lao động, là một trong những tỉnh có nhiều kinh nghiệm
trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Cụ thể như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

tế-xã hội quan trọng, coi đó là yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.


- Cùng với cả nước, Thanh Hoá đã xây dựng được các văn bản pháp quy
tạo điều kiện cho việc thực hiện các quan hệ lao động trong cơ chế thị trường,
thuê mướn lao động, sử dụng lao động dược dễ dàng hơn.


- Các tổ chức chính trị như: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ... đã tích tham gia giải quyết việc làm,
xố đói giảm nghèo, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất.


- Thông qua giải quyết việc làm, các chương trình kinh tế - xã hội đã được
thực hiện có hiệu quả thiết thực. Huy động được các nguồn lực đa dạng, đầu tư
cho phát triển kinh tế, tạo mở việc làm.


- Đã phát triển nhiều hình thức, mơ hình tổ chức giải quyết việc làm phong
phú, đa dạng ở các cấp, các ngành, các địa phương, đã xuất hiện nhiều những điển
hình, nhân tố mới, góp phần tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động.


- Tập trung đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, đặc biệt là ở các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, khôi phục ngành nghề
truyền thống, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia mở cơ sở dạy nghề.



<b>1.4. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn </b>


Từ sự phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động và giải quyết việc
làm ở một số địa phương trong nước thời gian qua, có thể rút ra bài học kinh
nghiệm và vận dụng cho giải quyết việc làm, trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội ở nước ta nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng như sau:


- Nhà nước cần phải có những chính sách vĩ mơ về vai trò quản lý nhà
nước để chống thất nghiệp, thiếu việc làm, giải quyết việc làm cho người lao
động. Từ đó, đề ra những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời
đảm bảo được những điều kiện để thực thi


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

làm tại chỗ ở nơng thơn.


- Đa dạng hố các hình thức giải quyết việc làm: Phát triển kinh tế - xã hội
tạo mở việc làm, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, đẩy mạnh
phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân, phát triển hệ
thống dịch vụ và chất lượng tìm việc làm của người lao động. Xã hội hoá giải
quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các
tổ chức, đồn thể chính trị xã hội và toàn thể nhân dân.


- Đào tạo nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động đáp
ứng nhu cầu thị trường lao động, nhất là các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, yêu cầu
chất lượng cao và khu vực thu hút nhiều lao động.


- Phát triển hệ thống sự nghiệp về lao động - việc làm như các trung tâm
dịch vụ việc làm, cơ sở dạy nghề, các tổ chức xuất khẩu lao động.


- Trên cơ sở phát huy nội lực trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế để
tranh thủ và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm cho


giải quyết việc làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>Chương 2 </b>


<b>THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM </b>
<b>CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN </b>


<b>2.1. Các nhân tố tác động tới giải quyết việc làm cho người lao động ở </b>
<b>nông thôn tỉnh Thái Nguyên </b>


<i><b>2.1.1. Điều kiện tự nhiên </b></i>


Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của vùng Việt Bắc
nói riêng và vùng núi Đơng Bắc nói chung. Với hệ thống đường bộ, đường sắt,
đường sơng hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút, nơi đây trở
thành cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng
đồng bằng Bắc Bộ. Thái Nguyên còn có tiềm năng rất lớn về tài nguyên thiên
nhiên, du lịch, nguồn nhân lực. Đó thực sự là những nhân tố quan trọng, tạo nền
tảng để Thái Nguyên phát huy thế và lực mới trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.


<i>Vị trí địa lý: Thái Ngun có diện tích đất tự nhiên khơng lớn với 3.541,1 </i>


km2, chiếm 1,13% diện tích cả nước. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp
tỉnh Vĩnh Phúc, Tun Quang, phía đơng giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía
nam giáp thủ đơ Hà Nội.


<i>Địa hình: Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam, </i>


thấp dần xuống phía Nam và chấm dứt ở Đèo Khế. Cấu trúc vùng núi phía Bắc


chủ yếu là đá phong hoá mạnh (castơ) tạo thành nhiều hang động, thung lũng
nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590m, các vách núi
dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Ngồi hai dãy núi kể
trên, tỉnh cịn có dãy Ngân Sơn (bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc -
Tây Nam đến huyện Võ Nhai) và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

thuận lợi cho tỉnh trong q trình phát triển sản xuất nơng - lâm nghiệp nói riêng
và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.


<i>Khí hậu: khí hậu của Thái Nguyên chia làm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. </i>


Lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm/năm, cao nhất vào tháng 8 (400 mm)
và thấp nhất vào tháng 1 (dưới 50 mm).


Do địa hình thấp dần từ vùng núi cao xuống vùng núi thấp, trung du, đồng
bằng theo hướng Bắc - Nam, nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia
thành 3 vùng rõ rệt: vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; vùng lạnh
vừa gồm các huyện Định Hoá, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; vùng ấm
gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và
thành phố Thái Nguyên. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6:
28,90C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,20C) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong
năm dao động trong khoảng 1.300 - 1.750 giờ, phân phối tương đối đều cho các
tháng trong năm.


<i><b>Tài nguyên thiên nhiên: </b></i>
<i>Tài nguyên đất </i>


Đất núi: chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, nằm ở độ cao trên 200m so với
mực nước biển, hình thành do sự phong hóa trên đá mácma, đá biến chất và đá


trầm tích. Đất núi thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn,
rừng phòng hộ, rừng kinh doanh và trồng các cây đặc sản, cây ăn quả, cây lương
thực phục vụ nhân dân vùng cao.


Đất đồi: chiếm 31,4% diện tích tự nhiên, chủ yếu hình thành trên cát kết,
bột kết, phiến sét và một phần phù sa cổ. Đất đồi tại một số vùng như: Đại Từ,
Phú Lương,... nằm ở độ cao 150 - 200m, độ dốc 5 - 200, phù hợp cho sự sinh
trưởng của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Điều đáng lưu ý, diện tích đất chưa sử dụng ở Thái Nguyên khá lớn,
chiếm 22,18% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất này có khả năng phát triển
lâm nghiệp, nhất là mơ hình trang trại vườn rừng. Đây là tiềm năng, đồng thời
cũng là nhiệm vụ lớn đặt ra cho tỉnh trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên này.


<i>Tài nguyên rừng: là tỉnh miền núi với diện tích đất lâm nghiệp 152 nghìn </i>


ha (chiếm 43% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh), Thái Nguyên có lợi thế trong
khai thác và phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, diện tích rừng của Thái Nguyên
ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên rừng đang bị suy giảm đáng kể. Vầu, nứa và
các loại đặc sản rừng, dược liệu và động vật rừng bị giảm sút nghiêm trọng.
Thực trạng này đặt ra cho tỉnh Thái Nguyên nhiệm vụ rất nặng nề trong việc bảo
<i>vệ, trồng mới rừng. </i>


<i>Tài nguyên khoáng sản: trong lòng đất Thái Nguyên chứa đựng những </i>


nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. Theo tài liệu điều tra của Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Thái Nguyên có tiềm năng rất lớn về khoáng
<i>sản, phân bố tập trung tại các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ và Võ Nhai. </i>



<i>Khoáng sản nhiên liệu: sau Quảng Ninh, Thái Nguyên được đánh giá là </i>


tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong cả nước, đáp ứng nhu cầu cho ngành sản
xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện và các nhu cầu khác không chỉ trong tỉnh Thái
Nguyên.


<i>Khoáng sản kim loại: Thái Nguyên là tỉnh giàu tài nguyên kim loại đen, </i>


kim loại màu, kim loại quý hiếm. Đến năm 2004, toàn tỉnh đã đăng ký 39 mỏ và
điểm quặng sắt, với tổng trữ lượng trên 50 triệu tấn, trong đó nhiều mỏ có trữ
lượng 1 - 5 triệu tấn. Hàm lượng Fe đạt 58,8 - 61,8%, được xếp vào loại có chất
lượng tốt. Riêng mỏ Tiến Bộ (Đồng Hỷ) có trữ lượng 24,1 triệu tấn. Tổng trữ
lượng quặng sắt thăm dò khoảng 36,6 triệu tấn. Về titan, tỉnh đã đăng ký gần 20
điểm mỏ, tổng trữ lượng (gốc + sa khống) khoảng 20 triệu tấn, trong đó mỏ Cây
Châm (Phú Lương) có trữ lượng khoảng 4,8 triệu tấn.


<i>Kim loại màu: cũng khá phong phú với các chủng loại: chì kẽm, thiếc, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

vùng Lang Hít (Đồng Hỷ) trữ lượng trên 130 nghìn tấn; vùng Nam Đại Từ, trữ
lượng trên 23 nghìn tấn. Thiếc tập trung ở vùng La Bằng, phía tây Núi Pháo, trữ
lượng dự kiến 11,3 nghìn tấn Sn và 2.982 tấn Bi. Thiếc sa khoáng tập trung ở
vùng Phục Linh. Qua đánh giá sơ bộ, trữ lượng thiếc sa khoáng C1 + C2 vào
khoảng 1.130 tấn SnO<sub>2</sub> (caxiterit), nhưng triển vọng (P) có thể đạt khoảng 6.000
tấn. Đặc biệt, vùng Hà Thượng (Núi Pháo - Đại Từ) đã phát hiện thấy mỏ đa kim
với trữ lượng thăm dò khoảng 110 triệu tấn, trong đó có nhiều loại như: WO3,


CaF<sub>2</sub>, Au, Cu, Bi,... Mỏ đa kim này được đánh giá là một trong các mỏ có trữ
lượng lớn nhất thế giới.


<i>Kim loại quý hiếm: có vàng với 20 mỏ và điểm quặng, trong đó có 10 </i>



điểm quặng vàng gốc.


<i>Khoáng sản phi kim: Thái Ngun có rất nhiều khống sản phi kim phục </i>


vụ cho công nghiệp xây dựng như: đá vôi (trữ lượng thăm dị gần 200 triệu tấn,
dự tính cịn hàng trăm triệu tấn chưa được thăm dị); đá vơi trợ dung (mới thăm
dò tại mỏ Núi Voi, trữ lượng 8,38 triệu tấn); đá vôi ốp lát (mỏ La Hiên, trữ lượng
35 triệu tấn), ngoài ra cịn có nhiều điểm quặng ở Định Hoá). Bên cạnh đó,
đơlơmít có 3 mỏ đã được thăm dò ở Đồng Hỷ, Võ Nhai với trữ lượng trên 100
triệu tấn. Sét (xi măng), tổng trữ lượng đã thăm dò hơn 60 triệu tấn, tập trung ở
vùng Cúc Đường (La Hiên) và Khe Mo (Đồng Hỷ). Sét cao lanh có ở nhiều nơi,
trữ lượng đã thăm dị 356.937 tấn, trong đó có một mỏ sét (cao lanh) trữ lượng
lớn, chất lượng cao được phát hiện ở Đại Từ, dự đoán trữ lượng trên 20 triệu tấn.
Loại sét này có thể phục vụ cho sản xuất gốm sứ, gạch chịu lửa,... Sét (gạch
ngói) đã đăng ký 12 mỏ và điểm, trong đó đa số đã được thăm dị, tổng trữ lượng
trên 30 triệu m3. Ngoài ra, Thái Ngun cịn có trữ lượng cát, cuội, sỏi khá lớn,
phân bố chủ yếu trên sông Cầu và sông Công.


<i><b>Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch của Thái Nguyên rất đa dạng. </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

dưỡng, kéo theo sự phát triển của các loại hình dịch vụ du lịch, tạo thêm nhiều
việc làm cho người dân địa phương, đồng thời mang lại cho tỉnh khoản thu
không nhỏ. Ngồi ra, Thái Ngun cịn có bãi đá cổ Thần Sa, Mái Đá Ngườm,
nơi được coi là cái nôi của người tiền cổ. Cùng với đó, hang Phượng Hồng, suối
Mỏ Gà, thác Mưa Roi (huyện Võ Nhai), thác Bảy Tầng, cây đa nghìn tuổi
<i><b>(huyện Định Hóa),... là những tiềm năng du lịch lớn của tỉnh. </b></i>


Thái Ngun cịn có tài ngun du lịch nhân văn khá lớn với nhiều di tích
lịch sử, cơng trình kiến trúc, nghệ thuật, phong tục, tập quán, lễ hội, truyền thống


văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số,... Thái Nguyên là nơi có
truyền thống cách mạng lâu đời, thủ đô kháng chiến - "Thủ đơ gió ngàn" trong
kháng chiến chống thực dân Pháp. An toàn khu (ATK) với nhiều địa danh như:
đồi Tỉn Keo - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc; khu nhà làm việc
của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng,... là những di tích lịch sử vơ cùng q giá.
Bên cạnh đó, với vị trí là trung tâm văn hoá của các dân tộc thiểu số miền núi, có
Bảo tàng văn hố các dân tộc Việt Nam, Thái Nguyên có lợi thế lớn để phát triển
đa dạng các loại hình du lịch. Nhân dịp kỷ niệm 115 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội tặng thủ đô kháng chiến Nhà
tưởng niệm Hồ Chí Minh (cơng trình văn hố - lịch sử có ý nghĩa giáo dục sâu
sắc đối với thế hệ hôm nay và mai sau).


Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, tiềm nămg
du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch về nguồn đầy hấp dẫn,... tiếp tục khai
thác, phát huy hiệu quả những lợi thế, tiềm năng này trong phát triển kinh tế - xã
hội, Thái Nguyên sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<i><b>Kết cấu hạ tầng: Hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho Thái </b></i>


Nguyên đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với các địa phương khác
trong vùng và cả nước. Hệ thống đường bộ của tỉnh có tổng chiều dài 2.753 km.
Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên, chạy qua
thành phố Thái Nguyên - cửa ngõ phía nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Các quốc lộ 37, 1B,
279 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu quan trọng nối Thái
Nguyên với các tỉnh trong vùng. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều là đầu
mối giao lưu quan trọng giữa vùng đồng bằng sông Hồng với Khu công nghiệp
Sông Công, Khu gang thép Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên. Hệ thống
đường thuỷ có 2 tuyến sơng chính đi Hải Phịng và Hịn Gai (Quảng Ninh), rất


thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá từ Thái Nguyên đến hai cảng lớn Hải
Phòng và Cái Lân (Quảng Ninh).


Với vị trí trung tâm vùng Việt Bắc, Thái Ngun cịn là nơi hội tụ văn hoá
của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, đầu mối hoạt động văn hố, giáo dục
của cả vùng núi phía Bắc. Với 5 trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên, 14
trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Thái Nguyên là trung
tâm đào tạo khoa học và giáo dục lớn thứ ba cả nước (sau Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh). Đó là những tiền đề, những tiềm năng quan trọng đưa Thái
Nguyên trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố của Việt Bắc và vùng núi
Đông Bắc trong hiện tại và tương lai.


<i><b>2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội </b></i>


<i><b>2.1.2.1. Mơ hình phát triển kinh tế của Thái Ngun </b></i>


<i>- Về kinh tế: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định mục </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<i><b>Thành tựu kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010. Được sự quan tâm, tạo </b></i>


điều kiện của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung
ương cùng với sự nỗ lực vươn lên của tồn đảng bộ, chính quyền và nhân dân các
dân tộc trong tỉnh nên trong 5 năm (2006 - 2010), Thái Nguyên đã giành được
nhiều thành tựu quan trọng, có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể
tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 11%; công nghiệp, xây
dựng tăng gần 15%; tổng thu ngân sách về trước kế hoạch 2 năm với tổng số thu
năm 2010 đạt trên 2500 tỷ. Điều quan trọng hơn trong giai đoạn 2006 - 2010 cơ
cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích
cực tăng tỷ trọng cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đến năm 2010 kinh tế ngành
công nghiệp xây dựng chiếm trên 41%, ngành dịch vụ chiếm gần 37% còn lại trên


21% là ngành kinh tế nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Sản xuất nông - lâm nghiệp
và thuỷ sản phát triển theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa
vụ và sản xuất hàng hoá. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp
bình quân đạt gần 4,5%/năm, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ XVII đề ra. Sản lượng lương thực bình quân đạt 337 kg/người/năm. Đề án
phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè giai đoạn 2006 - 2010 được triển khai
có hiệu quả. Trong 5 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã trồng thêm gần 4.000 ha, nâng
diện tích chè của tỉnh lên trên 16 nghìn ha, trong đó có 1.500 ha chè giống mới.
Sản lượng chè búp tươi tăng từ 66,4 nghìn tấn (năm 2006) lên trên 100 nghìn tấn
(năm 2010), bình quân tăng 8,55%/năm. Chất lượng sản phẩm chè được giữ vững
và có uy tín trên thị trường [12, tr.10].


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Hoạt động thương mại với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đã đảm
bảo cung ứng đầy đủ hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân. Các loại hình dịch vụ trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm y tế,
giáo dục, thể dục - thể thao, giao thông, bưu chính - viễn thơng,... phát triển khá.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực dịch vụ đạt 9,4%/năm. Tỷ trọng chi đầu
tư trong tổng chi ngân sách tăng từ 29,85% (năm 2006) lên 34,51% (năm 2010).


Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư: Sau 5 năm thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, kết cấu hạ tầng của tỉnh đã có
những chuyển biến đáng kể. Với những chính sách thu hút đầu tư thơng thống,
bình quân mỗi năm tỉnh đã huy động trên 1.600 tỷ đồng cho đầu tư phát triển,
trong đó chủ yếu triển khai thực hiện 7 chương trình, 10 đề án và 14 cơng trình
trọng điểm. Tỉnh đã chuyển hơn 300 ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp,
xây dựng mới 01 khu cơng nghiệp tập trung và hình thành 11 cụm công nghiệp
nhỏ [13, tr.15]. Một số địa phương như thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông
Công, huyện Phổ Yên, huyện Đồng Hỷ bước đầu xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật cho đô thị mới.



Hệ thống giao thông tiếp tục được đầu tư phát triển. Các trục đường chính
được đầu tư mở rộng, hình thành mạng lưới giao thông nối liền giữa các vùng,
thuận lợi cho việc đi lại, lưu thơng hàng hố giữa các địa phương trong tỉnh và
các tỉnh bạn.


Công tác cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở thành thị, nông thôn và
miền núi được quan tâm thoả đáng. Tỷ lệ hộ nông thôn, miền núi được dùng
nước sạch theo chương trình mục tiêu quốc gia đạt 66%. Hệ thống lưới điện
được nâng cấp, cải tạo. Đến năm 2010, tồn tỉnh có 85% số hộ được sử dụng
điện. Mạng lưới bưu chính - viễn thơng ngày càng được đầu tư và phát triển, mật
độ điện thoại tăng từ 4,5 máy/100 dân (năm 2006) lên 9 máy/100 dân (tính đến
tháng 6-2010).


<i>Văn hoá - xã hội được quan tâm đầu tư phát triển: Trong 5 năm (2006 - </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

lần thứ XVII đề ra. Đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5% (theo
<i>chuẩn cũ). Bình quân mỗi năm tạo trên 1,2 vạn chỗ làm mới [13, tr.24]. </i>


Mạng lưới y tế đã cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.
100% xã, phường, thị trấn đã có bác sĩ. Giáo dục - đào tạo phát triển cả về loại
hình và quy mơ, từng bước nâng dần chất lượng. Cơ sở vật chất trường lớp được
quan tâm đầu tư, thực hiện có hiệu quả chương trình kiên cố hố trường lớp và
đề án xố phịng học tạm. Trong 5 năm (2006 - 2010), tỉnh đã xây dựng 1.569
phòng học, trong đó đã xố xong phòng học tạm cho 36 xã đặc biệt khó khăn,
xây dựng 351 phịng học mới [13, tr.27].


Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" tiếp tục được
đẩy mạnh và nâng cao chất lượng. Năm 2010, tồn tỉnh có 85% gia đình được
cơng nhận gia đình văn hố, 67% xóm, phố được cơng nhận xóm, phố văn hoá
[13, tr.30]. Phong trào thể dục - thể thao phát triển rộng khắp, cơ sở vật chất


phục vụ phát triển thể dục - thể thao được quan tâm đầu tư, các môn thể thao
thành tích cao được chú ý phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

Trung ương VI về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn; tiếp tục thực hiện công
cuộc cải cách hành chính...


<i>Các chỉ tiêu chủ yếu: </i>


- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12 - 13%/năm. Trong đó, cơng
nghiệp - xây dựng tăng bình quân 15 - 16%/năm, nông - lâm nghiệp tăng bình
quân 6%/năm, dịch vụ tăng bình quân 12%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp
tăng bình quân 22%/năm [22, tr.227].


- Sản lượng lương thực (có hạt) tăng bình quân 5%/năm; sản lượng chè
tăng bình quân 6%/năm; độ che phủ rừng đạt 55%; ngành chăn nuôi, thuỷ sản tăng
bình quân 6,5 - 7,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân
17%/năm. Thu ngân sách bình quân tăng từ 19%/năm trở lên. Củng cố vững chắc
kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục trung học cơ sở, từng
bước phổ cập giáo dục trung học, phấn đấu có 50% trường đạt chuẩn quốc gia.
Giải quyết việc làm mới cho 15 nghìn lao động/năm. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình
quân trên 2%/năm. Giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,15o/oo/năm [22, tr.230].


<i>2.1.2.2. Mơ hình xây dựng nơng thôn mới của tỉnh Thái Nguyên </i>


Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đưa ra quan
điểm về xây dựng nông thôn mới, cụ thể: “Quy hoạch phát triển nông thôn gắn
với phát triển đơ thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch
vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng
nơng thơn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững
chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những nét văn hoá đặc sắc của


nông thôn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Tạo môi
trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông
thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động.
Triển khai có hiệu quả Chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn
mỗi năm” [20, tr.123].


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

nghị quyết, văn bản hướng dẫn thực hiện, tập huấn và kiện toàn. Tỉnh Thái
Nguyên phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 30 xã đạt tiêu chí nơng thơn mới.


Hai điểm khác biệt của chương trình xây dựng nơng thơn mới


<i><b>Thứ nhất, việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM </b></i>


chỉ thực hiện từ cấp xã trở xuống, khơng có đề án, dự án liên xã, liên huyện. Đó
là một chương trình của dân, do dân và vì dân, vì vậy phải do nhân dân làm là
chính. Nếu thực hiện theo cách chỉ lập dự án rồi chờ chuyển ngân sách về để làm
thì hồn tồn trái ngược với quan điểm, chủ trương chỉ đạo. Cần triển khai
chương trình như một cuộc vận động để nhân dân tổ chức thực hiện, Nhà nước
chỉ hỗ trợ và thực hiện những công việc thuộc về Nhà nước. Phần công việc
thuộc về Nhà nước chính là thực hiện 6 cơng trình cứng hố như nhà văn hoá xã,
thuỷ lợi, đường...


<i><b>Thứ hai, xây dựng NTM không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng, những </b></i>


cơng trình công cộng, những con đường, con kênh... mà phải tạo được sự thay
đổi ở mỗi hộ gia đình từ nhà cửa, vườn tược thậm chí thay đổi cả từ nhà vệ sinh
của người dân nơng thơn. Khi đó, chúng ta sẽ thay đổi được nếp sống của mỗi
gia đình, mỗi xóm bản theo hướng tích cực. Nhìn tổng thể, xây dựng NTM
không chỉ làm thay đổi về hạ tầng cơ sở mà còn tạo sự chuyển biến trong tư duy,
nhận thức của người dân, đó chính là vấn đề lâu dài và rất quan trọng. Trong thời


gian tới, tỉnh cần ưu tiên đầu tư cho những xã điểm về xây dựng NTM, qua đó
sớm hình thành những mơ hình hồn thiện để nhân rộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

hướng VietGap và được sự giám sát chặt chẽ thì chắc chắn chè Thái Nguyên sẽ
vươn xa.


<i>Về chăn nuôi, Thái Nguyên là một trong những tỉnh có thế mạnh để mở </i>


rộng và phát triển chăn nuôi ở vùng trung du theo hướng cơng nghiệp, an tồn
dịch bệnh và hiệu quả cao. Qua đó, địa phương cần nỗ lực sớm dập tắt dịch lở
mồm long móng trên đàn gia súc đã diễn ra hơn 2 tháng qua. Được biết, dịch xảy
ra trên diện rộng với 9/9 huyện thành thị, 152/180 xã phường của tỉnh Thái
Nguyên có dịch.


<i><b>Điểm nổi bật trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên </b></i>


Là một trong hai xã điểm đầu tiên ở huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên)
triển khai chương trình xây dựng nơng thôn mới, La Bằng đã chọn cho riêng
mình một hướng đi mới, đó là: tập trung phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng,
nâng cao giá trị thương hiệu cho chè đặc sản La Bằng. Từ cách làm này, tuy mới
<b>triển khai nhưng hiện xã đã hồn thành 10/19 chỉ tiêu xây dựng nơng thôn mới... </b>
Với truyền thống thâm canh, sản xuất chè, nhiều năm qua, La Bằng đã trở
thành vùng chè đặc sản nổi tiếng ở Thái Nguyên, chẳng kém các vùng chè Tân
Cương, Trại Cài. Cây chè đã trở thành cây làm giàu chủ lực của địa phương. Tuy
vậy, nhiều năm qua, chè La Bằng vẫn chưa thực sự có chỗ đứng trên thị trường,
giá trị sản xuất thấp. Do vậy, để thay đổi phương thức sản xuất chè, xây dựng
thương hiệu chè La Bằng trên thị trường chính là điều kiện cơ bản tiến tới thực
hiện thành cơng các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

trọng nhất khi người nông dân tham gia HTX là họ đã thay đổi được cách nghĩ,


cách làm chè đặc sản, khắc phục cơ bản phương thức sản xuất manh mún, tự
phát [31, tr.25].


Hoạt động hiệu quả của HTX chè La Bằng đã trở thành mơ hình điểm
trong việc hình thành các tổ đội hợp tác sản xuất tại xã La Bằng. Đến nay, ở hầu
hết các xóm của xã đều có các đội hợp tác, tổ đổi công tự nguyện. Bà Nguyễn
Thị Hải - Chủ nhiệm HTX chè La Bằng cho biết thêm: những tổ hợp tác tạo ra
tinh thần đoàn kết, thi đua sơi nổi giữa các thơn xóm, các tổ đội. Người dân tự so
sánh kết quả thi đua bằng chính giá trị của mỗi sản phẩm chè do các tổ đội làm
ra. Có thể nói, thực tiễn hoạt động của tổ đội sản xuất giúp bà con rất nhiệt tình
hưởng ứng thực hiện các cuộc vận động. Điển hình là việc góp cơng, góp của
xây dựng các công trình phục vụ dân sinh; phong trào tự nguyện hiến đất làm
đường...


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

chuẩn quốc gia ở các trường học, xây dựng mới trung tâm văn hố, thể thao với
tổng diện tích 10.000 m2, nâng thu nhập bình quân lên 22 triệu đồng/người/năm,
cao bằng 1,2 lần mức thu nhập bình quân chung đối với khu vực nông thôn của
tỉnh [31, tr.27]. Các chương trình, dự án này đang được triển khai đồng bộ, quyết
liệt với sự tham gia hưởng ứng tích cực của cả cộng đồng dân cư, tạo nên diện
mạo mới, nhịp sống mới trên quê hương cách mạng anh hùng.


<b>2.2. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động ở </b>
<b>nông thôn tỉnh Thái Nguyên </b>


<i><b>2.2.1. Khái quát chung về dân số, lao động và việc làm </b></i>
<i>2.2.1.1. Tình hình dân số, lao động </i>


<i>* Tình hình dân số </i>


Dân số: Thái Nguyên có gần 1,1 triệu dân, gồm 8 dân tộc, chủ yếu là


người Kinh (chiếm khoảng 75%). Mật độ dân số khoảng 260 người/km2, cao
nhất trong các tỉnh miền núi phía bắc. Tuy nhiên, dân cư phân bố không đều,
vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng
bằng dân cư rất dày đặc. Nơi có mật độ dân cư cao nhất là thành phố Thái
Nguyên (1.300 người/km2), nơi có mật độ dân cư thấp nhất là huyện Võ Nhai
(khoảng 80 người/km2<i>). </i>


<i>* Tình hình lao động </i>


<i>- Về quy mơ lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>Bảng 2.1: Quy mô dân số và lực lượng lao động ở nơng thơn Thái Ngun </b>
<i>Đơn vị tính: người </i>


<i>Nguồn: [52, tr.12-14]. </i>


<i>- Về cơ cấu lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên </i>
<i>+ Theo độ tuổi: </i>


Lực lượng lao động ở Thái Nguyên nói chung, lực lượng lao động ở nơng
thơn Thái Ngun nói riêng phần lớn là lao động trẻ. Năm 2009, số lao động có
độ tuổi từ 15 đến 24 được bổ sung vào lực lượng lao động chung là 17%, số lao
động có độ tuổi từ 25 đến 34 chiếm đến 26,3%. Đây là thế mạnh của lực lượng
lao động nông thôn Thái Nguyên; vì lực lượng lao động này có nhiều ưu thế
trong đó ưu thế về sức khoẻ, trình độ văn hố, dễ dàng tiếp thu những kiến thức
và tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, phát
triển mạnh kinh tế ở khu vực nông thôn (Bảng 2.2).


<b>Năm </b>



<b>Chỉ tiêu </b> <b>2003 </b> <b>2004 </b> <b>2005 </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b> <b>2009 </b>


Dân số


trung bình 1.035.000 1.074.000 1.100.000 1.123.000 1.145.000 1.178.000 1.213.000
Lực lượng


lao động 576.266. 615.402 648.120 676.832 707.266 746.145 784.932
% lực


lượng lao
động


55,66 57,30 58,92 60,27 61,77 63,34 64,71


Lực lượng
LĐ nông
thôn


522.096 555.708 582.659 605.764 629.466 660.338 690.740
% LLLĐ


nông thôn/
tổng số LL
lao động


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>Bảng 2.2: Cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn Thái Ngun </b>
<b>theo nhóm tuổi năm 2009</b>


<i>Đơn vị tính: Người</i>


<b>Độ tuổi </b>


<b>Tổng số LĐ </b>


<b>15-24 </b>
<b>tuổi </b>
<b>25-34 </b>
<b>tuổi </b>
<b>35-44 </b>
<b>tuổi </b>
<b>45-54 </b>
<b>tuổi </b>
<b>55-59 </b>
<b>tuổi </b>
<b>Trên </b>
<b>60 tuổi </b>


690.740 11.742 181.664 194.097 102.229 63.548 31.774


% so với tổng số 17,0 26,3 28,1 14,8 9,2 4,6


<i>Nguồn: [52, tr.23-24]. </i>


Số lao động ở độ tuổi từ 35 đến 44 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 28,1%. Đây
phần lớn là lao động chính, trụ cột trong gia đình, họ có nghề nghiệp và cuộc
sống ổn định; số lao động này chiếm tỉ lệ lớn là một thuận lợi cho công tác giải
quyết việc làm.


<i>+ Theo trình độ học vấn </i>



<i><b>Bảng 2.3: Lực lượng lao động ở Thái Nguyên chia theo trình độ học vấn </b></i>
<i> Đơn vị tính: Người, % </i>


<b>Năm </b>
<b>Tiêu chí </b>
<b>Tổng số </b>
<b>(%) </b>
<b>Trong đó </b>
<b>Khơng </b>
<b>biết chữ </b>
<b>Chưa </b>
<b>tốt </b>
<b>nghiệp </b>
<b>tiểu học </b>
<b>Đã tốt </b>
<b>nghiệp </b>
<b>tiểu học </b>
<b>Đã tốt </b>
<b>nghiệp </b>
<b>THCS </b>
<b>Đã tốt </b>
<b>nghiệp </b>
<b>THPT </b>
<b>Năm 2005 </b>


Lực lượng lao động
chung toàn tỉnh


648.120
100%


8360
1.29%
48.608
7.5%
138.114
21.31%
316.347
48.81%
136.688
21.09%


Thành thị 65.707


100%
237
0,35%
2346
3,57%
6117
9,31%
23.129
35,2%
33.886
51,57%
Nông thôn 582.659


100%
8332
1,43%
46.263


7,94%
131.913
22,64%
293.310
50,34%
102.839
17,65%
<b>Năm 2007 </b>


Lực lượng lao động
chung toàn tỉnh


707.266
100%
14.145
2%
49.155
6,95%
186.577
26,38%
323.574
45,75%
133.815
18,92%
Thành thị 77.800


100%
357
0,46%
965


1,24%
9110
11,71%
21.200
27,25%
46.166
59,34%
Nông thôn 629.466


100%
7.742
1,23%
41.230
6,55%
140.623
22,34%
321.908
51,14%
117.962
18,74%
<b>Năm 2009 </b>


Lực lượng lao động
chung toàn tỉnh


784.932
100%
1.421
1,80%
4.310


5,46%
16.655
21,10%
38.874
49,25%
17.712
22,44%
Thành thị 290.120


100%
1.044
0,36%
3.249
1,12%
30.288
10,44%
79.783
27,50%
175.958
60,65%
Nông thôn 690.740


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Qua bảng 2.3 cho thấy, lực lượng lao động ở Thái Ngun nhìn chung có
trình độ học vấn những năm gần đây tương đối khá. Năm 2005, số lao động chưa
biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 8,79% và giảm dần đến năm 2009
còn 7,26%. Số người lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm tỉ lệ cao nhất
48,81% năm 2005 và 49,25% năm 2009; có thể nói đây là phần lớn học sinh đã
học hết trung học cơ sở, không có điều kiện học lên trung học phổ thơng nên nó
đã bổ sung cho lực lượng lao động hàng năm. Số lao động đã tốt nghiệp trung
học phổ thông đã giảm do số người đi học đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật


<i>để làm việc trong các khu công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. </i>


So sánh hai khu vực nông thôn và thành thị, chúng ta thấy rằng lực lượng
lao động ở thành thị có trình độ học vấn cao hơn ở khu vực nông thôn. Số lao
động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học ở thành thị có 4.293 người thì ở
nơng thơn đối tượng này là 41.444 người. Số lao động có trình độ học vấn cao ở
khu vực nơng thơn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với thành thị.


Tuy nhiên, trong những năm qua, nhờ những thành tựu to lớn của ngành
giáo dục Thái Nguyên, trình độ học vấn của người lao động ở Thái Nguyên đã
từng bước được cải thiện. Số lao động có trình độ học vấn thấp có xu hướng
giảm dần, trong khi số lao động có trình độ học vấn cao tăng thêm rõ rệt cả về số
lượng và tỷ lệ (bảng 2.4).


<i>+ Theo trình độ chun mơn kỹ thuật: </i>


Qua bảng 2.4, ta thấy tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Thái Nguyên tuy
chưa cao nhưng đã tăng đáng kể. Năm 2005, tỷ lệ lao động đã qua dào tạo ở
trình độ sơ cấp, học nghề chiếm 14,30%, nhưng đến năm 2009 đã tăng lên là
21% (tăng 6,7% so với năm 2005). Điều đó cho thấy xu hướng chun mơn hóa
trong lao động sản xuất ở nơng thơn tỉnh Thái Nguyên ; từ đó tạo cơ sở cho việc
nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, nông thôn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

năm 2007 và 63,2% vào năm 2009, trong khi đó số lao động có trình độ chuyên
môn đào tạo từ sơ cấp, học nghề tăng từ 13,5% năm 2005 lên đến 20,7% năm
2009, tăng 7,2%.


<b>Bảng 2.4: Lực lượng lao động chia theo trình độ chun mơn kỹ thuật </b>


<i><b> Đơn vị tính: người </b></i>



<b>Trình độ CMKT </b>


<b>Tổng - khu vực </b>


<b>Tổng số </b> <b>Khơng có </b>
<b>CMKT </b>


<b>Sơ cấp học </b>
<b>nghề </b>


<b>Cơng nhân </b>
<b>kỹ thuật có </b>
<b>bằng trở </b>


<b>lên </b>
<b>Năm 2005 </b>


Tổng số cả tỉnh 648.120 510.070 92.681 45.368


Tỷ lệ % 100 78,7 14,3 7


Thành thị 65.461 29.846 14.074 21.537


Tỷ lệ % 100 45,6 21,5 32,9


Nông thôn 582.659 480.111 78.660 23.889


Tỷ lệ % 100 82,4 13,5 4,1



<b>Năm 2007 </b>


Tổng số cả tỉnh 707.266 526.304 120.235 10.726


Tỷ lệ % 100 73 17 10


Thành thị 77.555 31.410 17.062 29.083


Tỷ lệ % 100 40,5 22 37,5


Nông thôn 629.466 453.844 103.232 72.389


Tỷ lệ % 100 72,1 16,4 11,5


<b>Năm 2009 </b>


Tổng số cả tỉnh 784.932 533.754 164.836 86.343


Tỷ lệ % 100 68 21 11


Thành thị 94.192 35.783 21.664 36.735


Tỷ lệ % 100 38 23 39


Nông thôn 690.740 436.548 142.983 111209


Tỷ lệ % 100 63,2 20,7 16,1


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Tuy nhiên, số lao động có trình độ kỹ thuật ở Thái Nguyên hiện nay vẫn
tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị. Năm 2009, nếu số lao động tại thành thị là


94.192 người thì có tới 36.735 cơng nhân có bằng cấp kỹ thuật trở lên (chiếm
39%), trong khi đó số lao động này ở nông thôn chỉ chiếm 16,1% . Điều này
phản ánh trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật ở nông thôn của tỉnh Thái Nguyên
cịn nhiều hạn chế.


<i>2.2.1.2. Tình hình việc làm giai đoạn 2007 - 2009 </i>


<i>* Tình hình việc làm: Số lao động có việc làm ở thành thị và nông thôn </i>


Thái Nguyên trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.5


<b>Bảng 2.5: Việc làm phân theo thành thị và nông thôn </b>


<b>Chỉ tiêu </b>


<b>Đơn </b>
<b>vị </b>
<b>tính </b>


<b>Năm 2007 </b> <b>Năm 2008 </b> <b>Năm 2009 </b>


<b>T. thị N. thôn T. thị N. thôn T. thị N. thôn </b>


<i>Tổng số </i> <i>Người 61.107 448.124 68.738 468.258 74.713 499.875 </i>


So với tổng số
chung


% 12 88 12,8 87,2 13 87



1. Nông, lâm,
ngư nghiệp


Người 6.911 352.897 6.943 368.331 7.974 357.410


So với tổng số
khu vực


% 11,31 78,75 10,1 78,66 10,75 71,5


2. Công nghiệp
xây dựng


Người 16.340 44.812 18.834 53.194 19.575 88.778


So với tổng số
khu vực


% 26,74 10 27,4 11,36 26,2 17,76


3. Dịch vụ Người 37.855 47.501 42.961 46.544 47.106 53.686


So với tổng số
khu vực


% 61,95 10,6 62,5 9,94 63,05 10,74


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Qua bảng 2.5 cho ta thấy: Lao động có việc làm thường xuyên ở Thái
Nguyên tăng liên tục qua các năm 2007, 2008, 2009. Cụ thể:



+ Năm 2007, lực lượng lao động có việc làm là 509.231, chiếm 72% lực
lượng lao động chung toàn tỉnh, trong đó khu vực thành thị là 61.107 người,
chiếm 12%, khu vực nông thôn là 448.124 người, chiếm 88%.


+ Năm 2009, con số này đã tăng lên là là 574.570 người, chiếm tỷ lệ
73,2% lực lượng lao động chung toàn tỉnh, trong đó khu vực nơng thơn 499.875
người chiếm 87%, khu vực thành thị 74.713 người, chiếm 13%.


Qua khảo sát 3 năm gần đây có thể thấy một số đặc điểm về việc làm phân
theo thành thị và nông thôn ở Thái Nguyên như sau:


<i>+ Thứ nhất, lao động có việc làm ở khu vực thành thị có xu hướng tăng </i>


(từ 12% năm 2007 lên 12,8% năm 2008, đến năm 2009, con số này đã đạt 13%).
Cùng với đó là xu hướng giảm của lao động có việc làm ở khu vực nông thôn
(88% năm 2007 xuống 87% năm 2009).


Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong những năm gần đây, cùng với
cả nước, Thái Nguyên tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tích cực: tăng tỷ trọng các ngành cơng nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành
nông nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh cũng thực hiện tích cực việc chú trọng nâng cao
hiệu quả hoạt động trong các ngành kinh tế nói chung và trong lĩnh vực nơng
nghiệp nói riêng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói trên tất yếu dẫn đến việc
chuyển dịch cơ cấu lao động: một bộ phận không nhỏ lao động nông thôn di cư
ra khu vực thành thị kiếm việc làm, do đó tỷ lệ việc làm ở khu vực thành thị liên
tục tăng, cịn ở nơng thơn giảm xuống. Bên cạnh đó, cùng với q trình đơ thị
hố nơng thơn, một số hộ nơng dân bám mặt đường lớn có cơ hội chuyển sang
buôn bán hoặc làm các lĩnh vực khác ngồi nơng nghiệp.


<i>+ Thứ hai, Việc làm ở nông thôn Thái Nguyên đang có sự chuyển biến </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

năm 2009; Lao động trong ngành dịch vụ tăng từ 10,6% năm 2007 lên 10,74%
năm 2009.


Từ sự phân tích trên cho thấy lao động ở nông thôn Thái Nguyên vẫn
chiếm tỷ lệ cao, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Đây là
những khó khăn trong q trình giải quyết việc làm trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố.


Tình hình việc làm ở 3 huyện điều tra nghiên cứu được thể hiện như sau:


<b>Bảng 2.6: Thực trạng việc làm 12 tháng qua của các hộ điều tra năm 2010 </b>


<b>Huyện </b>


<b>Loại hộ </b>


<b>Việc làm 12 tháng qua </b>
<b>Đủ việc làm </b> <b>Thiếu việc </b>


<b>làm </b>


<b>Khơng có </b>


<b> việc làm </b> <b>Tổng số </b>


<b>T. số </b> <b>Cơ cấu </b>


<b>(%) </b> <b>T. số </b>



<b>Cơ </b>
<b>cấu </b>
<b>(%) </b>
<b>T.số </b>
<b>Cơ </b>
<b>cấu </b>
<b>(%) </b>


<b>T.số </b> <b>Cơ </b>


<b>cấu </b>
<b>(%) </b>


Phổ
Yên


Tổng số 152 100 24 100 9 100 185 100


Giầu 30 19,7 2 8,3 - - 32 17,3


TB 99 65,2 15 62,5 - - 114 61,6


Nghèo 23 15,1 7 29,2 9 100 39 21,1


Đaị
Từ


Tổng số 65 100 29 100 12 100 106 100


Giầu 14 21,5 3 10,3 - - 17 16,0



TB 40 61,5 11 38,0 - - 51 48,1


Nghèo 11 17,0 15 51,1 12 100 38 35,8


Phú
Lương


Tổng số 57 100 34 100 8 100 99 100


Giầu 5 87,7 1 2,9 - - 6 6,0


TB 43 75,5 12 35,3 3 37,5 58 58,6


Nghèo 9 15,8 21 61,8 5 62,5 35 35,4


Tổng
số


Tổng số 274 100 87 100 29 100 390 100


Giầu 49 17,9 6 6,9 - - 55 14,1


TB 182 66,4 38 43,7 3 10,3 223 57,2


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<i>2.2.1.3. Tình hình thất nghiệp, thiếu việc làm </i>


<b>Bảng 2.7: Tình hình thiếu việc làm của lực lượng lao động </b>
<b> ở nông thôn Thái Nguyên </b>



<b>Tiêu chí </b>


<b>Đơn </b>
<b>vị </b>
<b>tính </b>


<b>2003 </b> <b>2005 </b> <b>2007 </b> <b>2009 </b>


Lực lượng lao động ở nông


thôn Người 522.096 582.659 629.466 690.740


Lực lượng lao động ở nơng


thơn có việc làm Người 460.698 511.575 564.517 613.446


Lực lượng lao động ở nông


thôn thất nghiệp Người 61.398 71.084 64.949 77.294


Tỷ lệ thất nghiệp % 11,76 12,20 9,60 11,19


<i>Nguồn: [42, tr.15-17]. </i>


Qua bảng 2.7, ta thấy tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên từ
năm 2003 là 11,76% tăng lên 12,20% năm 2005, nhưng có xu hướng giảm mạnh
vào năm 2007 là 9.60% và lại tăng trở lại vào năm 2009 với 11,19%.


Qua thực tế ở Thái Nguyên lực lượng lao động ở nơng thơn có nguy cơ
thất nghiệp cao hơn so với lực lượng lao động ở thành thị. Thực tế tình trạng


thiếu việc làm hay cịn gọi là bán thất nghiệp của lực lượng lao động ở nông thôn
cũng ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của người lao động, lãng phí nguồn lực
lao động xã hội ở khu vực này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

<b>Bảng 2.8: Tình hình thất nghiệp ở thành thị và sử dụng thời gian </b>
<b>lao động ở nông thôn Thái Nguyên </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b> <b>2009 </b> <b>2010 </b>


Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị


(%) 4,42 4,26 4,17 3,94 3,91


Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động


trong khu vực nông thôn (%) 74,86 76,23 75,33 75,78 76,5


<i>Nguồn: [42, tr.19] </i>


Bảng số liệu 2.8 cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị có xu
hướng giảm từ 4,42% năm 2006, xuống 4,17 năm 2008 và đến năm 2010, con số
này giảm xuống chỉ còn 3,91%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<i>Về sử dụng thời gian lao động thường xuyên ở các hộ điều tra: </i>


<b>Bảng 2.9: Tình hình sử dụng thời gian lao động của lao động thường xuyên </b>
<b>ở các hộ điều tra trong 12 tháng qua ( năm 2010) </b>


<b>Huyện </b>
<b>Tổng </b>


<b>số hộ </b>
<b>điều </b>
<b>tra </b>
<b>(hộ) </b>
<b>Tổng </b>
<b>số lao </b>
<b>động </b>
<b>(người) </b>
<b>Tổng </b>
<b>số lao </b>
<b>động </b>
<b>tham </b>
<b>gia </b>
<b>hoạt </b>
<b>động </b>
<b>kinh tế </b>
<b>(người) </b>
<b>Tổng số </b>
<b>ngày </b>
<b>thực tế </b>
<b>làm việc </b>
<b>12 </b>
<b>tháng </b>
<b>qua </b>
<b>Tổng </b>
<b>số </b>
<b>ngày </b>
<b>có nhu </b>
<b>cầu </b>
<b>làm </b>

<b>thêm </b>
<b>(ngày) </b>
<b>Tổng số </b>
<b>ngày thực </b>
<b>tế làm </b>
<b>việc và số </b>


<b>ngày có </b>
<b>nhu cầu </b>
<b>làm thêm </b>
<b>Tỷ lệ </b>
<b>thời </b>
<b>gian </b>
<b>thực tế </b>
<b>được </b>
<b>sử </b>
<b>dụng </b>
<b>(%) </b>


Phổ Yên 185 528 511 119.954 20.438 140.392 85,44


Đại Từ 106 261 247 58.789 11.976 70.765 83,0


Phú


Lương 99 227 216 49.132 16.435 65.567 74,9


Tổng số 390 1016 974 227.875 48.849 276.724 82,34


<i>Nguồn: [42, tr.25-28]. </i>



Từ bảng 2.9 ta thấy, vùng đồng bằng (đại diện là huyện Phổ Yên) có tỷ lệ
sử dụng thời gian lao động (85,44%) cao hơn các huyện trung du và miền núi
(đại diện là huyện Đại Từ: 83% và huyện Phú Lương: 74,9%)


Qua phân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở Thái Nguyên
trong những năm qua nổi lên một số đặc điểm sau:


- Tỷ lệ thất nghiệp ở Thái Nguyên có xu hướng giảm dần nhưng còn ở
mức cao.


- Số người thiếu việc làm ở nơng thơn cịn rất lớn, độ tuổi có tỷ trọng
thiếu việc làm cao nhất là 15-24 tuổi, 25-34 tuổi.


- Mỗi năm, dân số và lao động tăng thêm trên 12 ngàn người đây là khó
khăn trong giải quyết việc làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

lao động ở nông thôn được nâng lên, nhưng trình độ chun mơn cịn thấp và
phân bổ giữa các vùng không đồng đều.


<i>* Hậu quả của tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm: </i>


- Theo kết quả điều tra từ phiếu điều tra của 3 huyện (xem bảng 2.6)
100% hộ có lao động khơng có việc làm hoặc thiếu việc làm đều dẫn đến đói
nghèo và những hộ giàu đều có đủ việc làm. Để lý giải thực trạng trên cần xuất
phát từ thực trạng nông thôn Thái Nguyên hầu như khơng có các làng nghề
truyền thống, do đó giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nơng thơn là rất khó
thực hiện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với xu hướng đơ thị hố
nơng thơn, một số khu công nghiệp được mở rộng tới nông thôn như khu công
nghiệp Sông Công, Phổ Yên. Tuy nhiên, một bất cập đó là trình độ của người lao


động ở khu vực nông thôn lại chưa đủ đáp ứng do đó ít có cơ hội để tham gia
làm việc. Kết quả là những người này hầu như chọn những công việc nặng nhọc,
thu nhập thấp, hoặc chỉ làm những công việc nông nghiệp đơn thuần, hoặc
khơng có việc làm.


- Do tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, mức thu nhập của họ hầu như
chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu. Do vậy, khơng có điều kiện nâng cao
trình độ của mình trong tương lai để thốt khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, thì
trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục,
sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái


Khi hết thời vụ trong thời gian nông nhàn có tới 40% số lao động là nam
giới, độ tuổi từ 18 - 50, đã di cư ra khu vực thành thị tìm thêm việc làm. Hiện
nay, đa phần lao động nông thôn di cư đi làm ăn nơi khác là những người nghèo,
tự tìm việc làm để duy trì và nâng cao đời sống của bản thân và gia đình họ. Vì
vậy, việc lao động nông thôn di cư đi nơi khác nhìn chung đều góp phần cải
thiện đời sống, giảm bớt đói nghèo và sức ép về lao động, việc làm và các nhu
cầu khác cho khu vực nông thôn, đặc biệt là một số vùng đất chật người đông,
tạo thêm nhiều ngành nghề mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

công việc đơn giản, cơ bắp (nghề tự do, nghề phục vụ gia đình, thợ xây, đạo xích
lơ, cửu vạn, bốc vác, đào đãi vàng...), lao động di cư hầu như không khai báo tạm
trú tạm vắng với địa phương đã gây cản trở cho việc quản lý hộ khẩu, quản lý kế
hoạch hố gia đình... hơn nữa họ có những thói quen tuỳ tiện đã làm phức tạp
thêm vấn đề trật tự an ninh, dễ bị mắc các tai tệ nạn xã hội. Trong số những người
đi lao động tự do có tới 10% số người bị nghiện hút, mắc các bệnh xã hội như:
giang mai, lậu, HIV/AIDS. Sau đó họ trở lại địa phương làm mất trật tự an ninh xã
hội và gây lây nan bệnh truyền nhiễm cho gia đình và cộng đồng.


<i>* Nguyên nhân thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay ở Thái Nguyên: </i>



Thông qua thực trạng việc làm của người lao động Thái Ngun nói
chung và ở nơng thơn nói riêng có thể thấy, trong những năm qua đã có nhiều
chuyển biến tích cực, góp phần tạo ra sự ổn định, phát triển và nâng cao đời sống
cho người lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, đến năm 2009, số người thiếu việc
làm ở khu vực nơng thơn Thái Ngun vẫn cịn 77.294 người. Sở dĩ còn những
tồn tại trên là do những nguyên nhân sau:


<i>Một là, Thái Nguyên còn ở tình trạng sản xuất hàng hóa thấp, đời sống vật </i>


chất, tinh thần của một bộ phận dân cư, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng sâu,
vùng xa cịn gặp nhiều khó khăn và chưa ổn định. Người lao động khơng có điều
kiện để học nghề, nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật, cịn nhiều hạn chế về
kiến thức sản xuất hàng hoá và kinh tế thị trường, chưa đáp ứng được yêu cầu
sản xuất, nhất là ở các nghề mới xuất hiện trong những năm gần đây thuộc các
ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Hiện nay ở một số cơng việc địi hỏi trình
độ cao nhiều doanh nghiệp ở Thái Nguyên không tuyển được lao động tại địa
phương vì trình độ khơng đáp ứng yêu cầu. Điều này dẫn đến khó khăn trong
việc tìm kiếm việc làm. Mặt khác, kinh nghiệm và kiến thức làm ăn của người
lao động nhất là người lao động ở khu vực nông thôn chưa theo kịp những đòi
hỏi nghiệt ngã của cơ chế thị trường. Họ luôn là những đối tượng thua thiệt trong
cạnh tranh. Cơ hội để họ đứng vững và phát triển sản xuất kinh doanh ngành
nghề là rất khó, nên đa số lao động ở khu vực nông thôn là làm nông nghiệp, dẫn
đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

hồi đất nông nghiệp, đất ở các khu vực nông thôn phục vụ cho nhu cầu xây dựng
các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
nhu cầu cơng cộng và lợi ích quốc gia. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất là
tất yếu, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với lao động trong q
trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Nhưng việc thu hẹp đất ở khu vực đất nông


thôn, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp, làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã
hội rất bức xúc ở nhiều địa phương, trong đó có vấn đề việc làm của những
người lao động sau khi bị thu hồi đất. Kết quả điều tra tình hình nơng dân mất
đất do đơ thị hố và phục vụ các cơng trình phúc lợi từ năm 2006 - 2010 được
phản ảnh qua bảng 2.10: Tính từ năm 2006 đến năm 2010, Thái Nguyên đã có 23
xã có diện tích đất bị thu hồi để phục vụ cho các mục đích sử dụng trên, lên tới
1.400 ha, với 5.470 hộ bị mất đất, dẫn đến 18.900 lao động nơng nghiệp bị mất
việc, bình qn 1 ha đất bị thu hồi sẽ làm cho trên 13 lao động nơng nghiệp bị
mất việc.


<b>Bảng 2.10: Tình hình nơng dân mất đất do đơ thị hố và phục vụ </b>
<b>các cơng trình kinh tế, phúc lợi tỉnh Thái Nguyên từ năm 2006-2010 </b>


<b>TT </b> <b>Chỉ tiêu </b> <b>Đơn vị </b>


<b>tính </b> <b>Số lượng </b>


1 Tổng số xã lấy đất để phục vụ nhu cầu công


cộng Xã 23


2 Tổng số hộ bị lấy đất Hộ 5.470


3 Tổng diện tích đất bị lấy ha 1.400


4 Tổng Số lao động bị mất việc do thu hồi đất
Trong đó:


Lao động 18.900



- Số lao động đã bố trí được việc làm Lao động 5.679


- Số lao động đang được đào tạo chuyển đổi


nghề Lao động 2.835


- Số lao động thất nghiệp không bố trí được


việc làm Lao động 10.386


<i>Nguồn: [31, tr.40 - 43]. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

nông dân khơng có hoặc thiếu việc làm, khơng có hoặc giảm thu nhập. Điều
đáng chú ý là trong số những người mất việc này, nhóm người bị ảnh hưởng
nhiều nhất là từ 35 tuổi trở lên (chiếm khoảng 50%) là nhóm người ở độ tuổi gặp
nhiều khó khăn trong việc đào tạo lại nghề, chuyển đổi nghề mới. Đa số những
hộ dân bám các mặt đường lớn thường chuyển sang buôn bán, chạy chợ và làm
thuê nhiều việc như: vận tải, vận chuyển, thợ mộc, thợ nề... và cịn số thì đóng
gạch, làm th ở nơi khác.


Nhưng nhìn chung các công việc của họ đều thất thường. Trước thực
trạng đó, các cấp uỷ đảng, chính quyền đã đề ra nhiều giải pháp, cùng các ban,
ngành, đoàn thể nghiên cứu, tìm tịi, học tập du nhập nghề mới vào, vận động
người dân chuyển sang làm các nghề như sản xuất mây tre đan, thảm cói, thêu
ren... Những chi phí cho lớp học nghề hoặc việc cung cấp nguyên liệu, bao tiêu
sản phẩm hồn tồn do chính quyền phối hợp với các doanh nghiệp đứng ra đảm
nhiệm. Nhưng khi tiến hành phát động trong dân thì chỉ có trên 15% số lao động
đăng ký tham gia học nghề và chỉ có khoảng 10% làm nghề với mức thu nhập
thấp (khoảng 300.000đ/tháng), Thời gian sau do thu nhập thấp một số người lại
bỏ nghề. Vì vậy, số lao động thất nghiệp khơng bố trí được cơng ăn việc làm


ngày một tăng lên, trong 5 năm đã có 10.386 lao động thất nghiệp do mất đất
không bố trí được việc làm. Đây là vấn đề rất bức xúc hiện nay.


<i>Ba là, chính sách đầu tư chưa hợp lý: ở Thái Nguyên, tuy đã có nhiều cơ </i>


chế chính sách tạo hành lang pháp lý để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước tham gia phát triển kinh tế-xã hội trong tỉnh. Nhưng hệ thống chính sách
chưa đồng bộ, do đó trong những năm qua chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư
để phát triển công nghiệp, thu hút lao động. Môi trường pháp lý, hệ thống thông
tin thị trường lao động chưa hoàn thiện nên chưa tạo điều kiện tốt để phát triển
nguồn nhân lực tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.


<i>Bốn là, Đầu ra sản phẩm còn nhiều ách tắc: Nếu chỉ tạo ra nhiều sản phẩm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

ra cho thị trường tiêu thụ, sản phẩm cho nơng dân cịn hạn chế, do đó khó tạo ra
nhu cầu việc làm ổn định.


<i>Năm là, khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm tại tỉnh Thái </i>


Nguyên còn hạn chế, nhất là khu vực nông thôn. Nông thôn Thái Nguyên không
chỉ thiếu khoa học công nghệ, thiếu vốn, thị trường hạn hẹp do mức thu nhập
thấp của nông dân, mà cơ sở hạ tầng cũng chưa phát triển. Từ trước đến nay,
những dự án đầu tư cho Thái Nguyên chủ yếu là những dự án nhỏ, thí điểm,
chính vì vậy chưa thu hút được nhiều lao động cho khu vực này. Hạn chế về cơ
sở hạ tầng, dịch vụ thông tin thị trường lao động và những biến động về việc sắp
xếp sản xuất cũng góp phần gây khó khăn trong giải quyết việc làm cho người
lao động.


<i><b>2.2.2. Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn </b></i>
<i><b>tỉnh Thái Nguyên </b></i>



<i>2.2.2.1. Tình hình tạo việc làm </i>
<i>* Cơng tác xuất khẩu lao động </i>


Công tác xuất khẩu lao động nông thôn của Thái Nguyên, từ năm 2006 đến
nay đã đưa được 9.398 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chủ yếu là ở
hai thị trường Đài Loan và MaLaysia. Trong đó, Cơng ty Kinh doanh tổng hợp
ln giữ vai trị quan trọng trong hoạt động xuất khẩu lao động của tỉnh.


<b>Bảng 2.11: Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động cho lao động nông thôn </b>
<b>giai đoạn 2006-2010 </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>ĐV </b> <b>2006 2007 2008 2009 2010 </b>


Số lao động được GQVL qua


xuất khẩu lao động Người 1690 1810 2015 2346 2875


Số doanh nghiệp tham gia


tuyển chọn DN 14 19 22 27 32


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Số lao động tham gia xuất khẩu đã làm tăng thu nhập cho một số gia đình
nơng thơn. ở một số gia đình có tiền do người thân gửi về đã trở thành điều kiện
cơ bản để gia đình mở mang kinh tế, tạo thêm việc làm.


Những kết quả do xuất khẩu lao động mang lại là rõ ràng và hiệu quả, do
đó Đảng ta đã triển khai đề án "Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm
nghèo nhanh, bền vững tại các huyện nghèo giai đoạn 2009-2015". Dự án được
Chính phủ phê duyệt năm 2008, theo đó mục tiêu cụ thể là từ năm 2009 đến


2015 đưa được khoảng 100.000 người ở các huyện này đi làm việc ở nước ngoài.
Nhà nước và các doanh nghiệp hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, người dân
tộc ít người về học phí đào tạo nghề, giáo dục định hướng, chi phí ăn ở, đi lại
trong thời gian học tập và các khoản chi phí thủ tục cho người lao động trước khi
đi làm việc ở nước ngoài. Bên cạnh đó, người lao động và doanh nghiệp cũng sẽ
được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi. Đây là chủ trương thứ ba mang tính
bước ngoặt của Đảng ta trong công tác xuất khẩu lao động.


Đi làm việc ở nước ngồi khơng chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân và gia
đình họ mà cịn góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Nhờ những số tiền
tích cóp, nhiều người trở về nước đã trở thành các nhà đầu tư, gây dựng nên
doanh nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương, đóng góp vào sự phát triển
của đất nước. Khơng chỉ có vậy, xuất khẩu lao động cịn giúp một bộ phận lao
động tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cung cách quản lý hiện đại,
rèn luyện tác phong công nghiệp để biến họ thành lao động có chất lượng. Vì
vậy, xuất khẩu lao động hiện được coi là ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều
lợi ích to lớn cả kinh tế và xã hội, là giải pháp tạo việc làm quan trọng mang tính
chiến lược của nước vì một mặt, xuất khẩu lao động đã và đang tạo ra nhiều việc
làm, tăng thu nhập, góp phần xố đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, xuất khẩu lao
động cịn góp phần nâng cao tri thức, kỹ năng lao động, giúp người lao động
từng bước thích nghi trong điều kiện tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

- Hiện nay chưa có doanh nghiệp nào đủ mạnh để trực tiếp xuất khẩu lao
động với thị trường nước ngoài mà chủ yếu dựa vào các Trung tâm xúc tiến việc
làm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trung tâm xúc tiến việc làm của
các đoàn thể... Các trung tâm này chỉ làm chức năng mô giới.


- Chưa hình thành được trung tâm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ
chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.



- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong tổ chức triển khai
chính sách xuất khẩu lao động chưa tốt.


<i>* Công tác đào tạo nguồn nhân lực nơng thơn </i>


Thái Ngun là tỉnh có lao động ở nông thôn chiếm trên 70% so với tổng
số lao động, đa phần là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Những năm qua
mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như: cơ sở vật chất, trang thiết bị cịn thơ sơ, lạc
hậu khơng được thường xun đổi mới, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng,
yếu về chất lượng, công tác thông tin thị trường còn nhiều bất cập... nhưng các
trung tâm dịch vụ việc làm đã từng bước khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp
để triển khai các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo nghề cho người lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

<b>Bảng 2.12: Kết quả tư vấn, đào tạo nghề giải quyết việc làm nông thôn </b>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b> <b>2009 </b>


Tổng số người được tư vấn, đào tạo nghề,
giải quyết việc làm


9.025 10.041 11.303 11.635


Số lao động được tuyển thông qua hội chợ 0 0 983 805


<i>Nguồn: [47, tr.20] </i>


Năm 2009, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các đơn vị
thành lập 3 trung tâm dạy nghề công lập, thẩm định và cấp giấy phép cho 6 cơ sở
dạy nghề, cấp 6.361 văn bằng nghề, gồm 3.360 bằng nghề và 3.501 chứng chỉ
nghề cho các trường và các cơ sở nghề. Đào tạo dạy nghề tại cộng đồng cho trên


14.700 lượt người, tăng 0,2% so với năm 2006.


Kết quả công tác đào tạo nghề đã góp phần nâng cao tỷ lệ đào tạo nghề
lên 25%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 17,5%. Chất lượng học sinh tốt
nghiệp các trường dậy nghề, đã từng bước đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
Qua đó đã tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm, có thu nhập cao,
ổn định cuộc sống.


<i>2.2.2.2. Tình hình thực thi các cơ chế, chính sách giải quyết việc làm </i>
<i>* Thực hiện các chương trình quốc gia về giải quyết việc làm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

4.500 người/năm, lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài khoảng 13.400 người, mỗi
năm số lao động được giải quyết việc làm tại chỗ hàng vạn lao động và số lao
động ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng [47, tr.30]. Thực hiện
đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước về công tác giải quyết việc làm,
nhất là giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn. Tỉnh ủy, ủy ban
nhân dân tỉnh và các cấp, ban ngành trong tỉnh đã tổ chức tốt, phối hợp thực hiện
cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm góp phần tích cực chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phát triển sản xuất, tạo nhiều chỗ làm mới, giảm
tỉ lệ thất nghiệp và nâng tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn.


<b>Bảng 2.13: Vốn quốc gia thực hiện chương trình xố đói giảm nghèo </b>
<b>và giải quyết việc làm ở Thái Nguyên (2003-2009) </b>


<i> Đơn vị tính: Triệu đồng </i>


<b>Năm </b>


<b>CTr dự </b>
<b>án đầu tư </b>



<b>2003 </b> <b>2004 </b> <b>2005 </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b> <b>2009 </b>


<b>Tổng 7 </b>
<b>năm </b>
<b>2003 - </b>


<b>2009 </b>


Tổng số 26.300 29.700 33.800 37.300 47.800 47.200 53.200 275.300
Dự án thực hiện 4.000 6.000 8.000 10.000 18.000 15.000 18.000 79.000
Đào tạo cán bộ


xã làm XĐGN


2.700 2.700 2.800 3.000 3.000 3.500 4.000 21.700
Hướng dẫn


khuyến nông,
khuyến lâm


1.500 1.800 2.000 2.200 7.500


Hỗ trợ phát
triển ngành
nghề


1.000 1.500 2.000 4.500


Hỗ trợ trung


tâm xúc tiến
việc làm


2.600 3.000 3.000 2.800 3.000 3.200 3.500 21.100


Bổ sung quỹ
vay giải quyết
việc làm


17.000 18.000 20.000 20.000 21.000 22.000 23.500 141.500


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<i>* Thực hiện các chính sách và chương trình giải quyết việc làm cho người </i>
<i>lao động ở nông thôn </i>


Bằng những cơ chế chính sách của nhà nước, với sự phối hợp của các
ngành, các cấp trong vấn đề giải quyết việc làm và sự năng động, sáng tạo của
người lao động, giai đoạn 2006-2010 chương trình giải quyết việc làm, đã giải
quyết được 78.917 chỗ việc làm mới. Bình quân mỗi năm đã tạo được 15.784
chỗ việc làm mới (xem bảng 2.14).


<b>Bảng 2.14: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn </b>
<b>tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010 </b>


<i><b> Đơn vị tính: Người </b></i>


<b>Chỉ tiêu </b> <b>2006 </b> <b>2007 </b> <b>2008 </b> <b>2009 </b> <b>2010 </b> <b>Cộng </b>


Lao động được giải quyết
việc làm thông qua vay vốn
120



3562 3125 2943 2435 2300 14365


Lao động ký HĐLĐ tại các
doanh nghiệp trong các thành
phần kinh tế và khu vực hành
chính sự nghiệp


2352 3298 3836 4872 5900 20258


Lao động tự tạo việc làm 1930 2382 3060 2450 3750 13572


Lao động được GQVL thông
qua XKLĐ


80 1305 1783 1560 1300 6028


Lao động được GQVL thông
qua các chương trình khác:
trang trại, tổ sản xuất, HTX,
trồng rừng.v.v...


5966 5845 5078 4905 3900 25694


<b>Cộng </b> <b>13890 15955 16700 16222 16150 78917 </b>
<i>Nguồn: [47, tr.34] </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

thôn, đã giải quyết việc làm cho 12.065 lượt người, (bình quân mỗi năm giải
quyết việc làm cho 3.016 lao động). Trong đó:



+ Số lao động được thu hút làm việc ở lĩnh vực chăn nuôi là 4.050 lượt
người.


+ Số lao động được thu hút vào làm việc ở lĩnh vực trồng trọt là 2.257
lượt người.


+ Số lao động được thu hút vào làm việc ở lĩnh vực sản xuất hàng tiểu thủ
công nghiệp xuất khẩu là 2.223 lượt người,


+ Số lao động được thu hút vào làm việc ở lĩnh vực sản xuất vật liệu xây
dựng là 2.070 lượt người.


+ Số lao động được thu hút vào các lĩnh vực khác là 1.465 lượt người.
Đây là tín hiệu đáng mừng đã cho thấy Nhà nước cần ưu tiên cho vay vốn
giải quyết việc làm để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, nhằm tạo
thêm nhiều việc làm, xố đói giảm nghèo, xây dựng nơng thôn mới, hạn chế các
tệ nạn xã hội phát sinh... nâng cao mức sống cho người lao động, đặc biệt là khu
vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.


Ngồi tín dụng theo “Quỹ 120” đã nêu trên, các ngân hàng của tỉnh, nhất
là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn; nay là Ngân hàng chính sách
xã hội đã cho các hộ dân cư nông thơn vay vốn. Đến nay, các tổ chức tín dụng
Nhà nước đã cho các hộ nông thôn vay hàng trăm tỷ đồng. Chỉ riêng Ngân hàng
chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên 3 năm qua (2008-2010) doanh số cho vay là:
2.451 dự án/5.573 hộ với tổng số tiền là 48,4 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho
17.561 lao động [22, tr.54].


- Số lao động chủ động tự tìm việc làm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

được phát triển và thu hút nhiều lao động. Thông qua việc làm trên số lao động


chủ động tự tìm việc làm là 9.822 lượt người.


- Số lao động đăng ký hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp trong các
thành phần kinh tế và khu vực hành chính sự nghiệp.


Số lao động ký hợp đồng vào làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh
và khu vực hành chính sự nghiệp hiện nay khơng nhiều, do các doanh nghiệp nhà
nước đang tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu và khu vực hành chính sự
nghiệp phải khốn biên chế. Do đó, doanh nghiệp ngồi quốc doanh đóng vai trị
lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Trong 4 năm qua các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong tỉnh đã thu hút 14.358 lao động.


Trong những năm qua, do được sự quan tâm của Chính phủ, các ban,
ngành Trung ương và sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp
chặt chẽ của các ngành, đồn thể đã có nhiều chương trình được triển khai nhằm
tạo việc làm cho người lao động như: Vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh
của các đơn vị và của người lao động, chương trình di dân kinh tế mới trong và
ngồi tỉnh, chương trình 5 triệu ha rừng, Chương trình 135 cho các xã đặc biệt
khó khăn, chương trình kiên cố hóa kênh mương, nâng cấp đường giao thông
nông thôn... đã tạo cho việc làm mới là 21.794 lao động.


<b>2.3. Đánh giá chung về hoạt động giải quyết việc làm cho người lao </b>
<i><b>động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên </b></i>


<i><b>2.3.1. Những kết quả đạt được </b></i>


<i>* Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên </i>
<i>theo các ngành kinh tế </i>


<i><b>+ Ngành nông nghiệp: </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

đạt được nhiều kết quả tốt, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội, nâng cao đời sống của phần lớn hộ nông dân trên địa bàn.


Lực lượng lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu làm việc trong
lĩnh vực nông nghiệp. Trong những năm qua ngành nơng nghiệp Thái Ngun đã
có bước phát triển tương đối ổn định và theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm khai
thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Trong những năm qua, Thái Nguyên đã tích
cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi: "Chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những biện pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, Thái Nguyên
xác định những cây trồng, vật ni chính như chè, cây ăn quả, lợn, bò thịt, bò
sữa, trâu thịt, gia cầm và cá sẽ tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp chuyển dịch
theo hướng sản xuất hàng hoá. Trồng cây lương thực sẽ đảm bảo an ninh lương
thực trên địa bàn và một phần sản xuất hàng hoá. Trên tinh thần đó, ngành đã
thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đến năm 2010 và
khoanh vùng sản xuất nông, lâm sản hàng hoá, tạo vùng nguyên liệu phục vụ
công nghiệp chế biến" [22, tr.50].


Trong những năm qua (2000 - 2009), nhờ đẩy mạnh thực hiện những chủ
trương, chính sách đúng đắn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố, sản xuất nơng - lâm nghiệp của tỉnh đã đạt được kết quả
cao. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nơng nghiệp đạt bình qn 4,5 - 5%/năm;
sản lượng lương thực (có hạt) tính theo đầu người tăng từ 326 kg (năm 2003) tăng
lên 657kg (năm 2009). Tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản chiếm
gần 40%% GDP của tỉnh, thu hút và giải quyết việc làm cho khoảng trên 80% lao
động của tỉnh, cung ứng khối lượng nguyên liệu khá lớn cho công nghiệp chế biến
nông - lâm sản, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất cơng nghiệp phát triển, góp phần
xố đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho các hộ nông dân [41, tr.24].



</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

hộ có nhu cầu mở rộng kinh doanh, sản xuất, mạnh dạn đưa cây trồng mới vảo sản
xuất. Bên cạnh đó, tỉnh cịn đẩy mạnh công tác hỗ trợ vốn để nông dân đầu tư phát
triển những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư, hợp tác với nông dân thông qua các hợp đồng bao tiêu nông sản, chuyển
giao kỹ thuật… Đầu tư, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất luôn được
ngành Nông nghiệp thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện theo hướng nơng
nghiệp đơ thị. Nhiều mơ hình sản xuất mới như trang trại trồng chè, cây ăn quả,
sản xuất chè sạch, rau an toàn, cây cảnh, hoa tươi… được hình thành và sản xuất
có hiệu quả, góp phần tạo ra diện mạo nông thôn mới. Cây chè, đã và đang tiếp
tục khẳng định là cây trồng có thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản
phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt tăng từ 25 triệu đồng/1ha năm2005 lên
56 triệu đồng/1ha năm2010. Giá trị sản phẩm trên 1 ha chè, cây ăn quả tăng từ 45
triệu đồng/1 ha năm 2005 lên 72 triệu đồng/1ha năm 2010 [55, tr.33].


Kết quả bước đầu của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp là các mơ hình chuyển đổi sang sản xuất cây trồng giá trị kinh tế cao đã thu
được hiệu quả như: Mơ hình ứng dụng công nghệ sản xuất hoa tươi chất lượng
cao, trồng trong nhà lưới tại xã Quyết Thắng và phường Túc Duyên cho thu từ 90
đến 900 triệu đồng/ha/vụ. Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn được
triển khai thực hiện với tổng diện tích là 10 ha, bước đầu hướng vào thói quen
trồng và sử dụng rau an toàn của người dân thành phố. Đối với Đề án phát triển
vùng chè đặc sản Tân Cương, đã chuyển đổi cơ cấu giống đạt 40% giống mới, đưa
diện tích trồng chè lên trên 1.200 ha, trong đó có trên 1 nghìn ha cho thu hoạch,
giá trị sản phẩm chè đạt 60 triệu đồng/ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 11 nghìn
tấn; tạo việc làm cho 6.900 lao động, với mức thu nhập bình quân đạt 1,2 đến 1,5
triệu đồng/tháng. Cùng với đó, thành phố cịn thực hiện chương trình cấp I hóa
giống lúa, đưa các giống lúa lai vào gieo cấy, nhờ đó năng suất lúa bình quân 45
tạ/ha (năm 2005) tăng lên trên 70 tạ/ha (năm 2010) [41, tr.25].


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

phương như Syn6, Bio404 và một số giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao


vào sản xuất đại trà, dần thay thế giống lúa truyền thống. Do đó, năng suất sản
lượng lương thực có hạt khơng ngừng tăng, giá trị sản xuất nơng nghiệp trung
bình mỗi năm tăng từ 5 đến 8% so với cùng kỳ năm trước. Ngồi việc đưa các
giống mới có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng, việc chuyển đổi sang sản
xuất cây cảnh khơng cần diện tích sản xuất lớn nhưng phù hợp với điều kiện phát
triển đô thị và mang lại thu nhập khá cao. Nhiều hộ có vườn cây cảnh có giá trị
từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng như gia đình: ơng Ngừ, ông Kiểu, ông Giang
(phường Phú Xá); ông Đầm, ông Cường (phường Tân Thành); ông Hải, ông Ký
(phường Tân Thịnh); ông Hồng, ông Thoa (phường Thịnh Đán)… [17, tr.20].


<b>Biểu đồ 2.1. Cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên năm 2005, 2010 </b>
<b>Cơ cấu ngành </b>


<b>nông nghiệp năm 2005 </b>


<b>Cơ cấu ngành </b>
<b> nông nghiệp năm 2010 </b>


<i>Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên </i>
<i>+ Ngành công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

phóng mặt bằng và thu hút đầu tư. Do có những quyết sách đúng đắn và sự vào
cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị nên kết thúc năm 2010 trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên đã có tổng số trên 3000 doanh nghiệp và có khoảng 500 dự án
được cấp phép đăng ký đầu tư vào Thái Nguyên. Cũng trong thời gian trên tỷ lệ
hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm trên 3%/năm, tạo việc làm mới hàng năm
cho cho khoảng 16.000 lao động...


Trên cơ sở kết quả đã đạt được, Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
<i>lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã xác định: “Tích cực triển khai thực hiện </i>



<i>Nghị quyết của đại hội Đảng các cấp; tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh chuyển </i>
<i>dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, chú trọng phát triển nông nghiệp, nông </i>
<i>thôn; đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các </i>
<i>khu du lịch dịch vụ, tổ chức thành công Festival Trà Quốc tế, từng bước hình </i>
<i>thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Thủ đô Hà Nội”. Mục tiêu cụ thể hàng năm </i>


Thái nguyên có tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 12% trở lên, các chỉ tiêu xuất khẩu,
thu ngân sách, giá trị cơng nghiệp, thu nhập bình qn đầu người... tăng 20% trở
lên. Thái Nguyên đã đề ra 9 nhóm giải pháp để thực hiện trong đó ngay trong
năm 2011 sẽ tập trung vào các nhóm giải pháp trọng yếu như: Tiếp tục hồn
thiện cơ chế chính sách để huy động mọi nguồn lực cho đầu tư, phát triển; đẩy
mạnh cơng tác giải phóng mặt bằng; tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng, chỉnh trang
đô thị; tổ chức thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương VI về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn; tiếp tục thực hiện cơng cuộc cải cách hành chính...


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

môi trường đầu tư", tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa",
ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư. Số lao động được sử dung là
320.000 người, bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng gần 100 lao động, chưa kể
số lao động thời vụ. Nếu năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp mới đạt 2.822 tỷ
đồng, thì năm 2004 đạt 4.448 tỷ đồng, tăng 57,6% so với năm 2001. Với những
kết quả đạt được như trên, có thể nói ngành cơng nghiệp Thái Ngun đóng vai
trị quan trọng trong việc thu hút một lượng lớn lao động, giải quyết việc làm,
tăng thu nhập, góp phần ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh.


Nhờ thực hiện triển khai nhiều chính sách, biện pháp khuyến khích phát
triển phù hợp của tỉnh và ngành như: tập trung đầu tư chiều sâu, cải thiện môi
trường đầu tư, triển khai các chính sách ưu đãi đối với đầu tư trong và ngoài
nước,... tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng
trưởng khá. Cùng với đó, sự góp mặt của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài,


chủ lực là Công ty Natsteel Vina (chiếm khoảng 90% giá trị sản xuất của toàn
khu vực), cũng góp phần làm sơi động, phong phú thêm hoạt động sản xuất công
nghiệp trên địa bàn. Với những chủ trương đúng đắn của tỉnh, ngành như đẩy
mạnh xây dựng các khu, cụm công nghiệp, tạo thuận lợi về mặt bằng sản xuất và
ưu đãi vốn đầu tư,... khu vực này sẽ có những bước bứt phá trong tương lai, đóng
góp nhiều hơn nữa vào giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh nói chung và
nơng thơn nói riêng.


Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành
công nghiệp chế biến nông - lâm sản - thực phẩm, dệt may, da giầy, sản xuất vật
liệu xây dựng, giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp hố chất, cơ khí, luyện kim.
Đây chủ yếu là những ngành sử dụng nhiều lao động, do đó nếu những ngành
này tiếp tục được đầu tư phát triển sẽ góp phần đáng kể trong việc giải quyết
việc làm cho một lượng lớn lao động ở Thái Nguyên.


<i><b>+ Ngành dịch vụ: </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

đáng kể trong việc mở rộng quy mô nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
mở rộng quy mô đầu tư mới, tăng nhu cầu việc làm, góp phần tạo thêm nhiều
việc làm mới cho người lao động.


Ngoài các doanh nghiệp nhà nước, tồn tỉnh cịn có hơn 11 nghìn hộ kinh
doanh trong lĩnh vực thương mại - du lịch và dịch vụ. Sự tham gia của các hộ
kinh doanh tư nhân trong lĩnh vực này là lực lượng hùng hậu tạo sự sầm uất, sôi
động cho thị trường tồn tỉnh, kích thích các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác cùng cạnh tranh và phát triển lành mạnh, bình đẳng. Nhờ đó, tổng
mức luân chuyển hàng hoá trong những năm gần đây tăng mạnh. Sức mua của
người tiêu dùng tăng nhanh, khiến tỷ trọng thương mại, du lịch và dịch vụ trong
GDP của tỉnh cũng tăng đáng kể. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng xã hội năm 2009 đạt 3.691 tỷ đồng, tăng 30,2% so với năm 2006,


trong đó khu vực nhà nước chiếm trên 10%, khu vực dân doanh chiếm gần 90%.
Thành phố Thái Nguyên đã từng bước quy hoạch mạng lưới kinh doanh thương
mại ở 25 chợ, trong đó đã huy động trên 15 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp chợ
Đồng Quang, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế dân doanh phát triển
nhằm huy động mọi nguồn lực về vốn, lao động và khả năng kinh doanh của
nhân dân.


Hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đã và đang có những chuyển
biến tích cực. Cơ cấu mặt hàng, thị trường được mở rộng nhanh chóng. Nhiều
tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về cây công nghiệp, cây ăn quả, khoáng sản, may
mặc,... được khai thác ngày càng nhiều và mang lại hiệu quả thiết thực. Kim
ngạch xuất, nhập khẩu đạt khoảng 25 triệu USD/năm (trong đó các doanh nghiệp
địa phương đạt khoảng 13 - 14 triệu USD), chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh
tế của tỉnh. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thu hút lao động
trong nông nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

hội địa phương, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên thực hiện thành công
cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố, tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế. Bên
cạnh đó góp phần đáng kể trong việc giải quyết việc làm cho một bộ phận không
nhỏ lao động ở nông thôn, tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống cho lao
động nông thôn.


<i>* Giải quyết việc làm cho người lao động ở nơng thơng tỉnh Thái Ngun </i>
<i>góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. </i>


Qua 9 năm (2001-2009) Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên
đã từng bước đi lên và tự khẳng định mình trong việc phát triển kinh tế - xã hội
và nâng cao đời sống nhân dân. Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nhất là kinh tế
của tỉnh Thái Nguyên đã phát triển với tốc độ khá, thốt ra khỏi nhóm những
tỉnh nghèo của cả nước. Tổng sản phẩm của tỉnh tạo ra hằng năm tăng liên tục.


Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; từng bước nâng
cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Đã từng bước nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho mọi tầng lớp cư dân trong tỉnh; đồng thời, kinh tế 2 vùng
thành thị và nơng thơn xích lại gần nhau theo hướng đơ thị hóa. Qua 9 năm thực
hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái
Nguyên bước đầu đã thu được một số kết quả cụ thể như sau:


<i>Một là, nhận thức, quan niệm của người lao động về việc làm đã được </i>


thay đổi cơ bản. Người lao động tự chủ trong việc tự tạo việc làm cho mình và
cho người khác trong các thành phần kinh tế. Người sử dụng lao động được
khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo mở việc làm.
Mặt khác, chủ trương tạo việc làm cho người lao động cũng được thay đổi. Nhà
nước tập trung ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng hành lang phát luật, tạo
môi trường thận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.


<i>Hai là, trong những năm vừa qua, công tác giải quyết việc làm cho người </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

đào tạo trong địa bàn tồn tỉnh. Phân cơng một đồng chí phó Chủ tịch UBND
tỉnh làm chủ nhiệm đề án, các ngành Lao động - Thương binh Xã hội, Nội vụ,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo tham gia. Đã phát triển và
đa dạng hóa các hình thức kinh doanh tạo nhiều việc làm mới cho lao động của
tỉnh: kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, khơi phục và phát triền làng
nghề truyền thống.


Theo kế hoạch đề ra, mỗi năm Hội đào tạo cho 1000 hội viên, nơng dân
với nhóm ngành chủ yếu là nơng nghiệp trong đó chú trọng đào tạo các ngành
chăn nuôi thú y, chế biến chè an toàn, kỹ thuật trồng trọt và nhóm phi nông
nghiệp chủ yếu là tin học và may công nghiệp.



Sau khi được tỉnh ủy phê duyệt và UBND tỉnh cấp kinh phí, Hội nơng dân
tỉnh Thái Nguyên đã triển khai một cách đồng bộ ngay từ các khâu như: tuyên
truyền, khảo sát nhu cầu, đào tạo…


Song song với công tác tuyên tuyền Hội nông dân tỉnh đặc biệt chú trọng
đến vấn đề khảo sát nhu cầu trước khi đào tạo: Xác định đây là một khâu hết sức
quan trọng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả và chất lượng đào tạo, ngay
sau khi tuyên tuyền Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành tổ chức các
khóa tập huấn cho cán bộ cơ sở Hội về phương pháp điều tra rà soát, khảo sát
nhu cầu dạy nghề đồng thời phát phiếu điều tra tới tận các hộ nông dân. Kết quả
đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của 7.700 hội viên, nơng dân thí điểm
trên địa bàn 10 xã, phường, thị trấn (năm 2009) và 13.262 hội viên, nông dân
trên 15 xã, phường, thị trấn (6 tháng đầu năm 2010) [17, tr.30].


<i>Ba là, các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt </i>


việc giới thiệu việc làm cho các thành phần kinh tế; tổ chức đào tạo nghề cho
người lao động, giúp họ tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm. Các hình thức đào
tạo nghề đã được đổi mới và chất lượng nguồn lao động đã được nâng cao hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

tượng học nghề. Theo đó thời lượng của mỗi lớp dạy nghề là 03 tháng trong đó
1/3 thời lượng là lý thuyết còn 2/3 thời lượng dành cho thực hành, phương châm
đào tạo của Trung tâm là “Cầm tay chỉ việc”, phương pháp dạy linh hoạt, mềm
dẻo: dễ học, dễ nhớ và dễ làm phù hợp với người nông dân.


Nhiều lớp học diễn ra đúng thời điểm tại địa phương đang có dịch bệnh
trên đàn gia súc, gia cầm, giảng viên đã hướng dẫn và cùng với học viên chữa
khỏi nhiều đàn gia súc, gia cầm góp phần giảm thiệt hại về kinh tế cho chính gia
đình các học viên đồng thời học viên trong lớp cũng có được những bài học thực
tế quý báu. Điển hình như lớp Chăn nuôi thú y ở các xã: Vạn Thọ - Đại Từ, Văn


Hán - Đồng Hỷ, Nga My - Phú Bình,...


Năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên đã tổ
chức được 48 lớp dạy nghề cho các nghề như: Chăn ni thú y, Chế biến chè an
tồn, Kỹ thuật trồng trọt và tin học văn phòng cho hội viên, nông dân [17, tr.37].


<i>Bốn là, công tác giải quyết việc làm đã gắn với việc chuyển dịch cơ cấu </i>


kinh tế và cơ cấu lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

từ 25 triệu đồng/1ha năm2005 lên 56 triệu đồng/1ha năm2010. Giá trị sản phẩm
trên 1 ha chè, cây ăn quả tăng từ 45 triệu đồng/1 ha năm 2005 lên 72 triệu
đồng/1ha năm 2010 [31, tr.4].


Kết quả bước đầu của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng
nghiệp là các mơ hình chuyển đổi sang sản xuất cây trồng giá trị kinh tế cao đã thu
được hiệu quả như: Mơ hình ứng dụng cơng nghệ sản xuất hoa tươi chất lượng
cao, trồng trong nhà lưới tại xã Quyết Thắng và phường Túc Duyên cho thu từ 90
đến 900 triệu đồng/ha/vụ. Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn được
triển khai thực hiện với tổng diện tích là 10 ha, bước đầu hướng vào thói quen
trồng và sử dụng rau an toàn của người dân thành phố. Đối với Đề án phát triển
vùng chè đặc sản Tân Cương, đã chuyển đổi cơ cấu giống đạt 40% giống mới, đưa
diện tích trồng chè lên trên 1.200 ha, trong đó có trên 1 nghìn ha cho thu hoạch,
giá trị sản phẩm chè đạt 60 triệu đồng/ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 11 nghìn
tấn; tạo việc làm cho 6.900 lao động, với mức thu nhập bình quân đạt 1,2 đến 1,5
triệu đồng/tháng. Cùng với đó, thành phố còn thực hiện chương trình cấp I hóa
giống lúa, đưa các giống lúa lai vào gieo cấy, nhờ đó năng suất lúa bình qn 45
tạ/ha (năm 2005) tăng lên trên 70 tạ/ha (năm 2010) [31, tr.5].


Cơ cấu lao động và cơ cấu việc làm đã có chuyển biến theo chiều hướng


tích cực. Tỷ trọng trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng trong công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ có chiều hướng tăng lên rõ rệt.


<i>Năm là, cơng tác đầu tư vốn tín dụng cho người nghèo, giúp các hộ nghèo </i>


ổn định và cải thiện đời sống, giải quyết thêm việc làm và việc làm mới cho
người lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

cho các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn xã vay phát triển kinh tế, hỗ trợ giải
quyết thêm việc làm cho lao động địa phương.


Không chỉ đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế của các hộ gia đình,
thời gian qua, HTX Nông lâm nghiệp xã Quyết Thắng còn tạo điều kiện cho
những mơ hình kinh tế giải quyết được nhiều việc làm cho lực lượng lao động địa
phương vay vốn. Trong đó phải kể tới trang trại chăn nuôi lợn kết hợp với nuôi thả
cá của Đội chăn nuôi số 1 trực thuộc HTX. Từ chỗ chỉ chăn nuôi với quy mô nhỏ,
bằng nguồn vốn vay từ HTX, đến nay trang trại của đội đã có trên 200 đầu lợn và
5 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đã tạo việc làm ổn định cho gần 10 lao động
với mức thu nhập bình quân trên 2 triệu đồng/người/tháng [28, tr.9].


Thực hiện theo điều lệ của HTX, trong đó HTX được phép huy động
nguồn vốn nhàn rỗi của xã viên và nhân dân, HTX Nông Lâm nghiệp xã Quyết
Thắng đã thành lập quỹ tín dụng nội bộ nhằm huy động nguồn vốn trong nhân
dân và trên cơ sở đó sử dụng nguồn vốn này cho các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn xã vay lại để đầu tư phát triển kinh tế, hỗ trợ giải quyết việc làm cho người
lao động địa phương. Đến nay, quỹ tín dụng nội bộ của HTX đã cho trên 200
lượt hộ gia đình, cá nhân của xã vay với tổng số tiền 3,3 tỷ đồng qua đó đã kịp
thời tháo gỡ những khó khăn về vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
[28, tr.11]. Thực tế cho thấy, bên cạnh một bộ phận lực lượng lao động đã qua
đào tạo tại các trường dạy nghề, các lớp tập huấn và trực tiếp đi làm việc tạo các


khu chế xuất, khu công nghiệp trong nước cũng như xuất khẩu lao động thì hiện
nay ở các vùng nông thôn vẫn còn một số lượng lớn lao động đang hoạt động
trên lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp, kinh doanh dịch vụ thương mại. Chính
vì vậy việc có thêm nhiều nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng sẽ góp phần hỗ trợ
thêm cho lực lượng lao động ở địa phương có cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh, duy trì việc làm ổn định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<i>Tóm lại, trong 9 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của </i>


Đảng, cơ chế chính sách của Nhà nước; tỉnh Thái Nguyên đã tạo ra được chuyển
biến cơ bản về nhận thức, phương thức tạo mở việc làm; đã huy động được mọi
nguồn lực cho đầu tư phát triển để tạo việc làm. Chương trình giải quyết việc
làm đã được triển khai thực hiện có kết quả với sự quan tâm của các ngành, các
cấp, các tổ chức đoàn thể, nhờ vậy đã giảm được thất nghiệp, tăng việc làm và
<b>bước đầu chuyển đổi cơ cấu và chất lượng lao động theo hướng tích cực. </b>


<i><b>2.3.2. Những tồn tại về việc làm và giải quyết việc làm ở nông thôn Thái </b></i>
<i><b>Nguyên và nguyên nhân </b></i>


Cùng với những thành cơng đạt được thì giải quyết việc làm cho nơng
thơn tỉnh Thái Ngun cịn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết:


<i>Một là, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nơng thơn </i>


Ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng hiện nay đang diễn
ra một xu hướng chung đó là tình trạng tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm
thường chậm hơn tốc độ tăng dân số. Do đó, việc tăng dân số đồng nghĩa với
việc gia tăng lực lượng lao động, tuy nhiên mức tăng trưởng kinh tế chưa đủ tới
mức có thể đáp ứng hết việc làm cho số lao động mới gia tăng. Điều này dẫn đến
một kết quả tất yếu là lực lượng lao động nói chung và ở khu vực nơng thơn nói


riêng thiếu việc làm, đời sống khơng ổn định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

pha hoang phí mà không mua sắm phương tiện để sản xuất, kinh doanh, học
nghề và do đó họ sẽ rơi vào tình trạng hết tiền mà khơng có việc làm.


<i>Hai là, trình độ người lao động ở nơng thơn cịn thấp chưa đáp ứng u </i>
<i>cầu của q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế </i>


Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên đã từng bước
chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên
tốc độ chuyển dịch cả về GDP và lao động còn chậm. Sự mất cân đối giữa cơ
cấu lao động và cơ cấu kinh tế gây ra tình trạng thừa thiếu lao động giả tạo. Thừa
lao động phổ thông, thiếu lao động có trình độ học vấn cao, lao động đã qua đào
tạo nghề nghiệp. Hơn 70% lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản,
ngành kinh tế cịn có năng suất thấp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên dẫn đến tình
trạng thiếu việc làm. Đa phần đó là những người lao động ở nơng thơn, lao động
phổ thông chưa qua đào tạo. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải phóng một
phần lao động nông nghiệp, nông thôn thì yêu cầu đặt ra cho Thái Nguyên là
phải đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề cho họ. Trong thời kì đẩy mạnh CNH,
HĐH “cầu” lao động tăng. Song đa phần công việc lại đòi hỏi người lao động
phải qua đào tạo, có trình độ chun môn ở mức độ nhất định; trong khi hệ thống
đào tạo nghề của tỉnh chưa đáp ứng kịp cả về nội dung lẫn cơ sở vật chất cho nên
người lao động vẫn chưa khai thác được cơ hội tìm kiếm việc làm.


Trong khi nguồn cung về lao động của tỉnh hiện nay chủ yếu là lao động
khơng có chun mơn kĩ thuật, thì cầu về lao động lại địi hỏi lao động có trình
độ chun mơn kĩ thuật là chủ yếu. Do đó, dẫn đến một thực tế hiện nay là trong
khi những người khơng có chun mơn kĩ thuật khơng tìm được việc làm, thì ở
một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kĩ
thuật chun mơn có nghề nghiệp và trình độ phù hợp với yêu cầu của sản xuất


kinh doanh. Những hạn chế về chất lượng lao động dẫn đến hậu quả trực tiếp là
vừa thừa lại vừa thiếu lao động, làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, và nó là lực
cản quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

động kĩ thuật, thừa tương đối sinh viên đại học và cao đẳng. Nguyên nhân của sự
thiếu hụt này là cơ cấu đào tạo không hợp lý, dẫn đến tình trạng “thừa thầy, thiếu
thợ”. Mặt khác, chúng ta chưa có chính sách khuyến khích dạy nghề và học nghề
đối với lao động; chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho đào tạo lao động, chậm đưa ra
định hướng đổi mới lĩnh vực dạy nghề phù hợp với thị trường lao động.


Bên cạnh đó, lao động được đào tạo phân bố theo khu vực mất cân đối
nghiêm trọng. Lực lượng lao động kĩ thuật dồn tụ vào thành phố, các khu cơng
nghiệp tập trung, cịn ở khu vực nơng thơn thì lại thiếu nghiêm trọng.


<i>Ba là, thiếu tư duy “người kinh tế” của nông dân trong tự tạo việc làm </i>


Có thể nói, hầu hết người lao động của nước ta hiện nay cịn mang thói
quen, tập qn sản xuất nhỏ, thiếu năng động và sáng tạo, ý thức kỷ luật, tác
phong công nghiệp kém; kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm hạn chế, ngại
phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Do đó, nguy cơ mất sức
cạnh tranh trên thị trường là rất lớn khi tham gia vào q trình phân cơng lao
động quốc tế. Mặt khác, người lao động ở nơng thơn cịn chưa linh hoạt trong
việc tự tạo cơ hội việc làm cho bản thân và gia đình, họ mang nặng tâm lý sản
xuất nơng nghiệp theo mùa vụ, còn lại là trông chờ vào việc đi làm thuê theo
mùa vụ, không ổn định. Họ chưa biết cách tận dụng các nguồn lực sẵn có trong
các hộ gia đình để tự tạo thêm việc làm thơng qua phát triển làng nghề, tăng thu
nhập, cải thiện mức sống.


Bên cạnh đó, một hạn chế lớn nhất của lao động ở nơng thơn Việt Nam nói
chung và Thái Nguyên nói riêng đó là hạn chế về mặt tri thức thị trường, họ không


nắm rõ các quy luật của nền kinh tế, bên cạnh đó ý thức kỷ luật lao động còn hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.


<i>Bốn là, thị trường lao động, việc làm còn manh mún </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

động ngay sau khi đã được đào tạo. Hệ thống thông tin thị trường lao động chưa
hoàn thiện, hệ thống giao dịch việc làm chưa mạnh, chủ yếu vẫn là hình thức
trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động (chiếm trên 80% tổng
số giao dịch). Các chính sách về tiền lương, tiền cơng nói chung chưa phản ánh
được giá trị theo quy luật của thị trường, chưa khuyến khích người lao động phát
huy hết khả năng và chưa thực hiện được chức năng "kích cầu" để sản xuất.
Trong quá trình đổi mới kinh tế, nền kinh tế nước ta tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần. Do đó, tất yếu sẽ dẫn đến phân bố lại lao động giữa các thành phần
kinh tế.


Trong quá trình củng cố, sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế
tập thể, lao động dôi dư là khá lớn; trong khi đó, khả năng thu hút lao động vào
các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi cịn nhiều
hạn chế do chất lượng lao động thấp. Mặt khác, lao động dôi dư chưa thể hòa
nhập ngay được với thị trường lao động mà cần phải có thời gian đào tạo và đào
tạo lại mới đáp ứng được yêu cầu của công việc mới.


<i>Năm là, quy hoạch phát triển chưa đồng bộ </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

nhà nước; phân cấp quản lý chưa rõ ràng; tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao
cấp của Nhà nước, tâm lý thoả mãn, thiếu quyết đoán trong đầu tư phát triển của
một bộ phận không nhỏ lãnh đạo doanh nghiệp,... cũng đang là những rào cản
hạn chế sức bật của ngành công nghiệp Thái Nguyên.


Nhằm phát huy những thành quả đã đạt được, đồng thời dỡ bỏ mọi rào


cản để hướng tới sự phát triển bền vững, Sở Công nghiệp Thái Nguyên đang
phối hợp cùng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách cơng nghiệp - Bộ Công
nghiệp tiến hành xây dựng dự án quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Ngun giai đoạn 2005 - 2015 có tính đến năm 2020. Mục đích của dự
án này nhằm làm rõ các tiềm năng, nguồn lực và đặc thù của tỉnh Thái Nguyên
để xây dựng các quan điểm, định hướng phát triển cho công nghiệp Thái Nguyên
một cách đúng đắn và lâu dài; xây dựng cơ cấu, mục tiêu phát triển cơng nghiệp
thích ứng với các giai đoạn phát triển. Các mục tiêu phát triển của từng giai đoạn
là luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định các kế hoạch 5 năm và các kế
hoạch hàng năm phát triển công nghiệp của tỉnh. Quy hoạch công nghiệp cũng là
cơ sở phục vụ cho công tác chỉ đạo quản lý, hoạch định các chính sách cơng
nghiệp của các cấp lãnh đạo trong tỉnh. Việc xây dựng và triển khai dự án này sẽ
giúp ngành công nghiệp Thái Nguyên tiếp tục bứt phá theo hướng nhanh, mạnh
và bền vững".


Tất cả những vấn đề trên đã và đang đặt ra cho Thái Nguyên phải có chiến
lược quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung gắn với việc
quy hoạch phát triển sản xuất nơng nghiệp nơng thơn nhằm mục đích tạo ngành
nghề giúp người lao động ở nông thôn ổn định việc làm.


<i>Sáu là, thiếu đồng bộ trong cơ chế, chính sách giải quyết việc làm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102></div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<b>Chương 3 </b>


<b>PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU </b>


<b>NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG </b>
<b>Ở NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN </b>


<b>3.1. Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động ở nơng </b>


<b>thơn tỉnh Thái Ngun </b>


<i><b>3.1.1. Hồn thiện các quy định, chính sách về việc làm và giải quyết </b></i>
<i><b>việc làm </b></i>


Trước tiên, cần xây dựng chiến lược lâu dài về đào tạo việc làm cho lao
động nông thôn gắn với chiến lược con người của thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Mục tiêu của chiến lược đó là giải phóng mạnh mẽ các hình thức lao động giản
đơn tạo thêm việc làm phi nơng nghiệp, ít địi hỏi lao động có kỹ năng cao ngay
tại các địa bàn nông thôn, điều tiết di chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành
phố, coi dạy nghề cho nông dân là một bộ phận của chiến lược con người vì khu
vực nông thôn Thái Nguyên chiếm khoảng 75% lực lượng lao động tồn tỉnh,
trong đó thường xuyên có gần 30% lao động thiếu việc làm, phổ biến là thiếu
mang tính thời vụ.


Trên cơ sở chiến lược lâu dài cần cụ thể hoá cho từng thời kỳ với quy
hoạch và kế hoạch đầu tư vốn, khoa học công nghệ, đào tạo lại cán bộ khoa học
quản lý và công nhân lành nghề phục vụ nông nghiệp nông thôn;


Gắn chiến lược xố đói giảm nghèo với tạo việc làm cho lao động ở nông
thôn, trở thành bộ phận hữu cơ bảo đảm cho quá trình phát triển bền vững ở nơng
thơn. Hồn thiện bổ sung và xây dựng mới cơ chế chính sách thu hút mạnh các
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các chương trình và dự án tạo thêm
việc làm, thu hút lao động nông thôn. Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông
thôn đi đôi với đổi mới cơ cấu đầu tư. Trong các năm tới cần phải tăng cường đầu
tư cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn nhất là đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ
thống thuỷ lợi, điện, đường, trường, trạm, trại nghiên cứu khoa học kỹ thuật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

việc làm. Quỹ quốc gia giải quyết việc làm nhằm tạo ra nguồn lực vật chất để
thực hiện chương trình xúc tiến việc làm, nó là một trong những loại quỹ xã hội


được dùng để tạo thêm chỗ việc làm mới hoặc tạo đủ việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động. Quỹ này mang tính chất trợ giúp tạo ra điều kiện ban đầu để
người lao động tự tìm việc làm trong các thành phần kinh tế. Quỹ này chủ yếu là
từ nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho chương trình phát triển kinh tế xã hội,
từ nguồn viện trợ và hợp tác quốc tế cho chương trình việc làm, từ sự đóng góp
của nhân dân.


Quỹ quốc gia giải quyết việc làm được quản lý và điều hành thống nhất từ
Trung ương, quỹ này quay vòng dùng để cho vay theo dự án nhỏ tạo việc làm
với lãi suất ưu đãi. Việc phân cấp cho địa phương và các tổ chức quần chúng chủ
yếu là theo cơ chế uỷ quyền, nâng cao trách nhiệm của các cấp trong việc thẩm
định xét duyệt và quyết định dự án cho sát đối tượng, đúng mục đích, sử dụng có
hiệu quả. Các dự án được xây dựng có thể đi theo hai kênh:


+ Theo kênh Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện.


+ Theo kênh của tổ chức quần chúng (có sự thống nhất trên địa bàn).
Để tiếp tục vận hành quỹ này đạt hiệu quả cần có những cơ chế, chính
sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất thu hút nhiều lao động.
Áp dụng chính sách ưu tiên khuyến khích phát triển ngành nghề tại nơng thơn,
hỗ trợ đầu tư những dự án sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế
trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn thu hút được nhiều lao động.


<i><b>3.1.2. Đa dạng hoá các ngành, nghề trong nông nghiệp, nông thôn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

điều kiện thúc đẩy cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, mở rộng và đa
dạng hố các ngành nghề, đồng thời khuyến khích các hình thức sản xuất kinh
doanh trong nơng nghiệp như kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã,
công ty hợp doanh... trên cơ sở kết hợp hài hồ cơng nghệ truyền thống với cơng
nghệ hiện đại nhằm tạo ra được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao


động, phát triển kinh tế xã hội, ổn định trật tự an tồn xã hội ở nơng thơn.


Để phát triển và đa dạng hoá các ngành nghề trong nông nghiệp cần chú ý
liên doanh, liên kết "bốn nhà" phải đảm bảo chặt chẽ, ổn định và bền vững nhằm
phát huy có hiệu quả nguồn lực về vốn, khoa học công nghệ tạo ra được những sản
phẩm mang tính cạnh tranh và có khả năng tiêu thụ hết trên thị trường. Trên cơ sở
đó có tính định hướng phát triển những ngành phù hợp các vùng kinh tế trên địa
bàn tỉnh. Trong đó đặc biệt quan tâm tới việc định hướng phát triển theo ngành.


Để có bước phát triển kinh tế vững chắc, toàn diện, ổn định và nhảy vọt
để tiến kịp với một số tỉnh, thành phố đang phát triển, Thái Nguyên cần có
những định hướng đúng đắn trong việc xác định phát triển một số ngành phù hợp
với xu hướng là giảm tỷ trọng và lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng và
lao động trong công nghiệp và dịch vụ.


- Trước mắt, cần tập trung phát triển các ngành nghề có nhiều tiềm năng,
lợi thế để thu hút nhiều lao động, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân đó
là các ngành trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - thuỷ hải sản trên cơ sở quy
hoạch và hình thành các khu chuyên canh cây lương thực, cây ăn quả, cây công
nghiệp đặc biệt là cây chè. Đây là một trong những cây thế mạnh của tỉnh đồng
thời cũng đóng góp rất lớn vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người
dân . Thực hiện được như vậy, một mặt vừa đảm bảo an ninh lương thực và tiêu
thụ sản phẩm ngay trong tỉnh, một mặt tạo nguồn nguyên liệu tập trung phục vụ
cho phát triển ngành công nghiệp chế biến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

tiểu thủ cơng nghiệp góp phần tiêu thụ sản phẩm chính và các sản phẩm phụ
trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.


- Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất đời sống, một mặt để cung
ứng vật tư, hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng, mặt khác tiêu thụ sản phẩm cho


nông dân. Đồng thời chú ý phát triển đến các loại hình dịch vụ về tư vấn, tiếp thị,
chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật cho người lao động, dịch vụ bưu chính
viễn thơng và phát triển mạng lưới thông tin liên lạc...


- Khôi phục và phát huy các ngành nghề truyền thống, các ngành sử dụng
nhiều lao động vừa tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, vừa giữ
gìn được các ngành nghề truyền thống và bản sắc văn hố dân tộc.


<i><b>3.1.3. Phát triển các hình thức hợp tác về giải quyết việc làm cho người </b></i>
<i><b>lao động ở nông thôn </b></i>


Thái Nguyên là một tỉnh lớn trong cả nước, đất rộng, người đông, thu
nhập bình qn/đầu người/năm cịn rất thấp so với bình quân chung của cả nước.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước, một số ngành,
lĩnh vực đã có bước phát triển khá tốt tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế, đời sống
của nhân dân không ngừng được cải thiện, giải quyết được nhiều việc làm cho
người lao động trong đó có lao động ở nơng thơn. Mặc dù vậy Thái Nguyên vẫn
còn là tỉnh nghèo, nền kinh tế của tỉnh vẫn chưa đủ khả năng thu hút hết lực
lượng lao động. Do đó, tăng cường và phát triển các hình thức hợp tác về giải
quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn Thái Nguyên hiện nay là một
vấn đề hết sức quan trọng, cần phải quan tâm trên cơ sở tăng cường quan hệ, ký
kết hợp đồng cung ứng lao động và hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh tạo
việc làm cho người lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

thị trường lao động Thái Nguyên phải được phát triển theo hướng đa dạng các
hình thức tổ chức và phương thức giao dịch việc làm để các tổ chức và cá nhân
trong tỉnh có khả năng nhận bao thầu cung ứng lao động cho các khu cơng
nghiệp, khu chế xuất trong và ngồi tỉnh cũng như hợp tác xuất khẩu lao động.


Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích, mở rộng và quản lý chặt


chẽ các cơ sở và trung tâm giới thiệu việc làm có hành lang pháp lý thơng thống
làm tốt vai trị trung gian, thực hiện giao dịch lành mạnh giữa các bên một cách
hiệu quả và chuyên nghiệp trong việc cung ứng lao động.


Đi đôi với việc mở rộng và đa dạng hoá các ngành nghề trong nông
nghiệp, nông thôn nhằm phát huy và sử dụng các nguồn nội lực có hiệu quả là
chủ yếu thì Thái Nguyên cần phải quan tâm và tăng cường hợp tác để phát triển
sản xuất kinh doanh. Thông qua hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm thu hút về
vốn, khoa học công nghệ tạo điều kiện để từng bước thực hiện hiện đại hố nơng
nghiệp, nơng thơn từ đó thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp - dịch vụ trên cơ sở đó tạo điều kiện
đẩy mạnh và phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, tạo thêm
nhiều việc làm mới cho lao động ở nông thôn.


Để đạt mục tiêu này, Thái Nguyên cần xây dựng và tạo lập những bước đi
vững chắc:


- Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh với các
doanh nghiệp lớn trong khu vực và cả nước. Các doanh nghiệp trong tỉnh cung
cấp các sản phẩm, nguyên liệu cho các nhà máy lớn hình thành nên thị trường
tiêu thụ ổn định. Mặt khác, các doanh nghiệp trong tỉnh có điều kiện học tập và
tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại để mở rộng và phát triển sản xuất, tạo
nhiều việc làm cho người lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

Ngày nay, trong xu thế tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện
nay, để mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn đạt hiệu
quả, Thái Nguyên cần tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để xuất
khẩu lao động. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, đây là một lĩnh vực có
tiềm năng lớn đang được khai thác và mở rộng, là hướng quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước mắt cũng như lâu dài, vừa tạo


nguồn thu ngoại tệ mạnh để phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh vừa đảm bảo
mục tiêu giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động xã hội, đặc biệt là lao
động nông thôn.


Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác này, trước mắt cần: Tăng cường công
tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bồi dưỡng
thông tin cho người lao động về xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, cần xây dựng
chính sách hỗ trợ người lao động thuộc diện nghèo, diện chính sách có cơ hội để
đi xuất khẩu lao động. Đặc biệt là hỗ trợ thông qua tín dụng vay vốn đối với con
em thuộc diện chính sách và con em các hộ nghèo với chính sách ưu đãi. Coi
trọng công tác đào tạo ngoại ngữ, dạy nghề, huấn luyện tác phong công nghiệp
cho lao động là một trong những giải pháp quan trọng. Sắp xếp lại các doanh
nghiệp làm công tác xuất khẩu lao động, mở rộng liên doanh, liên kết với các
công ty xuất khẩu lao động nhằm tìm kiếm thị trường lao động trong và ngồi
nước, cải tiến cơng tác tuyển chọn, thơng tin về xuất khẩu lao động. Phịng tránh
các tổ chức lợi dụng lừa đảo nông dân để thu lợi bất chính từ xuất khẩu lao động.


<i><b>3.1.4. Nâng cao năng lực của người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu </b></i>
<i><b>việc làm </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

dục toàn diện; bổ sung ngân sách để hỗ trợ xây dựng trường học và mua sắm
thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy; thực hiện tốt chương trình đưa tin học vào
nhà trường. Tăng cường xây dựng và hoàn thiện đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lý giáo dục. Thực hiện tốt cơng tác xã hội hố giáo dục, khuyến khích sự tham
gia của khu vực tư nhân.


Trong điều kiện hội nhập hiện nay, cần đa dạng hố loại hình đào tạo, chú
trọng cơng tác đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ và trình độ
chuyên môn kỹ thuật cho người lao động hiện có để đáp ứng u cầu trình độ
cơng nghệ mới.



- Đào tạo nhân lực cho nông thôn nhằm trang bị cho nông dân các kiến
thức cơ bản về những ngành nghề ở nông thôn thông qua các lớp khuyến nông,
tạo điều kiện cho nơng dân đa dạng hố hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm
giúp người lao động linh hoạt trong chuyển dịch việc làm giữa nông thôn và
thành thị, giữa sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhằm tăng khả năng tạo
việc làm, cải thiện thu nhập.


- Củng cố nâng cao hiệu quả đào tạo tại các trường cao đẳng, trung cấp và
dạy nghề trên địa bàn tỉnh, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị cho các
trung tâm dạy nghề trọng điểm cấp huyện, thị. Đồng thời, tăng cường công tác
rèn nghề, thúc đẩy việc thực hành thực tập trong các trường dạy nghề nhằm nâng
cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động.


<b>3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho người lao </b>
<b>động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên </b>


<i><b>3.2.1. Nâng cao thể lực và trí lực cho người tìm việc làm </b></i>
<i>* Nâng cao thể lực cho người lao động nông thôn </i>


Nâng cao thể lực cho người lao động là một vấn đề hết sức quan trọng,
nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động. Bởi vì, nếu khơng có sức khoẻ thì
con người sẽ khơng trở thành nguồn lực của xã hội được. Để nâng cao thể lực
cho người lao động cần tập trung vào một số giải pháp sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

+ Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại cồng đồng. Tuỳ
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương mà đưa ra chính sách về
chăm sóc sức khỏe cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.


+ Làm tốt công tác phát triển kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC) trong


nhân dân, tăng lượng lương thực, thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày đảm bảo
cung cấp đủ và hợp lý cơ cấu dinh dưỡng hàng ngày.


+ Tăng cường phổ biến kiến thức đối với phụ nữ mang thai và cho con bú,
đề phòng các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin ở trẻ…


+ Cần đầu tư xử lý các chất thải làm ô nhiễm môi trường sinh thái, bảo
đảm sự hài hồ giữa mơi trường nhân tạo với môi trường tự nhiên, bảo vệ đa
dạng sinh học.


<i>* Nâng cao trí lực cho người lao động nơng thôn. </i>


Tri thức ngày nay đang trở thành yếu tố sản xuất, lực lượng sản xuất trực
tiếp, động lực thúc đẩy sự phát triển sản xuất theo những mơ hình mới, với
những cơng nghệ mới. Bởi thế, vấn đề đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình
độ tay nghề cho người lao động nói chung, lao động ở nơng thơn nói riêng là vấn
đề cần thiết, quan trọng trong việc tạo điều kiện để lao động ở nơng thơn có cơ
hội duy trì được việc làm và có khả năng đáp ứng được nhu cầu tìm việc làm.
Tuy nhiên, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho lao động
ở nông thôn phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong
từng giai đoạn, gắn với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh
tế, các địa bàn, gắn với cung - cầu của thị trường sức lao động trong nước và
quốc tế.


Để nâng cao chất lượng người lao động ở Thái Nguyên, trước hết, là nâng
cao năng lực trí tuệ, mặt bằng dân trí, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người tiếp
cận giáo dục, không ngừng phát triển năng lực cá nhân. Do vậy, phải ưu tiên và
đầu tư thích đáng cho cơng tác giáo dục đào tạo. Đó là con đường cơ bản để
nâng cao trình độ trí tuệ cho nguồn nhân lực.



</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

lực lượng lao động nơng nghiệp nơng thơn chưa có trình độ chun mơn kỹ thuật
đang đặt ra một nhiệm vụ to lớn và nặng nề cho công tác này. Đặc biệt những hộ
nông dân bị thu hồi đất, các đối tượng chính sách, lao động thuộc các dân tộc
thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn, lao động nữ chưa có việc làm... tất cả những
đối tượng trên đang rất cần việc làm. Thực tế đó địi hỏi phải đẩy mạnh đào tạo
nghề cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Nguyên.


Công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn Thái Nguyên cần phải
đáp ứng các yêu cầu của chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh,
phù hợp với tình hình sinh thái và ngành nghề của địa phương, gắn với nhu cầu
của thị trường, kết hợp với hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư để
xây dựng chương trình dào tạo thiết thực cho hoạt động lao động sản xuất của bà
con nơng dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao dân trí ở nơng thơn.


<i>Để đẩy mạnh cơng tác đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động ở </i>
<i>nông thôn Thái Nguyên cần phải tiến hành đồng bộ một số nội dung sau đây: </i>


- Có chiến lược quy hoạch tổng thể các đối tượng và các ngành nghề đào
tạo phù hợp với từng vùng, trong từng thời kỳ để công tác đào tạo được tiến
hành một cách có hệ thống.


- Mở rộng và nâng cấp các Trung tâm đào tạo nghề tại các huyện để tăng
quy mô đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, ăn ở cho các học viên ở nông
thôn tham gia học nghề.


- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo cho lao động nơng thơn, trong đó
đặc biệt quan trọng là xác định nghề để dạy. Xác định ngành nghề đào tạo phải
căn cứ năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề, nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao
động, việc làm và sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.



Trong thời gian tới Thái Nguyên cần tập trung đào tạo các ngành nghề:
Kỹ thuật sắt, kỹ thuật điện, luyện kim, kỹ thuật điện tử, vận hành xe máy thi
công, khai thác mỏ, xây dựng và công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân
lực cho các khu kinh tế, khu công nghiệp của tỉnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

các ngành nghề phi nông nghiệp, các làng nghề, các ngành dịch vụ, đáp ứng nhu
cầu làm việc lúc nông nhàn...


- Cần chú trọng cả đào tạo dài hạn và đào tạo ngắn hạn cho người lao
động ở nông thôn.


+ Đối với ngành nghề dài hạn: Phải trang bị cho học viên kiến thức và kỹ
năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhận những công việc
phức tạp, học viên có thể thích nghi với cơ chế thị trường, có thể chuyển đổi
nghề trong nhóm có liên quan và có năng lực vươn lên để đạt trình độ cao hơn.


+ Đối với trường dạy nghề ngắn hạn: Cần trang bị cho học viên một số
kiến thức cơ bản và kỹ năng nghề nhất định về trồng trọt, lâm sinh, thú y, chăn
nuôi, bảo vệ thực vật, sử dụng công cụ máy nông, lâm nghiệp... những kiến thức
về quản lý kinh doanh nông nghiệp, để học viên xây dựng kế hoạch tổ chức sản
xuất hiệu quả, phát triển kinh tế hộ gia đình.


Cần mở rộng và đa dạng hóa loại hình đào tạo này để tạo được cơ hội cho
người lao động ở nông thôn tham gia học tập. Ưu tiên đào tạo các hộ nghèo, các
hộ phải chuyển đổi mục đích sử dụng đát, các hộ vùng sâu vùng xa, vùng khó
khăn, dạy nghề miễn phí cho người tàn tật, có kế hoạch hỗ trợ kịp thời cho
những đối tượng này theo tinh thần Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ.


Trong thời gian trước mắt, Thái Nguyên cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho


người lao động theo hướng phục vụ chuyển giao kỹ thuật và sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp: Trồng lúa cao sản, sản xuất ngô đông, chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn
siêu nạc, bò lai sin, bò lấy thịt, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao... trang bị kỹ
thuật công nghệ hướng vào sản xuất hàng hóa có giá trị lớn trong nơng nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

thôn, các làng nghề. Đối với các vùng núi, vùng sâu vùng xa có thể tổ chức dạy
nghề lưu động cho bà con nông dân về các ngành nghề chăn ni bị, lợn, trồng
các loại cây đặc sản... mang kỹ thuật ngành nghề đến với học viên, kết hợp vừa
học vừa thực hành, dạy nghề một cách trực quan sinh động học viên tận dụng
được thời gian lúc nông nhàn, ít tốn kém chi phí đi lại...


Ngoài ra, có thể tổ chức dạy nghề thông qua xây dựng các mô hình sản
xuất điển hình và nhân rộng cho mọi người cùng làm; có thể gắn chương trình
dạy nghề với phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau vượt đói nghèo...
Thực hiện các hình thức đào tạo phi tập trung: đào tạo tại chỗ, mở các lớp tập
huấn ngắn hạn, thực hiện các cuộc hội thảo “tại bờ”, chuyển giao kỹ năng qua
khuyến nông - lâm - ngư, trao đổi kinh nghiệm, thăm quan, học tập các mơ hình
cụ thể tại địa phương… Việc thực hiện phối hợp các hình thức đào tạo phong
phú, đa dạng như vậy sẽ đưa lại hiệu quả cao cho cơng tác dạy nghề.


<i><b>3.2.2. Đa dạng hố các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh nhằm </b></i>
<i><b>khuyến khích tự tạo việc làm trong nơng thơn </b></i>


Phát triển và đa dạng hố các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh với
nhiều trình độ kỹ thuật và quy mô tổ chức khác nhau, thu hút nhiều lao động là
hướng đi quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động
ở nông thôn.


<i>* Phát triển kinh tế hộ gia đình </i>



Kinh tế hộ gia đình có vị trí hết sức quan trọng, tuy nó khơng phải là
thành phần kinh tế nhưng nó là một hình thức để phân biệt với các hình thức tổ
chức kinh tế khác. Trong kinh tế thị trường, kinh tế hộ phát triển hết sức linh
hoạt, thích ứng nhanh, góp phần phát triển sản xuất, tạo mở nhiều việc làm phù
hợp với mọi lứa tuổi, mọi trình độ của người lao động. Phát triển kinh tế hộ sẽ
tận dụng được các nguồn lực về đất đai, lao động dư thừa, huy động nguồn vốn
nhà rỗi trong dân cư, kinh nghiệm quản lý và ngành nghề nông thôn. Để phát
triển kinh tế hộ gia đình cần thực hiện:


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

- Có chính sách tạo nguồn vốn, cho vay vốn để các hộ gia đình có điều
kiện phát triển sản xuất đồng thời hướng dẫn nơng dân phát triển kinh doanh và
làm giàu chính đáng.


- Mở rộng tun truyền những mơ hình kinh tế hộ gia đình làm ăn có hiệu
quả, thu nhập cao phù hợp với điều kiện của từng vùng để nhân rộng mơ hình.


- Mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ như cung ứng vật tư, thuốc
thú ý, thuốc bảo vệ thực vật...; chuyển giao khoa học công nghệ, tiêu thụ sản
phẩm cho hộ gia đình.


- Tạo hành lang pháp lý cho kinh tế hộ gia đình phát triển.


<i>* Phát triển kinh tế trang trại </i>


Kinh tế trang trại là hệ quả của sự phát triển kinh tế hộ, phù hợp với quy
luật vận động và phát triển của nền kinh tế xã hội. Kinh tế trang trại đã góp phần
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tạo ra các vùng
chuyên canh tập trung, sản xuất hàng hoá là tiền đề, cơ sở cho việc phát triển
công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa
công nghiệp và dịch vụ vào nông thôn; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông


thôn. Kinh tế trang trại tạo thêm việc làm, góp phần giải quyết lao động dư thừa
trong nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao dân trí.


Để kinh tế trang trại phát triển đúng hướng, tỉnh Thái Nguyên cần phải
thực hiện một số nội dung sau:


- Phân vùng quy hoạch gắn với chính sách sử dụng đất đai, tạo điều kiện
cho kinh tế trang trại phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế
địa phương phát triển.


- Tăng cường đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, mở rộng và phát triển sản
xuất thâm canh, có chính sách cho vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế
trang trại.


- Hỗ trợ các chủ trang trại tìm kiếm thị trường, mở rộng và ổn định thị
trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<i>* Phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã </i>


Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định: Tiếp tục đổi mới, tạo
động lực phát triển có hiệu quả các loại hình kinh tế tập thể. Ở nơng thơn kinh tế
tập thể, nòng cốt là hợp tác xã có vai trị và có ý nghĩa to lớn trong xã hội. Trong
những năm tới, phát triển mơ hình hợp tác xã ở Thái Nguyên vẫn là hướng đi cơ
bản, mang lại nhiều việc làm cho người lao động.


Để phát triển kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã, Thái Nguyên cần
thực hiện tốt một số nội dung sau:


- Cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp
tác xã nông nghiệp, phi nông nghiệp hiện có. Tạo điều kiện phát triển đa dạng


các hình thức trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến sau thu hoạch... ở
những nơi có nhu cầu và điều kiện.


- Tiến hành tổng kết và đánh giá nhằm rút ra bài học kinh nghiệm và nhân
rộng những hợp tác xã điển hình đồng thời có kế hoạch chỉ đạo để tổ chức, kiện
toàn và sắp xếp lại một số hợp tác xã theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.


- Có chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho hợp tác xã phát
triển vững chắc.


<i>* Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ </i>


Đây là loại hình kinh tế rất phát triển trong điều kiện phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN như hiện nay. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc
biệt là những doanh nghiệp thuộc những ngành đòi hỏi không nhiều vốn nhưng
sử dụng nhiều lao động với trình độ cơng nhân vừa phải và sử dụng ngun liệu
tại chỗ được coi là nhân tố chủ yếu để tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển
dịch cơ cấu lao động ở nơng thơn.


Để phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần thực hiện một số
nội dung sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu để người dân và doanh
nghiệp có nhu cầu đầu tư có thơng tin đầy đủ và chính xác.


- Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích phát triển các quỹ
cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường khả năng tiếp cận với các nguồn tín
dụng cho các doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các
nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại, tín dụng ưu đãi, tổ chức tín dụng quốc
tế,... hướng dẫn và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có khả năng lập được những dự


án khả thi để thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn, đồng thời khuyến khích
các doanh nghiệp cùng góp vốn để hình thành các quỹ trợ giúp nhau.


- Bồi dưỡng kiến thức, năng lực tổ chức quản lý và phát triển doanh nghiệp
cho chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và những người có nguyện vọng thành lập
doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu đào tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


- Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, bảo vệ môi trường và đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.


- Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và đầu tư, phổ biến thông tin
kỹ thuật, công nghệ tới các doanh nghiệp và nâng cao năng lực của các doanh
nghiệp trong việc xác định, lựa chọn và thích ứng với cơng nghệ.


- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết ngành ở mọi cấp và hỗ
trợ phát triển hiệp hội doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp trong hội
nhập và cạnh tranh.


- Thực hiện trợ giúp có trọng điểm về tăng cường khả năng cạnh tranh của
một số ngành mà tỉnh có lợi thế so với các địa phương khác. Đặc biệt ưu tiên
khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển công nghiệp, thủ
công nghiệp, chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng xuất khẩu, các ngành nghề
truyền thống, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động ở
nông thơn.


<i><b>3.2.3. Hồn thiện cơ cấu việc làm thơng qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế </b></i>
<i><b>nông nghiệp </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

ni, cơ cấu mùa vụ cịn chậm. Sản xuất chủ yếu là tự cấp tự túc, kinh tế trang
trại chậm được hình thành, kinh tế tư nhân chậm được phát triển, kinh tế hợp tác


xã còn gặp nhiều khó khăn. Giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác thấp
hơn mức bình quân chung của cả nước (19/25 triệu đồng/ha/năm) [55, tr.27].
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho hàng hoá sản xuất ra cịn khó khăn, các dịch vụ
thương mại chưa phát triển... Tất cả những vấn đề trên đã hạn chế sự phát triển
của kinh tế nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên. Người lao động sản xuất trong
ngành nông nghiệp, nông thôn gặp nhiều khó khăn, lao động vất vả nhưng thu
nhập thấp, khiến nhiều người phải rời quê hương đi tìm việc làm nơi khác.


Mặt khác, cùng với q trình đơ thị hố, quỹ đất nơng nghiệp ở thành phố
nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung ngày càng bị thu hẹp. Theo thống kê,
trung bình mỗi năm diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh thường bị thu hẹp khoảng
1ha chuyển sang mục đích sử dụng khác [55, tr.30]. Do vậy, để sản xuất nông
<b>nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển cần phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng. </b>


Trong thời gian tới, để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, tạo nhiều việc
làm, huy động hết tiềm năng nguồn lao động, kinh tế nông nghiệp nông thôn, cơ
cấu kinh tế phải được chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành nông nghiệp phải trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo
sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội trong tỉnh nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả
sử dụng đất đai, lao động, nguồn vốn, tăng giá trị và giá trị lợi nhuận trên diện
tích đất canh tác, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình nơng dân.


Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Thái
Nguyên phải gắn với nhu cầu của thị trường trong và ngồi nước, sản xuất các
loại sản phẩm hàng hố có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, coi trọng hiệu
quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải tạo ra mối quan
hệ chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu, khai thác tốt
lợi thế của từng tiểu vùng sinh thái và phát huy vai trị tích cực của các thành
phần kinh tế, kết hợp hài hồ lợi ích giữa nơng dân với cơ sở chế biến, tiêu thụ
sản phẩm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

<i>Một là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông </i>


nghiệp, đặc biệt coi trọng công tác tuyển chọn giống cây trồng, vật ni có năng
suất và chất lượng phù hợp với vùng kinh tế; Thực hiện tốt công tác khuyến
nông, khuyến lâm và khuyến ngư đến từng loại hình kinh tế; Có chính sách
khuyến khích và hỗ trợ người lao động tích cực ứng dụng cơng nghệ mới trong
sản xuất.


Xác định việc áp dụng khoa học - kỹ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, ngành đã chỉ đạo tổ
chức khuyến nông thực hiện thành công việc chuyển giao công nghệ, tiến bộ
khoa học - kỹ thuật đến nông dân; xây dựng và phát triển nhiều chương trình, dự
án nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thuỷ sản. Kết quả rõ nét nhất được thể hiện trong lĩnh vực giống cây
trồng, vật nuôi, phát triển các giống có tiềm năng cho năng suất, chất lượng cao.
100% diện tích lúa cấy đều là giống lúa cấp I, giống nguyên chủng. Hàng năm,
hàng nghìn hécta lúa lai, giống lúa thuần năng suất cao được đưa vào thâm canh,
các giống ngô lai có năng suất cao được đưa vào sản xuất, giống chè mới có
năng suất, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất đại trà. Đến tháng 6-2009, trên
3.000 ha chè giống mới, chè nhập nội được trồng trong dân. Trong lâm nghiệp,
ngành đã ứng dụng đưa các giống cây có năng suất cao như: keo lai, lát Mêhico,
bạch đàn đỏ, luồng,... vào trồng đại trà.


Bên cạnh đó, nhiều biện pháp thâm canh, sản xuất theo công nghệ cao để
tạo hàng nông sản an tồn, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và tiêu thụ trên
thị trường trong nước và xuất khẩu đã được chuyển giao đến người dân. Nhiều tiến
bộ khoa học - kỹ thuật được áp dụng trong canh tác để tăng năng suất lao động như
gieo mạ khay, ném mạ thay cấy, làm ngơ bầu, bón phân cân đối và sử dụng phân
hoá học hợp lý kết hợp với việc cải tạo đất,... áp dụng công nghệ sản xuất nông sản


sạch như rau sạch, chè sạch, quả sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

kỹ thuật sản xuất chè, luồng, phát triển chăn nuôi để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
cho nông dân; phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn tổ chức các
cuộc thi về công tác bảo vệ thực vật và tìm hiểu Luật hợp tác xã nhằm tuyên
truyền rộng rãi các kỹ thuật, chính sách về nơng nghiệp và Luật hợp tác xã cho
nhân dân. Nhiều tin, bài về các điển hình và tuyên truyền các kỹ thuật, chính
sách mới được đăng trên báo địa phương, tạp chí của bộ.


Cũng trong năm 2009, nhiều giống cây, con mới tại địa phương được
khảo nghiệm để đưa vào sản xuất trên diện rộng như: mơ hình chè giống mới
nhập nội 2,1 ha tại thành phố Thái Nguyên; khảo nghiệm 7 ha chè giống mới
phục vụ sản xuất chè chất lượng cao tại Phú Lương; phương án phục tráng giống
chè Trung Du tại vùng chè xanh đặc sản thành phố Thái Nguyên; dự án hỗ trợ
sản xuất và sử dụng giống lúa nguyên chủng ở các hộ nông dân, dự án hỗ trợ
phát triển nuôi trồng thuỷ sản khu vực hồ Núi Cốc và sông Cầu. Trong lâm
nghiệp có mơ hình trồng rừng năng suất cao trên diện tích 30 ha tại Đại Từ, mơ
hình trồng tre Bát Độ lấy măng (22 ha) tại Phú Lương, trồng lát Mêhico xen keo
lai 57 ha tại Phổ Yên. Đồng thời, ngành đã xây dựng nhiều mơ hình trình diễn
các biện pháp thâm canh tăng năng suất, đặc biệt là sử dụng phân bón NPK,
phân hữu cơ vi sinh kết hợp với cải tạo đất.


Đến năm 2015, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vẫn được xác
định là nhiệm vụ trọng tâm để ổn định chính trị - xã hội của tỉnh. Do đó, tỉnh cần
tập trung mọi nguồn lực để phát triển nông nghiệp theo hướng cơng nghiệp hố,
hiện đại hố, tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, tăng tỷ trọng cây
cơng nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ngành. Trong
đó, ngành ưu tiên phát triển những sản phẩm đặc sản ở từng vùng để tạo ra các
vùng sản xuất hàng hoá tập trung.



</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<i>Hai là, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tạo điều </i>


kiện thúc đẩy cho việc xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cơ sở chế biến, phát
triển vùng nguyên liệu.


Theo báo cáo tổng hợp của bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh, tính
đến nay, trong tổng số 143 xã trên địa bàn tồn tỉnh mới có 6 xã đạt trên 10 tiêu
chí, số xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí là 62, cịn lại 75 xã đạt dưới 5 tiêu chí so với 19
tiêu chí quy định của Trung ương về nông thôn mới. Tiêu chí chưa đạt của các
xã phần lớn tập trung vào vấn đề về: Giao thông (mới đạt 1 xã); quy hoạch và
thực hiện quy hoạch (mới đạt 2 xã); cơ cấu lao động (mới đạt 3 xã); nhà ở dân cư
(mới đạt 4 xã); thu nhập (mới đạt 5 xã); cơ sở vật chất, văn hóa, mơi trường (mới
đạt 10 xã); chợ nơng thơn (mới đạt 12 xã)…


Năm 2010, tỉnh đã đồng ý thông qua phân bổ vốn Trung ương hỗ trợ thực
hiện Quyết định 134 kéo dài là 18.000 triệu đồng, chương trình mơi trường Quốc
gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là 21.300 triệu đồng, chương
trình xây dựng nơng thơn mới năm 2011 của tỉnh là 19.792 triệu đồng cho các
địa phương, đơn vị liên quan. Đồng chí yêu cầu các địa phương, đơn vị sử dụng
kinh phí hiệu quả, đúng mục đích; đồng thời đơn đốc các địa phương, đơn vị kịp
thời thanh toán hỗ trợ tiền tiêu hủy gia súc, gia cầm, hỗ trợ phân bón, giống cây
trồng,… cho nơng dân..


<i>Ba là, quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyên canh </i>


nhằm phát huy được tiềm năng và lợi thế của từng thuận lợi cho việc xây dựng các
cơ sở chế biến. Trong thời gian tới tỉnh tiếp tục tập trung đầu tư phát triển các
vùng sản xuất chuyên canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm như: vùng chè
chất lượng cao, vùng cây ăn quả đặc sản, vùng lúa thâm canh; gắn sản xuất nông
nghiệp với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở các vùng sản xuất tập trung


để chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.


<i>Bốn là, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại sản xuất </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu để giải quyết
những nhu cầu cơ bản cho sản xuất và đời sống của nhân dân, trọng tâm là
đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi, hệ thống dịch vụ nông nghiệp.


<i>Năm là, tăng cường xúc tiến hoạt động thương mại, dịch vụ trong nông </i>


nghiệp nhằm hỗ trợ phục vụ sản xuất như: Cung ứng vật tư kỹ thuật, vận tải, sơ
chế nông sản, đẩy mạnh cơng tác tìm kiếm thị trường cho sản xuất nông nghiệp,
từng bước làm tốt công tác dự tính, dự báo thị trường.


Góp phần nâng cao sức tiêu thụ hàng hố và bình ổn giá cả trên thị
trường, Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên đã tăng cường công tác chỉ đạo,
đẩy mạnh thực hiện quản lý chặt chẽ thị trường, chống nạn buôn lậu, buôn bán
hàng giả, gian lận thương mại. Đồng thời, sở tiến hành phổ biến và hướng dẫn
kịp thời các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại -
dịch vụ đến từng doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, cấp
giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các mặt hàng có
điều kiện.


Từ năm 2000, Sở Thương mại và Du lịch Thái Nguyên đã tăng cường
công tác xúc tiến thương mại, tiến hành xây dựng trang website tĩnh và website
động tại Trung tâm xúc tiến thương mại. Từ đó, trung tâm có thể khai thác và
nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường, xúc tiến thương mại, thơng tin giá
cả hàng hố để đáp ứng yêu cầu của các tổ chức kinh tế, phục vụ cho hoạt động
sản xuất, lưu thông hàng hố trong và ngồi nước.



</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

1. Củng cố và phát triển các kênh lưu thông hàng hoá nhằm đẩy mạnh
việc tiêu thụ nông sản thực phẩm cho nông dân, tạo thêm nguồn hàng phong
phú, đa dạng, có chất lượng tốt; mở rộng liên kết, tạo ra thị trường năng động,
trở thành đối trọng với các trung tâm lớn khác, kích thích nhau cùng phát triển.


2. Triển khai và thực hiện tốt quy hoạch tổng thể về thương mại - du lịch
trong giai đoạn đến năm 2010, trên cơ sở bám sát các mục tiêu của tỉnh trong
giai đoạn 2001 - 2005: coi trọng việc xây dựng các trung tâm thương mại tại
thành phố Thái Nguyên và một số thị xã, thị trấn; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
kỹ thuật thương mại như chợ, cửa hàng tự chọn, siêu thị,... đảm bảo cả nội dung
lẫn hình thức, tạo sự thu hút và hấp dẫn với người tiêu dùng. Đẩy mạnh và ưu
tiên cho công tác xuất, nhập khẩu, tập trung khai thác cao độ các mặt hàng
truyền thống và có thế mạnh của tỉnh như chè, quặng sắt, đũa tre, dụng cụ y tế,
sản phẩm may mặc, giấy, thực phẩm đông lạnh (lợn sữa), hàng thủ công mỹ
nghệ và các hàng hố nơng sản khác, góp phần thực hiện chiến lược tăng tốc
xuất, nhập khẩu.


3. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ quản lý kinh doanh
giỏi, năng động, có chun mơn sâu, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu của
thời kỳ mới, thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế.


4. Thực hiện tốt và triệt để công tác chống buôn lậu và gian lận thương
mại, chống sản xuất - kinh doanh hàng giả, tạo ra thị trường lành mạnh và kích
thích hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh phát triển.


5. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị
trường, tìm kiếm đối tác đầu tư, đối tác liên doanh, liên kết trong sản xuất và lưu
thông hàng hoá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

hội địa phương, tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên thực hiện thành cơng


cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế.


<i><b>3.2.4. Lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án liên quan tới giải </b></i>
<i><b>quyết việc làm trên địa bàn tỉnh </b></i>


Giải quyết việc làm cho người lao động là một chương trình xã hội có tính
chất liên ngành rõ nét, địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành trong
việc lồng ghép các chương trình hướng và mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu
nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động ở nơng thơn, các
chương trình như: Chương trình xố đói giảm nghèo; chương trình cứu trợ xã
hội; chương trình phát triển dân số kế hoạch hố gia đình; chương trình phịng
chống tai tệ nạn xã hội; chương trình đào tạo nghề; chương trình phát triển làng
nghề... Để thực hiện phối hợp trong việc lồng ghép các chương trình này đạt hiệu
quả cần làm tốt một số việc sau:


+ Từ tỉnh đến cơ sở phải thành lập hoặc kiện toàn lại ban chỉ đạo giải quyết
việc làm các cấp, có các thành phần tham gia bao gồm ngành lao động thương
binh và xã hội, kế hoạch đầu tư, tài chính, các tổ chức quần chúng (nông dân,
thanh niên, phụ nữ…) do một phó chủ tịch Ủy ban nhân dân làm trưởng ban và
ngành Lao động, Thương binh Xã hội làm phó ban hoặc uỷ viên thường trực.
Trong ban chỉ đạo cần phải phân định giới hạn trách nhiệm và quyền hạn giữa cơ
quan phối hợp với cơ quan điều hành chính. Khi phối hợp thì có sự tham gia liên
ngành, còn khi điều hành, triển khai một chương trình cụ thể phải do một cơ quan
chức năng của Nhà nước thực hiện (ngành Lao động - Thương binh - Xã hội).


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

<b>Sơ đồ 3.1: Mơ hình quản lý chương trình quốc gia giải quyết việc làm </b>


Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm ở Thái Nguyên những năm qua đã phát huy
vai trị tích cực trong việc thực hiện lồng ghép các chương tình kinh tế - xã hội
của địa phương như: xóa đói giảm nghèo, chương trình tổ, nhóm giúp nhau làm


kinh tế trong các hội, đoàn thể phụ nữ, thanh niên, Hội Nông dân, thực hiện các
dự án phát triển các dự án cây, con, ngành nghề, tạo vùng nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến theo vùng, lãnh thổ.


Trong những năm tới, để phát huy hơn nữa hiệu quả nguồn vốn này, nhằm
giải quyết nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn, tỉnh Thái Nguyên cần
thực hiện tốt các giải pháp sau:


Ủy Ban quốc gia
giải quyết việc


làm


Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia và


điều hành chương trình)


Ban chỉ đạo của
UBND các cấp


Ban chỉ đạo của tổ chức xã hội
các cấp (Phụ nữ, Nông dân,


Thanh niên….)


Dự án Dự án Dự án Dự án





Quan hệ trực tiếp


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

1. Tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng cấp trên, đồng
thời chủ động khai thác những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, lãi suất thấp tại các
địa phương, các chương trình dự án tài trợ trong nước, quốc tế có chính sách ưu
đãi, nguồn vốn ngân sách địa phương giành cho chương trình xóa đói giảm
nghèo, tạo việc làm để đảm bảo nguồn vốn vay.


2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả phối hợp giữa các ngân hàng
chính sách xã hội các cấp với lãnh đạo chính quyền địa phương, ngành lao động
thương binh xã hội, các tổ chức chính trị xã hội tham gia hợp đồng ủy thác, các
đơn vị tham gia cho vay vốn, các trung tâm đào tạo, dịch vụ xuất khẩu lao động.
Củng cố kiện toàn ban giải quyết việc làm các cấp; thường xuyên kiểm tra giám
sát việc tổ chức thực hiện, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh sửa chữa những sai
sót trong thực tiễn điều hành, đảm bảo sử dụng nguồn vốn cho vay có hiệu quả,
đúng mục đích.


3. Giữ gìn kỷ cương quản lý, đặt mọi hoạt động của chương trình cho vay
dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của ban chỉ đạo chương trình, cấp ủy đảng và các cấp
chính quyền.


4. Hồn thiện cơ chế chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế địa
phương, tạo ra sự thơng thống trong việc triển khai thực hiện ở các cấp, đơn
giản hóa thủ tục hành chính, cơng khai hóa và thực hiện đúng vai trò của cơ quan
quản lý nhà nước trong quan hệ với các chủ thể kinh tế, giúp các chủ thể này
được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách bình đẳng và có
hiệu quả.


5. Củng cố, nâng cao vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các
điểm giao dịch tại xã, tổ tiết kiệm cho vay vốn. Những tổ hoạt động yếu, tổ


trưởng có ý thức trách nhiệm thấp hay có biểu hiện tiêu cực cần chấn chỉnh, thay
đổi kịp thời. Những tổ trưởng năng lực yếu thực hiện nghiệp vụ chưa đầy đủ,
chính xác, cần phối hợp tập huấn bồi dưỡng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

7. Làm tốt công tác thẩm định kế hoạch dự án, lựa chọn dự án có tính khả
thi cho vay vốn ưu đãi; đảm bảo các hộ nghèo, khó khăn được vay vốn; đặc biệt
ưu tiên cho vay vốn ưu đãi để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn
hoạt động trên các lĩnh vưc thủ công nghiệp, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến
nông sản, dịch vụ, phát triển trang trại, chế biến thức ăn gia súc phục vụ các trang
trại chăn nuôi tập trung, tạo nhiều việc làm cho người lao động khu vực này.


* Giải quyết việc làm cho nông dân mất đất do đơ thị hố và phát triển
khu công nghiệp:


Mất đất đang là một vấn đề xã hội ngày càng trở nên gay gắt, sự ra đời và
phát triển các khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp của Thái Ngun, điều đó đã
dẫn đến hàng trăm ha đất nông nghiệp nhường chỗ cho công nghiệp, hàng ngàn
lao động ở nông thôn mất việc làm. Vấn đề đặt ra là phải có giải pháp thiết thực
trong việc giải quyết việc làm cho người nơng dân mất đất do đơ thị hố và phát
triển cơng nghiệp. Vì vậy, tỉnh phải chú trọng hơn nữa việc phát triển các ngành
nghề sản xuất, hỗ trợ vốn, kỹ thuật và đào tạo nghề phục vụ cho việc chuyển đổi
nghề nghiệp trong các khu cơng nghiệp. Thực hiện chính sách “đổi đất lấy việc
làm ổn định” chứ không chỉ đơn thuần là đổi đất lấy “tiền” và cơ sở hạ tầng như
hiện nay.


<i><b>3.2.5. Tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn qua xuất khẩu lao động </b></i>


Công tác xuất khẩu lao động được xác định là công tác mũi nhọn trong
giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong những năm tới, để thực hiện mục tiêu từng bước tăng quy mô xuất khẩu


lao động, Thái Nguyên cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

- Các ngành, các cấp trong tỉnh như Sở Lao động Thương binh và Xã hội,
Công an tỉnh, ngành Y tế và các ngành liên quan cũng như các cấp chính quyền
địa phương phải phối hợp hoạt động đề xuất giải pháp thực hiện tốt công tác xuất
khẩu lao động trên địa bàn.


- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, một mặt khai thác các thị trường
truyền thống như: Malaysia, Đài Loan... đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động
sang các thị trường có thu nhập cao và có nhu cầu lớn về lao động như đưa người
lao động đi làm nghề nông ở Mỹ hay xuất khẩu lao động sang Châu Âu, Trung
Đông... các thị trường vốn ổn định và đưa lại thu nhập cao cho người lao động.


- Đầu tư thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề trọng điểm, trường
Kỹ nghệ Thái Nguyên, phát triển trung tâm có đủ điều kiện đào tạo đội ngũ lao
động có chất lượng cao nhập cao. Mặt khác phải xây dựng và hoàn thiện chương
trình đào tạo nghề cho người lao động phù hợp với nguồn lao động ở địa phương
để nhanh chóng đào tạo lự lượng lao động có trình độ văn hóa cao, tay nghề
vững chắc, ý thức tổ chức kỷ luật tốt đáp ứng yêu cấu ngày càng cao của phía sử
dụng lao động.


- Cần lập quỹ xuất khẩu lao động để có nguồn hỗ trợ kinh phí đào tạo cho
người nghèo, nhất là người lao động thuộc diện chính sách để họ có đủ điều kiện
đi xuất khẩu lao động. Theo đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội
cần hỗ trợ kinh phí đào tạo cho bình quân một lao động đi xuất khẩu lao động từ
300 đến 500.000 đồng, đảm bảo cho 100% lao động hộ nghèo đi xuất khẩu lao
động nước ngoài được vay vốn tín dụng ưu đãi và đề nghị Ngân hàng Thương
mại bỏ quy định thế chấp 10% vốn vay cho người lao động.


- Coi trọng công tác đào tạo nguồn và giới thiệu người lao động có ý thức


tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt các quy định của pháp luật để tham dự đi làm việc ở
nước ngồi. Cơng tác tạo nguồn và giới thiệu người đi lao động ở nước ngoài phải
gắn với chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, phù hợp với quan hệ
cung - cầu và quá trình hội nhập quốc tế của thị trường xuất khẩu lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

xây dựng chương trình hậu xuất khẩu lao động để một mặt tận dụng nguồn vốn,
tay nghề của người lao động ở nước ngoài về, mặt khác tạo sự ổn định kinh tế xã
hội cho địa phương có xuất khẩu lao động. Chương trình hậu xuất khẩu lao động
cần phát triển theo hướng khuyến khích người đi xuất khẩu lao động trở về đầu
tư kinh doanh những ngành nghề thiết thực, khai thác được tiềm năng lợi thế của
địa phương. Ví dụ: ở Cương Gián có thể mở rộng hơn nữa diện tích ni trồng
thủy sản, phát triển nghề nước mắm là nghề truyền thống của xã, hay nghề mộc,
nghề khai thác đá... vừa đưa lại sự phát triển về kinh tế cho địa phương, vừa tạo
việc làm cho lao động trong vùng và những vùng lân cận. Để làm được điều đó,
chính quyền địa phương cần tạo điều kiện về mặt bằng thuận lợi, tạo môi trường
đầu tư và hành lang pháp lý cho người đi xuất khẩu lao động trở về phát triển sản
xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng và đóng góp cho q hương.


Đối với những người lao động đã được đào tạo nghề như sản xuất điện tử,
cơ khí hay thực phẩm v.v... sau khi đi xuất khẩu lao động trở về có thể được đào
tạo lại và được nhận vào làm việc ở các doanh nghiệp ở địa phương để phát huy
tay nghề và kinh nghiệm vì họ đã được đào tạo và trực tiếp lao động trong môi
trường xã hội công nghệp của nước bạn. Đây sẽ là nguồn nhân lực phục vụ tốt
cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.


<i><b>3.2.6. Cung cấp thông tin việc làm qua các trung tâm dịch vụ việc làm </b></i>


Người lao động ở nông thôn Thái Nguyên cũng như người lao động của
các vùng quê khác trong cả nước còn gặp nhiều hạn chế, nhất là về thông tin,
liên lạc và khả năng nhanh nhạy trong cơ chế thị trường. Vì vậy, vấn đề tự tìm


việc làm, lựa chọn việc làm của họ cịn nhiều khó khăn, rất cần đến hoạt động
hướng dẫn, tư vấn về lao động và việc làm của các cơ quan đồn thể, trong đó có
vai trị to lớn của trung tâm dịch vụ việc làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

dịch việc làm là cơ hội để người lao động tìm được việc làm và đem cơ hội việc
làm đến cho người lao động.


Trong những năm qua, hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm ở Thái
Nguyên phát triển chưa đáp ứng đủ yêu cầu của giải quyết việc làm. Hoạt động
của các trung tâm chưa trở thành một hệ thống, kinh phí của các trung tâm cịn
hạn hẹp, biên chế còn hạn chế. Điều này đã gây trở ngại lớn cho các hoạt động
của trung tâm.


Trong những năm tới, Thái Nguyên cần đẩy mạnh phát triển hệ thống
trung tâm dịch vụ việc làm, tăng cường hoạt động dịch vụ, giới thiệu việc làm
cho người lao động theo những hướng sau:


- Nâng cao năng lực và hiện đại hóa các trung tâm dịch vụ việc làm, xây
dựng cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt
động dịch vụ việc làm, nâng cấp trang thiết bị dạy nghề, bổ túc nghề cho người
lao động đồng thời nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ làm cơng
tác dịch vụ việc làm.


- Quy hoạch mạng lưới dịch vụ việc làm phù hợp với cơ chế thị trường.
Củng cố các trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm đã có trên địa bàn tỉnh. Đồng
thời xây dựng mới khuyến khích các tổ chức đồn thể, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh
niên và các doanh nghiệp tham gia họat động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
việc làm, xây dựng một số vệ tinh, văn phòng đại diện ở các huyện, thị, các tụ
điểm dân cư phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm từ huyện đến cơ sở.



- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động của các trung tâm dịch vụ viêc làm
như tổ chức giao lưu gặp gỡ giữa người lao động và người sử dụng lao đọng, các
cơ sở dạy nghề, xây dựng trang thông tin về thị trường lao động, tự quảng bá
năng lực hoạt động của trung tâm qua các hội thảo, nâng cao năng lực, trình độ
của đội ngũ cán bộ, mở rộng đội ngũ cộng tác viên, mở rộng các hình thức dịch
vụ việc làm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

hoạt động tài chính... đồng thời tăng thêm nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật và nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ nhân viên.


Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối
với các Trung tâm dịch vụ việc làm, kiên quyết xử lý kịp thời các hành vi lừa
đảo trong môi giới dịch vụ việc làm.


- Thúc đẩy tổ chức hội chợ việc làm lần thứ nhất ở Thái Nguyên, phát
triển thị trường lao động theo hướng tăng cường các giao dịch trực tiếp giữa
người lao động và người sử dụng lao động, nối cung - cầu lao động trong tỉnh và
trong cả nước, giải quyết việc làm nhanh chóng cho người lao động.


- Tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức cho người lao động để
người lao động hiểu và coi các trung tâm dịch vụ việc làm là nơi đáng tin cậy của
họ trong lựa chọn việc làm, học nghề. Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối
với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký việc làm, hỗ trợ trực tiếp
để giải quyết việc làm cho các đối tượng "yếu thế" trong thị trường lao động.


* Củng cố hệ thống sự nghiệp về giải quyết việc làm:


Trong những năm qua Thái Nguyên đã đầu tư phát triển 4 trung tâm xúc
tiến việc làm. Các trung tâm xúc tiến này đang đi vào hoạt động và đóng góp
phần đáng kể vào giải quyết việc làm cụ thể cho người lao động, là mơ hình phù


hợp với điều kiện của địa phương và đang hoạt động có hiệu quả.


Tuy nhiên, cần phải tiếp tục hoàn thiện mơ hình trung tâm xúc tiến việc
làm theo các hướng sau đây:


+ Cần phải có quy hoạch tổng thể các trung tâm xúc tiến việc làm. Tỉnh
cần phải tạo điều kiện hơn nữa để nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm
giới thiệu việc làm.


+ Khuyến khích thành lập các tổ chức giới thiệu việc làm mở rộng đối với
mọi thành phần, mọi cơ quan, đoàn thể để tạo ra sự luân chuyển lao động, việc
làm hiệu quả hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Có thể bộ khung quản lý của trung tâm Nhà
nước hỗ trợ lương và kinh phí hành chính, khơng đánh thuế khâu dạy nghề, giảm
thuế phần tổ chức sản xuất, trợ giúp ban đầu mua sắm trang thiết bị dạy nghề,
xây dựng cơ bản…


+ Kiện toàn các trung tâm dịch vụ việc làm, trước mắt là xem xét các điều
kiện cần có để thành lập trung tâm, kiểm tra hiệu quả hoạt động của các trung
tâm, giám sát hoạt động của các trung tâm, hạn chế tình trạng lừa dối, thu lệ phí
cao người cần việc làm, nhất là những người đi xuất khẩu lao động.


<i><b>3.2.7. Hoàn thiện chính sách và đổi mới lãnh đạo quản lý về lĩnh vực </b></i>
<i><b>giải quyết việc làm gắn với phát triển thị trường lao động </b></i>


Lao động việc làm thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội rộng lớn,
phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều tổ chức kinh tế - xã hội.
Vì vậy, để hoạt động giải quyết việc làm có hiệu quả cần phải có sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước có ý nghĩa quyết định tới việc tạo mở việc làm mới


cho người lao động. Thực tế trong những năm qua ở Thái Nguyên các cấp ủy
Đảng, chính quyền đã thường xun quan tâm đến cơng tác xố đói giảm nghèo
và giải quyết việc làm. Tuy vậy, vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của
chính quyền đối với giải quyết việc làm còn bộc lộ nhiều thiếu sót tồn tại.


Để khắc phục những yếu kém trong lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý
của Nhà nước về việc làm ở Thái Nguyên, trong thời gian tới cần thực hiện tốt
một số giải pháp sau:


* Đối với cấp ủy Đảng:


<i>Một là, từ Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về công tác giải quyết việc </i>


làm các cấp ủy đảng cần phải cụ thể hoá thành chương trình chiến lược phát triển
kinh tế xã hội, đặc biệt là chiến lược về giải quyết việc làm một cách đúng đắn,
khoa học, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Biến Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ các cấp và Nghị quyết về giải quyết việc làm trở thành hiện thực.


<i>Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền về công tác giải quyết việc làm, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

chức xã hội, mỗi gia đình và mỗi người lao động tự tạo việc làm cho mình và
cho xã hội.


<i>Ba là, các cấp ủy đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền cụ thể hố </i>


đường lối Nghị quyết của Đảng thành những chính sách, giải pháp cụ thể để giải
quyết việc làm cho người lao động, gắn giải quyết việc làm với phát triển sản
xuất trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương.


Các cấp ủy đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội (Hội


Nơng dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh) và các tổ chức xã
hội khác tích cực vận động hội viên, đồn viên của tổ chức mình đồn kết giúp
đỡ nhau phát triển sản xuất, tạo mở việc làm.


<i>Bốn là, đưa vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một trong </i>


những nhiệm vụ trọng tâm của dảng bộ, chi bộ, là nội dung quan trọng để xem
xét, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của chi bộ, đảng bộ.


* Đối với chính quyền:


+ Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục xây dựng chương trình giải quyết việc làm
từ nay đến hết năm 2020. Trên cơ sở đó mà thể chế hố đường lối, Nghị quyết của
Đảng bộ thành những chính sách, giải pháp cụ thể, hữu hiệu để phát triển sản xuất
kinh doanh tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động ở nơng thơn.


+ Chính quyền cấp huyện cần phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội
kiểm tra, kiểm sốt, thực hiện các chương trình, dự án giải quyết việc làm.


+ Thực hiện công tác cải cách hành chính trong ngành Lao động - Thương
binh Xã hội; Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ quản lý
Nhà nước, nghiên cứu với thực hành và ứng dụng những tiến bộ khoa học - công
nghệ vào lĩnh vực hoạt động của ngành, triển khai chương trình tin học hố quản
lý hành chính Nhà nước về lao động và việc làm để nâng cao năng lực bộ máy
quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

<b>KẾT LUẬN </b>


Việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng và toàn dân, của các cấp, các ngành. Trong


những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để giải quyết việc làm
cho lao động xã hội, thơng qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội
và các chương trình, dự án giải quyết việc làm. Nhờ đó hàng năm chúng ta đã
giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, cơ cấu lao động đã từng bước
chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ thất nghiệp của lao động thành thị giảm
dần và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng dần. Tuy nhiên, do tốc
độ tăng dân số còn cao, nhất là ở các vùng nông thôn nên hàng năm số người
bước vào độ tuổi lao động khá lớn, số người cần được giải quyết việc làm còn
tồn đọng nhiều. Do đó, ở Thái Nguyên hiện nay, sức ép về việc làm còn rất lớn
và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết.


Thái Nguyên là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, mật độ dân số
tương đối cao, tài nguyên có hạn, tốc độ phát triển kinh tế thấp, tình trạng thất
nghiệp cịn khá cao. Vì vậy, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người
lao động, đặc biệt là lao động ở nông thôn (khu vực chiếm tới hơn 70% lực
lượng lao động toàn tỉnh) là vấn đề hết sức cần thiết.


<i><b>Khi nghiên cứu vấn đề “Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông </b></i>


<i><b>thôn tỉnh Thái Nguyên hiện nay”, đề tài xác định: người lao động ở nông thôn </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

Đề tài đã đi sâu nghiên cứu thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho
người lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua từ nhiều hướng nhìn
khác nhau, trên cơ sở đó đánh giá những thành tựu đã đạt được, đồng thời chỉ ra
những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động giải quyết việc làm.
Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra một hệ thống những phương hướng chung và
những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông
thôn tỉnh Thái Nguyên thời gian tới.


Nâng cao năng lực về mọi mặt, giúp người lao động phát huy hết khả


năng, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống, góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung là
mục đích hướng tới của đề tài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. <i>Đỗ Xuân An (2005), Giải quyết việc làm ở Nghệ An. Thực trạng và giải </i>


<i>pháp, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, </i>


Hà Nội.


2. <i>Ban Chỉ đạo Điều tra lao động - việc làm Trung ương (2009), Báo cáo kết </i>


<i>quả lao động - việc làm 1 - 7 - 2009, Hà Nội. </i>


3. <i>Ban Chỉ đạo Điều tra lao động - việc làm Thái Nguyên (2009), Báo cáo </i>


<i>nhanh kết quả điều tra lao động - việc làm 2009 tỉnh Thái Nguyên, Thái </i>


Nguyên.


4. <i>Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009), Số liệu thống kê Lao động </i>


<i>và việc làm ở Việt Nam 2009, Nxb. Lao động và Xã hội, Hà Nội. </i>


5. Bộ môn Kinh tế phát triển - Khoa Kế hoạch và Phát triển, Trường Đại học
<i><b>Kinh tế Quốc dân (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb. Lao động Xã </b></i>
hội, Hà Nội.



6. <i>Trần Văn Chử, Mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải </i>


<i>quyết việc làm trong q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước, </i>


Kỷ yếu khoa học đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Sinh Cúc (2008), “Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn


<i>đề đặt ra”, Tạp chí Con số và Sự kiện, (20). </i>


8. <i>Cục Thống kê Thái Nguyên (2005), Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu </i>


<i>tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2006 - 2010, Thái Nguyên. </i>


9. <i>Cục Thống kê Thái Nguyên (2007), Niên giám thống kê 2007, Thái Nguyên. </i>
<i>10. Cục Thống kê Thái Nguyên (2008), Niên giám thống kê 2008, Thái Nguyên. </i>
<i>11. Cục Thống kê Thái Nguyên (2009), Niên giám thống kê 2009, Thái Nguyên. </i>
<i>12. Cục Thống kê Thái Nguyên (2009), Tình hình kinh tế - xã hội Thái Nguyên </i>


<i>năm 2009, Thái Nguyên. </i>


<i>13. Cục Thống kê Thái Nguyên (2009), Thái Nguyên 50 năm xây dựng và phát </i>


<i>triển, Thái Nguyên. </i>


14. Đỗ Minh Cương (2007), “Dạy nghề cho lao động nông thôn hiện nay”,


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

<i>15. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung (2007), Về chính sách giải quyết việc </i>


<i>làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>



16. Nguyễn Hữu Dũng (2008), “Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong
quá trình đơ thị hố, cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá nơng nghiệp nơng
<i>thơn”, Tạp chí Lao động Xã hội, (247). </i>


17. Nguyễn Trí Dũng (2010), “Thái Nguyên chủ động dạy nghề cho nông
<i>dân”, Báo Nông nghiệp Thái Nguyên. </i>


<i>18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


<i>thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần </i>


<i>thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần </i>


<i>thứ XI , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>21. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2006), Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng </i>


<i>bộ tỉnh lần thứ XVI, Thái Nguyên. </i>


<i>22. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2011), Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng </i>


<i>bộ tỉnh lần thứ XVII, Thái Nguyên. </i>


<i>23. Đinh Đăng Định (chủ biên - 2008), Một số vấn đề lao động, việc làm và </i>


<i>đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Lao động, Hà Nội. </i>



<i>24. Nguyễn Mạnh Hà (2006), Giải quyết việc làm cho lao động ở nơng thơn </i>


<i>tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học </i>


viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.


<i>25. Nguyễn Minh Hằng, Lê Huy Đồng (2006), Phân phối và phân hoá giàu </i>


<i>nghèo sau 20 năm đổi mới, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội. </i>


<i>26. Nguyễn Quang Hiển (2007), Thị trường lao động Việt Nam. Thực trạng và </i>


<i>giải pháp, Nxb. Thống kê, Hà Nội. </i>


<i>27. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình Kinh tế học </i>


<i>phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>28. Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên (2005), Báo cáo kết quả 5 năm Hội Nông </i>


<i>dân thực hiện chương trình mục tiêu xố đói, giảm nghèo (2000 - 2005) và </i>
<i>phương hướng, nhiệm vụ (2005 - 2010), Thái Nguyên. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

<i>thực hiện phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, xây dựng điển </i>
<i>hình tiên tiến hộ nông dân thu nhập 50 triệu đồng/năm, Thái Nguyên. </i>


<i>30. Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Dự án xây dựng mơ hình ổn định </i>


<i>phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chè xã Phúc Trìu - Phúc </i>


<i>Xuân, Thái Nguyên, Thái Nguyên. </i>


<i>31. Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Báo cáo kết quả thực hiện 3 dự án </i>


<i>phối hợp giữa Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Hội Nông dân tỉnh </i>
<i>Thái Nguyên, Thái Nguyên. </i>


<i>32. Nguyễn Lan Hương (2008), Thị trường lao động Việt Nam, định hướng và </i>


<i>phát triển, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội. </i>


<i>33. Lê Văn Kỳ (2006), Phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở </i>


<i>Thanh Hoá, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí </i>


Minh.


<i>34. Vương Liêm (2006), Về chiến lược con người ở Việt Nam, Nxb. Lao động, </i>
Hà Nội


<i>35. Chu Viết Luân (chủ biên - 2009), Thái Nguyên - Thế và lực mới trong thế </i>


<i>kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>36. C.Mác (1984), Tư bản, tập 1, quyển 1, Nxb. Sự thật, Hà Nội. </i>
<i>37. C.Mác (1984), Tư bản, tập 2, quyển 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội. </i>


<i>38. C.Mác-Ph.Ăngghen (1994), Tồn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>
<i>39. Hồ Chí Minh (1996), Tồn tập, tập 4 (1945 - 1946), Nxb. Chính trị quốc </i>



gia, Hà Nội.


<i>40. Hồ Chí Minh (1996), Tồn tập, tập 10 (1945 - 1946), Nxb. Chính trị quốc </i>
gia, Hà Nội.


<i>41. Trần Nhung, “Thái Nguyên đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng”, Báo </i>


<i>Thái Nguyên điện tử. </i>


<i>42. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo đánh giá </i>


<i>cho vay vốn giải quyết việc làm giai đoạn 2006 - 2010, Thái Nguyên. </i>


<i>43. Nguyễn Văn Phúc (2007), Công nghiệp nông thôn Việt Nam. Thực trạng </i>


<i>và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

45. Bùi Văn Quán (2006), “Thực trạng lao động - việc làm ở nông thôn và một
<i>số giải pháp cho giai đoạn 2006 - 2010”, Báo Lao động và Xã hội, tr.259. </i>
<i>46. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1994), Bộ Luật Lao </i>


<i>động, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. </i>


<i>47. Sở Lao động Thương Binh và Xã hội (2005), Báo cáo kết quả thực hiện </i>


<i>chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2001 - 2005 và phương hướng, </i>
<i>giải pháp giai đoạn 2006 - 2010, Thái Nguyên. </i>


<i>48. Vũ Đình Thắng (2007), “Vấn đề việc làm cho nơng thơn”, Tạp chí Kinh tế </i>



<i>phát triển, (23). </i>


<i>49. Nguyễn Đăng Thảo, Mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực với phát </i>


<i>triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ </i>


Chí Minh.


<i>50. Nguyễn Thị Thơm (2004), Thị trường lao động Việt Nam. Thực trạng và </i>


<i>giải pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2003 - 2004, Học viện </i>


Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


<i>51. Trần Thị Thu (2008), Tạo việc làm cho người lao động nữ trong thời kỳ </i>


<i>công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội. </i>


<i>52. Tổng Cục thống kê (2009), Niên giám thống kê 2009, Nxb. Thống kê, Hà Nội. </i>
53. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Thông tin Khoa


<i>học xã hội, Thị trường lao động trong kinh tế thị trường, Hà Nội. </i>


<i>54. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2005), Dự thảo chương trình mục tiêu </i>


<i>giảm nghèo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010, Thái Nguyên. </i>


<i>55. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Chương trình giải quyết việc </i>


<i>làm tỉnh Thái Nguyên đến hết năm 2010, Thái Nguyên. </i>



<i>56. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Báo cáo quy hoạch phát triển </i>


</div>

<!--links-->

×