Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Hiểu biết, xác định, giảm thiểu và khắc phục những rủi ro về quyền con người mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, có thể đặt ra ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.74 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>HIỂU BIẾT, XÁC ĐỊNH, GIẢM THIỂU VÀ KHẮC PHỤC NHỮNG </b>
<b>RỦI RO VỀ QUYỀN CON NGƯỜI MÀ CUỘC CÁCH MẠNG CƠNG </b>
<b>NGHIỆP 4.0, ĐẶC BIỆT LÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO, CÓ THỂ ĐẶT RA </b>


<b>Ở VIỆT NAM</b>


<i><b>Vũ Ngọc Bình </b></i>
<i>Cố vấn Cao cấp </i>
<i>Viện Dân số, Gia đình và Trẻ em </i>
<i>(thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam) </i>
<b>Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (CMCN 4.O) đang diễn ra </b>
khắp trên thế giới và công nghệ, toàn cầu hóa và số hóa đang tác động to lớn lên tất
cả các mặt của cuộc sống, đặc biệt về giáo dục, việc làm và gia đình. Trí tuệ nhân
tạo (AI) mà thường trước đây được nghĩ là chuyện viễn tưởng khoa học thì giờ đây
đang ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền con người theo các cách nghịch lí khác
nhau. Bài viết này không chỉ nêu lên những cơ hội mà AI đem lại mà còn làm nổi
bật những rủi ro về quyền con người mà AI có thể gây ra với những nhóm người
đặc biệt dễ bị tổn thương ở Việt Nam và cách xác định, giảm thiểu và khắc phục
những rủi ro đó trong bối cảnh hội nhập quốc tế.


<b>1. Các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới </b>


<i>Tính đến nay, nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) </i>
<i>và bắt đầu bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Nếu như </i>
CMCN 1.0 sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất, CMCN
2.0 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt, CMCN 3.0 sử dụng điện
tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất, thì CMCN 4.0 được phát triển
<i>từ CMCN 3.0, kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ </i>
<i>thuật số và sinh học. </i>


<i>CMCN 1.0 (kéo dài khoảng 90 năm từ năm 1784 đến năm 1870) diễn ra từ </i>


thế kỷ 18 đến 19 ở châu Âu và Mỹ khi loài người phát minh động cơ hơi nước, tác
động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải.
Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay
được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Động cơ hơi nước
được đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân
loại. Đó là thời kỳ mà hầu hết nông nghiệp, xã hội nông thôn đã trở thành công
nghiệp và đô thị. Ngành công nghiệp sắt và dệt, cùng với sự phát triển của động cơ
hơi nước, đóng vai trò trung tâm trong cách mạng công nghiệp làm thay đổi cơ bản
các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, bắt đầu từ nước Anh và sau đó lan
tỏa ra nhiều nơi trên thế giới (Kaplan, 2016a).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt, tạo nên nền sản xuất quy mơ lớn với
các dây chuyền lắp ráp. Lồi người phát minh ra động cơ điện, mang lại cuộc sống
văn minh, năng suất tăng nhiều lần so với động cơ hơi nước. Cuộc cách mạng bắt
đầu với sự phát triển sản xuất hàng hóa của ngành công nghiệp dệt. Sau đó, với nhu
cầu cung cấp máy móc và năng lượng cho công nghiệp dệt, các kỹ thuật gia công
sắt thép được cải thiện và than đá sử dụng với khối lượng lớn. Thương mại mở rộng
tạo điều kiện cho sự ra đời của kênh đào giao thông và đường sắt. Bên cạnh
đó, đường giao thông được nâng cấp lớn cho hoạt động giao thương nhộn nhịp.
Động cơ hơi nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí đã
đưa đến gia tăng năng suất lao động đột biến. Sự phát triển các máy công cụ trong
hai thập kỷ đầu của thế kỷ 19 tạo thuận lợi cho lĩnh vực chế tạo máy, phục vụ
những ngành sản xuất khác. Thời gian này có sự phát triển của các ngành công
nghiệp hóa chất, dầu mỏ, thép và điện lực. Sản xuất hàng loạt hàng tiêu dùng được
phát triển, các lĩnh vực như đồ uống và thực phẩm, quần áo, vận tải và giải trí gồm
rạp chiếu phim, phát thanh, máy ghi âm được thương mại hóa đáp ứng nhu cầu dân
chúng và tạo nhiều công ăn việc làm (Kaplan, 2016b).


<i>CMCN 3.0 (chỉ gần 30 năm, từ năm 1969 đến năm 1997) xuất hiện khi con </i>
người phát minh ra máy tính, Internet nên cũng được gọi là cuộc cách mạng số. Đây


là thời kỳ mà máy móc tự động hóa thay thế phần lớn chức năng của con người.với
sự tiến bộ của công nghệ từ các thiết bị cơ điện tử tương tự sang công nghệ số ngày
nay, được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên
1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và internet (thập niên 1990). Con
người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau
qua vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet…Cho đến cuối thế kỷ 20, quá
trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao, gồm
máy tính cá nhân, Internet, công nghệ thông tin và mạng xã hội. Khủng hoảng tài
chính châu Á nổ ra năm 1997 đánh dấu sự kết thúc của cuộc cách mạng thứ ba này
<b>(Tegmark, Max. (2017). </b>


<i>CMCN 4.0 được đưa ra giới thiệu, thảo luận lần đầu vào năm 2011</i>411


và được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các
kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với những yếu tố cốt lõi của
<i>kỹ thuật số là trí tuệ nhân tạo (Artificial Intellegence - AI), vạn vật kết nối (Internet </i>
<i>of Things - IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Hiện tại cả thế giới đang ở trong giai </i>


411<sub> CMCN 4.0 gắn liền với thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” được đưa ra lần đầu tiên tại Hội chợ Công nghệ </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>đoạn đầu của CMCN 4.0 diễn ra trong vài năm qua tại các nước phát triển như Mỹ, </b>
<b>châu Âu và một phần châu Á. Khoa học-công nghệ sẽ biến những điều tưởng chừng </b>
như không thể trở thành có thể. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, dịch
vụ tăng; chi phí thương mại giảm sẽ làm tăng doanh thu toàn cầu, thúc đẩy tốc độ và
chất lượng tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính tiện ích cho cuộc sống cá nhân. CMCN
<b>4.0 sẽ làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp</b>412<sub>. </sub>


Kinh nghiệm và thực tiễn thế giới cho thấy CMCN đã tạo ra cơ hội vượt lên
phía trước cho một số quốc gia. Việc phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784 đã
giúp nước Anh và châu Âu nổi lên như là các cường quốc trong CMCN 1.0. Phát


minh ra động cơ điện năm 1870 mở rộng tầm ảnh hưởng của các cường quốc như
Mỹ, Đức và sau đó là Nhật Bản trong CMCN 2.0, rồi sự ra đời của công nghệ bán
dẫn, vi mạch, máy tính và Internet trong CMCN 3.0 trong một thời gian ngắn giúp
Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po vốn là những quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á đầy
khó khăn chính thức gia nhập nhóm các nền kinh tế phát triển nhất. Sớm nhận thức
được tầm quan trọng của việc đi trước đón đầu CMCN 4.0 và đã có những khuôn
khổ chính sách và pháp luật chuẩn bị như Xin-ga-po năm 2014 với “Sáng kiến quốc
gia thông minh”, Trung Quốc năm 2015 với “Sản xuất năm 2025”, Ấn Độ năm
2015 với “Dự án 100 thành phố thông minh”, Hàn Quốc năm 2016 với “Các biện
pháp đối phó toàn diện về xã hội trí tuệ nhân tạo”...


Đi liền với CMCN 4.0 là các khái niệm rất mới trên rất nhiều lĩnh vực, như
<i>là: kinh tế số, kinh tế chia sẻ, trí tuệ nhân tạo. Cuộc cách mạng này sẽ làm thay đổi </i>
hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị của các ngành công nghiệp. Nó có những tác
động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp – toàn cầu, khu vực và
trong từng quốc gia. Nó tác động mạnh mẽ, toàn diện trên các khía cạnh chủ yếu
của nền kinh tế mỗi quốc gia như về cấu trúc, trình độ phát triển, tốc độ tăng
trưởng, mơ hình kinh doanh, thị trường lao động…Đặc tính nổi bật đầu tiên của
CMCN 4.0 đó là tốc độ, đặc biệt máy móc không chỉ thay thế công việc chân tay,
mà đang học cả cách tư duy như con người.


<b>Trí tuệ nhân tạo (AI) mà thường trước đây được nghĩ là chuyện viễn tưởng </b>
khoa học thì giờ đây đang ảnh hưởng đến việc thụ hưởng quyền con người theo các
cách nghịch lí khác nhau. Đó là trí tuệ của máy móc được tạo ra bởi con người và
có thể tư duy, suy nghĩ, học hỏi...như trí tuệ con người, song lại xử lý dữ liệu ở mức
rộng lớn hơn, quy mô hơn, hệ thống, khoa học và nhanh hơn so với con người. Rất
nhiều hãng công nghệ nổi tiếng có tham vọng tạo ra được những AI vì giá trị của
chúng là vô cùng lớn, giải quyết được rất nhiều vấn đề của con người mà loài người
đang chưa giải quyết được. Với sự chuyển động của CMCN 4.0, trong khoảng 15
năm tới thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi. Về



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

mặt xã hội, CMCN 4.0 thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội ở nhiều nước
với sự xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học,
công nghệ, thiết kế, văn hóa, nghệ thuật, giải trí, truyền thông, giáo dục, đào tạo, y
tế, pháp luật, quân sự, an ninh...AI có thể được định nghĩa như một ngành của khoa
học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh, do đó nó phải
được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng ứng dụng được của
<b>lĩnh vực này. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình của AI - sự mơ phỏng các quá </b>
trình hoạt động trí tuệ của con người bằng máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy
tính trong những lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, kinh doanh, giáo dục, tài chính, sản
xuất, pháp luật…Đây là khả năng do máy móc thể hiện trong điện thoại thông minh,
vi tính, xe cộ tự hành, người máy…là nhiều chức năng từ phụ việc dọn dẹp gia đình
cho đến làm cơng cụ tham gia chiến tranh. AI hiện nay chủ yếu học tập những điều
tốt đẹp từ con người, chúng bắt chước suy nghĩ của con người và hoàn thành nhiệm
vụ bằng cách lặp đi lặp lại, hoặc nhiều hơn thế một chút. Nhưng điều này không
làm con người bớt sợ hãi về nỗi lo trí tuệ nhân tạo sẽ tự nhận thức được và thống trị
thế giới. Nhiều người thì lại cho rằng trí tuệ nhân tạo vẫn chưa thực sự đáng sợ, cần
phải thay đổi để khiến nó đáng sợ hơn. AI mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống
loài người, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ. Rất nhiều chuyên gia lo lắng rằng
khi trí tuệ nhân tạo đạt tới một ngưỡng tiến hóa nào đó thì đó cũng là thời điểm loài
người bị tận diệt. Rất nhiều các bộ phim đã khai thác đề tài này với nhiều góc nhìn,
nhưng qua đó đều muốn cảnh báo loài người về mối nguy đặc biệt này413<sub>. </sub>


Nhiều chuyên gia lo ngại là AI có thể phát triển lệch lạc, thể hiện tầm nhìn
hạn hẹp, thiên vị, thành kiến nếu như những người thiết kế, chế tạo ra chúng đa số
vẫn là nam giới như hiện nay. Theo một nghiên cứu năm 2013 của Hiệp hội Phụ nữ
đại học Mỹ, chỉ có 26% số chuyên gia máy tính là nữ, giảm 9% kể từ năm 1990.
Nhiều chuyên gia coi đây là vấn đề nghiêm trọng, bởi các ngành khác như sinh học,
hóa học, kỹ thuật đều có tỷ lệ phụ nữ tăng mạnh. Về nguyên nhân, một số người
cho rằng công nghiệp máy tính thích hợp với nam hơn và văn hóa trong ngành này


không hoan nghênh, thậm chí thù địch với nữ. Các chương trình được lập trình hơm
nay sẽ định hình những hệ thống của tương lai và nếu như mọi nhà thiết kế, lập
trình đều có chung một thế giới quan, chúng ta có thể sẽ nhận được các máy tính
<i>với trí óc hẹp hòi. Ứng dụng AI trong việc hoạch định chính sách và các lĩnh vực </i>
<i>khác có thể gián tiếp dẫn đến sự phân biệt đối xử. Đã đến lúc các kỹ sư phần mềm </i>
<i>cần cân nhắc về vấn đề quyền con người để không có thể dẫn đến sự phân biệt đối </i>
xử dựa trên chủng tộc, giới tính hoặc sắc tộc.


Bên cạnh những cơ hội mới, CMCN 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều
thách thức phải đối mặt, đặc biệt với những tiềm ẩn rủi ro khó lường cho những


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nước đang phát triển. Mặt trái của CMCN 4.0 được cho là nó có thể gây ra sự bất
bình đẳng, đặc biệt là có thể phá vỡ thị trường lao động. AI sẽ dần thay thế lao động
phổ thông và nhiều người trong các lĩnh vực với các công việc truyền thống, có tính
chu kỳ sẽ ngày càng mất dần vào tay của robot, trí tuệ nhân tạo414<sub>...Do đó người lao </sub>


động phải luôn trau dồi các kỹ năng để có thể cạnh tranh, thích ứng với sự thay đổi
của xu thế (UNDP, 2017).


AI đang ngày càng có sức ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống
thường nhật. Đó là sự hiện diện của các trợ lý ảo thông minh trên điện thoại di
động và các trợ lý gia đình ảo. Nó xuất hiện trong các thuật toán được thiết kế để
cải thiện khả năng chẩn đoán sức khỏe của chúng ta. Và nó được áp dụng trong
các công cụ hoạch định chính sách được cảnh sát sử dụng trong cơng tác phịng
chống tội phạm.


Quy tắc bảo mật và bảo vệ dữ liệu áp dụng cho thông tin liên quan đến sức
khỏe của các cá nhân. Tương tự, việc ghi chép và sử dụng có hệ thống định vị trên
điện thoại thông minh có thể vi phạm các quy tắc bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư
và nó có thể dẫn đến mối lo ngại về việc giám sát kỹ thuật số của các cơ quan công


quyền. Các kỹ sư phần mềm chịu trách nhiệm thiết kế những thuật toán đằng sau tất
cả các hệ thống này. Chính các kỹ sư phần mềm cho phép các trợ lý thông minh trả
lời các câu hỏi của chúng ta một cách chính xác hơn, giúp các bác sĩ cải thiện việc
phát hiện các rủi ro sức khỏe và cho phép các nhân viên cảnh sát xác định rõ hơn
các nguy cơ tội phạm gia tăng.


Những bất ổn về kinh tế và xã hội nảy sinh từ CMCN 4.0 sẽ dẫn đến những
bất ổn về đời sống. Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên Internet
cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khoẻ. Thông tin cá nhân
nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn
lường. CMCN 4.0 sẽ càng thêm phức tạp bởi ở nhiều vùng trên thế giới – khi mà
CMCN 3.0 và thậm chí là CMCN 2.0 còn chưa hồn tất mà các cơng nghệ mới có
thể “nhảy cóc” qua những chuyển biến đó, gây ra sự xáo trộn chưa từng thấy với
mọi xã hội. Công nghệ đang làm thay đổi xã hội nhanh chóng, các chuẩn mực, các
giá trị và các trật tự đều có thể được công-nghệ biến đổi khôn lường. CMCN 4.0 sẽ
rất khác so với ba cuộc cách mạng đã làm thay đổi năng lực sản xuất của con người
<b>trước đó và được dự báo đảo lộn toàn bộ cuộc sống con người (Frankish, Keith & </b>
William M. Ramsey, 2014).


Giai đoạn đầu tiên sẽ là thách thức với những lao động văn phòng, trí thức và
lao động kỹ thuật. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, có thể sẽ chậm hơn. Xu
hướng sản xuất tự động hóa trên toàn cầu sẽ làm giảm thu nhập, do người công


414<sub></sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nhân phải cạnh tranh với máy móc và với chính cả những người đã mất việc do máy
móc. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế và khi robot thay
thế con người trong nhiều lĩnh vực thì hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi
vào cảnh thất nghiệp, mất việc làm sẽ rồi sinh ra rất nhiều tệ nạn, các vấn đề chính
trị phức tạp hơn rồi tạo những mối đe doạ lớn đến nhiều người cùng cộng đồng, đặc


biệt với những nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thương415


Lĩnh vực lao động và việc làm đang trải qua những thay đổi lớn ở quy mô
chưa từng có do sự chuyển dịch của một số yếu tố như sự cải tiến của công nghệ,
tác động của biến đổi khí hậu, sự thay đổi đặc tính của sản xuất và việc làm. Các
ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động kỹ năng thấp trung hạn và dài hạn sẽ bị tác
động trực tiếp và nhiều nhất do nhu cầu sử dụng lao động tay nghề cao tăng trong
khi nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp ngày càng giảm. Nhóm lao động chịu
tác động mạnh nhất là lao động phổ thông do rất dễ bị thay thế bởi quá trình tự động
hóa và người máy. Nhiều ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày sẽ
thay đổi công nghệ sản xuất theo hướng tự động hóa, robot hóa, ảnh hưởng đến việc
làm của hàng triệu lao động. Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày
càng xa, dư thừa lao động trình độ thấp, nhập khẩu công nghệ lạc hậu, mất an tồn,
an ninh thơng tin, đồng thời chịu tác động nhiều mặt về văn hóa, xã hội, mơi
trường, quốc phịng, an ninh. Hơn thế nữa, thị trường lao động sẽ bị thách thức
nghiêm trọng giữa chất lượng cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Khi
tự động hóa thay thế con người trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, người lao
động chắc chắn sẽ phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ
bị dư thừa, bị thất nghiệp. Hàng loạt nghề nghiệp cũ sẽ mất đi và thay thế vào đó là
những nghề nghiệp mới. Thị trường lao động trong nước cũng như quốc tế sẽ phân
hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng
cao. Lao động giá rẻ khơng cịn là lợi thế cạnh tranh của các thị trường mới nổi ở
châu Mỹ La tinh và châu Á. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cuộc CMCN 4.0
không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có


415<i><sub> Hiện trên thế giới không có những khái niệm hay định nghĩa chính thức nào về nhóm người yếu thế/dễ bị </sub></i>


<i>tổn thương (vulnerable groups) trong các văn bản chính thức của Liên Hợp Quốc hay các tổ chức quốc tế </i>


<i>khác. Tuy nhiên trên thực tế, nhóm người yếu thế/dễ bị tổn thương lại được sử dụng rộng rãi trên thế giới </i>


<i>và ở các quốc gia với những thuật ngữ hay khái niệm tương đương như nhóm thiệt thịi (disadvantaged </i>
<i>groups), nhóm bị lề hóa (marginalized groups), nhóm bị loại bỏ ra ngồi (excluded groups)…tùy theo </i>
nhận thức, pháp luật và ngôn ngữ ở các quốc gia đó. Họ thường là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người
khuyết tật, người thiểu số, những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBTs)…Tuy nhiên, hiện
cũng không có thống kê chính thức nào trên quy mơ tồn cầu về những nhóm dân cư này, trừ số liệu ước
tính lấy từ những báo cáo của Liên Hợp Quốc, kể trong báo cáo hàng năm của Chương trình Phát triển
Liên Hợp Quốc (UNDP) về Chỉ số phát triển con người (HDI). Báo cáo năm 2016 do UNDP công bố
năm 2017 cho thấy mặc dù tiến bộ trung bình về phát triển con người được cải thiện trên mọi khu vực
trên toàn cầu trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2015, nhưng một phần ba dân số thế giới vẫn tiếp tục
sống với mức phát triển con người thấp, theo kết quả đo lường HDI.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

kỹ năng bậc trung (trung cấp, cao đẳng) cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không
được trang bị những kỹ năng mới- kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0.


<b>2. Việt Nam đang ở đâu trong CMCN 4.0 và các cơ hội cùng những </b>
<b>thách thức là những gì? </b>


Cuộc cách mạng này cũng đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam với sự cải tiến
và ứng dụng công nghệ tại nơi làm việc ở tốc độ nhanh hơn bao giờ hết và rất đa
dạng trong các ngành nghề khác nhau. Doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là nhỏ và
vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới. Nhiều
doanh nghiệp còn bị động với các xu thế phát triển mới, chưa sẵn sàng chuyển hướng
mơ hình tổ chức kinh doanh. Trong khi đó, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và
đứng trước áp lực lớn về nguồn lực để chuyển đổi, đổi mới sáng tạo, tạo đột phá.


CMCN 4.0 tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội như công nghiệp,
nông nghiệp, tài chính ngân hàng, lao động, việc làm, giao thông vận tải, dệt may,
du lịch, y tế, giáo dục đào tạo, đến doanh nghiệp và các địa phương… Tuy nhiên,
cuộc cách mạng này vẫn đang trong giai đoạn khởi phát nên sẽ là cơ hội quý báu mà
Việt Nam phải nhanh chóng đón bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp


hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, nếu không định hướng được rõ ràng mục tiêu, cách
thức tiếp cận và tham gia thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới giáo dục,
phát triển khoa học và công nghệ phù hợp thì sức ép đặt ra cho Việt Nam bởi cuộc
cách mạng này là rất lớn.


Người máy sẽ thay thế lao động là những gì đang diễn ra tại các quốc gia có
lực lượng lao động dồi dào như Việt Nam thì hậu quả của việc áp dụng trí tuệ nhân
tạo vào CMCN 4.0 này có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động.
Theo ước tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố tháng 7 năm 2016 cho
thấy Việt Nam có đến 86% lao động cho các ngành dệt may và giày dép có nguy cơ
cao mất việc làm dưới tác động của những đột phá về công nghệ do CMCN 4.0.
Nguy cơ này có thể chuyển thành con số thiệt hại không nhỏ khi các ngành như dệt
may, giày dép đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho lao động trong nước (khoảng gần
2,3 triệu người, trong đó khoảng 78% là lao động nữ làm việc trong ngành dệt
may). Trong 20 năm trong giai đoạn từ năm 1996 lên năm 2016, tổng số lao động
Việt Nam đã tăng thêm khoảng 19 triệu người, từ 35 triệu người lên 54 triệu người
((Viện HLKHXH VN, 2017).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

bị tụt hậu và bị đào thải khi AI sẽ làm thay con người trong một số lĩnh vực và khi
máy móc làm thay con người, sự dôi dư nguồn nhân lực sẽ trở thành lực cản của
quá trình phát triển trong tương lai. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bất ổn đối
về xã hội và chính trị.


Việt Nam đang bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới.
Trong giai đoạn 2016-2020, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đã được xác
định là trọng tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Sự đẩy mạnh công nghiệp 4.0
dựa trên số hóa và kết nối là xu thế của thế giới và có thể mang lại cho Việt Nam
nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời cũng đưa đến
những thách thức đối với quá trình phát triển (NHTG & BKHĐT, 2016).



AI phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng tại Việt Nam
lĩnh vực này vẫn cịn khá mới mẻ. Khi cơng nghệ thông tin ngày càng phát triển, trí
tuệ nhân tạo đã và đang thay thế một phần công việc của con người, việc xây dựng
cộng đồng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam phát triển vững mạnh là rất
cần thiết. Từ đó có thể cùng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để
giải quyết những vấn đề cụ thể không chỉ ở Việt Nam mà mang tính toàn cầu. Phát
huy, tận dụng thành tựu và hạn chế những mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp
<b>này như thế nào là vấn đề mà tất cả các quốc gia đều cần giải quyết. Với sự chuyển </b>
động của cuộc cách mạng này, trong khoảng 15 năm tới hay xa hơn là thế giới sẽ có
diện mạo mới, đòi hỏi có nhiều thay đổi lớn lao. Câu hỏi lớn bây giờ là con người
sẽ làm gì để thích nghi với những tiến bộ và ứng đối với các thách thức của cuộc
cách mạng này (ILO, 2018).


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Việt Nam là quốc gia đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế sâu rộng. CMCN 4.0 đang kích hoạt các làn sóng tạo nên những đột phá
xa hơn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi một cách toàn diện lối
sống và cung cách làm việc. CMCN 4.0 đang ở giai đoạn phát triển được tính theo cấp
số nhân và những biểu hiện của cuộc cách mạng này khá rõ ở Việt Nam.


CMCN 4.0 được dự đoán sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ
công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm. Nhìn xa
hơn, các mơ hình số hố cũng vẽ nên viễn cảnh tác động lên nhiều lĩnh vực hay có
thể nói là toàn bộ lĩnh vực của nền kinh tế. CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội cho Việt
Nam trong nâng cao trình độ cơng nghệ và sức cạnh tranh trong sản xuất kinh
doanh, tạo ra các cơ hội đầu tư hấp dẫn.


Với những bước tiến khá nhanh trong thời gian qua về phát triển công nghệ
thông tin-truyền thông, Việt Nam đã dần được ghi nhận trên bản đồ công nghệ
thông tin-truyền thông thế giới, hạ tầng truyền thông phục vụ cho Chính phủ,
doanh nghiệp và người dân được phát triển mạnh mẽ, nguồn nhân lực công nghệ


thông tin đang trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững,
doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn, đóng góp quan trọng vào GDP quốc gia.
Chính phủ điện tử qua hai năm triển khai thực hiện đã có những chuyển biến rõ
nét từ nhận thức đến hành động, tăng cường kết nối liên thông, mở rộng thực hiện
cung cấp dịch vụ công trực tuyến.


Riêng tại Việt Nam là nước có dân số đông, đứng thứ 14 trên thế giới với
khoảng 94 triệu dân, thì lại có số người dùng Internet là 53.86 triệu người trong
năm 2017, chiếm 54% dân số (đứng thứ năm ở châu Á-Thái Bình Dương). Con số
này dự báo sẽ tăng lên thành 59, 48 triệu người trong năm 2022. Số người dùng
facebook ở Việt Nam dự kiến là 33, 75 triệu người, tăng lên từ 30 triệu trong năm
2016, đứng thứ bảy trên thế giới về số người dung facebook và dự báo con số này
sẽ lên 40,55 triệu vào năm 2022. Đến nay, Việt Nam đã cơ bản phủ sóng 4G và hơn
95% dân số được phủ sóng, khoảng 55% dân số sử dụng điện thoại thông minh và
hơn 90% số này thường xuyên vào mạng xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Một thực tế là nhiều người Việt Nam hiện nay đã biết tận dụng sức mạnh của
CMCN 4.0 trong việc truy cập thế giới số, dùng sản phẩm công nghệ có thể làm
giàu, có thể kinh doanh nhờ cung cấp từ xa cho khách hàng khắp thế giới sản phẩm,
dịch vụ tiện lợi, như đặt chỗ, mua bán, thanh toán, vận tải...(VNB, 2018)


Song song với sự phát triển thuận lợi trên một số mặt và những cơ hội phát
triển thì CMCN 4.0 cũng tạo ra nhiều thách thức và tác động tiêu cực. Đây là bài
toán chiến lược với các cơ quan liên quan, là giai đoạn then chốt đưa ra những
quyết sách để bắt kịp CMCN 4.0 thay vì bỏ lỡ cơ hội và đứng trước nguy cơ tụt hậu
khi mà nhiều quốc gia khác đã có sự chuẩn bị cả về chiến lược và chính sách, vì
trên thực tế, trình độ sản xuất hiện tại của Việt Nam mới ở giai đoạn 2.0 hoặc 3.0,
sản xuất chính vẫn ở trình độ thấp bởi thiếu hụt các cơng nghệ mới, thiếu thông tin,
kỹ năng, cơ sở hạ tầng và hỗ trợ. Mức độ sẵn sàng của Việt Nam đối với CMCN 4.0
ở mức trung bình thấp khơng chỉ thể hiện qua hai khía cạnh là các chỉ số và công


nghệ mà bên cạnh đó, nguồn nhân lực công nghệ ở Việt Nam về cơ bản vẫn chưa
sẵn sàng, chưa tương đương với ASEAN. Một điểm yếu nữa là năng suất lao động
của Việt Nam còn thấp. Tuy nhiên, một ưu điểm của Việt Nam là mật độ thuê bao
di động vượt xa các nước có mức thu nhập tương đương trong khu vực ASEAN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

ngành công nghiệp chế tạo sẽ phải chịu tác động mạnh nhất bởi những đột phá về
công nghệ đang làm đảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nước
như Việt Nam do lợi thế lao động giá rẻ giảm mạnh và chi phí thấp sẽ khơng cịn là
thế mạnh. Trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành, nghề của Việt Nam có
thể thất nghiệp, ví dụ như lao động ngành nông nghiệp, dệt may, kế toán, lắp ráp và
sửa chữa thiết bị. Trong khi đó, số lao động này hiện đang chiếm một tỷ trọng
không nhỏ trong lực lượng lao động Việt Nam hiện nay (Oxfam, 2016).


Sớm nhận ra vấn đề nên Chính phủ Việt Nam rất quan tâm chỉ đạo việc tiếp
cận CMCN 4.0 và đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TT trong 4-5-2017 về việc tăng
cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0 để chủ động nắm bắt cơ hội đuổi kịp, đi cùng
và sử dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng này, với các giải pháp thiết
thực tận dụng tối đa những lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực do
CMCN 4.0 đem lại và không triển khai ồ ạt theo phong trào mà phải tiến hành một
cách thực chất, quyết liệt, lồng ghép với những chiến lược, chương trình đã có, đảm
bảo phù hợp với những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về khoa học và
công nghệ, đặc biệt đầu tư nghiên cứu, tiếp cận nhanh hơn nữa với xu hướng khoa
học công nghệ trong các lĩnh vực như vật liệu mới, năng lượng mới, kỹ thuật số,
công nghệ thông tin, tự động hóa và trí tuệ nhận tạo, công nghệ sinh học…và xa
hơn là cả những vấn đề sẽ nảy sinh trong lĩnh vực quản trị, quản lý và khoa học
pháp lý. CMCN 4.0 được phát triển trên nền tảng khoa học-công nghệ, do đó một
trong những yêu cầu quan trọng đó là áp dụng khoa học-công nghệ vào hoạt động
hành chính, dịch vụ công của các cơ quan Nhà nước; từ đó tạo môi trường kinh
doanh, sản xuất thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Sự tích hợp về mặt cơng
nghệ địi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của tất cả các bộ, ngành và địa phương416<sub>. </sub>



Bao trùm toàn diện là điểm cốt lõi trong Chương trình Nghị sự Tồn cầu về
Phát triển Bền vững đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc, được phản ánh rất rõ trong
tất cả Các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) và các chỉ tiêu liên quan mà Việt
Nam đã cam kết thực hiện cùng với các quốc gia khác trên thế giới. Bao trùm toàn
diện cũng được phản ánh trong các nguyên tắc quan trọng của Chương trình Nghị
sự 2030: "khơng bỏ lại ai phía sau" và tầm nhìn hướng tới "một thế giới cơng bằng,
bình đẳng, khoan dung, cởi mởi và toàn diện về xã hội, trong đó đáp ứng ứng được
nhu cầu của những người dễ bị tổn thương nhất" và "một thế giới trong đó tất cả các
quốc gia đều tăng trưởng liên tục, toàn diện và bền vững, và có việc làm bền vững
cho tất cả mọi người". Mở rộng truy cập Internet được xem như là một phần cho
thực hiện thành cơng Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững. Chương
trình này đưa ra một mục tiêu đầy tham vọng, nhằm "Tăng cao khả năng tiếp cận


416<sub> </sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

với công nghệ thông tin và truyền thông, cố gắng phổ cập và cung cấp kết nối
Internet giá rẻ ở các nước kém phát triển nhất vào năm 2020". Chương trình cũng
đã thiết lập một tiêu chuẩn mới mang tính toàn cầu cho sự phát triển nhằm đảm bảo
không một người dân nào “bị bỏ lại phía sau” (VNB, 2016).


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


• <i>Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. (2017). Báo cáo phát triển con </i>
<i>người 2016. Hà Nội: UNDP. </i>


• <b>Frankish, Keith, and William M. Ramsey, eds. (2014). The Cambridge </b>
<b>Handbook of Artificial Intelligence. Cambridge University Press. Cambridge: </b>
<b>Frankish & William. </b>



• <i>Kaplan, Jerry (2016a). Artificial Intelligence: What Everyone Needs to Know. </i>
1st edition. Oxford University Press. New York: Kaplan.
<i>———. (2016b). Humans Need Not Apply: A Guide to Wealth and Work in </i>
<i>the Age of Artificial Intelligence. Reprint edition. New Haven: Yale </i>
University Press.


• <b>Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. (2016). Việt Nam </b>
2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Bình Đẳng và Dân chủ (tổng quan).
Hà Nội: NHTG & BKHĐT.


( /><b>5English.pdf?sequence=10&isAllowed=y) </b>


• <i>Oxfam. (2016). Even It Up – How to Tackle Inequality in Vietnam. Hanoi: </i>
Oxfam.


• <i>Tổ chức Lao động Quốc tế. (2018). Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam: </i>
<i>Hàm ý đối với thị trường lao động. Hà Nội: ILO. </i>



(


• <b>Tegmark, Max. (2017). Life 3.0: Being Human in the Age of Artificial </b>
<b>Intelligence. New York: Knopf. </b>


• <i>Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (tổng hợp). (2017). Báo cáo Tổng </i>
<i>hợp về Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư: Một số đặc trưng, tác động </i>
<i>và hàm ý chính sách đối với Việt Nam. Hà Nội: Viện HLKHXH VN. </i>



/>Cuoc-Cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-Tu-Mot-so-dac-trung-tac-dong-va-ham-y-chinh-sach-doi-voi-Viet-Nam-199.html)



• <i>Vũ Ngọc Bình. (2016). Các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương trên thế giới và </i>
<i>Việt Nam – nhìn từ góc độ pháp luật quốc tế về quyền con người (Bài viết cho </i>
Đề tài khoa học cấp bộ năm 2015-2016 “Lợi ích nhóm trong xây dựng pháp
luật – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” do Viện Khoa học Pháp lý
thuộc Bộ Tư pháp chủ trì). Hà Nội: VNB.


</div>

<!--links-->

×