Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học an ninh nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 184 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Dương Văn Quế

KỸ NĂNG THU THẬP DỮ LIỆU TRONG
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Dương Văn Quế

KỸ NĂNG THU THẬP DỮ LIỆU TRONG
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
SINH VIÊN ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN

Chuyên ngành: Tâm lí học
Mã số: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỒN VĂN BÁU


Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Thông tin sử dụng
trong luận văn là hồn tồn chính xác, phù hợp với tình hình thực tế tại Trường Đại
học An ninh nhân dân. Số liệu thống kê được tác giả thu thập một cách khách quan,
đáng tin cậy thông qua việc tiến hành khảo sát 389 sinh viên chính quy tại Trường
Đại học An ninh nhân dân.
Người cam đoan

Dương Văn Quế


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức, hỗ trợ và tạo điều kiện
tốt nhất cho học viên cao học khoá 27. Tác giả cũng xin được gửi lời cám ơn đến q
Thầy, Cơ Khoa Tâm lí học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
giảng dạy, giúp đỡ lớp h ọ c vi ê n cao học chun ngành Tâm lí học khố 27 trong
suốt thời gian qua. Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đối với Tiến sĩ
Đoàn Văn Báu - người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình
thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, quý Thầy, Cô Bộ môn
Tâm lý, Trường Đại học An ninh nhân dân nhất đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho
tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin gửi lời biết ơn chân thành tới các bạn sinh viên tại Trường Đại học
An ninh nhân dân đã hỗ trơ, tạo điều kiện, nhiệt tình tham gia và hỗ trợ tích cực cho tơi
trong q trình nghiên cứu.
Dương Văn Quế



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................... 1
Chương 1. LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THU THẬP DỮ LIỆU TRONG
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN..........8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................................ 8
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài............................................................................. 8
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước........................................................................... 10
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên.................................................................. 15
1.2.1. Khái niệm kỹ năng................................................................................................... 15
1.2.2. Kỹ năng nghiên cứu khoa học............................................................................... 18
1.2.3. Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học.................. 23
1.2.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh
nhân dân.................................................................................................................... 31
1.2.5. Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên Đại học An ninh nhân dân................................................................... 39
Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG THU THẬP DỮ LIỆU TRONG
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC AN NINH NHÂN DÂN............................................................... 46
2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu........................................................................... 46
2.1.1. Khách thể nghiên cứu.............................................................................................. 46

2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng............................................................................. 47
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân........................... 53
2.2.1. Nhận thức................................................................................................................... 53
2.2.2. Thái độ........................................................................................................................ 65
2.2.3. Hành vi....................................................................................................................... 75


2.2.4. Đánh giá chung về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân

96

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng thu thập dữ liệu trong
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân ..100
2.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về bản thân sinh viên........................................................ 101
2.3.2. Nhóm yếu tố thuộc về các Khoa, Bộ môn và giảng viên............................. 104
2.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về Nhà trường.................................................................... 106
2.4. Một số biện pháp góp phần cải thiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân.............110
2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp....................................................................................... 110
2.4.2. Biện pháp góp phần cải thiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An ninh nhân dân.....113
2.4.3. Đánh giá mức độ khả thi của các nhóm biện pháp........................................ 116
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 126
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ................................................................. 130
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 131
PHỤ LỤC..................................................................................................................................... 135



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANĐT
ANNB

: An ninh Điều tra
: Trinh sát bảo vệ An ninh nội bộ

ANXH

: Trinh sát bảo vệ An ninh xã hội

ĐHANND

: Đại học An ninh nhân dân

ĐTB

: Điểm trung bình

ĐLC

: Độ lệch chuẩn

NCKH
PG

: Nghiên cứu khoa học
: Trinh sát Phản gián



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Khách thể nghiên cứu................................................................................................. 46
Bảng 2.2. Nhận thức về khái niệm kỹ năng thu thập dữ liệu............................................... 53
Bảng 2.3. Tầm quan trọng của của kỹ năng thu thập dữ liệu.............................................. 54
Bảng 2.4. Hiểu biết chung của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu............................... 56
Bảng 2.5. Nhận thức về các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản............................................. 56
Bảng 2.6. Nhận thức về quy trình thu thập dữ liệu................................................................ 57
Bảng 2.7. Nhận thức của sinh viên về các phương pháp thu thập dữ liệu........................58
Bảng 2.8. Mức độ đồng tình với các nhận định của hoạt động thu thập dữ liệu.............60
Bảng 2.9. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu theo giới tính...............62
Bảng 2.10. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu theo khóa học...........63
Bảng 2.11. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu theo chuyên
ngành đào tạo........................................................................................................... 64
Bảng 2.12. Nhận thức về kỹ năng thu thập dữ liệu theo kết quả học tập của
sinh viên.................................................................................................................... 64
Bảng 2.13. Mức độ quan tâm rèn luyện kỹ năng thu thập dữ liệu...................................... 66
Bảng 2.14. Mức độ hứng thú đối với hoạt động thu thập dữ liệu....................................... 67
Bảng 2.15. Mức độ hứng thú khi thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu..............68
Bảng 2.16. Mức độ tích cực khi thực hiện các nhiệm vụ thu thập dữ liệu.......................69
Bảng 2.17. Mức độ tích cực khi thực hiện các phương pháp thu thập dữ liệu................70
Bảng 2.18. Biểu hiện thái độ kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo giới tính ..72
Bảng 2.19. Biểu hiện thái độ kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo
khóa học.................................................................................................................... 73
Bảng 2.20. Biểu hiện thái độ kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo chuyên
ngành đào tạo........................................................................................................... 74
Bảng 2.21. Biểu hiện thái độ kỹ năng thu thập dữ liệu theo kết quả học tập của
sinh viên.................................................................................................................... 75
Bảng 2.22. Mức độ thường xuyên thực hiện hoạt động NCKH theo lĩnh vực................78
Bảng 2.23. Mức độ thường xuyên sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu...............80



Bảng 2.24. Năng lực thực hành các nhiệm vụ khi thu thập dữ liệu................................... 81
Bảng 2.25. Đánh giá về các kỹ năng thu thập dữ liệu cơ bản.............................................. 83
Bảng 2.26. Đánh giá về kỹ năng xác định nội dung cần thu thập dữ liệu........................ 84
Bảng 2.27. Kỹ năng lập kế hoạch thu thập dữ liệu................................................................ 85
Bảng 2.28. Kỹ năng tổ chức thu thập dữ liệu.......................................................................... 86
Bảng 2.29. Kỹ năng tổng hợp, đánh giá dữ liệu..................................................................... 87
Bảng 2.30. Đánh giá về các kỹ năng bổ trợ............................................................................. 88
Bảng 2.31. Đánh giá năng lực thực hành các phương pháp thu thập dữ liệu................... 90
Bảng 2.32. Số lượng sản phẩm nghiên cứu khoa học............................................................ 91
Bảng 2.33. Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo
giới tính..................................................................................................................... 93
Bảng 2.34. Hành vi của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu theo khóa học................94
Bảng 2.35. Hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên theo chuyên
ngành.......................................................................................................................... 95
Bảng 2.36. Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu xét theo kết quả học
tập của sinh viên...................................................................................................... 96
Bảng 2.37. Kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên............................................................... 97
Bảng 2.38. Tương quan giữa nhận thức với thái độ và hành vi.......................................... 97
Bảng 2.39. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu.......................... 100
Bảng 2.40. Tương quan giữa các nhóm yếu tố với kỹ năng thu thập dữ liệu................101
Bảng 2.41. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía bản thân sinh viên........................................... 101
Bảng 2.42. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía các Khoa, Bộ môn và giảng viên................104
Bảng 2.43. Các yếu tố ảnh hưởng từ phía Nhà trường....................................................... 106
Bảng 2.44. Biện pháp đối với sinh viên................................................................................. 116
Bảng 2.45. Biện pháp đối với Khoa, Bộ môn và giảng viên............................................. 119
Bảng 2.46. Biện pháp đối với Nhà trường............................................................................. 121



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu.................................... 61
Biểu đồ 2.2. Thái độ của sinh viên đối với kỹ năng thu thập dữ liệu................................ 71
Biểu đồ 2.3. Mức độ thường xuyên thực hiện các hình thức NCKH................................. 76
Biểu đồ 2.4. Biểu hiện mặt hành vi kỹ năng thu thập dữ liệu của sinh viên....................93


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
NCKH vừa là mục tiêu vừa là một phương pháp học tập ở bậc đại học giúp sinh
viên hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, có khả năng làm việc độc lập, sáng
tạo. Để tiến hành cơng trình NCKH địi hỏi sinh viên cần phải có các kỹ năng NCKH
cơ bản như: Kỹ năng xác định đề tài nghiên cứu, kỹ năng xây dựng đề cương và lập
kế hoạch nghiên cứu, kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu, kỹ năng viết và trình bày báo
cáo kết quả nghiên cứu, kỹ năng kiểm tra kết quả nghiên cứu. Trong đó, kỹ năng thu
thập dữ liệu là một kỹ năng rất quan trọng trong hoạt động NCKH. Nếu sinh viên có
kỹ năng thu thập dữ liệu tốt sẽ rất thuận lợi trong q trình thu thập thơng tin, số liệu
phục vụ việc thực hiện các cơng trình NCKH. Và ngược lại, sinh viên hạn chế về kỹ
năng thu thập dữ liệu sẽ gây khó khăn trong q trình NCKH, thậm chí sinh viên
khơng hồn thành cơng trình theo đúng tiến độ. Do vậy, việc trang bị cho sinh viên kỹ
năng NCKH nói chung và kỹ năng thu thập dữ liệu nói riêng là nhiệm vụ quan trọng
và cần thiết của các trường đại học.
ĐHANND nằm trong hệ thống các trường Công an nhân dân, vừa là một cơ sở
đào tạo đội ngũ sỹ quan An ninh nhân dân, vừa là một đơn vị thường trực chiến đấu
của Bộ Công an làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo
đảm cuộc sống bình n và hạnh phúc của nhân dân. Mục tiêu của nhà trường là đào
tạo sinh viên trở thành những sỹ quan An ninh có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi

về pháp luật và tinh thông về nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu bảo vệ An ninh quốc gia cho
công an các tỉnh và thành phố phía Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Nhà trường ln
chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; chú trọng đào tạo đội ngũ giảng viên đủ
về số lượng và đảm bảo về chất lượng góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, Nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới nội dung và phương pháp
giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy khả năng tự học, tự nghiên
cứu, sáng tạo của học viên, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn công tác đảm bảo An ninh
quốc gia trong tình hình mới. Một trong những vấn đề được Nhà trường chú trọng và
đổi mới đó là giáo dục và rèn luyện năng lực NCKH cho sinh


2

viên. Trong những năm qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo các Khoa, Bộ môn
đẩy mạnh hoạt động NCKH của sinh viên với nhiều hình thức khác nhau, như: Tổ
chức cho sinh viên viết tiểu luận, chuyên đề mơn học, khóa luận tốt nghiệp, tham luận
cho Hội thảo… Đặc biệt, hàng năm, Nhà trường đều tổ chức cuộc thi “Sinh viên
nghiên cứu khoa học” cho học sinh viên đang học tập tại Trường. Sinh viên đã tích
cực tham gia và đạt những thành tích đáng khích lệ, nhiều sinh viên đạt giải cao trong
các cuộc thi sinh viên NCKH các cấp như cuộc thi Eureka do thành Đoàn thành phố
Hồ Chí Minh tổ chức, cuộc thi sinh viên NCKH cấp Bộ Công an, Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sinh viên vẫn còn một số hạn chế như:
Một số sinh viên chưa thực sự hứng thú với hoạt động NCKH, kỹ năng NCKH của
sinh viên cịn hạn chế. Bên cạnh đó, từ thực tiễn giảng dạy và hướng dẫn sinh viên
NCKH tại Bộ môn Tâm lý - ĐHANND, tác giả nhận thấy: Kỹ năng NCKH của một
số sinh viên còn hạn chế nhất là kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH.
Trong đó nổi lên một số vấn đề như: Xác định nội dung và phương pháp thu thập dữ
liệu chưa phù hợp; chưa nắm vững quy trình thực hiện, lúng túng trong tổ chức thực
hiện phương pháp thu thập dữ liệu… Do vậy, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong hoạt
động thu thập dữ liệu và NCKH, chất lượng một số cơng trình nghiên cứu của sinh

viên cịn hạn chế, hiệu quả hoạt động thu thập dữ liệu của sinh viên chưa cao. Vì vậy,
việc nghiên cứu làm rõ thực trạng kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH
của sinh viên qua đó đề xuất một số biện pháp góp phần cải thiện kỹ năng thu thập dữ
liệu là một vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Hiện nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu về kỹ năng NCKH và một số kỹ năng
NCKH cụ thể của sinh viên một số trường. Tuy nhiên, nghiên cứu về kỹ năng thu
thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND cho đến nay vẫn chưa
có cơng trình nghiên cứu nào nghiên cứu độc lập và chuyên sâu về vấn đề này. Xuất
phát từ những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Kỹ năng
thu thập dữ liệu trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học An
ninh nhân dân” làm luận văn thạc sỹ.


3

2. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực trạng kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh
viên ĐHANND, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng thu thập dữ
liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Xây dựng, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài
như: Kỹ năng, kỹ năng NCKH, hoạt động NCKH của sinh viên, kỹ năng thu thập dữ
liệu trong hoạt động NCKH, kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của
sinh viên.
3.2. Khảo sát thực trạng biểu hiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động
NCKH và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng thu thập dữ liệu
trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.
3.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong
hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.
4.2. Khách thể nghiên cứu
389 sinh viên hệ chính quy đang học tập tại trường ĐHANND.
5. Giả thuyết khoa học
- Biểu hiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên
ĐHANND chỉ ở mức trung bình.
- Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt
động NCKH giữa sinh viên các khóa học.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động
NCKH của sinh viên ĐHANND, trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là cách đánh
giá kết quả NCKH của sinh viên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu


4

Cơng trình chỉ tập trung nghiên cứu kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động
NCKH của sinh viên hệ chính quy ĐHANND trên bình diện nhận thức, thái độ và
hành vi.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học An ninh nhân dân.
6.3. Giới hạn về thời gian: Từ năm 2014 đến nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương
pháp sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.1.1. Mục đích
Xác lập cơ sở phương pháp luận cho quy trình và phương pháp nghiên cứu của
đề tài.

7.1.2 Nội dung
- Khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kỹ năng thu thập dữ liệu
trong hoạt động NCKH, làm sáng tỏ các khái niệm công cụ, khung lý thuyết cho vấn
đề nghiên cứu.
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá các cơng trình nghiên cứu trước, từ đó chỉ ra
những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Xác lập cơ sở lý luận cho việc chọn lựa, thiết lập công cụ nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu của đề tài.
7.1.3. Cách thực hiện
Phương pháp này được thực hiện thơng qua các q trình như phân tích, tổng
hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu nhằm sắp xếp những tri thức về kỹ năng,
kỹ năng NCKH, kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH, kỹ năng thu thập
dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên… để xác định những cơ sở lý luận cần
thiết cho đề tài.
Nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu… có liên quan
đến vấn đề kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Mục đích nghiên cứu


5

- Tìm hiểu kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên
ĐHANND biểu hiện ở các mặt nhận thức, thái độ và hành vi;
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động
NCKH của sinh viên ĐHANND.
7.2.2 Nội dung nghiên cứu
Xây dựng hệ thống câu hỏi để thu thập thông tin về các vấn đề nghiên cứu
như:
- Mức độ nhận thức của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động

nghiên cứu khoa học;
- Mức độ biểu hiện của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động
nghiên cứu khoa học;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHANND.
7.2.3 Các phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó, phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp quan trọng nhất. Các phương pháp còn
lại là phương pháp hỗ trợ.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Mục đích:
Thu thập một số thơng tin về bản thân khách thể nghiên cứu.
Điều tra nhận thức, thái độ, hành vi của kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt
động NCKH của sinh viên ĐHANND.
Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng thu
thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.
+ Cách tiến hành:
Quá trình điều tra được tổ chức chặt chẽ, có trình tự, đảm bảo sự chuẩn bị chu
đáo về phương tiện, điều kiện không gian và thời gian.
Căn cứ vào lý luận cơ bản, các khái niệm công cụ, tiêu chí và lĩnh vực đánh
giá để thiết kế bảng hỏi.
Khảo sát thử và chỉnh sửa, hoàn chỉnh bảng hỏi.


6

Cách thức chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên.
Điều tra chính thức trên 389 sinh viên hệ chính quy đang học tập tại trường
ĐHANND.
Trước khi lấy ý kiến, chúng tôi thông báo đầy đủ, rõ ràng mục đích, yêu cầu của

việc điều tra, hướng dẫn cụ thể chi tiết để có thể thu được số liệu khách quan nhất.
- Phương pháp phỏng vấn
+ Mục đích: Nhằm thu thập thêm thơng tin, giải thích và đánh giá về sự hiểu
biết, thái độ và hành vi của sinh viên về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động
NCKH và các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH
của sinh viên ĐHANND.
+ Cách tiến hành: Trò chuyện, trao đổi trực tiếp với 04 sinh viên nhằm làm rõ
thêm những thông tin thu được từ các phương pháp khác.
- Phương pháp phân tích sản phẩm
+ Mục đích: Nghiên cứu sâu hơn về kỹ năng thu thập dữ liệu và yếu tố ảnh
hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.
+ Cách thức thực hiện: Lựa chọn và tiến hành nghiên cứu 04 cơng trình nghiên
cứu khoa học của sinh viên để làm rõ kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động
NCKH của sinh viên.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
+ Mục đích: Làm rõ về kỹ năng thu thập dữ liệu và các yếu tố ảnh hưởng đến
kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh viên ĐHANND.
+ Cách thức thực hiện:
Lựa chọn và tiến hành nghiên cứu 03 sinh viên để làm rõ kỹ năng thu thập dữ
liệu và yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của
sinh viên.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 24.0 để xử lý các số liệu điều tra khảo sát.
+ Tỷ lệ phần trăm, thống kê tần số.


7

+ Điểm trung bình Mean, xếp thứ hạng.
+ Kiểm nghiệm T-test, phân tích phương sai ANOVA, tính hệ số tương quan

Pearson … với mức ý nghĩa thống kê, khoảng tin cậy 95%, α = 0,05.


8

Chương 1. LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG THU THẬP DỮ LIỆU TRONG
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nướcngồi
Trên thế giới, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu kỹ năng nghiên cứu khoa học
của sinh viên trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, cụ thể:
Năm 1963, ở Hoa Kỳ, trong cuốn “Rescarch and Report Writing”, Francesco
Cordasco và Elliots S.M.Galner đã chỉ dẫn cho sinh viên những kỹ năng cụ thể để
thực hiện cơng trình nghiên cứu như lựa chọn đề tài, cách sử dụng thư viện, thu thập
và cấu trúc tài liệu, các kỹ thuật kết cấu bản báo cáo nghiên cứu… Tài liệu này giúp
sinh viên rèn luyện kỹ năng NCKH và tránh được những sai sót khi tập dượt NCKH
(Francesco Cordasco & Elliots S.M.Galner, 1963).
Các tác giả Marjorie Lorch ở Trường Đại học London, Sandra Leggetter &
Susan Sapsed, cũng như các nhà nghiên cứu ở Sydney, Australia chỉ ra các kỹ năng
nghiên cứu (Research Skills) cần hình thành cho sinh viên trong thời gian học tập đó
là những kỹ năng như: Xác định vấn đề nghiên cứu, phát biểu câu hỏi nghiên cứu,
vận dụng các quan điểm, thu thập dữ kiện, phân tích, giải quyết vấn đề, trình bày kết
quả nghiên cứu,… Tài liệu giúp sinh viên nhận thức đúng đắn về các kỹ năng NCKH.
(Ngơ Đình Qua, 2014)
Ngồi ra, năm 1983, Keith Howard và John A.Sharp xuất bản tài liệu “The
management of student research project”, tác giả đã phân tích sâu hơn một số kỹ
năng cần thiết trong hoạt động NCKH nhằm giúp sinh viên biết cách quản lý, xây
dựng kế hoạch nghiên cứu, trình bày những vấn đề về lựa chọn đề tài, tập hợp, phân
tích, xử lý và đánh giá kết quả NCKH (Keith Howard & John A. Sharp, 1983).
Năm 1990, Gary Anderson đã biên soạn tài liệu “Fundamentals of educational

Research”. Trong tài liệu này, tác giả đã tập trung làm rõ nguyên tắc, phương pháp
cũng như công cụ, kỹ thuật cần thiết giúp sinh viên và người nghiên cứu có thể xây
dựng kế hoạch nghiên cứu với những phương pháp cần thiết khi nghiên cứu giáo dục
(Gary Anderson, 1990).


9

Năm 1996, trong tác phẩm “Research skill for students – National institute of
education”, Brian Allison đã cung cấp cho sinh viên những lý thuyết về nghiên cứu
khoa học, đồng thời đề cập đến kỹ năng cần thiết như: Thiết kế bảng hỏi, tiến hành
cuộc điều tra và những kỹ thuật khi sử dụng phương pháp phỏng vấn (Brian Allison,
1996). Đây là tài liệu rất hữu ích giúp sinh viên hình thành một số kỹ năng NCKH
cần thiết.
Đồng thời, năm 1996, trong cuốn “Educational Research, Methodology and
Measurement: An International Handbook”, J.P. Keeves đã giới thiệu quá trình tổ
chức và hướng dẫn NCKH cho sinh viên, nhất là hướng dẫn các thủ tục và kỹ thuật
nghiên cứu, phương pháp đo lường, sử dụng máy tính và các thiết bị kỹ thuật trong
NCKH. Tài liệu có ý nghĩa quan trọng giúp sinh viên nắm vững các thủ tục và kỹ
thuật, phương pháp nghiên cứu (Keeves J.P., 1996).
Năm 2003, Galiullina F.S đã thực hiện luận án tiến sỹ về “Nghiên cứu về hình
thành các kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm”. Tác
giả đã tiến hành khảo sát thực tiễn, nghiên cứu 924 sinh viên ở các 7 trường Cao
đẳng, Đại học Sư phạm ở Thành phố Kazan thuộc Cộng hòa Tatarstan, Liên Bang
Nga và chỉ ra quá trình hình thành các kỹ năng hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên trường sư phạm. Đồng thời làm rõ các điều kiện sư phạm để hình thành kỹ
năng hoạt động nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả của sinh viên của trường sư
phạm (Galiullina F. Sh., 2003). Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện,
hình thành kỹ năng NCKH cho sinh viên.
Năm 2013, Korchagin M.V. đã thực hiện luận án tiến sỹ giáo dục với cơng trình

“Hình thành sự sẵn sàng của các giáo viên tương lai cho các hoạt động nghiên cứu
khoa học”. Tác giả đã xây dựng mơ hình hình thành sự sẵn sàng của các giáo viên
tương lai đối với hoạt động NCKH, như sau: Khối nội dung mức độ tổ chức của quá
trình giáo dục (Mức độ quá trình giáo dục dựa trên chương trình giáo dục chun
mơn đào tạo nghề, mức độ tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học); Khối vận hành –
hoạt động (Hình thức giảng dạy, phương pháp giảng dạy, công cụ giảng dạy); Khối
đánh giá - kết quả (Tiêu chí và chỉ số hiệu quả quá trình giáo dục: Động lực, nhận
thức và hoạt động) (Korchagin M. V., 2013).


10

Ở Mỹ, Trung tâm Eberly thuộc Trường đại học Carnegie Mellon đã thực hiện
chương trình dạy kỹ năng NCKH cho sinh viên gồm 05 bước như sau: Kiểm tra, đánh
giá những kỹ năng nghiên cứu của sinh viên; Xác định mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ
dạy học; Nghiên cứu tài liệu tại thư viên; Biểu diễn tiến trình nghiên cứu trong hoạt
động dạy học; Dạy kỹ năng nghiên cứu (Ngô Đình Qua, 2014).
Ngồi ra, cịn có một số bài viết đăng trên một số tạp chí ở Liên Bang Nga như:
Bài viết “Vai trò nghiên cứu của sinh viên đại học trong đào tạo chuyên gia trong
tương lai” của Vakulenko O. V. (2004) đăng trên Tạp chí Tâm lý; bài viết “Các vấn đề
hình thành kỹ năng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học” của
Kuznetsova I.E. (2006) đăng trên Tạp chí của Trường Đại học tổng hợp phía Nam,
Liên Bang Nga.
Tóm lại, ở nước ngồi, có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về kỹ năng NCKH và
cách thức hình thành kỹ năng NCKH cho sinh viên. Tuy nhiên, chưa có cơng trình
nào nghiên cứu về vấn đề kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH của sinh
viên.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
- Một số cơng trình nghiên cứu về nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học
sinh viên như:

Năm 1992, Trong cuốn “Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục”, Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức đã đưa ra những khái niệm chung
về phương pháp NCKH giáo dục; những nguyên tắc phương pháp luận và một số vấn
đề có tính chất phương pháp luận của khoa học giáo dục; các phương pháp NCKH
giáo dục và những giai đoạn nghiên cứu một đề tài khoa học giáo dục (Đặng Vũ Hoạt
& Hà Thị Đức, 1992).
Năm 1995, trong giáo trình “Logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa
học”, Lê Tử Thành đã giải đáp những yêu cầu của sinh viên, học viên cao học về kiến
thức và cách tiến hành nghiên cứu khoa học hợp lý, hiệu quả (Lê Tử Thành, 1995).

Năm 1995, trong cuốn “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”, Nguyễn Văn
Lê tập trung làm rõ cách lựa chọn đề tài, chuẩn bị nghiên cứu và có kiến thức


11

về các phương pháp để NCKH nhằm giúp sinh viên hình thành kỹ năng NCKH
(Nguyễn Văn Lê, 1995).
Năm 1997, tác giả Phạm Viết Vượng biên soạn giáo trình “Phương pháp luận
nghiên cứu khoa học” (Giáo trình dùng cho học viên Cao học và nghiên cứu sinh),
trong giáo trình này tác giả có đề cập đến vấn đề NCKH và kỹ năng NCKH (Phạm
Viết Vượng, 1997).
Năm 1999, trong tài liệu “Phương pháp học tập và nghiên cứu của sinh viên
cao đẳng, đại học”, Phạm Trung Thanh đã nhấn mạnh việc tập dượt NCKH là một
nhiệm vụ quan trọng của sinh viên ở trường cao đẳng, đại học. Tác giả cũng đề cập
đến các hình thức NCKH của sinh viên và trình bày quy trình thực hiện các hình thức
nghiên cứu cũng như những đòi hỏi về phẩm chất của sinh viên khi tham gia NCKH
(Phạm Trung Thanh, 1999).
Năm 2002, Hoàng Thị Vân thực hiện luận văn tốt nghiệp với tên đề tài “Thực
trạng hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Trường Đại học Sư

phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đã chỉ ra thực trạng hoạt động NCKH giáo
dục của sinh viên Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2004, tác giả Lê Thị Thanh Chung đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ “Thực trạng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. Trong đề tài, tác giả đã nghiên cứu làm rõ thực trạng
nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
và đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục
của sinh viên (Lê Thị Thanh Chung, 2004).
Năm 2006, Lê Thị Thanh Chung đã thực hiện luận án tiến sỹ “Biện pháp nâng
cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học Sư phạm”.
Trong luận án, tác giả đã làm rõ thực trạng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh
viên ở Trường Đại học Sư phạm phía Nam và đề xuất những biện pháp cơ bản có cơ
sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của
sinh viên (Lê Thị Thanh Chung, 2006).
Năm 2013, tác giả Hoàng Mộc Lan biên soạn giáo trình “Phương pháp nghiên
cứu Tâm lý học”. Trong giáo trình này, tác giả đã khái quát những vấn đề chung


12

trong nghiên cứu khoa học tâm lý; cách thức xây dựng cơ sở lý luận và lựa chọn
khách thể nghiên cứu; đặc biệt chỉ rõ các phương pháp nghiên cứu tâm lý học như:
Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn;
phương pháp nghiên cứu trường hợp điểm hình; phương pháp thực nghiệm, phương
pháp trắc nghiệm tâm lý, phương pháp nghiên cứu tài liệu); đo lường, phương pháp
xử lý, phân tích thống kê thơn tin nghiên cứu. (Hoàng Mộc Lan, 2013).
Năm 2016, tác giả Đồn Văn Điều biên soạn giáo trình “Phương pháp nghiên
cứu khoa học”, giáo trình tập trung làm rõ cách thức thực hiện cơng trình nghiên cứu
như: chọn lựa lĩnh vực nghiên cứu, các bước thực hiện xác định đề tài, cách thu thập
thông tin, cách viết tổng quan nghiên cứu, cách thức thực hiện một số phương pháp

nghiên cứu định tính (Đồn Văn Điều, 2016).
Ngồi ra, cịn một số bài viết như: “Chuẩn bị cho sinh viên nghiên cứu khoa
học” của Nguyễn Thanh Bình (1992) đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội; “Tổ chức
cho sinh viên tập dượt nghiên cứu khoa học giáo dục” của Phạm Minh Hùng (1995)
đăng trên Tạp chí Đại học & Giáo dục chuyên nghiệp; “Nghiên cứu về sự phát triển
nghiên cứu khoa học cho sinh viên và vai trị của các mơn khoa học cơ bản” của Lê
Văn Hảo (2000) đăng Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo” của
Đại học Quốc gia Hà Nội; bài viết “Cần phải làm gì để phát triển năng lực nghiên cứu
khoa học giáo dục” của Trần Thanh Ái (2014) đăng trên Tạp chí Dạy và học ngày
nay.
- Một số nghiên cứu về kỹ năng nghiên cứu khoa học và kỹ năng nghiên cứu
khoa học của sinh viên cụ thể như:
Năm 1982, tác giả Phạm Viết Vượng có bài viết “Bồi dưỡng cho sinh viên đại
học sư phạm kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
giáo dục.
Năm 2002, tác giả Đỗ Thị Châu có bài viết “Rèn luyện kỹ năng tổ chức nghiên
cứu khoa học cho sinh viên đáp ứng nhu cầu đào tạo mới” đăng trên Tạp chí Thanh
niên.


13

Năm 2007, Phạm Thị Thu Hoa có bài viết “Thực trạng rèn luyện kỹ năng nghiên
cứu khoa học của học viên sau đại học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội” đăng trên tạp chí Tâm lý học. Bài viết đã đánh giá thực trạng
rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học của học viên sau đại học và đề xuất giải pháp góp
phần hồn thiện kỹ năng nghiên cứu khoa học (Phạm Thị Thu Hoa, 2007).

Năm 2010, tác giả Nguyễn Thu Hà nghiên cứu, làm rõ thực trạng kỹ năng xây
dựng đề cương nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành

phố Hồ Chí Minh thơng qua Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng kỹ năng xây dựng đề
cương nghiên cứu khoa học của sinh viên tâm lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” (Nguyễn Thu Hà, 2010).
Năm 2012, Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Vĩnh Khương công bố nghiên cứu về “Tự
đánh giá kỹ năng trong hoạt động NCKH ở giảng viên trẻ các trường đại học tại
Thành phố Hồ Chí Minh” trên Tạp chí Giáo dục và xã hội (Huỳnh Văn Sơn &
Nguyễn Vĩnh Khương, 2012).
Năm 2012, Nguyễn Xuân Thức có bài viết “Kỹ năng nghiên cứu khoa học của
sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội” trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng kỹ
năng nghiên cứu khoa học của sinh viên sư phạm Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
(Nguyễn Xuân Thức, 2012).
Năm 2013, Nguyễn Trọng Tuấn có bài viết “Thực trạng kỹ năng nghiên cứu
khoa học của giảng viên ngồi cơng lập tại Thành phố Hồ Chí Minh” đăng trên Tạp
chí Khoa học Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong bài viết, tác giả đã
trình bày kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên
ngồi cơng lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Trọng Tuấn, 2013).
Năm 2014, tác giả Ngơ Đình Qua nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp
cơ sở về “Thực trạng luyện tập kỹ năng nghiên cứu khoa học thông qua hoạt động
dạy học môn phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đã làm rõ thực trạng rèn luyện 03 kỹ năng
nghiên cứu khoa học cơ bản của sinh viên như: Kỹ năng lựa chọn, xác định, giới hạn
một đề tài nghiên cứu và soạn đề cương nghiên cứu cho đề tài; Kỹ năng lựa


14

chọn, xác định, giới hạn một đề tài nghiên cứu và soạn thang đo hoặc bảng hỏi cho đề
tài; Kỹ năng lực chọn, xác định và giới hạn một đề tài nghiên cứu thực nghiệm, dự
kiến công việc sẽ làm ở từng giai đoạn của cơng trình nghiên cứu (Ngơ Đình Qua,
2014).

Năm 2015, Phạm Thị Thu Hoa nghiên cứu về “Kỹ năng nghiên cứu khoa học
của sinh viên Khoa học Xã hội và Nhân văn”, trong đó làm rõ thực trạng kỹ năng
nghiên cứu khoa học của sinh viên và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao
khả năng nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội (Phạm Thị Thu Hoa, 2015).
Năm 2016, Nguyễn Thị Xuân Hương có bài viết “Thực trạng và biện pháp rèn
luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên đại học” đăng trên tạp chí Thơng
tin Khoa học & Cơng nghệ Quảng Bình. Trong bài viết, tác giả đã tập trung làm rõ
thực trạng kỹ năng NCKH của sinh viên và đưa ra các biện pháp rèn luyện kỹ năng
NCKH cho sinh viên Trường Đại học Quảng Bình (Nguyễn Thị Xuân Hương, 2016).
Năm 2016, Nguyễn Thị Minh Hồng thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp
cơ sở về “Kỹ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên trẻ Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề tài tập trung khảo sát về kỹ năng nghiên cứu khoa học
của giảng viên trẻ và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực nghiên cứu cho
giảng viên trẻ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Thị Minh
Hồng, 2016).
Tóm lại, ở Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu về về NCKH, NCKH sinh
viên, kỹ năng NCKH và kỹ năng NCKH của sinh viên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu
từng kỹ năng cụ thể của kỹ năng NCKH rất hạn chế. Đặc biệt, cho đến nay chưa có
cơng trình nào nghiên cứu độc lập và chun sâu về kỹ năng thu thập dữ liệu trong
hoạt động NCKH của sinh viên nói chung và sinh viên ĐHANND nói riêng. Do vậy,
tác giả lựa chọn và nghiên cứu về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt động NCKH
của sinh viên ĐHANND là cần thiết.


15

1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng thu thập dữ liệu trong hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên
1.2.1. Khái niệm kỹ năng

Theo đại từ điển tiếng Việt, “Kỹ năng là thói quen áp dụng vào thực tiễn những
kiến thức đã học hoặc là những kết quả của quá trình luyện tập” (Nguyễn Như Ý,
1999).
Trong tiếng Anh, kỹ năng được dịch thành Skill. Theo từ điển Oxford định
nghĩa: “Skill là khả năng tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó và có được nhờ rèn
luyện”.
Vấn đề kỹ năng đã được nhiều tác giả trong và ngồi nước nghiên cứu và có
nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại có hai quan niệm khác nhau về
kỹ năng, như sau:
Quan niệm thứ nhất coi kỹ năng là mặt kỹ thuật, thao tác của hành động, hoạt
động, điển hình như: V.A Krutexki, A.G Kovaliov, V.X.Rudin, A.V. Petrovxki, Trần
Trọng Thủy…
Cruchetxki V.A cho rằng: “Kỹ năng là các phương thức thực hiện hoạt động –
những cái mà con người lĩnh hội từ trước”. Chỉ có nắm vững phương thức hành động
là con người đã có kỹ năng (Cruchetxki. V.A., 1981).
Theo Kovaliov A.G, “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp
với mục đích và điều kiện của hành động” (Kovaliov A.G., 1971).
Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành dộng.
Con người nắm được cách thức hành động – tức kỹ thuật hành động là có kỹ năng
mới” (Trần Trọng Thủy, 1997).
Quan niệm thứ hai cho rằng kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành
động mà còn là biểu hiện một mức độ năng lực của con người. Đó là q trình con
người vận dụng tri thức vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động ấy
diễn ra có kết quả. Một số đại diện như: Levitov N. D., Platonov K. K., Rudic P. A.,
Brabansicov A. V. , Vũ Dũng…


×