Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức hoạt động cho trung tâm điều khiển giao thông thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------ o0o ------

ĐỒN MINH HUY

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG TP.HCM

CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐƯỜNG ÔTÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ
MÃ SỐ

: 60.58.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2015


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CHU CÔNG MINH

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. TRẦN VŨ TỰ

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. VĂN HỒNG TẤN

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. Hồ Chí
Minh ngày 12 tháng 9 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


1. PGS. TS. LÊ THỊ BÍCH THỦY
2. PGS. TS. CHU CƠNG MINH
3. TS. TRẦN VŨ TỰ
4. TS. VĂN HỒNG TẤN
5. TS. NGUYỄN XUÂN LONG
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỢI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS. TS. LÊ THỊ BÍCH THỦY

TS. NGUYỄN MINH TÂM


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------ o0o ------

CỢNG HỊA XÃ HỢI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
-------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: Đoàn Minh Huy Mã số học viên

Ngày tháng năm sinh


: 30/10/1987

Chuyên ngành

: Xây dựng đường ô tô và đường thành phố

Mã số ngành

: 60.58.30

I.

Nơi sinh

: 12144583
: TP.HCM

TÊN ĐỀ TÀI:

“NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO
TRUNG TÂM ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH”
II.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

Mục đích nghiên cứu này nhằm đưa ra một mơ hình tổ chức phù hợp cho đơn vị vận
hành cùng với các biện pháp thực hiện đi kèm nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị
nguồn nhân lực cho Trung tâm điều khiển giao thông thành phố Hồ Chí Minh trước

khi chính thức đưa vào hoạt động vào năm 2020.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: Ngày 18 tháng 8 năm 2014

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : Ngày 08 tháng 5 năm 2015
V.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS. TS. CHU CÔNG MINH
Tp. HCM, ngày 8 tháng 05 năm 2015.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

PGS. TS.CHU CÔNG MINH

TS. LÊ BÁ KHÁNH

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

TS. NGUYỄN MINH TÂM


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường đại học Bách Khoa – ĐH
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, mặc dù cịn rất nhiều hạn chế về thời gian và trình độ,

tơi đã hồn thành luận văn theo đúng kế hoạch. Để có được kết quả này là nhờ sự
động viên, giúp đỡ của gia đình, đồng nghiệp và của giáo viên hướng dẫn.
Xin cho tôi được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Chu Cơng Minh,
người đã tận tình hướng dẫn và ln động viên tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn.
Xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa và các cán bộ phòng Đào tạo sau đại
học đã cung cấp những kiến thức cần thiết và tạo điều kiện cho tơi trong thời gian
theo học tại trường;
Vì thời gian thực hiện luận văn có hạn nên chắc khơng tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ quý thầy cơ giáo, bạn bè
và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đặc biệt, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để tơi tồn tâm thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe !
Đoàn Minh Huy


1

TÓM TẮT
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng các hệ thống điều khiển giao thông hiện hữu
và công tác quản lý, điều hành giao thơng đơ thị, nhóm tác giả đề xuất mơ hình
quản lý và khai thác cho Trung tâm điều khiển giao thơng thành phố Hồ Chí Minh.
Mục đích nghiên cứu này nhằm đưa ra một mơ hình tổ chức phù hợp cho đơn vị vận
hành cùng với các biện pháp thực hiện đi kèm nhằm đảm bảo công tác chuẩn bị
nguồn nhân lực cho Trung tâm điều khiển giao thơng thành phố Hồ Chí Minh trước
khi chính thức đưa vào hoạt động vào năm 2020.

ABSTRACT
Based on studies of existing situation of traffic control systems as well as

traffic management and operations, the authors propose an organizational and
operational model of traffic control center to Hochiminh City. The main objective
of the present study is to develop an appropriate organizational model along with
capacity strengthening to prepare for the official implementation of the traffic
control center in 2020.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là sản phẩm do chính tơi tự thực hiện, khơng
có sự sao chép kết quả trong các bất cứ tài liệu hay bài báo nào đã được công bố
trước đây. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với những lời cam đoan nói trên.

TPHCM, ngày 8 tháng 5 năm 2014
Học viên thực hiện
Ký tên

Đồn Minh Huy
Học viên cao học khóa 2012
Chuyên ngành: Xây dựng đường ô tô và đường thành phố
Trường Đại học Bách khoa TP.HCM


2

MỤC LỤC
TÓM TẮT .................................................................................................................. 1
MỤC LỤC .................................................................................................................. 2
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BẢNG .................................................................... 4
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................................................................. 5
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ...................................................................................... 5

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 7
CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG GIAO THƠNG CỦA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................... 8
2.1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng giao thông đƣờng bộ tại Thành phố Hồ Chí
Minh............................................................................................................................ 8
2.1.1 Hệ thống giao thông đường bộ .......................................................................... 8
2.1.2 Hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) ..................................... 10
2.1.3 Nhận xét về hiện trạng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ của Thành phố
Hồ Chí Minh ............................................................................................................. 11
2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý giao thơng và an tồn giao thơng tại Thành phố Hồ
Chí Minh .................................................................................................................. 12
2.2.1 Ban An tồn giao thông Tp.HCM ................................................................... 13
2.2.2 Sở Giao thông vận tải Tp.HCM ...................................................................... 14
2.2.3 Ủy ban nhân dân các quận, huyện ................................................................... 14
2.2.4 Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Công an thành phố) .................... 14
2.2.5 Nhận xét về mô hình tổ chức quản lý giao thơng và an tồn giao thơng tại
Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................... 15
2.3 Hiện trạng hệ thống điều khiển giao thông trên địa bàn TP.HCM .............. 16
2.3.1 Hệ thống đèn tín hiệu giao thơng ..................................................................... 16
2.3.2 Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông ................................................. 18
2.3.3 Hệ thống camera giao thông ............................................................................. 19
2.3.4 Hệ thống bảng thông tin giao thông điện tử ..................................................... 20
2.3.5 Nhận xét về hoạt động của hệ thống điều khiển giao thơng trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 22
2.4 Các nghiên cứu trƣớc đây về hệ thống giao thông thông minh ITS ............. 23
2.5 Về kết quả dự án Nghiên cứu hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn giao thơng thơng
minh (ITS) và kế hoạch vận hành thí điểm tại Việt Nam do Cơ quan hợp tác
quốc tế JICA – Nhật Bản hỗ trợ thực hiện ........................................................... 24
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN MƠ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG
TÂM ĐIỀU KHIỂN GIAO THƠNG TRÊN THẾ GIỚI .................................... 27

3.1 Mơ hình tổ chức hoạt động của các Trung tâm điều khiển giao thông thông
minh trên thế giới .................................................................................................... 27
3.1.1 Trung tâm Quản lý thông tin giao thông TOPIS của thành phố Seoul – Hàn
Quốc .......................................................................................................................... 27
3.1.2 Trung tâm điều khiển giao thông thông minh ITS của Singapore ................... 30
3.1.3 Trung tâm Quản lý giao thông VICS của thành phố Tokyo – Nhật Bản ......... 33
3.2 Kết luận ............................................................................................................. 36


3

CHƢƠNG 4: MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU
KHIỂN GIAO THƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................... 38
4.1 Chức năng của Trung tâm điều khiển giao thông thành phố Hồ Chí Minh38
4.1.1 Giám sát và điều hành giao thông đô thị ........................................................ 38
4.1.2 Quản lý vận hành hệ thống điều khiển đèn tín hiệu giao thơng ..................... 40
4.1.3 Cung cấp thơng tin về tình hình giao thơng cho người dân ........................... 41
4.1.4 Quản lý hoạt động của hệ thống giao thông công cộng ................................. 42
4.1.5 Cung cấp thông tin phục vụ xử lý vi phạm về an tồn giao thơng ................. 44
4.1.6 Hoạch định chiến lược ứng dụng ITS trong công tác quản lý và điều hành
giao thơng đơ thị ........................................................................................................ 45
4.2 Mơ hình tổ chức của Trung tâm điều khiển giao thông Tp.HCM ............... 45
4.2.1 Đơn vị vận hành Trung tâm điều khiển giao thông Tp.HCM ........................ 45
4.2.2 Mối quan hệ với các cơ quan khác ................................................................. 48
4.2.3 Cấu trúc của đơn vị vận hành Trung tâm điều khiển giao thông Tp.HCM ... 49
CHƢƠNG 5: NHU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN SỰ CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU
KHIỂN GIAO THƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................... 52
5.1 Nhu cầu phát triển nhân sự cho Trung tâm điều khiển giao thơng Thành
phố Hồ Chí Minh ..................................................................................................... 52
5.1.1 Lộ trình phát triển của Trung tâm điều khiển giao thông Tp.HCM ............... 52

5.1.2 Phát triển các cấp độ nhân sự của Trung tâm điều khiển giao thơng Thành
phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................... 55
5.2 Đề xuất nội dung đào tạo nâng cao năng lực cho nhân sự của Trung tâm
điều khiển giao thông Tp.HCM ............................................................................. 62
5.2.1 Nội dung, lĩnh vực đào tạo nâng cao năng lực ............................................... 63
5.2.2 Thành phần tham gia và hình thức đào tạo .................................................... 65
5.3 Đề xuất các nội dung cần thực hiện trong giai đoạn 2015-2016 ................... 65
5.4 Kết luận ............................................................................................................. 66
CHƢƠNG 6: KẾT LU N VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ............. 67
6.1 Kết luận ............................................................................................................. 67
6.2 Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 67
6.3 Hƣớng phát triển nghiên cứu .......................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 69


4

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1-1. Tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông tại Tp.HCM .......................5
Hình 1-2. Hệ thống xe buýt chỉ mới đáp ứng khoảng 10% nhu cầu đi lại .........................6
Hình 2-1. Các loại phương tiện di chuyển hết sức khó khăn trong giờ cao điểm ...............8
Hình 2-2. Xe bt lưu thơng cùng với dịng xe 02 bánh ................................................10
Hình 2-3. Sự phát triển của xe cá nhân và xe buýt ........................................................11
Hình 2-4. Sơ đồ tổ chức quản lý giao thông đô thị và ATGT tại Tp.HCM . ....................... 13
Hình 2-5. Các lọai đèn tín hiệu giao thơng .......................................................................... 17

Hình 2-6. Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thơng ..........................................18
Hình 2-7. Camera quan sát giao thơng trên đường phố .............................................20
Hình 2-8. Bảng thông tin giao thông điện tử lắp đặt trên đường bộ đang khai thác .........21
Hình 2-9. Bảng TTGTĐT bị mất nét và hướng dẫn nhiều chữ khó quan sát ...................22

Hình 2-10. Bảng đề xuất các hợp phần của hệ thống ITS của JICA ........................26
Hình 3-1. Các hệ thống thành phần của Trung tâm TOPIS – Hàn Quốc .........................28
Hình 3-2. Hình ảnh về hoạt động của Trung tâm TOPIS- Hàn Quốc ..............................30
Hình 3-3. Cấu trúc hệ thống ITS của Singapore ............................................................33
Hình 3-4. Hình ảnh về hoạt động của Trung tâm VICS- Nhật Bản .................................35
Hình 3-5. Sơ đồ tổ chức hoạt động của Trung tâm VICS ..............................................36
Hình 4-1. Các chức năng cần có của Trung tâm điều khiển giao thơng Tp.HCM ............38
Hình 4-2. Minh họa chức năng giám sát và điều hành giao thơng đơ thị .........................39
Hình 4-3. Minh họa phát hiện sự cố giao thơng trên đường ...........................................39
Hình 4-4. Minh họa kết nối điều khiển các chốt đèn từ Trung tâm .................................40
Hình 4-5. Minh họa quy trình điều khiển các chốt đèn từ Trung tâm .............................41
Hình 4-6. Minh họa giải pháp cung cấp thông tin giao thông theo thời gian thực ............42
Hình 4-7. Minh họa chức năng quản lý hoạt động và cung cấp thơng tin xe bt ............43
Hình 4-8. Minh họa chức năng xử lý vi phạm về an toàn giao thơng ................................. 44
Hình 4-9. Mối quan hệ giữa Trung tâm điều khiển giao thơng với các cơ quan ..............49
Hình 4-10. Cấu trúc cơ bản của đơn vị vận hành Trung tâm điều khiển giao thơng Thành
phố Hồ Chí Minh .........................................................................................................50
Bảng 2-1. Một số chỉ tiêu về giao thông tại Tp.HCM qua các năm ..................................9
Bảng 4-1. So sánh các chức năng của hai cơ quan quản lý giao thông ............................46
Bảng 5-1. Đề xuất quá trình phát triển nhân sự tại Đơn vị vận hành Trung tâm điều khiển
giao thông Tp.HCM .....................................................................................................60
Bảng 5-2. Đề xuất số lượng nhân sự tại Tổ nghiên cứu và Đơn vị vận hành Trung tâm
điều khiển giao thông Tp.HCM ....................................................................................62


5

CHƢƠNG 1:
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu

Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích là 2,095 km², là đô thị lớn nhất
nước, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hố, khoa học cơng nghệ, đầu mối giao lưu
quốc tế, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Dân số thành phố thống kê năm
2012 khoảng 8 triệu người. Tuy nhiên, diện tích đất dành cho giao thông trong đô
thị của thành phố lại rất thấp, hiện mới đạt 7,87%. Trong những năm gần đây, ùn
tắc giao thông và tai nạn giao thông đang trở thành những vấn đề bức xúc hiện đang
ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân, đến sự phát triển bền vững
của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của tồn vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam nói chung do nhiều ngun nhân như phát triển đơ thị tập trung quá cao ở khu
vực trung tâm thành phố; cơ sở hạ tầng chưa phát triển kịp để đáp ứng nhu cầu giao
thông đô thị; khả năng cân đối vốn cho cơng tác bảo trì, sửa chữa và phát triển
mạng lưới giao thơng đơ thị cịn nhiều hạn chế.

Hình 1-1. Tình trạng ùn tắc giao thơng và tai nạn giao thơng tại Tp.HCM
[Nguồn: Internet]

Tính đến cuối tháng 01 năm 2015, thành phố có tổng số 6.458.060 phương tiện
gồm xe ôtô, xe môtô, xe gắn máy đăng ký lưu hành, trong có 492.547 xe ơ tơ và
5.965.513 xe mơtơ, xe gắn máy. Vận tải hành khách công cộng tuy được phát triển
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân thành phố. T lệ đáp ứng


6

nhu cầu đi lại của hệ thống vận tải công cộng chỉ chiếm khoảng 10% [1] và chưa có
các phương thức vận chuyển hành khách khối lượng lớn như tàu điện ngầm,
monorail, tramway…

Hình 1-2. Hệ thống xe buýt chỉ mới đáp ứng khoảng 10% nhu cầu đi lại [1]


Để giải quyết bài tốn giao thơng của thành phố, từ những năm 2000, chính
quyền thành phố đã thực hiện việc xây dựng Trung tâm điều khiển tín hiệu giao
thơng bằng nguồn vốn ODA của Pháp và Ngân hàng thế giới với mục tiêu điều
khiển tối ưu hơn 150 chốt đèn giao thông khu vực trung tâm. Trung tâm này được
giao cho công an thành phố trực tiếp quản lý và điều hành. Tuy nhiên, đến năm
2004, toàn bộ hệ thống điều khiển giao thơng của thành phố gần như khơng cịn
hoạt động theo mục tiêu ban đầu đặt ra. Trung tâm điều khiển giao thơng này khơng
thể đóng vai trị quản lý và điều hành giao thông của thành phố. Bên cạnh yếu tố về
mặt kỹ thuật không phù hợp với đặc thù giao thơng của thành phố (như các chương
trình điều khiển, các chức năng của cảm biến đo lưu lượng xe khơng cịn phù hợp,
cơng nghệ lạc hậu…) thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc xác định mơ
hình quản lý vận hành, khai thác khơng phù hợp. Cụ thể là việc giao Trung tâm điều
khiển giao thông cho ngành công an quản lý dẫn đến việc khó khăn trong cơng tác
điều hành và tổ chức giao thơng đơ thị. Ngồi ra, việc khơng đảm bảo bộ máy nhân
sự có có trình độ trong lĩnh vực ITS dẫn đến Trung tâm này đến nay chỉ thực hiện
nhiệm vụ quan sát giao thơng tại một số ít giao lộ có lắp đặt camera do ngành cơng
an đầu tư.


7

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện xây dựng Trung tâm điều
khiển giao thông với quy mô dự kiến sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, để tránh lặp lại các thất
bại trước đây, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thì việc nghiên cứu một
mơ hình quản lý vận hành và khai thác phù hợp cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực
cho đơn vị vận hành Trung tâm được xem là nhu cầu cần thiết và cấp bách. Đây là
cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể là Sở Giao thông vận tải
Tp.HCM nghiên cứu áp dụng trong quá trình xây dựng Trung tâm này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chính của Đề tài là đề xuất, xây dựng một mơ hình tổ chức hoạt động

và lộ trình phát triển của Trung tâm điều khiển giao thông Tp.HCM phù hợp với
đặc thù giao thông của thành phố. Để thực hiện mục tiêu này, Đề tài đi sâu vào các
mục tiêu chi tiết như sau:

- Xây dựng chức năng, nhiệm vụ cho Trung tâm điều khiển giao thông
Tp.HCM đối với công tác quản lý và điều hành giao thơng thành phố.

- Đề xuất mơ hình tổ chức hoạt động của đơn vị vận hành Trung tâm điều
khiển giao thơng Tp.HCM.

- Xây dựng lộ trình phát triển nhân sự cho đơn vị vận hành Trung tâm điều
khiển giao thông Tp.HCM gắn với quy hoạch phát triển giao thông vận tải của
thành phố.

- Đề xuất nhu cầu và nội dung tăng cường năng lực cho Sở Giao thông vận tải
và các đơn vị trực thuộc trong giai đoạn 2015 – 2016 phục vụ cho giai đoạn 1 phát
triển của Trung tâm điều khiển giao thông Tp.HCM.


8

CHƢƠNG 2:
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Hiện trạng hệ thống hạ tầng giao thông đƣờng bộ tại Tp.HCM
2.1.1 Hệ thống giao thông đƣờng bộ
Tính đến hết tháng 9 năm 2014, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng chiều dài
đường giao thơng là 3.980 km (không kể những tuyến đường quá nh và hệ thống
đường h m), diện tích mặt đường là 49,1 triệu m²; mật độ đường giao thơng so với
diện tích thành phố chỉ mới đạt 1,9km/km. Ngoài đường bộ, thành phố cịn có 1.054

cầu các loại, trong đó khoảng 2 3 số cầu là do quận huyện quản lý với đa số cầu có
tải trọng nh hơn 8 tấn và khoảng 14% cầu tập trung ở các quận ven và các huyện
ngoại thành bị hư h ng nhiều, có nguy cơ sụp đổ. Tồn thành phố có trên 4.306 nút
giao thơng chủ yếu giao cắt cùng mức, chỉ có 16 giao lộ giao cắt khác mức, có 150
nút quan trọng thuộc 85 đường phố chính và các trục giao thơng đối ngoại; tuy
nhiên chỉ có 773 giao lộ có đèn điều khiển giao thơng [1].

Hình 2-1. Các loại phương tiện di chuyển hết sức khó khăn trong giờ cao điểm
[Nguồn: Internet]


9

Bảng 2-1. Một số chỉ tiêu về giao thông tại Tp.HCM qua các năm [1]
Năm

Dài đƣờng (km)

km/km²

km/1000 dân

2005

3.011

1,44

0,48


2006

3.046

1,45

0,47

2007

3.280

1,57

0,49

2008

3.379

1,61

0,50

2009

3.534

1,69


0,49

2010

3.688

1,76

0,50

2012

3.894

1,86

0,53

2013

3.950

1,89

0,54

9/2014

3.980


1,90

0,55

Mạng lưới đường giao thơng đối nội: Do lịch sử hình thành và phát triển của
thành phố, hệ thống mạng lưới đường đối nội của thành phố được đầu tư xây dựng
qua nhiều thời kỳ khác nhau. Khu vực trung tâm thành phố, hệ thống các đường đối
nội được bố trí theo dạng h n hợp, tạo thành một mạng lưới đường dày đặc. Ngược
lại, ở giữa khu đô thị mới và và khu vực vùng ven lại có rất ít đường chính do q
trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng và cơng tác quy hoạch cịn nhiều bất cập.
Thêm vào đó, những đường chính này toả ra từ trung tâm thành phố và khơng có
các đường ngang nối liền như đường vành đai.
Mạng lưới đường bộ đối ngoại trong mối quan hệ vùng: Hệ thống đường trục
đối ngoại kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh và vùng phụ cận bằng hệ
thống đường QL, đường vành đai với tổng chiều dài khoảng 122 km. Hệ thống
đường đối ngoại có mặt đường bê tơng nhựa nóng và hệ thống cầu đường bộ trên
tuyến được xây dựng vĩnh cửu (tải trọng HL93 hoặc H30-XB80). Hệ thống giao
thông đối ngoại của thành phố bao gồm các trục chính như Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K,
Quốc lộ 13, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50, Xa lộ Hà Nội, Cao tốc Thành phố Hồ Chí
Minh – Long Thành – Dầu Giây, Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương,
Nguyễn Văn Linh, các tuyến đường liên tỉnh.


10

2.1.2 Hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC)
Cho đến nay, VTHKCC trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chỉ bao gồm các
phương thức sử dụng đường bộ là xe buýt và xe taxi. Hệ thống xe buýt có 2.879 xe,
phục vụ trên 148 tuyến (112 tuyến có trợ giá, 36 tuyến dành cho học sinh, sinh viên)
với tổng cự li tuyến khoảng 3.470 km; 434 nhà chờ, 2.220 trụ dừng xe buýt, 167

biển báo trạm dừng xe buýt và 3.671 ô sơn. Hệ thống taxi hiện tại có khoảng 12.551
xe đang hoạt động; đồn xe ơm dao động từ 20.000 đến 25.000 xe [1].

Hình 2-2. Xe buýt lưu thơng cùng với dịng xe 02 bánh [Nguồn: Internet]

Tính hết năm 2014, toàn bộ lực lượng VTHKCC trên địa bàn thành phố phục
vụ được đạt 529,758 triệu lượt HK, tương đương 1,451 triệu lượt HK ngày, chiếm
10% nhu cầu đi lại hàng ngày trên địa bàn thành phố. Theo tính tốn, nếu khai thác
tối đa và tối ưu năng lực hiện hữu của đoàn xe buýt của thành phố cũng không thể
đáp ứng trên 1,7 triệu lượt HK ngày [1]. Để thu hút người dân hưởng ứng sử dụng
xe buýt, hàng năm ngân sách thành phố trợ giá cho hoạt động của loại hình này
tương đối lớn. Tổng trợ giá qua các năm đều tăng, đặc biệt là đối với loại hình bt
phổ thơng. Hiệu quả khai thác trên các tuyến xe buýt và lượng hành khách sử dụng
xe buýt ngày càng tăng.
Hiện nay, xe buýt vẫn được xem như một đối tượng tham gia giao thơng bình
thường khơng hề được ưu tiên về sử dụng cơ sở hạ tầng trong q trình khai thác.
Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện cá nhân, đặc biệt là
xe ơ tơ con, trong dịng giao thơng đơ thị đã làm cho chất lượng dịng giao thơng
thành phố suy giảm, đồng thời cũng ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng dịch vụ


11

xe buýt. Một nguyên nhân khách quan khác là sự suy giảm năng lực của hạ tầng
đường bộ trong nội đô do việc tiến hành hàng loạt các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng
đô thị trong phạm vi hành lang đường bộ.

Hình 2-3. Sự phát triển của xe cá nhân và xe buýt [1]

2.1.3 Nhận xét về hiện trạng hệ thống hạ tầng giao thông đƣờng bộ của Thành

phố Hồ Chí Minh
Mạng lưới hạ tầng giao thơng đường bộ của Thành phố Hồ Chí Minh trong
khoảng hơn 10 năm qua đã được cải thiện đáng kể, nhiều công trình lớn được đưa
vào khai thác sử dụng đã phần nào cải thiện tình hình giao thơng đơ thị, tuy nhiên
do nguồn vốn còn hạn chế nên tốc độ phát triển khá chậm, chiều dài đường chỉ tăng
bình quân 0,925% năm, chủ yếu là số km đường tăng thêm ở các quận, huyện mới,
còn các quận khu vực trung tâm thì khơng thể phát triển thêm, hệ thống các đường
vành đai chưa khép kín, hệ thống đường trục chính đơ thị vẫn chưa được mở rộng
hoàn chỉnh, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Mạng
lưới đường bộ đối ngoại trong mối quan hệ vùng đã được Bộ Giao thông vận tải và
Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm đầu tư thực hiện trong những năm gần đây, đã
đưa vào khai thác nhiều cơng trình lớn góp phần đạt được một số thành quả nhất
định trong công tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng.
Bên cạnh những hiệu quả đạt được thì hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ
của thành phố phát triển mất cân đối giữa các khu vực và thiếu một hệ thống phân
loại đường theo chức năng phù hợp (do lịch sử phát triển của thành phố). Hệ thống
các vành đai đã được quy hoạch và lên kế hoạch thực hiện nhưng hầu hết chưa được
xây dựng hoặc xây dựng chưa hồn chỉnh do thiếu kinh phí, các trục hướng tâm đã


12

và đang được cải tạo, nâng cấp tuy nhiên vẫn còn thiếu, cấp hạng kỹ thuật và mặt
cắt ngang của các tuyến hiện có vẫn chưa đạt yêu cầu quy hoạch. Tình trạng kỹ
thuật của mạng lưới đường trên các khu vực cũng có sự chênh lệch lớn về tổ chức
mạng, kết cấu mặt đường, hệ thống thoát nước, chiếu sáng, vỉa hè, cây xanh... hầu
hết các tuyến trục chính và trục đối ngoại chưa đạt chuẩn, chiều rộng đường q h p
và phần lớn khơng có giải phân cách, thiếu hệ thống điều khiển đèn tín hiệu và
nhiều giao lộ đồng mức nên năng lực thông xe rất thấp và có nguy cơ xảy ra tai nạn
giao thơng cao. Nguồn ngân sách cấp cho duy tu bảo dư ng đường bộ hàng năm

cũng chỉ mới đáp ứng được 40-50% so u cầu, bên cạnh đó vẫn cịn chồng chéo
giữa các đơn vị trong công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng đã ảnh hưởng
đến tình hình ùn tắc giao thơng.
Đối với hệ thống xe bt thì hạn chế lớn nhất chính là chất lượng mạng lưới
tuyến. Tính liên thơng về chuyến đi và dịch vụ trong mạng lưới rất thấp, đa số các
tuyến có lộ trình phục vụ các chuyến đi thẳng không trung chuyển dẫn đến mức độ
trùng lặp tuyến xe buýt trên các trục đường giao thơng chính cao như tại các tuyến
đường vào cửa ngõ thành phố. Hệ thống vé liên tuyến chưa thực sự được áp dụng
một cách hiệu quả và sự chênh lệch về trình độ quản lý giữa các đơn vị cung ứng
dịch vụ xe buýt cũng là các nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự yếu kém về tính
liên thông trong mạng lưới. Việc ứng dụng các công nghệ mới trong công tác quản
lý và vận hành hệ thống xe buýt chưa được các cơ quan chức năng quan tâm đúng
mức. Các giải pháp về hệ thống thông tin xe buýt (Bus Information System - BIS)
hay hệ thống quản lý xe buýt (Bus Management System - BMS) cũng như vé điện
tử (smart card) phát triển rộng rãi tại nhiều nước vẫn chưa được áp dụng tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý giao thông và an tồn giao thơng tại Thành phố Hồ
Chí Minh
Hiện nay, các cơ quan của thành phố chịu trách nhiệm trong công tác quản lý
về kết cấu hạ tầng giao thông và trật tự ATGT trên địa bàn thành phố như sau:


13

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

BAN ATGTTP

Phòng QLSH
và cấp phép

lái xe

Các phòng ban
khác

Trung tâm
QLĐHVT
HKCC

Các đơn vị
khác

Phòng QLXD
CT GTĐB
Các trung tâm
đăng kiểm

Phòng
QLVTĐB
Thanh tra Sở
GTVT

Quản lý nhà nước (luật lệ, thủ tục)

Phòng QLKT
HT GTĐB

Quản lý trực tiếp (hành chính-tổ chức)

Các Khu

QLGT đơ thị

UBND quận
huyện

SỞ GIAO THÔNG
VẬN TẢI

CÁC SỞ,
NGÀNH

Ban ATGT các
quận huyện

CSGT quận huyện

Đ vị điều tra tai nạn

Đơn vị đăng ký
phương tiện

Đơn vị phụ trách các
cửa ngõ

Đơn vị tuần tra

CƠNG
AN TP

Hình 2-4. Sơ đồ tổ chức quản lý giao thông đô thị và ATGT tại Tp.HCM

[Nguồn: Sở GTVT Tp.HCM]

2.2.1 Ban An toàn giao thơng Tp.HCM
Ban An tồn giao thơng Tp.HCM là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng
giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện
pháp bảo đảm trật tự An tồn giao thơng và khắc phục ùn tắc giao thơng trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ của Ban An tồn giao thơng Tp.HCM là đề xuất với Ủy ban nhân
dân Thành phố kế hoạch và biện pháp phối hợp các ban, ngành và chính quyền các
cấp trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an tồn giao thơng và khắc
phục ùn tắc giao thơng trên địa bàn thành phố; Chỉ đạo và đôn đốc việc phối hợp
hoạt động của các ngành, các tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự


14

an tồn giao thơng và khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân về các quy định của pháp luật
liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng.
2.2.2 Sở Giao thơng vận tải Tp.HCM
Sở Giao thông vận tải Tp.HCM là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
Thành phố, tham mưu, giúp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực:
giao thông (cầu, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị); vận tải; kết cấu hạ
tầng khác có liên quan đến giao thơng vận tải (cấp thốt nước, cơng viên cây xanh,
chiếu sáng cơng cộng và bãi đ xe đô thị, kè bảo vệ bờ trên các tuyến đường thủy
nội địa, tuyến hàng hải); an toàn giao thơng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và
thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân
Tp.HCM và theo quy định của pháp luật.
Sở Giao thông vận tải Tp.HCM gồm 12 phòng ban và 16 đơn vị trực. Trong đó
Phịng Quản lý Khai thác hạ tầng giao thơng đường bộ là đơn vị tham mưu chính

cho Sở Giao thơng vận tải Tp.HCM trong công tác quản lý cơ sở hạ tầng (cầu,
đường chiếu sáng cơng cộng, tín hiệu giao thông), tổ chức phân luồng giao thông,
chống ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
2.2.3 Ủy ban nhân dân các quận, huyện
Ủy ban nhân dân các quận huyện được giao quản lý các hệ thống các tuyến
đường nh , đường nội bộ, đường h m, hệ thống thoát nước cấp 3 và 4, toàn bộ vỉa
hè (bao gồm cả bó vỉa) trên địa bàn và một phần cây xanh đường phố. Tại Ủy ban
nhân dân các quận, huyện có Phịng Quản lý đơ thị quản lý hệ thống này và việc
kiểm tra xử phạt các vi phạm trong quản lý trật tự đô thị được giao cho lực lượng
Thanh tra xây dựng thực hiện.
2.2.4 Cảnh sát giao thông đƣờng bộ - đƣờng sắt (Công an thành phố)
Là cơ quan có chức năng nghiên cứu, đề xuất và trực tiếp bảo đảm trật tự, an
tồn giao thơng; chủ động phịng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm luật giao
thông, các hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật khác trên các tuyến đường, địa
bàn giao thông công cộng theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ: tổ chức tuyên
truyền luật giao thông; tổ chức, chỉ đạo và tiến hành công tác bảo đảm trật tự, an


15

tồn giao thơng đường bộ, đường sắt; đăng kí và cấp biển số các loại phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ (trừ các phương tiện giao thông đường bộ quân sự và
xe máy chuyên dùng); tổ chức, chỉ huy, điều khiển giao thơng; khi có tình huống
đột xuất, được phép phân luồng, phân tuyến và quy định các điểm cấm dừng, cấm
đ tạm thời; tuần tra, kiểm soát và xử lí các hành vi vi phạm hành chính về trật tự,
nn tồn giao thơng đường bộ; tổ chức điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thơng,
chủ trì và phối hợp với cơ quan giao thông vận tải thống kê, phân tích xác định
nguyên nhân, điều kiện của tai nạn giao thơng và đề xuất biện pháp phịng ngừa; Cơ
cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị bao gồm: Đơn vị tuần tra; Đơn
vị phụ trách các cửa ngõ ra vào thành phố; Đơn vị đăng ký phương tiện; Đơn vị

điều tra tai nạn; CSGT các quận-huyện.
2.2.5 Nhận xét về mơ hình tổ chức quản lý giao thơng và an tồn giao thơng tại
Thành phố Hồ Chí Minh
Mặc dù đã quy định chức năng nhiệm vụ của các cá nhân đơn vị tham gia vào
quản lý giao thơng, nhưng vai trị của các cơ quan này không được xác định rõ ràng,
ngoại trừ cảnh sát giao thơng với vai trị thực thi pháp luật và các quy định về giao
thông. Nhiều tiêu chuẩn thiết kế khác nhau, các tiêu chí thống kê số liệu đã được áp
dụng, cách giải quyết vấn đề giữa các ngành chưa có một định hướng thống nhất
chung để giải quyết các vấn đề về quản lý giao thơng.
Các phịng ban và đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải Thành phố chỉ thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải cũng như quản lý,
duy tu bảo trì hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông.Công tác quản lý và điều hành giao
thông đô thị chủ yếu thực hiện thủ công, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ về
công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giao thông vận tải là rất hạn chế.
Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh khơng được giao quản lý và vận
hành các hệ thống điều khiển giao thông cũng như chưa có bộ phận chuyên trách
thực hiện nhiệm vụ hoạch định các chiến lược điều hành giao thông đô thị trên cơ
sở ứng dụng hệ thống giao thông thông minh ITS.


16

2.3 Hiện trạng hệ thống điều khiển giao thông trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
2.3.1 Hệ thống đèn tín hiệu giao thơng
a) Quy mơ hệ thống
Hệ thống đèn tín hiệu giao thơng (THGT) đóng một vai trị quan trọng trong
hoạt động của hệ thống giao thông đô thị. Hệ thống đèn tín hiệu giao thơng thực
hiện nhiệm vụ điều tiết các dịng giao thơng cũng như đảm bảo an tồn giao thơng
đơ thị. Hệ thống đèn THGT của Thành phố Hồ Chí Minh được đầu tư qua nhiều
thời kỳ từ các dự án khác nhau. Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 773

giao lộ [2] có đèn tín hiệu giao thơng (THGT) được phân cấp cho Sở Giao thông
vận tải quản lý và vận hành, được phân thành 03 hệ thống chính bao gồm 02 hệ
thống đèn THGT được đầu tư từ các dự án ODA và 01 hệ thống đèn THGT đầu tư
trong nước.
Hệ thống đèn tín hiệu giao thơng được đầu tư từ Dự án đầu tư đèn tín hiệu giao
thơng theo Nghị định thư Pháp - Việt được đưa vào hoạt động năm 2000. Quy mơ
hệ thống bao gồm 48 chốt đèn tín hiệu giao thông lắp đặt chủ yếu trên các tuyến
đường Hồng Bàng, An Dương Vương, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo… thuộc địa
bàn quận 5, 6 và 11. Vị trí được lắp ở những nút giao thông quan trọng, thường xảy
ra ùn tắc giao thơng. Dự án có đầu tư 01 Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao
thơng (được phân cấp cho Công an thành phố quản lý) thực hiện nhiệm vụ điều
khiển tối ưu hoạt động của các đèn THGT thơng qua các cảm biến vịng từ được đặt
trước các giao lộ để xác định số lượng phương tiện giao thơng [2].
Hệ thống đèn tín hiệu giao thơng được đầu tư từ Dự án Tăng cường năng lực
quản lý giao thông độ thị, lắp đặt từ năm 2002 và đưa vào hoạt động tháng 6/2005.
Quy mô hệ thống lắp đặt 118 chốt đèn thuộc khu vực quận 1 và quận 3 trên 6 hành
lang chính (6 chốt độc lập) bao gồm các loại đèn tín hiệu ba mặt với đèn đi bộ
(4,2m), đèn tín hiệu ba mặt (4,2m), đèn cho người đi bộ (2m), đèn tín hiệu ba mặt
trụ cần vươn, đèn đ chữ thập, hệ thống các hầm cáp ATC, hệ thống tiếp địa. Tại
m i chốt có gắn nhiều cảm biến vòng từ theo từng làn xe lưu thơng để nhận tín hiệu
báo về trung tâm điều khiển, từ đó tính tốn được thời lượng hợp lý để giải t a
luồng xe lưu thông [2].


17

Hệ thống đèn tín hiệu giao thơng được đầu tư trong nước khoảng hơn 500 chốt
đèn được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Các mặt đèn trên một trụ nhánh
hoặc trụ thẳng và hiển thị số đếm lùi phía trên đỉnh, cho biết thời gian cịn lại của
đèn xanh và đèn đ bằng con số tính giây [2].


Đèn hiệu ATC Pháp
Đèn THGT mới lắp đặt
Hình 2-5. Các lọai đèn tín hiệu giao thơng [2]

b) Hiện trạng hoạt động của hệ thống đèn THGT
Đối với thiết bị đèn THGT thuộc 02 dự án ODA: các thiết bị thay thế phụ
thuộc vào nguồn cung cấp từ các Công ty nước ngồi, nên khơng chủ động được
nguồn vật tư thay thế khi thiết bị hư h ng, một số trường hợp vật tư thay thế khơng
cịn sản xuất do cơng nghệ lạc hậu, các trường hợp hư h ng phần mềm điều khiển
phải thuê chuyên gia nước ngoài. Việc sử dụng các vòng từ đặt trước các giao lộ để
đếm phương tiện đầu vào, làm cơ sở tối ưu hóa hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu
khơng phù hợp với thực tế tính chất giao thơng phức tạp của Việt Nam (nhiều
phương tiện lưu thông không theo làn đường theo quy định (xe 02 bánh, 03 bánh)).
Ngoài ra, hệ thống đèn THGT được đầu tư trong nước chỉ đáp ứng nhu cầu điều
khiển giao thông cục bộ tại các chốt đèn, không thể liên thông thành mạng lưới
cũng như kết nối điều khiển từ Trung tâm dẫn đến việc điều khiển, điều tiết giao


18

thông đô thị đặc là trong các giờ cao điểm chủ yếu là thực hiện thủ công không đảm
bảo hiệu quả như mong muốn.
Tóm lại, tồn bộ hệ thống đèn THGT hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh chỉ đáp ứng nhu cầu điều khiển giao thông cục bộ tại các chốt đèn, không thể
liên thông thành mạng lưới cũng như kết nối điều khiển từ Trung tâm. Các chốt đèn
THGT chủ yếu là hoạt động độc lập và điều khiển bằng thời gian cố định nên nhiều
thời điểm bố trí pha đèn khơng phù hợp với lưu lượng giao thông trên tuyến, làm
giảm khả năng thông hành của nút.
2.3.2 Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông

Là hạng mục quan trọng trong các dự án đầu tư hệ thống đèn tín hiệu giao
thơng từ nguồn vốn ODA trước đây, Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông
thông được thành phố phân cấp cho Công an thành phố quản lý và vận hành. Nhiệm
vụ chính của Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thơng đó chính là thực hiện
điều khiển hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thơng được đầu tư, đảm bảo bố
trí pha đèn phù hợp với lưu lượng giao thơng trên tuyến, làm giảm khả năng thơng
hành của nút.

Hình 2-6. Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thơng [Nguồn: Internet]


19

Tuy nhiên đến nay, Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thơng này khơng
thể đóng vai trị quản lý và điều hành giao thông của thành phố. Bên cạnh yếu tố về
mặt kỹ thuật không phù hợp với đặc thù giao thơng của thành phố (như các chương
trình điều khiển, các chức năng của cảm biến đo lưu lượng xe khơng cịn phù hợp,
cơng nghệ lạc hậu…) thì ngun nhân dẫn đến tình trạng này là việc xác định mơ
hình quản lý vận hành, khai thác khơng phù hợp. Cụ thể là việc giao Trung tâm điều
khiển giao thông cho ngành cơng an quản lý dẫn đến việc khó khăn trong công tác
điều hành và tổ chức giao thông đơ thị. Ngồi ra, việc khơng đảm bảo bộ máy nhân
sự có có trình độ trong lĩnh vực ITS dẫn đến Trung tâm này đến nay chỉ thực hiện
nhiệm vụ quan sát giao thơng tại một số ít giao lộ có lắp đặt camera do ngành cơng
an đầu tư.
2.3.3 Hệ thống camera giao thông
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 200 camera
giao thơng [2] được lắp đặt tại nhiều vị trí, khu vực có tình hình giao thơng phức
tạp. Các camera giao thơng được đầu tư từ các hệ thống của Kênh VOV giao thông
quốc gia, hệ thống của Công an thành phố, hệ thống của Sở Giao thông vận tải
Tp.HCM cũng như các đơn vị khác.

Các hệ thống camera chủ yếu hoạt động độc lập, phục vụ cho nhu cầu riêng
của từng ngành. Các hệ thống camera giao thông trên địa bàn thành phố chưa được
tích hợp về một đầu mối để quản lý đồng bộ cũng như chưa thành lập đơn vị chuyên
trách thực hiện nhiệm vụ theo dõi giám sát tình hình giao thơng thơng qua hệ thống
camera giao thơng.


20

Hình 2-7. Camera quan sát giao thơng trên đường phố [2]

Trong thời gian gần đây, Sở Giao thông vận tải Tp.HCM có đầu tư thí điểm hệ
thống camera giao thơng trên trục đường Võ Văn Kiệt – Hầm Thủ Thiêm – Mai Chí
Thọ. Đến nay, tồn bộ các giao lộ trên tuyến đều đã có camera giao thơng. Các
camera giao thông được kết nối về Trung tâm điều khiển của đơn vị Quản lý đường
hầm sơng Sài Gịn để phục vụ nhu cầu giám sát giao thông cũng như công tác xử
phạt vi phạm về an tồn giao thơng trên tuyến (25 chốt đèn THGT). Trong thời gian
tới, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn thành phố cũng sẽ được kết hợp đầu
tư camera quan sát giao thông.
2.3.4 Hệ thống bảng thông tin giao thông điện tử
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh các biển báo giao
thơng có thơng tin cố định thì trong thời gian gân đây, Sở Giao thơng vận tải Thành
phố Hồ Chí Minh đã đầu tư hệ thống bảng thông tin giao thông điện tử (bảng
TTGTĐT). Bảng TTGTĐT là biển báo có nội dung thơng tin thay đổi được, sử
dụng các LED để hiển thị thông tin giao thông, và được được treo bằng trụ tay
vươn, giá long môn hoặc các kết cấu khác tương tự ngay phía trên làn xe để người
tham gia giao thơng có thể dễ dàng nhận thấy các bảng từ xa.



×