Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do hóa chất tại khu công nghiệp trảng bàng, huyện trảng bàng tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 150 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHẠM THỊ LIÊN

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHỊNG NGỪA,
ỨNG PHĨ SỰ CỐ MƠI TRƢỜNG DO HĨA CHẤT TẠI KHU
CƠNG NGHIỆP TRẢNG BẦNG, HUYỆN TRẢNG BÀNG
TỈNH TÂY NINH

Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số : 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015


ii

Cơng trình được hồn thành tại: Trƣờng Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHÙNG CHÍ SỸ

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Lê Văn Khoa

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS Phạm Hồng Nhật

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM


Ngày 25 tháng 01 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS Phạm Gia Trân – Chủ tịch hội đồng
2. PGS.TS Lê Văn Khoa – Phản biện 1
3. PGS.TS Phạm Hồng Nhật – Phản biện 2
4. PGS.TS Chế Đình Lý - Ủy viên
5. TS. Trần Thị Vân – Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa Môi trường và
tài nguyên sau khi luận văn đã được chỉnh sửa
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS Phạm Gia Trân

TRƢỞNG KHOA MÔI TRƢỜNG & TN

PGS.TS Nguyễn Phước Dân


iii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên


PHẠM THỊ LIÊN

MSHV: 7140488

Ngày, tháng, năm sinh :

05/12/1991

Nơi sinh: Ninh Bình

Chuyên ngành

Quản lý tài nguyên và Môi Trường MS: 60 85 01 01

I-

:

:

TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHỊNG

NGỪA, ỨNG PHĨ SỰ CỐ MƠI TRƯỜNG DO HĨA CHẤT TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP TRẢNG BÀNG, HUYỆN TRẢNG BÀNG, TỈNH TÂY NINH.
II-

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Xây dựng bộ tiêu chí để xác định nguy cơ xảy ra sự cố của các doanh nghiệp


trong Khu công nghiệp Trảng Bàng.
-

Đánh giá hiện trạng về năng lực phịng ngừa, ứng phó sự cố do hóa trên địa

bàn Khu cơng nghiệp Trảng Bàng.
-

Đề xuất các biện pháp phòng ngừa sự cố liên quan đến hóa chất tại Khu cơng

nghiệp.
-

Xây dựng 3 kịch bản ứng với 3 quy mô khác nhau, đề xuất cơ chế phối hợp

ứng phó cho 3 kịch bản này
III-

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 1/06/2015

IV-

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

: 30/12/2015

V-


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

: PGS.TS. PHÙNG CHÍ SỸ


iv

Nội dung luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua.
Tp.HCM, ngày 25 tháng 01 năm 2016
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

PGS.TS. Phùng Chí Sỹ

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN ĐÀO TẠO

PGS.TS Lê Văn Khoa

TRƢỞNG KHOA QL NGÀNH

PGS.TS Nguyễn Phước Dân


v

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Ph ng Chí Sỹ đã tận tình hướng dẫn,
đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin cám ơn Quý Thầy Cô đã tham gia giảng dạy, truyền đạt cho em những
kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học

Bách Khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Xin chân thành cảm ơn Q Thầy Cơ nhận xét và phản biện đã đóng góp nhiều ý
kiến quý giá, giúp hoàn thiện hơn cho Luận văn này.
Con cám ơn gia đình đã ln ở bên cạnh thương u, động viên và tạo điều kiện cho
con chuyên tâm hoàn thành luận văn; cám ơn các bạn của Liên đã ln giúp đỡ và
khích lệ.
Xin được bày t l ng biết ơn s u s c nhất
Học viên
Phạm Thị Liên


vi

TĨM TẮT
Khu cơng nghiệp Trảng Bàng là một trong những khu công nghiệp lớn của Tỉnh
Tây Ninh, với nhiều cơ sở doanh nghiệp hoạt động liên quan đến nhiều loại hóa
chất. Song song với q trình phát triển kinh tế thì các hoạt động liên quan đến hóa
chất cũng đưa ra nhiều nguy cơ về các sự cố gây thiệt hại về con người và môi
trường.
Luận văn “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
trên địa bàn Khu Cơng Nghiệp Trản Bàng, huyện Trảng Bàng, Tỉnh T y Ninh” trình
bày cách xây dựng bộ tiêu chí nhằm đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất tại một
số cơ sở, doanh nghiệp tiêu biểu trong khu công nghiệp.
Thông qua khảo sát tác giả đưa ra hiện trạng về việc thực hiện các biện pháp phịng
ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, tràn đổ, rị rỉ hóa chất, dựa vào hiện trạng đó tác giả
sẽ đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả phịng ngừa, ứng phó sự cố liên
quan đến hóa chất.
Dựa trên tài liệu và số liệu thu thập được tác giả tiến hành xây dựng ba kịch bản xảy
ra sự cố với những quy mô khác nhau, đồng thời ứng dụng phương pháp mơ hình
hóa trong các kịch bản này nhằm ước lượng phạm vi ảnh hưởng của sự cố tới môi

trường và sức kh e con người, để từ đó đưa ra các phương pháp ứng phó thích hợp
cho từng kịch bản.


vii

ABSTRACT
Trang Bang Industrial Park is one of the biggest Industrial parks of Tay Ninh
province, with many companies related to chemical activities. Along with economic
development process, the chemical activities also cause many chemical accidents
risks, to humans and the environment.
Thesis "The study and proposal of measures to prevent and respond to chemical
incidents in Trang Bang Industrial Park, Trang Bang District, Tay Ninh Province"
shows how to build a set of criteria to assess the chemical incident's risks at some
typical enterprises in the industrial park.
Through the survey, the author presents the status of the implementation of
measures to prevent and respond to incidents of fire, spillage, leakage of chemicals,
based on that the author proposes measures to improve efficiency of prevention and
response to chemical incidents.
Based on documents and data collected by the author three scenarios incident with
different sizes have been build, then modeling methods have been applied to
estimate incident's effects on the environment and human health, thereby to propose
the suitable response methods for each scenario.


viii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đ y là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, thơng tin,
tài liệu trích dẫn sử dụng trong q trình nghiên cứu là có nguồn gốc rõ ràng. Kết

quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào trước đ y.
Học viên thực hiện luận văn
Phạm Thị Liên


ix

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................. xii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. xiv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1

2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 1

3.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ 3

4.

ĐỐI TƢƠNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ....................................................... 3

5.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. .................................................................................... 3

6.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................ 4

CHƢƠNG 1 .......................................................................................................................... 7
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƢỚC VỀ
CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHĨ SỰ CỐ MƠI TRƢỜNG DO HĨA CHẤT ..................... 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI. ................... 7
1.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC. .................... 19
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 30
2.1. XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ................................................................................... 30
2.2. MƠ HÌNH TÍNH TỐN ........................................................................................ 42
CHƢƠNG 3 ........................................................................................................................ 48
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC PHỊNG NGỪA, ỨNG PHĨ KHẮC PHỤC
SỰ CỐ MƠI TRƢỜNG LIÊN QUAN ĐẾN HĨA CHẤT TẠI CÁC CƠ SỞ SẢN
XUẤT CÔNG NGHIỆP. ................................................................................................... 48
3.1.2. NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT ....................... 49
3.1.3. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC ............................................... 55
3.1.4. XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG ỨNG PHÓ TẠI CHỖ .......................................... 57
3.1.5. ĐẦU TƢ HẠ TẦNG THIẾT BỊ .......................................................................... 60
3.1.6. TRANG THIẾT BỊ ỨNG PHÓ SỰ CỐ. ............................................................ 63
3.1.7. VĂN BẢN GIẤY TỜ PHÁP LÝ VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC ..................... 67
3.1.8. VỀ LUYỆN TẬP CƠNG TÁC PHỊNG NGỪA, ỨNG PHĨ SỰ CỐ ............. 67
3.2.1. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ .......... 70
3.2.2. ĐẦU TƢ TRANG THIẾT BỊ , KỸ NĂNG CHUN MƠN TRONG ỨNG
PHĨ ................................................................................................................................. 71



x

3.2.3. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH NHÀ NƢỚC CỦA DOANH
NGHIỆP .......................................................................................................................... 73
3.2.4. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN CHO CÁC ĐỐI
TƢỢNG CÓ LIÊN QUAN ............................................................................................ 75
CHƢƠNG 4 ........................................................................................................................ 76
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA .............................................................. 76
4.1. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SỰ CỐ MƠI TRƢỜNG DO
HĨA CHẤT .................................................................................................................... 76
4.1.1.Nhà xƣởng sản xuất, kho tàng .......................................................................... 76
4.1.2. Kết cấu và bố trí kiến trúc cơng trình ............................................................ 77
4.1.3. Điều kiện về trang thiết bị................................................................................ 77
4.1.4. Vận hành an tồn.............................................................................................. 78
4.1.5. Lƣu trữ hóa chất nguy hại :............................................................................. 79
4.1.6. Thao tác vận hành an toàn tại kho lƣu trữ .................................................... 82
4.1.7. Cơng tác an tồn, vệ sinh ................................................................................. 83
4.1.8. Các hành động bị cấm ...................................................................................... 83
4.1.9. Kế hoạch huấn luyện và diễn tập định kỳ. ..................................................... 84
CHƢƠNG 5 ........................................................................................................................ 85
XÂY DỰNG CÁC KỊCH BẢN SỰ CỐ TẠI CƠNG TY SẢN XUẤT VÀ KINH
DOANH HĨA CHẤT THỌ XUÂN ................................................................................. 85
5.1. THÔNG TIN CHUNG ............................................................................................ 85
5.2. DỰ BÁO VỀ NGUY CƠ CHÁY, NỔ HÓA CHẤT. CÁC KHU VỰC CÓ
NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ ......................................................................................... 87
5.3. XÂY DỰNG CÁC GIẢ ĐỊNH SỰ CỐ .................................................................. 92
5.3.1

Kịch bản 1: Sự cố tràn đổ bồn chứa dung dịch HCl ............................... 94


5.3.2.

Kịch bản 2: Rị rỉ bình chứa khí Clo ...................................................... 100

5.3.3. Kịch bản 3: Sự cố nổ tại bồn chứa ammonia. ............................................ 111
KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 123
1.

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 123

2.

KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 125
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 128


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCT

Bộ công thương

DN

Doanh nghiệp


EC

Environment Canada

KCN

Khu công nghiệp

MIC

Methyl Isocynanate

MOE

Ministry of Environment

MOL

Ministry of Labor

MSDS

Material Safety Data Sheet

OECD

Organization for Economic Co-operation and Development

PCCC


Phòng cháy chữa cháy

TCDD

2,3,7,8-Tetrachlorodibenzo-p-dioxin

TCP

Trichlorophenol

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UNEP

United Nations Environment Programme


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Nhiệm vụ của các bên liên quan .............................................................. 12
Bảng 1.2: Phân cấp quản lý về cơng tác phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ....... 20
Bảng 1.3: Trách nhiệm thực hiện cơng tác phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất ... 23
Bảng 1.4: Phân cấp quản lý trong cơng tác phịng ngừa, ứng phó........................... 24
Bảng 1.5: Phân cơng trách nhiệm trong cơng tác phịng ngừa, ứng phó sự cố ........ 28
Bảng 2.1: Xác định sự cố có khả năng xảy ra và nguyên nhân trực tiếp ................. 31
Bảng 2.2: Quy đổi nguyên nhân sự cố thành các nhóm nguyên nh n căn nguyên .. 33
Bảng 2.3: Ba nhóm tiêu chí lớn................................................................................ 33

Bảng 2.4: Nội dung chi tiết của bộ tiêu chí như sau ................................................ 34
Bảng 2.5: Tiêu chí đánh giá về nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ hóa chất .................. 37
Bảng 2.6: Cách tính điểm cho từng chỉ thị............................................................... 40
Bảng 2.7: Phân loại mức nguy cơ theo thang đo ..................................................... 41
Bảng 2.8: Tham số cho mỗi lớp ổn định khí quyển ................................................. 43
Bảng 3.1: Tỷ lệ ngành nghề trong KCN Trảng Bàng .............................................. 47
Bảng 3.2: Ngành nghề thực hiện khảo sát................................................................ 48
Bẩng 3.3: Kết quả đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ như sau ........................ 48
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố tràn đổ, rị rỉ hóa chất như sau .. 49
Bảng 3.5: Phân loại các chỉ tiêu doanh nghiệp có tỷ lệ đạt trên 90% ...................... 50
Bảng 3.6: Phân loại các chỉ tiêu doanh nghiệp có tỷ lệ đạt dưới 70% ..................... 51
Bảng 3.7: Hiện trạng bố trí/cá nhân chịu trách nhiệm phịng ngừa, ứng phó sự cố 55
Bảng 3.8: Tỷ lệ thực hiện các quy định về nhà xưởng, kho lưu chứa hóa chất ....... 61
Bảng 3.9: Tỷ lệ thực hiện các quy định về đầu tư trang thiết bị .............................. 65
Bảng 3.10: Cơng tác diễn tập phịng ngừa và ứng phó sự cố tại doanh nghiệp ....... 68
Bảng 5.1: Danh sách hóa chất sản xuất và kinh doanh ............................................ 86
Bảng 5.2: Nguy cơ xảy ra cháy nổ ........................................................................... 87
Bảng 5.3: Nguy cơ xảy ra sự cố rò rỉ ....................................................................... 88
Bảng 5.4: Danh sách các điểm nguy cơ ................................................................. 90
Bảng 5.5: Nhân lực tham gia ứng phó sự cố hóa chất của công ty ....................... 101


xiii

Bảng 5.6:Trang thiết bị, phương tiện ứng phó ...................................................... 102
Bảng 5.7: Danh mục các bình chứa hóa chất Clo tại cơng ty ............................... 103
Bảng 5.8: Kết quả tính tốn................................................................................... 103
Bảng 5.9: Kết quả tính tốn................................................................................... 105
Bảng 5.10: Trách nhiệm của từng cơ quan trong q trình ứng phó .................... 108
Bảng 5.11: Nguồn nhân lực của công ty ............................................................... 110

Bảng 5.12: Trang thiết bị của công ty ................................................................... 110
Bảng 5.13: Nhân lực hỗ trợ bên ngoài .................................................................. 111
Bảng 5.14: Trang thiết bị hỗ trợ bên ngoài ........................................................... 111
Bảng 5.15: Phương tiện hỗ trợ bên ngoài ............................................................. 111
Bảng 5.16: Trách nhiệm của các đơn vị tham gia ứng cứu................................... 119
Bảng 5.17: Nguồn nhân lực của công ty ............................................................... 120
Bảng 5.18: Trang thiết bị của công ty ................................................................... 120
Bảng 5.19: Nhân lực hỗ trợ bên ngoài .................................................................. 121
Bảng 5.20: Phương tiện hỗ trợ bên ngoài ............................................................. 122


xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Ngun t c sự an tồn liên tục của OECD .............................................. 9
Hình 1.2: Các bên liên quan trong cơng tác phịng ngừa, ứng phó sự cố ................ 11
Hình 1.3: Sơ đồ triển khai ứng cứu tại tỉnh Đồng Nai ............................................. 19
Hình 2.1: Phân loại độ ổn định khí quyển theo Pasqill ............................................ 22
Hình 3.1: Sơ đồ minh họa cấu trúc tổ chức ứng phó sự cố tại cơng ty Sản xuất ..... 58
Hình 3.2: Kho lưu chứa hóa chất của cơng ty TNHH Trần Hiệp Thành ................. 59
Hình 3.3: Kiểu kho chứa chuyên dụng..................................................................... 60
Hình 3.4: Xe n ng, v i nước, máy hút khí, bình chữa cháy, bình chứa hóa chất trung
hịa tại cơng ty sản xuất hóa chất Bảo Liên.............................................................. 63
Hình 3.5: Cơng tác diễn tập sự cố cháy nổ tại công ty sản xuất hóa chất Bảo Liên 67
Hình 5.1: Vị trí của nhà máy Thọ Xuân trong KCN Trảng Bàng ............................ 86
Hình 5.2: Khu vực có nguy cơ xảy ra sựcố cao ...................................................... 92
Hình 5.3: Sơ đồ ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất HCl .............................................. 95
Hình 5.4: Khoảng cách bị ảnh hưởng bởi sự cố rị rỉ bình Clo 40 kg ..................... 98
Hình 5.5: Bản đồ mơ ph ng trên thực tế của sự cố rị rỉ bình Clo 40 kg ................. 99

Hình 5.6: Khoảng cách bi ảnh hưởng bởi sự cố rị rỉ bình Clo 400 kg .................... 99
Hình 5.7: Diện tích mơ ph ng trên thực tế của sự cố rị rỉ bình Clo 400 kg .......... 100
Hình 5.8: Sơ đồ ứng phó sự cố rị rỉ khí Clo .......................................................... 101
Hình 5.9: Khoảng cách bi ảnh hưởng bởi sự cố nổ bồn chứa Amonia 50 m3 ....... 102
Hình 5.10: Diện tích mơ ph ng của sự cố nổ bồn chứa Amonia 50 m3 ................ 112
Hình 5.11: Sơ đồ triển khai ứng cứu. ..................................................................... 113


MỞ ĐẦU
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo thống kê, Việt Nam hiện nay có khoảng 22.834 doanh nghiệp đang hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có liên quan đến hóa chất/hóa chất độc hại. trong
đó ngành sản xuất và chế biến thực phẩm 5.708 doanh nghiệp chiếm 25%; luyện
kim, điện tử chiếm 1.773 doanh nghiệp chiếm 8%; hóa chất cơ bản, thuốc trừ sâu –
thuốc bảo vệ thực vật chiếm 2.322 doanh nghiệp chiếm 10%; thuộc da và các ngành
sản xuất từ da, giả da 1.217 doanh nghiệp chiếm 5.7%; dệt, may 2.238 doanh
nghiệp chiếm 8.5%; chế biến gỗ và lâm sản 4.004 doanh nghiệp chiếm khoảng
17.5%; giấy và các sản phẩm từ giấy 1.970 doanh nghiệp chiếm 8.5% (Niên giám
thống kê, 2011) các khu vực có tập trung đơng doanh nghiệp thuộc ngành nghề có
sử dụng hóa chất/hóa chất độc hại bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các
tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phịng. Giá trị sản xuất
của các ngành cơng nghiệp liên quan đến hóa chất/ hóa chất độc hại trên được dự
báo ngày càng tăng, trước tình hình phát triển như trên thì Việt Nam đã ngày càng
th t chặt việc thực hiện các quy định liên quan đến việc phịng ngừa, ứng phó sự cố
mơi trường do hóa chất nhằm hạn chế tối đa những nguy cơ xảy ra sự cố đồng thời
kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường do hóa chất độc hại gây ra. Tuy nhiên việc thực hiện
các quy định này trên thực tế còn bộc lộ nhiều hạn chế mang tính đối phó vì vậy

nguy cơ xảy ra sự cố sẽ cao nếu không cải thiện được tình hình trên
2.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Hàng loạt các khu cơng nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự
hình thành và phát triển các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở
Việt Nam đã đang và sẽ tiếp tục mạng lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước
nhà.
Khu công nghiệp Trảng Bàng là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh T y Ninh được
thành lập theo quyết định số 100 QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Khu cơng
nghiệp đã được đưa vào sử dụng vào năm 2003, tính đến năm 2010 khu công
nghiệp đã thu hút 71 nhà đầu tư và 31,418 cơng nh n đóng góp 31.82 % (Sở Cơng


thương tỉnh T y Ninh, 2010) tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả tỉnh. Các
ngành nghề trong KCN rất đa dạng và có nhiều doanh nghiệp trong quá trình sản
xuất và kinh doanh có sử dụng khối lượng lớn các loại hóa chất nguy hại, đặc biệt
có ba doanh nghiệp chuyên sản xuất và buôn bán các loại hóa chất cơ bản đó là:
Cơng ty sản xuất và kinh doanh hóa chất: Thọ Xu n, Bảo Liên và Dũ Phong. Vì
được hạ tầng KCN được x y dựng và đưa vào sử dụng đã l u nên trang thiết bị
ph ng ngừa, ứng phó sự cố và cơng nghệ sản xuất hóa chất tại một số đơn vị trên
địa bàn KCN đã quá cũ và lạc hậu, chỉ có một số cơ sở đã có các đầu tư trang thiết
bị phục vụ cho cơng tác ứng phó ph ng ngừa sự cố và cải tiến công nghệ sản xuất
an tồn hơn, do đó độ bền và chất lượng thiết bị qua một thời gian sử dụng và sản
xuất đã xuống cấp…nh n lực tại các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được đào tạo
chuyên s u về ph ng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất...Thực tiễn hoạt động sản xuất
kinh doanh hóa chất thời gian qua cho thấy ở địa bàn KCN các sự cố hóa chất xảy
ra ngày càng tăng về số lượng các vụ việc và mức độ thiệt hại ngày càng lớn. Có

những vụ r rỉ khí độc g y ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
các doanh nghiệp
Với những tính chất nguy hiểm của hóa chất như trên nên hoạt động hóa chất ln
đi liền với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, ngay lập tức tác động trên phạm vi rộng đến
sức kh e con người, tải sản vật chất và mơi trường. Để đánh giá chính xác thực
trạng của việc sử dụng, sản xuất, kinh doanh hóa chất, và giảm thiểu những tác
động tiêu cực nói trên đồng thời nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân có sử
dụng, sản xuất, kinh doanh về đặc tính nguy hại, biện pháp phịng ngừa, góp phần
hạn chế nguy cơ xảy ra sự cố tác động xấu đến con người và môi trường trên quy
mô công nghiệp, đồng thời tăng cường sự tham gia của các đối tượng có liên quan
(cấp huyện, các đơn vị quản lý hạ tầng khu, cụm công nghiệp, các đơn vị sản xuất
hóa chất) trong việc ứng phó sự cố hóa chất xảy ra trên địa bàn KCN do đó đề tài
“Nghiên cứu đề xuất các biện pháp ứng phó sự cố moi trường do hóa chất tại
KCN Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh” được thực hiện.


3.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Đề xuất được các biện pháp phịng ngừa, ừng phó sự cố mơi trường liên quan đến
hóa chất trên địa bàn Khu cơng nghiệp Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
4.

ĐỐI TƢƠNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

4.1. Đối tƣợng
Đối tượng của nghiên cứu này là các loại hoá chất nguy hiểm được quy định tại
Khoản 4 Điều 4 Luật Hố chất. Hóa chất nguy hiểm bao gồm các loại hóa chất có
một hoặc một số đặc tính nguy hiểm sau đ y theo nguyên t c phân loại của GHS:



Dễ nổ;



Ơxy hố mạnh;



Ăn m n mạnh;



Dễ cháy;

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vị không gian : Khu vực triển khai kế hoạch phịng ngừa và ứng phó sự cố
mơi trường do hóa chất nguy hiểm KCN Trảng Bàng là những nơi có rủi ro về sự
cố cao nhất như các nơi có sử dụng, tồn trữ, sản xuất và kinh doanh các hóa chất
độc hại.
5.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

5.1. Nội dung 1:Tổng hợp tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc liên quan
đến luận văn
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước về các biện pháp ứng
phó sự cố mơi trường do hóa chất.
5.2. Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng về năng lực phòng ngừa, ứng phó sự cố tại

các doanh nghiệp trong KCN Trảng Bàng.
-

Phân loại nguy cơ xảy ra sự cố của các doanh nghiệp dựa trên bộ tiêu chí đã

xây dựng
-

Đánh giá về cơ cấu tổ chức và phân công trách nhiệm quản lý trong cơng tác

phịng ngừa, ứng phó, kh c phục sự cố mơi trường liên quan đến hóa chất độc hại
-

Đánh giá về khả năng đầu tư trang thiết bị, phương tiện, kỹ năng chun

mơn trong phịng ngừa, ứng phó.


-

Đánh giá khả năng đáp ứng các văn bản pháp lý, quy định của nhà nước về hóa

chất của các doanh nghiệp.
-

Đánh giá về công tác tuyên truyền, đào tạo tập huấn kiến thức cho các đối

tượng có liên quan.
5.3. Nội dung 3: Đề xuất các biện pháp chung cho cơng tác phịng ngừa sự cố
liên quan đến hóa chất độc hại.

- Đề xuất các biện pháp chung cho công tác phịng ngừa sự cố mơi trường liên
quan đến hóa chất độc hại cho các doanh nghiệp.
5.4. Nội dung 4: Xây dựng các kịch bản sự cố tại công ty sản xuất và kinh
doanh hóa chất thọ xuân
-

Dự báo vị trí có nguy cơ cao xảy ra sự cố cháy nổ, rị rỉ tràn đổ hóa chất.

-

Xây dựng 3 kịch bản tương ứng với 3 cấp độ khác nhau

 Kịch bản tràn đổ bồn chứa dung dịch acid HCl 32%
 Kịch bản rị rỉ bình chứa khí Clo có khối lượng 40kg; 400kg.
 Kịch bản nổ bồn chứa amonia 10 m3.
-

Ứng dụng mơ hình hóa để dự báo lan truyền ô nhiễm nhằm xác định mức độ và

phạm vi ảnh hưởng của 3 sự cố trên
-

Xây dựng các biện pháp ứng phó cho 3 kịch bản trên

6.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được các nội dung trên ra cần sử dụng các phương pháp sau đ y được thực
hiện:

6.1. Phƣơng pháp tổng quan tài liệu:
-

Tìm hiểu các tài liệu trong và ngồi nước về các biện pháp phịng ngừa, ứng

phó sự cố mơi trường liên quan đến hóa chất.
-

Thu thập, tổng hợp các tài liệu, các đề tài nghiên cứu liên quan đến biện pháp

phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
-

Thu thập các tài liệu về khu công nghiệp Trảng Bàng: bản đồ khu công

nghiệp, số lượng doanh nghiệp, số lượng ngành nghề trong khu công nghiệp, các số
liệu về điều kiện thời tiết tại khu vực khảo sát.


6.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát.
-

Lập phiếu điều tra và khảo sát thực tế 20 doanh nghiệp về hiện trạng thực hiện

các biện pháp phịng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của các doanh nghiệp. (Đính
kèm phụ lục)
6.3. Phƣơng pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố mơi
trƣờng do hóa chất.
-


Mục tiêu của bộ tiêu chí là cung cấp cơng cụ đánh giá mức nguy cơ xảy ra sự

cố môi trường liên quan đến hóa chất độc hại cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
có hoạt động liên quan đến hóa chất độc hại ở khu công nghiệp Trảng Bàng.
6.4. Phƣơng pháp mơ hình hóa
-

Sử dụng phần mềm aloha để tính toán nhằm xác định phạm vi và mức độ ảnh

hưởng của sự cố lên sức kh e con người và môi trường xung quanh.
6.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu.
-

Từ kết quả điều tra thu được, đề tài sử dụng phần mềm Excel để thống kê,

phânloại, nguy cơ xảy ra sự cố tại cơ sở, doanh nghiệp hoạt động liên quan đến hóa
chất độc hại.
7. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
7.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra hiện trạng của sản xuất, kinh doanh, lưu trữ...
hóa chất KCN Trảng Bàng để từ đó đưa ra các biện pháp ngăn ngừa, ứng phó sự
cố mơi trường do hóa chất phù hợp với hiện trạng chung của KCN. Đ y sẽ là nguồn
dữ liệu giúp cho đơn vị quản lý KCN nhận biết, đánh giá thực trạng để từ đó đưa
các quy định quản lý, phịng ngừa, ứng phó phù hợp. Việc ứng dụng phần mềm
Aloha sẽ giúp các doanh nghiệp tham khảo để sử dụng phần mềm này trong việc
xây dựng tài liệu “Kế hoạch ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất” của từng doanh
nghiệp.
7.2. Ý nghĩa thƣc tiễn
Việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm tạo điều kiện cho sản xuất,
kinh doanh và sử dụng hóa chất an tồn, hiệu quả, góp phần bảo vệ sức kh e con

người, bảo vệ môi trường. Đồng thời nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy


định của pháp luật về cơng tác an tồn trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa
chất nguy hiểm. Nêu cao vai trò trách nhiệm của các ngành, các cấp, người đứng
đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp ứng phó sự cố hóa chất.


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƢỚC
VỀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHĨ SỰ CỐ MƠI TRƢỜNG DO HĨA CHẤT
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI.
1.1.1. Một số sự cố xẩy ra trên thế giới :
- Vào giữa những năn 1980, hàng loạt các tai nạn hóa chất lớn xảy ra trên thế giới
gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và xã hội.
- Ngày 3 tháng 12 năm 1984, hơn 40 tấn khí methyl isocyanate (MIC) bị rị rỉ từ
một nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu tại Bhopal, Ấn Độ, ngay lập tức làm ít nhất
3.800 người thiệt mạng và gây ảnh hưởng đến sức kh e cho hàng ngàn người khác.
Khoảng 23 giờ ngày 2 tháng 12 năm 1984, trong khi hầu hết một triệu cư d n của
Bhopal đang ngủ, trạm điều hành nhà máy thuốc trừ sâu UCIL thuộc tập đồn
Union Carbide phát hiện tình trạng rị rỉ khí MIC và áp lực bể chứa ngày càng tăng.
Trong đêm một lượng nước lớn được đưa vào th ng chứa 610, đang chứa 42 tấn
MIC. Khi đó phản ứng t a nhiệt xảy ra làm nhiệt độ bên trong thùng chứa tăng vượt
mức 200oC kéo theo áp suất tăng vượt quá mức thùng chứa có thể chịu đựng được.
cuối cùng vào khoảng 1 giờ ngày 3 tháng 12 năm 1984, một tiếng nổ lớn vang lên
và phát thải một chùm khí MIC vào khơng khí. Trong vịng vài giờ đường phố
Bhobal đã rải rác xác người và động vật chết (tr u, b , chó, chim…). Ước tính có
khoảng 3.800 người thiệt mạng ngay lập tức, chủ yếu là người dân sống tại khu ổ
chuột nghèo gần khu vực nhà máy UCIL. Số người thiệt mạng trong vài ngày đầu
tiên do tác động của khí MIC là từ 10.000 đến 20.000 người (Rosaline Dhara và

Ramana Dhara, 1995), trong hai thập nên tiếp theo, chính phủ Ấn Độ đã báo cáo
rằng hơn nửa triệu người tiếp xúc với MIC. Một số nghiên cứu dịch tễ được thực
hiện ngay khi tai nạn xảy ra cho thấy tỷ lệ m c bệnh và tử vong tăng lên đáng kể
trong dân số bị tiếp xúc với hóa chất bị phát tán ra mơi trường.
Vào buổi trưa ngày 10 tháng 6 năm 1976 một vụ nổ xảy ra trong một lò TCP (2,4,5
– trichlorophenol) ở cơng ty hóa chất ICMESA nằm tại Meda, Italy. Một đám m y
độc hại có chứa nồng độ TCDD cao phát tán vào khơng khí. Theo hướng gió thổi
thì đám m y dioxin từ nhà máy phát tán đến khu vực có diện tích 6 km2 đơng d n


cư. Ngay lập tức làm chết rất nhiều động vật, đám m y dioxin đã ảnh hưởng lên 11
xã của huyện Meda,Ý(B. De Marchi; S. Funtowicz; J. Ravetz, 2000)
Một nhà máy sản xuất ph n bón NPK được xây dựng năm 1969, nằm cách thị trấn
Jonova 12 km đã nổ vào ngày 20 tháng 3 năm 1989 do áp suất trong bồn chứa tăng
lên quá mức. Vụ nổ này đã làm 7.000 tấn amonia phát tán ra ngoài. Hậu quả là làm
7 người chết, 57 người bị thương và 32.000 người phải đi sơ tán. Diện tích bị nhiễm
amonia lên tới 400 km2 (Birgitte Ramussen, carsten D. Gronberg, 1997)
Năm 1986 một đám cháy tại một cơ sở lưu trữ thuốc trừ sâu ở Shweizerhalle, Thụy
Sĩ dẫn đến thiệt hại về sinh thái trên diện rộng, cùng với ô nhiễm 500 km sông
Rhine, gây ảng hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của sông (Ivan Vince, 2008).
1.1.2. Tổng quan về biện pháp phịng ngừa, ứng phó của OECD :
Đứng trước hiện trạng các sự cố hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới con
người, từ hội nghị OECD năm 1988 đã lên ý tưởng cho việc thực hiện chương trình
quản lý các tai nạn, sự cố hóa chất độc hại và đến năm 1992, OECD đã hoàn thành
và xuất bản Hướng dẫn phịng chống, sẵn sàng ứng phó và kh c phục sự cố hóa chất
(Guiding Principles for Chemical Accident Prevention, Preparedness and
Response). Tài liệu này được xây dựng dựa trên sự hợp tác, liên kết chặt chẽ của
các chuyên gia quản lý nhà nước, các ngành cơng nghiệp, nhóm lợi ích môi trường
và các tổ chức quốc tế. Tài liệu này được OECD khuyến khích sử dụng tại các nước
thành viên và đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ và đồng thời cũng được sư dụng

nhiều tại các nước không phải là thành viên OECD. Ấn bản thứ 2 của Hướng dẫn
được thực hiện vào năm 2003 với các sửa đổi bổ sung các kinh nghiệm, biện pháp
phù hợp hơn so với ngun tác bởi nhóm Quản lý cơng tác liên quan đến tai nạn hóa
chất (Chemical Accident Prevention Prepareness and Response) của OECD cùng
với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế khác đang hoạt động trong lĩnh vực phịng
chống

và ứng phó tai nạn hóa chất bao gồm: UNECE, UNEP, UNOCHA

(UNEP/OCHA) và WHO.
Hướng dẫn được dựa trên nguyên t c của Sự an toàn liên tục (Safety Continuum)
như hình 1.1, bao gồm 5 phần chính như sau:


Phịng ngừa: bao gồm tất cả các khía cạnh về quản lý, điều hành và kiểm soát các
mối nguy hiểm theo v ng đời hóa chất, từ lúc sản xuất đến lúc thải b , xử lý.
Chuẩn bị/giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố: Tập trung vào việc lập kế hoạch chuẩn
bị kết nối với cộng đồng và xây dựng các biện pháp phòng ngừa sự cố tại chỗ.
Ứng phó: Phương án hành động nhằm ứng phó khi xảy ra sự cố hoặc khi có một
mối đe dọa tai nạn nhằm giảm nhẹ các tác động xấu đến môi trường và sức kh e
con người cũng như cơ sở vật chất.
Công tác hậu sự cố bao gồm các báo cáo, hoạt động điều tra nguyên nh n, đánh giá
ảnh hưởng và hoạt động theo dõi y tế.
Chuẩn bị sẵn sàng: Cảnh giác, sẵn
sàng và luyện tập ứng phó trước khi
xảy ra tai nạn
Phòng ngừa: Cố tránh và giảm bớt
các tác động và học h i kinh nghiệm
nhằm giảm bớt thương tổn, tăng khả
năng phục hồi.


Ứng phó: quản lý và xử lý hậu quả của
tai nạn, cung cấp các biện pháp, ứng
cứu sự cố gay lập tức và thực hiện các
hành động khơi phục và xử lý sự cố

Hình 1.1: Nguyên t c sự an toàn liên tục (Safety Continuum) của OECD (OECD,
2003)
Hướng dẫn cũng đã chỉ ra các bên liên quan bao gồm các tổ chức, cá nhân, nhóm
người có liên quan, có sự liên quan, có sự quan tâm hoặc bị ảnh hưởng bởi các sự
cố hóa chất, cụ thể bao gồm các nhóm được ph n chia như nhóm cơng nghiệp, cơ
quan chính quyền, cộng đồng và các bên liên quan khác (Xem hình 1.2).
Các ngành cơng nghiệp: Nhóm các ngành cơng nghiệp được định nghĩa theo hướng
dẫn của OECD bao gồm các chủ sở hữu/cổ đông/các nhà điều hành của các doanh
nghiệp hoạt động liên quan đến hóa chất…Đây là nhóm chịu trách nhiệm chính đối


với cơng tác an tồn trong việc sử dụng, vận chuyển, lưu trữ hoặc xử lý các loại hóa
chất độc hại.
Cơ quan chính quyền: Các nguyên t c hướng dẫn của OECD nêu cao tầm quan
trọng của các cơ quan chính quyền trong tất cả các giai đoạn của sự “An tồn liên
tục”, do đó hướng dẫn này cũng đề cập đến vai trị trách nhiệm của chính quyền các
cấp có liên quan thuộc các lĩnh vực có liên quan trong phịng chống tai nạn hóa
chất, chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó sự cố (như cơ quan mơi trường, y tế, sức kh e
và an toàn lao động, dân phịng, phát triển cơng nghiệp…). Hướng dẫn này có liên
quan đến các vấn đề pháp lý, thực thi pháp luật ở cấp quốc gia, khu vực và từng địa
phương, quy định đối với các tổ chức tham gia ứng phó khẩn cấp, y tế cộng đồng,
các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ y tế và các ban ngành khác của cơ
quan chính phủ.
Cộng đồng: Hướng dẫn cũng nêu rõ vai tr của công chúng, cộng đồng là đối tượng

có khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động liên quan đến hóa chất độc hại cũng
như bị tác động sức kh e trực tiếp trong trường hợp xảy ra sự cố. Đ y là đối tượng
cần phải tiếp cận thơng tin liên quan đến hóa chất độc hại cũng như hướng dẫn các
công tác chuẩn bị sẵn sàng và biện pháp ứng phó khẩn cấp và sự tham gia của công
chúng trong việc đưa ra các quyết định đối với các hoạt động liên quan đến hóa chất
độc hại.
Các bên liên quan khác: Hướng dẫn này c n quy định khác liên quan đến các bên
liên quan khác như: Tổ chức lao động, tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu,
trường đại học và các tổ chức liên chính phủ.
Hợp tác và thiết lập các mối thông tin liên lạc là một điểm quan trọng được lặp đi
lặp lại nhiều lần trong Hướng dẫn. Để đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan có
những thông tin mà họ cần để thực hiện trách nhiệm của mình, cần phải có thơng tin
liên lạc hiệu quả giữa các cơ quan chính quyền và cộng đồng, giữa nhà quản lý và
lao động, giữa doanh nghiệp khác nhau và lợi ích chung, giữa các ngành cơng
nghiệp và cộng đồng. Hợp tác không chỉ tăng cường khả năng của mỗi bên mà cịn
giúp xây dựng và duy trì long tin và tránh nhầm lẫn, chồng chéo, mâu thuần, lỗ
hổng trong cơng tác phịng ngừa và ứng phó sự cố liên quan đến hóa chất.


Công nghiệp
Chủ sở hữu/cổ đông, nhà quản lý, người lao động bao
gồm: doanh nghiệp hoạt động liên quan đến hóa chất độc
hại (sản xuất, sử dụng, vận chuyển, lưu trữ, xử lý)

Cơ quan chính quyền
- Chính quyền quốc gia
- Chính quyền khu vực
- Chính quyền địa phương

Cộng đồng bao gồm:

- D n cư gần khu vực có
hóa chất độc hại
- Cộng đồng d n cư có khả

- Cơ quan mơi trường

năng bị ảnh hưởng trong

- Cơ quan sức kh e và y tế

trường hợp xảy ra tai nạn

cộng đồng

- Cộng đồng

- Đơn vị phản ứng khẩn cấp
- Cơ quan an tồn lao động
- Cơ quan phát triển cơng

Các bên liên quan khác
- Tổ chức kinh doanh
- Các tổ chức phi chính phủ liên
quan đến cộng đồng
- Cơ quan, viện nghiên cứu
- Tổ chức quốc tế

Hình 1.2: Các bên liên quan trong cơng tác phịng ngừa, ứng phó sự cố theo hướng
dẫn của OECD.
Nhiệm vụ của các bên liên quan trong phịng ngừa và ứng phó sự cố theo OECD

được trình bày trong bảng 1.1.


×