Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY DỆT 8-3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.29 KB, 18 trang )

BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY DỆT 8/3
I. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Để thích ứng với cơ chế thị trường luôn luôn biến động, với phạm vi hoạt
động tương đối rộng… Công ty đã lựu chọn cho mình một hình thức tổ chức phù
hợp để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, nhằm đem lại hiệu quả
hoạt động cao nhất, Công ty Dệt 8/3 đã thực hiện mô hình tổ chức theo kiểu trực
tuyến chức năng - một hình thức được áp dụng phổ biến trong các Công ty nhà
nước hiện nay.
Trong cơ cấu này chức năng được chuyên môn hoá hình thành các phòng
ban. Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc và
các Phó Tổng Giám đốc trong phạm vi chức năng của mình.
Những quyết định ở các phòng ban chỉ có ý nghĩa với phòng ban đó khi đã
thông qua Tổng Giám đốc hoặc được Tổng Giám đốc uỷ quyền. Trong cơ cấu
này, Ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo tới các cơ sở sản xuất kinh doanh của toàn
Công ty, do đó tình hình sản xuất kinh doanh tại từng Xí nghiệp, cơ sở, đơn vị
được nắm bắt và phản hồi kịp thời, chính xác lên cơ quan quản lý cao nhất, góp
phần ra những quyết định chính xác, nhanh chóng.
Các phòng ban là những bộ phận chức năng tham mưu giúp Ban giám đốc
quản lý điều hành Công ty có hiệu quả hơn. Mệnh lệnh từ Ban giám đốc được
truyền trực tiếp đến từng cơ sở, đồng thời giúp các cơ sở có sự hỗ trợ lẫn nhau,
giúp đỡ nhau và thống nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh.
II. BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Để thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, bất kỳ Công ty nào đều có bộ
máy tổ chức quản lý với chức năng nhiệm vụ cụ thể để điều hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty mình. Công ty Dệt 8/3 đã thành lập bộ máy tổ
chức quản lý như sau:
BIỂU 8: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY DỆT 8/3





1.Ban Giám đốc: gồm 1 Tổng Giám đốc và 3 Phó Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc: là người nắm quyền hành cao nhất chịu trách nhiệm điều
hành chung về các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty, chịu trách nhiệm
trước cấp trên về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổng Giám Đốc
PTGĐ
TC-LĐ
PTGĐ
Kỹ thuật
PTGĐ Điều h nhà
SX-KD
Phòng
Bảo
Vệ
QS
Phòng
Kế
Toán
TC
Phòng
Xuất
Nhập
Khẩu
Phòng
Tổ
Chức
HC
Phòng
Tiêu
Thụ

T.Tâm
TN&KT
Chất
Lượng
(KCS)
Phòng
Kỹ
Thuật
XN
D- vụ
XN
May
XN
Nhuộm
XN
Dệt
XN
Sợi II
XN
Sợi B
XN
Sợi A
XN
Cơ điện
Các ca sản xuất
Ngành, Tổ
Công nhân SX
Tổ sản xuất
Ba Phó Tổng Giám đốc có nhiệm vụ cố vấn, trợ giúp cho Tổng giám đốc trong
công tác chỉ huy, điều hành và quản lý Công ty.

Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật: có nhiệm vụ chỉ huy theo sự phân công của
Tổng giám đốc về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất hoặc cố vấn cho Tổng giám
đốc trong việc đưa ra quyết định có liên quan đến máy móc thiết bị
Phó Tổng Giám đốc Điều hành Sản xuất kinh doanh: là người có quyền
điều hành tương đương Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật chịu trách nhiệm về sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
Phó Tổng Giám đốc TC-LĐ: là người có quyền tương đương với hai Phó
Tổng Giám đốc trên phụ trách việc đào tạo lao động và an ninh trật tư trong Công
ty.
2. Các Phòng ban - chức năng, nhiệm vụ
Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ xây dựng các định mức, quản lý toàn bộ các
định mức kinh tế kỹ thuật, các chỉ tiêu kỹ thuật của toàn Công ty.
Phòng Kế hoạch tiêu thụ: có nhiệm vụ sử dụng kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Công ty. Trực tiếp triển khai mục tiêu, chiến lược tiêu thụ sản phẩm của
Công ty, căn cứ vào các hợp đồng đã ký kết với khách hàng và nguồn lực của Công
ty, sau đó trình lên Tổng giám đốc.
Phòng Tổ chức hành chính: chịu trách nhiệm về quản lý tiền lương, bảo hộ
lao động, hành chính quản trị, giải quyết chế độ công nhân viên chức.
Phòng Kế toán tài chính: Sau khi có kế hoạch sản xuất được duyệt, phòng
này chịu trách nhiệm hạch toán thu chi, lãi lỗ.
Phòng Xuất nhập khẩu: phụ trách xuất khẩu sang các nước khác sản phẩm
của Công ty, đồng thời cũng chịu trách nhiệm nhập dây chuyền công nghệ tiên tiến
của các nước trên thế giới bao gồm máy móc thiết bị phụ tùng và nguyên vật liệu
phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho sản xuất cũng như hoạt động khác của Công ty.
Trung tâm thí nghiệm và Kiểm tra chất lượng (KCS): có chức năng kiểm
tra chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra tiêu
thụ. Đồng thời là nơi thí nghiệm chất lượng sản phẩm mới trước khi đưa vào sản
xuất hàng loạt.
Phòng Bảo vệ: Do yêu cầu thực tiễn của Công ty về mặt quy mô cũng như
thời gian làm việc (24 giờ một ngày đêm) phòng có chức năng đảm bảo an ninh

cho Công ty, phòng chống cháy nổ.
3. Các Xí nghiệp thành viên
Các Xí nghiệp Sợi A, B và Sợi II: với chức năng, nhiệm vụ sản xuất các mặt
hàng sợi để cung cấp sợi cho xí nghiệp Dệt và bán ra thị trường.
Xí nghiệp Dệt: có chức năng trực tiếp dệt các loại vải theo đơn đặt hàng.
Cung cấp các loại vải mộc cho Xí nghiệp nhuộm và các đơn vị thi công.
Xí nghiệp Nhuộm: Đây là khâu hoàn tất các sản phẩm vải như làm bóng,
nhuộm màu, in hoa… để cung cấp cho dây chuyền may, tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu.
Xí nghiệp May: có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng may mặc tiêu thụ trong
nước và xuất khẩu, gia công theo đơn đặt hàng về may.
Xí nghiệp Cơ điện: chịu trách nhiệm điện sinh hoạt và sản xuất, đồng thời
sản xuất các chi tiết, phụ tùng cơ khí phục vụ cho việc sửa chữa thiết bị máy móc
trong Công ty.
Xí nghiệp Dịch vụ: chịu trách nhiệm phục vụ ăn uống cho công nhân viên.
Thực hiện công tác mặt bằng và xây dựng nhỏ trong Công ty.
* Ta thấy trong bộ máy tổ chức quản lý của Công ty, Tổng Giám đốc là người
có quyền hành cao nhất. Tổng giám đốc có quyền quyết định các vấn đề quan trọng
như: duyệt mẫu mã, định giá sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất… Như vậy, vai
trò của người đứng đầu Công ty có ý nghĩa rất quan trọng. Việc vạch ra đường lối
chủ trương của Ban lãnh đạo Công ty có ý nghĩa sống còn và ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
PHẦN V
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN CÔNG TY
I. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH PHÁT TRỂN DOANH NGHIỆP
1. Môi trường kinh tế và môi trường ngành :
1.1 Môi trường kinh tế quốc dân :
1.1.1 Môi trường kinh tế :

Môi trường kinh tế là môi trường có liên quan trực tiếp đến thị trường tiêu thụ
sản phẩm của Công ty Dệt 8/3, nó quyết định những đặc điểm chủ yếu của thị
trường như: dung lượng, cơ cấu, sự phát triển trong tương lai của cầu, của cung,
khối lượng hàng hoá và giá trị hàng hoá trao đổi trên thị trường .
Một số nhân tố kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược của
Công ty :
+ Nguồn tài nguyên, nguyên liệu, tài chính.
+ Sự phân bổ và phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Sự phát triển của sản xuất hàng hoá.
+ Thu nhập quốc dân.
+ Thu nhập bình quân đầu người.
1.1.2 Môi trường văn hoá xã hội, dân cư.
a. Văn hoá xã hội :
Các nhân tố văn hoá xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của từng bộ phận dân cư
và sự giao lưu giữa các bộ phận dân cư khác nhau. Các nhân tố này ảnh
hưởng đến thị hiếu tập quán tiêu dùng của dân cư. Trong số các nhân tố văn
hoá xã hội phải kể đến :
- Phong tục tập quán , truyền thống văn hoá xã hội , tín ngưỡng .
- Các giá trị xã hội .
- Sự đầu tư của các công trình, các phương tiện thông tin văn hoá .
- Các sự kiện văn hoá , hoạt động văn hoá môi trường
b. Dân cư:
Dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành cung cầu trên thị trường,
đồng thời nó có khả năng ảnh hưởng đến sự cung ứng hàng hoá trên thị trường một
các gián tiếp thoong qua sự tác động của nó.
Các nhân tố dân cư bao gồm:
- Dân số và mật độ dân số.
- Sự phân bổ của dân cư trong không gian.
- Cơ cấu dân cư ( độ tuổi , giới tính…).
- Sự biến động của dân cư.

- Trình độ của dân cư .
1.1.3 Môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường thông qua việc quy
định, kiểm soát các quá trình, các hoạt động và các mối quan hệ thị trường. Đồng
thời nó còn có thể hạn chế hoặc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của thị trường. Cụ thể của môi trường pháp lý đó là:
- Tình hình chính trị, an ninh.
- Các quy định, tiêu chuẩn, điều lệ.
- Hệ thống thể chế pháp luật.
- Các chế độ chính sách kinh tế xã hội.
- Các nhân tố pháp lý khác.
1.1.4 Môi trường khoa học công nghệ:
Đây là môi trường có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong cạnh
tranh của Công ty bởi nó ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Những ảnh hưởng của khoa học công nghệ cho ta thấy được các cơ hội
và thách thức cần phải được xem xét trong việc soạn thảo và thực thi chiến lược
sản xuất kinh doanh.
Những phát minh mới về khoa học công nghệ làm thay đổi nhiều tập quán
và tạo xu thế mới trong tiêu dùng và cho ra nhiều sản phẩm mới.
1.2 Môi trường ngành
1.2.1 Sự cạnh tranh giữa các Công ty trong ngành:
Ngành Dệt may là một trong những ngành trọng điểm được nhà nước chú
trọng đầu tư, cộng với sự điều tiết của thị trường đã làm cho số lượng Công ty Dệt
may trong những năm gần đây tăng vọt. Điều đó có nghĩa là tình hình cạnh tranh
trong ngành càng trở nên khó khăn và khốc liệt hơn. Vì vậy, Công ty nào cũng phải
đưa ra những chiến lược thị trường riêng cuả mình để đảm bảo vị trí cũng như lợi
ích cho Công ty mình.
Một số công cụ cạnh tranh :
- Cạnh tranh về chất lượng sản phẩm.

- Cạnh tranh về giá bán.
- Cải tiến phương thức bán hàng.
- Cải tiến về dịch vụ sau bán hàng.
- Quảng cáo khuyếch trương sản phẩm.
- Cung cấp sản phẩm kịp thời đúng lúc.
1.2.2 Khách hàng
a. Khách hàng truyền thống.
Khách hàng truyền thống là những khách hàng có mối hệ tương đối lâu dài
với Công ty. Giữa Công ty và họ đã có sự hiểu biết khách hàng khá kỹ về nhau và
tin tưởng nhau ở một mức độ nhất định.
Đối với Công ty Dệt 8/3 việc tăng cường, củng cố quan hệ với khách hàng
truyền thống luôn là mục tiêu, nhiệm vụ của toàn Công ty trong hiện tại và trong
tương lai.
b. Khách hàng mới.

×