Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KỸ THUẬT TRONG CÔNG TY DỆT 8-3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.89 KB, 13 trang )

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ KỸ THUẬT TRONG CÔNG TY
DỆT 8/3
I. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
Trong sản xuất kinh doanh không có gì đảm bảo chắc chắn rằng một sản
phẩm đã được giới thiệu với thị trường và được tiếp nhận là sản phẩm tiếp tục
thành công. Trừ khi chất lượng của nó luôn được cải tiến, nâng cao và các bước
tiến hành được tổng kết đánh giá kịp thời. Do vậy các nhà kinh doanh muốn gữ
vững uy tín của sản phẩm và muốn chiếm vị trí độc quyền trong việc sản xuất một
loại sản phẩm nào đó không còn con đường nào khác là phải luôn nâng cao chất
lượng sản phẩm của mình. Muốn làm được điều đó thì việc quản trị chất lượng
phải được đánh giá và tiến hành một cách nghiêm túc.
Đối với Công ty: chất lượng sản phẩm là một yêu cầu quan trọng đối với tất
cả các Công ty sản xuất . Nâng cao chất lượng sản phẩm , làm tăng thêm giá trị sử
dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu
thụ sản phẩm,tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao doanh lợi của Công
ty .
Đối với quốc tế: chất lượng sản phẩm tốt đặc biệt đối với mặt hàng xuất
khẩu sẽ làm tăng uy tín của nước ta trên thị trường thế giới.
1. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm :
Để đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong Công ty
người ta thường dùng các chỉ tiêu :
- Đối với sản phẩm có thể phân chia được phẩm cấp tốt, trung bình, xấu thì ta dùng
phẩm cấp bình quân để đánh giá, công thức xác định mức phẩm bình quân có
dạng:

C =
Trong đó : C: mức phẩm cấp bình quân
Ci x
ΣQ
Ci: cấp bậc của sản phẩm
Qi: sản lượng sản phẩm của cấp đó


ΣQ: tổng sản lượng của sản phẩm đạt quy cách
Mức phẩm cấp bình quân đạt gần tới 1 có nghĩa là tỷ lệ loại sản phẩm tốt
chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong tổng sản lượng, ngược lại nếu mức phẩm cấp bình
quân càng xa 1 thì chứng tỏ tỷ lệ loại sản phẩm tốt chiếm trong tổng sản lượng
càng nhỏ.
- Đối với loại sản phẩm không phân chia được phẩm cấp thì ta sử dụng chỉ tiêu
mức sản phẩm phù hợp với quy cách và mức sản phẩm hỏng. Trong tổng số sản
phẩm sản xuất ra và đã kiểm tra thường có 2 loại: loại sản phẩm hợp quy cách và
loại sản phẩm hỏng để từ đó ta xác định được tỷ lệ của từng loại trong tổng số sản
lượng.
2. Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm trong Công ty
Chất lượng sản phẩm của Công ty chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Do đó
muốn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, Công ty cần phải tiến hành đồng bộ
các biện pháp sau:
Kiểm tra chặt chẽ việc tôn trọng quy trình công nghệ của công nhân, không
ngừng nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho họ.
Đảm bảo cung ứng vật tư đúng quy cách, phẩm chất chủng loại theo yêu cầu
của sản xuất.
Áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến đảm bảo cho máy móc hoạt động
chính xác và hiệu quả.
Sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế, thực hiện chế độ thưởng phạt và chế
độ trách nhiệm vật chất đối với sản phẩm sản xuất ra.
Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm
Cải tiến và hoàn thiện công tác tổ chức quản lý trong Công ty theo
hướng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
II. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Ở CÔNG TY DỆT 8/ 3
1. Chất lượng sản phẩm sợi:
Sợi là một trong những sản phẩm chủ yếu của Công ty Dệt 8/3. Chất lượng
sợi được đánh giádựa vào hai phương pháp:
- Định tính: Đánh giá bằng cảm quan

- Định lượng: Dựa vào các chỉ tiêu cơ ,lý, hoá đo đếm trực tiếp.
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sợi của Công ty dựa trên các tiêu chuẩn
quốc gia (TCVN), căn cứ vào tình hình máy móc thiết bị cụ thể của Công ty, Công
ty đã ban hành chỉ tiêu, phẩm cấp sợi cụ thể, phân biệt theo nhóm:
- Chỉ số sợi.
- Chải thô hay chải kỹ.
- Thành phần nguyên liệu.
Công ty Dệt 8/3 đang sản xuất sợi trên 2 dây chuyền đó là dây chuyền Trung
Quốc và dây chuyền Italia.
Với dây chuyền Trung Quốc, được đầu tư từ khi thành lập Công ty năm
1965 và một dây chuyền bổ sung năm 1969( XN sợi B ) là dây chuyền cũ, công
nghệ thấp nên chất lượng sợi chỉ đạt trung bình. Dây chuyền được bố trí riêng từng
công đoạn. Cung bông, chải,ghép, thô, sợi con, đậu, xe , đánh ống . Bán thành
phẩm ở mỗi công đoạn được kiểm tra nhằm khống chế điều chỉnh và đánh giá chất
lượng. Hệ thống máy được chế tạo theo công nghệ cũ, độ chính xác thấp, không có
bộ phận điều chỉnh độ đều tự động, chất lượng phụ thuộc nhiều vào việc kiểm tra
điều chỉnh của con người . Do vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm cực kỳ khó
khăn.
Đối với dây chuyền này, vấn đề đặt ra là duy trì chất lượng ở mức độ cao
nhất có thể được, đảm bảo chất lượng ổn định dùng và bán cho cơ sở sản xuất mặt
hàng phù hợp như vải quần áo, vỏ chăn, vỏ gối... Ở cấp độ chất lượng yêu cầu
không cao, vấn đề cơ bản trong sản xuất kinh doanh là tạo sản phẩm phù
hợp, bán giá phù hợp ta vẫn khai thác được hiệu quả cao ngay trên dây chuyền
sản xuất đã cũ, khấu hao thấp.
Dây chuyền sợi Italia ( XNsợi II ), gồm 21176 cọc sợi bắt đầu hoạt động từ
năm 1994, là một trong những dây chuyền hiện đại ở Việt Nam và trên thế giới.
Dây chuyền được thiết kế nhiều ưu việt: Năng suất cao, hệ thống tự động nhiều,
hoạt động chính xác, đặc biệt có hệ thống USTER tự động điều chỉnh độ đều sợi.
Đối với dây chuyền Italia Công ty đã phát huy ngay hiệu quả của nó,sản xuất
chủ yếu các loại sản phẩm sợi dùng cho các mặt hàng cao cấp như vải quần áo cao

cấp, dùng cho dệt kim, dùng làm chỉ khâu…
BIỂU 14: CHẤT LƯỢNG SỢI NĂM 2000-2001
Mặt hàng
Năm 2000 Năm 2001
Cấp I
(%)
Cấp II
(%)
Cấp III
(%)
Cấp I
(%)
Cấp II
(%)
Cấp III
(%)
Dây truyền TQ
Ne 20 cotton 90.6 9.4 91 9
Ne 21 n cotton 100 0 31 18 21
Ne 21 d cotton 100 0 100
Ne 23 cotton 72.1 27.9 50 42 8
Ne 30 cotton 100 0 90 5 5
Ne 32 d cotton 33.6 66.4 35 60 5
Ne 32 n cotton 59.3 33.8 6.9 45 35 20
Dây truyền Italia
Ne 30 CK cotton 100 0 78 22
Ne 40 CK cotton 55.4 44.6
Ne 45 PC cotton 0 100
Ne 30 CT cotton 0 100 85 15
2. Chất lượng sản phẩm vải

Vải mộc là sản phẩm trung gian giữa sợi và vải thành phẩm, chất lượng vải
mộc không chỉ phụ thuộc vào công tác quản lý, kỹ thuật ở xí nghiệp Dệt
mà còn phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào đó là sợi, trong đó đa phần là dùng
chính sợi của Công ty sản xuất.
Xí nghiệp Dệt được đưa vào hoạt động từ năm 1965 với toàn bộ thiết bị của
Trung Quốc, thiết bị ngày càng xuống cấp nên không đáp ứng được nhu cầu mới
trong cơ chế thị trường.
Trước tình hình đó Công ty đã đầu tư máy Dệt CTδ của Liên Xô, kiếm của
Nam Triều Tiên, máy GA của Trung Quốc. Cải tạo máy Dệt thành khổ rộng và năm
2000 Công ty đã đầu tư máy Dệt hiện đại nhất, đó là máy Dệt PLEAN của Thụy
Sỹ.
Kết hợp giữa đầu tư và đào tạo công nhân, các biện pháp quản lý khác, mặt hàng
của Công ty được nâng cấp, tỷ lệ chất lượng loại A nâng cao và ổn định.

×