Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu đánh giá chuỗi cung ứng công ty phân bón việt nhật và giải pháp nâng cao hiệu quả của chuỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.7 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN VĂN TRỌNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG
CÔNG TY PHÂN BÓN VIỆT NHẬT VÀ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHUỖI
Chuyên ngành

: Quản Trị Kinh Doanh

Mã số

: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015


ii

CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Nguyên Hùng
Cán bộ chấm nhận xét 1: ...............................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2: ...............................................................................................


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
15 tháng 12 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: TS. Nguyễn Mạnh Tuân.
2. Thƣ ký: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan.
3. Phản biện 1: TS. Đỗ Thành Lƣu.
4. Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng.
5. Ủy viên: TS. Trƣơng Thị Thanh Lan.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trƣởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa.

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


iii

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÕNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên học viên


: Nguyễn Văn Trọng

MSHV

: 13170762

Ngày, tháng, năm sinh

: 16/12/1987

Nơi sinh

: Bắc Ninh

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

Mã số

: 60340102

TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNGCƠNG TY
PHÂN BĨN VIỆT NHẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CỦA CHUỖI.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:


I.

o Lựa chọn và xây dựng mô hình đánh giá chuỗi cung ứng thích hợp cho việc
đánh giá chuỗi cung ứng của công ty.
o Đánh giá hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của công ty.
o Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng cơng ty.
II.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

01/12/2014

III.

NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ:

23/10/2015

IV.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN:

PGS.TS. Bùi Nguyên Hùng
Tp. HCM, ngày… tháng … năm ……

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN


TRƢỞNG KHOA


iv

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS. Bùi
Nguyên Hùng – ngƣời đã ln tận tình quan tâm và nghiêm khắc chỉ dẫn tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, đội ngũ quản lý và tất cả các anh chị em đồng
nghiệp Cơng ty Phân Bón Việt Nhật đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Quản Lý Cơng Nghiệp đã tận tình hƣớng
dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức về nghiệp vụ, khoa học, kỹ thuật trong suốt
khóa học cao học tại trƣờng Đại Học Bách Khoa Tp. HCM.
Bên cạnh đó, tơi xin cảm ơn gia đình, bố, mẹ và các anh chị em, những ngƣời luôn bên
cạnh, động viên tôi cố gắng vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống và là động lực
để tơi hồn thành tốt luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Trọng


v

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá chuỗi cung ứng cơng ty phân bón việt nhật và các giải
pháp nâng cao hiệu quả của chuỗi.”đƣợc hình thành nhằm đánh giá một cách chính
xác hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của cơng Phân Bón Việt Nhật đồng thời nghiên

cứu, tìm ra các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty.
Mục tiêu đề tài cần đạt đƣợc: (1) Lựa chọn mơ hình đánh giá chuỗi cung ứng phù hợp
với tính chất hoạt động của cơng ty phân bón Việt Nhật. (2) Đánh giá hiệu quả hoạt
động chuỗi cung ứng của công ty. (3) Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả
của chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu tiến hành thông qua việc thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để xác định
thực trạng (điểm chƣa hiệu quả) chuỗi cung ứng của cơng ty thơng qua các tiêu chí
đánh giá của mơ hình đã chọn. Ứng dụng một số biện pháp cải tiến hiệu quả trong mơ
hình nghiên cứu từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hoạt động của chuỗi cung
ứng.
Qua nghiên cứu cho thấy, chuỗi cung ứng của công ty đang tồn tại 02 điểm hoạt động
chƣa thật sự hiệu quả là quản lý tồn kho tại hệ thống kho thuê ngoài và tỉ lệ giao hàng
trực tiếp thấp tại kho nhà máy. Kết quả nghiên cứu sẽ trở thành tài liệu tham khảo để
cải thiện hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng, góp phần làm tăng kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.


vi

ABSTRACT
The thesis: “Research & evaluation about Japan Viet Nam Fertilizer Company supply
chain to improve the efficiency of the chain” formed to assess accurately the
performance of company to find specific solutions for improving the efficiency of
supply chain.

The goals to be achieved: (1) Choice the best evaluation model supply chain for
evaluation about Japan Viet Nam Fertilizer Company. (2) Evaluate the performance of
the company supply chain. (3) Propose some solutions to improve the efficiency of
supply chain.


The research was conducted through the collection of primary & secondary data to
determine the status of company supply chain weakness. Applied some measures to
improve the efficiency of research models to improve supply chain performance.

The results of research show that there are 02 point is not efficient and need to improve
from company supply chain as: inventory management at relocation warehouse and
low level of direct delivery at factory. The study results will become the reference to
improving the operational efficiency of supply chain and contribute to the results of
production and business operations of the company in the future.


vii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong luận văn đƣợc
thu thập từ thực tế, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc xử lý khách quan, trung thực, nội dung
trong luận văn này chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả

Nguyễn Văn Trọng


viii

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ ............................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
TÓM TẮT ĐỀ TÀI .......................................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ...........................................................................................xi

DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................xiv
Chƣơng 1.

MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ. ................................................................................................... 1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. .............................................................................. 3

1.3

Ý NGHĨA ĐỀ TÀI. ............................................................................................ 3

1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU. ................................................................................ 3

1.5

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 4

1.5.1

Nguồn dữ liệu...................................................................................................... 4


1.5.2

Quy trình nghiên cứu. ......................................................................................... 6

1.6

BỐ CỤC ĐỀ TÀI ............................................................................................... 6

Chƣơng 2.

LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG .......... 7

2.1

LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG .................................................................. 7

2.1.1

Khái niệm. ........................................................................................................... 7

2.1.2

Phân loại chuỗi cung ứng .................................................................................... 7

2.2

QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG. ..................................................................... 9

2.2.1


Các thành phần và nguyên tắc của chuỗi cung ứng. ......................................... 10

2.3

CÁC MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG. ...................................... 15

2.3.1

Mơ hình tƣơng quan thị trƣờng ......................................................................... 15

2.3.2

Mơ hình đo lƣờng hiệu quả thị trƣờng .............................................................. 15

2.3.3

Mơ hình hoạt động thực hiện hiệu quả của chuỗi cung ứng: ............................ 17

2.3.4

Mơ hình SCOR.................................................................................................. 17

2.3.5

Mơ hình CPFR trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tồn kho: ........................ 40


ix

2.3.6


Mơ hình kết hợp LEAN, SIX SIGMA trong SCOR. ........................................ 41

2.3.7

Đo lƣờng hiệu suất trong chuỗi cung ứng theo David Taylor ......................... 42

2.4

KHUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT. .............................................................. 46

Chƣơng 3.

TỔNG QUAN CÔNG TY ...................................................................... 52

3.1

GIỚI THIỆU CÔNG TY. ................................................................................. 52

3.1.1

Tổng qua công ty............................................................................................... 52

3.1.2

Cơ cấu tổ chức: ................................................................................................. 53

3.1.3

Sản phẩm: .......................................................................................................... 53


3.1.4

Thị trƣờng: ........................................................................................................ 55

3.1.5

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010~2014 ................................. 56

3.1.6

Vị trí .................................................................................................................. 56

3.1.7

Bố trí mặt bằng sản xuất. .................................................................................. 57

3.1.8

Hệ thống kho bãi. .............................................................................................. 57

3.2

TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG JVF................................................. 58

3.2.1

Điều kiện chung. ............................................................................................... 58

3.2.2


Các dịng chảy cung ứng chính của cơng ty JVF. ............................................. 59

Chƣơng 4.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUỖI CUNG ỨNG .................................... 62

4.1

MƠ HÌNH SCOR MỨC 1 ................................................................................ 62

4.1.1

Các tiêu chí về độ tin cậy và tính linh hoạt. ...................................................... 62

4.1.2

Các tiêu chí về chi phí và hiệu quả hoạt động. ................................................. 63

4.2

MƠ HÌNH SCOR MỨC 2. ............................................................................... 64

4.2.1

Hoạch định: ....................................................................................................... 64

4.2.2

Cung ứng ........................................................................................................... 65


4.2.3

Sản xuất. ............................................................................................................ 66

4.2.4

Phân phối........................................................................................................... 66

4.2.5

Trả hàng. ........................................................................................................... 67

4.3

MƠ HÌNH SCOR MỨC 3. ............................................................................... 67

4.3.1

Hoạch định: ....................................................................................................... 68

4.3.2

Cung ứng: .......................................................................................................... 73


x

4.3.3


Sản xuất ............................................................................................................. 76

4.3.4

Phân phối........................................................................................................... 84

4.3.5

Trả hàng: ........................................................................................................... 87

4.4

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CẢI TIẾN. ...................................................................... 88

4.4.1

Nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý kho ngoài. ............................................... 88

4.4.2

Nâng cao hiệu quả giao hàng trực tiếp tại kho nhà máy. .................................. 90

4.4.3

Kết quả nhận đƣợc: ........................................................................................... 90

Chƣơng 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 95


5.1

KẾT LUẬN: ..................................................................................................... 95

5.2

KIẾN NGHỊ:..................................................................................................... 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ...................................................................... 97
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 99
PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .............................................................................. 105


xi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1: Tồn kho trung bình theo ngày tại kho ngoài.................................................... 2
Bảng 1.2: Doanh số bán hàng .......................................................................................... 2
Bảng 1.3: Bảng thống kê thông tin thu thập .................................................................... 5
Bảng 2.1: Mô tả sự khác nhau của giữa các dạng sản xuất ............................................ 25
Bảng 2.2: Bảng so sánh Scor, Lean và 6 Sigma. ........................................................... 41
Bảng 2.3: Tiêu chí đo lƣờng SCOR mức 1 .................................................................... 46
Bảng 2.4: Tiêu chí đo lƣờng SCOR mức 2 và 3 ........................................................... 47
Bảng 3.1: Danh mục sản phẩm ...................................................................................... 54
Bảng 4.1: Tiêu chí về độ tin cậy và tính linh hoạt Scor mức 1 ...................................... 62
Bảng 4.2: Tiêu chí về tính hiệu quả và chi phí Scor mức 1 ........................................... 63
Bảng 4.3: Thơng số về hoạch định Scor mức 2 ............................................................. 64
Bảng 4.4: Thông số về cung ứng Scor mức 2 ................................................................ 65
Bảng 4.5: Thông số về sản xuất Scor mức 2 .................................................................. 66
Bảng 4.6: Thông số về phân phối Scor mức 2 ............................................................... 66

Bảng 4.7: Thông số về trả hàng Scor mức 2 .................................................................. 67
Bảng 4.8: Thông số về kế hoạch Scor mức 3 ................................................................. 68
Bảng 4.9: Thông số về cung ứng Scor mức 3 ................................................................ 73
Bảng 4.10: Danh sách nhà cung cấp nguyên liệu/ nhiên liệu 2014 ............................... 76
Bảng 4.11: Thông số về sản xuất Scor mức 3 ................................................................ 77
Bảng 4.12: Thống kê tồn kho tại nhà máy ..................................................................... 80
Bảng 4.13: Thống kê số liệu kho ngoài 2010 - 2014 ..................................................... 82
Bảng 4.14: Kết quả đánh giá trực tiếp chất lƣợng kho ngồi ........................................ 83
Bảng 4.15: Thơng số về phân phối Scor mức 3 ............................................................. 84
Bảng 4.16: Bảng kê chi tiết phí giao hàng ..................................................................... 86
Bảng 4.17: Thống kê tỉ lệ giao hàng 2010-2014 ............................................................ 86
Bảng 4.18: Thống kê lƣợng hàng trả 2010 - 2014 ......................................................... 87


xii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Chuỗi cung ứng của cơng ty phân bón Việt Nhật ............................................ 1
Hình 1.2: Phạm vi ứng dụng nghiên cứu chuỗi cung ứng của đề tài ............................... 4
Hình 2.1: Ma trận hình thức chuỗi cung ứng Joseph L. Cavinato. .................................. 8
Hình 2.2: Mơ hình dịng chảy chuỗi cung ứng............................................................... 11
Hình 2.3: Các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng ......................................................... 12
Hình 2.4: Các dịng chảy trong chuỗi cung ứng............................................................. 13
Hình 2.5: Các dịng chảy qua điểm thắt cổ chai............................................................. 13
Hình 2.6: Chuỗi cung ứng trong mơ hình SCOR ........................................................... 18
Hình 2.7: Các mức hoạt động của SCOR ...................................................................... 18
Hình 2.8: Đƣờng đi của sản phẩm.................................................................................. 26
Hình 2.9: Mơ hình mức tồn kho theo phƣơng thức sản xuất ......................................... 26
Hình 2.10: Các dạng phân phối ...................................................................................... 32
Hình 2.11: Mơ hình CPFR ............................................................................................. 41

Hình 2.12: Mơ hình kết hợp lean, 6sigma, Scor ............................................................ 42
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức cơng ty JVF ........................................................................... 53
Hình 3.2: Sơ đồ phân bổ thị trƣờng................................................................................ 55
Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2014 ..................................................... 56
Hình 3.4: Bố trí mặt bằng nhà máy cơng ty JVF ........................................................... 57
Hình 3.5: Quy trình sản xuất cơng ty ............................................................................. 59
Hình 3.6: Dịng chảy kinh doanh ................................................................................... 60
Hình 4.1: Báo cáo kế hoạch sản xuất của phịng Kế Hoạch tại Văn Phịng HCM ........ 70
Hình 4.2: Báo cáo sản xuất. ........................................................................................... 71
Hình 4.3: Báo cáo đóng gói sản phẩm. .......................................................................... 72
Hình 4.4: Biến động giá nguyên liệu DAP (Diamonium Photphat). ............................. 74
Hình 4.5: Biến động giá nguyên liệu AS (Amonium Photphat) .................................... 74
Hình 4.6: Biến động giá MOP (Kali Clorua) ................................................................. 75
Hình 4.7: Báo cáo tổng tồn kho 03 nguyên liệu chính tại nhà máy ............................... 75


xiii

Hình 4.8: Hiệu quả sử dụng nguyên liệu trên mức tiêu thụ tiêu chuẩn. ........................ 78
Hình 4.9: Tỉ lệ nguyên liệu chính trên thành phẩm đóng bao năm 2014. ...................... 78
Hình 4.10: Cơ cầu chi phí sản xuất ................................................................................ 79
Hình 4.11: Chi phí sản xuất bình qn 2014-2015 ........................................................ 79
Hình 4.12: Tồn kho thành phẩm nhà máy 2014 ............................................................. 80
Hình 4.13: Doanh số bán hàng 2014 .............................................................................. 81
Hình 4.14: Tồn kho tổng nguyên liệu tại nhà máy......................................................... 81
Hình 4.15: Thống kê lƣợng hàng sản xuất 2014- 2015.................................................. 82
Hình 4.16: Sơ đồ kho 09-2015 ....................................................................................... 84
Hình 4.17: Cơ cấu chi phí phân phối ............................................................................. 86
Hình 4.18: Hình chụp từ chuyến đi thực tế tháng 09-11/2014 ...................................... 91
Hình 4.19: Hình chụp từ chuyến đi thực tế tháng 08/2015 ............................................ 92

Hình 4.20: Hình chụp giao hàng từ tháng 12/2013 – 05/2014 ....................................... 93
Hình 4.21: Hình chụp giao hàng mẫu bằng võng lƣới tháng 07/2014. .......................... 94


xiv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
JVF

: JAPAN VIETNAM FERTILIZER COMPANY – Cơng ty Phân Bón Việt Nhật

NLC : Ngun liệu chính
NLP : Nguyên liệu phụ
NL

: Nhiên liệu

QC

: Quality control – phòng quản lý chất lƣợng

JIT

: Just in time – Sản xuất kịp thời


1

Chƣơng 1.MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.

Trong xu thế kinh tế hiện nay,việc liên kết giữa các công ty để trở thành những chuỗi
cung ứng lớn đã trở thành tất yếu, quyết định đến toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý chuỗi cung ứng ngày càng đƣợc quan tâm và
chú trọng hơn khi bắt đầu xuất hiện sự khan hiếm về thị trƣờng nguyên vật liệu, chất
lƣợng nguồn lực lao động sản, quá trình tồn cầu hóa… tất cả đã gây lên một sức ép rất
lớn đối với toàn bộ nền kinh tế và làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.
Việc quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp công ty chủ độnghơn trong các mối liên kết với
khách hàng và nhà cung cấp góp phần củng cố sức mạnh tồn hệ thống, giảm thiểu chi
phí và góp phần tăng lợi thế cạnh tranh đáng kể.

Nguyên liệu
phụ
Nhiên liệu

Đại lý phân
phối cấp 1

Trả lại

Ngun liệu
chính
Kho
ngun
liệu

Sản
xuất

Tái chế


Hệ
thống
kho

Đại lý phân
phối cấp 2
Khách hàng
trực tiếp

Hình 1.1: Chuỗi cung ứng của cơng ty phân bón Việt Nhật
Hiện tại, cơng ty JVF đang nỗ lực hồn thiện hệ thống chuỗi cung ứng nhằm gia tăng
sức mạnh cạnh tranh trên thị trƣờng kinh doanh phân bón NPK, tuy nhiên cơng ty nhận
thấy trong chuỗi cung ứng cịn tồn đọng những vấn đề làm giảm hiệu quả hoạt động
chuỗi,điển hình nhƣ:
Tháng 1/2013 cơng ty phát hiện tình trạng bao bì sản phẩm đã đóng gói tại kho
th ngồi (Miền Bắc) bị nhoè mực, thiếu thông tin sản phẩm…
Tháng 2/2013 lô hàng nguyên liệu nhập khẩu Diamonium Photphat (DAP)
củacông ty Wenfu chứa lẫn tạp chất nguyên nhân chính xuất phát trong q
trình vận chuyển.
Tháng 01/2013 Lơ hàng Zinic &Sulfat Kẽm mua từ cơng ty Hồng An khơng
đạt chuẩn chất lƣợng và bị trả lại.
Hiệu quả sử dụng kho ngoài thấp; tỉ lệ tồn kho/ngày tăng cao nhƣng doanh số
bán hàng tại kho ngồi tăng ít dẫn đến chi phí lƣu kho/thuê kho tăng:


2

Bảng 1.1: Tồn kho trung bình theo ngày tại kho ngồi.
Năm Tồn kho trung bình theo ngày %


Doanh số %

2011 5,956

100% 56,808

100%

2012 11,127

187% 60,219

106%

2013 14,247

239% 69,742

123%

2014 16,506

277% 90,727

162%

Theo khảo sát của Apromaco Việt Nam năm 2014, nhu cầu phân bón NPK của cả nƣớc
ở mức 3.8 triệu tấn trong khi khả năng cung cấp của cả nƣớc khoảng 3.7 triệu tấn, tuy
nhiên doanh số bán hàng nội địa của công ty lại sụt giảm trong 4năm trở lại đây,
Bảng 1.2: Doanh số bán hàng

Năm Doanh số
2010 245,488
2011 205,787
2012 190,642
2013 183,566
2014 187,672
Thống kê số liệu chạy máy trong 9 tháng đầu năm 2014 ngồi thời gian dừng máy kế
hoạch thì xuất hiện dừng máy đột xuất do các nguyên nhân sau:
8 lần dừng máy do thiếu nguyên liệu.
3 lần dừng máy đề làm sạch băng chuyền khi chuyển nhãn chƣa phù hợp.
2 lần dừng máy để chờ tàu vẫn chuyển hàng ra kho ngoài.
Báo cáo kiểm kê kho thực tế hàng năm của cơng tytrong năm 2014 chỉ rõ tình trạng các
kho thuê ngày càng cũ, quy trình tiếp nhận lƣu kho, vận chuyển, giao hàng thiếu chuẩn
và xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết gấp nhƣ nhầm hàng, rách vỡ, nhân công chửi
mắng khách hàng, nền kho thấp, trần kho và lớp mái bị dột dẫn đến nƣớc, không khí
ẩm xâm nhập vào hàng hố.
Ngồi ra, năm 2015 là bƣớc ngoặc mới cho thị trƣờng phân bón NPK khi các rào cản
gia nhập ngành đối với doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc gỡ bỏ, theo dự báo của các


3

chuyên gia trong ngành thì việc xâm nhập của các cơng ty phân bón NPK trong khu
vực Đơng Nam Á nhƣ Philipin, Indonesia… sẽ khiến thị trƣờng cạnh tranh ngày càng
gay gắt.
Từ những vấn đề nói trên cho thấy việc cần thiết tiến hànhmột nghiên cứuvề chuỗi
cung ứng của công ty để đo lƣờng hiệu quả hoạt động nội bộ của chuỗi nhằm giảm các
lãng phí khơng cần thiết, hồn thiện quy trình, tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh
tranh cho công ty.
Đề tài “Nghiên cứuđánh giá chuỗi cung ứng cơng ty phân bón Việt Nhật (JVF) và

các giải pháp nâng cao hiệu quả của chuỗi”sẽ cung cấp thông tin cần thiết nhằm giải
quyết các yêu cầu nói trên
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Câu hỏi nghiên cứu:
Mơ hình đánh giá nào là phù hợp với chuỗi cung ứng JVF?
Mức độ hiệu quả của chuỗi JVF?
Giải pháp nào cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi JVF?
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc các mục tiêu sau:
Lựa chọn mơ hình đánh giá thích hợp cho chuỗi cung ứng JVF.
Đánh giá chuỗi của JVF.
Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả chuỗi JVF.
1.3 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI.
Đề tài là nghiên cứu đầu tiên về chuỗi cung ứng ngành phân bón NPK tại thị trƣờng
Việt Nam mà cụ thể là chuỗi cung ứng của cơng ty phân bón Việt Nhật. Kết quả nghiên
cứu sẽ mang lại cái nhìn tổng quan về toàn bộ hệ thống của chỗi, đánh giá, so sánh hoạt
động của chuỗi với kết quả quá khứ từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của chuỗi. Ngoài ra, nghiên cứu hi vọng trở thành bản dữ liệu cơ sở chính của
tồn bộ quy trình hoạt động trong chuỗi, thích hợp phục vụ cho các hoạt động nghiên
cứu, cải tiến sau này của cơng ty JVF nói riêng và ngành sản xuất phân bón NPK nói
chung.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Đề tài nghiên cứu tập trung vào các hoạt động của chuỗi cung ứng công tyJVF gồm
quan hệ với các nhà cung cấp trực tiếp, nhà thầu phụ, khách hàng trực tiếp và các hoạt
động nội bộ bên trong công ty.


4

Nhà cung
cấp của tập

đoàn
(Sojizt), nhà
cung cấp
trung gian,

Nhà cung
cấp trực
tiếp, thầu
phụ 1, các
dich vụ thuê
ngoài

Bán trực
tiếp từ kho
JVF
JVF
Bán trực
tiếp từ kho
thuê ngồi

Các kênh phân
phối trung gian,
ngƣời tiêu dùng
trực tiếp

Hình 1.2: Phạm vi ứng dụng nghiên cứu chuỗi cung ứng của đề tài
1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Nguồn dữ liệu.
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu sẵn có về lý thuyết và thực
tiễn chuỗi cung ứng, kết hợp vận dụng lý thuyết hệ thống, phƣơng pháp mơ tả, điều tra

và phân tích số liệu thống kê, phƣơng pháp nghiên cứu điển hình và phƣơng pháp mơ
hình hóa. Ngồi ra nghiên cứu cịn sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để làm sáng tỏ và
cụ thể hóa nội dung nghiên cứu, nhất là ở phần nêu giải pháp. Đặc biệt, phƣơng pháp
duy vật biện chứng đƣợc sử dụng làm nền tảng, chỉ đạo toàn diện các vấn đề nghiên
cứu trong luận án.
Thông tin và số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành, mạng
internet, các tài liệu từ các hội thảo chuyên đề về chuỗi cung ứng, các số liệu điều tra
do Tổng cục Thống kê và các viện nghiên cứu công bố. Thông tin và số liệu sơ cấp
đƣợc thu thập bằng cách tự điều tra và phỏng vấn trực tiếp, trong đó:
Đối tƣợng khảo sát phục vụ cho phƣơng pháp thống kê mơ tả là ba nhóm chính:
nhóm nội bộ cơng ty, nhóm khách hàng và nhóm các nhà cung cấp.
Đối tƣợng khảo sát phục vụ cho xây dựng mơ hình nghiên cứu là tất cả ý kiến
của các thành viên chuỗi cung ứng công ty.
Số chuyên gia tham gia phỏng vấn định tính bao gồm ngƣời quản lý nội bộ cơng
ty, ngƣời có kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy và hoạt động thực tế trong
lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng.
Số liệu sau khi thống kê sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm Microsoft Office 2007.


5

Bảng 1.3: Bảng thống kê thông tin thu thập
Thông tin

Nguồn cung cấp

Mục đính sử
dụng

Thị trƣờng tiêu thụ, thị trƣờng giá, mức

độ tăng trƣởng, thị phần, thị trƣờng nhà
cung cấp nguyên liệu, vận tải, kho bãi,
dịch vụ bốc dỡ, thị trƣờng các sản phẩm
liên quan nhƣ xăng dầu, giá lƣơng thực
thực phẩm, phân bón Ure, phân hữu cơ,
phân vi sinh…

www.fav.com.vn;
www.agromonitor.com
phịng marketing, dự báo bán
hàng phòng sales, bảng giá tham
khảo của các nhà cung cấp NLC,
NLP, NL, dịch vụ vận tải, kho bãi
đang sử dụng; các nhà cung cấp
khác…

Đánh giá thị
trƣờng, phác
họa chuỗi cung
ứng JVF, hỗ trợ
phân tích
SCOR ở mục
kế hoạch và thu
mua

Kế hoạch sản xuất, mua hàng, tồn kho,
lƣu kho, các chi phí phát sinh liên quan
nhƣ bốc dỡ, vận chuyển, số lƣợng đơn
hàng, số lần đặt hàng, thời gian đặt
hàng…


Phòng kế hoạch sản xuất, tài
chính, phịng logistic, phịng mua
hàng, hợp đồng với nhà cung cấp,

Hỗ trợ lập
SCOR quy
trình kế hoạch

Đánh giá nhà cung cấp, số lƣợng nhà
cung ứng, chi phí liên quan nhƣ bốc dỡ,
vận tải, số lần đặt hàng, chi phí đặt
hàng, chu kì đặt hàng, số lƣợng, thời
gian thanh tốn, kế hoạch nhận hàng.

Phịng mua hàng, phịng kế hoạch,
phòng QC, phòng tiếp nhận
nguyên liệu, quản lý kho

Hỗ trợ lập
SCOR quy
trình thu mua

Lịch sản xuất, thời gian chạy máy, lịch
dừng máy, chi phí tiêu thụ trên 1 tấn
sản phẩm, kiểm tra chất lƣợng sản
phẩm trên băng chuyền, hiệu suất chạy
máy, số lƣợng sản phẩm lỗi, số lần sự
cố, thời gian giải quyết.


Bộ phận sản xuất, phịng bảo trì,
phịng ngun liệu, nhiên liệu, bộ
phận QA, QC, phòng kế hoạch,

Hỗ trợ lập
SCOR quy
trình sản xuất

% loại phƣơng tiện nhận hàng, số lƣợng
giao nhận hàng ngày, lƣợng hàng qua
cảng trong tháng, thời gian giao hàng,
số ca/kip giao hàng, cơng suất trung
bình, cơng suất tối đa, thời gian xử lý
đơn hàng, tỉ lệ % hàng trả lại, số lƣợng
hàng chuyển kho.

Phòng điều phối, phòng giao hàng, Hỗ trợ lập
thủ kho, cảng vụ, quản lý bán
SCOR quy
hàng, phịng hỗ trợ bán
trình phân phối
hàng/logistic, thơng tin phƣơng
tiện/khách hàng,


6

Chi phí trả hàng, quy trình xử lý, tỉ lệ
đơn hàng trả lại, khối lƣợng trả hàng,
nguyên nhân phát sinh, các đối tƣợng

ảnh hƣởng, thời gian giải quyết, thiệt
hại cụ thể.

Phịng kinh doanh, hỗ trợ bán
hàng-logistic, phịng tài chính, ban
giám đốc.

Hỗ trợ lập
SCOR quy
trình trả hàng

1.5.2 Quy trình nghiên cứu.
Cơ sở lý thuyết

Phỏng vấn định tính

Thống kê dữ liệu định lƣợng
Lập bảng đối chuẩn/ so sánh kết quả thống kê

-

Tổng hợp phân tích dữ liệu
Mơ tả quy trình
Phép đối chuẩn
Đánh giá hiệu suất/ hiệu quả quy trình

Báo cáo kết quả, ý nghĩa và kiến nghị

1.6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Chƣơng 1: TỔNG QUAN.

Chƣơng 2: LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG.
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY JVF.
Chƣơng 4:ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CÔNG TY VÀ CÁC HOẠT
ĐỘNG CẢI TIẾN.
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.


7

Chƣơng 2.LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH ĐÁNH GIÁ CHUỖI
CUNG ỨNG
2.1 LÝ THUYẾTCHUỖI CUNG ỨNG
Trƣớc khi đánh giá hiệu quả các hoạt động trong chuỗi cung ứng của công ty JVF,
bƣớc đầu tiên nghiên cứu sẽ trình bày các khái niệm thế nào là chuỗi cung ứng? Các
loại hình chuỗi cung ứng hiện có trên thị trƣờng? Thành phần và cấu tạo của một chuỗi
cung ứng điển hình, các mối quan hệ, các dòng chảy hoạt động trong chuỗi cung ứng
và cuối cùng là giới thiệu một mơ hình áp dụng cho việc đo lƣờng hiệu quả hoạt động
của chuỗi cung ứng công ty nghiên cứu.
2.1.1 Khái niệm.
Khái niệm về chuỗi cung ứng bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 và ngày càng phổ
biến cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng nhƣ:
Chuỗi cung ứng là chuỗi các q trình kinh doanh và thơng tin để cung cấp một sản
phẩm hay dịch vụ thông qua sản xuất và phân phối đến khách hàng cuối cùng [2].
Chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc
đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung
cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, ngƣời bán lẻ và bản thân khách hàng [9].
Chuỗi cung ứng là một mạng lƣới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện
các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và

thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng [12].
2.1.2 Phân loại chuỗi cung ứng
Việc xác định chính xác mơ hình chuỗi cung ứng của cơng ty sẽ giúp nghiên cứu có
đƣợc những phân tích chính xác về vị trí hiện tại của công ty trên thang đo chất lƣợng
chuỗi cung ứng, phát triển các kế hoạch cụ thể cho các cơng tác hoạch định, tìm nguồn
cung cấp, sản xuất, phân phối, thơng tin một cách chính xác đến các đối tƣợng, thành
phần tham gia vào chuỗi từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của
chuỗi, mở rộng khả năng phát triển, nâng cao vị trí của chuỗi trong bảng xếp loại chuỗi
cung ứng.
2.1.2.1 Phân loạitheo Joseph L. Cavinato.
Căn cứ vào hiệu quả hoạt động và độ phức tạp của các chuỗi cung ứng Joseph L.
Cavinato [8] đã phân tích chuỗi cung ứng bằng cách đo lƣờng chi phí hoạt động, số
lƣợng lao động, các bƣớc trong quy trình, mức độ kiểm sốt nguồn nhân lực… từ đó
phân chia thành 16 dạng chuỗi cung ứng phân bố trên cùng một ma trận và đƣợc gom
thành 3 nhóm mơ hình chính:


8

Hình 2.1: Ma trận hình thức chuỗi cung ứng Joseph L. Cavinato.
Việc phân chia ma trận giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng qt về chuỗi, để định vị
chuỗi cung ứng của mình trên ma trận, qua đó thiết lập các hƣớng cải tiến phù hợp.
Từ 1-3 : Các mơ hình truyền thống cũ và hoạt động khơng hiệu quả
Từ 4-10: Cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp, hƣớng tới lợi nhuận lâu dài nhƣng
khả năng cạnh tranh thấp.
Từ 11-16: Có lợi thế cạnh tranh cao, độ tích hợp sâu, lợi nhuận lớn.
Căn cứ vào vị trí tƣơng quan của các chuỗi cung ứng trên ma trận ta thấy càng đi về
phía bên phải các chuỗi càng đƣợc đánh giá là có lợi thế cạnh tranh cao, lợi nhuận lớn
thể hiện:
Thời gian đáp ứng nhanh.

Độ linh hoạt lớn.
Chi phí đƣợc quản lý tốt.
Năng lực hoạt động đƣợc tăng cƣờng.
Hiệu quả hoạt động cao.
Nhƣ vậy độ phức tạp của chuỗi không là yếu tố quyết định đến hiệu suất hoạt động của
chuỗi. Các chuỗi nằm phía bên trái và giữa đều cố gắng thay đổi vị trí của mình qua


9

phía phải bằng cách tái cấu trúc tổ chức hoạt động của họ và tăng cƣờng hiệu suất hoạt
động để tăng lợi thế cạnh tranh. Theo xu hƣớng này, chuỗi tập trung hơn vào việc tăng
tỉ trọng phần “mềm” và giảm tỉ trọng phần “cứng” bằng cách sử dụng công nghệ thơng
tin đồng thời tích hợp các tổ chức sâu hơn hƣớng tới mục tiêu chung.
2.1.2.2 Phân loại theo đặc tính sản phẩm:
Loại chuỗi có sản phẩm mang tính chức năng:Đặc tính sản phẩm ít thay đổi, nhu
cầu trên thị trƣờng ít biến động (lƣơng thực, thực phẩm, các sản phẩm nông nghiệp).
Để tăng hiệu suất hoạt động của chuỗi, nên tìm cách giảm chi phí trong sản xuất, vận
chuyển và giao dịch. Quản lý chuỗi chú trọng tới việc giảm tồn kho, và tăng chia sẻ
thông tin giữa các thành viên với nhau. Lợi thế cạnh tranh giữa các chuỗi là chi phí
thấp
Loại chuỗi có sản phẩm mang tính cải tiến: Các sản phẩm thay đổi liên tục trên thị
trƣờng (điện thoại, thời trang, thiết bị tin học). Đặc điểm: thông tin đƣợc chia sẻ tốt,
thời gian đáp ứng rất nhanh, tốc độ qua chuỗi lớn, vòng đời sản phẩm ngắn, mức độ
tồn kho ít. Việc dự báo nhu cầu thị trƣờng và thiết kế sản phẩm rất quan trọng. Lợi thế
cạnh tranh là thời gian đƣa sản phẩm mới ra thị trƣờng. Cấu trúc chuỗi linh hoạt, các
lớp chức năng trong chuỗi này tích hợp sâu để đẩy nhanh tốc độ hàng hóa qua chuỗi.
2.1.2.3 Phân loại theo cách thức đƣa sản phẩm ra thị trƣờng:
Chuỗi đẩy:Sản phẩm đƣợc sản xuất dạng tồn kho, sản xuất song song với việc tìm
kiếm thị trƣờng tiêu thụ. Đặc điểm chuỗi dạng này là tồn kho cao, các dòng sản phẩm

thƣờng bị gián đoạn và rủi ro lớn. Sự hợp tác, liên kết giữa các lớp thƣờng không cao.
Trong chuỗi này, chức năng tìm hiểu và dự báo nhu cầu thị trƣờng, tiếp thị sản phẩm
rất quan trọng. Để chuỗi đẩy hoạt động hiệu quả, nhà quản lý phải có năng lực và tầm
nhìn chiến lƣợc.
Chuỗi kéo:Sản phẩm xuất phát từ nhu cầu của khách hàng trên thị trƣờng, họ tìm kiếm
các nhà sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Các nhà sản xuất lại tìm những nhà
thầu phụ, nhà cung cấp khác có thể giúp họ hồn thành thƣơng vụ và quá trình cứ thế
lặp lại, chuỗi cung ứng đƣợc hình thành. Khách hàng có cơ hội chọn lựa những nhà
cung cấp mà họ cảm nhận giá trị sản phẩm là tốt nhất. Những chuỗi tồn tại phải là
những chuỗi hoạt động có hiệu quả. Đặc điểm chuỗi này là sản xuất theo đơn hàng, cấu
trúc chuỗi linh hoạt, rủi ro tƣơng đối thấp do nhu cầu trên thị trƣờng đƣợc báo trƣớc.
2.2 QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG.
Quản lý chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế, kiểm sốt dịng thơng tin và ngun vật
liệu của chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất ở
hiện tại và tƣơng lai.


10

Quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuỗi cung ứng; từ
nhà cung ứng và các cơ sở sản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến
nhà bán lẻ và các cửa hàng; tác động của các thành tố này đến chi phí và vai trị của
chúng trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. Trong các phân
tích chuỗi cung ứng, nhà phân tích phải xét đến ngƣời cung cấp của các nhà cung ứng
và khách hàng của khách hàng bởi vì họ có tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi
cung ứng.
Mỗi chuỗi cung ứng đều có một kiểu nhu cầu thị trƣờng và các thách thức kinh doanh
riêng nhƣng các vấn đề về cơ bản giống nhau trong từng chuỗi. Các công ty trong bất
kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải quyết định riêng và chung trong 5 lĩnh vực: sản xuất,
hàng tồn kho, vị trí, vận chuyển và thơng tin.

2.2.1 Các thành phần và nguyên tắc của chuỗi cung ứng.
2.2.1.1 Các thành phần của chuỗi cung ứng.
Dây chuyền cung ứng đƣợc cấu tạo từ 5 thành phần cơ bản chính: “sản xuất, hàng tồn
kho, vị trí, vận chuyển và thông tin”, quản lý chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế,
kiểm sốt dịng thơng tin và ngun vật liệu của chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu
của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Việc phân tích các thành phần chuỗi cung ứng
của công ty sẽ mang lại những thơng tin hữu ích cho việc áp dụng mơ hình đánh giá
cũng nhƣ các hoạt động cải tiến chuỗi sau này.
Sản xuất:câu hỏi chính trong q trình này là thị trƣờng cần những sản phẩm
gì? Sản xuất số lƣợng bao nhiêu và khi nào? Tại công ty việc hoạch định kế
hoạch sản xuất dựa trên những đánh giá biến động thị trƣờng và kinh nghiệm
hoạt động, các mối quan hệ của phịng kinh doanh. Cơng tác kiểm sốt q
trình, bảo đảm chất lƣợng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra đƣợc chuẩn hóa
theo tiêu chuẩn thiết kế của tập đồn Sojitz.
Hàng tồn kho:Hiện tại cơng ty đang sử dụng hai hệ thống kho chính bao gồm
kho nhà máy đặt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch, Đồng Nai với cơng suất
30,000 tấn và hệ thống kho th ngồi ở các tỉnh miền bắc và miền trung với
công suất tổng khoảng 25.000 tấn. Do sản phẩm phân bón mang tính chất thời
vụ nên việc quản lý tồn kho và vận chuyển lƣu kho luôn là mục tiêu chiến lƣợc
của công ty trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
Vị trí:Nhà máy cơng ty đặt tại khu cơng nghiệp Nhơn Trạch là khu vực trung
tâm, thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật
liệu. Hệ thống kho thuê ngoài rộng khắp các tỉnh cả nƣớc.
Vận chuyển:Đặc thù ngành phân bón là sản xuất theo thời vụ, tuy nhiên khi
khoa học ngày càng phát triển thì số lƣợng mùa vụ ngày càng tăng, thời gian
nghỉ ngày càng ít do đó việc lƣu trữ hàng tồn kho và trung truyển hàng hóa ngày
càng trở nên linh hoạt, giảm chi phí tồn kho, tăng tính hiệu quả của vận chuyển.


11


Phƣơng tiện vận chuyển chính thể hiện mối quan hệ giữa khách hàng và cơng ty
gồm có:
o Đƣờng bộ: các loại xe tải, container – nhanh, thuận tiện nhƣng chi phí
mắc, rủi ro trên đƣờng nhiều.
o Đƣờng thủy: ghe, tàu – giá rẻ nhƣng thời gian giao hàng chậm, giới hạn
về địa điểm nhận hàng.
o Đƣờng điện tử: các thông tin về sản phẩm, hình ảnh, các chƣơng trình
khuyến mãi.
o Đƣờng hàng không: các trƣờng hợp vận chuyển hàng mẫu nguyên liệu –
nhanh nhƣng mắc, chỉ sử dụng khi cần gấp.
Thông tin: Phải thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia sẻ bao nhiêu thơng tin?
Thơng tin chính xác và kịp thời sẽ giúp lời cam kết hợp tác tốt hơn và quyết
định đúng hơn. Có đƣợc thơng tin tốt, ngƣời ta có thể có những quyết định hiệu
quả về việc sản xuất cái gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận chuyển tốt
nhất.
Tổng của các quyết định này sẽ xác định cơng suất và tính hiệu quả của chuỗi cung
ứng của cơng ty.Những gì mà cơng ty có thể làm và các cách mà nó có thể thực hiện
trong thị trƣờng của nó đều phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu quả của chuỗi cung ứng.
2.2.1.2 Các nguyên tắc của chuỗi cung ứng.
Trong quản lý chuỗi cung ứng có 5 nguyên tắc cốt lõi đóng vai trò hƣớng dẫn chủ đạo
cho những nỗ lực đơn giản hố và cải thiện khơng ngừng tất cả giai đoạn của dây
chuyền cung ứng là:
Tập trung vào giá trị sản phẩm:Công ty tập trung vào chiến
lƣợc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đây cũng là sức mạnh lớn
nhất của công ty trong chuỗi cung ứng.
Tối ƣu hố dịng giá trị:Cơng ty chủ động đầu tƣ vào quy trình
sản xuất và xây dựng, phát triển hệ thống đại lý phân phối, hệ
thống kho bãi nhằm cao giá trị và tối ƣu hố dây chuyền cung
ứng.

Chuyển đổi từ các quy trình đứt đoạn sang một dịng chảy
khơng ngừng:Hiện tại chuỗi cung ứng của công ty cũng đang
gặp các vấn đề về quy trình sản xuất hay bị gián đoạn, quản lý
tồn kho nguyên liệu tại nhà máy và hàng hóa tại kho ngồi chƣa
hiệu quả. Qua nghiên cứu sẽ trình ứng dụng điểm tồn kho tối ƣu
và các bài toán giải quyết tồn kho để giảm sự xuất hiện của các
sự đứt đoạn dòng chảy cung ứng.
Dòng chảy vật lý.
Dòng chảy kế hoạch/ đặt hàng

Hình 2.2: Mơ hình dịng
chảy chuỗi cung ứng


×