Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Xác định các yếu tố thành công của dự án lấn biển và ven biển tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 172 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN DUY TRƯỜNG

XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA
DỰ ÁN LẤN BIỂN VÀ VEN BIỂN TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã ngành
: 60 58 90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2014


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HOÀI LONG

Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. LƯU TRƯỜNG VĂN

Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 25 tháng 07 năm 2014

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)


1. Chủ tịch Hội đồng
2. Phản biện 1
3. Phản biện 2
4. Ủy viên
5. Ủy viên
6. Thư ký Hội đồng

: PGS.TS. PHẠM HỒNG LUÂN.
: PGS.TS. LƯU TRƯỜNG VĂN.
: PGS.TS. NGUYỄN THỐNG
: PGS.TS. NGÔ QUANG TƯỜNG.
: TS. LƯƠNG ĐỨC LONG.
: ThS. DƯƠNG MINH TÍN.

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: NGUYỄN DUY TRƯỜNG


Ngày, tháng, năm sinh : 25/01/1988
Chuyên ngành

MSHV : 11080293
Nơi sinh : Kiên Giang

: Công nghệ và Quản lý xây dựng

Mã số

: 60 58 90

I. TÊN ĐỀ TÀI:
XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN LẤN BIỂN
VÀ VEN BIỂN TỈNH KIÊN GIANG
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Xác định các yếu tố thành công của dự án lấn biển và ven biển tỉnh Kiên
Giang trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng.
2. Xếp hạng, phân tích và đánh giá các yếu tố thành cơng đã xác định được.
3. Tìm thành phần chính ẩn phía sau các yếu tố thành công.
4. Thiết lập khung tiêu chí đánh giá dự án trong phạm vi nghiên cứu và đề
xuất chỉ số đánh giá dự án cho các dự án lấn biển và ven biển.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 19/08/2013

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

: 20/06/2014


VI. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

: TS. LÊ HOÀI LONG

Tp. HCM, ngày ….. tháng ….. năm 20.....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. LÊ HOÀI LONG

CHỦ NHIỆM HỘI ĐỒNG NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô trong Bộ môn
Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng đã tận tâm truyền đạt rất nhiều kiến thức
hữu ích cho em trong suốt q trình học tập;
Xin chân thành cảm ơn các chuyên gia, các anh chị đang làm việc trong
lĩnh vực xây dựng đã giành nhiều thời gian để cung cấp những thông tin quý
giá từ kinh nghiệm của mình cho học viên trong quá trình thực hiện luận văn;
Cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và các anh chị khóa
trên đã ln động viên, chia sẻ, giúp đỡ tơi về tinh thần. Nhờ thế mà tơi có thể
vượt qua được những lúc khó khăn nhất;
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy hướng dẫn của tơi là TS.
Lê Hồi Long. Thầy đã tận tình giúp đỡ, động viên, truyền lửa và dẫn dắt em

đi đến nghiên cứu đề tài này với thái độ nghiêm túc nhất.
TP.HCM, ngày 20 tháng 06 năm 2014
Nguyễn Duy Trường


TĨM TẮT
Thành cơng của dự án lấn biển và ven biển ngày càng được nhiều sự
quan tâm trong những năm gần đây tại tỉnh Kiên Giang. Để thực hiện tốt
chương trình phát triển nhà ở định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030, tỉnh sẽ triển khai rất nhiều dự án lấn biển, ven biển và kè đê biển nhằm
tạo nên nguồn quỹ đất dồi dào, ổn định diện tích đất nơng nghiệp, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - chính trị của địa phương. Tuy nhiên, q
trình thực hiện dự án ln gặp rất nhiều khó khăn, thử thách vì sự phức tạp và
không chắc chắn của hầu hết các dự án này. Vì vậy, việc xác định được các
yếu tố thành cơng của dự án sẽ rất hữu ích cho các bên tham gia thực hiện.
Trong quá trình thực hiện của đề tài đã giải quyết được 4 mục tiêu chính như
sau:
 Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố thành công của dự án lấn biển và
ven biển tỉnh Kiên Giang
Từ tổng quan các nghiên cứu trước đây, tổng hợp các bài báo xã hội và
các báo cáo sơ kết, tổng kết thực tế có liên quan và tiến hành phỏng vấn trực
tiếp 9 chuyên gia là các quản lý chủ chốt trong các dự án lấn biển và ven biển
thông qua vòng xin ý kiến chuyên gia. Nghiên cứu đã tập hợp được 14 yếu tố
đặc trưng và 41 yếu tố thành công của các dự án lấn biển và ven biển trong
giai đoạn lập dự án, trong đó có 10 yếu tố được bổ sung và 13 yếu tố được
chỉnh sửa từ kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia. Tiếp đó, một bảng câu
hỏi khảo sát sơ bộ được phát trực tiếp đến 17 chuyên gia để kiểm tra hình thức
bảng câu hỏi và các yếu tố thành cơng. Như vậy, cuối cùng đề tài đã chính
thức xác định được 41 yếu tố thành công của dự án lấn biển và ven biển tỉnh
Kiên Giang.

 Mục tiêu 2: Xếp hạng, phân tích và đánh giá các yếu tố thành công
Để đánh giá từng yếu tố, một cuộc khảo sát chính thức trong phạm vi
tỉnh Kiên Giang được tiến hành với những người có kinh nghiệm trong lĩnh
vực này, và thu được 145 phản hồi hợp lệ để đưa vào phân tích. Qua đó, cũng


xác định được tốp các yếu tố thành cơng có hạng chung cao nhất và so sánh,
rút ra quan điểm của hai chủ thể (quản lý nhà nước và chủ đầu tư) đối với các
yếu tố này. Kết quả khảo sát và phân tích đã cho thấy có sự thống nhất cao
giữa hai chủ thể trong việc xếp hạng và đánh giá các yếu tố thành công.
 Mục tiêu 3: Tìm thành phần chính ẩn phía sau các yếu tố đã xác
định được.
Sau khi thực hiện một loạt các kiểm định thống kê và phân tích thành tố
chính PCA, từ 40 yếu tố có trung bình tổng thể trên 3,5, đề tài đã tìm ra 11
thành tố chính ẩn sau các yếu tố thành công ban đầu. Bao gồm: (1) năng lực
của các cấp quản lý, (2) sự hỗ trợ tích cực của nhà nước, (3) dự án khả thi, (4)
dự án phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội, (5) dự án hướng tới sự phát
triển bền vững, (6) năng lực chuyên môn của chủ đầu tư, (7) kế hoạch triển
khai dự án tốt, (8) chủ đầu tư có kinh nghiệm và nhân lực đầy đủ, (9) dự án
hấp dẫn nhiều thành phần, (10) dự án mang lại lợi ích cho nhiều chủ thể, (11)
thu lợi từ kinh doanh diện tích đất, được xem là các CSFs của các dự án lấn
biển và ven biển.
 Mục tiêu 4: Thiết lập khung tiêu chuẩn thành công trong phạm vi
nghiên cứu và minh họa tính tốn chỉ số thành công của một dự án
cụ thể.
Cuối cùng, một khung tiêu chuẩn thành công liên kết với các yếu tố
thành công được thiết lập cho giai đoạn lập dự án nhằm tạo tiền đề cho một
khuôn mẫu chuyên nghiệp để quản lý hiệu quả hơn ở từng khâu mang lại
thành công chung cho tồn dự án trong tương lai. Từ đó, một chỉ số thành
công dự án PAI (Project Assessment Index) được đề xuất và dùng dự án lấn

biển mở rộng Phú Cường tỉnh Kiên Giang để minh họa.
Tóm lại, với những gì đã đạt được, đề tài hy vọng mang đến cái nhìn
tổng thể cho các bên tham gia về thành công của dự án lấn biển và ven biển,
cũng như giúp họ đề ra những giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả công tác
quản lý dự án.


ABSTRACT
Project success of polder and coastal projects has attracted much
attention in recent years in Kien Giang province. To carry out the housing
development program towards 2020 and vision to 2030, the province will
deploy a lot of polder projects, coastal projects and sea dike embankment in
order to create abundant land resources, stability agricultural land and
contributing to develop local economic, social and politics. However, project
implementation process has always faced many difficulties and challenges
because of the complexity and uncertainty of most of these projects.
Therefore, the identification of project success factors will be very useful for
the parties. During implementation process of the thesis has solved 4 main
objectives as follows:
 Objective 1: Identifying success factors of polder and coastal
projects in Kien Giang province.
From review of previous studies, news articles and practical reports and
directly interviewed nine experienced experts who is the key managers in the
polder and coastal projects through round of expert opinions. The study
gathered 14 characteristic factors and 41 project success factors of polder and
coastal projects in project planning phase, in which 10 additional factors and
13 factors are edited from practical experience of experts. Then, a pilot
questionnaire delivered directly to 17 experts to test the questionnaire forms
and success factors. Thus, the thesis has officially identified 41 success
factors of polder and coastal projects in Kien Giang province.

 Objective 2: Ranking, analyzing and evaluating the success factors.
In order to assess the impact of each factor, an official survey in the
province of Kien Giang were conducted with people who have experience in
this field, and obtained 145 valid responses to implement analysis. Thereby,
also identified the top success factors have the highest overall rating and
compare, draw opinion of two objects (state management and owners) for


this factors. The results show that the perspectives of owners and state
management are consistent in ranking and evaluating the success factors.
 Objective 3 : Uncovering the main components behind the identified
factors .
After performing a series of statistical tests and PCA technique, from
initial 40 factors which have average score of greater than 3,5, the thesis
extracted 11 main components behind the initial identified success factors.
The extracted components were named as: (1) the ability of management, (2)
the active support of the state, (3) the feasible project, (4) project in
accordance with natural conditions and social, (5) projects toward sustainable
development, (6) professional capacity of the owner, (7) well-planned
schedule, (8) the owner have experience and fully human, (9) project more
attractive potential clients, (10) the project benefits for many parties, (11)
return on the land business, are CSFs of polder and coastal projects.
 Objective 4 : Establishing success criteria frame within scope of
research and illustrating the calculation of project success index of
a specific project.
Finally, a success criteria frame associated with identified success
factors has established for project planning stage as a basis of a professional
pattern to manage more effectively at each stage brings project success in the
future. Since then, a project assessment index (PAI) is proposed and use a
expansion polder project of Phu Cuong in Kien Giang province to illustrate.

In short, with what has been achieved , the thesis is hoped to bring an
overview look to stakeholders on the success of the polder and coastal project
and help them offer reasonable solutions to enhance the effectiveness of
project management.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập và kết quả trong nghiên cứu này
là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Tuy nhiên, dù đã cố gắng ghi
chú, trích dẫn đầy đủ nhưng cũng khó tránh khỏi các thiếu sót ngồi mong
đợi, nếu có thể xin vui lịng bỏ qua. Tôi hứa sẽ tiếp thu và sửa chữa sai sót.
Học viên

Nguyễn Duy Trường


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

MỤC LỤC
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
1.1

Giới thiệu chung ............................................................................................. 1

1.2

Xác định vấn đề nghiên cứu........................................................................... 3


1.3

Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 5

1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 5

1.5

Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 5

1.5.1

Về mặt khoa học ............................................................................................ 5

1.5.2

Về mặt thực tiễn ............................................................................................. 6

1.6

Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 6

1.7

Giới thiệu chương .......................................................................................... 8

1.8


Quy trình thực hiện nghiên cứu ..................................................................... 9

Chương 2: TỔNG QUAN ....................................................................................... 10
2.1

Giới thiệu chương ........................................................................................ 10

2.2

Các hiểu biết................................................................................................. 10

2.2.1

Các khái niệm............................................................................................... 10

2.2.2

Hiểu biết về dự án lấn biển .......................................................................... 11

2.2.3

Hiểu biết về sự thành công dự án................................................................. 12

2.2.4

Hiểu biết về sự thành công dự án lấn biển và ven biển ............................... 13

2.3


Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố ................................ 13

2.3.1

Lược khảo các nghiên cứu về các yếu tố thành công .................................. 13

2.3.2

Lược khảo các nghiên cứu về tiêu chuẩn thành công .................................. 20

2.4

Kết luận chương 2 ........................................................................................ 21

Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 23
3.1

Giới thiệu chương ........................................................................................ 23

3.2

Giới thiệu các công cụ nghiên cứu............................................................... 24

Ngành: Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293



Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

3.2.1

Giới thiệu bảng câu hỏi ................................................................................ 24

3.2.2

Kiểm tra thang đo và các mục hỏi................................................................ 25

3.2.3

Giới thiệu các công cụ thống kê ................................................................... 26

3.2.3.1 Phương pháp trị trung bình và xếp hạng ...................................................... 26
3.2.3.2 Kiểm tra tương quan xếp hạng Spearman .................................................... 26
3.2.3.3 Kiểm định Levene và kiểm định t ................................................................ 26
3.2.3.4 Kiểm tra KMO và Barlett............................................................................. 27
3.2.4

Phân tích thành tố chính (PCA: Principal Component Analysis) ................ 27

3.2.5

Giới thiệu chỉ số đánh giá dự án .................................................................. 31

3.3


Quá trình thu thập dữ liệu hai giai đoạn....................................................... 33

3.3.1

Quy trình nghiên cứu giai đoạn 1: Xác định các yếu tố thành công ............ 33

3.3.2

Thu thập dữ liệu giai đoạn 1: Xác định các yếu tố thành công .................... 34

3.3.2.1 Xin ý kiến chuyên gia .................................................................................. 34
3.3.2.2 Khảo sát thử nghiệm .................................................................................... 39
3.3.2.3 Khảo sát đại trà ............................................................................................ 40
3.3.3

Quy trình nghiên cứu giai đoạn 2: Thiết lập khung tiêu chí đánh giá dự án
và minh họa tính tốn chỉ số đánh giá dự án cho một dự án cụ thể. ........... 42

3.3.4

Thu thập dữ liệu giai đoạn 2: Thiết lập khung tiêu chí đánh giá dự án và
minh họa tính tốn chỉ số đánh giá dự án cho một dự án cụ thể .................. 43

3.3.4.1 Xin ý kiến chuyên gia .................................................................................. 43
3.3.4.2 Vòng khảo sát (3 vòng) ................................................................................ 44
3.4

Kết luận chương 3 ........................................................................................ 45

Chương 4: XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN LẤN

BIỂN VÀ VEN BIỂN TỈNH KIÊN GIANG ........................................... 46
4.1

Giới thiệu chương ........................................................................................ 46

4.2

Quá trình thu thập dữ liệu ............................................................................ 47

4.2.1

Quá trình thu thập dữ liệu giai đoạn 1 ......................................................... 47

Ngành: Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

4.2.2

Kiểm tra thang đo và các mục hỏi giai đoạn 1 ............................................. 49

4.3


Xác định các yếu tố thành công của dự án lấn biển và ven biển ................. 51

4.3.1

Các yếu tố thành công của dự án lấn biển và ven biển ................................ 51

4.3.2

Các yếu tố đặc trưng của dự án lấn biển và ven biển................................... 53

4.4

Xếp hạng, phân tích và đánh giá các yếu tố thành công đã xác định được . 59

4.4.1

Xếp hạng các yếu tố thành công .................................................................. 59

4.4.1.1 Kiểm tra sự khác biệt quan điểm đánh giá giữa 2 chủ thể về trị trung bình 59
4.4.1.2 Các yếu tố thành cơng có hạng chung lớn nhất ........................................... 61
4.4.1.3 Rút ra quan điểm giữa hai chủ thể về các yếu tố thành cơng ....................... 64
4.4.2

Phân tích thành tố chính (Principal Component Analysis) .......................... 66

4.4.3

Thành phần chính ẩn phía sau các yếu tố đã xác định được ........................ 75

4.5


Kết luận chương 4 ........................................................................................ 81

Chương 5: THIẾT LẬP KHUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN VÀ MINH
HỌA TÍNH TỐN CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN CHO DỰ ÁN LẤN
BIỂN VÀ VEN BIỂN TỈNH KIÊN GIANG ........................................... 83
5.1

Giới thiệu chương ........................................................................................ 83

5.2

Quá trình thu thập dữ liệu ............................................................................ 84

5.2.1

Quá trình thu thập dữ liệu giai đoạn 2 ......................................................... 84

5.2.2

Thiết lập khung tiêu chí đánh giá dự án ....................................................... 88

5.3.

Minh họa tính tốn chỉ số đánh giá dự án cho dự án Khu đô thị mới Phú
Cường tỉnh Kiên Giang .............................................................................. 100

5.3.1

Giới thiệu sơ lược về dự án minh họa ........................................................ 100


5.3.2

Tính tốn trọng số các tiêu chuẩn .............................................................. 101

5.3.3

Quy đổi biến ngôn ngữ ra số mờ ................................................................ 102

5.3.4

Tính tốn chỉ số đánh giá dự án PAI .......................................................... 102

5.4

Kết luận chương 5 ...................................................................................... 104

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 105
Ngành: Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

6.1


Kết luận ...................................................................................................... 105

6.2

Kiến nghị .................................................................................................... 108

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 109
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM ........................................................................................ 113
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC (PHẦN PHỤ LỤC)
Phụ lục 1:

Bảng xin ý kiến chuyên gia ................................................................... 1

Phụ lục 2a: Các yếu tố được bổ sung của các chuyên gia ........................................ 5
Phụ lục 2b: Các yếu tố được chỉnh sửa bởi các chuyên gia ..................................... 5
Phụ lục 3:

Bảng câu hỏi khảo sát phát hành (vòng thử nghiệm và đại trà) ............ 7

Phụ lục 4:

Mô tả thông tin của tập mẫu vòng 2 của vòng thử nghiệm ................. 11

Phụ lục 4a: Tham gia vịng thử nghiệm (theo cơng tác thực hiện) ........................ 11
Phụ lục 4b: Tham gia vòng thử nghiệm (theo kinh nghiệm) .................................. 11
Phụ lục 4c: Tham gia vòng thử nghiệm (theo giá trị dự án) .................................. 11
Phụ lục 4d: Tham gia vòng thử nghiệm (theo vai trò tham gia)............................. 11
Phụ lục 4e: Tham gia vòng thử nghiệm (theo vị trí hiện tại) ................................. 11
Phụ lục 5:


Kết quả đánh giá bảng câu hỏi ở vòng 1 của vòng thử nghiệm .......... 11

Phụ lục 6:

Kết quả đánh giá bảng câu hỏi ở vòng 2 của vòng thử nghiệm .......... 13

Phụ lục 7:

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo......................................................... 15

Phụ lục 7a: Số trường hợp thực hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo ................. 15
Phụ lục 7b: Cronbach’s alpha chung của 7 nhóm yếu tố ....................................... 15
Phụ lục 7c: Cronbach’s alpha chung của nhóm yếu tố 1 ....................................... 15
Phụ lục 7d: Cronbach’s alpha chung của nhóm yếu tố 2 ....................................... 15
Phụ lục 7e: Cronbach’s alpha chung của nhóm yếu tố 3 ....................................... 16
Phụ lục 7f:

Cronbach’s alpha chung của nhóm yếu tố 4 ....................................... 16

Phụ lục 7g: Cronbach’s alpha chung của nhóm yếu tố 5 ....................................... 16
Phụ lục 7h: Cronbach’s alpha chung của nhóm yếu tố 6 ....................................... 17

Ngành: Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293



Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Phụ lục 7i:

Cronbach’s alpha chung của nhóm yếu tố 7 ....................................... 17

Phụ lục 8:

Thành phần tham gia khảo sát vòng đại trà (theo vị trí hiện tại) ........ 17

Phụ lục 9:

Xếp hạng các yếu tố thành công.......................................................... 18

Phụ lục 10: Kết quả kiểm định trị trung bình của hai nhóm liên quan chính ......... 20
Phụ lục 11: Xếp hạng 41 yếu tố thành cơng có trung bình chung lớn nhất............ 21
Phụ lục 12: Số trường hợp được sử dụng trong phân tích thành tố chính .............. 23
Phụ lục 13a: Ma trận tương quan (khởi đầu) của 40 yếu tố ..................................... 24
Phụ lục 13b: Mức ý nghĩa quan sát của ma trận tương quan (40 yếu tố) ................. 25
Phụ lục 14: Đường chéo của Ma trận Anti-image .................................................. 26
Phụ lục 15: Ma trận tương quan giữa các yếu tố và các thành tố chính ................. 27
Phụ lục 16a: Ma trận tương quan giữa các yếu tố sau khi phân tích thành tố chính
(sau khi xoay yếu tố) ........................................................................... 28
Phụ lục 16b: Chênh lệch giữa ma trận tương quan đầu vào và ma trận tương quan
sau khi phân tích thành tố chính ......................................................... 29
Phụ lục 17:

Ma trận tương quan giữa các yếu tố và các thành tố chính (sau khi

xoay yếu tố) ......................................................................................... 30

Phụ lục 18: Biểu đồ Scree Plot ................................................................................ 31
Phụ lục 19a: Bảng xin ý kiến chuyên gia về các tiêu chuẩn (sơ bộ) ........................ 31
Phụ lục 19b: Bảng xin ý kiến chuyên gia về các tiêu chuẩn
(chính thức) ......................................................................................... 33
Phụ lục 20: Bảng khảo sát đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí đối với khung tiêu
chuẩn được thiết lập của dự án lấn biển dựa trên nội dung lập dự án ... 35
Phụ lục 21: Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí theo ý kiến các chuyên
gia đối với dự án minh họa .................................................................... 38
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ....................................................................................... 40
Q TRÌNH ĐÀO TẠO .......................................................................................... 40
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 40

Ngành: Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1:

Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài .......................................................... 5


Bảng 2-1:

Các yếu tố thành công theo Zhang (2005) ........................................... 17

Bảng 2-2:

Các yếu tố thành công theo Chan, Lam và đồng tác giả (2010) .......... 19

Bảng 3-1:

Tham gia vòng xin ý kiến chuyên gia (theo công tác thực hiện) ......... 35

Bảng 3-2:

Tham gia vòng xin ý kiến chuyên gia (theo vai trò khi tham gia) ....... 35

Bảng 3-3:

Tham gia vịng xin ý kiến chun gia (theo vị trí hiện tại) .................. 36

Bảng 3-4:

Tham gia vòng xin ý kiến chuyên gia (theo giá trị dự án) ................... 36

Bảng 3-5:

Tham gia vòng xin ý kiến chuyên gia (theo kinh nghiệm) .................. 36

Bảng 3-6:


Tỷ lệ mẫu hợp lệ/biến của một vài nghiên cứu .................................... 40

Bảng 3-7:

Các khía cạnh và tiêu chí chung của tiêu chuẩn................................... 43

Bảng 4-1:

Kết quả khảo sát ................................................................................... 47

Bảng 4-2:

Thành phần tham gia khảo sát (theo công tác thực hiện) ..................... 47

Bảng 4-3:

Thành phần tham gia khảo sát (theo kinh nghiệm) .............................. 48

Bảng 4-4:

Thành phần tham gia khảo sát (theo vai trò tham gia) ......................... 48

Bảng 4-5:

Thành phần tham gia khảo sát (theo giá trị dự án) ............................... 48

Bảng 4-6:

Cronbach’s alpha của thang đo (tổng các mục hỏi) ............................. 49


Bảng 4-7:

Cronbach’s alpha của thang đo (tổng các mục hỏi) ............................. 50

Bảng 4-8:

Các yếu tố thành công dự án lấn biển và ven biển ............................... 51

Bảng 4-9 :

Kết quả tương quan xếp hạng Spearman ............................................. 60

Bảng 4-10: Sáu yếu tố có mức ý nghĩa quan sát t-test thấp hơn mức ý nghĩa 1%.. 60
Bảng 4-11: Tốp các yếu tố thánh cơng có hạng chung lớn nhất ............................. 61
Bảng 4-12: Tốp các yếu tố thành công được đánh giá cao theo chủ đầu tư và quản
lý nhà nước .......................................................................................... 65
Bảng 4-13: Kết quả kiểm tra KMO và Barlett ........................................................ 67

Ngành: Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Bảng 4-14: Kết quả kiểm tra giá trị Communalities ............................................... 68

Bảng 4-15: Phần trăm phương sai giải thích của từng thành tố chính .................... 72
Bảng 4-16: Các factor loadings của các thành tố chính .......................................... 74
Bảng 4-17: Các thành phần chính ẩn phía sau các yếu tố đã xác định được .......... 76
Bảng 5-1:

Các tiêu chí chi tiết được chỉnh sửa bởi các chuyên gia ...................... 84

Bảng 5-2:

Các tiêu chí chi tiết được bổ sung bởi các chuyên gia ......................... 85

Bảng 5-3:

Kết quả các tiêu chí quan trọng được nhấn mạnh bởi các chuyên gia . 86

Bảng 5-4:

Các khía cạnh của khung tiêu chí đánh giá dự án ................................ 90

Bảng 5-5:

Liên kết yếu tố thành cơng với khía cạnh
“thời gian-chi phí-chất lượng” ............................................................ 92

Bảng 5-6:

Liên kết yếu tố thành cơng với khía cạnh
“mơi trường-sức khỏe-an toàn” .......................................................... 93

Bảng 5-7:


Liên kết yếu tố thành cơng với khía cạnh
“pháp lý-khả năng dự báo” ................................................................. 94

Bảng 5-8:

Liên kết yếu tố thành cơng với khía cạnh
“sử dụng nguồn lực-sự thỏa mãn” ...................................................... 96

Bảng 5-9:

Liên kết yếu tố thành cơng với khía cạnh
“chun mơn-kỹ thuật-cơng nghệ” ..................................................... 97

Bảng 5-10:

Danh mục 11 tiêu chuẩn và 43 tiêu chí chi tiết .................................. 98

Bảng 5-11:

Quy đổi biến ngôn ngữ thành số mờ tam giác ................................. 102

Bảng 5-12:

Kết quả trọng số, số cứng, chỉ số đánh giá dự án PAI cho một dự án
minh họa ............................................................................................ 103

Bảng 5-13:

Chuyển giá trị PAI về các mức ngôn ngữ tương ứng ...................... 103


Ngành: Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1-1 Mặt bằng qui hoạch dự án khu đơ thị mới lấn biển Kiên Giang............... 2
Hình 1-2 Cây cấu trúc luận văn................................................................................. 7
Hình 1-3 Sơ đồ quy trình nghiên cứu giai đoạn của luận văn................................... 9
Hình 2-1 Cây cấu trúc chương 2 ............................................................................. 10
Hình 2-2 Minh họa cho một dự án lấn biển tại tỉnh Kiên Giang ............................ 11
Hình 2-3 Minh họa các khía cạnh tiêu chuẩn đo lường của dự án lớn ................... 21
Hình 2-4 Mối liên hệ giữa các yếu tố thành công và tiêu chuẩn thành cơng .......... 21
Hình 3-1 Cây cấu trúc chương 3 ............................................................................. 23
Hình 3-2 Dữ liệu với giá trị determinant lớn (bên trái) và nhỏ (bên phải) ............. 30
Hình 3-3 Sơ đồ quy trình nghiên cứu giai đoạn 1 .................................................. 34
Hình 3-4 Sơ đồ quy trình nghiên cứu giai đoạn 2 .................................................. 42
Hình 4-1 Cây cấu trúc chương 4 ............................................................................. 46
Hình 5-1 Cây cấu trúc chương 5 ............................................................................. 83
Hình 6-1 Các khía cạnh quan trọng của thành cơng dự án lấn biển và ven biển .. 105
Hình 6-2 Các yếu tố thành cơng được đánh giá cao nhất ..................................... 106
Hình 6-3 Những thành phần chính ẩn sau 41 yếu tố thành cơng .......................... 107


Ngành: Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

1

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1

Giới thiệu chung:
Chương trình phát triển nhà ở định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến

năm 2030 ở tỉnh Kiên Giang nhằm xóa sạch nhà ở sống trên kênh, rạch, và các khu
tạm cư khác đã làm gia tăng đáng kể nhu cầu về nguồn quỹ đất xây dựng. Trong bối
cảnh quỹ đất đang hẹp dần, san lấp lấn biển là giải pháp rất đáng được quan tâm.
Điều này không những giúp tạo nên nguồn quỹ đất dồi dào mà cịn giúp duy trì ổn
định diện tích đất nơng nghiệp ở địa phương. Từ đó, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, cải thiện bộ mặt đô thị, và nâng cao đời sống người dân. Hơn nữa,
Việt Nam có lợi thế với hơn 3.200 km bờ biển nên giải pháp này cịn có thể chủ
động ứng phó với thực trạng biển đang ngày một ăn sâu vào đất liền như hiện nay.
Tình hình san lấp lấn biển bắt đầu từ những năm 1996: tại Hải Phòng với dự
án đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu cơng nghiệp - Cảng biển Nam
Đình Vũ rộng 1.329 ha; Bãi cháy - Quảng Ninh với khu đô thị du lịch Hùng Thắng

rộng 224 ha; Đà Nẵng với khu đô thị mới Đa Phước rộng 210 ha và khu đô thị sinh
thái biển Phương Trang New Town rộng 30 ha; Huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí
Minh Saigon Sunbay rộng 600 ha và tại tỉnh Kiên Giang lấn biển hình thành Khu đơ
thị mới rộng 420 ha. Như vậy, ngày càng có nhiều dự án lấn biển ra đời khẳng định
một hướng đi tích cực, hướng phát triển cần thiết cho tương lai. Đây có thể nói là
quy luật tất yếu song để các dự án này phát triển lâu dài cần có sự nhìn nhận nghiêm
túc từ các dự án đã được phê duyệt và triển khai trong thời gian qua (Lưu, Đ.H.,
2011).
Theo tài liệu thu thập được tại tỉnh Kiên Giang, đã dự báo nhu cầu quỹ đất
xây dựng đô thị là 41.700.000 m2. Do đó trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh đang triển
khai khoảng hơn 30 dự án lấn biển và ven biển để đáp ứng 136.585 căn nhà, tương
đương 12.292.715 m2 sàn xây dựng, và trong giai đoạn tiếp theo dự kiến khoảng 58
dự án loại này trên địa bàn toàn tỉnh với diện tích 29.407.285 m2 (Quyết định 13,
2007; Quyết định 146, 2012).

Ngành: Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

2

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Các dự án lấn biển, ven biển thường được chọn ở các vị trí địa lý với điều
kiện thuận lợi về tự nhiên: có bờ biển nơng hoặc ven biển do đất phù sa bồi đắp

ngày càng nhiều. Nhờ tận dụng đặc điểm thuận lợi đó, tỉnh Kiên Giang đã thực hiện
giải pháp lấn biển, ven biển, kè đê biển, và mục tiêu cao hơn là chủ động ứng phó
tốt hơn với tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ phần bãi biển hiện hữu, vừa tạo
được quỹ đất nâng cấp đô thị, giảm áp lực lớn đối với hệ thống cơ sở hạ tầng, giảm
khoảng cách về phát triển giữa các vùng, giữa đô thị và nông thôn, cũng như giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường. Từ đó, không phải thu hẹp đất nông nghiệp
và đảm bảo công tác an ninh, quốc phòng tại các khu vực xa đất liền.

Hình 1-1: Mặt bằng Qui hoạch dự án khu đô thị mới lấn biển Kiên Giang
Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Cường Kiên Giang (2010)
Tỉnh Kiên Giang rất cần một khuôn mẫu chuyên nghiệp để các bên tham gia
thực hiện dự án đang triển khai và trong tương lai được thành công hơn nữa. Một dự
án lấn biển và ven biển thành công trong tất cả các khâu của mỗi giai đoạn dự án
được các bên tham gia tính tốn kỹ trước khi thực hiện, nhưng như vậy cũng chưa
đủ vì sẽ khơng lường trước hết được những yếu tố gây bất lợi làm dự án thất bại.
Hơn nữa, công việc lập dự án, bảo vệ thành cơng dự án là một việc làm khó khăn,
phức tạp. Hiện nay, đã có một dự án lấn biển đạt được những kết quả nhất định, có

Ngành: Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

3

GVHD: TS. Lê Hoài Long


đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, cơng trình cơng cộng… đưa vào khai thác sử dụng,
góp phần phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị thành phố Rạch Giá. Tuy
nhiên, cũng đã có 02 dự án chưa thực hiện được ngay sau khi trình phê duyệt và
khởi cơng dự án đầu tư xây dựng. Lý do chưa thực hiện được là khi lập dự án đầu tư
xây dựng, nhà đầu tư chưa nghĩ đến một số yếu tố như khả năng đáp ứng về tài
chính; chưa xem xét kỹ hiệu quả đầu tư; nhu cầu của người dân chưa đủ lớn; chưa
điều tra và đánh giá địa điểm quy hoạch phù hợp….(Huỳnh, P.H., 2004).
Đặc điểm của dự án lấn biển rất khác so với các loại hình dự án khác. Vì vậy,
khi lập báo cáo đầu tư/lập dự án đầu tư xây dựng của dự án lấn biển cũng khác, như:
quy hoạch, với diện tích rộng trải dài theo bờ biển, phải xem xét sự ảnh hưởng đến
môi trường sinh thái, biến đổi dòng chảy ở các khu vực gần cửa sông, đời sống
người dân ven biển, và đặc biệt là biến đổi khí hậu trong thế kỷ XXI. Ngồi ra, cịn
phải tính đến: chưa có mặt bằng, mặt nước biển có khi cao hơn mặt bằng thi công,
thuyết minh dự án phải thể hiện rõ các yếu tố khảo sát về địa hình, dịng chảy, đánh
giá mơi trường chiến lược, tác động môi trường với vùng lân cận, vật liệu cung ứng
để tạo nền đất…
Theo ý kiến chuyên gia, việc lập dự án đầu tư xây dựng của các dự án lấn
biển và ven biển tỉnh Kiên Giang chưa quan tâm hết mức về các chỉ tiêu đánh giá
khác, như: áp dụng kỹ thuật cao vào việc thực hiện dự án như hệ thống giao thông
hiện đại (đường sắt nhẹ trong khu đơ thị), cơng trình ngầm (thơng tin liên lạc,
điện…). Điều này có thể nói, việc tạo ra một hiệu quả to lớn mang tính lịch sử lâu
dài, cũng như có sự kế thừa liên tục nhằm đạt được một đô thị hiện đại, văn minh là
chưa nhiều.
1.2

Xác định vấn đề nghiên cứu:
Việc xác định các yếu tố thành công sẽ giúp cho đội ngũ chuyên môn tại tỉnh

Kiên Giang thấy được những yếu tố quyết định đến thành công để làm tốt phần việc

được giao. Bởi lẽ, khi thực hiện dự án lấn biển và ven biển, các chủ thể tham gia nói
chung đều hướng đến sự thành công. Tuy nhiên, không dễ dàng để đạt được thành
cơng đó nếu như q trình lập báo cáo/lập dự án đầu tư xây dựng của giai đoạn
Ngành: Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

4

GVHD: TS. Lê Hoài Long

chuẩn bị đầu tư không tốt, hơn nữa “chất lượng dự án tốt không thể là kết quả của
việc quản lý dự án không tốt và ngược lại, chất lượng dự án thấp không thể là kết
quả của quản lý dự án tốt” (Nguyễn, M.Đ., 2012). Để tăng cơ hội thành công và
thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn nữa, một nghiên cứu được thực hiện nhằm góp
phần cho những người tham gia thực hiện dự án quan tâm đúng mức hơn về các yếu
tố thành công được đút kết trong đề tài này. Với các yếu tố này, một số sẽ được đưa
ra phân tích như là các yếu tố đặc trưng của dự án lấn biển; đồng thời xác định các
yếu tố thành công dự án được đánh giá cao bởi các chuyên gia, rút ra quan điểm
riêng giữa các chủ thể tham gia, cũng như tìm ra một số ít các thành phần chính ẩn
sau các yếu tố giúp họ dễ dàng nắm bắt và quản lý tốt hơn trong việc lập dự án đầu
tư xây dựng của giai đoạn chuẩn bị.
Hiện nay, các yếu tố thành công áp dụng cho dự án lấn biển và ven biển tại
Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng là chưa phù hợp với đặc thù của
loại hình dự án này. Những nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây chỉ xoay

quanh các loại dự án như dự án cơng trình giao thông, sân bay, sân vận động, nhà ở,
khu công nghiệp... hoặc chỉ tương tự như phía Tây Nam của Hà Lan nghiêng về sử
dụng giải pháp đê biển, kè biển và lấn biển phía trong đê. Điều này có lẽ là do đến
nay, loại dự án này vẫn chưa được nghiên cứu. Hơn nữa trong quá khứ, các nghiên
cứu chỉ hướng đến việc xác định các yếu tố thành cơng của cả q trình thực hiện
dự án, chứ chưa đi sâu sát vào một khâu nhỏ của một giai đoạn dự án. Mặt khác
theo Dvir và đồng tác giả (được trích dẫn bởi Akintoye, 2002), những quyết định ở
kết quả của giai đoạn lập kế hoạch và mục tiêu dự án nhiều khả năng sẽ chi phối
đến kết quả của tồn bộ tiến trình thực hiện và thành cơng của dự án. Đề tài này sẽ
phân tích dựa trên quan điểm của các bên có liên quan (nhà nước, chủ đầu tư), để
xác định các yếu tố thành công dự án mà có sự đồng thuận trong việc lập, thẩm
định, phê duyệt và các giai đoạn về sau.
Tuy nhiên, để đề tài đi sâu vào thực tiễn, tạo thành một khuôn mẫu chuyên
nghiệp giúp cho các bên tham gia dễ dàng đánh giá thành cơng, cần có một khung
tiêu chí được thiết lập.

Ngành: Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

1.3

5

GVHD: TS. Lê Hoài Long


Mục tiêu nghiên cứu:

Bảng 1-1: Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Câu hỏi nghiên cứu 1
Câu hỏi nghiên cứu 2
Câu hỏi nghiên cứu 3
Câu hỏi nghiên cứu 4

Các câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào dẫn đến thành công của dự án lấn biển
và ven biển tỉnh Kiên Giang ?
Các yếu tố nào là đặc trưng của dự án lấn biển và ven
biển tỉnh Kiên Giang ?
Các yếu tố thành công chủ yếu nào của dự án theo trực
quan và theo khoa học ?
Các tiêu chuẩn, tiêu chí chi tiết nào được dùng để đánh
giá dự án lấn biển và ven biển tỉnh Kiên Giang dựa trên
nội dung lập dự án ?

Từ đó, đề tài đưa ra các mục tiêu nghiên cứu sau đây:
- Xác định các yếu tố thành công của dự án lấn biển và ven biển tỉnh Kiên
Giang.
- Xếp hạng, phân tích và đánh giá các yếu tố thành cơng.
- Tìm thành phần chính ẩn phía sau các yếu tố đã xác định được.
- Thiết lập khung tiêu chí đánh giá dự án trong phạm vi nghiên cứu và đề xuất
chỉ số đánh giá dự án cho các dự án lấn biển và ven biển.
1.4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Dự án lấn biển và ven biển;
- Phạm vi nghiên cứu: Lập báo cáo đầu tư/lập dự án đầu tư xây dựng cơng
trình trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư;
- Thời gian: Dữ liệu được thu thập vào thời điểm thực hiện luận văn;
- Địa điểm: Khảo sát các đối tượng từng tham gia các dự án lấn biển và ven
biển tỉnh Kiên Giang;
- Góc độ phân tích: Nghiên cứu dựa trên quan điểm đánh giá của quản lý nhà
nước và chủ đầu tư.

1.5

Đóng góp của đề tài:

1.5.1 Về mặt khoa học:
- Đề tài đã xác định được các yếu tố thành công của dự án lấn biển trong khâu
Ngành: Công Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

6

GVHD: TS. Lê Hoài Long

lập báo cáo/lập dự án đầu tư xây dựng ở tỉnh Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói
chung mà trước đây các nghiên cứu khác chưa đi sâu.

- Từ việc liên kết các yếu tố thành công trên, đề tài đã thiết lập khung tiêu chí
đánh giá dự án (trong phạm vi nghiên cứu), cùng với chỉ số đánh giá dự án để giúp
dễ dàng đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí (trong khung tiêu chí được đưa ra)
dựa trên nội dung lập dự án, nhằm mục đích cải tiến, hoàn thiện những kế hoạch
trong giai đoạn lập dự án để hướng tới sự thành cơng tồn vẹn trong tương lai của
các dự án lấn biển và ven biển.
1.5.2 Về mặt thực tiễn:
- Các yếu tố thành cơng đã tìm được góp phần giúp cho các bên liên quan
(quản lý nhà nước và chủ đầu tư) thấy được toàn cảnh trong một khâu của quá trình
thực hiện các dự án lấn biển và ven biển ở Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói
chung.
- Những yếu tố thành cơng đã được kiểm nghiệm qua thực tế đối với những dự
án triển khai thành cơng và chưa thành cơng. Từ đó, cung cấp thông tin tin cậy để
giúp họ thấy được các yếu tố cần thiết cho thành công của một khâu mà có thể đề ra
một khn mẫu chun nghiệp để quản lý hiệu quả ở từng khâu, góp phần cho
thành cơng chung của tồn dự án.
1.6

Cấu trúc luận văn:

Ngành: Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

7


GVHD: TS. Lê Hoài Long

Cấu trúc luận văn

 Chương 1: Đặt vấn đề
 Giới thiệu chung và xác định vấn đề nghiên cứu
 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đóng góp của đề tài về mặt khoa học và thực tiễn
 Cấu trúc luận văn và giới thiệu chương
 Quy trình thực hiện nghiên cứu
 Chương 2: Tổng quan
 Hiểu biết về các thuật ngữ có liên quan trong nghiên cứu
 Lược khảo các nghiên cứu trước đây về các yếu tố thành công
 Lược khảo các nghiên cứu trước đây về tiêu chuẩn
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
 Lý thuyết về bảng câu hỏi và các công cụ nghiên cứu
 Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu cho giai đoạn 1:
Xác định các yếu tố thành công
 Thiết kế bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu cho giai đoạn 2:
Thiết lập khung tiêu chí đánh giá dự án và đề xuất chỉ số đánh
giá dự án của dự án lấn biển và ven biển
 Chương 4: Xác định các yếu tố thành cơng
 Tổng hợp kết quả q trình thu thập dữ liệu giai đoạn 1
 Xác định yếu tố thành công và đặc trưng của dự án lấn biển
 Xếp hạng, phân tích, đánh giá và so sánh quan điểm hai chủ
thể (kiểm tra tương quan hạng Spearman, kiểm định t …)
 Phân tích PCA và tìm thành phần chính ẩn sau các yếu tố
 Quy trình thực hiện nghiên cứu
 Chương 5: Thiết lập khung tiêu chí đánh giá dự án và minh họa

tính tốn chỉ số đánh giá dự án của một dự án cụ thể
 Lập danh mục các tiêu chí chi tiết liên kết với các yếu tố thành
công được kiểm nghiệm qua ý kiến của các chun gia
 Minh họa tính tốn chỉ số đánh giá dự án của một dự án cụ thể
(tính tốn trọng số, quy đổi biến ngơn ngữ ...)
 Chương 6: Kết luận và kiến nghị
 Kết luận
 Kiến nghị

Hình 1-2: Cây cấu trúc luận văn

Ngành: Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường
MSHV: 11080293


Luận Văn Thạc Sỹ

1.7

8

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Giới thiệu chương:
Chương 1 giới thiệu khái quát về tình hình các dự án lấn biển, ven biển ở

Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng, cũng như trình bày các lý

do dẫn đến nghiên cứu. Từ đó, đưa ra mục tiêu, đối tượng, phạm vi và hướng
đóng góp của đề tài.
Chương 2 trình bày hiểu biết về các khái niệm có liên quan và tiến hành
lược khảo các nghiên cứu trước đây xoay quanh các yếu tố thành công của dự
án. Từ đó nêu lên sự khác biệt của đề tài so với các nghiên cứu của các tác giả
khác trên thế giới, cũng như hoàn thiện, khắc phục những điểm cịn thiếu sót
hoặc hạn chế của những nghiên cứu trước đó.
Chương 3 trình bày các cơ sở lý thuyết, các công cụ nghiên cứu như bảng
câu hỏi, các kiểm định thống kê, phân tích thành tố chính, chỉ số đánh giá dự
án đề xuất…và phương pháp để thu thập dữ liệu của cả hai giai đoạn: giai
đoạn 1 nhằm xác định các yếu tố thành công của dự án lấn biển và ven biển
tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2 nhằm thiết lập khung tiêu chí đánh giá dự án liên
kết với các yếu tố thành công đã xác định được.
Chương 4 tổng hợp các kết quả thu thập dữ liệu của giai đoạn 1 nhằm
mục đích xác định các yếu tố thành công dự án lấn biển và ven biển. Trình bày
các yếu tố đặc trưng của loại hình dự án này. Xếp hạng, phân tích, so sánh về
quan điểm của hai chủ thể. Từ đó, rút ra kết luận về quan điểm chung của cả
hai bên và tìm các thành phần ẩn sau các yếu tố bằng phương pháp phân tích
thành tố chính. Thảo luận các kết quả vừa tìm được.
Chương 5 tổng hợp kết quả thu thập dữ liệu của giai đoạn 2 nhằm mục
đích thiết lập khung tiêu chí đánh giá dự án liên kết với các yếu tố thành công
đã xác định được ở chương 4. Từ đó, đề xuất chỉ số đánh giá dự án và minh
họa tính tốn cho một dự án cụ thể.
Chương 6 trình bày những kết quả đạt được của đề tài và kiến nghị những
hướng nghiên cứu tiếp theo.

Ngành: Cơng Nghệ và Quản Lý Xây Dựng
Khóa: 2011

HVTH: Nguyễn Duy Trường

MSHV: 11080293


×