Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

ĐẶNG THỊ DỊU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP
LUẬT KINH TẾ

ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

ĐẶNG THỊ DỊU

2018 - 2020
HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP
ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

ĐẶNG THỊ DỊU


NGÀNH
MÃ SỐ

: LUẬT KINH TẾ
: 83 80 107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐẶNG VŨ HUÂN

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Đặng Thị Dịu, học viên lớp CH18 khóa 2018 - 2020 xin cam đoan đây
là cơng trình độc lập của riêng tơi mà khơng sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào đã
được công bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong luận văn đều có nguồn
gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, có xác nhận của cơ quan cung cấp số liệu. Các
kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi được thực hiện một
cách khoa học, trung thực, khách quan.Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực,
chính xác của các nguồn số liệu cũng như các thơng tin sử dụng trong cơng trình
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Thị Dịu

i


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Luật Trường Đại học Mở Hà Nội và sự đồng ý

của giáo viên hướng dẫn TS Đặng Vũ Huân về đề tài luận văn: "Điều khoản hạn chế
cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện
nay". Đến nay tôi đã thực hiện xong đề tài của mình. Để hồn thành được luận văn
này, tơi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của quý thầy, cô
giáo trong trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Trường Đại
học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt q trình tơi học tập,
nghiên cứu tại trường.
Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS Đặng Vũ Hn đã tận
tình hướng dẫn tơi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học,
Khoa Luật Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình
học tập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn
chỉnh nhất, nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự bản thân
không thể tự nhận thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Q thầy, cơ
giáo để luận văn được hồn chỉnh hơn.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln bên tơi, động
viên và khuyến khích tơi trong q trình thực hiện luận văn, cơng trình nghiên cứu
của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Thị Dịu

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ................... 7
1.1. Một số vấn đề lý luận về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại ..................................................................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hạn chế cạnh tranh ........................................................ 7
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại ..................................... 12
1.1.3. Điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại .......... 17
1.2. Lý luận pháp luật điều chỉnh điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại ...................................................................................................................................19
1.2.1. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại .................................................................................................. 19
1.2.2. Nội dung pháp luật về kiểm soát điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại .................................................................................................. 23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ......................................................................................................................... 29
2.1. Nhận diện một số điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại ở Việt Nam .......................................................................................................................................29
2.1.1. Điều khoản phân chia thị trường kinh doanh .......................................................... 29
2.1.2. Các điều khoản thoả thuận mua bán cả gói ............................................................. 32
2.1.3. Điều khoản ấn định giá bán lại ................................................................................ 34
2.1.4. Điều khoản thỏa thuận liên quan đến duy trì tính đặc trưng và uy tín của mạng lưới

nhượng quyền thương mại .................................................................................................. 39
2.1.5. Các điều khoản thoả thuận phân phối và cung ứng độc quyền ............................... 41
2.1.6. Điều khoản kiểm soát số lượng đầu vào, đầu ra của sản phẩm............................... 43
2.2. Hậu quả pháp lý của điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại và giới hạn kiểm soát ......................................................................................................44
2.2.1. Hậu quả pháp lý của điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại .......................................................................................................................... 44
2.2.2. Giới hạn kiểm soát các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại .......................................................................................................................... 47
iii


2.3. Chế tài xử lý đối với các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại ................................................................................................................................................50
2.3.1. Về các quy định cấm ................................................................................................. 50
2.3.2. Về các quy định miễn trừ .......................................................................................... 52
2.3.3. Thẩm quyền và thủ tục xử lý các điều khoản hạn chế cạnh tranh theo quy định của
pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam ....................................................................................... 54
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÁP LUẬT KIỂM SỐT
ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI .................................................................................................................. 61
3.1. Định hướng hồn thiện pháp luật kiểm sốt điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.................................................................61
3.1.1. Đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật cạnh tranh, pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp
luật về nhượng quyền thương mại ...................................................................................... 61
3.1.2. Xây dựng hành lang pháp lý thống nhất để điều chỉnh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại ....................................................................... 62
3.1.3. Đảm bảo sự phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế ...................... 64
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát điều khoản hạn chế cạnh tranh trong

hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam .........................................................................64
3.2.1. Các giải pháp cụ thể nhằm sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về kiểm soát điều
khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ............................. 65
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về kiểm soát điều khoản hạn chế
cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ..................................................... 73
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 76
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 79

iv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Để phát triển quy mô sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả các bên có thể
sử dụng phương thức nhượng quyền thương mại thông qua việc chuyển giao quyền
sử dụng các quyền thương mại của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền.
Tương tự như những hoạt động thương mại khác, quan hệ nhượng quyền thương
mại thể hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng của các bên; tuy vậy, hoạt động nhượng
quyền thương mại có những đặc thù nhất định so với các hoạt động khác, bao gồm
cả đối với đại lý thương mại hoặc chuyển giao công nghệ. Trong hoạt động nhượng
quyền thương mại, bao giờ cũng có các điều kiện về hạn chế cạnh tranh giữa bên
nhượng quyền và bên nhận quyền, những hạn chế này có khả năng tác động đến
mơi trường cạnh tranh. Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh thì những điều khoản
hạn chế cạnh tranh này lại có thể gây ra những hệ quả nhất định đối với môi trường
cạnh tranh lành mạnh, mặc dù một số hạn chế được giải thích là cần thiết, hợp lý
nhằm bảo vệ lợi ích của bên nhượng quyền và danh tiếng của hệ thống nhượng
quyền. Chính vì thế mà các bên phải hết sức cẩn thận khi đưa các điều kiện này
vào trong hợp đồng, vì nếu một điều khoản nào đó trái với pháp luật về cạnh tranh
thì hợp đồng có thể bị coi là vô hiệu.

Ở Việt nam, pháp luật về luật cạnh tranh và pháp luật về hợp đồng nhượng
quyền thương mại luôn có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Cùng với sự phát triển của
hoạt động nhượng quyền thương mại, các khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động
này tại Việt Nam được xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn. Các quy định về hợp
đồng nhượng quyền thương mại được không tập trung trong các Luật Thương mại,
Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành nhưng lại chưa có những quy
định riêng biệt để điều chỉnh cho phù hợp với những đặc thù trong quan hệ nhượng
quyền thương mại và pháp luật điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh trong
hợp đồng nhượng quyền nói riêng và trong các hoạt động nhượng quyền thương
mại nói chung. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng pháp luật cạnh tranh và
pháp luật về nhượng quyền thương mại chưa đạt được những hiệu quả như mong

1


muốn của các nhà làm luật và các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam bởi do
còn nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo và thiếu tính cụ thể cũng như chưa tính
đến những đặc thù quan trọng là bản chất của hoạt động nhượng quyền thương
mại. Để đảm bảo khả năng phát triển bền vững của các hệ thống nhượng quyền
thương mại thì cần phải xây dựng những quy định điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh
tranh trong các hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nếu tiếp tục duy trì tình trạng
như hiện nay, các quyền lợi và nghĩa vụ các bên tham gia vào quan hệ nhượng
quyền sẽ khơng được đảm bảo. Bên cạnh đó, để đảm bảo môi trường thương mại
diễn ra ngày một sôi động trên thị trường Việt Nam thì việc nghiên cứu rõ các quy
định pháp luật về cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại là rất cần
thiết, đồng thời, cũng nhằm giúp các doanh nghiệp có thể tránh được các vụ kiện
tụng liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh, giúp các cơ quan quản lý nhà
nước trên lĩnh vực này có những hiểu biết đầy đủ, từ đó có hướng để hồn thiện
pháp luật về nhượng quyền nói riêng và pháp luật thương mại nói chung, đáp ứng
xu thế hội nhập.

Với mong muốn nghiên cứu một cách đầy đủ về các điều khoản hạn chế
cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại nhằm góp phần hoàn thiện
pháp luật, nên học viên đã lựa chọn đề tài: “Điều khoản hạn chế cạnh tranh trong
hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để
nghiên cứu và làm Luận văn Thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Mặc dù cùng nằm trong tổng thể pháp luật thương mại nói chung, song khi
đề cập đến điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại vẫn được coi là một vấn đề mới và có nhiều nội dung cần nghiên cứu, phân
tích. Cho đến nay, các nghiên cứu pháp luật về điều chỉnh điều khoản hạn chế cạnh
tranh và hợp đồng nhượng quyền thương mại dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh
có một số cơng trình đã đề cập đến như:
- Nguyễn Thị Tình (2015), Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội;

2


- Trần Phương Thảo (2015), Pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, Luận văn Thạc
sĩ, Đại học luật Hà Nội.;
- Nguyễn Thị Nhung (2011), Cơ sở lý luận và thực tiễn về điều chỉnh pháp
luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến
sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội;
- Lạc Hồng Minh (2019), Hoàn thiện pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại, thực tiễn áp dụng tại Hà Nội, Luận văn thạc
sĩ, Đại học luật Hà Nội;
- Bùi Ngọc Cường (2007), Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật;

- Vũ Đặng Hải Yến (2008), Mối quan hệ giữa hoạt động nhượng quyền
thương mại và các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, Tạp chí Luật học; “Thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” của ThS. Hằng
Nga, Nxb. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2009;
- Lê Thị Liễu Phương (2015), Hoàn thiện pháp luật về hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại, Luận văn thạc sĩ, Đại học luật Hà Nội;
- Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong
hợp đồng nhượng quyền thương mại, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp;
Các cơng trình kể trên mới chỉ phân tích mang tính tổng quát về từng vấn
đề “hoạt động nhượng quyền thương mại” hay “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”
mà chưa có sự phân tích chun sâu về “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại”. Vì vậy, có thể khẳng định, việc nghiên cứu đề
tài “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” là
có tính mới. Trên cơ sở tình hình nghiên cứu, Luận văn sẽ kế thừa một số luận
điểm nghiên cứu, phân tích chuyên sâu pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3


3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nghiên cứu là làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn pháp luật về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam. Từ đó có những giải pháp góp
phần hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục đích nghiên cứu, Luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về hạn chế cạnh tranh và

nhượng quyền thương mại bằng các khái niệm, đặc điểm hành vi, hình thức thể
hiện và phương thức điều chỉnh pháp luật...
- Khái quát, đánh giá thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật về điều
khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
hiện nay, chỉ ra những bất cập, tồn tại của hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn
quá trình áp dụng.
- Đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại trong mối tương quan với các
quy định của pháp luật khác có liên quan. Đó là Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật
Cạnh tranh năm 2018; Luật Thương mại năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm
2017, Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
- Các cơng trình nghiên cứu, sách, báo và các quan điểm liên quan đến hạn
chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

4


- Các thống kê của cơ quan quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương và các cơ
quan chức năng khác về tình hình xử lý hạn chế cạnh tranh, tình hình nhượng
quyền thương mại tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại ở Việt Nam từ khi Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh 2018,
Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017 được ban hành cho đến

nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp luận, trong q trình nghiên cứu, đề tài có sử dụng
phương pháp duy vật biện chứng, nhằm làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật về hạn
chế cạnh tranh và pháp luật nhượng quyền thương mại.
Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, so sánh, tổng hợp…
qua đó làm nổi bật những đặc trưng riêng của pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại với pháp luật cạnh tranh nói
chung, qua đó đặt ra sự cần thiết phải xây dựng những quy định riêng về thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn xây dựng một cách hệ thống cơ sở khoa học về thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Đóng góp vào sự đa dạng
lý luận của hành vi hạn chế cạnh tranh trên thực tiễn.
Nhận diện những hạn chế thường gặp trong quá trình thực hiện pháp luật về
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Từ đó
đề xuất hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. Kết quả
nghiên cứu của luận văn này góp phần xây dựng các giải pháp tổng thể để hoàn
thiện các quy định của pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại, đồng thời, xây dựng cơ chế thực thi pháp luật về vấn
đề xây dựng cơ chế thực thi pháp luật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận

5


hành phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, đáp ứng những yêu cầu
phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu 3 chương, bao gồm:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về điều khoản hạn chế cạnh
tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh điều khoản hạn chế cạnh tranh
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.
- Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật kiểm soát điều
khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
Trong mỗi chương đều được triển khai thành các tiểu mục nhỏ để làm rõ
các nội dung được nêu, giữa các chương có sự gắn kết hợp lý, Chương 3 là sự tổng
hợp các nội dung đã phân tích tại Chương 1 và Chương 2, Chương 3 được phân
tích dựa trên cơ sở những nội dung đã được trình bày ở Chương 1.

6


Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KHOẢN HẠN CHẾ
CẠNH TRANH TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1. Một số vấn đề lý luận về điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hạn chế cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm hạn chế cạnh tranh
Việc cạnh tranh và tôn trọng quyền tự do cạnh tranh của các chủ thể kinh
doanh là điều tất yếu của một nền kinh tế phát triển lành mạnh. Quá trình cạnh
tranh buộc các doanh nghiệp phải nổ lực để đạt được lợi thế hơn so với các đối
thủ. Tuy nhiên khi phải đối mặt với cạnh tranh, khơng ít các doanh nghiệp đã nhìn
nhận cạnh tranh như một mối hiểm họa đối với khả năng thu lợi nhuận cũng như
sự tồn vong của doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì nỗ lực điều chỉnh, nâng cao năng
lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp đã
chọn một con đường dễ dàng hơn là dàn xếp, thỏa thuận với các đối thủ cạnh tranh
trên thị trường về giá cả, sản xuất, thị trường, khách hàng… nhằm duy trì thị phần

và lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Mỗi hành vi
này thường có mục đích và tác động đến nền kinh tế ở những mức độ và khía cạnh
khác nhau.
Luật mẫu về cạnh tranh của Liên Hợp quốc cũng như Luật Cạnh tranh năm
2004 của Việt Nam đều không đưa ra định nghĩa pháp lý chính thức về hành vi
hạn chế cạnh tranh. Các quy định pháp luật chỉ liệt kê cụ thể những hành vi được
coi là hành vi hạn chế cạnh tranh chứ chưa đưa ra những định nghĩa mang tính
định tính cho những hành vi này. Hành vi hạn chế cạnh tranh thơng thường được
chia ra làm các nhóm như: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống
lĩnh, vị trí độc quyền; tập trung kinh tế. Trong đó, hành vi thỏa thuận của các chủ
thể kinh doanh là hành vi có thể dẫn đến nguy cơ hạn chế cạnh tranh nhiều nhất
trên thị trường. Đến Luật Cạnh tranh năm 2018, hành vi hạn chế cạnh tranh được
giải thích là “hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh
7


tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh
thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền”1. Như vậy, có thể hiểu, hạn chế cạnh
tranh là hành vi của chủ thể gây tác động kể cả đó là khả năng gây tác động làm
hạn chế cạnh tranh. Các hành vi này được chia thành các nhóm hành vi như: Thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí
độc quyền.
Khác với Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh năm 2018 không coi
tập trung kinh tế là hành vi hạn chế cạnh tranh, mà được coi là quyền của doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh gắn với quyền tự do kinh doanh. Luật Cạnh
tranh năm 2018 lược bỏ quy định cấm tập trung kinh tế một cách cứng nhắc dựa
trên mức thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm
trên 50% trên thị trường liên quan như Luật Cạnh tranh năm 2004, mà thay vào
đó, chỉ quy định cấm doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc
có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Doanh nghiệp được tiến hành tập trung kinh tế nếu việc tập trung kinh tế không
gây tác động tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường. Luật Cạnh tranh cho phép
doanh nghiệp được quyền thông qua hoạt động tập trung kinh tế để phát triển kinh
doanh và phát triển doanh nghiệp. Nhà nước chỉ can thiệp trong trường hợp việc
tập trung kinh tế có tiềm ẩn nguy cơ gây tổn hại cho môi trường cạnh tranh.
1.1.1.2. Đặc điểm của hạn chế cạnh tranh
Nhìn từ góc độ cấu trúc, các hành vi hạn chế cạnh tranh đều có những đặc
điểm chung về mặt chủ thể, hình thức thỏa thuận và nội dung thỏa thuận, đồng
thời mỗi loại hành vi hạn chế cạnh tranh lại có những đặc điểm riêng biệt nhằm
phân biệt với các hành vi cạnh tranh khác. Cụ thể:
Một là, về chủ thể, hạn chế cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt
động độc lập trên thị trường. Theo pháp luật cạnh tranh, các doanh nghiệp tham
gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là đối thủ cạnh tranh của nhau hoặc không
phải là đối thủ cạnh tranh tùy thuộc vào thỏa thuận dọc hoặc thỏa thuận ngang.
Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải độc lập với nhau (về tài chính,
1

Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018.

8


về ý chí) và khơng phải là những người liên quan đến nhau về mặt pháp luật. Mặc
khác, ý chí của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận phải là ý chí độc lập của
riêng doanh nghiệp mà khơng phụ thuộc và khơng chịu tác động của bất kì ai như
việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh theo quyết định của cơng ty mẹ hay tập
đồn…
Quy định về chủ thể của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, Luật Cạnh
tranh Việt Nam có điểm khác biệt so với Luật Cạnh tranh của nhiều nước trên thế
giới như Hàn Quốc, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh Châu Âu. Theo quy

định của những nước này, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là thỏa thuận giữa
các doanh nghiệp hoặc quyết định được đưa ra bởi hiệp hội các doanh nghiệp.
Quyết định này được đưa ra phù hợp với cam kết chung của các thành viên hiệp
hội sẽ thay thế thỏa thuận giữa các thành viên của hiệp hội, được coi là quyết định
của các thành viên hiệp hội đó. Trên thị trường các nhóm chủ thể có xu hướng liên
kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh như: (i) Nhóm các chủ thể kinh doanh dẫn
đầu sẽ có xu hướng thỏa thuận với nhau về những vấn đề nhằm triệt tiêu cạnh
tranh giữa họ và đảm bảo vị thế của họ trên thị trường một cách lâu dài. Hình thành
này có khả năng dẫn đến độc quyền nhóm; (ii) Nhóm các chủ thể kinh doanh có
vị thế kém hơn so với nhóm dẫn đầu sẽ ln tìm và tạo ra các cơ hội để vươn lên.
Một trong các cách thức được sử dụng đó là liên kết lại với nhau nhằm tăng vị thế
và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, tạo ra những sức ép nhất định đối với
những chủ thể kinh doanh đang chiếm ưu thế nói trên;
Hai là, về hình thức thỏa thuận, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là những
hành vi có sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp. Sự thống nhất ở
đây được hiểu là sự thống nhất về mặt ý chí của các bên tham gia thỏa thuận. Cần
phân biệt sự thống nhất về ý chí với sự thống nhất về mục đích của các doanh
nghiệp khi tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Khi thống nhất thực hiện hành
vi hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể cùng hoặc khơng cùng theo đuổi
một mục đích. Các doanh nghiệp có thể thực hiện vì những mục đích khác nhau
như trường hợp: Hai doanh nghiệp A, B cùng thỏa thuận thực hiện một hành vi
hạn chế cạnh tranh, doanh nghiệp A có mục đích mở rộng thị trường, doanh nghiệp
B muốn loại bỏ doanh nghiệp C và D là đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên
9


quan. Tuy khơng cùng mục đích, nhưng khi cùng nhau tham gia vào thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh, ý chí của hai doanh nghiệp này là thống nhất với nhau và sự
thống nhất đó gây ra hậu quả hạn chế cạnh tranh là đủ để được coi là một hành vi
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và chịu sự kiểm sốt, xử lý của cơ quan có thẩm

quyền theo quy định của pháp luật.
Sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận
được thể hiện công khai hoặc không công khai (ngầm định, ngầm hiểu, ngầm thực
hiện giữa các thành viên tham gia thỏa thuận) hoặc nửa kín, nửa cơng khai. Dấu
hiệu quan trọng nhất của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là có sự thống nhất ý chí
cùng hành động của các bên tham gia thỏa thuận để gây hạn chế cạnh tranh với
những nội dung theo quy định của pháp luật. Các hành vi giống nhau của các
doanh nghiệp chưa đủ để chứng minh có thỏa thuận giữa họ. Để xác định hành vi
hoặc tập hợp các hành vi của nhóm doanh nghiệp độc lập cấu thành thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền phải có đủ bằng chứng kết luận giữa
họ đã tồn tại thỏa thuận chính thức bằng văn bản hay đã có cam kết đáp ứng yêu
cầu của các bên tham gia mà không thể hiện bằng văn bản (thể hiện thông qua sự
bàn bạc trong các cuộc gặp mặt giữa các bên hoặc các tài liệu có liên quan). Trên
thực tế hiện nay, có xu hướng phổ biến những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không
công khai (hay còn gọi là những thỏa thuận ngầm). Đối với những thỏa thuận này,
dấu hiệu đầu tiên đặt ra nghi vấn về sự tồn tại các thỏa thuận là các doanh nghiệp
đã có sự phối hợp cùng thực hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh, từ đó các cơ
quan chức năng cần tìm thêm các bằng chứng kết luận rằng họ đã tồn tại hợp đồng,
bản ghi nhớ, các cuộc gặp mặt cho thấy đã có thỏa thuận ngầm về giá, về hạn chế
sản phẩm hay phân chia thị trường… Tuy nhiên, quá trình tìm và chứng minh này
trên thực tế cịn bế tắc và gặp nhiều khó khăn. Thực tiễn kiểm soát các hành vi
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam cịn nghèo nàn, chưa có nhiều vụ việc
được xử lý công khai, triệt để.
Ba là, về nội dung thỏa thuận, thường tập trung vào các yếu tố cơ bản của
quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đáp ứng cạnh tranh với nhau. Ví dụ như:
Giá, thị trường, trình độ kỹ thuật, cơng nghệ, điều kiện ký kết hợp đồng,… Theo
đó, các bên tham gia thỏa thuận, thống nhất cùng hành động để hạn chế cạnh tranh
10



với các nội dung cụ thể là ấn định giá, chất lượng, số lượng, phân chia thị trường
tiêu thụ, hạn chế nguồn cung, loại bỏ khỏi thị trường hoặc ngăn cản các doanh
nghiệp tiềm năng,… Trong những thỏa thuận này, thì thỏa thuận về giá là dễ xảy
ra nhất, do các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận không phải tăng chi phí để nâng
cao chất lượng cạnh tranh mà vẫn thu được lợi nhuận siêu ngạch. Các thỏa thuận
khác cũng đồng thời được sử dụng khi số lượng đối thủ cạnh tranh gia tăng trong
một thị trường ngày càng mở.
Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, chỉ các thỏa thuận sau đây mới bị coi
là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bao gồm:
“1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp.
2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn
cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua,
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham
gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia
thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là
các bên tham gia thỏa thuận.
7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp
khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp
đồng.
9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng
hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.


11


11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh”2.
Bốn là, về hậu quả, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh làm giảm sức ép cạnh
tranh, làm sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường. Hậu quả của thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh gây ra cho thị trường là xóa bỏ cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp tham gia. Khi thỏa thuận được ký kết, các doanh nghiệp đang từ đối thủ
cạnh tranh của nhau sẽ khơng cịn cạnh tranh của nhau nữa. Các doanh nghiệp khi
tham gia thỏa thuận sẽ hình thành một nhóm doanh nghiệp có sức mạnh thị trường
lớn và bằng việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, các doanh nghiệp tham gia
có thể gây thiệt hại cho khách hàng khi đặt ra các điều kiện giao dịch bất lợi cho
họ hoặc gây thiệt hại cho các doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận. Như vậy,
từ việc thực hiện một hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể tác động đến
các nhóm đối tượng như: Cấu trúc thị trường của ngành, lĩnh vực trong nền kinh
tế và Nhà nước; các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường hoặc doanh nghiệp
tiềm năng chuẩn bị tham gia thị trường; người tiêu dùng xã hội.
Xét về bản chất, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một dạng hợp đồng, bởi
nội dung của nó là sự thống nhất ý chí giữa các bên. Song hợp đồng này được xác
lập thông qua sự thỏa thuận vi phạm điều cấm của pháp luật, do vậy, nó được xác
định là vơ hiệu nếu sự thỏa thuận ấy vượt qua giới hạn mà pháp luật cho phép. Đặc
điểm của sự thỏa thuận này là hợp đồng được thống nhất ý chí giữa các bên một
cách không công khai nhằm tránh sự phát hiện và trừng phạt của pháp luật (những
thỏa thuận ngầm trên thị trường). Trên cơ sở mối quan hệ giữa các chủ thể tham
gia thỏa thuận và tác động của những hành vi này đối với cạnh tranh trên thị
trường, người ta chia hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh làm hai loại: (i) Thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang; (ii) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
theo chiều dọc.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng nhượng quyền thương mại

1.1.2.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại

2

Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2018

12


Về bản chất, cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, hợp
đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng
quyền thương mại về những nội dung chính trong quan hệ này. Hợp đồng nhượng
quyền thương mại là một loại hợp đồng chứa đựng những đặc điểm tổng hợp của
rất nhiều loại hợp đồng khác nhau. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có chứa
những yếu tố của hợp đồng li-xăng, đó là sự hướng tới một số đối tượng của quyền
sở hữu cơng nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng cơng nghiệp.
Bên cạnh đó, hợp đồng này cịn có những điểm tương đồng với hợp đồng chuyển
giao công nghệ khi mà nội dung của hợp đồng luôn xác định rõ việc bên nhượng
quyền phải chuyển giao, cung cấp, hướng dẫn cho bên nhận quyền các công nghệ
đi kèm và các tài liệu hướng dẫn vận hành cơng nghệ đó. Khơng những thế, bóng
dáng của các hợp đồng cung ứng, hợp đồng đại lý, hợp đồng đại lý phân phối cũng
hiện hữu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại3.
Tham khảo định nghĩa của pháp luật các nước, các hiệp hội, các nhà khoa
học trên thế giới thì hợp đồng nhượng quyền thương mại có rất nhiều khái niệm
khác nhau. Cụ thể:
Theo Hiệp ước thiếp lập cộng đồng kinh tế Châu Âu (viết tắt là EEC), thì
“Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận trong đó, một bên là bên
nhượng quyền cấp phép cho một bên khác là bên nhận quyền khả năng được khai
thác quyền thương mại nhằm mục đích xúc tiến thương mại đối với một loại sản
phẩm hoặc dịch vụ đặc thù để đổi lại một cách trực tiếp hay gián tiếp một khoản

tiền nhất định. Hợp đồng này phải quy định những nghĩa vụ tối thiểu của các bên,
liên quan đến việc sử dụng tên thông thường hoặc dấu hiệu của cửa hàng hoặc một
cách thức chung; việc trao đổi công nghệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận
quyền; việc tiếp tục thực hiện của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong
việc trợ giúp, hỗ trợ thương mại cũng như kỹ thuật trong suốt thời gian hợp đồng
nhượng quyền thương mại còn hiệu lực”.

Luận văn thạc sỹ Trần Thu Hòa: “Những vấn đề pháp lý về nhượng quyền thương mại” – ĐH Luật
Hà Nội năm 2009
3

13


Đối với nước Đức thì khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại chưa
được quy định cụ thể trong luật mà hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ được
nhận biết thông qua sự so sánh chúng với các hợp đồng phân phối hàng hóa, dịch
vụ với các đặc tính: Thứ nhất, trong hợp đồng nhượng quyền, quan hệ cung ứng
hàng hóa, dịch vụ từ phía bên nhượng quyền cho bên nhận quyền không nhất thiết
phải tồn tại với lý do bên nhận quyền có thể tự mình sản xuất ra sản phẩm; thứ hai,
bên nhượng quyền trao toàn bộ “quyền thương mại” dưới một thể thống nhất cho
bên nhận quyền; thứ ba, bên nhận quyền vẫn có tên thương mại của mình trong
con mắt pháp luật, mặc dù dịch vụ hoặc hàng hóa mà bên này cung cấp trên thị
trường không mang tên thương mại đã đăng ký với nhà nước.
Tại Cộng hoà Pháp các án lệ, các quy định của Hiệp hội Nhượng quyền
thương mại Pháp được coi là luật lệ chính điều chỉnh hoạt động nhượng quyền
thương mại. Hợp đồng nhượng quyền thương mại được coi là một tập hợp các
thoả thuận của các bên chủ thể, trong đó các bên phải đề cập đến ít nhất một số
vấn đề chủ yếu liên quan đến: (i) Sự chuyển giao các yếu tố của quyền sở hữu
công nghiệp, sở hữu trí tuệ từ bên nhượng quyền sang bên nhận quyền nhằm khai

thác thu lợi nhuận; (ii) Nghĩa vụ tài chính cũng như các nghĩa vụ đối xứng khác
của bên nhận quyền đối với bên nhượng quyền; (iii) Sự hỗ trợ của bên nhượng
quyền đối với bên nhận quyền trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Với khái niệm này, hợp đồng nhượng quyền thương mại đã thể hiện được
đúng bản chất pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại, giúp cho cơng
chúng có thể dễ dàng phân biệt được loại hợp đồng thương mại đặc biệt này với
một số loại hợp đồng khác có cùng một hoặc một số tính chất nhất định.
Theo Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC), khái niệm một hợp
đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng, theo đó bên giao hỗ trợ đáng kể cho
bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ phương pháp
điều hành doanh nghiệp của bên nhận; li-xăng nhãn hiệu cho bên nhận để phân
phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của bên giao; u cầu bên
nhận thanh tốn cho bên giao một khoản phí tối thiểu.

14


Như vậy, hợp đồng nhượng quyền thương mại là một tập hợp các thoả thuận
của các bên chủ thể, trong đó các bên phải đề cập đến các yếu tố có liên quan như:
Sự chuyển giao các yếu tố của quyền sở hữu cơng nghiệp, sở hữu trí tuệ từ bên
nhượng quyền sang bên nhận quyền nhằm khai thác thu lợi nhuận; sự hỗ trợ của
bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong suốt quá trình thực hiện hợp
đồng; nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ đối xứng khác của bên nhận quyền đối
với bên nhượng quyền…
Ở Việt Nam, pháp luật không đưa ra định nghĩa về hợp đồng nhượng quyền
thương mại, tại Điều 285 Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2017
chỉ quy định về hình thức của loại hợp đồng này. Trên phương diện pháp luật, khái
niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại được hiểu là thoả thuận giữa bên
nhượng quyền và bên nhận quyền về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại, mà ở đây là hoạt động

nhượng quyền. Trên cơ sở đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng mang
những đặc điểm của hợp đồng dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự đồng thời
thoả mãn các điều kiện của một hợp đồng thương mại.
Tại Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ có đưa
ra định nghĩa về các dạng đặc biệt của hợp đồng nhượng quyền thương mại như
hợp đồng phát triển quyền thương mại hay hợp đồng thứ cấp, theo đó bên nhượng
quyền có nghĩa vụ trao quyền thương mại và cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật đối với
việc kinh doanh quyền thương mại cho bên nhận quyền, và bên nhận quyền có
nghĩa vụ thanh toán cho bên nhượng quyền. Bên nhận quyền có thể tiếp tục chuyển
nhượng quyền thương mại cho người khác nếu hợp đồng nhượng quyền thương
mại đã có thỏa thuận hoặc người đã chuyển quyền thương mại đồng ý cho chuyển
tiếp.
Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, cần thiết phải đưa ra định nghĩa về các loại
hợp đồng đặc biệt. Đối chiếu với pháp luật của một số nước trên thế giới thì việc
các nhà làm luật vẫn sử dụng thuật ngữ nhượng quyền thương mại khi giải thích
về nghĩa của các hợp đồng đặc biệt là chưa phù hợp với thơng lệ quốc tế vì ở đây
có sự thiếu chính xác khi pháp luật khơng đưa ra định nghĩa về hợp đồng nhượng

15


quyền thương mại mà lại dùng chính thuật ngữ này để diễn đạt cho các hợp đồng
khác có liên quan.
1.1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trước hết, hợp đồng nhượng quyền thương mại là một dạng hợp đồng
thương mại nên nó sẽ mang những đặc điểm chung của hợp đồng này như: chủ thể
của hợp đồng phải có ít nhất một bên là thương nhân; và chịu sự điều chỉnh của
luật thương mại. Bên cạnh đó thì hợp đồng nhượng quyền thương mại còn mang
những đặc điểm riêng nhất định:
Một là, về chủ thể, hoạt động này bao gồm bên nhượng quyền (buộc phải là

thương nhân có một hệ thống và cơ sở kinh doanh đang có lợi thế cạnh tranh trên
thị trường) và bên nhận quyền (là một doanh nghiệp độc lập về mặt tài chính, pháp
lý và đầu tư, đồng thời chấp nhận rủi ro đối với nguồn vốn bỏ ra khi thực hiện việc
tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng quyền). Các bên của hợp
đồng nhượng quyền thương mại là các thương nhân có quyền kinh doanh độc lập,
sự độc lập này thể hiện ở chỗ, bên nhượng quyền khai thác hệ thống nhượng quyền
thương mại vì lợi ích của chính mình và bên nhượng quyền được tự do thực hiện
các hoạt động khác, ngoài hợp đồng nhượng quyền thương mại. Đây là một đặc
điểm quan trọng giúp phân biệt giữa quan hệ nhượng quyền thương mại với quan
hệ chi nhánh.
Hai là, về tính đồng bộ, thống nhất, nhượng quyền thương mại tạo ra sự
thống nhất một hình ảnh các cửa hàng của một thương hiệu và sự phát triển đồng
bộ, để khách hàng vào bất cứ cơ sở, cửa hàng nào trong hệ thống cũng đều cảm
thấy thoải mái, hài lòng như nhau. Hệ thống nhượng quyền như một guồng máy
mà mỗi cửa hàng, cơ sở là một mắt xích để tạo nên chính thể đó. Điểm nhạy cảm
của nhượng quyền thương mại chính là sự thay đổi của một mắt xích tất yếu làm
ảnh hưởng tới cả hệ thống, bởi nó có thể giúp phát triển danh tiếng của hàng hố,
hệ thống nhượng quyền một cách nhanh chóng nhưng cũng có thể làm cho uy tín
xây dựng trong một thời gian dài của sản phẩm/dịch vụ nhượng quyền đó sụp đổ.
Ba là, về quyền thương mại, tuỳ thuộc vào từng loại hình nhượng quyền
thương mại và sự thoả thuận của các bên mà nội dung của khái niệm này rộng, hẹp

16


khác nhau. Đây là một khái niệm trừu tượng, có mối liên hệ đặc biệt đối với các
đối tượng của sở hữu trí tuệ. Theo cách hiểu nhượng quyền thương mại là nhượng
quyền phương thức kinh doanh, thì quyền thương mại không chỉ dừng ở việc sử
dụng tên thương mại, kiểu dáng thiết kế của hàng hố mà cịn mở rộng không
ngừng bao gồm nhiều quyền năng khác trong hoạt động kinh doanh. Cũng như các

quan hệ khác, nhượng quyền thương mại càng phát triển mở rộng, thì khả năng
chứa đựng nhiều mâu thuẫn, tranh chấp càng cao. Sở dĩ như vậy là do, bản thân
“quyền thương mại” đã liên quan đến lợi ích thiết thân của một nhà kinh doanh.
Việc nhượng lại quyền thiết thân này cho một chủ thể kinh doanh khác để cùng
kinh doanh, cùng chia sẻ những lợi thế mà quyền kinh doanh đem lại, vì thế, chắc
chắn sẽ gây ra khơng ít tranh chấp. Vì đặc điểm này mà hoạt động nhượng quyền
thương mại phải được pháp luật điều chỉnh.
Bốn là, về tính gắn kết của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại, nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa bên nhượng
quyền và bên nhận quyền, sự gắn bó này là vơ cùng chặt chẽ. Bởi nhượng quyền
thương mại về bản chất là sự nhân rộng một mô hình kinh doanh đã thành cơng,
bên nhận quyền được bên nhượng quyền chia sẻ các công thức kinh doanh, các bí
quyết kinh doanh, phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền nhằm tạo ra sự
đồng bộ ở tất cả các cửa hàng nhượng quyền so với cửa hàng chính của bên nhượng
quyền. Vì thế, bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải tạo ra một mối quan hệ
liên tục, thông suốt trong toàn bộ thời gian của hợp đồng nhượng quyền thương
mại. Bên nhượng quyền phải hướng dẫn, giúp đỡ kĩ thuật, đào tạo những nhân
viên chủ lực cho bên nhận quyền, đồng thời bên nhận quyền không thể tự mình
sáng tạo thêm các ý tưởng mới trong kinh doanh, nhất là các ý tưởng có khả năng
phá vỡ sự đồng nhất trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
1.1.3. Điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại
Các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại chủ yếu phải kể đến các điều khoản về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Giống
như các loại hợp đồng thương mại khác, nội dung của hợp đồng và quyền và nghĩa

17


vụ tương ứng của các bên tham gia vào quan hệ nhượng quyền được ghi nhận

trong các hợp đồng nhượng quyền thương mại, tuy nhiên, với những đặc thù nhất
định của hợp đồng nhượng quyền thương mại như đã phân tích ở phần trên, có thể
thấy, để xác định một thỏa thuận thương mại bất kỳ là một thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh cần phải xác định rất nhiều yếu tố liên quan như chủ thể, khách thể
cũng như tính chất và mức độ hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận đó. Thơng thường,
dựa vào vị trí của các chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong chuỗi
q trình sản xuất kinh doanh có thể phân thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều
dọc và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang.
Thứ nhất, thỏa thuận theo chiều ngang là thỏa thuận giữa các chủ thể kinh
doanh trong cùng ngành hoặc cùng khâu của quá trình kinh doanh như thỏa thuận
giữa những nhà sản xuất hay giữa những người bán bn, giữa những người bán
lẻ. Ví dụ, thỏa thuận giữa các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức nhượng
quyền trong cùng một thị trường sản phẩm như: Gà rán, đồ uống,… Có thể kể đến
một số hành vi cụ thể như: điều khoản thỏa thuận ấn định giá giữa các hệ thống
nhượng quyền trên cùng một thị trường liên quan, nhằm tăng, giảm, ấn định hoặc
duy trì giá sản phẩm, dịch vụ trên thị trường; điều khoản thỏa thuận hạn chế về
sản lượng sản xuất, sản lượng bán hoặc tỷ lệ tăng trưởng thị trường; điều khoản
thỏa thuận phân chia thị trường là thỏa thuận mà các bên tham gia phân chia các
thị trường với nhau theo lãnh thổ, theo lượng cung, cầu của từng doanh nghiệp
hoặc theo nhóm khách hàng cụ thể.
Thứ hai, thỏa thuận theo chiều dọc là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều doanh
nghiệp hoạt động trong những khâu khác nhau của quá trình sản xuất hay phân
phối trên thị trường. Thỏa thuận dọc tập trung vào các điều kiện kinh doanh trên
thị trường thứ cấp như bán lại, khu vực phân phối, sản lượng phân phối, khách
hàng giao dịch, điều kiện phân phối. Nhìn chung các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
theo chiều dọc ít ảnh hưởng nghiêm trọng tới mơi trường cạnh tranh như thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang. Ngay cả thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
theo chiều ngang cũng có thể phân thành thỏa thuận ảnh hưởng nghiêm trọng và
thỏa thuận ảnh hưởng ít nghiêm trọng.


18


Việc phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Việt Nam dựa trên tác
động của hành vi đến môi trường cạnh tranh. Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
theo Luật Cạnh tranh 2018 được chia thành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
tuyệt đối hoặc bị cấm có điều kiện. Trong đó khơng phân rõ đâu là thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh theo chiều ngang, đâu là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều
dọc. Những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tuyệt đối cũng không đồng nhất với
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có tính chất nghiêm trọng. Bởi thỏa thuận ấn định
giá, phân chia thị trường theo Luật Cạnh tranh 2018 lại thuộc thỏa thuận bị cấm
có điều kiện. Điều này khiến tiêu chí xác định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của
Việt Nam trở nên khập khiễng và khó thực thi.
1.2. Lý luận pháp luật điều chỉnh điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại
1.2.1. Yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với điều khoản hạn chế cạnh tranh
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh trong đó bên
nhượng quyền trao cho bên nhận quyền quyền khai thác nhãn hiệu và bí quyết
kinh doanh. Bên nhận quyền, là các thương nhân độc lập, có nghĩa vụ khai thác
mơ hình kinh doanh theo đúng các quy định và quy trình do bên nhượng quyền
đặt ra. Mục đích của nhượng quyền thương mại là nhân rộng mơ hình kinh doanh
đã được bên nhượng quyền thực hiện thành công trên một phạm vi địa lý nhất
định. Vì vậy, việc tạo ra và duy trì tính độc đáo và đồng nhất của mơ hình kinh
doanh đóng vai trò then chốt. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến mơ hình kinh
doanh là chất lượng hàng hố, dịch vụ (gọi chung là sản phẩm); nhãn hiệu hàng
hoá, biểu tượng kinh doanh, tên thương mại của bên nhượng quyền; hoạt động
quảng cáo, khuyến mại; phương thức phục vụ; cách thức bài trí cơ sở kinh doanh…
Tính đồng nhất trong các mắt xích của chuỗi nhượng quyền thương mại chỉ có thể
được bảo đảm khi các bên nhận quyền tuân thủ trung thành mơ hình kinh doanh,

khai thác bí quyết kinh doanh một cách nhất quán trong toàn mạng lưới nhượng
quyền thương mại. Để đạt được mục đích này, bên nhượng quyền thường đưa vào
hợp đồng các điều khoản độc quyền về lãnh thổ, độc quyền cung cấp sản phẩm và

19


×