Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Xác định tướng đá và môi trường trầm tích nhằm đánh giá tiềm năng dầu khí tầng sh 8b khu vực tây nam mỏ x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.12 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------

VŨ THÀNH DƯƠNG

XÁC ĐỊNH TƯỚNG ĐÁ VÀ MƠI TRƯỜNG TRẦM TÍCH
NHẰM ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ TẦNG SH-8B
KHU VỰC TÂY NAM MỎ X
Chuyên ngành: Kỹ thuật Dầu khí
Mã ngành: 60520604

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06/2020


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại Học Bách Khoa–ĐHQG- HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Xuân Huy
TS. Vũ Văn Hải

Cán bộ chấm nhận xét 1:

TS. Ngô Thường San

Cán bộ chấm nhận xét 2:

TS. Trần Như Huy



Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 12 tháng 06 năm 2020

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. TS. Trần Văn Xuân – Chủ tịch hội đồng
2. TS. Bùi Thị Luận – Thư ký hội đồng
3. TS. Ngô Thường San – Phản biện 1
4. TS. Trần Như Huy – Phản biện 2
5. TS. Nguyễn Mạnh Hùng – Ủy viên hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA…………


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
___________________________________

______________________________________


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

Vũ Thành Dương .................... MSHV:

1770504.....................

Ngày, tháng, năm sinh: 11/12/1981 .............................. Nơi sinh: Thái Bình ..................
Chun ngành:

Kỹ thuật Dầu khí .................... Mã số:

60520604 ...................

I. TÊN ĐỀ TÀI: XÁC ĐỊNH TƯỚNG ĐÁ VÀ MƠI TRƯỜNG TRẦM TÍCH
NHẰM ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DẦU KHÍ TẦNG SH-8B KHU VỰC TÂY
NAM MỎ X
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Thu thập và đánh giá chất lượng tài liệu địa chất - địa vật lý trên khu vực mỏ X.
- Xác định tướng và mơi trường trầm tích theo tài liệu địa vật lý giếng khoan, tài
liệu địa chấn cũng như tài liệu phân tích thạch học mẫu vụn và mẫu lõi của các
giếng, phân tích cổ sinh
- Xây dựng bản đồ phân bố mơi trường trầm tích và dự báo sự phân bố đá chứa tầng
SH8B trên khu vực mỏ.
- Đối sánh kết quả xác định môi trường với môi trường mỏ lân cận và phông môi
trường chung của khu vực
- Tính tốn trữ lượng tiềm năng dầu khí các cấu tạo triển vọng
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 14/10/2019
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ :


/06/2020

IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN XUÂN HUY

Tp. HCM, ngày
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 1
(Họ tên và chữ ký)

tháng 06 năm 2020.

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


Luận văn thạc sĩ

Lời cảm ơn
LỜI CẢM ƠN !

Luận văn được hồn thành tại trường Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, trong quá
trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tơi ln nhận được sự hướng dẫn tận tình của
TS. Nguyễn Xuân Huy và sự quan tâm của PGS.TS Trần Văn Xn, trưởng bộ mơn địa
chất dầu khí, khoa Kỹ thuật và Địa chất dầu khí, tơi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn Nguyễn Xuân Huy và thày Trần Văn Xn.

Tơi trân trọng cảm ơn lãnh đạo, các phịng chun mơn tại Xí Nghiệp Địa Vật
Lý, Phịng Địa Chất Thăm Dò, đặc biệt là Th.S Lê Minh Hiếu - phòng địa chất thăm dò,
TS. Vũ Văn Hải - trưởng phòng dự án mới, Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế,
Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, đã giúp đỡ tôi rất nhiều cũng như luôn tạo điều
kiện tốt để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Q trình thực hiện luận văn tôi cũng luôn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý
kiến, sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ khoa Kỹ thuật Địa Chất và Dầu Khí, phòng Đào
tạo sau đại học trường Đại học Bách Khoa TPHCM. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành với sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót,
tơi mong nhận được sự góp ý dể luận văn được hồn chỉnh và có hiệu quả thực tiễn tốt
hơn.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
TP.HCM, ngày ..…. Tháng 06 năm 2020

VŨ THÀNH DƯƠNG

HV: Vũ Thành Dương

i


Luận văn thạc sĩ

Tóm tắt luận văn thạc sĩ

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Việc suy giảm sản lượng của các cơng ty dầu khí đặt ra bài tồn cần tìm kiếm các
mỏ thay thế để gia tăng trữ lượng dầu khí, mỏ X của lơ A phát hiện dịng dầu cơng
nghiệp trong tầng SH-8B trầm tích Oligocene D, tiềm năng dầu khí trên khu vực lơ A

cần tiếp tục được đánh giá chun sâu và chi tiết vì diện tích cịn lại trên lơ cịn rất lớn
đăc biệt là khu vực phía Tây Nam mỏ X. Để đánh giá tiềm năng dầu khí khu vực Tây
Nam việc làm sáng tỏ hơn về đặc điểm mơi trường trầm tích, tướng thạch học từ đó dự
báo sự phân bố đá chứa và đánh giá tiềm năng dầu khí của các cấu tạo triển vọng, đóng
vai trị thiết yếu hơn nữa cịn góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác tìm kiểm và thăm dị
dầu khí.
Để xác định tiềm năng dầu khí tầng SH-8B, trên cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu
địa chấn, tài liệu địa vật lý giếng khoan, kết quả phân tích cổ sinh, phân tích thạch học,
phân tích tướng địa chấn luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá chi tiết cấu trúc địa
chất và kiến tạo khu vực Tây Nam của mỏ. Nội dung nghiên cứu được hoàn thành bởi
việc sử dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau :
 Phân tích cổ sinh.
 Phân tích thạch học trầm tích.
 Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan.
 Phương pháp phân tích tướng địa chấn và các thuộc tính địa chấn.
 Kế thừa kết quả nghiên cứu đã có, tham khảo ý kiến chuyên gia.
 Tích hợp kết quả các phương pháp đã nêu, xác định tướng và mơi trường trầm tích
tầng SH8B cũng như dự báo xu thế phân bố đá chứa.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được tướng và môi trường trầm tích tầng SH-8B như
sau :
 Mơi trường trầm tích tầng SH-8B mỏ X: Tầng trầm tích SH-8B được hình thành chủ
yếu trong mơi trường hồ nước nơng. Các thân cát cửa sông được khoanh định dựa trên
dị thường biên độ địa chấn và các phản xạ địa chấn downlap từ bờ ra khu vực hồ. Hồ
nước sâu nhiều khả năng chỉ cịn tồn tại ở phía bắc – đông bắc khu vực nghiên cứu. Dựa
trên sự biến đổi của mơi trường trầm tích, tập SH8B-SH10 được chia thành 04 phụ tập:

HV: Vũ Thành Dương

ii



Luận văn thạc sĩ

Tóm tắt luận văn thạc sĩ

SH8B – T_D32, T_D32 – T_D35, T_D35 – T_D40 và T_D40 – SH10. Trong đó, mơi
trường hồ nước sâu phủ rộng khắp khu vực mỏ X trong thời kỳ T_D35 – T_D40. Thời
kỳ SH8B – T_D32, T_D32 – T_D35 và T_D40 – SH10, hệ thống sông phân nhánh rất
phát triển, mạnh nhất là trong thời kỳ lắng đọng tập trầm tích trên cùng. Do sự phát triển
mạnh của hệ thống sông, rất nhiều thân cát được hình thành xen kẹp với các khoảng sét
hồ nước nông. Sự phân bố thân cát phức tạp và biến đổi rất nhanh


Đá chứa tầng SH-8B: là đá cát kết được lắng đọng trong môi trường đồng bằng ven

hồ được phân bố rộng khắp mỏ X, nhiều hơn ở khu vực tây bắc, Tây Nam mỏ X với các
tập như SH10- D45, D35-D32, D32-SH8B với các thân cát tướng hồ, ven hồ và tướng
cát lịng sơng.
 Cấu tạo tiềm năng ở tầng SH-8B được xác định phân bố tại khu vực TâyNam mỏ
X: với tài nguyên dự báo cấp R1 là: 37831 ngàn m3 dầu chỉ tính cho cấu tạo I, với quy
mô như vậy khi mỏ X đang trong giai đoạn phát triển khai thác, cấu tạo I rất đáng được
quan tâm và là đối tượng tiềm năng trong hoạch định phát triển mỏ.

HV: Vũ Thành Dương

iii


Luận văn thạc sĩ


Tóm tắt luận văn thạc sĩ

ABTRACT
Due to the decline in product of petroleum, it is essential to search for new oil
fields to increase hydrocarbon reserve. Therefore, X field of block A has been found
with industrial oil flow in SH-8B horizon (late Oligocene, D sediment sequence). The
petroleum potential in block A needs to be intensively studied and further analyzed
since the reservation of this object is significant, particularly in the Southwest of X
field. To estimate accurately the petroleum reserve, characteristics of paleo-sedimentary
environment and sedimentary facies are clarified to predict the distribution of reservoir
rocks, then to assess the petroleum potential of prospect to enhance the efficiency of
hydrocarbon research and exploration.
To predict the petroleum potential of SH-8B horizon, analyzing and synthesizing
seismic data, well-log data, biostratigraphic, sedimentary petrographic and seismic
facies analysis are performed. This master thesis focuses on studying and analyzing of
the geological structure and tectonic activities in the Southwest - the X field. The
research methods are as below:Biostratigraphic analysis.
 Sedimentary petrographic analysis.
 Interpretation well-log data.
 Methods of analyzing seismic facies and seismic attributes
 Inheriting the results of previous research, referring to views of experts.
 Contemporaneous results of all above methods, not only the deposition
environments and sediment facies of SH-8B horizon are determined, but also the trend
of distribution of reservoir rock is forecasted.

Consequently, the study results indicates the deposition environments and
sediment facies of SH-8B horizon of X field.

 Sedimentary environment of SH-8B horizon X field: SH-8B sedimentary horizon
was mainly dominated by shallow lacustrine environment. Bar sand bodies which were

formed in the shallow-to-marginal lacustrine are determined by seismic amplitude
anomalies and downlap seismic reflection. The deep lacustrine could exist only in the
North-Northeast of the study area. Based on the variety of sedimentary environment, the

HV: Vũ Thành Dương

iv


Luận văn thạc sĩ

Tóm tắt luận văn thạc sĩ

SH8B-SH10 horizon is divided into 04 periods: SH8B - T_D32, T_D32 - T_D35,
T_D35 - T_D40 and T_D40 - SH10. For T_D35 - T_D40 periods, which were formed
in deep lacustrine environments, are observed in entire X field. For SH8B - T_D32,
T_D32 - T_D35 and T_D40 - SH10 periods, the braided river system well developed,
especially on the top of sedimentary deposition. On the other hand, since the river
system is strongly progressed, many sand bodies are formed with clay minerals of
shallow lacustrine. The distribution of sand bodies is complex and changes rapidly.

 Reservoir rock of SH-8B horizon: Sandstone which was distributed widely
throughout the X field deposited in marginal lacustrine environment and mainly
distributed in the Northwest and Southwest areas of the X field (SH10- D45, D35 -D32,
D32-SH8B with sand bodies: shallow and marginal lacustrine, channel facies.)

 The potential structure of SH-8B horizon in the Southwest - X field: Prospect I is
R1 level with 37,831 thousand m3 of oil. In regards of significant reserve of this object,
in the development stage of X field, prospect I needs to be well considered as a prior
potential object.


HV: Vũ Thành Dương

v


Luận văn thạc sĩ

Lời cam đoan
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu sử dụng, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất cứ một cơng trình nào khác.
TPHCM, ngày….…. tháng 06 năm 2020

VŨ THÀNH DƯƠNG

HV: Vũ Thành Dương

vi


Luận văn thạc sĩ

Mục Lục
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... i
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ....................................................................... ii

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. vi
MỤC LỤC ........................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. xii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................ xiii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU, LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DỊ KHAI THÁC ..................... 3
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu............................................................... 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................................. 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 7
1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................... 9
1.3. Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực nghiên cứu..........................................11
1.3.1. Đặc điểm địa tầng ........................................................................................11
1.3.2. Đặc điểm cấu trúc, kiến tạo. .........................................................................17
1.4. Hệ thống dầu khí lơ A ...................................................................................19
1.4.1. Đá sinh .........................................................................................................19
1.4.2. Đá chứa........................................................................................................23
1.4.3.Tầng chắn .....................................................................................................25
1.4.4. Bẫy và dịch chuyển dầu khí..........................................................................26
1.5. Lịch sử tìm kiếm thăm dị. ............................................................................26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ HỆ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 29
2.1. Cơ sở dữ liệu..................................................................................................29
2.1.1. Tài liệu địa chấn ...........................................................................................29
2.1.2. Tài liệu giếng khoan .....................................................................................38

HV: Vũ Thành Dương

vii



Luận văn thạc sĩ

Mục Lục

2.1.3. Tài liệu khác ................................................................................................43
2.2. Hệ phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý thuyết..........................................44
2.2.1. Phương pháp cổ sinh ....................................................................................44
2.2.2. Phương pháp phân tích thạch học trầm tích ..................................................44
2.2.3. Phương pháp minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan .................................45
2.2.4. Phương pháp minh giải tài liệu địa chấn .......................................................47
2.2.5. Phương pháp tổng hợp khái quát hóa............................................................50
2.2.6. Phương pháp kế thừa, tiếp thu ý kiến chuyên gia ..........................................51
2.3. Quy trình phân tích tướng và mơi trường trầm tích ...................................51
CHƯƠNG 3: TƯỚNG VÀ MƠI TRƯỜNG TRẦM TÍCH TẦNG SH-8B KHU
VỰC MỎ X .......................................................................................................... 53
3.1. Kết quả phân tích tướng địa chấn ................................................................53
3.1.1 Lựa chọn tài liệu và mặt cắt ..........................................................................53
3.1.2 Phân tích tướng và mơi trường trầm tích dựa theo mặt cắt.............................53
3.2. Kết quả phân tích các thuộc tính địa chấn...................................................58
3.2.1. Thuộc tính biên độ bình phương trung bình
(Root Mean Square Amplitude) .............................................................................58
3.2.2. Thuộc tính RAI (trở kháng âm học tương đối)..............................................59
3.3. Kết quả phương pháp phân tích cổ sinh ......................................................60
3.4. Kết quả phương pháp phân tích thạch học trầm tích .................................64
3.5. Phân tích tài liệu địa vật lý giếng khoan ......................................................77
3.5.1 Lựa chọn dữ liệu và đường cong địa vật lý giếng khoan ................................77
3.5.2 Phân tích đường cong địa vật lý ....................................................................77
3.5.3 Liên kết đường cong địa vật lý với phương pháp thạch học, cổ sinh ..............79
3.6. Kết quả nghiên cứu tướng đá và môi trường trầm tích Oligocene

tầng SH-8B khu vực Tây Nam mỏ X...................................................................80
3.7. Đánh giá độ tin cậy của kết quả xác định mơi trường .................................86
3.8 Tiềm năng dầu khí tầng SH8 khu vực Tây Nam mỏ X ................................88
3.8.1. Các cấu tạo triển vọng ..................................................................................88

HV: Vũ Thành Dương

viii


Luận văn thạc sĩ

Mục Lục

3.8.2. Biện luận lựa chọn các thơng số và kết quả tính tài ngun dự báo cấp
R1 tầng SH-8B khu vực Tây Nam mỏ X ................................................................88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 91
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ ........................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................94
PHỤ LỤC A ......................................................................................................... 96
A. Kết quả phương pháp phân tích thạch học trầm tích ...................................96
A.1. Thành phần thạch học chi tiết mẫu lõi khoảng độ sâu 4259,60 – 4267,60 m
giếng khoan GK-4X ...............................................................................................96
A.2. Thành phần thạch học chi tiết mẫu lõi khoảng độ sâu 3780.5-3788.03 m
giếng khoan GK-6X ............................................................................................. 100

HV: Vũ Thành Dương

ix



Luận văn thạc sĩ

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ap: Apatit
AVO: Biên độ biến đổi theo khoảng cách
Bitexco: Nhà thầu dầu khí Bitexco
BK: Giàn khoan cố định nhẹ
CSTĐ: Chiều sâu tuyệt đối
DST, PLT: Thử vỉa bằng cần khoan, đo kiểm tra khai thác.
ĐVLGK: Địa vật lý giếng khoan
ep: Epidot
F: gồm Felspar và mảnh đá quartzite
GR, RHOB, NPHI, DT, LLD, LLS, MSFL: Các phương pháp đo địa vật lý giếng khoan
GR: cường độ gamma (Gamma ray)
LDVN, VSP: Liên doanh dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro
LLD/BK: Đường cong điện trở suất đới nguyên
ma: Magnhetit
MD: chiều sâu đo theo thân giếng khoan (measured depth)
MSP: Giàn khoan cố định
MTTT: mơi trường trầm tích
ng.m 3/ng.đ: ngàn m3 ngày đêm
P1: trữ lượng xác minh
PSDM: Dịch chuyển trước cộng trong miền độ sâu (Post stack depth migration)
PVEP: Tổng cơng ty thăm dị và khai thác dầu khí Việt Nam
py: Pyrit
Qd: Lưu lượng dầu
Qk: Lưu lượng khí


HV: Vũ Thành Dương

x


Luận văn thạc sĩ

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

R1: trữ lượng tiềm năng
RAI: trở kháng âm học tương đối (relative acoustic impedance)
RMS: Biên độ trung bình bình phương (Root mean square amplitude)
SH: Các mặt ranh giới phản xạ địa chấn
tu: Turmalin
TVD, CSTD: Chiều sâu thẳng đứng
TVDSS: Chiều sâu thẳng đứng dưới mực nước biển
Viện NCKH&TK, NIPI-VSP: Viện nghiên cứu khoa học và thiết kế, Liên doanh dầu
khí Viet Nga Vietsovpetro
VPI-Labs: Trung tâm phân tích-thí nghiệm, chi nhánh Viện dầu khí Việt Nam
VRJ: Liên doanh dầu khí Việt-Nga-Nhật
XRD: Phân tích nhiễu xạ tia X /phân tích Rơnghen

HV: Vũ Thành Dương

xi


Luận văn thạc sĩ


Danh mục các bảng
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Độ sâu các tầng phản xạ mỏ X theo chiều sâu tuyệt đối ..........................11
Bảng 1.2 Đặc trưng đá mẹ lơ A ..............................................................................20
Bảng1.3 Kết quả phân tích địa hóa mẫu đá giếng khoan D-3X...............................21
Bảng 2.1 Thống kê các tài liệu Địa vật lý giếng khoan trong khu vực lô A
(đơn vi tính mMD).................................................................................................39
Bảng 2.2 Kết quả thử vỉa của các giếng khoan cấu tạo S và mỏ X..........................40
Bảng 3.1 Phân chia sinh địa tầng tầng SH-8B giếng khoan GK-3X........................62
Bảng 3.2 Phân chia sinh địa tầng tầng SH-8B giếng khoan GK-4X........................62
Bảng 3.3 Phân chia sinh địa tầng tầng SH-8B giếng khoan GK-5X........................63
Bảng 3.4 Phân chia sinh địa tầng tầng SH-8B giếng khoan GK-6X........................63
Bảng3.5 Tổng hợp môi trường cổ sinh từ tài liệu giếng khoan mỏ X tầng
SH8B .....................................................................................................................64
Bảng 3.6 Kết quả phân tích rơnghen khống trong đá trầm tích GK-4X.................68
Bảng 3.7 Kết quả phân tích rơnghen tồn đá của mẫu lõi Oligocene trên
GK -6X ..................................................................................................................74
Bảng 3.8 Kết quả phân tích rơnghen hợp phần sét trầm tích Oligocene trên
GK -6X ..................................................................................................................75
Bảng 3.9 Thơng số và kết quả tính tài ngun dự báo cấp R1 tầng SH-8B
mỏ X lô A ..............................................................................................................89
Bảng A.1 Thành phần thạch học chi tiết mẫu lõi khoảng độ sâu
4259,60 – 4267,60 m giếng khoan GK-4X .............................................................96
Bảng A.2 Thành phần thạch học chi tiết mẫu lõi khoảng độ sâu
3780.5-3788.03 m giếng khoan GK-6X ............................................................... 100

HV: Vũ Thành Dương

xii



Luận văn thạc sĩ

Danh mục các hình vẽ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Các loại mơi trường trầm tích chính ........................................................ 5
Hình 1.2 Vị trí lơ A ................................................................................................10
Hình 1.3 Cột địa tầng tổng hợp lơ A ......................................................................16
Hình 1.4 Đồ thị Kross-plot giữa chỉ số HI và Tmax Đối với đá sinh
Oligocene dưới (а), Oligocene trên (в) lơ A ...........................................................20
Hình 1.5 Biểu đồ kết quả phân tích địa hóa giếng khoan ........................................22
Hình 1.6 Đồ thị phân bố nguồn gốc vật chất hữu cơ giếng khoan S-2X..................22
Hình 1.7 Biểu đồ giá trị Tmax và Ro giếng khoan S-2X lơ A.................................23
Hình 1.8 Đặc trưng thấm chứa khoảng độ sâu 3550 – 3650m MD của đá móng
giếng khoan D-1X (chương trình BASROC) ..........................................................25
Hình 2.1 Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ SH-B Lô A..........................................30
Hình 2.2 Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ SH-11 Lơ A ........................................31
Hình 2.3 Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ SH-10 Lơ A ........................................32
Hình 2.4 Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ SH-8B Lơ A........................................33
Hình 2.5 Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ SH-8 Lô A ..........................................34
Hình 2.6 Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ SH-7 Lơ A ..........................................35
Hình 2.7 Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ SH-5 Lơ A ..........................................36
Hình 2.8 Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ SH-3B Lơ A........................................37
Hình 2.9 Bản đồ cấu tạo theo tầng phản xạ SH-3 Lơ A ..........................................38
Hình 2.10 Mơi trường trầm tích với hình dạng đường cong ĐVLKG (GR) ............46
Hình 2.11 Phân loại tướng địa chấn theo Badley (1985) và Vail (1987) .................48
Hình 2.12 Quy trình phân tích tướng và mơi trường trầm tích ................................52
Hình 3.1 Mặt cắt phân tích tướng địa chấn dọc theo mỏ X qua các giếng khoan

GK 5X, 6X ............................................................................................................54
Hình 3.2 Mặt cắt phân tích tướng địa chấn ngang qua mỏ X qua các giếng khoan
GK 4X, 6X ............................................................................................................55
Hình 3.3 Mặt cắt phân tích tướng địa chấn ngang qua mỏ X qua các giếng khoan
GK 2X, 3X, 4X, 5X ...............................................................................................56
Hình 3.4 Bản đồ tướng địa chấn tập SH8B-SH10...................................................57

HV: Vũ Thành Dương

xiii


Luận văn thạc sĩ

Danh mục các hình vẽ

Hình 3.5 Bản đồ thuộc tính RMS theo tầng SH-8B cửa sổ từ 0-60ms
khu vực mỏ X ........................................................................................................59
Hình 3.6 Bản đồ thuộc tính RAI theo tầng SH-8B cửa sổ từ 0-60ms
khu vực mỏ X ........................................................................................................60
Hình 3.7 Kết quả phân tích và phân tập địa tầng giếng khoan GK-2X ....................61
Hình 3.8 Cột thạch học giếng khoan GK-4X theo khoảng mẫu lõi
Oligocene trên 4259,6-4267,6m .............................................................................69
Hình 3.9 Cột thạch học giếng khoan GK-6X theo khoảng mẫu lõi
Oligocene trên 3780,5-3788,03m ...........................................................................76
Hình 3.10 Kết quả phân tích mơi trường trầm tích từ tài liệu ĐVLGK
GK-2X, GK-3X .....................................................................................................77
Hình 3.11 Kết quả phân tích mơi trường trầm tích từ tài liệu ĐVLGK
GK-4X, GK-5X, GK-6X........................................................................................78
Hình 3.12 Liên kết ĐVLGK và mơi trường trầm tích các giếng khoan

GK-3X, 4X, 5X, 6X ...............................................................................................79
Hình 3.13 Thân cát cửa sơng tập SH8b-SH-10 .......................................................83
Hình 3.14 Bản đồ mơi trường tập SH8b-SH-10......................................................84
Hình 3.15 Liên kết giếng khoan tâp cát D45 mỏ X.................................................85
Hình 3.16 Mặt cắt thể hiện lịng sơng mỏ X ...........................................................85
Hình 3.17 Bản đồ dự báo thân cát tầng SH-8B .......................................................86
Hình 3.18 Mặt cắt liên kết giếng khoan tầng SH8B khu vực lân cận mỏ X
(mỏ R, G và D) ......................................................................................................87
Hình 3.19 Bản đồ mơi trường tổng hợp tầng SH8B khu vực lân cận mỏ X
(mỏ R, G và D) ......................................................................................................87
Hình 3.20 Bản đồ tài nguyên dự báo cấp R1 tầng SH-8B khu vực
Tây Nam mỏ X ......................................................................................................90

HV: Vũ Thành Dương

xiv


Luận văn thạc sĩ

Phần mở đầu
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỏ X nằm ở khu vực Trung tâm lô A được phát hiện năm 2014 sau khi nhận được
dịng dầu khí cơng nghiệp trong q trình thử vỉa giếng khoan thăm dị GK-2X ở tầng
SH-8B trầm tích Oligocene D, từ đó cho đến nay trên khu vực mỏ đã khoan thêm 7
giếng khoan thăm dò và khai thác gồm: GK-3X, 4X, 5X, 6X, 104, 105. Diện tích của lơ
A khoảng 5559 km2 trong đó diện tích mỏ X khoảng 14,5 km2, như vậy tiềm năng dầu
khí trên khu vực lô A cần tiếp tục được đánh giá chun sâu và chi tiết vì diện tích cịn

lại trên lơ cịn rất lớn. Khu vực phía Tây Nam mỏ X trong tầng SH-8B khu vực này có
cấu trúc cao hơn so với khu vực mỏ X như vậy nếu khu vực này tồn tại bẫy chứa thì
tiềm năng dầu khí được dự báo là có triển vọng tốt trong trầm tích Oligocene D.
Để đánh giá tiềm năng dầu khí khu vực Tây Nam thì việc xác định tướng đá và
mơi trường trầm tích Oligocene D (SH-8B) là yếu tố quan trọng từ đó dự báo sự phân
bố, xu thế phát triển của đá chứa ở khu vực này. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chưa
có báo cáo nào nghiên cứu chuyên sâu và chi tiết về tướng đá và mơi trường trầm tích
tầng SH-8B ở khu vực phía Tây Nam mỏ X.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Xác định tướng đá và môi trường trầm tích
nhằm đánh giá tiềm năng dầu khí tầng SH-8B khu vực Tây Nam mỏ X” đã được học
viên lựa chọn để làm luận văn thạc sỹ, kết quả của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ
hơn về đặc điểm mơi trường trầm tích, tướng thạch học từ đó dự báo sự phân bố đá
chứa và đánh giá tiềm năng dầu khí của các cấu tạo triển vọng nhằm nâng cao hiệu quả
cơng tác thăm dị trên khu vực Tây Nam mỏ X.
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích: Xác định tướng đá và mơi trường trầm tích tầng SH-8B khu vực Tây
Nam mỏ X nhằm đánh giá tiềm năng dầu khí từ đó nâng cao hiệu quả cơng tác thăm dị
dầu khí tầng SH-8B khu vực Tây Nam mỏ X trong giai đoạn tiếp theo.
Đối tượng nghiên cứu: Tầng SH-8B trầm tích Oligocene D khu vực phía Tây Nam
mỏ X.
Phạm vi nghiên cứu: Lô A bể Cửu Long.

HV: Vũ Thành Dương

1


Luận văn thạc sĩ

Phần mở đầu


3. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu địa chấn, địa vật lý giếng khoan, kết quả phân
tích cổ sinh, phân tích thạch học, phân tích tướng địa chấn tiến hành xác định mơi
trường lắng đọng trầm tích và tướng đá từ đó đánh giá tiềm năng dầu khí tầng SH-8B
của khu vực nghiên cứu. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu cần giải quyết các nhiệm vụ:
 Thu thập và đánh giá chất lượng tài liệu địa chất - địa vật lý trên khu vực mỏ X.
 Xác định tướng và mơi trường trầm tích theo tài liệu địa vật lý giếng khoan, tài liệu
địa chấn cũng như tài liệu phân tích thạch học mẫu vụn và mẫu lõi của các giếng, phân
tích cổ sinh.
 Xây dựng bản đồ phân bố mơi trường trầm tích và dự báo sự phân bố đá chứa tầng
SH8B trên khu vực mỏ.
 Đối sánh kết quả xác định môi trường với môi trường mỏ lân cận và phông môi
trường chung của khu vực.
 Tính tốn trữ lượng tiềm năng dầu khí các cấu tạo triển vọng.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phân tích cổ sinh, phân tích thạch học trầm tích.
 Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan.
 Phương pháp phân tích tướng và thuộc tính địa chấn.
 Kế thừa kết quả nghiên cứu đã có, tham khảo ý kiến chuyên gia.
 Tích hợp kết quả các phương pháp đã nêu, xác định tướng và mơi trường trầm tích
tầng SH8B cũng như dự báo xu thế phân bố đá chứa.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài ( xem mục 1.1 Chương I)
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
 Làm sáng tỏ môi trường trầm tích và dự báo sự phân bố đá chứa tầng SH8B trên
khu vực mỏ.
 Đánh giá tiềm năng dầu khí tầng SH-8B khu vực phía Tây Nam mỏ X.
 Là nguồn tài liệu bổ sung, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác thăm dị dầu khí
tiếp theo trên khu vực mỏ X.
7. Bố cục dự kiến của luận văn

Luận văn bao gồm 3 chương, 103 trang với 40 hình vẽ và 16 biểu bảng.

HV: Vũ Thành Dương

2


Luận văn thạc sĩ

Chương 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHU VỰC
NGHIÊN CỨU, LỊCH SỬ TÌM KIẾM THĂM DỊ KHAI THÁC
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nghiên cứu về tướng và mơi trường trầm tích, cũng
như có nhiều cách gọi và phương pháp khác nhau, trong khuôn khổ luận văn này học
viên chỉ nêu một số nội dung cơ bản và kết quả nghiên cứu về tướng và mơi trường trầm
tích trên thế giới.
1.1.1.3 Tướng trầm tích
 Thuật ngữ "tướng" (facies) lần đầu tiên đã được N. Stero (Đan Mạch) đưa vào trong
văn liệu địa chất năm 1669.
 Năm 1840 Gresli A (Thụy Sĩ) đã định nghĩa: "tướng trầm tích là các trầm tích cùng
tuổi nhưng được thành tạo ở những nơi khác nhau trên vỏ trái đất".
 Trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu tướng trầm tích được quan niệm rất khác nhau;
ví dụ: quan niệm tướng là thạch học và cổ sinh vật (Krumbein (Mỹ)), Belauxop (Nga).
Quan niệm tướng là điều kiện địa lý tự nhiên hoặc môi trường trầm tích (Nalipkin,
Jermchunnhicop (Nga), pettijohn (Mỹ).
 Quan niệm tướng là tổng hợp điều kiện sinh thành và thành phần trầm tích (vơ cơ và
hữu cơ) đại biểu là Rukhin và Teodorovic (1960, 1969). Rukhin định nghĩa tướng trầm

tích như sau: "Tướng là những trầm tích được thành tạo trong một vị trí nhất định có
cùng điều kiện địa lý tự nhiên khác với vùng lân cận". Ở đây cần hiểu "những trầm tích"
có nghĩa là cả thành phần vơ cơ và thành phần hữu cơ (động vật, thực vật) có mặt trong
trầm tích. Ví dụ: thành phần vơ cơ như sạn, cát, bột, sét; thành phần hữu cơ: than bùn,
than nâu, than antraxit, foraminifera, ám tiêu san hô….
Như vậy tướng bao gồm hai thành phần: trầm tích và mơi trường. Vì vậy tên gọi tướng
trầm tích phải đầy đủ cả hai thành phần đó. Ví dụ: Tướng cát lịng sơng đồng bằng;
tướng ám tiêu san hô biển nông; tướng bùn foraminifera biển nơng.
Trên cơ sở định nghĩa tướng trầm tích Rukhin (1960) đã phân loại tướng trầm tích thành
các nhóm tướng và tướng phụ thuộc vào mức độ chi tiết với:

HV: Vũ Thành Dương

3


Luận văn thạc sĩ

Chương 1

Nhóm tướng lục địa có tướng bậc thấp hơn.
 Tướng cuội, tảng, sạn, cát sườn tích.
 Tướng cuội, sạn, cát, bột sét lũ tích.
 Tướng cuội, sạn, cát, bột sét bồi tích.
 Tướng sét, sét than hồ - đầm lầy nước ngọt.
Nhóm tướng chuyển tiếp: gồm hai phụ nhóm tướng.
Phụ nhóm tướng châu thổ (delta) có:
 Tướng bột sét, cát đồng bằng châu thổ.
 Tướng cát, bùn bãi triều.
 Tướng bùn lagun cửa sông.

 Tướng cát cồn chắn cửa sơng.
 Tướng sét sườn châu thổ.
Phụ nhóm tướng vũng vịnh gồm:
 Tướng đê cát ven bờ.
 Tướng bùn vũng vịnh.
 Tướng bùn bãi triều vũng vịnh.
 Tướng bùn bãi triều đê cát ven bờ.
Nhóm tướng biển gồm:
 Tướng cát bãi triều.
 Tướng bùn sét biển nông.
 Tướng bùn vôi biển nông.
 Tướng bùn silic biển sâu.
 Tướng bùn turbidit biển sâu. [1]
1.1.1.3 Mơi trường trầm tích
Trong địa chất, mơi trường lắng đọng hoặc mơi trường trầm tích mơ tả sự kết hợp của
các q trình vật lý, hóa học và sinh học liên quan đến sự lắng đọng của một loại trầm
tích và do đó, các loại đá sẽ được hình thành, nếu trầm tích được bảo tồn được nguyên
vẹn. Trong hầu hết các trường hợp, các mơi trường liên quan đến các loại đá hoặc có
HV: Vũ Thành Dương

4


Luận văn thạc sĩ

Chương 1

mối liên quan đến các loại đá hiện nay. Tuy nhiên, càng quay trở lại thời địa tầng mà
các trầm tích được lắng đọng, càng có nhiều khả năng chúng khơng cịn hiện diện nữa.


Hình 1.1 Các loại mơi trường trầm tích chính [2]
Các loại mơi trường trầm tích chính:
 Lục địa
 Alluvial (bồi tích)

 Aeilian (gió)

 Lacustrine (hồ)

 Fluvial (sơng)

 Chuyển tiếp
 Deltaic (tam giác châu)

 Lake (hồ)

 Beach (bờ biển)

 Lagoonal (phá)

 Tidal (thủy triều)
 Biển:
 Môi trường nước biển nông (thềm nông, thềm sâu).
 Thềm nông: Phần đáy biển đủ nông để bị kích động bởi hành động sóng
hàng ngày.
 Thềm sâu: Phần dưới đáy biển và mơi trường lắng đọng trầm tích, nằm dưới
đáy sóng hàng ngày.
HV: Vũ Thành Dương

5



Luận văn thạc sĩ

Chương 1

 Môi trường nước sâu - Vùng phẳng dưới đáy đại dương sâu
 Rạn san hô
 Khác
 Evaporite: Một trầm tích được hình thành do bay hơi từ dung dịch nước.
 Băng hà.
 Núi lửa.
 Sóng thần.
 Xác định mơi trường lắng đọng trong trầm tích cổ.
Mơi trường lắng đọng trong trầm tích cổ được xác định bằng cách sử dụng kết hợp các
tướng trầm tích, sinh vật cổ, cấu trúc trầm tích và hóa thạch, đặc biệt là dấu vết hóa
thạch, vì chúng chỉ ra mơi trường mà chúng sống. [2]
1.1.1.3 Một số cơng trình nghiên cứu về tướng và mơi trường trầm tích trên thế giới
Có rất nhiều các nghiên cứu về tướng và mơi trường trầm tích ở khắp các khu vực
trầm tích trên toàn thế giới với các phương pháp khác nhau và có đóng góp quan trọng
cho cơng tác tìm kiếm và thăm dị dầu khí.
 Tên cơng trình nghiên cứu: Phân tích các tướng và mơi trường trầm tích của hồ
chứa DC70X trung tâm đầm lầy mỏ Mbakan, đồng bằng Nigeria (A. W. Mode, O. A.
Anyiam & J. O. Omuije). [3]
 Nội dung: Chất lượng vỉa chứa cát kết DC70X trong giếng khoan Mbakan-6,
mỏ Mbakan, đồng bằng Nigeria. Nghiên cứu này liên quan đến mô tả thạch học và
phân loại khoảng 47m mẫu lõi cát kết trong giếng. Với thành phần thạch học cát kết
trong vỉa chứa phản ánh rất rõ hệ thống lắng đọng trầm tích. Hai mơi trường lắng đọng
của các tướng cát được ngăn cách bởi lớp mudstone. Phía dưới gồm các tướng cát gần
bờ và phía trên là các trầm tích cửa sơng xâm lấn.

 Ưu nhược điểm: Các tác giả chủ yếu sử dụng vào phương pháp phân tích thạch
học của mẫu lõi, ưu điểm của phương pháp này là biết được chi tiết về thạch học, đặc
tính của đá chứa, chắn từ đó xác định chính xác được tướng đá và mơi trường trầm
tích của giếng khoan Mbakan-6 nhưng nhược điểm của phương pháp này là việc phân
tích tướng và mơi trường này mang tính chất cục bộ khơng chi tiết được cho các khu
vực lân cân và toàn bộ vùng đồng bằng Nigeria.
HV: Vũ Thành Dương

6


Luận văn thạc sĩ

Chương 1

 Tên cơng trình nghiên cứu: Phân tích tướng và mơi trường trầm tích của hệ tầng
Palaeozoic Coal-Bearing Madzaringwe thành hệ Tshipise-Pafuri, Nam Phi (Ntokozo
Malaza, Kuiwu Liu, and Baojin Zhao). [4]
 Nội dung: Sự hình thành này ghi lại một phần sự xâm nhập của địa hình rìa lục
địa thụ động. Phân tích tướng thạch học đã được thực hiện với mục đích tìm ra bản
chất của môi trường lắng đọng của thành hệ. Các trầm tích và phân nhịp địa tầng chỉ ra
rằng nó đại diện cho một tướng trầm tích phức tạp. Mười một tướng, với năm nhóm
tướng, đã được cơng nhận. Cơ sở của hệ tầng Madzaredwe sớm gồm một chuỗi các
braided channels. Các mỏ than đại diện cho đồng bằng lũ và trầm tích đầm lầy, được
đặc trưng bởi sét phiến, vỉa than dày, bột kết và cát kết. Ở giữa được đặc trưng bởi các
đá, khung đá dạng hình ống và dạng thấu kính chính như là đá cát kết, đá vôi mịn, bột
kết.... Sự lắng đọng thể hiện chúng được hình thành từ fluvial và braided channels.
Thành phần hạt thơ với cát kết hạt thô đến cuội sỏi chỉ ra sự lắng đọng trong hệ thống
bồi tích sơng. Đá cát kết hạt mịn thể hiện sự lắng đọng bởi các kênh rạch và đới cát
ngầm với môi trường lắng đọng dòng chảy thấp. Ở phần trên cùng của lát cắt được đặc

trưng bởi các tướng tương tự như phần dưới cùng, đại diện cho một chu kỳ mới.
 Ưu nhược điểm: Các tác giả sử dụng tài liệu địa vật lý, hình dạng các đường
cong để xác định mơi trường trầm tích nên độ phân giải cao, minh giải được chi tiết
tuy nhiên nhược điểm là kết quả phân tích sẽ cho ra kết quả đa nghiệm do hình thái
đường cong thường cho ra 2 đến 3 hình thái mơi trường trầm tích.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt nam cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu về tướng và mơi trường trầm
tích, ở đây tác giả liệt kê một số đề tài nghiên cứu gần đây:
 Tên cơng trình nghiên cứu: Địa tầng phân tập và mơi trường lắng đọng các trầm
tích đệ tam tại khu vực trung tâm và phía nam bể Sơng Hồng trên cơ sở tài liệu cổ
sinh (Chu Đức Quang, Nguyễn Văn Sử, Nguyễn Thị Thắm, Nguyễn Hoài ChungViện Dầu khí Việt Nam) [5].
 Nội dung: Kết quả nghiên cứu là địa tầng phân tập các trầm tích Đệ Tam
tại khu vực Trung tâm và phía Nam bể Sơng Hồng theo mơ hình tập trầm tích của Vail
(1987). Mơ hình tập trầm tích này gồm các hệ thống trầm tích: biển cao (HST), biển
HV: Vũ Thành Dương

7


Luận văn thạc sĩ

Chương 1

tiến (TST) và biển thấp (LST). Trong đó, hệ thống trầm tích biển thấp chứa các thành
tạo cát - cát kết quạt đáy và quạt sườn biển là tầng đá chứa dầu khí tiềm năng. Các
thành tạo đá chứa này có quy mơ phân bố rộng, chiều dày lớn và khép kín tốt bằng các
trầm tích sét kết, bột kết chứa nhiều vật chất hữu cơ. Số liệu phân tích cổ sinh địa tầng
tại 27 giếng khoan trong khu vực được sử dụng làm cơ sở tài liệu cho nghiên cứu này.
Kết quả nghiên cứu đã xác lập được 19 tập trong mặt cắt trầm tích Đệ Tam gồm các
tập: E2 - E4 thuộc Eocene (?), O2 - O4 thuộc Oligocene, M1 - M9 thuộc Miocene và

P1 - P4 thuộc Pliocene. Các miền hệ thống trầm tích biển thấp và gián đoạn bào mịn
đã được xác định tại một số giếng khoan trong khu vực nghiên cứu.
 Ưu nhược điểm: Các tác giả sử dụng tài liệu cổ sinh để xác định mơi trường
trầm tích cổ với các mẫu trực tiếp sẽ cho kết quả chính xác tuy nhiên độ sai số của
phương pháp này tương đối lớn vì ngồi mẫu lõi và sườn cịn có sử dụng mẫu vụn với
khoảng lấy mẫu lớn (10m/1 mẫu) và các mảnh vụn từ trên rơi xuống do sập lở.
 Tên cơng trình nghiên cứu: Sinh tướng và mơi trường trầm tích carbonate hệ tầng
Tri Tơn Miocene giữa Nam bể Sông Hồng (Nguyễn Xuân Phong - Tổng công ty Thăm
dị Khai thác Dầu khí, Nguyễn Ngọc - Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Lê Hải An Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam, Hồng Ngọc Đang, Lý Thị Huệ,
Trịnh Sóng Biển - Tổng cơng ty Thăm dị Khai thác Dầu khí). [6]
 Nội dung: Kết quả nghiên cứu cho thấy thành tạo trầm tích carbonate khối xây
của hệ tầng Tri Tơn, phía Nam bể Sơng Hồng là một trong những đối tượng quan
trọng của công tác tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu khí. Để góp phần làm sáng tỏ
nguồn gốc và điều kiện tích tụ các trầm tích ở khu vực này, bài viết đề cập đến các
kiểu sinh tướng và môi trường liên quan đến thời kỳ Miocene giữa trên cơ sở nghiên
cứu đặc điểm thạch học và các di tích hóa thạch nói chung (đặc biệt là nhóm động vật
đơn bào trùng lỗ kích thước lớn (Larger foraminifera), tảo đỏ (Rhodolith) và san hô
(Coral) theo tài liệu địa chất giếng khoan.
 Ưu nhược điểm: Các tác giả đã xác định môi trường dựa vào phương pháp
thạch học của tài liệu giếng khoan sẽ cho các kết quả trực tiếp từ các mẫu trong giếng
khoan với các hóa thạch sẽ chính xác hơn khi sử dụng các mẫu lõi, sườn tuy nhiên kết
quả nghiên cứu lại mang tính chất cục bộ trong phạm vi hẹp của các giếng khoan hơn
nữa phương pháp này sẽ có sai số nếu sử dụng mẫu vụn.
HV: Vũ Thành Dương

8


×