CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QỦA KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH IN
THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NHẬT QUANG
1.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
1.1.1. Quan điểm của các nhà kinh tế học:
- Nhà kinh tế học người Anh ADAM SMITH cho rằng:
"Hiệu quả là kết quả thu được trong hoạt động kinh tế,là doanh thu tiêu thụ
hàng hoá".
Nhà kinh tế học người Pháp OGIEPHRI cũng có quan điểm đồng nhất với
quan điểm của nhà kinh tế học người Anh ,ở đây hiệu quả được đồng nhất với chỉ
tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.Rõ ràng quan điểm này khó
giải thích khi kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng do tăng chi phí,do mở rộng
sử dụng các nguồn lực sản xuất.Nếu cùng một kết quả có hai chi phí khác nhau thì
theo quan điểm này chúng ta có cùng hiệu quả
- Mangred Kelr có quan điểm như sau:
"Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả thu được và chi
phí bỏ ra"
- Wohe và Paring đưa ra hai khái niệm hiệu quả tính bằng đơn vị hiện vật và
đơn vị giá trị như sau:
Tính bằng đơn vị hiện vật (chiếc ,cái, kg...) và lượng các nhân tố đầu
vào(giờ lao động,đơn vị tiền tệ,thiết bị ...)được gọi là hiệu quả có tính
chất kỹ thuật ,là mối quan hệ tỷ lệ giữa năng suất và tỷ lệ chi phí kinh
doanh bỏ ra
Tính bằng đơn vị giá trị:Là tỷ lệ giữa sản lượng và các nhân tố đầu vào
tính bằng tiền
Một cách khái quát:
Hiệu quả kinh doanh của một hiện tượng (hoặc một giá trị kinh tế) phản ánh
trình độ sử dụng các nguồ lực(nhân tài, vật lực,vốn) để đạt được mục tiêu đã xác
định.
1.1.2. Quan điểm của các nhà quản trị
Nhà quản trị có hai mối quan tâm chính khi tiến hành phân tích kết quả tài
chính của doanh nghiệp là:
- Đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của quá trình hoạt động kinh doanh.
- Kiểm tra xem các nguồn lực được sử dụng như thế nào.
Việc đánh giá hoạt động kinh doanh được dựa trên việc phân tích báo cáo lỗ -
lãi, trong khi hiệu quả sử dụng các nguồn lực thường được đo lường bởi việc xem
xét bảng cân đối kế toán và báo cáo lỗ - lãi.
1.1.3. Quan điểm của các chủ sở hữu:
Mối quan tâm chính của các chủ doanh nghiệp là khả năng sinh lời của nguồn
vốn bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh .Trong phần này khả năng
sinh lời được biểu hiện là lợi nhuận đạt được trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu
thông qua sự nỗ lực của các nhà quản trị .Họ cũng quan tâm đến các vấn đề thông
qua các khoản lợi nhuận mà họ được hưởng,nghĩa là bao nhiêu phần lợi nhuận
được tái đầu tư trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và bao nhiêu phần lợi
nhuận được trả cho họ dưới dạng lợi tức, cổ phần .Cuối cùng họ quan tâm đến ảnh
hưởng của kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên giá trị thị trường của
các khoản đầu tư của họ.
1.1.4. Một số quan điểm khác:
"Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ quan hệ giữa phần tăng thêm của kết quả và
phần tăng thêm của chi phí"
Quan điểm này đẫ biểu hiện quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được
và chi phí đã tiêu hao.Nhưng xét trên quan điểm triết học Mác-Lê Nin thì sự vật
và hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau chứ
không tồn tại một cách riêng lẻ.Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình trong
đó các yếu tố tăng thêm có sự quan hệ mật thiết với các yếu tố có sẵn ,chúng trực
tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi.Theo quan
điểm này ,tính hiệu quả kinh doanh chỉ được xét tới phần kết quả bổ sung và chi
phí bổ sung
"Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn nhu cầu của quy luật kinh tế cơ
bản của chủ nghĩa xã hội,cho rằng quỹ tiêu dùng với tính cách là chỉ tiêu đại
diện cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp"
Quan điểm này có ưu điểm là đã bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ
nghĩa, là không ngừng nâng cao đừi sống vật chất và tinh thần của nhân dân.song
khó khăn ở đây là phương diện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó .Đời
sống nhân dân nói chung và mức sống nói riêng rất đa dạng và phong phú,phản
ánh các chỉ tiêu mức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sống là điều
kiện khó khăn
"Một nền kinh tế là có hiệu quả khi nó không ngừng tăng sản lượng một
loại hàng hoá mà không cắt giảm một loại hàng hoá khác".
Quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ hiệu quả các nguồn lực của
nền sản xuất xã hội.Trên phương diện phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế sao
cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng
sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả.
"Hiệu quả kinh tế của một quá trình sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân , tài, vật lực ,tiền vốn) để
đạt được mục tiêu xác định"
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ lợi dụng các nguồn lực,
điều kiện của hoạt động sản xuất kinh doanh.Với quan điểm này hoàn toàn có thể
tính toán được hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh trong sự vận
động và biến đổi không ngừng,không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến đổi
khác nhau của chúng.
Kết luận:Từ các quan điểm trên chúng ta có thể hiểu:
"Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn nhân lực ,vật lực và tiền vốn của doanh nghiệp để đạt được
kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất"
Ta có công thức chung đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh sau:
H=C/K
Trong đó:
H:Hiệu quả sản xuất
K:Kết quả đầu ra
C:Yếu tố đầu vào
Công thức trên phản ánh :Mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu
đơn vị đầu ra và được dùng để xác định hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi phí
liên quan đến kết quả kinh tế.
1.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.2.1. Phân tích các chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh:
- Chỉ tiêu về sản lượng sản phẩm
- Chỉ tiêu về doanh số bán
- Chỉ tiêu về năng suất lao động và thu nhập bình quân
- Chỉ tiêu về lợi nhuận
- Chỉ tiêu về nộp ngân sách nhà nước
1.2.2. Phân tích các chỉ tiêu về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh
- Chỉ tiêu về lao động
- Chỉ tiêu về tiền vốn
- Chỉ tiêu về chi phí kinh doanh
1.3. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP
Hiệu quả kinh doanh là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố
trong quá trình kinh doanh.Để đánh giá chính xác phải có cơ sở khoa học,cần phải
xây dựng hệ thống chỉ tieu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu khái quát và các chỉ tiêu
cụ thể.Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất,sức hao phí, cũng như sức
sinh lời của từng yếu tố,từng loại vốn..Do vậy việc đánh giá đúng các chỉ tiêu trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn
đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,giúp cho doanh nghiệp phát huy mặt
mạnh, khắc phục mặt yếu kém
1.3.1.Các chỉ tiêu tổng hợp
Các chỉ tiêu tổng hợp được sử dụng để dánh giá hiệu quả kinh doanh của
một doanh nghiệp.Các chỉ tiêu này vừa phản ánh kết qủa hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp,vừa phản ánh chi tiết để có kết quả đó.Đó là các chỉ tiêu sau:
- Doanh thu
- Chi phí
- Lợi nhuận ròng
- Tỷ suất lợi nhuận
Ngoài ra có thể dùng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung sau:
Kết quả đầu vào
Hiệu quả kinh doanh =
Yếu tố đầu ra
1.3.2.Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Lợi nhuận
*Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x 100
Doanh thu
Lợi nhuận
*Tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay = x 100
Vốn kinh doanh
Lợi nhuận
*Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí = x 100
Tổng chi phí
Các chỉ tiêu này đều phản ánh: Cứ 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận .
1.3.3.Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là một bộ phận tạo ra hiệu quả kinh doanh.Vốn của
hiệu quả kinh doanh bao gồm:Vốn cố định và Vốn lưu động
1.3.3.1.Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Tổng doanh thu thuần
* Sức sản xuất của VCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết: Cứ một đồng Nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy
đồng doanh thu.
Nguyên giá bình quân TSCĐ
* Suất hao phí TSCĐ =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết: Cứ một đồng doanh thu thuần phải có bao nhiêu đồng
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Doanh thu
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ =
Vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết: Một đồng VCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
1.3.3.2.Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ).
Tổng doanh thu thuần
* Sức sản xuất của VLĐ =
VLĐ bq trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết: Một đồng VLĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
* Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động (VLĐ)
Việc sử dụng hợp lý,tiết kiệm VLĐ được thể hiện ở việc luân chuyển VLĐ
của doanh nghiệp nhanh hay chậm.VLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử
dụng VLĐ càng cao và ngược lại.Vì vậy đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
giải quyết nhu cầu về vốn của doanh nghiệp.Tốc độ luân chuyển của VLĐ được
thể hiện qua 2 chỉ tiêu là : Số lần luân chuyển ( số vòng ) và kỳ luân chuyển vốn
(số ngày của một vòng quay vốn)
Doanh thu thuần trong kỳ
* Số vòng quay của VLĐ =
VLĐ bq trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết:VLĐ quay được mấy vòng trong kỳ.Nếu số vòng quay
tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
Thời gian của kỳ phân tích
* Kỳ luân chuyển của VLĐ =
Số vòng quay của VLĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết cho VLĐ quay được một vòng.Thời
gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn và ngược
lại.
1.3.3.3.Chỉ tiêu chi phí kinh doanh,tỷ suất chi phí.
Tổng doanh thu
* Sức sản xuất của chi phí =
Chi phí đầu vào
(Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí đầu vào thì tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu)
Tổng chi phí
* Tỷ suất chi phí = x 100