Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ DỤNG CỤ CƠ KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.04 KB, 30 trang )

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ HÀNG HOÁ CỦA CÔNG
TY VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ DỤNG CỤ CƠ KHÍ
I.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ DỤNG CỤ CƠ KHÍ
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1. Lịch sử hình thành
Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí là một trong những tổng công ty
lớn của Việt Nam được Bộ vật tư quyết định thành lập vào ngày 22 tháng 12 năm
1971.
Từ năm 1971- 1975 Công ty vật liệu điện là công ty chuyên doanh nghành
hàng của trung ương có nhiệm vụ tập hợp nhu cầu và rót hàng cho các công ty vật
liệu tổng hợp các tỉnh và công ty hoá chất vật liệu điện – Hà Nội.
Từ 1976 - 1980, phương thức kinh doanh của Công ty không thay đổi nhưng
ngoài phạm vi đáp ứng cho các tỉnh miền Bắc còn có nhiệm vụ điều hành cho các
công ty chuyên doanh nghành hàng khu vực trực thuộc Tổng công ty Hoá chất -
Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí đóng tại Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Thái
nguyên, Hải Phòng.
Từ 1980 - 1983, Công ty là thành viên của liên hiệp cung ứng vật tư khu vực
1. Phương thức kinh doanh vẫn giữ nguyên nhưng địa bàn chỉ còn lại 6 tỉnh và Hà
Nội, công ty trở thành công ty chuyên doanh nghành hàng khu vực.
Năm 1985 tên công ty được đổi thành: "Công ty vật liệu điện và dụng cụ
cơ khí "
Năm 1993 theo nghị định 388/HĐBT công ty được thành lập lại theo quyết
định số 613/TM-TCCB ngày 28 –5-1993 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, từ năm
1994 Công ty trực thuộc Bộ Thương mại và sử dụng tên giao dịch là ELMACO
Trụ sở đặt tại: 240 Tôn Đức Thắng – Hà Nội
Điện thoại: (84 – 4) 8511918, 8510134, 5114010
fax: (84 – 4) 8514315
E- mail: ELMACOnk@hn. Vnn. Việt Nam
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân theo pháp luật, có quyền và các nghĩa
vụ theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số
vốn do công ty quản lý, có con dấu, tài khoản và các quỹ tập trung.


1.2.Quá trình phát triển của công ty Vật Liệu Điện Và Dụng Cụ Cơ Khí
Ra đời từ khi đất nước còn chiến tranh đến nay ELMACO đã trải qua hơn 30
năm xây dựng và phát triển. Mười năm lăm đầu trong lịch sử của mình, ELMACO
đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển phụ thuộc vào quá trình cải tổ hệ thống cung
cấp tư liệu sản xuất của nền kinh tế
Thế hệ những người đi trước đã xây dựng ELMACO bằng cả tinh
thần và nhiệt huyết mà mình có được. Biết bao công sức, trí tuệ và mồ hôi đã đổ ra
cho việc tạo dựng cơ sở vật chất ban đầu. Những bài học cách làm trong việc phát
triển tạo nguồn hàng làm cho công ty nhận thấy không thể chỉ trông chờ vào nhập
khẩu mà còn có thể tổ chức sản xuất được trong nước với nhiều mặt hàng, và chính
điều đó đã tạo ra sự năng động, nhạy bén và sát thực tế của quá trình sản xuất. Đây
chính là những tài sản vô hình đã tích luỹ được của ELMACO trong thời kỳ bao
cấp.
Mặc dù những thành công chưa đáng kể, nhưng trên bình diện chung của
thời kỳ bao cấp. ELMACO luôn là một doanh nghiệp hàng đầu về thực hiện nhiệm
vụ kinh doanh và các nhiệm vụ chính trị khác.
Năm 1986 là năm khởi đầu của đổi mới tư duy kinh tế, ELMACO đã mạnh
dạn và tự tin bước vào con đường mới, sự bao cấp cảu nhà nước không còn, sự vận
động của doanh nghiệp quyết định sự tồn tại của mình. Năm 1986 ELMACO đã
vinh dự được nhà nước trao tăng phần thưởng cao quý "huân chương lao động hạng
ba".
Tất cả đều mới mẻ trên nền xuất phát điểm thấp, cơ chế có nhiều vướng
mắc nhưng nhờ sự triển khai đồng bộ ELMACO đã trưởng thành vượt bậc.
Đến năm 1991 ELMACO đã có một vị thế khá vững chắc trên thương
trường. Doanh thu năm 1991 đã gấp 140 lần so với năm 1986 và cho đến hết năm
1991 ELMACO đã tự tích luỹ bổ sung thêm được một số vốn bằng 20% vốn ngân
sách cấp. Nhưng vượt lên trên tất cả con số đó là hình ảnh ELMACO đi trước về
nhiều mặt, đột phá về tư duy kinh doanh sáng tạo năng động. Năm 1991 ELMACO
đã vinh dự được tặng thưởng "Huân Chương Lao Động Hạng Nhì, huân chương của
lòng dũng cảm vượt khó khăn, sáng tạo, dám nghĩ dám làm và hội nhập với kinh tế thị

trường."
Từ năm 1993 ELMACO đã thực sự tự chủ về mọi mặt, những vấn đề về tổ
chức mạng lưới, tổ chức kinh doanh, củng cố theo chiều sâu thị trường được mở
rộng với hệ thống các chi nhánh, cửa hàng khắp mọi miền đất nước. Hình thành
những bộ phận mới trong cơ cấu tổ chức như phòng Marketing, mặc dù chưa được
quyền xuất nhập khẩu trực tiếp nhưng nhờ tổ chức tốt các mối quan hệ với thị
trường ngoài nước nên ELMACO đã tổ chức phòng xuất nhập khẩu là đầu mối
chính để tạo nguồn ngoài nước và phát triển mặt hàng, phát triển thị trường mới.
Năm 1994 ELMACO được xuất nhập khẩu trực tiếp công ty đã có thị trường
cung cấp rộng lớn, đối tác cung cấp tin cậy mà còn thành thạo trong nghiệp vụ kinh
doanh xuất nhập khẩu. Doanh thu của ELMACO đã tăng liên tục trong giai đoạn
này, từ 67 tỷ đồng năm 1991 đến 362 tỷ đồng năm 1994.
Sau giai đoạn thành công có tính đột phá, những dấu hiệu trì trệ và bất ổn
trong hoạt động kinh doanh của ELMACO đã xuất hiện. Trước hết là sự mất cân
đối giữa tiềm lực và quy mô họat động, với số vốn mà nhà nước giao năm 1991 chỉ
đáp ứng được trên 20% nhu cầu vốn kinh doanh và số vốn đó trong những năm
tiếp sau chỉ đáp ứng từ 7 – 15% nhu cầu. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu thực tế sử dụng
được cho kinh doanh giai đoạn 1991 – 1994 chỉ đáp ứng được 3 – 7%.
Mặc dù vậy, ELMACO đã phải tập trung mọi lỗ lực tìm kiếm các nguồn vốn
chính thức và phi chính thức để đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh, nhưng với số
vốn chủ sở hữu quá thấp như thế thì khả năng ổn định kinh doanh và tăng trưởng
bền vững cũng như hiệu quả cuối cùng khó đạt được.
Do những yêu cầu phát triển đó sự mất cân đối nguồn lực và quy mô quá
lớn và buộc phải thực hiện quá trình cắt giảm quy mô hoạt động bắt đầu diễn ra từ
năm 1995.
Trong giai đoạn 1995 – 1997 doanh thu của công ty giảm liên tục cho đến
năm 1997 chỉ còn 240 tỷ đồng. Là một doanh nghiệp kinh doanh vật tư nên
ELMACO chưa chú trọng đúng mức tới thị thị trường ngoài nước nên không phát
triển được xuất khẩu. Với cơ cấu kinh doanh có từ 75 – 80% hàng nhập khẩu,
không phát triển được hoạt động xuất khẩu nên sự mất cân đối trong cán cân thanh

toán là cực kỳ nghiêm trọng, hầu như nguồn ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập
khẩu đều mua của các tổ chức tín dụng họăc doanh nghiệp khác. Cũng trong thời
gian này, dấu hiệu suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế trong khu vực đã xuất hiện
và đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực đã ảnh hưởng
rất lớn đến hoạt đọng kinh doanh của ELMACO. Do tăng giá của usd so với đồng
Việt Nam, ELMACO đã rơi vào một tình thế không lối thoát khi giá bán vật tư
bằng nội tệ không tăng, các khoản vay ngoại tệ để nhập khẩu vật tư trước đó đã
đến hạn trả nợ, khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh không thể bù đắp được ngay.
Hậu quả này làm cho tình trạng tài chính gần như mất cân đối hoàn toàn,
ELMACO buộc phải dừng khẩn cấp các phát sinh mất về ngoại tệ, chỉ thực hiện
các thương đảm bảo được nguồn ngoại tệ và có hiệu quả bù đắp chênh lệch tỷ giá.
Sự cắt giảm quy mô, già soát lại mặt hàng, cơ cấu kinh doanh và hoạch định lại
phương thức quản lý điều hành kinh doanh được áp dụng một cách tức thời, chấp
nhận nhiều mất mát để trụ lại sau cơn lốc tỷ giá.
Trong giai đoạn đó ELMACO đã chủ động mở rộng phân cấp dành quyền tự
chủ cao độ cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc thì nay buộc phải quay trở lại áp
dụng cơ chế và mô hình quản lý tài chính và tổ chức kinh doanh tập trung. Nhưng
cơ chế quản lý điều hành tập trung này không áp dụng một cách cứng nhắc, máy
móc theo kiểu hành chính mệnh lệch, không vi phạm mà mất đi tính tự chủ sáng
tạo vốn có của mỗi nhóm kinh doanh mà được kết hợp với các chế độ khoán, quản
hợp lý mới, linh hoạt và uyển chuyển trên cơ sở các đơn vị kinh doanh ở từng cấp,
từng bộ phận. Hệ thống các mặt hàng sương sống được xác định lại và tập trung
đầu tư nhân lực, tiền vốn cho kinh doanh các mặt hàng đó, các mặt hàng phụ kết
hợp phương thức huy động góp vốn kinh doanh để duy trì việc làm và thu nhập.
Phân định rõ ràng hơn quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm phân chia rủi ro trong tổ
chức kinh doanh từng phương án kinh doanh, từng nhóm mặt hàng nhỏ. Sử dụng
triệt để cơ sở vật chất đã đầu tư trước đó và kết hợp phương thức đầu tư mới để mở
rộng dịch vụ cho thuê cửa hàng, kho bãi không cứng nhắc trong việc sử dụng cơ sở
vật chất tận dụng lợi thế so sánh về địa điểm và một mặt vừa cho thuê mặt khác lại
thuê lại của hàng, kho bãi ở những địa điểm khác để mở rộng kinh doanh phù hợp

với cơ cấu kinh doanh. Nhờ đó ELMACO lấy lại được thế đứng trong điều kiện
cạnh tranh khốc liệt.
Trong năm 2000 doanh thu đã tăng trở lại, lợi nhuận bù đắp được một phần
hậu quả của những năm trước đó, đời sống người lao động được cải thiện đáng kể
với mức tăng 45% so với năm trước và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh
cũng tiếp tục tăng trưởng.
ELMACO đã vững vàng trên con đường phát triển của mình với những xu
thế và cơ sở cho quá trình phát triển bền vững đã được xác lập một bước, với hệ
thống các mặt hàng xương sống đi cùng với hệ thống khách hàng chủ yếu, các
quan hệ lợi ích được giải quyết tốt hơn đang tạo ra những động lực mới, những tồn
tại đã được giải quyết một cách chủ động trên cơ sở hiệu quả đích thực của hoạt
động kinh doanh và đang dần tái xác lập một cân đối tài chính doanh nghiệp lành
mạnh.
Thành công, phát triển, suy giảm rồi lại vững bước trên chặng đường hơn 30
năm xây dựng và phát triển trước mắt ELMACO sẽ còn nhiều chặng đường nhưng
cả lịch sử 30 năm ELMACO và đặc biệt 15 năm đổi mới qua những giai đoạn phát
triển đã là thực tiễn sinh động chứng minh một xu thế không thể đảo ngược là
ELMACO sẽ phát triển bền vững và trường tồn trong mọi thử thách của thương
trường.
2.Chức năng, nhiệm, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, sơ đồ cơ cấu tổ chức của
công ty ELMACO
2.1. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
Là một doanh nghiệp nhà nước được phân công tổ chức kinh doanh hàng vật
liệu điện và dụng cụ cơ khí, các loại vật tư thiết bị tổng hợp phục vụ sản xuất tiêu
dùng và xuất khẩu, công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau:
- - Kinh doanh các loại vật tư hàng hoá thuộc nghành hàng vật liệu điện và
dụng cụ cơ khí...phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong cả nước.
- Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, làm đại lý tiêu thụ các mặt hàng thuộc phạm
vi kinh doanh của công ty.
- Tổ chức gia công liên doanh liên kết hợp tác đầu tư sản xuất với các tổ

chức kinh tế trong và ngoài nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu cũng như đáp ứng
nhu cầu trong nước.
Với mục đích và nội dung hoạt như trên công ty đã đề ra các nhiệm vụ:
- Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng ngoại thương đã
ký kết.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn do nhà nước cấp tự khai thác
các nguồn vốn hỗ trợ, đảm bảo tự trang trải đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ nhà
nước giao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
- Nghiên cứu các khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường trong nước và thế
giới nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và
xuất khẩu.
2.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh và các lần thay đổi đăng ký kinh doanh
thì Công ty kinh doanh hai nhóm ngành hàng chính là vật liệu điện và dụng cụ cơ
khí với các mặt hàng chủ yếu sau:
Kinh doanh các thiết bị đo lường, bảo vệ và các khí cụ khác như
Kinh doanh các loại dây điện từ phong phú về chủng loại mẫu mã, kích
thước, vật liệu cách điện cách nhiệt...
Kinh doanh các loại máy phát điện máy nén khí động cơ điện một pha, ba
pha, các loại máy công cụ dụng cụ cầm tay.
Kinh doanh các loại đá mài phong phú về hình dáng, kích thước và cỡ hạt
Kinh doanh dụng cụ cắt gọt, gia công kim loại, gỗ đá, các loại lưỡi cưa lưỡi
dao...
Và kinh doanh các loại máy điện phục vụ cho sản xuất với nhiều chủng loại
phong phú...
Cũng như nhiều loại máy móc cơ khí khác; các dụng cụ và thiết bị nâng đỡ.
Ngoài ra Công ty còn tổ chức xuất khẩu tùng hương, cao su và các loại
quặng kẽm...
2.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
(ELMACO)

Trong quá trình hình thành và phát triển công ty đã có nhiều mô hình về tổ
chức bộ máy quản lý để phù hợp với cơ chế thị trường trong từng giai đoạn khác
nhau.

Mô hình bộ máy của công ty được tổ chức như sau
GI M Á ĐỐC
Kế toán trưởng
P. giám đốc P. giám đốc P. giám đốc
Phòng T ià
Chính – Kế
Toán
Trung Tâm
Kinh Doanh
Phòng Tổ
Chức H nhà
Chính
Trung Tâm
Kinh Doanh

Nghiệp
Kinh
Doanh

nghiệp
Sản Xuất
Thiết Bị
Điện
Nh Máyà
sản Xuất
dây và

cáp điện
Xí Nghiệp
Kinh
Doanh Kho
Vận

Nghiệp
Kinh
Doanh
Tổng
Hợp 1

Nghiệp
Kinh
Doanh
Tổng
Hợp 2
Đứng đầu công ty là giám đốc Công ty do Bổ trưởng thương mại trực tiếp bổ
nhiệm, là người chịu trách nhiệm toàn diện và điều hành chung toàn bộ hoạt động
của công ty, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn công ty trước cơ quan
quản lý cấp trên và trước pháp luật.
Giúp việc cho giám đốc là 3 phó giám đốc do giám đốc công ty đề bạt và bộ
trưởng thương mại quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Bộ phận chuyên môn gồm có 2 phòng quản lý và 5 phòng kinh doanh. Ngoài
ra công ty còn có hai đơn vị sản xuất đó là nhà máy dây và cáp điện, xí nghiệp sản
xuất thiết bị điện. Phụ trách mỗi đơn vị là giám đốc, phó giám đốc, trưởng các chi
nhánh, các trưởng phó các phòng ban.
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau:
- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức phân công lực
lượng lao động, tuyển dụng đào tạo cán bộ, nâng bậc lương cho nhân viên hàng

năm theo đúng quy định hiện hành của Bộ lao động. Trong phòng tổ chức hành
chính có một bộ phận chuyên làm công tác thanh tra, giám sát các hoạt động của
Cửa
h ngà
kinh
doanh
vật liệu
cách
điện
Cửa
h ng KDà
thiết bị
đóng
ngắt
Cửa
H ngà
Kinh
Doanh
Điện
Dân
Dụng
Cửa h ngà
kinh doanh
động cơ
Cửa
H ngà
Kinh
Doanh
Thiết Bị
Điện

Cửa
H ngà
Xây
Dựng
Thiết Bị
Cơ Sở
Chi nhánh
Quảng Ninh
Chi nhánh
Đông Hà
Quảng Trị
Chi nhánh TP.
Hồ Chí Minh
Chi nhánh
Đ Nà ăng
Chí nhánh
Thái
Nguyên
công ty, giải quyết các đơn thư khiếu nại và đề xuất với ban giám đốc những biện
pháp xử lý. Phòng tổ chức hành chính có 19 nhân viên.
Biểu 1: Số lượng lao động của phòng tổ chức hành chính
STT Chỉ tiêu Số lượng
1 Lao động có trình độ đại học và trên đại
học
7
2 Lao động trung cấp 2
3 Bảo vệ 8
Nguồn: Từ phòng tổ chức hành chính
- Phòng tài chính – kế toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm
và số hiện có của các loại vốn, quỹ, tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh

doanh hàng năm, lập báo cáo tài chính và tổ chức bảo quản, lưu trữ số liệu, hồ sơ...
- Phòng vốn và kế hoạch là dơn vị trực ty thuộc phòng tại chính kế toán co
nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch tham mưu cho công ty đông thời quản lý trực tiếp
tình hình chu chuyển tài chính tiền tệ và giải quyết các công nợ.
- Các phòng kinh doanh: Tuỳ thuộc vào sự phân công phân nhiệm của ban
quản lý các phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, đẩy mạnh công tác
tiêu thụ hàng hoá trong nhóm ngành hàng được giao.
- Các đơn vị sản xuất: là những đơn vị hạch toán phụ thuộc trực tiếp sản
xuất kinh doanh theo chuyên ngành được phân công, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trước ban giám đốc công ty và pháp
luật.
- Các chi nhánh: là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, thực hiện nghiên cứu
mở rộng thị trường tiêu thụ toàn bộ những mặt hàng kinh doanh của công ty trên
địa bàn chi nhánh quản lý.
II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ
CỦA CÔNG TY VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ DỤNG CỤ CƠ KHÍ
1.Đặc điểm kinh doanh
1.1.Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của công ty
Công ty Vật Liệu Điện Và Dụng Cụ Cơ Khí có bề dày sản xuất kinh doanh
ngành hàng vật liệu đIện đã hơn 30 năm. Chiến lược kinh doanh của công ty cũng
ảnh hưởng rất lớn bởi đặc đIểm của ngành hàng vật liệu điện
Vật liệu điện là loại vật tư tham gia vào quá trình sản xuất có dạng như sau:
sửa chữa thay thế cơ đIện, trang bị công cụ lao động, sửa chữa trang bị hệ thống
cho sản xuất, và các dạng phục vụ khác cho nhu cầu của dân cư
Do sự đa dạng cảu ngành hàng ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho nên
cơ cấu ngành hàng, quy cách nghành hàng khá phức tạp. Hơn nữa phần lớn các
mặt hàng này không phải là vật tư chủ yếu của sản xuất, không có định mức tiêu
dùng vì vậy đòi hỏi phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trong kinh
doanh cũng như trong sản xuất, đồng thời phải luôn nắm bắt theo sát nhu cầu thị
trường.

Các mặt hàng kinh doanh của công ty không có trong danh mục quản lý của
nhà nước mà do các đơn vị tự động nghiên cứu, nên cân đối thông qua hợp đồng
mua bán sau đó đăng ký với nhà nước và được nhà nước chấp nhận cho nhập khẩu.
Đặc điểm này đòi hỏi công việc nghiên cứu thị trường nắm bắt nhu cầu cảu thị
trường và tìm kiếm khách hàng giữ khách hàng phảI đặc biệt chú ý coi trọng.
Trong những năm của thời kỳ bao cấp công ty chưa chú ý đến việc này nên
chưa có kế hoạch, chính sách mua hàng hợp lý tức là hàng mua vào không được
đặt trong mối quan hệ với hàng bán ra, do đó không bám sát nắm bắt nhu cầu cảu
thị trường.
Những năm gần đây với việc cải cách nền kinh tế của đất nước, công ty Vật
Liệu Điện Và Dụng Cụ Cơ Khí cũng đã có nhiều lỗ lực và cố gắng. Công ty đã tổ
chức sản xuất kinh doanh một cách năng động hợp lý, mặt hàng kinh doanh có
nhiều chuyển biến tích cực để đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo chất lượng
hàng hoá bán ra.
Trong bán buôn, bán lẻ công ty đã có nhiều cửa hàng quầy hàng rộng khắp
trong cả nước với sự chuyển đổi cơ cấu mặt hàng kinh doanh đáp ứng kịp thời thị
hiếu của khách hàng.
Những mặt hàng kinh doanh nhập khẩu cảu công ty hiện nay là: cáp điện,
dây đIện từ, lốp ô tô, băng tải, lưỡi cưa vòng, công tơ, que hàn, carton cách điện,
nhôm, đồng kẽm…Những mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí được nhiều
đơn vị doanh nghiệp khác tham gia kinh doanh nên mặt hàng của công ty cũng bị
cạnh tranh gay gắt.
1.2.Môi trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh của công ty
Trong những năm gần đây những mặt hàng kinh doanh của ELMACO đã
gặp phảI nhiều sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường không chỉ các dơn vị sản xuất
trong nước mà còn các đơn vị nhập khẩu khác. Hiện tượng cung vượt cầu sảy ra
liên tục làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh nhau khốc liệt. Doanh nghiệp nào
cũng cố gắng dành nhiều khách hàng cho mình.
Việc tồn tại cạnh tranh là có lợi cho nền kinh tế và người tiêu nhưng lại là
nguy cơ tiêu diệt bất kỳ doanh nghiệp nào nếu không đầu tư và lỗ lực hơn nữa

trong việc duy trì vị thế trên thương trường. Sự thôn tính tranh dành người cung
cấp và khách hàng luôn diễn ra mọi lúc, ở mọi nơi giữa các công ty thuộc các
thành phần kinh tế. Thực tế cho thấy chi phí để lôi kéo một khách hàng mới mua
sản phẩm của công ty sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí để giữ chân khách hàng cũ,
vì vậy phải bảo vệ khách hàng cũ và mở rộng quy mô lôI kéo khách hàng mới.
Đối thủ cạnh tranh của công ty có rất nhiều và xuất hiện dưới nhiều hình
thức thuộc các thành phần kinh tế khác nhau từ các doanh nghiệp nhà nước đến các
công ty tư nhân, công ty liên doanh chuyên sản xuất vật liệu đIện và dụng cụ cơ
khí, các công ty TNHH cụ thể như: Công ty TNHH Việt Hà, Công ty Nhật Linh.
Đối thủ cạnh tranh thì rất nhiều, tiềm lực của các đối thủ thì rất lớn nên việc kinh
doanh cảu công ty gặp nhiều khó khăn nhưng do công ty có uy tín trong và ngoài
nước, ngoài ra có hệ thống bạn hàng tin cậy trong và ngoài nước cùng với lỗ lực

×