Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ erp tại các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHẠM VĂN SIM ANH

KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ ERP
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
Mã số: 60.43.48

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2013


Cơng trình hồn thành tại: Trƣờng Đại học Bách Khoa- ĐHQGTP.HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thanh Bình
Cán bộ chấm nhận xét 1:TS. Nguyễn Đức Cƣờng
Cán bộ chấm nhận xét 2:TS.Lý Quốc Ngọc
Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM ngày 19
tháng 7 năm 2013
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Đặng Trần Khánh - Chủ Tịch Hội Đồng
2 .TS. Nguyễn Thanh Bình - Uỷ Viên
3.TS. Nguyễn Đức Cƣờng - Phản Biện 1
4.TS.Lý Quốc Ngọc - Phản Biện 2
5.TS. Huỳnh Thanh Vân - Thƣ ký hội đồng
Xác nhận của chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trƣởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có)


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA KH&KT MT


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Tp.HCM, ngày 21 tháng 6 năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Phạm Văn Sim Anh Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 12/10/1985

Nơi Sinh: Kiên Giang

Chuyên ngành: Hệ thống thông tin quản lý

MSHV: 10320978

Khoa (Năm trúng tuyển): 2010
TÊN ĐỀ TÀI

I.

Khảo sát các yếu tố dẫn đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các

doanh nghiệp Việt Nam
NHIỆM VỤ VÀ LUẬN VĂN

II.

o Giới thiệu lý do hình thành đề tài
o Cơ sở lý thuyết phục vụ cho đề tài
o Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến triển khai thành công hệ thống ERP
o Đo lƣờng mức độ quan trọng của các yếu tố thông qua việc khảo sát ngƣời
dùng
III.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 21/1/2012

IV.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 21/6/2012

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

TS. NGUYỄN THANH BÌNH

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN


LỜI CÁM ƠN
Để đạt đƣợc kết quả này, em không thể nào quên đƣợc sự giúp đỡ, hỗ trợ của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài trƣờng Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trƣớc hết, em xin chân thành gửi lời cám ơn đến Ban chủ nhiệm khoa Khoa Học và
Kỹ Thuật Máy Tính trƣờng Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh và tồn thể

q Thầy, Cơ trong khoa tham gia giảng dạy chƣơng trình hệ thống thông tin quản lý
đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong quá trình học tập tại
trƣờng.
Đặc biệt, em gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy, TS. Nguyễn Thanh
Bình đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt nghiên cứu này.
Em cũng gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia trong lĩnh vực ERP đã nhiệt tình hỗ trợ,
chia sẻ kiến thức trong suốt quá trình phỏng vấn và lấy số liệu. Các anh Dƣơng Quang
Tú, Phí Anh Tuấn, Nguyễn Thành Đạt, chị Nguyễn Thị Huyền Trang là những chuyên
gia, luôn luôn chia sẻ kiến thức, kinh nghiêm cho em suốt quá trình làm nghiên cứu
này.
Em xin gửi lời cám ơn đến cha me, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ em
hoàn thành luận văn này.

Chân thành cảm ơn
Tp.HCM, ngày 21 tháng 6 năm 2013

Phạm Văn Sim Anh


i

TĨM TẮT
Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin nói chung và ERP nói riêng vào các doanh
nghiệp Việt Nam dần đang trở thành mối quan tâm nghiêm túc và ảnh hƣởng đến năng
lực cạnh tranh và xa hơn nữa là sự thành bại của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hệ thống ERP còn mới mẻ đối với phần lớn doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó việc ứng dụng hệ thống này vào doanh nghiệp cũng không hề đơn giản.
Mục tiêu của nghiên cứu này là khám phá ra các yếu tố quyết định đến việc ứng
dụng thành công vào các doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh đó là đánh giá đƣợc với
các yếu tố thành cơng đó, yếu tố nào là quan trọng, cần quan tâm nhiều hơn các yếu tố

khác. Một khi nguồn lực của doanh nghiệp có hạn, thì việc tập trung nguồn lực vào
một số yếu tố là cần thiết.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành với việc ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp Việt
Nam. Đối tƣợng khảo sát là các cá nhân có hiểu biết về ERP, những ngƣời đang làm
ERP trong vai trò là ngƣời sử dụng hoặc ngƣời tƣ vấn triển khai, những ngƣời tuy
không thuộc các đối tƣợng trên nhƣng có quan tâm tìm hiểu về ERP và các đối tƣợng
đang học tập và làm việc tại các doanh nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành qua việc tìm kiếm tài liệu trên Internet và các nghiên
cứu trƣớc đó, để đƣa ra danh mục các yếu tố thành công trƣớc khi dùng các yếu tố này
để gợi ý trong việc phỏng vấn các chuyên gia trong ngành để chuẩn hóa các yếu tố
bằng việc thêm các yếu tố còn thiếu và loại bỏ các yếu tố thừa, trùng lắp. Các yếu tố
này sẽ đƣợc dùng để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát định lƣợng. Với bộ mẫu thu đƣợc
từ 209 đối tƣợng khảo sát, đƣợc sử dụng để đánh giá thang đo, phân tích nhân tố và
tính trung bình mức độ quan trọng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có: 40 yếu tố đƣợc đƣa vào bảng câu hỏi khảo sát
định lƣợng sau quá trình phỏng vấn chuyên gia. Tuy nhiên sau khi phân tích đánh giá


ii
thang đo và phân tích nhân tố khám phá, số biến còn lại là 27 gom thành 10 nhân tố đại
diện cho việc ứng dụng ERP thành công vào doanh nghiệp.
Kết quả góp phần khẳng định vai trị của “Dự trù nguồn lực, ngân sách, định
hƣớng phát triển công nghệ thơng tin ít nhất là 5 năm” là quan trọng nhất trong việc
ứng dụng ERP vào các doanh nghiệp, nếu không dự trù nguồn lực, ngân sách và định
hƣớng phát triển cơng nghệ thơng tin trong doanh nghiệp thì đó là nguyên nhân đầu
tiên cho việc thất bại trong việc ứng dụng ERP.
Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Chủ yếu là do kích thƣớc
mẫu khơng đủ lớn và các đối tƣợng trả lời chƣa thật sự đƣợc chọn lọc chính xác. Bên
cạnh đó, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về đề tài này ở Việt Nam; cũng
nhƣ việc ứng dụng ERP vào các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng mới bắt đầu trong vài

năm trở lại đây nên ngay cả các chuyên gia cũng chƣa thể nắm hết các vấn đề xảy ra
trong quá trình ứng dụng ERP ở các doanh nghiệp khác nhau. Do đó, các yếu tố đƣợc
đƣa vào phân tích chƣa thật sự đầy đủ.
Hƣớng nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung nhiều hơn vào danh mục các yếu tố
thành công hoặc lựa chọn đƣợc các đối tƣợng khảo sát có hiểu biết về 1 ngành nghề,
loại hình doanh nghiệp nhằm đi sâu hơn và kỹ hơn cho việc ứng dụng ERP vào loại
hình, quy mơ doanh nghiệp cụ thể, hoặc cũng có thể tập trung vào việc ứng dụng ERP
vào doanh nghiệp theo các dòng sản phẩm ERP nhƣ SAP, Oracle, Microsoft, Open
ERP….


iii

ABSTRACT
The application of information technology in general and ERP in particular in
bussiness in Vietnam is became more serious concerns and affected the
competitiveness and the success of the bussiness.
However, ERP systems are still new to most businesses in Vietnam, besides, the
application of this system in the bussiness is not simple. The objective of this study is
to find out the determinant factors of success in the application of ERP in businness in
Viet Nam. Besides this, it evaluate what important susscess factor and need more
attention than others. Once each enterprise's resources are limited, the concentration of
resources in some important factors is required.
The study was conducted with the application of ERP in bussiness in Viet Nam
and the survey subjects are individuals with knowledge of ERP, who are working in the
ERP as user or deploy consultant and the others, that do not belong to the above but are
interested in and learn about ERP. All these objects are studying and working in
business in Ho Chi Minh City.
The research was conducted through the search for information from the
Internet and previous studies to build a list of success factors before use these factors to

make recommendations to the ERP experts interviewed, then to standardize the
elements by adding the missing elements and eliminate redundant elements, overlap.
These factors will be used to build the questionnaire quantitative survey. The
quantification samples collected from 209 survey subjects, was used to assess the scale,
factor analysis and calculated the average level of importance.
Results showed that: There are 40 factors are included in the questionnaire
survey after the ERP expert interview process. However, after analys and evaluates the
scale and analys discover factor, the variables remand is 27 collected into 10 factors
that represent the application of ERP success in business.


iv

Results contribute to confirming the role of "estimated resources, budget,
development-oriented information technology at least 5 years" is the most important in
the application of ERP in the business, if there is no estimated resources, budget,
development-oriented information technology, this is the first reason for failure in ERP
applications.
However, research is still exist several limitations. Mainly due to sample
collectionis too small and objects were not really accurately selected. Besides, this is
one of the first studies of this subject in Viet Nam as well as the application of ERP in
enterprises in Viet Nam just started a few years so even the ERP experts can’t grasp all
of the problems occurred during the ERP applications in different enterprises. So the
factors in the analysis is not really sufficient.
The next research can focus on the list of success factors, or selecte survey
subjects, that have knowledge of occupation, business type to study deeper and closer
to ERP applications on the type and scale of particular enterprises, or they can focus on
the enterprise ERP application under the current ERP solutions like SAP, Oracle,
Microsoft, Open ERP …



v

MỤC LỤC
TÓM TẮT .........................................................................................................................i
ABSTRACT ................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... x
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ............................................................................ 1
1.1.1. Tổng quan về tình hình ứng dụng ERP .......................................................... 1
1.1.2. Tổng quan ứng dụng ERP ở Việt Nam ........................................................... 7
1.1.3. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 10
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 11
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 11
1.2.2. Nội dung đề tài.............................................................................................. 11
1.2.3. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 13
1.3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 14
1.4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 14
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 16
2.1. ERP ...................................................................................................................... 16
2.1.1. Những lợi ích của ERP mang lại .................................................................. 16
2.1.2. Cấu trúc ERP ................................................................................................ 17
2.2. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐO LƢỜNG SỰ THÀNH CƠNG TRONG ỨNG DỤNG
ERP ........................................................................................................................ 19
2.3. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........................................................... 20
2.4. ĐỊNH NGĨA CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG .................................................... 26
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................... 27

3.1. MƠ HÌNH ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU ................................................................ 27


vi

3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 28
3.2.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 28
3.2.2. Cách thức thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu ........................................ 29
3.3. THIẾT KẾ MẪU ................................................................................................. 29
3.3.1. Mẫu nghiên cứu định tính ............................................................................. 29
3.3.2. Mẫu nghiên cứu định lƣợng.......................................................................... 30
3.3.3. Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................................ 31
3.3.4. Xác đinh cỡ mẫu ........................................................................................... 31
3.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .......................................................... 32
3.4.1. Phân tích sơ bộ .............................................................................................. 32
3.4.2. Phân tích thống kê mơ tả (Discriptive) ......................................................... 33
3.4.2.1 Nghiên cứu trên tài liệu thứ cấp ............................................................. 34
3.4.2.2. Nghiên cứu qua phỏng vấn sơ bộ chuyên gia ....................................... 40
3.5. BẢNG CÂU HỎI ................................................................................................. 42
3.5.1. Nội dung bảng câu hỏi .................................................................................. 42
3.5.2. Cách thu thập dữ liệu .................................................................................... 42
3.5.3. Cách thức trả lời câu hỏi ............................................................................... 43
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ ............................................... 44
4.1. MÔ TẢ DỮ LIỆU ................................................................................................ 44
4.1.1. Thống kê số mẫu lấy theo ngày .................................................................... 44
4.1.2. Các thống kê sơ bộ........................................................................................ 47
4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ...................................................................................... 48
4.2.1. Xếp hạng trị trung bình của các yếu tố thành cơng ...................................... 48
4.2.2. Phân tích đánh giá sơ bộ thang đo ................................................................ 52
4.2.3. Phân tích thống kê mơ tả .............................................................................. 58

4.3. THẢO LUẬN ...................................................................................................... 63
CHƢƠNG 5: THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 68
5.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ...................................................................................... 68
5.2. Ý NGHĨA CỦA KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ........................................................... 69


vii

5.3. HẠN CHẾ ............................................................................................................ 70
5.4. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. a
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... a
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT............................................................... a
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA ............................................................... g
PHỤ LỤC 3: CÁC BẢNG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ....................................................h
Phụ lục 3.1. Hệ số tƣơng quan biến tổng ..................................................................h
Phụ lục 3.2. Bảng Eigenvalues với 40 biến .............................................................. k
Phụ lục 3.3. Bảng hệ số tải của 40 nhân tố ................................................................ l


viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Ƣớc lƣợng lợi nhuận của ứng dụng ERP giai đoạn 2006 - 2011 ............ 5
Hình 1. 2 Số dự án ký đƣợc 2009 .......................................................................... 8
Hình 1.3 Giá trị dự án ký đƣợc 2009 ..................................................................... 9
Hình 1.4 Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 13
Hình 2.5 Mơ hình D&M thành cơng của hệ thống thơng tin ............................... 21
Hình 2.6 Mơ hình thành cơng của hệ thống thơng tin bổ sung ............................ 22

Hình 2.7 Mơ hình sự mở rộng của mơ hình chấp nhận kỹ thuật trong ................ 23
Hình 2.8 Mơ hình triển thành cơng ERP .............................................................. 24
Hình 2.9 Mơ hình đánh giá sau triển khai ............................................................ 25
Hình 3.10 Mơ hình nghiên cứu ............................................................................ 28


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Thống kê số mẫu trong phụ lục I lấy đƣợc theo ngày .................................... 46
Bảng 4.2. Bảng tần suất của đối tƣợng khảo sát theo sự hiểu biết về ERP .................. 47
Bảng 4.3. Tần suất về vị trí của các đối tƣợng tham gia khảo sát .................................. 47
Bảng 4.4 Trị trung bình của các yếu tố thành cơng. ...................................................... 51
Bảng 4.5 Kết quả phân tích Cronbach Alpha................................................................ 52
Bảng 4.6 Các nhân tố biến tƣơng quan (Corrected item-total correlation) dƣới 0.3 ..... 53
Bảng 4.7. Kiểm đinh KMO và Bartlett’s ....................................................................... 54
Bảng 4.8. Nhân tố đại diện cho việc ứng dụng thành công ERP ................................... 58
Bảng 4.9 Danh mục các yếu tố thành công đã đƣợc xếp hạng ...................................... 62


x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Cụm Từ

Viết Tắt

Enterprise Resource Planning

ERP


Critical Success Factors

CSFs

Master Production Schedule

MPS

Material Requirements Planning

MRP

Distribution Requirements Planning

DRP

Capability Requirements Planning

CRP

Bill of Material

BOM

Dimension and Mesurement

D&M



CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
1.1.1. Tổng quan về tình hình ứng dụng ERP
Quản lý thơng tin hiệu quả là cách gia tăng hiệu quả kinh doanh và làm cho tổ
chức phát triển bền vững. Sự tăng trƣởng toàn cầu trong thập kỷ qua đẩy các doanh
nghiệp trên thế giới đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt khó dự báo. Khi đó, các doanh
nghiệp tìm kiếm sự quản lý để giảm áp lực cạnh tranh cao và thay đổi môi trƣờng bằng
cách ứng dụng kỹ năng thực hành kinh doanh tốt nhất. Họ cải tiến thiết kế liên tục, tăng
tốc quy trình phát triển sản phẩm, tăng tính linh hoạt trong sản xuất, rút ngắn vòng đời
sản phẩm, sắp xếp tổ chức với nguồn lực thống nhất, kiểm soát kênh phân phối hiệu
quả. Do vậy, doanh nghiệp cần vận dụng hệ thống công nghệ thông tin tối đa để hợp
nhất và phối hợp với tất cả các hoạt động trong chuỗi cung ứng và giá trị của nó mang
lại. Giải pháp ngày nay trở thành xu hƣớng lựa chọn của nhiều doanh nghiệp là ERP
(Enterprise Resource Planning) - Hệ thống hoạch định nguồn lực tổ chức. ERP là xu
thế tất yếu. Bản thân xu thế này là hệ quả của 5 xu thế quan trọng khác, việc nhận thức
đúng các xu thế phát triển và kịp thời thay đổi cho phù hợp với xu thế là phần quan
trọng trong hoạch định chiến lƣợc của mỗi công ty[1].
Xu thế thứ nhất, ngày nay sự phát triển của mạng toàn cầu, mạng Internet phủ
khắp nơi, giúp thế giới ngày càng thay đổi mạnh. Điều đó có nghĩa là trong tƣơng lai,
doanh nghiệp nào cũng dùng Internet, nó giúp việc khai thác và quản trị thông tin một
cách hiện quả. Hệ thống thơng tin tồn cầu tạo cơ hội cho nhiều nƣớc đang phát triển
có thể truy cập, khai thác kho tri thức toàn cầu để phát triển nhanh, thu hẹp khoảng
cách với các nƣớc phát triển[2].
Xu thế thứ hai, tồn cầu hóa là một bƣớc tiến dài của thế giới. Do các nƣớc phát
triển chủ động nên điều này khiến cho các nƣớc đang phát triển phải đi theo. Toàn cầu

1


hóa địi hỏi các quyết định kinh tế, dù đƣợc đƣa ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều

phải tính tới các yếu tố quốc tế[3]. Các doanh nghiệp nghiên cứu và quản trị thông tin
nội địa tốt sẽ có chiến lƣợc để cạnh tranh tồn cầu, đƣa vị thế của mình lên một tầm
cao mới. Các cơng ty trong xu thế tồn cầu hóa sẽ nỗ lực cạnh tranh vì khơng cịn sự
bảo trợ nhiều của nhà nƣớc. Trong tƣơng lai, các cơng ty khơng có sự cạnh tranh trên
trƣờng quốc tế sẽ thua ngay trong thị trƣờng nội địa[4].
Xu thế thứ ba, sự thay đổi về hình thức sản xuất, quy trình kinh doanh nhanh
đến chóng mặt buộc cách doanh nghiệp phải chạy theo quy trình, công nghệ. Ngày nay,
với sự tiếp cận thông tin trên Internet, lối sống của ngƣời tiêu dùng đã có sự thay đổi
sâu sắc. Nếu trong những năm 80 và 90, ngƣời tiêu dùng chỉ mua hàng bằng cách
truyền thống, thì ngày nay họ đã thay đổi thói quen bằng cách mua hàng qua mạng.
Theo đó, họ sẽ có nhiều hơn các sự lựa chọn về nơi mua hàng, loại hàng và cách thức
mua hàng. Sự thay đổi nhanh chóng này buộc cách doanh nghiệp phải biết đƣợc và đáp
ứng đúng nhu cầu nếu không muốn bị đào thải khỏi thị trƣờng. Chỉ có những cơng ty
có khả năng phản ứng nhanh với sự thay đổi mới có khả năng tồn tại và phát triển.
Xu thế thứ tƣ, quyền lợi của ngƣời tiêu dùng ngày càng đƣợc chú trọng hơn,
ngƣời tiêu dùng hiểu biết sâu sắc hơn, nhu cầu và đòi hỏi của ngƣời tiêu dùng cao hơn
đối với một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó bất kỳ. Chỉ những doanh nghiệp nắm bắt
tâm lý, hiểu đƣợc nhu cầu của khách hàng mới có khả năng tồn tại trong môi trƣờng
cạnh tranh cao. Theo kết quả điều tra của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Ngƣời tiêu dùng
vào tháng 7 năm 2007, có đến 70% ngƣời tiêu dùng Việt Nam chƣa hài lòng về dịch vụ
hậu mãi. Cũng từ kết quả điều tra này hầu hết ngƣời tiêu dùng khơng hài lịng với thái
độ của ngƣời bán hàng. Khi khách hàng khiếu nại với doanh nghiệp về việc mua phải
hàng giả thì có 31% khơng đƣợc giải quyết, 49% đƣợc doanh nghiệp cho đổi lại, 20%
không đƣợc giải quyết dứt khoát mà để dây dƣa kéo dài[5]. Kết quả là doanh nghiệp
Việt Nam vẫn chƣa chú trọng đến tâm lý khách hàng của mình. Theo xu thế hiện nay,

2


nếu doanh nghiệp không nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu, tâm lý ngƣời dùng thì khả năng

bị đào thải là rất cao.
Xu thế thứ năm là sự hình thành xã hội thơng tin tồn cầu mạnh mẽ. Ngày nay,
thuật ngữ “nền kinh tế tri thức” đƣợc sử dụng rất phổ biến. Theo giáo sƣ Đặng Hữu
“Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức để phát triển kinh tế và
xã hội, bao gồm cả việc khai thác kho tri thức toàn cầu, cũng nhƣ làm chủ và sáng tạo
tri thức cho những nhu cầu của riêng mình”[2]. Nó cịn đƣợc gọi là sự hình thành xã
hội thơng tin. Với xã hội thơng tin, ngƣời dùng có đầy đủ thơng tin về một sản phẩm,
dịch vụ nào đó và có thể so sánh giá của các doanh nghiệp khác nhau. Ngồi ra, họ cịn
có cả thông tin về giá cả của sản phẩm thay thế. Vì vậy, nếu muốn tồn tại và phát triển
vƣợt bậc thì cơng ty khơng thể nào thiếu đi thơng tin.
Kinh tế phát triển cùng với xu hƣớng thông tin nhanh kèm sự cạnh tranh ngày
càng gia tăng đã đẩy các doanh nghiệp vào sự cạnh tranh khốc liệt. Ở các công ty lớn,
cần mở rộng thị trƣờng, mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến bộ máy quản lý phức
tạp, rối loạn. Sự phức tạp thể hiện ở chỗ cơng ty có nhiều phịng, ban; việc quản lý
khơng hiệu quả; bộ phận quản lý bị quá tải; thông tin ngày càng đa dạng, nằm rải rác ở
các phòng, ban… Nhƣ vậy, để biết đƣợc thông tin về một sản phẩm, dịch vụ nào đó
quả thật rất khó khăn. Nếu có trong tay đầy đủ thơng tin cũng rất khó để ra quyết định
dự báo hoặc dự đốn chính xác về sản phẩm, dịch vụ nào đó. Nếu thiếu thơng tin, hoặc
thông tin không rõ ràng, thiếu sự đồng nhất thì khó lịng ra quyết định nhanh chóng để
bắt kịp thị trƣờng thay đổi ngày càng nhanh nhƣ hiện nay.
Chính những lý do trên, các công ty càng chú ý đến hệ thống ERP. ERP ngồi
chức năng quản lý, nó cịn có nhiều chức năng quan trọng trong việc giao nhận, phân
tích dữ liệu, kiểm tra thực trạng các nguồn lực tổ chức. Hệ thống rất đa năng, mềm dẻo,
bao quát tất cả các lĩnh vực sản xuất, kiểm toán, kế tốn, phân tích dữ liệu thời gian
thực. ERP theo dõi xuyên suốt các công việc trong công ty, tăng tính năng động, đáp
ứng kịp thời với thay đổi của mơi trƣờng kinh doanh, tăng khả năng dự đốn, dự báo

3



chính xác[5]. Điều đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, giảm chi phí, tăng tính
hiệu quả trong điều hành, sản xuất.
Đi ngƣợc lại lịch sử phát triển ERP, từ đầu thập niên 1990, SAP là công ty tiên
phong phát triển phần mềm ERP. Vì nó mang lại hiệu quả và tác động rất lớn đến quy
trình sản xuất, tài chính của doanh nghiệp nên sau đó hàng loạt cơng ty khác cũng nhảy
vào phát triển phần mềm này, điển hình là Oracle, Microsoft, IBM, Infor, Laws. Tuy
nhiên, đến thời điểm năm 2006, căn cứ vào lợi nhuận thì SAP chiếm 41%, Oracle
chiếm 21%, Infor 7%, Microsoft 3%[6].

Hình 1.1 Lợi nhuận cao nhất của 10 nhà cung cấp ERP 2006
(Nguồn AMR Research 2007)

Lợi nhuận do hệ thống ERP ƣớc tính tăng lên rất nhanh, theo thống kê của
AMR Research 2007, năm 2006, lợi nhuận thu đƣợc là 28,8 tỷ USD, nhƣng đến năm
2011, ƣớc tính tăng lên 47,7 tỷ USD[6].

4


Hình 1.1 Ƣớc lƣợng lợi nhuận của ứng dụng ERP giai đoạn 2006 - 2011
(Nguồn AMR Research 2007)
Vào những năm 2000 – 2003, ERP chủ yếu nở rộ ở các nƣớc phát triển
nhƣng do sự bùng nổ của công nghệ thơng tin và viễn thơng, giai đoạn sau đó, ERP
bắt đầu phát triển mạnh ở các nƣớc đang phát triển; những khu vực phát triển nhanh
sau thời kỳ đầu là Châu Á, Châu Phi, Trung Đơng, Nam Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Do áp lực cạnh tranh tồn cầu và hội nhập khu vực buộc các quốc gia nằm trong khu
vực trên phải sẵn sàng thay đổi và chủ động tạo ra sự đột biến trong sản xuất, quản lý;
trong đó, đáng chú ý nhất là các nƣớc Châu Á đóng góp đến 19%, Bắc Mỹ cũng 16%
và Châu Âu 12%. Số lƣợng công ty ứng dụng giải pháp này cũng đang tăng, cho đến
nay, có khoảng xấp xỉ 100.000 công ty đã đƣa hệ thống này vào hoạt đông.

Nhƣng theo thống kê của một vài tổ chức nghiên cứu về ERP quốc tế cho thấy
để triển khai thành công ERP không dễ, một nghiên cứu của CHAOS do tổ chức
Standish Group nghiên cứu có đến 31.1% dự án bị dừng trƣớc khi kết thúc. Cũng theo
tổ chức này, có 52.7% dự án vƣợt ngân sách lên đến 189%, còn theo Gartner có đến
55% đến 75% dự án khơng đạt đƣợc kỳ vọng đề ra[7]. Các dự án ERP bị dừng thông

5


thƣờng do thời gian triển khai kéo dài, nhân lực, tâm lý của đội dự án, công nghệ quản
lý, công nghệ từ nhà cung cấp giải pháp… Với nghiên cứu “Tình hình ứng dụng ERP
năm 2008” của tập đồn tƣ vấn Ponorama đƣợc thực hiện từ tháng 12 năm 2005 đến
tháng 9 năm 2008 thơng qua bình chọn trực tuyến, khảo sát và phỏng vấn trực tiếp
1.322 tổ chức trên toàn cầu ứng dụng ERP 3 năm trở lại đây, các tổ chức đƣợc khảo sát
thuộc nhiều ngành nghề với quy mô khác nhau, từ công ty nhỏ đến các tập đoàn đa
quốc gia doanh thu hàng tỷ USD, trong đó đa số có trụ sở tại Bắc Mỹ và châu Á Thái
Bình Dƣơng, nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 7% dự án hồn thành đúng kế hoạch, 93%
dự án đã triển khai lâu hơn dự kiến trong đó có 68% “lâu hơn nhiều”. Cũng theo bản
khảo sát này, có đến 21% các doanh nghiệp thực hiện hóa đƣợc 50% các lợi ích mà họ
mong đợi từ hệ thống ERP. Ngồi ra, có đến 57% các doanh nghiệp vấp phải tình trạng
nghiệp vụ bị xáo trộn khi vận hành hệ thống[8]. “Khoảng 50% khách hàng sử dụng
dịch vụ ERP mà các chƣơng trình phần mềm khơng đạt đƣợc mục đích đề ra, chỉ có
30% là hài lịng với sự thành cơng của dự án này[9].
Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều, nhƣng dự án ERP có 70% thành cơng và 30%
thất bại thì rõ ràng cũng là một thách thức rất lớn đối với nhà phát triển phần mềm
cũng tổ chức sử dụng. Doanh nghiệp bỏ ra một số tiền rất lớn để đầu tƣ vào hệ thống
ERP nhƣng chƣa có gì đảm bảo rằng khả năng tổ chức thu đƣợc lợi ích. Thêm vào đó,
rủi ro trong triển khai, vận hành còn gây nên sự xáo trộn các nghiệp vụ cốt lõi của
doanh nghiệp. Những nhân tố này ảnh hƣởng lớn đến tỷ lệ hoàn vốn và gia tăng mức
rủi ro cho doanh nghiệp trong việc ứng dụng giải pháp này. Bởi vì phần mềm ERP là

phần mềm quản lý nền tảng trong doanh nghiệp, nếu thất bại trong việc triển khai vận
hành, đồng nghĩa với việc phá sản hoặc đối mặt với nguy cơ phá sản.
Thời gian trung bình cho việc triển khai ERP cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ
là 10 tháng, nhƣng các công việc liên quan vẫn sẽ kéo dài sau thời điểm go-live hệ
thống. Theo nghiên cứu gần đây của tổ chức Abeerdeen với 920 doanh nghiệp vừa và
nhỏ thì vấn đề chi phí đặc biệt quan trọng. Với các tổ chức có doanh thu dƣới 50 triệu

6


USD/năm, trung bình sẽ chi ra gần 300 ngàn USD cho 1 dự án ERP, trong khi các
doanh nghiệp tầm cỡ (doanh thu từ 100 triệu đến 250 triệu USD/năm) sẽ chi gần 1,4
triệu USD cho dự án ERP. “Với mức đầu tƣ này, tỉ lệ hoàn vốn đầu tƣ chắc hẳn sẽ là
vấn đề cần quan tâm nhiều nhất đối với các doanh nghiệp”[10], theo Phó Chủ tịch và là
ngƣời tham gia nghiên cứu trực tiếp trong bảng báo cáo tháng của Aberdeen nhận định.
Nghiên cứu đo lƣờng tỷ lệ hoàn vốn đầu tƣ dự án ERP trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
với số liệu đáng quan tâm: đến 52% phản hồi là “đôi khi” hoặc “không bao giờ” tính
tốn tỷ lệ hồn vốn đầu tƣ để dự tốn chi phí trƣớc khi triển khai ERP và sau khi hồn
thành triển khai ERP, có đến 75% là “thỉnh thoảng” hoặc “khơng bao giờ”. Theo Cindy
Jutras, việc tính tốn tỉ lệ hoàn vốn trƣớc và sau khi triển khai là chìa khóa thành cơng
của dự án ERP đặc biệt là trong điều kiện nguồn lực của doan nghiệp vừa và nhỏ hạn
hẹp.
1.1.2. Tổng quan ứng dụng ERP ở Việt Nam
Theo thống kê từ Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam năm 2006
(VCCI), tại Việt Nam chỉ có 1.1% các doanh nghiệp sử dụng ERP. Năm 2009, các
doanh nghiệp bắt đầu chú ý đến việc triển khai ERP là xu thế thành công, là công cụ
quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nó cũng giúp cho
doanh nghiệp tiếp cận đến các tiêu chuẩn quốc tế. Doanh nghiệp tự ý thức đƣợc rằng
nếu ứng dụng ngay từ khi doanh nghiệp cịn nhỏ sẽ có thuận lợi, dễ đi vào nề nếp; tổ
chức nào chậm trễ trong việc ứng dụng ERP thì họ tự gây khó khăn cho mình và tạo lợi

thế cho đối thủ cạnh tranh. Vì thế, số lƣợng doanh nghiệp ứng dụng ERP cũng tăng lên
rõ rệt.
Theo báo cáo của Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh (HCA) năm 2010 về
bức tranh các doanh nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin 2010, trong thị trƣờng
ERP 2010, các hợp đồng lớn thuộc về SAP, những dự án nào thành cơng đều có sự hợp
tác với đối tác nƣớc ngoài. Giải thƣởng BITCUP 2010 cũng đã chứng minh đƣợc rằng
giải pháp ERP nƣớc ngồi đang chiếm ƣu thế, có đến 60% các nhà bình chọn đặc niềm

7


tin vào giải pháp ERP nƣớc ngồi nhƣng sự đóng góp khơng nhỏ cũng đến từ nhà triển
khai trong nƣớc, trong đó, ERP SAP của cơng ty SAP đạt điểm bình chọn tuyệt đối,
trên 90% cho tất cả các phân hệ[11].
Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 và đầu năm 2009 ảnh hƣởng
khơng nhỏ đến Việt Nam nói chung và thị trƣờng ERP nói riêng. Hầu hết các dự án dự
kiến đầu tƣ năm 2009 đều bị đẩy vào 2 trạng thái hoặc bị treo vô thời hạn hoặc bị cắt
bỏ[12], điều này tƣởng chừng nhƣ khủng hoảng đã đẩy thị trƣờng ERP vào ngõ cụt,
nhƣng thật sự khơng ngờ nó đã khởi sắc trở lại vào cuối năm 2010. Theo thống kê của
diễn đàn erpsolution.com.vn vào năm 2009, số dự án ký đƣợc có đến 56% là ERP nội Kế Toán, kế đến là MS/SAPB1 chiếm 25%, Oracle chiếm 12% cịn lại là SAP 6%.

Hình 1. 2 Số dự án ký đƣợc 2009
(Nguồn www.erpsolution.com.vn)

Còn về giá trị dự án đƣợc ký trong năm 2009, SAP đang chiếm lĩnh tỉ trọng cao
với 58.27%, tiếp theo là Oracle với 19.99%, đến ERP nội địa-phần mềm kế toán chiếm

8



13.28%, ở vị trí cuối cùng là MS/SAP B1 chỉ chiếm 8.47%.

Hình 1.3 Giá trị dự án ký đƣợc 2009
(Nguồn www.erpsolution.com.vn)
Khoảng tháng 10 năm 2009, các dự án ERP bắt đầu khởi sắc trở lại với sự hỗ trợ
của nhà nƣớc và của các doanh nghiệp tài chính, do nhiều doanh nghiệp đã ý thức đƣợc
việc triển khai ERP là yêu cầu bắt buộc vì trƣớc hay sau cũng đều phải ứng dụng. Rất
nhiều dự án điển hình nhƣ NOVA gần 2 triệu USD, ThuDuc House 1 triệu, Phạm
Nguyên, Ree, Hồng Anh Gia Lai, Tân Hiệp Phát, cũng từ đó, dự án ERP bắt đầu khởi
sắc[12].
Với tỷ lệ ứng dụng ERP vào doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ ở mức 4%, có thể
nói triển khai thành cơng ERP tại Việt Nam chƣa đạt nhiều kết quả. Theo bà Vũ Kim
Hạnh, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại TPHCM, cho biết: “Trong số 4
doanh nghiệp làm ERP ở câu lạc bộ doanh nghiệp hàng chất lƣợng cao thì có đến 3 là
thất bại” (Báo Tuổi Trẻ ngày 27-4-2005).
Còn về chi phí cho ERP tại Việt Nam, số liệu thống kê các dự án của doanh
nghiệp Việt Nam đã triển khai ERP cho thấy chi phí từ 50.000 USD đến vài trăm nghìn
USD hoặc hàng triệu USD cho giai đoạn triển khai ban đầu[13]. Theo ông Nguyễn Văn
Khƣơng, Giám đốc công ty EFFECT, hai cách tiếp cận đƣợc đƣa ra để xác định tỷ lệ
đầu tƣ cho ERP nhƣ sau: Cách 1, ƣớc bằng một nửa tổng chi phí một tháng của doanh
nghiệp. Ví dụ: doanh nghiệp có 50 nhân viên, chi phí bình qn đầu ngƣời 6 triệu đồng
thì chi phí cho hệ thống ERP là: (6 x 50)/2 = 150 triệu đồng (bằng khoảng 10.000

9


USD). Cách 2: nhân số lƣợng nhân viên trong doanh nghiệp với hệ số (số tiền tính trên
đầu nhân viên), mà hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất kinh doanh. Ví dụ:
cơng ty sản xuất bao bì có 100 nhân viên (kể cả cơng nhân) thì chi phí cho hệ thống
ERP khoảng: 100 x 150 = 15.000 usd. Nếu cơng ty có 1000 nhân viên thì chi phí là

150.000 USD[13]. Nhƣ vậy, chi phí đầu tƣ ban đầu cho một hệ ERP không hề rẻ,
doanh nghiệp phải nghiêm túc xem xét, tính tốn hợp lý sao cho khả năng thành cơng
là cao nhất có thể. “ERP là một dự án tiềm ẩn nhiều rủi ro cần có công tác chuẩn bị kỹ
lƣỡng mới mang lại thành công” (Phí Anh Tuấn – Giám đốc giải pháp CSC Việt Nam).
1.1.3. Lý do chọn đề tài
Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của ứng dụng ERP đối với các công ty
trong nƣớc trƣớc xu thế phát triển và hội nhập, cũng nhƣ xác định các rủi ro và hiệu
quả của ứng dụng ERP vào quản lý doanh nghiệp, vì vậy, cần có một nghiên cứu độc
lập để đáp ứng điều này.
Từ những nhận định, phân tích bên trên, phần 1.1.2, chúng ta thấy rằng để triển
khai dự án ERP thì chi phí khơng hệ rẻ, q trình đầu tƣ chƣa chắc thành công, chƣa
chắc mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp vì quá nhiều rủi ro trong giai đoạn triển
khai và vận hành. Do đó, cần nghiên cứu và chỉ ra những yếu tố cần thiết nhất mà
doanh nghiệp cần tập trung để việc ứng dụng ERP đƣợc tốt hơn.
Với những lý do trên, đề tài: “Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến ứng dụng
thành công ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam” ra đời.
Nghiên cứu này ra đời góp phần làm sáng tỏ đƣợc các yếu tố giúp doanh nghiệp
triển khai thành công hệ thống ERP vào doanh nghiệp của mình và góp phần loại bỏ
các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình triển khai hệ thống ERP.

10


1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ lý do hình thành đề tài, luận văn có 2 mục tiêu chính:
1. Xác định các yếu tố cần thiết để có thể ứng dụng thành công ERP
Từ mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi nghiên cứu lý thuyết dựa trên các nghiên
cứu tổng hợp từ các nghiên cứu đã có cộng thêm kinh nghiệm ứng dụng ERP của các
doanh nghiệp trên thế giới và cả Việt Nam để tìm ra các yếu tố thành cơng then chốt.

Sau đó, chúng tơi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển, tƣ vấn
và ứng dụng ERP để chọn ra đƣợc các yếu tố thành công then chốt mà chúng tôi đƣa
vào nghiên cứu. Trong q trình phỏng vấn này, có thể thêm vào các yếu tố còn thiếu
và loại bỏ những yếu tố dƣ thừa theo ý kiến của các chuyên gia.
2. Đo lƣờng mức độ quan trọng của các yếu tố cần thiết thông qua đánh giá của
các đối tƣợng khảo sát.
Với các yếu tố thành công đã đƣợc xác định ở mục tiêu 1, chúng tôi tiến hành
khảo sát mức độ quan trọng theo đánh giá của các đối tƣợng khảo sát là các cán bộ,
lãnh đạo, trƣởng nhóm, những ngƣời quan tâm đến ERP của các công ty phát triển, tƣ
vấn và trực tiếp sử dụng hệ thống ERP trong các cơng ty đã triển khai sử dụng, hoặc có
quan tâm đến việc triển khai sử dụng hệ thống này. Sau khi có kết quả khảo sát, chúng
tơi tiến hành phân tích và sắp xếp các yếu tố theo mức độ quan trọng từ trên xuống.
1.2.2. Nội dung đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu và đƣa ra đƣợc danh mục các yếu tố thành công then
chốt trong việc ứng dụng thành công hệ thống ERP vào doanh nghiệp, để làm đƣợc
điều này, chúng tôi đã làm các công việc sau:
Đầu tiên, chúng tôi đọc tài liệu tổng hợp từ các nguồn internet, các cơng trình
nghiên về ERP đã đƣợc cơng bố trên các tạp chí, các báo cáo trong hội nghị…để đƣa ra

11


×