Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ HOÀN THIỆN TOUR DU LỊCH LỄ HỘI ĐẾN ĐỀN HÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.34 KB, 25 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ HOÀN THIỆN TOUR DU LỊCH
LỄ HỘI ĐẾN ĐỀN HÙNG
1. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP:
- Việc phát triển du lịch của Phú Thọ nói chung và Đền Hùng nói riêng để
nâng cao mức đóng góp thu nhập vào địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế sao cho vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, du lịch sẽ trở thành một
ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội cuả tỉnh.
- Phát triển du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc, bởi một trong những yếu tố quan trọng để thu hút du khách chính là
một nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. Do vậy, phát triển du lịch phải khuyến
khích việc phát triển và bảo tồn nền văn hoá dân tộc, góp phần cải thiện, nâng cao
đời sống văn hoá tinh thần cho dân cư địa phương.
- Phát triển du lịch phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững,
phải có các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác, tôn tạo các tài
nguyên tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường và cảnh quan tự nhiên không bị
xâm hại mà còn được duy tu và bảo vệ tốt hơn.
Hiện nay trong chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam cũng như chiến
lược phát triển du lịch , kinh tế - xã hội của cả tỉnh trong "Quy hoạch tổng phát
triển du lịch Việt Nam 1995 - 2010 và định hướng đến năm 2020" đều có chủ
trương phát triển du lịch Phú Thọ với tiềm năng sẵn có, phấn đấu đưa ngành du
lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Và đặc
biệt khu du lịch Đền Hùng được đánh giá là một trung tâm du lịch tâm linh hướng
về cội nguồn quan trọng của khu vực phía Bắc và của cả nước.
2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỀN HÙNG:
2.1. Vốn đầu tư hợp lý:
Để có thể cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật thì điều
cần thiết nhất là phải có vốn đầu tư. Việc huy động vốn và tạo ra nguồn vốn để
thực hiện các dự án, các chỉ tiêu phát triển du lịch là rất quan trọng trong khi nguồn
vốn mà ngân sách Nhà nước cấp chủ yếu tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho
việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, cho công tác tuyên truyền quảng
cáo du lịch trong tỉnh, cho các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch . Còn vốn đầu tư


cho việc xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi
giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác... thì cần huy động các nguồn vốn như: vốn
vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết.
Theo dự tính của Sở Du lịch - Thương Mại Phú Thọ, dự kiến nguồn vốn tích
luỹ từ GDP du lịch của các doanh ngiệp trong tỉnh chiếm khoảng 10% tổng nhu
cầu vốn. Sau đây là các nguồn vốn dự kiến:
Bảng 6: Dự báo nguồn vốn đầu tư du lịch cho Phú Thọ
thời kỳ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020
Đơn vị tính: Triệu USD
STT Nguồn vốn
Phương án
Trước 2010 Sau 2010
1
Vốn tích luỹ từ GDP du lịch của các doanh
nghiệp du lịch trong tỉnh (10%)
3.560 8.460
2
Vốn vay ngân hàng và các nguồn vốn khác
(15%)
5.340 12.690
3 Vốn đầu tư tư nhân (15%) 5.340 12.690
4 Vốn liên doanh trong nước (30%) 10.680 25.380
5
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và liên
doanh với nước ngoài (30%)
10.680 25.380
6 Tổng cộng : 100% 35.600 84.600
(Nguồn : Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch )
Bảng trên đây là nguồn vốn dự kiến. Để đạt được nguồn vốn như đã dự
toán, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ nói chung và các khu di tích lịch sử Đền Hùng

nói riêng cần phải đưa ra được những giải pháp cụ thể như sau:
2.1.1. Để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh Phú Thọ cần ban hành
một số chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào tỉnh như:
- Thực hiện cơ chế "một đầu mối" cho mọi thủ tục, hồ sơ đối với các dự án
đầu tư vào tỉnh để giảm thiểu sự khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc thực hiện
các thủ tục hành chính, một khâu mà vẫn được coi là "khó vượt qua nhất" trong các
thủ tục đầu tư ở Việt Nam của các đối tác nước ngoài.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng, có những
chính sách ưu đãi về giá cho thuê đất.
- Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư
trong lĩnh vực du lịch, tỉnh Phú Thọ cần sớm thực hiện các quy hoạch tổng thể du
lịch, quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết cũng như các dự án tiền khả thi cho
các trọng điểm du lịch của mình.
- Tạo mọi điều kiện ưu tiên cho các liên doanh trong nước trên cơ sở khuyến
khích "luật đầu tư trong nước" để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cho
các dự án đầu tư. Việc thu hút đầu tư trong nước phải được coi là một hướng ưu
tiên đặc biệt khuyến khích để các doanh nghiệp trong nước liên kết với nhau giúp
thuận lợi hơn cho việc vay vốn các ngân hàng trong và ngoài nước.
Là một trong những trọng diểm du lịch của tỉnh Phú Thọ, khu di tích lịch sử
Đền Hùng cũng có được những giải pháp trong quy hoạch chung của tỉnh. Nhưng
bên cạnh đó, với tư cách là một điểm du lịch lễ hội khu di tích lịch sử Đền Hùng
cũng đưa ra được một số biện pháp cụ thể như:
- Đề ra các quy hoạch chi tiết về việc xây dựng mới hoặc xây dựng lại một
số công trình trong khu di tích như : Khu vui chơi giải trí Đền Hùng, xây dựng cầu
và bơi thuyền ở hồ Gò Cong, Tháp tưởng niệm các Vua Hùng...chính những điều
này cũng tạo được động lực để thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào xây dựng vì họ
biết cái gì đã có trong quy hoạch, và những dự án đó sẽ mang lại những gì cho họ.
- Do cơ sở lưu trú và cơ sở ăn uống trong khu vực lân cận của di tích vừa
yếu về chất lượng, vừa kém về số lượng nên Ban quản lý di tích cũng rất quan tâm
đến những dự án đầu tư vào lĩnh vực này,các nhà đầu tư có thể góp vốn theo những

tỉ lệ nhất định và lợi nhuận từ dịch vụ này mang lại sẽ ddược chia lãi theo tỉ lệ góp
vốn của mỗi bên.
- Ban quản lý di tích có những kiến nghị với chính phủ, Uỷ ban nhân dân
tỉnh về việc cấp vốn ngân sách trong việc đầu tưvào kết cấu hạ tầng ở khu di tích,
điểm du lịch sao cho ngày lễ giỗ Tổ Đền Hùng xứng đáng là ngày Quốc lễ của cả
dân tộc. Và chính những nguồn đầu tư này cũng là sự huy động vốn rất có hiệu
quả.
2.1.2. Trong quy hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ và Ban quản lý di
tích Đền Hùng đã đề xuất ra 3 dự án đầu tư vào khu vực Đền Hùng. Các dự án
được trình bày như sau:
* Dự án 1: Quy hoạch tổng thể khu di tích Đền Hùng.
a. Chủ dự án: Ban quản lý di tích Đền Hùng.
b. Mục tiêu và quy mô của dự án:
Quy hoạch tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng được Thủ Tướng Chính
Phủ phê duyệt ngày 08/02/1994. Trên diện tích 150ha tại xã Hy Cương - huyện
Phong Châu - tỉnh Phú thọ sẽ được đầu tư xây dựng nhiều công trình theo quy
hoạch tổng thể để khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày một khang trang hơn, đáp
ứng được nguyện vọng của đồng bào cả nước mỗi lần về thăm viếng. Đó là công
trình đền thờ Mẫu Âu Cơ trên núi Vặn, đền thờ Lạc Long Quân, Tháp tưởng niệm
các Vua Hùng, cổng đền được xây bằng chất liệu kiên cố tại khu vực ngã ba Hàng.
Hệ thống chiếu sáng và cây xanh của đường 309, công trình xây dựng cầu và nhà
thuyền hồ Gò Cong, làm Ao Sen tiếp giáp với xã Hy Cương, sửa chữa nhà Bảo
Tàng Hùng Vương, một số công trình ở trung tâm lễ hội (được diều chỉnh chi tiết).
c. Dự kiến vốn: 6.5 triệu đôla
d. Hình thức đầu tư: Kêu gọi vốn liên doanh trong nước.
* Dự án 2 : Xây dựng khu di tích vui chơi du lịch Đền Hùng:
a. Chủ dự án : Ban quản lý khu di tích Đền Hùng - Phú Thọ.
b. Mục tiêu và quy mô của dự án :
Trên diện tích 280 ha thuộc huyện Phong Châu - Phú Thọ đầu tư xây dựng
khu vui chơi giải trí gồm nhiều trò chơi cổ truyền của các dân tộc Việt Nam, sân

bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt, sân golf, hồ bơi thuyền, các khu biệt thự, nhà
nghỉ...
c. Dự kiến vốn: 30 triệu USD
d. Hình thức đầu tư : Vốn đầu tư du lịch trong nước và quốc tế.
* Dự án 3 : Dự án hỗ trợ khôi phục hệ sinh thái rừng Đền Hùng:
a. Chủ dự án: Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh.
b. Mục tiêu và quy mô của dự án:
Theo quy hoạch, vành đai xanh bảo vệ khu di tích Đền Hùng có diện tích
1.625 ha, nằm trên địa bàn 6 xã của huyện Phù Ninh, Lâm Thao và Thành phố Việt
Trì, trong đó khu quy hoạch thành rừng cấm có 285 ha.
Với mục tiêu bảo tồn, tôn tạo làm giàu hệ sinh thái cảnh quan rừng nhiệt đới,
xây dựng hệ canh tác nông - lâm nghiệp bền vững, góp phần tăng trưởng kỹ thuật
trồng rừng trong khu vực; cải thiện môi trường sống cho cộng đồng dân cư 6 xã
xung quanh khu di tích. Dự án hỗ trợ khôi phục hệ sinh thái rừng nhiệt đới tại khu
di tích lịch sử đền Hùng hướng việc đầu tư vào khoanh nuôi, bảo vệ, làm giàu diện
tích rừng nguyên sinh còn lại (32 ha), xây dựng một số mô hình rừng hỗn hợp giao
cây bản địa trong khu vực 285 ha xây dựng 20 mô hình trình diễn kỹ thuật vườn
rừng.
Như vậy có thể nói 3 dự án trên là 3 dự án quan trọng nhất đầu tư vào khu
vực Đền Hùng. Điều quan trọng không chỉ thể hiện ở số vốn đầu tư mà bởi chính
những gì mà các dự án này mang lại. Đó là một bộ mặt hoàn toàn mới cho khu di
tích Đền Hùng trên nền tảng của những giá trị truyền thống, một sự kết hợp hài hoà
giữa khu di tích với lễ hội cổ truyền và khu vui chơi giải trí hiện đại. Cùng với
những dự án này, trong tương lai không xa tỉnh Phú Thọ nói chung và khu di tích
lịch sử Đền Hùng nói riêng sẽ trở thành một trong những trung tâm thu hút khách
du lịch của khu vực miền Bắc.
2.2. Nâng cao chất lượng, trình độ lao động và nhận thức về du lịch của lao
động trong Ban Quản lý di tích:
Cũng như đối với mọi ngành kinh tế khác, vấn đề con người và trình độ

nghiệp vụ là những vấn đề hết sức quan trọng, có tính then chốt đối với sự phát
triển của ngành. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi sự giao tiếp rộng và trực tiếp
hơn đối với khách du lịch. Ngành du lịch đòi hỏi nhân viên có trình độ nghiệp vụ,
phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ viên chức trong ngành hết sức cao, đặc
biệt là hướng dẫn viên,lễ tân trong khách sạn... Để đáp ứng được yêu cầu trên cần
phải có một chương trình đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ
của đội ngũ lao động du lịch hiện nay.
Bảng 7: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành du lịch Phú Thọ
thời kỳ 2000 - 2010 và định hướng 2020
Đơn vị : Người lao động
` Năm
Loại lao động
2005 2010 2020
Lao động trực tiếp trong du lịch 630 1100 2300
Lao động gián tiếp ngoài du lịch 1390 2420 5060
Tổng cộng 2020 3520 7360
(Nguồn : Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch)
Nằm trong quy hoạch chung của toàn tỉnh nên từ những dự báo nhu cầu lao
động trên của cả tỉnh, ta có thể đề ra một số giải pháp về chất lượng lao động cho
Ban quản lý di tích Đền Hùng như sau:
- Chất lượng lao động của Ban quản lý di tích Đền Hùng chưa thực sự cao,
số nhân viên làm việc trong ngành còn thiếu nghiệp vụ du lịch. Vì thế, cần có
những khoá học đào tạo sơ hoặc trung cấp để nâng cao những hiểu biết cũng như
nhận thức về du lịch cho họ.
- Cử những cán bộ trẻ, thực sự có năng lực, chuyên môn đi tham dự những
cuộc hội thảo chuyên ngành du lịch hoặc tham gia vào các khoá học đào tạo do
Tổng Cục Du lịch tổ chức.
- Xây dựng một vài chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du
lịch, về cách cư xử đối với khách và bảo vệ môi trường du lịch cho cộng đồng dân
cư tại địa phương, để người dân được tham gia vào các hoạt động du lịch, hiểu

được những tác động tốt, xấu khi phát triển du lịch mà thiếu đi ý thức bảo vệ.
2.3. Tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch:
Là lễ hội lớn và quan trọng nhất trong các lễ hội của nước ta, lễ giỗ Tổ Hùng
Vương nói riêng và khu di tích lịch sử Đền Hùng nói chung thực sự có được sự
quan tâm và chỉ đạo của Nhà nước, Bộ Văn hoá Thông tin và Tổng cục Du lịch.
Tuy nhiên tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tại khu vực Đền Hùng
trực thuộc Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Phú Thọ và Ban Quản lý Khu di tích
Đền Hùng với sự kết hợp của Sở Thương mại Du lịch tỉnh Phú Thọ. Tại khu di tích
Đền Hùng, Ban Quản lý di tích Đền Hùng trực thuộc Sở Văn hoá Thông tin - Thể
thao của tỉnh nhưng để phát triển các hoạt động du lịch lễ hội thì cần có sự phối
hợp giữa Ban Quản lý di tích và Sở Thương mại Du lịch Phú Thọ.
- Ban quản lý di tích Đền Hùng cần có sự phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hoá
Thông tin - Thể thao để có được sự chuẩn bị tốt trong mùa lễ hội năm sau trong các
khâu tổ chức lễ tưởng niệm, những chính sách tuyên truyền quảng bá cho lễ hội
cho đến việc in ấn các băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích cho quảng cáo...
- Phối hợp với Sở Thương mại Du lịch tỉnh để tổ chức các loại hình kinh
doanh du lịch đa dạng và phong phú dưới sự quản lý chặt chẽ của Sở Thương mại
Du lịch và Ban Quản lý Khu di tích Đền Hùng. Thiết lập một mô hình tổ chức
quản lý hoạt động kinh doanh như sau:
Sở Thương mại Du lịch Sở Văn hoá Thông tin
Phòng kinh doanh lưu trú và ăn uống
Phòng tổ chức lễ hội
Phòng Thông tin quảng cáo - tư vấn
Phòng vận chuyển du lịch
Ban quản lý khu di tích Đền Hùng
Mô hình tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch
Với mục đích chính là xây dựng được một môi trường văn hoá lành mạnh,
khai thác tốt nhất tiềm năng du lịch, để đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển du lịch của
địa phương. Ban Quản lý khu di tích lịch sử Đền Hùng cần phải có sự kết hợp chặt
chẽ với Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Phú Thọ và Sở Thương mại Du lịch để

đạt được mục đích trên.
3. TỔ CHỨC VÀ HOÀN THIỆN TOUR DU LỊCH LỄ HỘI ĐẾN ĐỀN HÙNG:
3.1. Ví dụ chương trình du lịch lễ hội ở một số công ty:
Những năm vừa qua, mặc dù lượng khách đến lễ hội Đền Hùng có tăng song
thực sự vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng và tầm vóc của nó. Hầu hết khách đi
đến lễ hội là tự tổ chức, không theo chương trình của các ông ty du lịch. Đó cũng
là do thói quen đi du lịch của người dân Việt Nam, do tâm lý còn e ngại chưa thực

×