Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Nghiên cứu xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ phục vụ công tác ứng phó sự cố trần dầu khu vực vịnh phan rang , tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.79 KB, 33 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên quản lý tài nguyên và môi trường với đề tài “Nghiên cứu,
xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ phục vụ cơng tác ứng phó sự
cố tràn dầu khu vực vịnh Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận” là kết quả của quá trình
cố gắng khơng ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các
thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này tác giả xin gửi lời cảm
ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập - nghiên cứu khoa học
vừa qua.
Tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo TS. Lê Việt Thắng đã
trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết
cho luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và Quý thầy cô của Viện Khoa học Công nghệ
và Quản lý Môi trường – Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã
tạo điều kiện cho tơi hồn thành tốt cơng việc nghiên cứu khoa học của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn KS. Phan Anh Tuấn – Chi cục Trưởng Chi cục Biển
Ninh Thuận, ThS. Phạm Thanh Hưng – Trưởng phịng Quản lý Cơng nghệ và
Chun ngành, Sở Khoa Học và Công Nghệ Ninh Thuận đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị cơng tác đã giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và thực hiện Luận văn.
Tác giả

Trần Minh Đức

i


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “Nghiên cứu, xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ phục vụ công
tác ứng phó sự cố tràn dầu khu vực vịnh Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận” được thực
hiện trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2017. Mục tiêu nghiên cứu của đề


tài là xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ nhằm phục vụ cho việc nhận
diện những khu vực có nguy cơ xảy ra ơ nhiễm cao, những khu vực nhạy cảm cao
cần được ưu tiên phịng ngừa, bảo vệ…Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm giảm
được tối đa vết loang của dầu tràn, giảm thiểu tác động của ô nhiễm dầu đến tài
nguyên sinh vật, tránh được suy thối mơi trường vùng bờ khu vực vịnh Phan Rang,
tỉnh Ninh Thuận trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu. Tác giả sử dụng phương
pháp đánh giá chỉ số nhạy cảm (ESI) dựa trên hướng dẫn của NOOA (Cơ quan quản
lý khí quyển và đại dương Hoa kỳ - National Oceanic and Atmospheric
Administration). Kết quả nghiên cứu cho thấy đường bờ, hệ sinh thái vùng biển và
ven biển tỉnh Ninh Thuận có mức độ tổn thương cao đối với dầu tràn (ESI=4÷6).

ii


ABSTRACT
The theme “Research and build a map of coastal environment sensitive for oil spill
response in Phan Rang bay, Ninh Thuan province” is done in the period from June
to December 2017. The research objective of the project is to develop a coastal
environment sensitive map for identification of high risk areas, sensitive areas that
need to be prioritized for prevention, protect…Research results will contribute to
minimize the spill of oil spill, minimize the impact of oil pollution on biological
resources and prevent environmental degradation in the Phan Rang Bay area of
Ninh Thuan province. The author uses a method of assessing Environmental
Sensitivity Index (ESI) based on the guidelines of the NOOA (National Oceanic and
Atmospheric Administration). The results show that the coastline, coastal and
marine ecosystems in Ninh Thuan province has high levels of vulnerability to oil
spills (ESI=4÷6).

iii



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả cơng bố
trong bất kì cơng trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác; tài liệu tham
khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng
Tác giả luận văn

Trần Minh Đức

iv

năm 2018


MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................3
3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...............................................4
5.1 Ý nghĩa khoa học ..........................................................................................4
5.2 Ý nghĩa thực tiễn ...........................................................................................5

5.3 Giới hạn của đề tài ........................................................................................5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ........................................................................................6
1.1 Tổng quan tài liệu..............................................................................................6
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước ..............................................................6
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ...............................................................9
1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu ..................................................................10
1.3 Giới thiệu chung về bản đồ nhạy cảm .............................................................12
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................14
2.1 Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài ...................14
2.2 Điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin bổ sung ..................................15
2.3 Đánh giá và phân tích số liệu ..........................................................................15
2.3.1 Đường bờ .................................................................................................16
2.3.2 Tài nguyên sinh vật (trên bờ, ven bờ) ......................................................16
2.3.3 Tài nguyên con người sử dụng (trên bờ, ven bờ) .....................................17
2.4 Xây dựng bản đồ .............................................................................................18

v


2.4.1 Biên tập khoa học .....................................................................................19
2.4.2 Biên tập kỹ thuật ......................................................................................20
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................24
3.1 Đánh giá nguồn tài nguyên khu vực nghiên cứu ............................................24
3.1.1 Đặc điểm trầm tích ...................................................................................24
3.1.2 Đa dạng sinh học ......................................................................................25
3.2 Xác định chỉ số nhạy cảm ...............................................................................32
3.2.1 Đường bờ .................................................................................................32
3.2.2 Tài nguyên sinh vật ..................................................................................40
3.2.3 Tài nguyên con người sử dụng .................................................................46
3.3 Thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ .........................................48

3.4 Xác định các khu vực có thể sử dụng chất phân tán .......................................51
3.5 Xác định các khu vực ưu tiên bảo vệ ..............................................................53
3.6 Sử dụng bản đồ trong kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu .................................53
3.6.1 Hoạt động ứng phó trên sơng/ven bờ .......................................................54
3.6.2 Hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên bờ ...............................................55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................57
1. Kết luận .............................................................................................................57
2. Kiến nghị ...........................................................................................................58
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA HỌC VIÊN ............................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................60
PHỤ LỤC ..................................................................................................................61
Phụ lục 1: Quy trình làm sạch đường bờ ..............................................................61
Phụ lục 2: Các phương pháp triển khai phao quây dầu.........................................69
Phụ lục 3: Phương pháp sử dụng chất phân tán ....................................................74
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .........................................................79

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Khu vực nghiên cứu ...................................................................................12
Hình 2.1 Cơ sở thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ ...........................22
Hình 2.2 Chồng lớp tính tốn bản đồ nhạy cảm mơi trường đường bờ ....................23
Hình 3.1 Phân bố TVĐ (g/m2) tại vịnh Phan Rang, tháng 11/2012 [9] ....................28
Hình 3.2 Phân bố ĐVĐ (g/m2) tại vịnh Phan Rang, tháng 11/2012 [9] ...................30
Hình 3.3 Sơ đồ phân đoạn đường bờ trong phạm vi nghiên cứu ..............................32
Hình 3.4 Bờ kiểu thềm đá lộ ra biển .........................................................................33
Hình 3.5 Bờ tiếp xúc, cơng trình nhân tạo ................................................................34
Hình 3.6 Bờ cát thơ ...................................................................................................35
Hình 3.7 Bờ tiếp xúc, cơng trình nhân tạo rắn khu vực đầm muối Đầm Vua ..........35

Hình 3.8 Bờ cát mịn ..................................................................................................36
Hình 3.9 Bờ riprap khu vực xã Khánh Hội, Tri Hải .................................................37
Hình 3.10 Bờ khu vực phía trong đầm Nại ...............................................................38
Hình 3.11 Bờ phía Nam Đầm Nại .............................................................................39
Hình 3.12 Bờ cát mịn, trung bình tại bãi biển Bình Sơn ..........................................39
Hình 3.13 Bờ tiếp xúc cơng trình nhân tạo rắn .........................................................40
Hình 3.14 Phân bố mật độ động vật đáy vịnh Phan Rang ........................................41
Hình 3.15 Phân bố mật độ thực vật đáy vịnh Phan Rang .........................................42
Hình 3.16 Phân bố trứng cá – cá bột khu vực vịnh Phan Rang ................................44
Hình 3.17 Phân bố san hơ khu vực vịnh Phan Rang .................................................45
Hình 3.18 Phân bố bãi giống tôm hùm khu vực vịnh Phan Rang .............................46
Hình 3.19 Bản đồ nhạy cảm đường bờ vịnh Phan Rang ...........................................48
Hình 3.20 Bản đồ nhạy cảm tài nguyên sinh vật vịnh Phan Rang ............................49
Hình 3.21 Bản đồ nhạy cảm tài nguyên con người sử dụng vịnh Phan Rang ..........50
Hình 3.22 Bản đồ nhạy cảm mơi trường đường bờ vịnh Phan Rang ........................51

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 0.1 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................4
Bảng 1.1 Phân loại độ nhạy cảm đường bờ theo NOAA [2] ......................................8
Bảng 1.2 Phân bố lãnh thổ, dân số, mật độ dân số ven vịnh Phan Rang [10] .........11
Bảng 2.1 Xây dựng thang nhạy cảm môi trường (ESI) [12] .....................................15
Bảng 2.2 Phân loại EIS đường bờ vịnh Phan Rang theo NOOA [tổng hợp từ 2,12]16
Bảng 2.3 Chỉ số nhạy cảm đối với tài nguyên sinh vật gần bờ [tổng hợp từ 13, 14] 17
Bảng 2.4 Chỉ số nhạy cảm đối với tài nguyên CNSD [tổng hợp từ 13, 14] .............18
Bảng 2.5 Bảng màu phân loại đường bờ tỉnh Ninh Thuận [16]................................21
Bảng 2.6 Bảng màu chỉ số nhạy cảm TNSV và TNCNSD [16] ...............................21
Bảng 3.1 Phân bố độ sâu (m) tại vịnh Phan Rang.....................................................24

Bảng 3.2 Thành phần trứng cá (TC) chủ yếu tại vịnh Phan Rang [9] ......................25
Bảng 3.3 Thành phần cá bột (CB) chủ yếu tại vịnh Phan Rang [9] ..........................26
Bảng 3.4 Mật độ trứng cá, cá bột trong nước tầng mặt ở vịnh Phan Rang [9] .........26
Bảng 3.5 Thành phần loài thực vật đáy tại vùng nghiên cứu vào tháng 11/2012 [9] 27
Bảng 3.6 Thống kê số lượng taxon động vật đáy ở vịnh Phan Rang [9] ..................29
Bảng 3.7 Bảng màu phân loại đường bờ khu vực vịnh Phan Rang ..........................40
Bảng 3.8 ESI động thực vật đáy tại vịnh Phan Rang ................................................40
Bảng 3.9 ESI trứng cá, cá bột tại vịnh Phan Rang ....................................................43

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCH
BĐNCMT
CTNH
CB
ĐVĐ
ESI
HST
NTTS
NOOA
NN&PTNN
SCTD
TN&MT
TVĐ
TC
TNSV
TNCNSD
ƯPSCTD


Ban chỉ huy
Bản đồ nhạy cảm môi trường
Chất thải nguy hại
Cá bột
Động vật đáy
Chỉ số nhạy cảm môi trường (Environmental
Sensitivity Index)
Hệ sinh thái
Nuôi trồng thủy sản
Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương Hoa kỳ
(National
Oceanic
and
Atmospheric
Administration)
Nơng nghiệp và phát triển Nông thôn
Sự cố tràn dầu
Tài nguyên và môi trường
Thực vật đáy
Trứng cá
Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên con người sử dụng
Ứng phó sự cố tràn dầu

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Tràn dầu là hiện tượng xảy ra trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận
chuyển, chế biến, phân phối, tàng trữ dầu khí và các sản phẩm của chúng. Hậu quả
của sự cố tràn dầu để lại sẽ rất nghiêm trọng, tràn dầu làm ơ nhiễm mơi trường, có
thể phá hủy cả hệ sinh thái (HST rừng ngập mặn, HST cửa sông), tài nguyên thủy
sinh, tài nguyên nước, tài nguyên đất và gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế.
Trên thế giới, đã có rất nhiều thảm họa tràn dầu xảy ra và là thảm họa có khi ở quy
mô quốc gia mang tên “thủy triều đen” tồi tệ; lượng dầu tràn với diện tích lớn gây ra
mức độ thiệt hại cho môi trường và nền kinh tế các nước.
Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, với chiều dài đường bờ biển trên
105 km, là một tỉnh có vị trí địa lý quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế
trọng điểm Nam Bộ với Trung Bộ và Tây Nguyên trong chuỗi liên kết các tỉnh
duyên hải miền Trung. Vùng biển Ninh Thuận là một trong bốn ngư trường trọng
điểm cả nước, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, phát triển công nghiệp khai
thác thuỷ sản và khoáng sản biển và cũng chứa đựng nhiều nguồn tài ngun thiên
nhiên: Có trên 500 lồi cá, tơm, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như cá
mú, hồng, thu, ngừ, tôm hùm, mực các loại…Tổng trữ lượng cá, tơm khoảng 120
nghìn tấn, trong đó cá đáy có 70 - 80 nghìn tấn, cá nổi 30 - 40 nghìn tấn, khả năng
khai thác hàng năm 50 - 60 nghìn tấn. Nằm trong vùng có nhiệt độ cao, cường độ
bức xạ lớn, có điều kiện lý tưởng để sản xuất muối cơng nghiệp. Diện tích làm muối
có thể tới 3.000 – 4.000 ha, tập trung ở khu vực Đầm Vua, Cà Ná, Quán Thẻ và
vùng ven biển thị trấn Khánh Hải, sản lượng thu hoạch hàng năm có thể đạt 400 –
500 nghìn tấn.[1]
Vùng ven biển vịnh Phan Rang cũng là nơi tập trung nhiều dân cư; chủ yếu sống,
gắn bó với biển.

1


Bên cạnh đó, vùng biển của của Vịnh có tuyến giao thông đường biển quốc gia và
quốc tế đi qua, trên các cửa biển, vũng, vịnh của tỉnh hiện đang có nhiều bến cảng,

là nơi neo đậu của các tàu, thuyền đánh cá cũng như vận tải biển và du lịch.
Hệ thống cảng biển gồm có các cảng cá: Đơng Hải, bến cá Mỹ Tân, là nơi trú đậu
gần 1.000 tàu thuyền đánh cá trong tỉnh và các tỉnh vào trú bão an tồn, có khả năng
tiếp nhận tàu có qui mô công suất đến 500CV. Nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu luôn
hiện hữu.
Bên cạnh các hoạt động du lịch biển trong vịnh đang ngày càng phát triển, thu hút
lượng khách du lịch ngày càng nhiều, góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
Với các bãi tắm nổi tiếng như Ninh Chữ, Đông Hải.
Hiện tại, khu vực biển Đông Nam Việt Nam là nơi tập trung nhiều hoạt động khoan
thăm dị và khai thác dầu khí. Các mỏ dầu hiện đang khai thác bao gồm Bạch Hổ,
Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Cá Ngừ Vàng,… và các mỏ
sẽ đưa vào khai thác trong tương lai như Sư Tử Vàng, Rồng Đôi Tây, Voi Trắng,….
Trong đó, bồn trũng Cửu Long là nơi tập trung nhiều mỏ dầu đang trong quá trình
khai thác như Rạng Đông, Hồng Ngọc, Bạch Hổ… Mỏ Bạch Hổ là lớn nhất với trữ
lượng 300 triệu tấn. Tỉnh Ninh Thuận nói chung cũng như vịnh Phan Rang chịu ảnh
hưởng của các hoạt động dầu khai thác, thăm dị dầu khí từ vĩ độ 18 đến vĩ độ 10
nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu trên biển cao. Dầu tràn ngồi khơi
do các hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí dưới tác động của gió mùa và dịng
chảy biển có thể lan truyền vào bờ biển Ninh Thuận.
Trên thực tế, trong tháng 4/2007 trên 60km bờ biển Ninh Thuận (từ xã Nhơn Hải,
huyện Ninh Hải đến Cà Ná – Thuận Nam) đã xuất hiện dày đặc những cục dầu vón
cục. Các cơ sở du lịch và hàng trăm cơ sở nuôi tôm giống, tôm hùm lồng trên biển,
ao đìa rong sụn đã phải đối mặt với nguy cơ thiệt hại nặng. Việc này đã làm cho các
cơ quan liên quan lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong khắc phục sự cố, do chưa
có kế hoạch ứng phó với sự cố này.

2


Ngày 23/8/2017, Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Thuận nhận được tin báo tàu Việt

Hải 06 thuộc công ty TNHH Việt Hải (TP.Hải Phịng) hành trình từ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đi tỉnh Thanh Hóa gặp sự cố chìm tàu, trên tàu có khoảng 21.000 lít dầu.
Xung quanh vị trí tàu gặp nạn neo đậu đã có vết dầu loang ra, nước biển bắt đầu
gợn đen, xuất hiện váng dầu nổi lềnh bềnh, bị sóng đánh tấp vào bờ...nguy cơ sự cố
tràn dầu mới tại Ninh Thuận đang dần hiện hữu nếu không xử lý nhanh.
Việc xây dựng các phương án, quy trình để ứng phó sự cố tràn dầu đã và đang được
quan tâm. Bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ được coi là một công cụ tích hợp
của Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu nhằm phục vụ cho việc nhận diện những khu
vực có nguy cơ xảy ra ô nhiễm cao, những khu vực nhạy cảm cao cần được ưu tiên
phòng ngừa, bảo vệ... Đây là nguồn thông tin nhanh nhất để đưa ra phương án ngăn
ngừa, ứng cứu kịp thời theo từng mức độ, khả năng sẵn có để giảm thiểu thiệt hại do
sự cố tràn dầu gây ra tại vùng biển và ven biển.
Vì thế, tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu, xây dựng bản đồ nhạy cảm môi
trường đường bờ phục vụ cơng tác ứng phó sự cố tràn dầu khu vực vịnh Phan Rang,
tỉnh Ninh Thuận” cho luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản lý môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ tỷ lệ 1:50.000 nhằm phục vụ
cho việc nhận diện những khu vực có nguy cơ xảy ra ơ nhiễm cao, những khu vực
nhạy cảm cao cần được ưu tiên phịng ngừa, bảo vệ…
- Cung cấp nguồn thơng tin dựa trên các cơ sở khoa học tính tốn nhanh nhất phục
vụ hiệu quả công tác ngăn ngừa, sẵn sàng và tham gia ứng phó sự cố tràn dầu.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập số liệu, tư liệu liên quan đến các đối tượng trong phạm vi nghiên cứu;
- Khảo thực địa để xác định, phân loại các dạng đường khu vực nghiên cứu; đánh
giá thực trạng các nguồn tài nguyên con người sử dụng và tài nguyên sinh vật khu
vực nghiên cứu;

3


- Đánh giá, phân tích số liệu;

- Xây dựng các bản đồ chuyên đề và bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ cho
khu vực nghiên cứu;
- Xác định các khu vực có thể sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu;
- Xác định các khu vực nhạy cảm cao cần ưu tiên bảo vệ khi xảy ra sự cố.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đường bờ, tài nguyên sinh vật và tài nguyên con người sử
dụng bị tác động và ảnh hưởng từ sự cố tràn dầu.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phần đất liền: Bao gồm 4 đơn vị hành chính thuộc huyện Ninh Hải và 5 đơn vị
thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
Bảng 0.1 Phạm vi nghiên cứu
Huyện/thị xã
Ninh Hải

Phan Rang – Tháp Chàm

Xã/thị trấn
Thanh Hải
Nhơn Hải
Tri Hải
Khánh Hải
Văn Hải
Mỹ Bình
Mỹ Hải
Mỹ Đơng
Đơng Hải

+ Phần biển: từ mép nước ra 6 hải lý.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra bản đồ phân vùng và mức độ cần thiết bảo
vệ để nhà quản lý ra quyết định nhanh và chính xác các phương án, cũng như huy

4


động nhân lực, phương tiện và thiết bị cần thiết để ứng phó kịp thời với sự cố tràn
dầu một cách hợp lý nhất trên địa bàn.
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm giảm được tối đa vết loang của dầu tràn, giảm
thiểu tác động của ô nhiễm dầu đến tài nguyên sinh vật, tránh được suy thối mơi
trường vùng bờ khu vực vịnh Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận trong q trình ứng phó
sự cố tràn dầu.
5.3 Giới hạn của đề tài
Do thời gian nghiên cứu ngắn và kiến thức của bản thân còn hạn hẹp và nên kết quả
đánh giá của để tài chưa thật sự đầy đủ, chỉ đánh giá được các nguồn tài nguyên đã
được nghiên cứu trong phạm vi nghiên cứu.

5


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan tài liệu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Bản đồ chỉ số nhạy mơi trường (ESI) là một phần không thể thiếu trong quy hoạch
khai thác dầu khí từ năm 1979. Kể từ khi xảy ra sự cố tràn dầu từ giếng nổ Ixtoc 1
trong Vịnh Mexico, Tập bản đồ chỉ số nhạy cả môi trường (ESI) đã được xây dựng
cho hầu hết các bờ biển của Mỹ. Environmental Sensitivity Index (ESI) map – Bản
đồ nhạy chỉ số nhạy cảm mơi trường được tích hợp vào kế hoạch và hoạt động ứng
phó tràn dầu từ 1979.

Trước năm 1989, bản đồ nhạy cảm môi trường truyền thống được xây dựng trên
bản đồ giấy bằng màu sắc với nhiều hạn chế và khó khăn trong cơng tác cập nhật
mới. Tuy nhiên, từ năm 1989 tập bản đồ ESI đã được xây dựng từ cơ sở dữ liệu kỹ
thuật số sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Các yêu cầu quy hoạch tràn dầu dự phòng của Đạo Luật Ô Nhiễm Dầu năm 1990
(OPA 90) và các luật tương tự được thông qua bởi nhiều tiểu bang địi hỏi thơng tin
về vị trí của tài ngun nhạy cảm sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các
ưu tiên bảo vệ. Cơ sở dữ liệu kỹ thuật số được phát triển để hỗ trợ cho cơng tác lập
kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
Khái niệm bản đồ môi trường vùng đới bờ và phân loại độ nhạy cảm theo thang
điểm nhạy cảm được đưa ra đầu tiên vào 1976 bởi Lower Cook Inlet. Từ đó hệ
thống thang điểm được sàng lọc và mở rộng để phù hợp với hầu hết các kiểu đường
bờ của Bắc Mỹ, Trung Mỹ và một phần Trung Đông. Hệ thống phân loại được phát
triển cho các khu vực cận cực, ôn đới và nhiệt đới. Một vài kiểu đường bờ chỉ có ở
vùng cực cũng được đưa vào hệ thống phân loại. Thang phân loại cũng được điều
chỉnh bổ sung các kiểu đường bờ cho các khu vực thuộc hồ (lacustrine), thuộc sông
(riverine) và đầm lầy (palustrine) (NOAA 1995).

6


Hiện nay trên thế giới, bản hướng dẫn về chỉ số nhạy cảm tràn dầu của NOAA
(National Oceanic and Atmospheric Administration), Mỹ, năm 2008 là có sơ sở
khoa học và thuận tiện hơn cả. Hàng loạt các bản đồ nhạy cảm tràn dầu của Mỹ,
Canađa, Nhật Bản, Philippines, Malayxia,... được thành lập dựa trên bản hướng dẫn
này. Các kiểu đường bờ được phân loại rõ ràng dựa trên hình thái các dạng đường
bờ để phân vùng nhạy cảm tràn dầu và được sắp xếp theo mức nhạy cảm tăng dần
(chỉ số ESI từ 1 đến 10).
Mức độ nhạy cảm của đường bờ biển phụ thuộc vào mức độ lộ diện tương đối của
đoạn bờ đối với năng lượng sóng và triều. Khi sóng cao trung bình trên 1 m và xảy

ra thường xuyên thì tác động của dầu đến các hệ sinh thái lộ diện đó giảm đi vì
dịng do sóng phản xạ sẽ kéo theo dầu đi ra khỏi bờ, làm sạch bờ. Vì thế, các cơ thể
sinh vật sống ở các đoạn bờ này không bị ảnh hưởng của những thay đổi mơi trường
ngắn hạn. Bên cạnh đó, dòng triều mạnh sẽ dễ dàng đưa dầu rời khỏi bờ [2]:
- Độ dốc của bờ:
+ Độ dốc của bờ lớn (>30°) thì thường có mức độ lộ diện lớn.
+ Độ dốc trung bình là 5° - 30°.
+ Độ dốc nhỏ (< 5°) làm năng lượng sóng truyền vào bờ xa hơn, làm cho dầu bị giữ
lại lâu hơn và thường có sinh vật phân bố trên diện tích rộng.
- Cấu tạo đất đá của bờ:
Cấu tạo đất đá thường có 4 loại sau:
+ Đá gốc loại khơng thấm được và có kẽ hở cho dầu thấm được;
+ Trầm tích có cỡ hạt có thể chia thành các nhóm:


< 0,06mm gồm bùn và sét,



Cát mịn đến cỡ hạt trung bình (từ 0,061 đến l mm),



Cát thô (1,01 - 2mm),



Sỏi vụn (2,01 - 4mm),

7





Sỏi (4,01 - 64mm),



Cuội (64,01 - 256mm),



Đá tảng (> 256mm).

+ Có thực vật trong vùng triều và ngầm dưới nước;
+ Bằng vật liệu nhân tạo (thấm được và không thấm được như rọ đá, bê tông).
Phạm vi ảnh hưởng của dầu tràn đến các vùng bờ phụ thuộc vào loại cấu tạo địa
chất của bờ. Ví dụ: So với đá gốc thì trầm tích có khả năng cao hơn trong việc thấm
và lưu trữ dầu, và là sinh cảnh có động vật sống dễ bị ảnh hưởng của dầu tràn, dễ
gây nên các hệ quả tích lũy và khó làm sạch hơn. Từ các đặc điểm về mức độ lộ
diện của bờ, độ dốc và cấu tạo đất đá của bờ đã phân loại đường bờ thành 10 mức
độ nhạy cảm đối với tràn dầu từ thấp đến cao. Mức độ 1 là ít nhạy cảm nhất, mức
độ 10 là rất nhạy cảm. (Bảng 1.1)
Bảng 1.1 Phân loại độ nhạy cảm đường bờ theo NOAA [2]

8


1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hiện nay, các tài liệu nghiên cứu xây dựng bản đồ nhạy cảm môi trường đường bờ

phục vụ cho cơng tác ứng phó sự cố tràn dầu trong nước vẫn chưa có các nghiên
cứu sâu, chủ yếu thực hiện dạng các dự án cho các tỉnh, khu vực ven biển theo
Quyết định 02/2013/QĐ-TTg về Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn
dầu mà chưa có các hướng dẫn cụ thể. Do đó các tài liệu tham khảo cho vấn đề này
cịn rất ít và khó truy cập.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu liên quan sau:
- Bản đồ nhạy cảm mơi trường cho tồn bộ dải ven biển Việt Nam tỷ lệ 1/100.000
(1996) do Trung tâm Viễn thám, Tổng cục Địa chính thực hiện. Kết quả dự án đã
xây dựng bản đồ phân vùng nhạy cảm đối với dầu cho toàn bộ dải ven biển Việt
Nam. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp quan trắc, sưu tầm, thống
kê số liệu và GIS cho phép người nghiên cứu có cái nhìn khách quan nhất về các
khu vực nhạy cảm đối với dầu khu vực ven biển Việt Nam [3].
- Bản đồ nhạy cảm tràn dầu tỷ lệ 1/500.000 khu vực Kê Gà - Cà Mau (2/2001) do
Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển An toàn và Mơi trường Dầu khí thuộc Tổng Cơng
ty Dầu khí Việt Nam thực hiện. Kết quả dự án đã xây dựng bản đồ phân vùng nhạy
cảm đối với dầu cho khu vực từ Kê Gà đến Cà Mau theo 6 mức độ nhạy cảm [4].
- Dự án “ Điều tra, đánh giá và dự báo sự cố tràn dầu gây tổn thương mơi trường
biển; đề xuất các giải pháp phịng ngừa và ứng phó”. Cục Kiểm sốt Ơ nhiễm Mơi
trường, Tổng Cục Môi trường kết hợp cùng Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu, Tư
vấn Môi trường biển, Viện Cơ học thực hiện năm 2010. Kết quả dự án đã thành lập
bản đồ nhạy cảm tràn dầu tỷ lệ 1:100.000 cho các vùng biển: Đơng Nam bộ (Đồng
Nai, Sài Gịn), Cảng Dung Quất, Cảng Đà Nẵng, Cảng Nghi Sơn và Vịnh Hạ Long
[5].
- Bản đồ nhạy cảm môi trường tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Kiên Giang do Viện Nghiên
cứu Quản lý biển và hải đảo thuộc Tổng Cục biển và Hải đảo thực hiện năm 2010.

9


Kết quả dự án phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên - môi trường

biển, phục vụ cho cơng tác hoạch định chính sách, xây dựng các chiến lược ứng phó
sự cố tràn dầu cũng như phát triển kinh tế biển cho địa phương [6].
Một số dự án liên quan đến tràn dầu khác như:
- Dự án “Nghiên cứu, xây dựng quy trình sử dụng chất phân tán (DISPERSANT)
trên biển” năm 2011 do Viện nghiên cứu quản lý biển và hải đảo – Tổng cục biển
và hải đảo Việt Nam thực hiện. Kết quả dự án đã đưa ra được các quy trình, quy
định sử dụng chất phân tán trên biển đối với hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu [7].
- Dự án “Xây dựng chương trình mơ phỏng vết dầu loang khu vực biển phía Nam và
Tây Nam Bộ” năm 2012 do Viện nghiên cứu quản lý biển và hải đảo – Tổng cục
biển và hải đảo Việt Nam thực hiện. Kết quả dự án đã xây dựng được chương trình
mơ phỏng vệt dầu loang cho khu vực phía Nam. Đây là cơ sở khoa học cho các hoạt
động ứng phó sự cố tràn dầu ven biển phía Nam [8].
1.2 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
Vùng nghiên cứu được gọi ”Vịnh Phan Rang” trong đề tài, bao gồm các hợp phần
không gian sau [9]:
- Không gian nước của vịnh Phan Rang: Không gian nước vịnh Phan Rang là vùng
nước nằm trong giới hạn của đường thẳng (kéo dài từ mũi Hòn Đỏ đến mũi Đơng
Hải) vào đường bờ. Diện tích mặt nước S1 = 3.394ha. Chiều rộng cửa vịnh W =
10,3km, độ sâu lớn nhất của vịnh D1 = 22m, độ sâu lớn nhất tại cửa vịnh D2 = 25m,
Chỉ số hình học đóng kín của vịnh là I = (S1.D1)1/2/W.D2 = 0,11 (tức là vịnh Phan
Rang thuộc loại mở).
- Phần không gian đất - nước tự nhiên xung quanh vịnh Phan Rang có 9 đơn vị hành
chính cấp xã, phường, thị trấn gắn trực tiếp với bờ vịnh với có diện tích 9.637ha.
(Bảng 1.2).

10


Như vậy, vịnh Phan Rang, được nghiên cứu trong đề tài, sẽ là tổng hợp của 2 hợp
phần không gian nói trên, có diện tích 13.031ha (trong đó: đất tự nhiên 9.637 ha và

mặt nước biển 3.394 ha) (Hình 1.2).
Bảng 1.2 Phân bố lãnh thổ, dân số, mật độ dân số ven vịnh Phan Rang [10]
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Diện tích
(ha)
Xã Thanh Hải (h. Ninh Hải)
651
Xã Nhơn Hải (h. Ninh Hải)
3.099
Xã Tri Hải (h. Ninh Hải)
2.708
TT. Khánh Hải (h. Ninh Hải)
1.080
P. Văn Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm)
927
P. Mỹ Bình (TP. Phan Rang - Tháp Chàm)
444
P. Mỹ Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm)
275
P. Mỹ Đông (TP. Phan Rang - Tháp

Chàm)
241
P. Đông Hải (TP. Phan Rang - Tháp
Chàm)
212

Dân số
Mật độ
(người) (người/km2)
7.973
1.224
12.543
405
9.147
337
15.648
1.452
14.910
1.608
8.067
1.817
4.929
1.792

Tổng các đơn vị quanh vịnh

150.239

Đơn vị hành chính


9.637

11.415

4.736

20.607

9.720

Vùng ven bờ có vịnh Phan Rang , đầm Nại, Sơn Hải, ... là những địa điểm thuận lợi
cho phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thơng thủy.
Đầm Nại với diện tích ngập nước lớn nhất vào mùa mưa, khoảng 550 – 600ha, nối
trực tiếp với vịnh tại phía Bắc. Tổng diện tích đất ngập nước (ước tính cực đại vào
mùa mưa) khoảng 1.038ha, chiếm 7,96% tổng diện tích vùng nghiên cứu (13.031
ha). [9]

11


Hình 1.1 Khu vực nghiên cứu
1.3 Giới thiệu chung về bản đồ nhạy cảm
 Khái niệm
Bản đồ nhạy cảm môi trường là bản đồ tổng hợp các thông tin về tài nguyên môi
trường theo chỉ số nhạy cảm môi trường. Năm 1991, chính quyền bang Florida, Hoa
Kỳ ban hành quy chế đánh giá khả năng ngăn ngừa và ứng phó với SCTD đầu tiên.
BĐNCMT do dầu tràn bao gồm các lớp bản đồ, bảng biểu, chú thích, các thơng tin
về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội, sinh vật, đường bờ, ven bờ có
khả năng bị ảnh hưởng trong trường hợp có SCTD xảy ra.
Hiện nay thuật ngữ “nhạy cảm môi trường” được sử dụng rộng rãi trong việc bảo vệ

và quản lý môi trường, đặc biệt đối với các khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố tràn
dầu cao.

12


Theo National Oceanic And Atmostpheric Administration (NOOA), một tổ chức đi
đầu trong việc lập các khu vực nhạy cảm để đưa ra các khu vực cần ưu tiên bảo vệ
khi xảy ra sự cố tràn dầu đã có khái niệm sau: “Khi bờ biển bị đe dọa bởi tràn dầu,
những người ứng cứu phải nhanh chóng quyết định những vị trí nào dọc theo đường
bờ phải cần được bảo vệ. Có nghĩa là họ phải đặt ra những vùng cần ưu tiên bảo vệ.
Những vùng ưu tiên này được xác định chủ yếu trong BĐNCMT đường bờ đối với
tràn dầu. Chỉ số nhạy cảm (ESI) của từng đối tượng trong BĐNCMT đường bờ
được xác định dựa trên nhiều yếu tố tác động, nhưng yếu tố chính làm căn cứ để xác
định vẫn là mức độ nhạy cảm đối với dầu tràn của đối tượng đó.[2,11]
Ở Việt Nam, các nhà lập kế hoạch ứng cứu sự cố tràn dầu thống nhất khái niệm như
sau: “Bản đồ nhạy cảm môi trường là bản đồ thể hiện các dạng tài nguyên có trong
khu vực ven biển cần phải bảo vệ, mức độ nhạy cảm của chúng đối với dầu tràn
cùng với các thông tin cần thiết cho việc ứng cứu” .
 Mục đích, vai trị
Bản đồ nhạy cảm được coi là một cơng cụ tích hợp cho kế hoạch ứng phó sự cố tràn
dầu, tập hợp các thông tin về môi trường vùng ven biển nhằm phục vụ cho việc
nhận diện những khu vực có nguy cơ xảy ra ơ nhiễm cao, những khu vực nhạy cảm
cao cần được ưu tiên phòng ngừa, bảo vệ,... Cụ thể:
- Tạo các khả năng rất mạnh trong tìm kiếm, xử lý (thống kê diện tích, chồng xếp,
mơ hình hố, in ấn thơng tin bản đồ);
- Giúp cho việc trao đổi thơng tin thuận tiện, nhanh chóng;
- Giúp cho việc lưu trữ được tin cậy, cung cấp, đổi mới, cập nhật thơng tin dễ dàng
và nhanh chóng hơn.


13


CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được những nội dung và mục tiêu nêu trên, phương pháp chính được áp
dụng trong đề tài gồm:
2.1 Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến đường bờ, tài nguyên con người sử
dụng và tài nguyên sinh vật khu vực nghiên cứu:
Các tài liệu, dữ liệu về đường bờ: Phân loại các đường bờ hiện có trong khu vực
nghiên cứu.
Các tài liệu, dữ liệu về tài nguyên con người sử dụng, các tài nguyên có thể bị tác
động và ảnh hưởng từ các nguồn tiềm ẩn tràn dầu khi có sự cố tràn dầu xảy ra.
Các tài liệu, dữ liệu về tài nguyên sinh vật bao gồm hệ sinh thái trên cạn (hệ động
thực vật trên cạn), hệ sinh thái dưới nước (sinh vật nổi, sinh vật đáy).
- Các tài liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm khí tượng thủy
văn, đặc điểm địa hình, đường bờ…khu vực nghiên cứu.
- Các loại bản đồ phục vụ cho nghiên cứu bao gồm: Bản đồ địa hình dải ven biển
vịnh Phan Rang; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các xã, phường khu vực nghiên
cứu; Bản đồ hiện trạng và quy hoạch thủy sản khu vực nghiên cứu; Bản đồ hiện
trạng và quy hoạch phát tiển rừng phòng hộ ven biển khu vực nghiên cứu; Bản đồ
hiện trạng du lịch tỉnh Ninh Thuận;
- Các tài liệu này được thu thập tại các Sở ban ngành của tỉnh Ninh Thuận: Sở Tài
nguyên và môi trường; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn; Sở Công thương; Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch; Sở Giao thơng Vận
tải; Ban Chỉ huy phịng, chống lụt, bão và tìm kiếm, cứu nạn; Ủy ban nhân dân
huyện Ninh Hải và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm; Chi cục Biển.

14



Từ các tài liệu thu thập được tiến hành sàng lọc và đánh giá thông tin, tài liệu, số
liệu thu thập được. Xác định các lỗ hổng về mặt thông tin, số liệu còn thiếu để lập
kế hoạch điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và số liệu bổ sung.
2.2 Điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin bổ sung
Khảo sát điều tra thực địa nhằm cập nhật các số liệu mới nhất và kiểm chứng các số
liệu đã được thu thập.
Mục tiêu đạt được của nội dung này bao gồm:
- Xác định, phân loại các dạng đường khu vực nghiên cứu;
- Đánh giá thực trạng các nguồn tài nguyên con người sử dụng và tài nguyên sinh
vật khu vực nghiên cứu.
2.3 Đánh giá và phân tích số liệu
Các số liệu, dữ liệu sau khi thu thập, điều tra, khảo sát được xử lý bằng phần mềm
Microsoft Office, MicroStation, MapInfo và Arcgis để làm dữ liệu đầu vào cho việc
xây dựng bản đồ nhạy cảm.
Bảng 2.1 Xây dựng thang nhạy cảm môi trường (ESI) [12]
ESI
1
2
3

4

5

6

Mức độ
nhạy cảm


Mô tả

Độ nhạy cảm mơi trường thấp. Chưa có giá trị về mặt sinh thái cũng như kinh tế xã
hội. Dễ ứng cứu và làm sạch dầu tràn tại khu vực bờ biển.
Trung Độ nhạy cảm trung bình thấp. Có giá trị trung bình về mặt sinh thái cũng như kinh
bình thấp tế xã hội. Dễ ứng cứu và làm sạch dầu tràn tại khu vực bờ biển
Độ nhạy cảm trung bình. Có giá trị sinh thái và kinh tế xã hội, nhưng ít có khả năng
Trung
bị ảnh hưởng. Khả năng ứng cứu, làm sạch dầu tràn khuvực bờ biển ở mức độ trung
bình
bình.
Độ nhạy cảm mơi trường trung bình cao. Có giá trị sinh thái hoặc kinh tế xã hội
Trung
tương đối cao. Chịu ảnh hưởng trực tiếp, tương đối khó ứng cứu, làm sạch tại khu
bình cao
vực bờ biển nếu bị dầu tràn vào.
Độ nhạy cảm mơi trường cao. Có giá trị sinh thái hoặc kinh tế xã hội tương đối cao.
Cao
Chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, khó ứng cứu, làm sạch tại khu vực bờ biển
nếu bị dầu tràn vào.
Độ nhạy cảm môi trường rất cao. Những đối tượng này có giá trị về mặt sinh thái
Rất cao và kinh tế xã hội cao và nhiều khả năng chịu ảnh hượng trực tiếp do dầu tràn. Khả
năng ứng cứu, làm sạch tại khu vực bờ biển khó hơn cả và phải mất nhiều thời gian.
Thấp

15


2.3.1 Đường bờ
Dựa theo phân loại của NOOA và để phù hợp với tình hình thực tế tại vịnh Phan

Rang thì chỉ số nhạy cảm đường bờ được chia thành các mức độ như sau:
Bảng 2.2 Phân loại EIS đường bờ vịnh Phan Rang theo NOOA [tổng hợp từ 2,12]

Mức độ nhạy cảm

ESI

Thấp
Trung bình thấp
Trung bình
Trung bình cao
Cao
Rất cao

1A, 1B, 2A, 2B
3A, 3B, 4
5
6A, 6B
7,8A, 8B, 8C, 8D
9A, 9B, 9C, 10A, 10B, 10C, 10D
2.3.2 Tài nguyên sinh vật (trên bờ, ven bờ)

Các yếu tố quyết định đến phân loại và xác định chỉ số nhạy cảm tài nguyên thiên
nhiên sinh học: [11]
+ Mật độ cá thể;
+ Khu vực di cư đến sinh sản;
+ Khu vực cư trú và sinh sống cho các cá thể con;
+ Các loài quý hiếm đang bị đe dọa;
+ Mức độ nhạy cảm đối với dầu.
- Tài nguyên thiên nhiên sinh học trên bờ:

+ Mỗi loại rừng đều có thể bị ảnh hưởng bởi tràn dầu. Nguyên nhân là dầu tràn làm
nguy hại tới các loài trong hệ sinh thái rừng, một trong các mắt xích bị ảnh hưởng
sẽ làm ảnh hưởng tới các lồi cịn lại trong HST rừng.
+ Tài nguyên thiên nhiên sinh học khác: Khu vực nuôi trồng thủy sản vùng nước
nội thủy, ven bờ.
- Tài nguyên thiên nhiên sinh học ven bờ:

16


×