Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may khi việt nam gia nhập tpp báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 188 trang )

BỘ CƠNG THƢƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
NHIỆM VỤ CẤP BỘ

Tên nhiệm vụ:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
DỆT MAY KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP

Cơ quan chủ quản: Bộ Cơng Thƣơng
Cơ quan chủ trì: Trƣờng Đại Học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Trung Trực
Thời gian thực hiện: tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ CƠNG THƢƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
NHIỆM VỤ CẤP BỘ

Tên nhiệm vụ:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
DỆT MAY KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP



Cơ quan chủ quản: Bộ Cơng Thƣơng
Cơ quan chủ trì: Trƣờng Đại Học Cơng Nghiệp TP.Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Trung Trực
Thời gian thực hiện: tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ CƠNG THƢƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
NHIỆM VỤ CẤP BỘ

Tên nhiệm vụ:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH
NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
DỆT MAY KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP
Mã số: 129.17 ĐT/HĐ-KHCN

Xác nhận của cơ quan

Chủ nhiệm đề tài

chủ trì đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu)

TS. Nguyễn Trung Trực


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI THAM GIA THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
STT

HỌ VÀ TÊN

Công việc

CƠ QUAN/TỔ CHỨC

1

TS. Nguyễn Trung Trực

Chủ nhiệm đề tài

Đại học Công Nghiệp TP.HCM

2

ThS. Nguyễn Thị Kiều Nga

Thƣ ký

Đại học Công Nghiệp TP.HCM

3


PGS.TS Phan Thị Cúc

Tham gia

Đại học Nguyễn Tất Thành

4

TS. Nguyễn Thị Tuyết Nga

Tham gia

Đại học Công Nghiệp TP.HCM

5

TS. Phạm Ngọc Vân

Tham gia

Đại học Công Nghiệp TP.HCM

6

ThS. Từ Thị Hồng Lan

Tham gia

Đại học Cơng Nghiệp TP.HCM


7

ThS. Nơng Ngọc Dụ

Tham gia

Đại học Công Nghiệp TP.HCM

8

ThS. Nguyễn Hữu Tuyên

Tham gia

Đại học Công Nghiệp TP.HCM

9

ThS. Nguyễn Thị Minh Ngọc

Tham gia

Đại học Công Nghiệp TP.HCM

10

Cao học. Hồng Thiên Nga

Ngân hàng Agribank – Chi nhánh

Tham gia

i

Thành Đô


LỜI CẢM ƠN
Thay mặt nhóm nghiên cứu, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Bộ
Công Thƣơng, Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Công Nghiệp Tp.HCM cũng nhƣ
phòng Quản lý khoa học và hợp tác Quốc tế, tập thể giảng viên khoa TCNH đã
giúp nhóm tác giả có điều kiện nghiên cứu cũng nhƣ hồn thành nhiệm vụ
nghiên cứu đúng tiến độ theo kỳ vọng.
Trân trọng cảm ơn!
Thay mặt nhóm nghiên cứu
Chủ nhiệm đề tài

TS. Nguyễn Trung Trực

i


TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam hàng năm chiếm trên 13%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều đó cho thấy ngành dệt may ngày càng có vị trí
quan trọng trong nền kinh tế
Trong xu hƣớng hội nhập ngày nay, thị trƣờng ngày càng mở rộng, cạnh tranh ngày
càng gay gắt hơn. Để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của ngành hàng này, nhóm nghiên
cứu đã đi sâu vào:“ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu sản phẩm dệt may khi việt nam gia nhập TPP”

Đề tài vận dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau, nhƣ: Phƣơng pháp điều tra, thu
thập dữ liệu; phƣơng pháp thống kê; phƣơng pháp phân tích, tổng hợp.
Kết quả:
- Xác định đƣợc các yếu tố tài chính tác động đến xuất khẩu nói chung, sản phẩm dệt
may nói riêng.
- Phân tích đƣợc thực trạng các yếu tố tài chính tác động đến xuất khẩu sản phẩm dệt
may hiện nay, xác định nguyên nhân của ƣu điểm và nhƣợc điểm.
- Đề xuất đƣợc một số giải pháp tài chính để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may,
sau khi Việt Nam tham gia TPP, phù hợp với cơ chế thị trƣờng, phù hợp với các cam
kết quốc tế, góp phần cho nƣớc ta hội nhập kinh tế quốc tế thành công.

ii


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1.Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 2
4. Cơ sở dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 2
5. Bố cục đề tài: .............................................................................................................. 2
CHƢƠNG 1: CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM DỆT MAY KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP ............................................... 4
1.1 Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm dệt may khi Việt Nam gia nhập TPP . 4
1.1.1 Vị trí địa - kinh tế ............................................................................................. 4
1.1.2 Tài nguyên ........................................................................................................ 6
1.1.3 Nguồn nhân lực. ............................................................................................... 6
1.1.4 Lợi thế so sánh của sản phẩm dệt may xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập TPP 8
1.1.5 Tầm quan trọng của xuất khẩu sản phẩm dệt may khi Việt Nam gia nhập
TPP ........................................................................................................................ 16

1.2 Các yếu tố tài chính tác động đến xuất khẩu sản phẩm dệt may khi Việt Nam gia
nhập TPP ...................................................................................................................... 17
1.2.1 Vốn .................................................................................................................. 19
1.2.1.1 Tài trợ thƣơng mại quốc tế ....................................................................... 19
1.2.1.2 Huy động vốn trên thị trƣờng tài chính quốc tế ....................................... 30
1.2.1.3 Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và vốn đầu tƣ trong nƣớc......... 33
1.2.1.4 Tín dụng phát triển ................................................................................... 35
1.2.2 Tỷ Giá.............................................................................................................. 38
1.2.3 Lãi suất ........................................................................................................... 45
1.2.4 Lạm phát......................................................................................................... 47
1.2.5 Thuế................................................................................................................. 49
1.2.6 Rủi ro giá cả và phòng ngừa rủi ro giá cả ...................................................... 51
1.2.6.1 Rủi ro giá cả ............................................................................................. 51
1.2.6.2 Phòng ngừa rủi ro về giá .......................................................................... 53
1.2.7 Xúc tiến thƣơng mại ....................................................................................... 64
iii


1.2.7.1

Khái niệm xúc tiến thƣơng mại: ........................................................... 64

1.2.7.2 Vai trò của xúc tiến thƣơng mại: ............................................................. 65
1.2.7.3 Các hình thức xúc tiến thƣơng mại: ......................................................... 65
1.2.7.4 Tổ chức, cơ quan xúc tiến thƣơng mại: .................................................... 67
1.2.7.5 Chi phí xúc tiến thƣơng mại: ................................................................... 67
1.3 Kinh nghiệm của các nƣớc ..................................................................................... 68
1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc ............................................................................ 68
1.3.2 Kinh nghiệm của Malaysia ............................................................................. 71
1.3.3 Kinh nghiệm của Indonesia ............................................................................. 76

1.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. ...................................................................... 77
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT
KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY ................................................................................... 79
2.1. Thực trạng xuất khẩu sản phẩm dệt may vừa qua................................................. 79
2.2 Các cam kết của TPP liên quan đến xuất khẩu sản phẩm dệt may ........................ 90
2.3 Đánh giá các yếu tố tài chính tác động đến xuất khẩu sản phẩm dệt may khi Việt
Nam gia nhập TPP. ...................................................................................................... 93
2.3.1 Vốn .................................................................................................................. 93
2.3.1.1 Tài trợ thƣơng mại quốc tế ....................................................................... 93
2.3.1.2 Huy động vốn trên thị trƣờng tài chính quốc tế ..................................... 104
2.3.1.3 Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và vốn đầu tƣ trong nƣớc....... 108
2.3.1.4 Tín dụng phát triển ................................................................................. 115
2.3.2 Tỷ giá ............................................................................................................ 118
2.3.3 Lãi suất .......................................................................................................... 132
2.3.3.1 Diễn biến chính sách lãi suất thời gian qua tại Việt Nam ...................... 132
2.3.3.2 Đánh giá tác động của lãi suất đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may . 135
2.3.4 Lạm phát........................................................................................................ 143
2.3.5 Thuế............................................................................................................... 146
2.3.6 Rủi ro về giá cả và phòng ngừa rủi ro về giá ............................................... 149
2.3.6.1 Rủi ro về giá cả ....................................................................................... 149
2.3.6.2 Phòng ngừa rủi ro về giá ........................................................................ 153

iv


2.3.7 Những yếu tố khác: Chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng cao, xúc tiến thƣơng mại,
Hiệp hội ngành hàng, bảo hiểm.. ........................................................................... 154
2.3.7.1. Công tác xúc tiến thƣơng mại (XTTM): ................................................. 154
2.2.7.2. Chi phí cơ sở hạ tầng cao ảnh hƣởng đến xuất khẩu ............................... 157
2.3.7.3 Hoạt động của hiệp hội ngành hàng xuất khẩu dệt may......................... 162

2.3.7.4. Các chính sách khác của Nhà nƣớc. ...................................................... 163
2.4 Những kết quả đạt đƣợc, tồn tại và nguyên nhân ................................................ 167
2.4.1 Kết quả đạt đƣợc ........................................................................................... 167
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân ..................................................................... 168
2.4.2.1 Những tồn tại .......................................................................................... 168
2.4.2.2 Nguyên nhân ........................................................................................... 171
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU SẢN PHẨM DỆT MAY KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP ..................... 174
3.1 Định hƣớng chiến lƣợc xuất khẩu sản phẩm dệt may khi Việt Nam gia nhập TPP.174
3.1.1 Sự thay đổi của TPP và tác động đến xuất khẩu dệt may Việt Nam. ........... 174
3.1.1.1 Cơ hội của CPTPP đến ngành dệt may Việt Nam .................................. 174
3.1.1.2 Thách thức của CPTPP đến ngành dệt may Việt Nam .......................... 175
3.1.2 Nội dung cơ bản của Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ........................................................ 177
3.1.2.1 Quan điểm phát triển .............................................................................. 177
3.1.2.2 Mục tiêu phát triển ................................................................................. 178
3.1.2.3 Định hƣớng phát triển các sản phẩm, lĩnh vực quan trọng .................... 179
3.1.3 Định hƣớng chính sách tài chính nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt
may khi Việt Nam gia nhập TPP ........................................................................... 180
3.1.3.1 Các chính sách về đầu tƣ ........................................................................ 180
3.1.3.2 Các chính sách về tài chính .................................................................... 181
3.1.3.3 Các chính sách về tiền tệ ........................................................................ 181
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện các yếu tố tài chính nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm dệt may khi việt nam gia nhập TPP ................................................................. 184
3.2.1 Giải pháp về vốn ........................................................................................... 184
3.2.1.1 Giải pháp tài trợ thƣơng mại quốc tế. ..................................................... 184
v


3.2.1.2 Giải pháp huy động vốn trên thị trƣờng tài chính quốc tế ..................... 188

3.2.1.3 Giải pháp thu hút vốn đầu tƣ vốn đầu tƣ trực tiếp FDI nƣớc ngoài. ...... 197
3.2.1.4 Tín dụng phát triển ................................................................................. 200
3.2.2 Hồn thiện sự can thiệp của nhà nƣớc đối với: Tỷ giá, lãi suất, lạm phát,
thuế ...................................................................................................................... 205
3.2.2.1 Giải pháp về tỷ giá.................................................................................. 205
3.2.2.2 Giải pháp về lãi suất ............................................................................... 209
3.2.2.3 Giải pháp về lạm phát ............................................................................. 211
3.2.2.4 Giải pháp về thuế .................................................................................... 212
3.3 Các giải pháp phòng ngừa rủi ro giá, tỷ giá ......................................................... 214
3.3.1 Mơ hình thị trƣờng giao sau phù hợp cho Tp Hồ Chí Minh ......................... 214
3.3.1.1 Mơ hình sàn giao dịch giao sau HCMCDE ............................................ 214
3.3.1.2 Những vấn đề cần xem x t ..................................................................... 220
3.3.2 Giải pháp bảo hiểm xuất khẩu....................................................................... 221
3.4 Quản trị tài chính doanh nghiệp dệt may ............................................................. 224
3.4.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản: ............................................................... 224
3.4.2 Xây dựng cấu trúc vốn và chính sách phân phối lợi nhuận sau thuế tối ƣu. 225
3.5 Giải pháp khác: .................................................................................................... 225
3.5.1 Giảm chi phí sử dụng cơ sở hạ tầng .............................................................. 225
3.5.2 Đổi mới chính sách tài chính trong nghiên cứu chuyển giao những thành tự
của khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, xuất khẩu sản phẩm dệt may ...... 228
3.5.3 Nâng cao hiệu quả họat động của hiệp hội dệt may .................................... 232
3.5.4 Đổi mới tƣ duy xúc tiến thƣơng mại ............................................................. 233
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 235
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 239
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 So sánh Quốc tế và Việt Nam về tốc độ tăng trƣởng kinh tế .................................... 5
Bảng 1.2 So sánh mức lƣơng trung bình ngành dệt may một số quốc gia .............................. 7
Bảng 1.3 Lợi thế so sánh hữu hình của Việt Nam và 10 nƣớc ASEAN (tính theo ch số
RCA).............................................................................................................................................. 11
Bảng 1.4 Lợi thế so sánh hữu hình về xuất khẩu dệt may của 10 quốc gia ASEAN năm
2015 ............................................................................................................................................... 14
Bảng 1.5 Các trƣờng hợp biến động giá bông vải khi mua quyền chọn ................................. 57
Bảng 1.6 Các trƣờng hợp biến động tỷ giá xảy ra khi mua quyền chọn................................. 58
Bảng 1.7 Sự khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau .................................... 62
Bảng 1.8 Tình hình ngành dệt may Malaysia giai đoạn 2011 - 2013 ..................................... 71
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2012 – 2016 ................................... 80
Bảng 2.2 Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 .... 81
Bảng 2.3 Tỷ lệ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2012 – 2016...... 82
Bảng 2.4 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu ... 84
Bảng 2.5 Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu hàng dệt may năm 2016............. 86
Bảng 2.6 Bảng tính lãi suất thực – Trƣờng hợp Vincom .................................................... 106
Bảng 2.7 Doanh số cho vay và dƣ nợ bình quân TDXK từ 2006 - 2016 ............................ 117
Bảng 2.8 Số khách hàng cho vay và mức độ tập trung vốn cho vay giai đoạn 2011 - 2016: .. 117
Bảng 2.9 Diễn biến tỷ giá hối đoái từ năm 2005 - 2016....................................................... 118
Bảng 2.10 Các đợt điều ch nh tỷ giá........................................................................................ 121
Bảng 2.11 Giá trị giao dịch ròng khối ngoại qua kế hoạch của Fed từng thời kỳ và.......... 142
dự báo tác động năm 2017......................................................................................................... 142
Bảng 3.1 Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030 ....................................... 179

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐỒ TH SƠ ĐỒ H NH ẢNH
Hình 1.1 Bản đồ 12 nƣớc thành viên TPP Năm 2015 .....................................................5
Hình 1.2 Giao dịch BPO ................................................................................................ 25

Hình 2.1. Cơ cấu công ty ngành dệt may theo hoạt động và theo sở hữu .....................80
Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ................81
Hình 2.3. Lịch sử lãi suất điều hòa vốn dự trữ qua đêm của Mỹ ................................139
Hình 3.1 Sơ đồ phát hành cổ phiếu ra nƣớc ngoài ......................................................191
Đồ thị 1.1 Tỷ lệ % phá giá của đồng tiền các nƣớc trong TPP so với USD ................43
Đồ thị 1.2 Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa đầu tƣ và lãi suất .........................................46
Đồ thị 1.3 Mối quan hệ giữa lãi suất trong nƣớc và xuất khẩu ròng ............................. 47
Đồ thị 2.1 Tỷ lệ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với ......................82
Đồ thị 2.2 Mức lƣơng tối thiểu ngành dệt may tại một số quốc gia (USD/tháng) .......84
Đồ thị 2.3 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với ..........85
Đồ thị 2.4 Đồ thị biểu diễn lãi suất thực USD và lãi suất VND.................................107
Đồ thi 2.5 Mức giảm giá so với đồng USD của các đồng tiền khu vực (2016) ..........125
Đồ thị 2.6 Lãi suất tiền gởi và lãi suất cho vay 2000 - 2016 ......................................132
Đồ thị 2.7 Thay đổi lãi suất cơ bản, lãi suất huy động, lãi suất cho vay .....................133
Đồ thị 2.8 Các mức lãi suất chính sách ......................................................................134
Đồ thị 2.9 Diễn biến tỷ giá năm 2016 ........................................................................140
Đồ thị 2.10 Diễn biến lãi suất liên ngân hàng .............................................................141
Đồ thị 2.11 Giá trị giao dịch rịng của đầu tƣ nƣớc ngồi trong năm 2012 - 2016 ...142
Đồ thị 2.12 Diễn biến giá vải Cotton hàng tháng .......................................................150
Đồ thị 2.13 Xuất khẩu bông Hoa Kỳ tháng 8-12/2016 ...............................................150
Đồ thị 2.14 Nhập khẩu bông thô vào Việt Nam từ tháng 8 2016 đến tháng 1/2017 ..152
Sơ đồ 3.1 Mơ hình hoạt động của thị trƣờng OTC ......................................................215
Sơ đồ 3.2 Tổ chức của sàn giao dịch ...........................................................................218
Sơ đồ 3.3 Qui trình giao dịch trên sàn .........................................................................219

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH


: Bảo hiểm xã hội

CMT

: gia công từ khâu đầu đến khâu cuối

CPTPP

: Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương)

DNVVN

: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐTPT

: Đầu tƣ phát triển

FDI

: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

FED

: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

FOB


: Free On Board

FTA

: Hiệp định thƣơng mại tự do

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT

: Giá trị gia tăng

HQ

: Hàn Quốc

HTX

: Hợp tác xã

IBK

: Ngân hàng Cơng nghiệp Hàn Quốc

KCGF

: Quỹ Bảo lãnh Tín dụng Hàn Quốc


KOFC

: Tập đồn Tài chính Hàn Quốc

KTFC

: Tập đồn tài chính Cơng nghệ Hàn Quốc

NACF

: Liên đồn Quốc gia Hợp tác xã Nông nghiệp Hàn Quốc

NH

: Ngân hàng

NHNN

: Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

: Ngân hàng thƣơng mại

NHTƢ

: Ngân hàng Trung ƣơng

OBM


: Original Brand Manufacturing

ODA

: Vốn hỗ trợ phát triển

ODM

: Original Design Manufactoring

OEM

: gia công từng phần

SX

: Sản xuất
ix


TCHQ

: Tổng Cục Hải Quan

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TDXK


: Tín dụng xuất khẩu

VDB

: Ngân hàng Phát triển Việt Nam

VITAS

: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

WTO

: Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

XK

: Xuất khẩu

x


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam hàng năm chiếm trên 13%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành dệt may ngày càng có vị trí quan trọng trong
nền kinh tế. Đặc biệt trong xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi Việt Nam
gia nhập TPP, thị trƣờng ngày càng mở rộng, các tiêu chuẩn về vệ sinh, môi trƣờng,
lao động, nguồn gốc xuất xứ,…ngày càng cao, nhƣng ngƣợc lại, ƣu đãi về thuế quan
đối với các nƣớc tham gia TPP ở mức thấp hoặc bằng 0. Điều này sẽ tạo điều kiện

thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, nói chung, sản phẩm dệt may nói riêng
mở, khai thác đƣợc lợi thế, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào thị trƣờng các nƣớc
tham gia TPP, nhƣ Hoa Kỳ, Nhật, Úc,.. Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp nói chung,
giải pháp tài chính nói riêng, để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may, thâm nhập thị
trƣờng các nƣớc, khi Việt Nam gia nhập TPP là một yêu cầu bức xúc hiện nay. Do đó,
đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm dệt may khi việt nam gia nhập TPP” đƣợc lựa chọn để nghiên cứu đã đáp ứng
yêu cầu bức xúc trên của nƣớc ta.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tài chính: Vốn, tỷ
giá, lãi suất, phòng ngừa rủi ro,…nhằm đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TPP, nhƣ: Vệ
sinh, môi trƣờng, nguồn gốc xuất xứ, lao động,…để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt
may. Do đó, đề tài tập trung hƣớng đến các mục tiêu sau:
(i) Xác định đƣợc các yếu tố tài chính tác động đến xuất khẩu nói chung, sản
phẩm dệt may nói riêng, theo yêu cầu của Hiệp định TPP.
(ii) Phân tích đƣợc thực trạng các yếu tố tài chính tác động đến xuất khẩu sản
phẩm dệt may hiện nay, xác định nguyên nhân của ƣu điểm và nhƣợc điểm hiện nay.
(iii) Đề xuất đƣợc một số giải pháp tài chính để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt
may khi Việt Nam tham gia TPP, phù hợp với cơ chế thị trƣờng, phù hợp với các cam
kết quốc tế và cam kết trong Hiệp định TPP.
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nội dung của đề tài tập trung trả lời
các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1. Các yếu tố tài chính nào tác động đến xuất khẩu sản phẩm dệt may, khi gia
nhập TPP ?
2. Các tồn tại và nguyên nhân tồn tại của các yếu tố tài chính để đẩy mạnh xuất
1


khẩu sản phẩm dệt may hiện nay là gì ?
3. Giải pháp tài chính nào đƣợc sử dụng để đẩy manh xuất khẩu sản phẩm dệt

may phù hợp với cơ chế thị trƣờng, phù hợp với các cam kết quốc tế và các cam kết
trong Hiệp định TPP?
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các giải pháp tài chính tác
động đến xuất khẩu sản phẩm dệt may trong giai đoạn 2010-2016 và đề xuất giải pháp
cho giai đoạn 2017 – 2030
4. Cơ sở dữ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở dữ liệu
Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập đƣợc từ Bộ tài chính, Bộ Cơng
Thƣơng, Ngân hàng Nhà nƣớc, Cục đầu tƣ nƣớc ngoài và nguồn dữ liệu sơ cấp thu
thập đƣợc từ khảo sát thực tế... để đƣa vào phân tích. Ngồi ra, cịn nghiên cứu kinh
nghiệm từ Hàn Quốc, Malaysia và Indonesia nhằm rút ra các bài học có thể áp dụng
cho Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu, nói chung và lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm dệt
may nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp định tính nhƣ:
+ Phƣơng pháp điều tra, thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ các
nguồn khác nhau nhƣ: Bộ tài chính, Bộ Cơng Thƣơng, Ngân hàng Nhà nƣớc, Cục
đầu tƣ nƣớc ngoài; điều tra, thu thập dữ liệu sơ cấp từ các doanh nghiệp xuất khẩu
sản phẩm dệt may.
+ Phƣơng pháp thống kê, mô tả: Trên cơ sở số liệu thu thập đƣợc, tiến hành xử
lý, nhập liệu và thống kê theo những tiêu chí thích hợp.
+ Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh : Phân tích, tổng hợp, so sánh các
yếu tố tài chính ảnh hƣởng đến xuất khẩu sản phẩm dệt may để đề xuất các giải
pháp tài chính phù hợp với cơ chế thị trƣờng, phù hợp với các cam kết quốc tế và
các cam kết trong Hiệp định TPP.
5. Bố cục đề tài:
Đề tài ngoài các phần mở đầu, kết luận, bố cục đề tài gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
CHƢƠNG 1: Các yếu tố tài chính tác động đến xuất khẩu, khi Việt Nam gia
nhập TPP.


2


CHƢƠNG 2: Đánh giá các yếu tố tài chính tác động đến xuất khẩu sản phẩm dệt
may.
CHƢƠNG 3: Một số giải pháp tài chính nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt
may khi Việt Nam gia nhập TPP.

3


CHƢƠNG 1
CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
DỆT MAY KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TPP
1.1 Tiềm n ng sản uất và uất hẩu sản phẩm dệt ma

hi Việt Nam gia nhập TPP

1.1.1 V trí đ a - inh tế
a. Vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển ngành dệt may Việt Nam.
Việt Nam nằm trên bán đảo Đơng Dƣơng, với bờ biển dài, phía bắc giáp Trung
quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, nằm trên đƣờng giao thông hàng hải, hàng
không, nối Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, từ Đơng Bắc

xuống Đơng Nam

,

từ Đơng sang Tây, một vị trí trung tâm vùng Đơng nam , có vị trí địa – kinh tế quan

trọng trong Đông Dƣơng, trong Asean và một phần trong Apec.
Điều này đã cho ph p Việt Nam mở các tuyến đƣờng bộ và đƣờng biển để thuận tiện
cho việc giao lƣu hàng hoá. Việt Nam cũng là nƣớc nằm ở trọng tâm Đông Nam

.

Cho nên là địa điểm giao nhận và trung chuyển hàng hoá trở nên thuận lợi. Đặc biệt là
việc xuất khẩu hàng dệt may. Ở vị trí phía Đơng nam Châu á mà Việt Nam hiện nay
nằm trong con đƣờng chuyển giao công nghệ của ngành công nghiệp dệt may (chuyển
dịch theo hƣớng Đông tây; Bắc - Nam. Đó là việc dịch chuyển cơng nghệ dệt may từ
các nƣớc NIC (Newly industrialized country) sang các nƣớc Đông nam á và Nam á).
Do đó Việt Nam có cơ hội để kế thừa và phát triển các thành tựu của những nƣớc đi
trƣớc, đồng thời học hỏi đƣợc kinh nghiệm của các nƣớc đi trƣớc. Việt Nam là nơi
giao lƣu của hai nền văn hố lớn đó là văn hố Trung hoa và văn hố Sơng Hằng, giữa
nền văn hoá nho giáo và nền văn hoá phật giáo. Cho nên đã tạo ra những phong tục tập
quán đa dạng và phong phú; cùng với một nền văn hoá đặc trƣng. Đây là những yếu tố
vơ cùng quan trọng nó làm cho sản phẩm dệt may của chúng ta đa dạng và phong phú
hơn.

4


Hình 1.1 Bản đồ 12 nƣớc thành viên TPP Năm 2015
b. Tình hình kinh tế thuận lợi trong phát triển ngành dệt may Việt Nam sau
TPP.
Tăng trƣởng kinh tế là một trong những ch tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản để đánh giá
thành tựu phát triển của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
Bảng 1.1 So sánh Quốc tế và Việt Nam về tốc độ tăng trƣởng kinh tế
N m


2007

2008

2010

2011

2013

2015

2016

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

(%)

Thế giới


5.1

2.5

3.3

3.5

3.5

3.5

3.8

Khu vực Euro

2.7

1.3

1.7

1.5

1.5

1.2

1.7


Châu

8.3

6.6

7.1

6.4

6.8

5.5

5.2

8.48

6.23

6.8

6.24

5.42

6.53

6.21


- TBD

Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê và IMF
Qua số liệu trên cho thấy nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua, mặc dù bị
ảnh hƣởng do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, khủng hoảng nợ
cơng nhƣng vẫn duy trì đƣợc chuỗi tăng trƣởng kinh tế. Trong những năm qua, nền
kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng bình qn là 6%. Đây chính là thành tựu hết sức quan
trọng, nếu x t trong điều kiện rất nhiều khó khăn nhƣ thiên tai, dịch bệnh, sự biến
động giá cả thế giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu… nhƣ hiện nay. Cụ thể, nếu nhƣ

5


năm 1995, GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam đạt 289 USD thì đến năm 2016
con số này đã là 2.215 USD, cao gấp gần 8,5 lần so với năm 1995. Sau 10 năm gia
nhập WTO, GDP bình quân đầu ngƣời đạt ở mức khả quan, bình quân là 1.600 USD
đầu ngƣời, mức sống của ngƣời dân đã đƣợc cải thiện. Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế
chuyển dịch theo hƣớng tích cực, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển, thuộc loại cao
so với tỷ lệ chung của thế giới, đứng thứ hạng khá cao so với các nƣớc trong khu vực
ASEAN.
Dệt may đƣợc coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, ngành dệt may Việt
Nam hiện nay đang đƣợc xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển
khá mạnh. Với những lợi thế riêng biệt nhƣ vốn đầu tƣ không lớn, thời gian thu hồi
vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
1.1.2 Tài ngu ên
Mọi ngành sản xuất nói chung và ngành Dệt May nói riêng đều chịu sự ảnh

hƣởng của điều kiện tự nhiên. Điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi sẽ tạo điều kiện
phát triển các cây công nghiệp nhƣ bông, đay, trồng dâu nuôi tằm...Việt Nam nằm ở
vùng nhiệt đới gió mùa rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp, là một yếu tố đầu
vào của ngành dệt may. Khi sợi, bơng có năng suất và chất lƣợng cao thì sản phẩm dệt
may sản xuất ra cũng có chất lƣợng cao và cạnh tranh dễ dàng hơn trên thị trƣờng, đây
là yếu tố nâng cao chất lƣợng sản phẩm dệt may. Bên cạnh đó dƣới sự phát triển của
khoa học kỹ thuật hiện đại đã nghiên cứu và sản xuất ra các sản phẩm nhân tạo nhƣ
các loại sợi tổng hợp, sợi tơ nhân tạo, sợi hố học, thì tài ngun thiên nhiên khơng
phải là nguyên liệu duy nhất quyết định cho sự phát triển của ngành. Ngƣợc lại nếu
xem nhẹ yếu tố điều kiện tự nhiên thì sẽ khơng khai thác đƣợc đầy đủ lợi thế để thúc
đẩy phát triển ngành hoặc khai thác tự nhiên một cách lãng phí khơng hiệu quả.
1.1.3 Nguồn nhân lực.
Ngành dệt may Việt Nam là ngành kinh tế chủ lực, thu hút một lực lƣợng lao động lớn
trong xã hội và đồng thời góp phần gia tăng tích lũy cho q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nền kinh tế của đất nƣớc tạo cơ hội cho Việt Nam hòa nhập kinh tế với
khu vực và thế giới. X t từ góc độ thƣơng mại quốc tế, dệt may Việt Nam đƣợc đánh
6


giá là ngành có lợi thế so sánh do tận dụng đƣợc nguồn nhân cơng và có tay nghề. Sản
xuất dệt may của cả nƣớc hiện có khoảng 7.000 doanh nghiệp, hàng trăm nghìn cơ sở
kinh tế tập thể, tổ sản xuất, hộ gia đình và cá thể. Ngành này đã thu hút trên 1,2 triệu
lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, hàng triệu lao động ở các cơ sở khác.
Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ là một quốc gia thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhờ mức
sống chung cũng nhƣ thu nhập chi trả cho ngƣời lao động còn ở mức thấp. Tuy nhiên,
‗lợi thế‘ này chƣa bao giờ đƣợc các nhà kinh tế đánh giá bền vững khi thu nhập bình
quân của ngƣời Việt Nam có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối nhanh. Điều đáng mừng là
mức lƣơng ngành dệt may hiện tại đang dần đƣợc cải thiện, thậm chí đã vƣợt qua
ngƣỡng trung bình theo Báo cáo lƣơng đƣợc JobStreet.com Việt Nam, Mạng việc làm
số 1 Đông Nam


công bố vào giữa năm 2016.

Bảng 1.2 So sánh mức lƣơng trung bình ngành dệt may một số quốc gia

Nguồn Báo Cáo lƣơng JobStreet.com Việt Nam năm 2016.
Một điểm đáng mừng khác về mức lƣơng của ngành dệt may khi Việt Nam vừa đƣợc
Tổ chức lao động quốc tế cơng bố là quốc gia có tỷ lệ vi phạm quy định về lƣơng tối
thiểu thấp nhất trong 7 quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu . Trong đó, theo báo cáo
mới nhất của Tổ chức lao động quốc tế, cứ 100 lao động trong ngành dệt may thì tại
Việt Nam ch có 6,6 ngƣời bị trả dƣới mức lƣơng tối thiểu. Trong đó, Philippines là
nƣớc đứng đầu với t lệ ngƣời lao động nhận lƣơng thấp hơn mức tối thiểu (53,3%). Tỷ
lệ vi phạm ở mức độ nghiêm trọng (dƣới 80% mức lƣơng tối thiểu) ở Philippines cũng
rất cao, lên đến 38,8%. Cambodia và Indonesia cũng nằm trong danh sách những quốc
gia có tỷ lệ ngƣời sử dụng lao động vi phạm việc trả lƣơng dƣới mức tối thiểu cao, khi
7


khoảng ¼ ngƣời lao động nhận dƣới mức này. Việc mức lƣơng ngành dệt may ngày
một tăng trong thời gian qua cho thấy các doanh nghiệp đang bắt đầu quan tâm hơn
đến việc sử dụng thu nhập nhƣ một yếu tố thu hút và giữ chân ngƣời lao động. Tuy
nhiên, điều này cũng tạo ra khơng ít thách thức cho ngƣời lao động trong việc khẳng
định và chứng tỏ bản thân trong thời điểm trình độ cần đƣợc cải thiện mỗi ngày. Chi
phí nhân cơng có tăng nhƣng vẫn thấp hơn so với các nƣớc có cạnh tranh nhƣ Trung
Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam là đối tác có thể đáp ứng đƣợc sự đa dạng về các
chủng loại hàng may mặc và thực hiện công tác trách nhiệm xã hội với ngƣời lao động
đảm bảo. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà nhập khẩu vì họ có thể tìm mua,
đặt hàng đƣợc nhiều chủng loại sản phẩm. Hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam luôn
thực hiện đúng các tiêu chuẩn khách hàng quốc tế đặt ra nhƣ về lao động, môi trƣờng
sản xuất, trách nhiệm xã hội… Các tổ chức phi chính phủ và khách hàng lớn của dệt

may Việt Nam đều đánh giá Việt Nam là một hình mẫu của ngành cơng nghiệp dệt
may lành mạnh, đi liền với luật lao động rõ ràng và mức lƣơng công bằng. Trong
những năm vừa qua, các điều kiện làm việc trong nhiều nhà máy đã đƣợc cải thiện và
công nhân đƣợc tôn trọng. Các công ty này ln sẵn lịng giữ lại các lao động làm
đƣợc việc và cơng nhân cũng đƣợc hƣởng các lợi ích nhƣ đào tạo chun mơn, nơi ở
và bữa ăn miễn phí‖.
1.1.4 L i thế so sánh của sản phẩm dệt ma

uất hẩu khi Việt Nam gia nhập TPP

Xuất khẩu đƣợc coi là động lực của tăng trƣởng kinh tế, là chìa khóa để mở ra con
đƣờng đi đến sự giàu có và thịnh vƣợng của mỗi quốc gia. Xuất khẩu thực sự làm tăng
của cải của đất nƣớc, tạo điều kiện cho q trình phân cơng lao động quốc tế. Lợi thế
so sánh theo quan niệm truyền thống (quan niệm tĩnh) của một quốc gia nằm trong lực
lƣợng lao động, tài nguyên thiên nhiên, trong di sản văn hóa và tri thức của quốc gia
đó. Tất cả các quốc gia đều có lợi thế so sánh về một sản phẩm nào đó và vì vậy các
nƣớc nhất thiết phải bn bán với nhau. Lý thuyết về lợi thế so sánh khẳng định tất cả
các nƣớc đều có lợi khi tham gia thƣơng mại quốc tế. Chính vì vậy, bản chất của
thƣơng mại là hai bên cùng có lợi. Thƣơng mại quốc tế góp phần làm giảm giá thành
sản phẩm, kích thích mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm và nhờ đó làm tăng thu
nhập thực tế và phúc lợi xã hội.
Lợi thế so sánh tĩnh của một quốc gia đƣợc thể hiện khi quốc gia đó tham gia vào
8


thƣơng mại quốc tế và đó là ý nghĩa chính của tự do hóa thƣơng mại. Lợi thế tĩnh có
đƣợc nhờ sự khác biệt trong giá xuất nhập khẩu của các nƣớc với phƣơng pháp sản
xuất nhất định và có lợi thế không đổi về quy mô. Ngƣợc lại, lợi ích động của thƣơng
mại quốc tế lại đề cập đến hồn cảnh mà các phƣơng pháp sản xuất hiện có thay đổi
thông qua các hoạt động đầu tƣ và áp dụng những công nghệ mới, cơ cấu lại việc cắt

giảm chi phí và phát triển năng động của lao động có kỹ thuật, từ đó có thể tạo ra nhu
cầu mới cho các ngành sản xuất cạnh tranh mới.
Sức mạnh cạnh tranh của quốc gia là sự phát triển bền vững của xuất khẩu trong
nền kinh tế, vì xuất khẩu gắn liền với sản xuất, do đó các nhà kinh tế trên thế giới đều
thống nhất khẳng định chính sách sản xuất chính là sự lựa chọn khác của chính sách
xuất khẩu, hay nói cách khác, chính sách sản xuất chính là sự thay thế của chính sách
xuất khẩu trong dài hạn. Tóm lại, chính sách xuất khẩu dài hạn đƣợc dựa trên tiềm lực
cạnh tranh của nền sản xuất.
Do đó, chính sách sản xuất đƣợc Nhà nƣớc tạo mọi điều kiện thuận lợi để khuyến
khích các nguồn lực chảy vào những ngành đƣợc coi là quan trọng đối với tăng trƣởng
kinh tế. Về cơ bản, chính sách sản xuất của Việt Nam theo nghĩa rộng phải hƣớng vào
tăng cƣờng tiết kiệm và đầu tƣ, cung cấp tốt cơ sở hạ tầng về giáo dục và giao thông
vận tải, hỗ trợ các hoạt động R D (Research and Development) nhằm tăng cƣờng
năng suất lao động của quốc gia - nền tảng của khả năng cạnh tranh quốc tế, do đó,
Việt Nam cần xây dựng một chính sách sản xuất dựa trên định hƣớng xuất khẩu, trật tự
ƣu tiên phân bổ vốn cho các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ phải tn theo khả năng cạnh
tranh đã đƣợc tính tốn cụ thể cho từng ngành, từng mặt hàng.
Với các nƣớc đang phát triển ch số cạnh tranh có ý nghĩa nhiều hơn việc xác định
khả năng xuất khẩu, là lợi thế so sánh hữu hình (Revealed Comparative Advantage RCA), vì các nƣớc nhƣ Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh tĩnh. RCA
đƣợc xác định nhƣ là phần nhóm sản phẩm trong xuất khẩu chia cho phần nhóm sản
phẩm đó trong thƣơng mại thế giới, lợi thế so sánh hữu hình có thể đƣợc xem nhƣ một
ch số có ích về lợi thế so sánh của các nƣớc.
Cơng thức tính RCA:
RCAij = (xij / xwj) / (∑xi j / ∑xij),
trong đó:
9


Xij: là của nƣớc i về xuất khẩu hàng hóa j
Xwj: là xuất khẩu của thế giới về hàng j

∑Xij: Tổng xuất khẩu của nƣớc i
∑Xwj: Tổng xuất khẩu của thế giới
Trong trƣờng hợp này, ở đây đã có những sự cần thiết để loại trừ các biến động
của giá cả và tầm quan trọng của hàng hóa riêng biệt trên thị trƣờng thế giới. Ch số
này thuận lợi cho sự biểu diễn phần đơn l của một nhóm sản phẩm trong toàn bộ xuất
khẩu của một quốc gia. Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam không có trợ
cấp xuất khẩu chính là lợi thế so sánh hữu hình của Việt Nam và nhƣ vậy, các doanh
nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này. RCA còn cho ph p
chúng ta so sánh cụ thể hơn giữa các nƣớc ở bất kỳ thời điểm nào. Sự đo lƣờng này
phản ánh lợi thế so sánh nổi bật của một nƣớc trong một hàng hóa cụ thể đƣợc xác
định bởi công nghệ và các yếu tố tài nguyên, sự điều ch nh chính sách của nhà nƣớc
đƣợc vạch ra để chuyển nguồn lực sang khu vực có lợi thế, ―khi giá trị lớn hơn 1 cho
ta biết lợi thế so sánh hữu hình của khu vực thứ i‖.
Theo E.Fukase và W. Martin, các ch số ở bảng 1.1 cho thấy lợi thế so sánh hiện
tại của Việt Nam chủ yếu trong các hàng hóa nhƣ cá, ngũ cốc, hạt dầu, gỗ, cao su, than
và dầu thô. Phần xuất khẩu hàng may mặc cà phê của Việt Nam (bảng 1.1) lần lƣợt
gấp 3,10 lần và 17 lần lớn hơn bình quân thế giới, đồng thời Việt Nam cũng rất mạnh
trong một số hàng hóa có hàm lƣợng lao động bao gồm dịch vụ du lịch, quần áo và
giầy d p. Nhƣ vậy, về mặt lý thuyết, Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao khi xuất
khẩu nhóm hàng may mặc ra thị trƣờng thế giới.

10


Bảng 1.3 Lợi thế so sánh hữu hình của Việt Nam và 10 nƣớc ASEAN (tính theo ch số RCA)
Hạng mục

Brune Indo Camb

Lao


Malai Myan

Phi

Sing

Thai

Viet

Động vật sống

,0,0

0,0

0,0

1,3

1,8

0,2

0,0

0,0

0,1


0,0

Thịt

thịt chế biến

0,0

0,1

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

1,4

0,1

Sản phẩm từ sữa và trứng

0,0


0,3

0,0

0,0

0,3

0,0

0,0

0,2

0,1

0,8

Cá và cá chế biến

0,0

3,4

1,6

0,1

0,7


9,5

3,7

0,5

8,7

11,3

Các sản phẩm ngũ cốc

0,0

0,1

0,6

0,1

0,2

3,3

0,1

0,2

3,3


6,6

Trong đó 42 là gạo

0,0

0,3

0,0

0,0

0,0

27,6

0,2

0,1

28,7

69,7

Rau quả

0,0

0,6


0,1

0,2

0,3

8,3

4,5

0,1

3,1

1,5

Đƣờng và sản phẩm từ mật

0,0

0,5

0,0

0,0

0,5

0,5


3,3

0,1

7,0

0,8

Cà phê ch , ca cao và gia vị

0,0

4,8

1,2

7,0

1,3

1,7

0,4

0,6

0,8

9,2


Trong đó 71 là cà phê

0,0

5,2

0,0

14,9

0,0

0,1

0,3

0,1

1,2

16,9

Thức ăn gia súc

0,0

1,0

0,0


0,0

0,6

1,4

1,3

0,2

1,6

0,1

Đồ uống

0,0

0,0

0,0

0,0

0,1

0,0

0,1


0,3

0,1

0,1

Thuốc lá

0,0

0,8

0,0

0,0

0,1

0,1

1,0

0,4

0,8

0,1

Da, lông thú chƣa chế biến


0,0

0,1

3,3

4,1

0,1

1,9

0,0

0,0

0,1

2,7

Dầu hạt

0,0

0,1

7,6

0,5


0,1

16,7

0,5

0,1

0,1

7,0

Cao su thô, sợi tổng hợp

0,0

12,1

64,5

0,0

10,8

7,5

0,5

1,8


14,2

3,4

Gổ x và vỏ cây

0,0

2,4

48,0

53,9

9,2

45,4

0,7

0,3

0,2

3,6

Bột giầy và giấy phế thải

0,0


0,6

0,0

0,0

0,0

0,0

0,5

0,2

0,1

0,0

Sợi dệt

0,0

0,2

1,9

0,1

0,3


0,3

0,4

0,1

0,7

0,7

11


×