Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi khuẩn ứng dụng vào xử lý ô nhiễm protein ao nuôi cá tra tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 106 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒ THÁI SƠN

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG VI
KHUẨN ỨNG DỤNG VÀO XỬ LÝ Ô NHIỄM
PROTEIN AO NUÔI CÁ TRA TỈNH BẾN TRE

Chuyên ngành

: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Mã chuyên ngành

: 60.52.03.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


Cơng trình được hồn thành tại Cơng ty TNHH dịch vụ Khoa học và Công nghệ Sinh
học LEFAN.
Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Trịnh Ngọc Nam
Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Lê Hùng Anh
Người phản biện 1: TS. Phạm Trung Kiên
Người phản biện 2: TS. Lê Hữu Quỳnh Anh
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Công nghiệp thành phố Hờ Chí Minh ngày 3 tháng 12 năm 2018
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


1. PGS.TS Phan Thị Phượng Trang

- Chủ tịch Hội đồng

2. TS. Phạm Trung Kiên

- Phản biện 1

3. TS. Lê Hữu Quỳnh Anh

- Phản biện 2

4. TS. Nguyễn Ngọc Ân

- Ủy viên

5. TS. Lê Việt Thắng

- Thư ký

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN&QLMT


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Hồ Thái Sơn

MSHV: 14143171

Ngày, tháng, năm sinh: 14/09/1991

Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

Mã số: 60.52.03.20

I. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi khuẩn ứng dụng vào xử lý ô
nhiễm protein ao nuôi cá tra tỉnh Bến Tre.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Phân lập các chủng vi sinh vật từ nước ao đang nuôi cá tra.
- Tuyển chọn các chủng tiềm năng.
- Định danh các chủng vi sinh vật tiềm năng.
- Khảo sát hiệu quả các chế phẩm vi sinh vật từ các chủng vi sinh vật tiềm năng.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo QĐ số 1434 /QĐ – ĐHCN ngày 12/07/2016
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 12/12/2018
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Trịnh Ngọc Nam
2. PGS.TS. Lê Hùng Anh
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2018
NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1 NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

TS. Trịnh Ngọc Nam


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
ĐÀO TẠO

PGS.TS. Lê Hùng Anh

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT

PGS.TS. Lê Hùng Anh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi đến quý thầy cô Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Ban
Giám Hiệu, Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hờ Chí Minh lịng biết ơn chân
thành và sâu sắc. Thầy Cơ đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý giá về học vấn
cũng như về xã hội. Trong quãng thời gian học tập tại trường, tôi đã học được rất
nhiều điều hữu ích giúp tơi tự tin và vững bước trên con đường tương lai.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy PGS.TS. Lê Hùng Anh, Viện trưởng Viện Khoa
học Công nghệ và Quản lý Môi trường cùng thầy TS. Trịnh Ngọc Nam, trường đại
học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã dành nhiều tâm huyết trực tiếp hướng
dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua và giúp tơi hồn thành luận văn
thật tốt.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị và các bạn trong Công ty TNHH Dịch vụ
Khoa học và Công nghệ Sinh học LEFAN, cùng anh, chị và các bạn làm việc tại
Trung tâm Khoa học và Công nghệ Sinh học (CBB), đã hỗ trợ cho tôi trong khoảng
thời gian thực hiện quy trình nghiên cứu tại cơng ty và trung tâm của anh chị.
Lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất, con xin gửi đến Mẹ và Bà ngoại, người đã
sinh thành, nuôi dạy con khôn lớn, luôn bên cạnh con khi con gặp khó khăn và là chỗ
dựa vững chắc trong cuộc đời con. Mẹ và Bà ngoại là niềm tin và nguồn động lực lớn
nhất trong cuộc đời con.



TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Sự phát triển nhanh chóng về diện tích ni và sử dụng tràn lan thuốc kháng sinh dẫn
đến ô nhiễm ao nuôi cá tra tại mỗi hợ và cả vùng nếu khơng được kiểm sốt. Sử dụng
chế phẩm sinh học ngăn ngừa bệnh và hỗ trợ phát triển cho thủy sản đang là giải pháp
được lựa chọn của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam. Phân lập, tuyển chọn và
khảo sát các chủng tại Bến Tre để chọn được các chủng thích hợp cho địa hình và khí
hậu của địa phương, cũng như việc chủ động sản xuất chế phẩm. Kết quả sau khi
phân lập và tuyển chọn được 2 chủng là Bacillus subtilis; Saccharomyces cerevisiae.
Sau khi khảo sát trên mẫu lấy từ ao nuôi, chế phẩm 2 (TN2) với nồng độ vi Bacillus
subtilis; Saccharomyces cerevisiae là 2:1có kết quả cải thiện tốt nhất. Nồng độ COD
giảm mạnh sau 31 ngày sau khi bổ sung vi sinh vật, giảm từ 182 xuống còn 10
(mgO2/l). Chỉ tiêu NH4+ sau 10 ngày đầu tăng nhẹ từ ngày 11 đến 13 là 0,345 mg/l
rời sau đó giảm theo đặc tính bay hơi và tăng khi chỉ số đạt bão hòa do vi sinh vật xử
lý protein. Chỉ tiêu BOD sau 5 ngày đầu giảm nhẹ rồi giảm mạnh từ ngày 7 là 16
mg/l. Chỉ tiêu NH4+ sau 10 ngày đầu tăng nhẹ từ ngày 11 đến 13 là 0,345 mg/l rời sau
đó giảm theo đặc tính bay hơi và tăng khi chỉ số đạt bão hòa do vi sinh vật xử lý
protein. Sau xử lý nước nuôi cá tra, nghiệm thức được bổ sung TN2 đã giảm nồng độ
ô nhiễm phù hợp với việc nuôi cá tra hơn các nghiệm thức khác.
Từ khóa: Bacillus subtilis; Saccharomyces cerevisiae, chế phẩm sinh học, thuốc
kháng sinh.

i


ABSTRACT
The rapid development of farming areas and the widespread use of antibiotics lead to
pollution of catfish ponds in each household and region if it is not controlled. Using
bio-products help to prevent disease and support the fish development is the solution

selected top by many countries in the world and Viet Nam. Isolation, selection and
survey the strain of micro biology in Ben Tre province to select the suitable strains
for local terrain and climate, as well as to actively produce product. Topic isolated
192 species from 10 mud samples, 10 water samples from catfish ponds in Ben Tre
province. Through surveys beneficial characteristics and identification 2 potential
strains are gained: Bacillus subtilis; Saccharomyces cerevisiae. After taken a survey
test from the pond samples, bio-product 2 (TN2) with concentration of Bacillus
subtilis; Saccharomyces cerevisiae is 2: 1, showed the best improvement in catfish
ponds water. The concentration of COD decreased sharply after 31 days with bioproduct supplied, from 182 to 10 mgO2/l. The NH4+ index increased slightly after 10
days and then increased strongly from day 11 to 13 0.345 mg /l and then, decreased
by specific naturaly and after a few days it’s increased by pro-biotics. The BOD
content seems decreased sharply from day 7 to 16 mg /l. The NH4+ content increased
slightly from 11 to 13 days at 0,345 mg/l and then decreased by evaporation and
increased when the index was saturated due to the microbal treament of the protein.
After treatment of pangasius culture, the experiment was supplement with the TN2
which reduced pollutant concentration in accordance with catfish culture than other
treatment.
Key word: Bacillus subtilis; Saccharomyces cerevisiae, bio-products, antibiotics.

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của TS. Trịnh Ngọc Nam và PGS.TS. Lê Hùng Anh. Các nội dung nghiên
cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tơi thu thập từ các ng̀n khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu
tham khảo.
Ngồi ra, trong luận văn cịn sử dụng mợt số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của

các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích ng̀n gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nợi
dung luận văn của mình. Trường Đại Học Cơng Nghiệp TPHCM không liên quan
đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tơi gây ra trong q trình thực hiện (nếu
có).
Học viên

Nguyễn Hồ Thái Sơn

iii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .........................................................3
5. Ý nghĩa đề tài ......................................................................................................3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1 Tình hình nuôi cá tra ở ĐBSCL và tỉnh Bến Tre ..............................................4
1.1.1 Tình hình ni cá tra ở ĐBSCL .................................................................4
1.1.2 Tình hình ni cá tra tỉnh Bến Tre .............................................................5
1.2 Tình trạng ơ nhiễm và dịch bệnh trong ni cá tra ...........................................6
1.2.1 Tình trạng ô nhiễm trong ao nuôi cá tra .....................................................6
1.2.2 Dịch bệnh trong ao ni cá tra ...................................................................7

1.3 Vai trị của vi sinh vật trong thủy sản................................................................9
1.4 Tổng quan về chế phẩm vi sinh – probiotics ..................................................11
1.4.1 Định nghĩa probiotics ...............................................................................11
1.4.2 Cơ chế tác dụng của probiotics ................................................................11
1.4.3 Ứng dụng ..................................................................................................13
1.5 Tổng quan vi khuẩn amon hóa ........................................................................13
1.5.1 Đặc điểm sinh học vi khuẩn amon hóa ....................................................14
1.5.2 Đặc tính sinh enzyme ngoại bào của vi khuẩn amon hóa ........................15
1.6 Đặc điểm sinh học và vai trò của nấm men.....................................................17
1.6.1 Tổng quan nấm men .................................................................................17
1.6.2 Những tác dụng của nấm men vào ứng dụng công nghệ .........................17

iv


1.6.3 Các ng̀n dinh dưỡng của nấm men .......................................................18
1.7 Tình hình nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học vào xử lý nước thải trên thế
giới và Việt Nam ...................................................................................................20
1.7.1 Trên thế giới .............................................................................................20
1.7.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................21
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................25
2.1 Sơ đồ nghiên cứu .............................................................................................25
2.2 Vật liệu ............................................................................................................27
2.2.1 Mẫu bùn ....................................................................................................27
2.2.2 Mẫu nước ao nuôi cá tra ...........................................................................27
2.2.3 Môi trường phân lập và khảo sát .............................................................28
2.2.3.1 Môi trường phân lập Luria Bertani (LB) ..........................................28
2.2.3.2 Môi trường phân lập Nấm men .........................................................28
2.2.3.3 Môi trườn dinh dưỡng .......................................................................28
2.2.3.4 Môi trường khảo sát enzym ngoại bào ..............................................28

2.2.4 Hóa chất ....................................................................................................28
2.2.5 Mơ hình mơ phỏng thí nghiệm thực tế .....................................................29
2.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................29
2.3.1 Phương pháp thu mẫu ...............................................................................29
2.3.2 Phương pháp xử lý mẫu ...........................................................................29
2.3.3 Các phương pháp phân tích chỉ tiêu nước ................................................30
2.3.4 Phương pháp phân lập và làm thuần nhóm vi khuẩn amon hóa ..............31
2.3.5 Phương pháp phân lập và làm thuần nấm men ........................................32
2.3.6 Phương pháp cấy truyền và lưu trữ vi sinh vật. .......................................32
2.3.7 Phương pháp xác định khả năng sinh enzyme ngoại bào ........................33
2.3.7.1 Khả năng sinh enzyme amylase ........................................................33
2.3.7.2 Khả năng sinh enzyme cellulase .......................................................33
2.3.7.3 Khả năng sinh enzyme protease ........................................................34
2.3.8 Phương pháp định danh bằng công nghệ MALDI – TOF........................34
2.3.9 Phương pháp tạo chế phẩm sinh học xử lý nước ao nuôi cá tra ...............36

v


2.3.10 Phương pháp xác định mật độ vi sinh vật OD .......................................36
2.3.11 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................37
2.4 Bố trí thí nghiệm..............................................................................................37
2.4.1 Thí nghiệm 1: phân lập các chủng vi sinh vật/ vi sinh vật từ nước ao nuôi
cá tra ..................................................................................................................37
2.4.2 Thí nghiệm 2: tuyển chọn các chủng vi sinh vật thuần tiềm năng ...........37
2.4.2.1 Tuyển chọn chủng vi sinh vật tiềm năng ..........................................37
2.4.2.2 Tuyển chọn chủng nấm men tiềm năng ............................................38
2.4.3 Thí nghiệm 3: Định danh các chủng vi sinh vật tiềm năng ......................38
2.4.4 Thí nghiệm 4: Khảo sát hiệu quả của chế phẩm probiotics được điều chế
từ các chủng vi sinh vật tiềm năng ....................................................................38

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ...............................................................40
3.1 Kết quả phân lập và làm thuần các chủng vi sinh vật
...............................................................................................................................40
3.2 Kết quả khảo sát khả năng sinh enzyme của các chủng vi sinh vật trên môi
trường LB ..............................................................................................................46
3.2.1 Khả năng sinh enzyme amylase ...............................................................46
3.2.2 Khả năng sinh enzyme cellulase ..............................................................49
3.2.3 Khả năng sinh enzyme protease ...............................................................53
3.3 Kết quả định danh bằng phương pháp MALDI – TOF ...................................57
3.4 Kết quả đánh giá hiệu quả chế phẩm cải thiện nước thải nuôi cá tra ..............59
3.4.1 Thực nghiệm tạo chế phẩm ......................................................................59
3.4.2 Tiến hành khảo sát chế phẩm trong môi trường nước ao nuôi
...........................................................................................................................61
3.4.3Đánh giá khảo sát chất lượng nước sau khi cho chủng probiotics.
...........................................................................................................................61
3.4.4 Kết quả thí nghiệm các nghiệm thức ........................................................63
3.4.4.1 Kết quả đánh giá biến thiên pH trong mơ hình bể ............................63
3.4.4.2 Kết quả xử lý COD của chủng trong bể nghiệm thức .......................64
3.4.4.3 Kết quả xử lý BOD của chủng trong bể nghiệm thức .......................66
3.4.4.4 Kết quả khảo sát Amonia trong bể ....................................................68

vi


3.4.5 Nhận xét chung .........................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................72
1. Kết luận............................................................................................................72
2. Kiến nghị .........................................................................................................73
PHỤ LỤC ..................................................................................................................78
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN .........................................................92


vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Sơ đờ tiến hành nghiên cứu ........................................................................26
Hình 2.2 Mơ hình thí nghiệm ....................................................................................29
Hình 3.3 Cơ sở phương pháp MALDI – TOF ..........................................................35
Hình 3.1 Hình ảnh phân lập mẫu ao ni cá tra ........................................................40
Hình 3.2 Hình ảnh phân lập mẫu ao ni cá tra ........................................................40
Hình 3.3 Mợt số chủng sau khi được làm thuần .......................................................41
Hình 3.4 Kết quả khảo sát khả năng sinh amylase của các chủng được phân lập trên
mơi trường LB ...........................................................................................46
Hình 3.5 Kết quả khảo sát khả năng sinh amylase của các chủng được phân lập trên
mơi trường Hansen.....................................................................................48
Hình 3.6 Kết quả khảo sát khả năng sinh cellulase của các chủng được phân lập trên
mơi trường LB ...........................................................................................50
Hình 3.7 Kết quả khảo sát khả năng sinh cellulose của các chủng được phân lập trên
mơi trường H ..............................................................................................52
Hình 3.8 Kết quả khảo sát khả năng sinh protease của các chủng được phân lập trên
môi trường LB ...........................................................................................54
Hình 3.9 Kết quả khảo sát khả năng sinh protease của các chủng được phân lập trên
môi trường H ..............................................................................................56
Hình 3.10 Chủng Bacillus subtilis và Saccharomyces serevisiea .............................60
Hình 3.11 Đồ Thị biểu thị kết quả xử lý COD của chế phẩm ...................................65
Hình 3.12 Đờ thị biểu thị kết quả xử lý BOD của chế phẩm ....................................67
Hình 3.13 Đờ thị biểu thị kết quả khảo sát NH4+ của chế phẩm ...............................69

viii



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Ước lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra .........................................5
Bảng 1.2 Tổng hợp tính chất nước trong ao ni cá Tra tại ĐBSCL [1] ....................7
Bảng 1.3 Phân loại loài Bacillus ...............................................................................14
Bảng 2.1 Danh sách các hợ dân có ao ni cá tra lấy mẫu tại Bến Tre ....................27
Bảng 3.1 Danh mục các chủng vi sinh vật phân lập trên môi trường LB từ mẫu bùn
....................................................................................................................42
Bảng 3.2 Các chủng vi sinh vật phân lập trên môi trường Hansen từ mẫu bùn .......43
Bảng 3.3 Danh mục các chủng vi sinh vật phân lập trên môi trường LB từ mẫu nước
....................................................................................................................44
Bảng 3.4 Danh mục các chủng phân lập trên môi trường Hansen từ mẫu nước ......45
Bảng 3.5 Kết quả vịng phân giải tinh bợt của các chủng phân lập trên LB .............47
Bảng 3.6 Kết quả vòng phân giải tinh bột của các chủng phân lập trên Hansen ......49
Bảng 3.7 Kết quả vòng phân giải CMC của các chủng phân lập trên LB ................51
Bảng 3.8 Kết quả vòng phân giải CMC của các chủng phân lập trên H ..................53
Bảng 3.9 Kết quả vòng phân giải protease của các chủng phân lập trên LB ............55
Bảng 3.10 Kết quả vòng phân giải protease của các chủng phân lập trên H ............57
Bảng 3.11 Kết quả định danh các chủng bằng phương pháp MALDI - TOF ...........58
Bảng 3.12 Các chỉ tiêu hóa lý của mẫu nước ao ni cá tra trước khi xử lý ............62
Bảng 3.13 Các chỉ tiêu hóa lý của mẫu nước ao nuôi cá tra không ô nhiễm theo QCVN
02 – 20 2014 BNNPTNT ...........................................................................62
Bảng 3.14 Các chỉ tiêu hóa lý của mẫu nước ao ni cá tra trước khi xử lý ............63
Bảng 3.15 Kết quả xử lý COD trong khoảng thời gian 31 ngày...............................64
Bảng 3.16 Kết quả xử lý BOD trong khoảng thời gian 31 ngày...............................66
Bảng 3.17 Kết quả khảo sát NH4+ trong khoảng thời gian 31 ngày..........................68

ix



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AOB

Ammonia Oxidizing Bacteria

ASC

Aquaculture Stewardship Council

BAP

Best Aquaculture Practices

BOD

Biologycal Oxygen Demand

CMC

Carboxy Methyl Cellulose

COD

Chemical Oxygen Demand

ĐC

Đối Chứng

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

H

Hansen

LB

Luria Bertani

MALDI – TOF Matrix Assisted Laser Desorption lionization – Time of Flight
NTTS

Nuôi Trồng Thủy Sản

FCR

Feed Conversion Ratio

P

Photpho

TAN

Total Amonian Nitrogen

TCVN


Tiêu Chuẩn Việt Nam

TN1

Thí nghiệm 1

TN2

Thí nghiệm 2

TN3

Thí nghiệm 3

x


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam hiện được xếp vào nhóm các quốc gia có khả năng và năng lực cạnh tranh
cao trong ngành thủy sản.Với lợi thế chiều dài bờ biển 3.260 km và 1 triệu km2 vùng
đặc quyền kinh tế,Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về nuôi trồng thủy sản (sau
Trung Quốc, Ấn Độ) với 6,8 triệu tấn năm 2014, và thứ 4 thế giới về xuất khẩu thủy
sản (sau Trung Quốc, Na Uy, Thái Lan), với kim ngạch xuất khẩu đạt 7,9 tỷ USD
năm 2014. Tính cả năm 2014 diện tích ni cá tra ước đạt 5.500ha (100% kế hoạch)
và sản lượng đạt 1,1 triệu tấn ( đạt 100% kế hoạch). So với năm 2013 diễn biến giá
thu mua cá tra nguyên liệu đối ổn định và theo hướng có lợi hơn cho người ni, là
tín hiệu tốt để người ni cá tra được n tâm sản xuất. Trong những ngày cuối năm
2014, cá tra ở ĐBSCL tăng giá trở lại, do một số nhà máy cần nguyên liệu đưa giá
thu mua lên 24.000-24.500đ/kg. Nhưng, Sản x́t cá tra vẫn chưa thốt khỏi khó khăn

do giá cá tra nguyên liệu giảm, người nuôi bị lỗ nặng. Sản lượng thu hoạch cá tra 2
tháng đầu năm 2016 của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 114.216 tấn,
giảm 17% so với cùng kỳ. Trong đó, mợt số tỉnh có sản lượng giảm đáng kể như: Bến
Tre 14.460 tấn (- 17%), Đồng Tháp 27.713 tấn (-43%), An Giang 32.785 tấn (-13%).
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, để cải tạo được mơi trường sống của các lồi
thủy sinh như cá tra, nên mợt xu hướng mới hiện đang được quan tâm nghiên cứu
trên thế giới là sử dụng vi sinh vật xử lý protein để giảm thiểu tình trạng q tải
protein có thể gây đợc cho lồi cá tra và gây hại cho mơi trường. Do đó, để góp phần
mang các chủng vi sinh vật xử lý protein đến gần hơn với kế hoạch sử dụng nguyên
liệu sạch giúp phát triển kinh tế nên đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn các chủng vi
khuẩn ứng dụng vào xử lý ô nhiễm protein trong ao nuôi cá tra tỉnh Bến Tre” sẽ
giải quyết vấn đề môi trường theo phương hướng tự nhiên do sử dụng nguyên liệu
được chọn trực tiếp từ các ao nuôi cá tại tỉnh Bến Tre.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chính
Phân lập tuyển chọn vi sinh vật ứng dụng và tạo chế phẩm pro-biotics để loại bỏ
protein ơ nhiễm có trong nước ao nuôi cá tra. Tiến tới sản xuất sạch trong tương lai
gần.
- Mục tiêu cụ thể
 Phân lập được những chủng vi sinh vật cần làm nguyên liệu nghiên cứu
 Xác định các hoạt tính theo mục đích được nêu ra
 Định danh được các chủng có hoạt tính cao làm nguyên liệu cho chế phẩm
 Thử nghiệm các chủng vi sinh được tuyển chọn thông qua chế phẩm
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
- Các chủng vi sinh vật tại địa phương có tiềm năng trong cải thiện chất lượng nước

ao nuôi cá tra tại xã Phú Túc huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre.
 Phạm vi nghiên cứu
Phân lập tuyển chọn các chủng vi sinh vật trong nguồn nước ao nuôi cá tra ô nhiễm
protein và thử hoạt tính tại phịng thí nghiệm.
Phân lập trong phịng thí nghiệm vi sinh vật, tại Cơng ty TNHH Dịch vụ Khoa học
và Công nghệ Sinh học LEFAN và trung tâm Khoa học và Công ngệ Sinh học, trường
đại học Khoa học tự nhiên Thành Phố Hờ Chí Minh.
Định danh các vi sinh vật tḥc chủng có tiềm năng cải thiện chất lượng nước ao nuôi
cá tra.
Khảo sát khả năng cải thiện chất lượng nước ao nuôi cá tra của các chủng vi sinh vật
được lựa chọn tại Công ty TNHH Dịch vụ Khoa học và Công nghệ Sinh học LEFAN.

2


4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Dựa vào các mục tiêu nghiên cứu đưa ra, phần nội dung sẽ bám sát thông qua các tiến
độ:
 Phân lập các chủng vi sinh vật
 Xây dựng môi trường thuần cho chủng cần xác định
 Phân lập từ mẫu bùn và nước
 Làm thuần các khuẩn lạc có khóm khuẩn lớn
 Xác định hoạt tính các chủng vi sinh vật phân lập được
 Xây dựng mơi trường có các hoạt tính cần (tinh bợt, CMC, Protein)
 Xác định các chủng có hoạt tính mạnh dựa vào vịng phân giải
 Lựa chọn các chủng qua số liệu vòng phân giải
 Định danh các chủng đã được lựa chọn
 Các chủng được chọn sau khi xác định hoạt tính sẽ được định đanh bằng phương
pháp quang phổ học MALDI – TOF.
 Thử nghiệm chủng thông qua chế phẩm

 Các chủng đã được biết tên, được phối trộn theo thành phần sẽ được đưa về dạng
chế phẩm lỏng
 Chế phẩm được cho vào các thực nghiệm trên nguồn nước lấy từ ao nuôi nhằm xác
định hiệu quả xử lý dựa vào thông số ô nhiễm.
5. Ý nghĩa đề tài
Với vai trị cải tạo mơi trường thuận lợi cho cá tra phát triển của chủng vi sinh vật,
đặc biệt của nghiên cứu này là phân lập và định danh các chủng có tiềm năng cải
thiện nước nuôi cá tra tại tỉnh Bến Tre, nhằm cải thiện nước ao nuôi cá phù hợp với
điều kiện tự nhiên của tỉnh. Việc xác định các đặc tính có lợi của các chủng vi sinh
vật phân lập được không những là tiền đề để tạo ra các chế phẩm probiotics mà đồng
thời là cơ sở giúp xác định các vi sinh vật có lợi để tạo ra chế phẩm sinh học xử lý
nước ô nhiễm tại các ao nuôi cá tra. Bổ sung bộ sưu tập các vi sinh vật trong ao nuôi.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình ni cá tra ở ĐBSCL và tỉnh Bến Tre
1.1.1 Tình hình ni cá tra ở ĐBSCL
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kỹ thuật khơng q khó nghề ni cá tra đã phát
triển khá mạnh tại vùng ĐBSCL. Năm 2003 diện tích nuôi cá tra của ĐBSCL là 2.792
ha đến 2007 lên tới 5.429 ha; tốc đợ tăng trưởng bình qn là 18,1%/năm. Cần Thơ
là địa phương có diện tích ni cá tra cao nhất trong vùng (1.569 ha, chiếm 29%); kế
đến là An Giang (1.393 ha, chiếm 25,7%); Đồng Tháp (1.272 ha, chiếm 23,4%). Chỉ
riêng 3 tỉnh trên đã chiếm khoảng 78% diện tích ni cá tra tồn vùng.
Tính cả năm 2014 diện tích ni cá tra ước đạt 10.000ha (100% kế hoạch) và sản
lượng đạt 1,1 triệu tấn ( đạt 100% kế hoạch). Thống kê ở quý 1/ 2018 tổng diện tích
ao ni tăng 3,9 nghìn ha sản lượng đạt 222,2 nghìn tấn. So với năm 2013 diễn biến
giá thu mua cá tra nguyên liệu đối ổn định và theo hướng có lợi hơn cho người ni,
là tín hiệu tốt để người nuôi cá tra được yên tâm sản xuất. Trong những ngày cuối

năm 2014, cá tra ở ĐBSCL tăng giá trở lại, do một số nhà máy cần nguyên liệu đưa
giá thu mua lên 24.000-24.500đ/kg. Tuy nhiên, vào thời điểm này chỉ có lợi cho người
ni cá liên kết gia công hoặc nuôi theo hợp đồng bán cho các nhà máy chế biến.
Trong khi đó khơng ít người từng có ao ni cá tra trước đây khoanh tay ngời nhìn vì
nợ nần, cạn vốn.
Bên cạnh mợt số doanh nghiệp có vùng ni cá tra riêng dư thừa ngun liệu, thì
nhiều doanh nghiệp khác thiếu, phải đi mua lại. Tuy vậy, hiện nay việc bán lại cá
nguyên liệu cho các nhà máy khác là do lượng cá đang dư thừa. Dù bán 23.000 đ/kg
vẫn còn lãi 2.000 đ/kg. Hơn nữa, vào thời điểm cuối năm này, giá cá tra xuất khẩu
chưa cao để có lãi hấp dẫn. Do đó bán cá ngun liệu tính ra có lợi, bởi vì nếu thu
hoạch đưa vào nhà máy sản xuất chế biến và xuất khẩu phải mất tới 5-6 tháng sau
mới thu được tiền về, chưa chắc có lãi cao hơn. Mặc dù trong bối cảnh vùng nuôi thu

4


hẹp, sản lượng cá tra nguyên liệu giảm và đôi khi thiếu hụt, song trong suốt cả năm
giá cá tra nguyên liệu vẫn chưa vượt qua mức 25.000 đ/kg. [1]
Bảng 1.1 Ước lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra
Cách tính
Sản lượng cá
Thức ăn sử dụng
Chất thải phát sinh
Chất thải dạng N
Chất thải dạng P
Chất thải dạng BOD5
Khả năng phú nhưỡng hóa

Khối lượng (tấn)


5% N, 1,2% P, FCR = 1,6
Bằng 80% thức ăn khô
37% N cá hấp thu
45% P cá hấp thu
0,22 kgBOD5/kg thức ăn
Bằng 2 – 3 lần thức ăn

150
240
192
7,6
2,88
52
480 - 7420

1.1.2 Tình hình ni cá tra tỉnh Bến Tre
Hiện nay diện tích ni cá tra của Bến Tre chủ yếu tập trung tại các huyện Chợ Lách,
Giờng Cá tra, Châu Thành, Bình Đại, Mỏ Cày Nam, Ba Tri. Năm 2016, tổng diện
tích thả ni cá tra toàn tỉnh Bến Tre đạt 760 ha, đạt 100% kế hoạch năm 2016, tăng
4.1% so cùng kỳ năm 2015. Tổng sản lượng cá tra thu hoạch đạt 167 nghìn tấn, đạt
khoảng 104% kế hoạch năm 2016, tương đương so với cùng kỳ năm 2015. Đến nay,
tồn tỉnh có 24 cơ sở sản xuất giống và nuôi cá tra thương phẩm theo các tiêu chuẩn
như: VietGAP, GlobalGAP, ASC, BAP, AquaGAP với diện tích hơn 220 ha, chiếm
gần 29% tổng diện tích ni cá tra thâm canh tồn tỉnh. Cá trra là một trong những
đối tượng thủy sản nuôi chủ lực của Bến Tre bên cạnh cá tra biển và nhuyễn thể. Sản
luọng cá tra năm 2016 đạt 167.000 tấn, chiếm 66% tổng sản lượng thủy sản nuôi chủ
lực của Bến Tre và 90% tổng sản lượng nuôi cá tra cá ước ngọt.
Tuy nhiên, việc nuôi cá tra của tỉnh cũng gặp khơng ít khó khăn như: Thị trường tiêu
thụ khơng ổn định, giá bán lên xuống bất thường. con giống thả ni chủ yếu nhập từ
ngồi tỉnh nên khơng kiểm sốt được quy trình ương dưỡng, chất lượng con giống

thấp nên trong q trình ni thương phẩm, tỷ lệ hao hụt cao, đồng thời các mầm
bệnh từ các chủng vi sinh vật Vibrio và Rhizobium khá cao đờng thời tình trạng ô
nhiễm protein hữu cơ trong môi trường nuôi cá rất lớn do lượng thực phẩm dư thừa
và từ chất thải của cá.
5


1.2 Tình trạng ơ nhiễm và dịch bệnh trong ni cá tra
1.2.1 Tình trạng ơ nhiễm trong ao ni cá tra
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở các tỉnh đờng bằng
sơng Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Đờng Tháp nói riêng phát triển mạnh,
đặc biệt là nghề nuôi cá tra công nghiệp. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê (2016),
diện tích ni thủy sản trên địa bàn tỉnh là 5.800 ha và sản lượng xấp xỉ 457.416 tấn.
Sự phát triển nhanh chóng của các vùng nuôi cá tra công nghiệp đã dẫn đến hệ quả là
tình trạng mơi trường đất, mơi trường nước và các hệ sinh thái trong vùng nuôi bị
biến đổi, gây suy thối và ơ nhiễm mơi trường. [1]
Theo tính tốn chỉ khoảng 20% lượng thức ăn khơ được chuyển vào thành trọng lượng
cá còn lại là do dư thừa, bài tiết và đặc biệt được thải ra theo con đường tiêu hóa. Các
nghiên cứu của Boyd, 1985, Gross và cộng sự, 1998 cho thấy cá da trơn chỉ hấp thu
được 27 -30% Nitrogen, 16 – 30% photpho và khoảng 25% chất hữu cơ đưa vào từ
thức ăn. Các nghiên cứu của Yang, 2004 khi thử nghiệm nuôi cá da trơn trong 90
ngày cho thấy cá chỉ hấp thu được khoảng 37% hàm lượng N và 45% hàm lượng P
trong thức ăn cho vào ao nuôi như vậy, để đạt được sản lượng trung bình khoảng 150
tấn cá/ha với hệ số chuyển đổi thức ăn FRC là 1,6 cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu
là 240 tấn và lượng chất hữu cơ thải ra môi trường là 192 tấn. [1]
Như vậy, theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 sản lượng cá tra nuôi trồng tại
ĐBSCL sẽ là 1.850.000 tấn thì lượng chất thải tương ứng là 2.368.000 tấn chất hữu
cơ trong đó có 93.240 tấn N; 19.536 tấn P và 651.200 tấn BOD5. Con số trên là một
giá trị khổng lồ đối với các vùng nuôi tập trung, với lượng thải trên nếu khơng có giải
pháp hạn chế sẽ là hiểm họa đối với môi trường nước vùng ĐBSCL nói chung và đặc

biệt nghiêm trọng đối với các vùng nuôi cá tra. [1]

6


Bảng 1.2 Tổng hợp tính chất nước trong ao ni cá Tra tại ĐBSCL [1]
Điểm quan trắc
Thông số

Total N
TOC
N – NH4
TSS
TDN
DOC

Ao 2 tháng

Ao 4 tháng

Ao 6 tháng

Kênh dẫn 1

6,29
14,91
4,46
134
5,06
7,00


19,36
29,25
14,52
178
15,96
9,44

17,21
27,34
13,84
182
14,75
9,57

3,25
9,87
0,71
217
-

Kênh
dẫn 2
6,53
10,28
1,17
164,8
-

Như vậy, từ bảng cho thấy mức độ ô nhiễm trong nguồn nước là khá lớn đặc biệt là

chất ô nhiễm dạng N. Có tới 80 – 82% hàm lượng tổng N ở dạng hịa tan trong đó 88
– 91% hịa tan ở dưới dạng NH4+. Xét giá trị hàm lượng các bon cho thấy 32 – 46 %
các bon ở dạng hòa tan trong nước và 54 – 68% ở dạng lơ lửng.
1.2.2 Dịch bệnh trong ao nuôi cá tra
Vi sinh vật là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng, là trở ngại chủ yếu kìm
hãm sự phát triển và mở rộng sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản. Hầu hết các vi sinh
vật gây bệnh là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong mơi trường (nước biển,
ao, hồ, sông rạch,...). Trong môi trường nuôi thuỷ sản, đa số vi sinh vật được xem là
tác nhân cơ hợi. Tuy nhiên, cũng có mợt số ít loài vi sinh vật là tác nhân khởi phát
(tác nhân chính).
Cho đến nay, 3 lồi vi sinh vật gây bệnh trên cá tra nuôi thâm canh ở các tỉnh ĐBSCL
đã được xác định, đó là vi sinh vật Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ, vi
sinh vật Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết và vi sinh vật Flavobacterium
columnare gây bệnh trắng đuôi. Đây là những bệnh thường hay xuất hiện và gây
nhiều thiệt hại trong q trình ni cá tra.

7


Bệnh xuất huyết thường có những biểu hiện như:
- Xuất hiện các đốm xuất huyết ở da, tập trung ở gốc vây, xung quanh miệng, hầu,
hậu mơn. Bên cạnh đó, bụng cá phình to, bên trong chứa dịch màu vàng hoặc màu
hờng. Các nợi tạng như bóng hơi, ṛt, tuyến sinh dục cũng xuất huyết. Ngoài ra, gan
tái nhạt, thận và tỳ tạng xưng to, mềm nhũn, màu đỏ sậm.
Bệnh gan thận mủ trê cá tra:
- Bệnh gan thận mủ xuất hiện đầu tiên vào mùa lũ năm 1998 tại các tỉnh An Giang,
Đồng Tháp và Cần Thơ ở cá ni thâm canh; bệnh lan dần đến các vùng có nuôi cá
lân cận. Bệnh gan thận mủ thường xuất hiện vào mùa lũ, cao điểm vào tháng 7, 8 và
9. Trong mợt chu kỳ ni, bệnh mủ gan có thể xuất hiện trên 3-5 lần; đặc biệt những
năm gần đây bệnh xuất hiện hầu như quanh năm và lây lan khắp các tỉnh có ni cá

tra ở Việt Nam. Bệnh xuất hiện trên tất cả các giai đoạn phát triển của cá tra, tỉ lệ hao
hụt lớn nhất ở giai đoạn giống, có thể gây chết đến 10-50%, tùy tḥc vào chế đợ
chăm sóc và quản lý. Bệnh gan thận mủ đã gây thiệt hại lớn cho người nuôi cá tra,
làm tăng tỉ lệ hao hụt và chi phí do điều trị [2].
- Dấu hiệu bệnh lý
Khi cá mới nhiễm bệnh thì dấu hiệu bệnh bên ngồi khơng rõ ràng, cá bệnh tách đàn
bơi lờ đờ, đôi lúc cá giảm ăn; cá bệnh nặng bỏ ăn và tỉ lệ chết cao. Cá bị bệnh xuất
hiện nhiều đốm trắng đục kích cở 1-3 mm trên gan, thận và tỳ tạng. Quan sát mơ bệnh
học nḥm H&E (Haematoxylin & Eosin) dưới kính hiển vi ở gan, thận và tỳ tạng
cho thấy các vết tổn thương đặc trưng bởi sự hoại tử nội tạng gan thận tì tạng, nhiều
vùng bị xung huyết ở động mạch và tĩnh mạch gan. Nhiều cụm vi sinh vật xuất hiện
ở rìa các vết thương ở các cơ quan nội tạng này. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của bệnh
thì những đốm trắng nhỏ li ti chỉ xuất hiện trên thận hoặc tỳ tạng của cá [2].
- Tác nhân gây bệnh
Vi sinh vật E. ictaluri là tác nhân chính gây ra bệnh gan thận mủ. Vi sinh vật E.
ictaluri gây bệnh chủ yếu ở cá da trơn nuôi thâm canh. Vi sinh vật E. ictaluri phân
8


lập được đầu tiên ở cá nheo Mỹ (Ictalurus furcatus) gây bệnh nhiễm trùng máu, cá trê
trắng (Clarias batrachus) ở Thái lan, cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở Việt
Nam và Indonesia và trên mợt số lồi cá da trơn khác [2].
Vi sinh vật E. ictalluri là vi sinh vật Gram âm, có dạng que, mảnh và có kích thước
biến đổi (0,75x1,5-2,5μm), phát triển tốt ở 26-28oC, di động yếu hoặc không di động
khi nhiệt độ >30oC. Vi sinh vật E. ictalluri lên men trong môi trường O/F glucose,
phản ứng catalase dương tính, phản ứng cytochrome oxidase âm tính. Nhìn chung,
các đặc điểm sinh hoá của vi sinh vật E. ictaluri cho hầu hết các phản ứng âm tính,
chỉ có 2 phản ứng dương tính là Lysine và Glusose [2].
1.3 Vai trị của vi sinh vật trong thủy sản
Trong thủy sản, Bacillus sp. đã được sử dụng như một chế phẩm sinh học từ rất lâu

giúp cải thiện chất lượng nước nhờ vào tác dụng phân hủy các hợp chất hữu cơ và
làm giảm số lượng mầm bệnh [2]. Bào tử Bacillus cũng được sử dụng như một tác
nhân sinh học giúp giảm bệnh Vibrio trong hệ thống nuôi thủy sản [2]. Vi sinh vật
Bacillus sp. có tác dụng làm giảm COD trong ao nuôi cá tra làm tăng năng suất nuôi.
Vi sinh vật góp phần cải thiện chất lượng nước tăng sức khoẻ của cá tra. Mợt vài dịng
của Bacillus sp. có thể ức chế sự phát triển của vi sinh vật phát sáng Vibrio ở trong
bùn đáy.
Ức chế các vi sinh vật gây bệnh: vi sinh vật Bacillus có năng lực tổng hợp các chất
ức chế, ngăn chặn sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Các chất ức chế này là
yzozyme hoặc các enzyme ngoại bào, giúp hạn chế sự phát triển của vi sinh vật Vibrio
harveyi gây bệnh phát sáng trên cá tra.
Cải thiện chất lượng ao nuôi: Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy chất lượng môi trường
nước của ao nuôi được cải thiện khi bổ sung chế phẩm có lợi chứa các chủng
Bacillus sp. Bởi đặc tính là vi sinh vật gram dương nên vi sinh vật Bacillus có khả
năng biến đổi các chất hữu cơ thành CO2 hữu hiệu hơn so với các chủng khuẩn gram
âm. Cũng vì thế mà giảm hàm lượng chất hữu cơ cũng như các khí đợc trong mơi
trường nước [3].
9


Bacillus tiết ra enzyme phân hủy các chất hữu cơ tích lũy trong nền đáy ao ni cá,
cá tra thành những đơn vị nhỏ hơn. Ban đầu protein bị phân cắt thành pepton,
polypeptide, oligopeptide, dipeptide và acid amin. Một phần acid amin sẽ được tế bào
Bacillus hấp thu làm chất dinh dưỡng, phần khác sẽ thơng qua q trình khử amin tạo
thành NH3 và nhiều sản phẩm trung gian khác tuỳ theo điều kiện. Sản phẩm cuối cùng
chủ yếu của q trình vơ cơ hóa hiếu khí protein là amoniac, carbonic, các muối của
acid sulfuric và acid phosphoric [4]. Do nhóm vi sinh vật Bacillus là G (+) thường
phân hủy vật chất hữu cơ thành CO2 tốt hơn nhóm G (-) mà NH3 luôn được phục hồi,
cung cấp dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh [5].
Hệ nấm men trong nước giúp phân hủy chuyển hóa các dạng protein phức tạp thành

dạnh đơn giản nhằm sử dụng chúng làm chất dinh dưỡng và chất nền cấu tạo nên
thành phần trong cơ thể của chúng.
Do các đặc điểm sinh hóa quan trọng nên nấm men ln là chủng loại dễ dàng thích
nghi và dễ dàng phân hủy các thành phần chất protein trong tự nhiên.
Đặc điểm sinh hóa
-

Lên men 13 loại đường.

-

Đờng hóa 46 ng̀n carbon.

-

Đờng hóa 6 ng̀n nitơ: nitrate, nitrite, ethylnamine hydrochloride, L – lyzine,

cadaverine dihydrochloride, creatine
-

Sinh trưởng khi thiếu hụt một số vitamin (myo – Inositol, calcium pantothenate,

biotin, thiamine hydrochloride, pyridoxine hydrochloride, niacin, folic acid, p –
aminobezoic acid
-

Sinh trưởng tại các nhiệt độ khác nhau: 25, 30, 35, 37, 42oC.

-


Sản sinh acid từ glucoza.

-

Thủy phân Urê.

10


-

Phân giải Arbutin.

-

Phân giải lipid

-

Có năng lực sản sinh sắc tố.

-

Sinh trưởng trên mơi trường chứa glucoza.

-

Hóa lỏng gelatin.

-


Phản ứng với Diazonium Blue B.

-

Phát triển trên môi trường chứa acid acetic [6].

1.4 Tổng quan về chế phẩm vi sinh – probiotics
1.4.1 Định nghĩa probiotics
Chế phẩm sinh học (probioticss) được dùng nhằm giảm sử dụng kháng sinh trong
chăn nuôi và thủy sản. Từ probioticss xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cho sự
sống”. Năm 1974 Paker đã định nghĩa probioticss là các sinh vật và các hợp chất góp
phần vào sự cân bằng vi sinh hệ trong hệ thống tiêu hóa [7]. Sau đó Fuller (1989) đã
chỉnh sửa và định nghĩa lại với probioticss là sự bổ sung một loại thức ăn với vi sinh
vật sống mà có tác dụng có lợi cho vật chủ để cải tiến sự cân bằng vi sinh hệ trong
đường ruột của vật chủ [8].
Mục đích của việc áp dụng probiotics là nhằm để thiết lập lại mối quan hệ giữa các
vi sinh vật có lợi và cơ hợi cấu thành hệ vi sinh vật trong đường ṛt.
1.4.2 Cơ chế tác dụng của probiotics
Nhóm vi sinh vật dị dưỡng hoại sinh như một số lồi tḥc nhóm Bacillus (B. subtilis,
B. megaterium…) làm sạch mơi trường nhờ khả năng sinh các enzyme (protease,
amylase, cenlulase, kitinase, lipase) phân hủy các hợp chất hữu cơ và kiểm soát sự
phát triển quá mức của các vi sinh vật gây bệnh do cơ chế cạnh tranh nguồn dinh
dưỡng, giữ cho môi trường luôn ở trạng thái cân bằng sinh học.

11


×