Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng cà phê tại xã k’dang, huyện đak đoa, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐÀO THỊ ÚT DUNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA HỘ TRỒNG CÀ PHÊ TẠI XÃ K’DANG, HUYỆN ĐAK ĐOA,
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐÀO THỊ ÚT DUNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA HỘ TRỒNG CÀ PHÊ TẠI XÃ K’DANG, HUYỆN ĐAK ĐOA,
TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế Phát triển

Mã số:

8310105



Quyết định giao đề tài:

614/QĐ - ĐHNT ngày 11/5/2018

Quyết định thành lập hội đồng:

1466/QĐ-ĐHNT ngày 07/12/2018

Ngày bảo vệ:

19/12/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM THÀNH THÁI
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
Phịng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HỊA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ TRỒNG CÀ PHÊ TẠI XÃ K’DANG, HUYỆN ĐAK
ĐOA, TỈNH GIA LAI là cơng trình nghiên cứu do chính bản thân tơi thực hiện, có sự
hỗ trợ của Thầy hướng dẫn khoa học. Các dữ liệu được thu thập từ những nguồn hợp
pháp; nội dung nghiên cứu và kết quả phân tích trong luận án này là trung thực và
chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Khánh Hịa, tháng 10 năm 2018

Tác giả

Đào Thị Út Dung

iii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Thành Thái đã tận tình hướng dẫn,
truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô giáo ở Khoa Kinh tế nói riêng và
q Thầy, Cơ ở trường Đại học Nha Trang nói chung nơi tơi học tập và nghiên cứu,
những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt khóa học vừa qua.
Sau cùng tơi xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã K’Dang, Phịng Địa chính Nông
nghiệp xã K'Dang, Chi cục Thống kê huyện Đak Đoa và các nông hộ trên địa bàn xã
K’Dang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu luận
văn này.
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, có thể cịn nhiều mặt hạn chế, thiếu sót.
Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của q Thầy, Cơ để có thể tiếp tục hồn
thiện nghiên cứu này hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 10 năm 2018
Tác giả

Đào Thị Út Dung

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................x
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu ......................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát..................................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3
1.5 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu ................................................................................3
1.5.1 Về mặt khoa học .....................................................................................................3
1.5.2 Về mặt thực tiễn .....................................................................................................3
1.6 Kết cấu của luận văn..................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................5
2.1 Cơ sở lý thuyết về nông hộ........................................................................................5
2.1.1 Khái niệm nông hộ .................................................................................................5
2.1.2 Phân loại nông hộ ...................................................................................................5
2.1.3 Kinh tế nông hộ và đặc điểm của kinh tế nông hộ .................................................6
2.2 Cơ sở lý thuyết về thu nhập nông hộ.........................................................................7
2.2.1 Khái niệm thu nhập của nông hộ............................................................................7
2.2.2 Phân loại thu nhập nông hộ ....................................................................................9
2.3 Đặc điểm về hoạt động trồng cà phê .........................................................................9
v



2.3.1 Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam.........................................................................9
2.3.2 Đặc điểm sinh thái của cây cà phê........................................................................10
2.3.3 Thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch...............................................................10
2.3.4 Quy trình trồng và chăm sóc cây cà phê ..............................................................10
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ........................................................14
2.4.1 Nguồn lực vật chất................................................................................................14
2.4.2 Nguồn lực tài chính ..............................................................................................15
2.4.3 Nguồn nhân lực ....................................................................................................15
2.4.4 Nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên ..............................................................16
2.5 Tóm lược các nghiên cứu trước...............................................................................16
2.6 Khung phân tích của nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu .......................................20
2.6.1 Kinh nghiệm trồng cà phê của chủ hộ ..................................................................20
2.6.2 Khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi ........................................................................20
2.6.3 Trình độ học vấn của chủ hộ ................................................................................21
2.6.4 Diện tích đất trồng cà phê.....................................................................................21
2.6.5 Tham dự tập huấn khuyến nông ...........................................................................22
2.6.6 Số lao động tham gia trực tiếp trồng cà phê.........................................................22
2.6.7 Dân tộc của chủ hộ ...............................................................................................22
Tóm Tắt Chương 2 ........................................................................................................24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................25
3.1 Quy trình nghiên cứu...............................................................................................25
3.2 Cách tiếp cận nghiên cứu.........................................................................................26
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ..................................................................................................26
3.2.2 Nghiên cứu chính thức .........................................................................................26
3.3 Phương pháp chọn mẫu/quy mô mẫu ......................................................................27
3.3.1 Xác định cỡ mẫu...................................................................................................27
3.3.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .....................................................................27
3.4 Loại dữ liệu và thu nhập dữ liệu..............................................................................28

3.4.1 Loại dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu .......................................................28
3.4.2 Thu nhập dữ liệu...................................................................................................28
vi


3.5 Các phương pháp phân tích số liệu .........................................................................29
Tóm Tắt Chương 3 ........................................................................................................29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........30
4.1 Thực trạng diện tích, sản lượng cà phê đạt được của xã K’Dang trong giai đoạn
2013-2017 ......................................................................................................................30
4.2 Mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................................................30
4.2.1 Thông tin chung về hộ gia đình............................................................................30
4.2.2 Dân tộc chủ hộ và thu nhập từ trồng cà phê của nông hộ ....................................31
4.2.3 Giới tính của chủ hộ .............................................................................................32
4.2.4 Tuổi của chủ hộ ....................................................................................................32
4.2.5 Kinh nghiệm của chủ hộ.......................................................................................33
4.2.6 Trình độ học vấn chủ hộ và thu nhập từ trồng cà phê của nông hộ .....................33
4.2.7 Số lao động trực tiếp và thu nhập từ trồng cà phê của nông hộ ...........................34
4.2.8 Tiếp cận tín dụng và thu nhập từ trồng cà phê của nông hộ.................................34
4.2.9 Tập huấn khuyến nông và thu nhập từ trồng cà phê của nông hộ........................35
4.2.10 Thống kê mô tả các biến độc lập ........................................................................35
4.2.11 Những khó khăn thường gặp của nơng hộ trồng cà phê.....................................36
4.3 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng cà phê
tại xã K’Dang.................................................................................................................37
4.3.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập..................................37
4.3.2 Kiểm định về tự tương quan.................................................................................37
4.3.3 Kiểm định biến bị bỏ sót bằng kiểm định RESET của Ramsey...........................38
4.3.4 Kiểm định phương sai của sai số thay đổi............................................................38
4.3.5 Kiểm định tính phân phối chuẩn của sai số ngẫu nhiên .......................................38
4.3.6 Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình .............................................................39

4.3.7 Kiểm định các hệ số hồi quy ................................................................................39
4.3.8 Thảo luận kết quả phân tích hồi quy ....................................................................40
Tóm Tắt Chương 4 ........................................................................................................43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ............................................44
5.1 Kết luận....................................................................................................................44
vii


5.1.1 Về mục tiêu, câu hỏi và các giả thiết nghiên cứu.................................................44
5.1.2 Về kết quả nghiên cứu ..........................................................................................44
5.2 Một số hàm ý chính sách .........................................................................................45
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................47
5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu........................................................................................47
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................................47
Tóm Tắt Chương 5 ........................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................49
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Bộ KH&ĐT

: Bộ Kế hoạch và Đầu tư


ĐVT

: Đơn vị tính

ICO

: Tổ chức cà phê thế giới (International Coffee Oganization)

KHKT

: Khoa học Kỹ thuật

KH&ĐT

: Kế hoạch và Đầu tư

NXB

: Nhà Xuất bản

Sở NN&PTNT

: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

STT

: Số thứ tự

UBND


: Ủy ban Nhân dân

UBND

: Ủy ban Nhân dân.

VICOFA

: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vietnam Coffee and
Cocoa Association).

Viện KHKT

: Viện khoa học kỹ thuật

ix


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các yếu tố tác động đến thu nhập qua các kết quả nghiên cứu .....................19
Bảng 3.1 Địa bàn phân bổ các phiếu khảo sát...............................................................27
Bảng 4.1 Diện tích, sản lượng cà phê xã K’Dang qua các niên vụ ...............................30
Bảng 4.2 Phân bổ mẫu theo nơi sinh sống của hộ........................................................31
Bảng 4.3 Dân tộc chủ hộ và thu nhập từ trồng cà phê của nông hộ ..............................31
Bảng 4.4 Phân bổ mẫu theo giới tính chủ hộ trồng cà phê............................................32
Bảng 4.5 Kết quả mô tả tuổi chủ hộ trồng cà phê .........................................................32
Bảng 4.6. Kinh nghiệm làm việc chủ hộ và thu nhập từ trồng cà phê của nông hộ......33
Bảng 4.7 Trình độ học vấn chủ hộ và thu nhập từ trồng cà phê của nông hộ ...............33
Bảng 4.8 Số lao động trực tiếp và thu nhập từ trồng cà phê của nơng hộ.....................34
Bảng 4.9 Tiếp cận tín dụng và thu nhập từ trồng cà phê của nông hộ ..........................34

Bảng 4.10 Các kênh tiếp cận vốn vay của nông hộ.......................................................34
Bảng 4.11 Tập huấn khuyến nông và thu nhập từ trồng cà phê của nông hộ ...............35
Bảng 4.12 Một số đại lượng thống kê mô tả chủ yếu cho biến độc lập ........................35
Bảng 4.13 Những khó khăn thường gặp của nơng hộ trồng cà phê ..............................36
Bảng 4.14 Kết quả ước lượng mơ hình .........................................................................37
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định dạng hàm của mơ hình hồi quy .....................................38
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi bằng kiểm định White ..................38
Bảng 4.17 Vị trí quan trọng của các yếu tố ...................................................................42
Bảng 5.1 Kết quả kiểm định các giả thiết của nghiên cứu ............................................44

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ trồng cà phê tại
xã K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai .....................................................................23
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................25
Hình 4.1. Đồ thị phân phối của sai số ngẫu nhiên.........................................................38

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng cà phê tại xã
K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai” được tiến hành với mục đích chính là nhằm
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại xã K’Dang, huyện Đak
Đoa, tỉnh Gia Lai, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao thu nhập
cho nông hộ. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu thứ cấp được thu
thập chủ yếu từ UBND xã K’Dang, Phòng Địa chính Nơng nghiệp xã K’Dang, Chi cục
Thống kê huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Dữ liệu sơ cấp dựa trên việc khảo sát số liệu

từ 150 nông hộ trồng cà phê đang cho thu hoạch tại xã K’Dang, huyện Đak Đoa trong
thời gian từ ngày 10/9/2018 đến ngày 22/9/2018. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
phân tích thống kê mơ tả và phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính gồm biến phụ
thuộc là biến thu nhập nông hộ và 7 biến độc lập bao gồm: trình độ học vấn của chủ
hộ, diện tích đất trồng cà phê, khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi, kinh nghiệm trồng cà
phê của chủ hộ, số lao động trực tiếp tham gia trồng cà phê trong hộ; dân tộc của chủ
hộ và tham gia tập huấn khuyến nơng.
Kết quả phân tích cho thấy 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nơng hộ và
sắp xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần: (1) diện tích trồng cà phê , (2) kinh nghiệm
trồng cà phê của chủ hộ , (3) tham gia tập huấn khuyến nông của hộ, (4) khả năng tiếp
cận vốn vay của chủ hộ, (5) số lao động tham gia trực tiếp trồng cà phê của chủ hộ và
02 biến dân tộc của chủ hộ và trình độ học vấn của chủ hộ khơng có ý nghĩa thống kê
Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, đề tài đã đề xuất được một số hàm ý
chính sách chủ yếu để nâng cao thu nhập cho các nông hộ tại xã K’Dang, huyện Đak
Đoa, tỉnh Gia Lai.
Từ khóa: Nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập, nông hộ, Đak Đoa, Gia Lai.

xii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu
K’Dang là một trong 16 xã thuộc huyện Đak Đoa tỉnh Gia Lai với diện tích tự
nhiên 7.501,6 ha trong đó diện tích trồng cà phê khoảng 1.347,14 ha chiếm khoảng
6,72% diện tích cà phê của cả huyện . Với dân số tồn xã là 110.611 người trong đó số
hộ nghèo là 3.657 hộ chiếm tỉ lệ 14,46% . Người dân sống trên địa bàn xã K’Dang
phần lớn đều sống dựa vào nguồn thu nhập từ nông nghiệp với mức thu nhập bình
qn đầu người là 32,3 triệu đồng/năm, trong đó nguồn thu từ cây cà phê là một trong
những nguồn thu nhập chủ yếu với mức thu nhập là 140 triệu đồng/năm (báo cáo
UBND xã K’Dang, 2016). Cũng như hầu hết các địa bàn khác tại huyện, xã K’Dang

cũng có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây cà phê, tuy nhiên trong những
năm gần đây thu nhập từ việc trồng cà phê lại đạt không cao do kỹ thuật canh tác của
người dân còn hạn chế, chưa đúng yêu cầu, công tác thu hoạch bảo quản sau thu hoạch
chưa đạt chuẩn. Bên cạnh đó diễn biến thời tiết thất thường, hạn hán kéo dài không đủ
nước cung cấp cho cây cà phê, giá cả vật tư nông nghiệp tăng mạnh đồng thời giá cả
đầu ra cà phê biến động, phụ thuộc vào giá cả thế giới làm cho người dân trồng cà phê
gặp rất nhiều khó khăn. Đối với các hộ có vườn cà phê già cỗi việc tiếp tục duy trì đạt
năng suất thấp hay tái canh với chi phí vốn cao cũng là vấn đề nan giải.
Từ nhiều năm qua, vấn đề thu nhập đã được đưa ra thảo luận và đã có một số
cơng trình nghiên cứu liên quan tới thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ
các góc độ và phạm vi khác nhau như đã tiến hành nghiên cứu: Một số nhân tố chính
ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang (Trần Xuân Long,
2009); Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nơng dân có vốn vay tại huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Nguyễn Việt Anh và Trần Thị Thu Thủy, 2010); Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nơng thơn huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long (Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự., 2011); Các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập của nơng hộ trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Lê
Đình Hải, 2017);... Tại địa bàn tỉnh Gia Lai mới chỉ có một nghiên cứu về phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ trồng cà phê tại xã Nghĩa Hưng, huyện
Chư Păh, tỉnh Gia Lai (Nguyễn Thị Thùy Liên, 2012). Và tính đến nay, chưa có cơng
trình khoa học nào nghiên cứu về thu nhập của nông hộ trồng cà phê trên địa bàn xã
K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai để làm cơ sở cho việc đề ra những chính sách
nhằm tăng thu nhập cho người nơng dân tại đây. Do đó, để nâng cao thu nhập cho các

1


hộ trồng cà phê tại xã K’Dang, huyện Đak Đoa thì việc nghiên cứu phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ trồng cà phê tại đây là thực sự rất cần thiết.
Với mục đích, ý nghĩa trên việc chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến thu nhập của hộ trồng cà phê tại xã K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai” để
nghiên cứu là cần thiết và hữu ích nhằm đề xuất một số hàm ý chính sách góp phần
nâng cao thu nhập của các hộ trồng cà phê tại xã K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng tới thu nhập của các hộ trồng cà phê, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính
sách nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ trồng cà phê tại xã K’Dang, huyện Đak Đoa,
tỉnh Gia Lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới thu nhập của hộ trồng cà
phê tại xã K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Thứ hai, xem xét tác động của các nhân tố đó đến thu nhập của hộ trồng cà phê
tại xã K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của các hộ
trồng cà phê tại xã K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung giải đáp các câu hỏi:
Câu hỏi thứ nhất: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ trồng cà
phê tại xã K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai?
Câu hỏi thứ hai: Những nhân tố đó tác động như thế nào đến thu nhập của các
hộ trồng cà phê tại xã K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai?
Câu hỏi thứ ba: Những hàm ý chính sách nào có thể nâng cao thu nhập của các
hộ trồng cà phê tại xã K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến thu nhập và các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ trồng cà phê có vườn cà phê đang cho thu hoạch
trên địa bàn xã K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.


2


1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về thu nhập của các hộ trồng
cà phê tại xã K’Dang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp được khảo
sát từ các hộ trồng cà phê cho thu hoạch trên địa bàn xã K’Dang từ ngày 10/9/2018
đến ngày 22/9/2018 và các số liệu thứ cấp là số liệu thu thập được từ các báo cáo năm của
UBND và Phịng Địa chính nông nghiệp xã K’Dang trong giai đoạn từ năm 2013-2017.
1.5 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
1.5.1 Về mặt khoa học
Kết quả của đề tài là hệ thống hóa lý luận về đo lường thu nhập giúp cho người
đọc có được cái nhìn tổng quát về bản chất của thu nhập;
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để các nghiên cứu sâu hơn về phân tích thu
nhập của nông hộ tại Việt nam.
1.5.2 Về mặt thực tiễn
Đề tài đánh giá thực trạng, tình hình sản xuất cà phê tại xã K’Dang, huyện Đak
Đoa, tỉnh Gia Lai. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng cho
UBND xã K’Dang trong việc thiết kế các giải pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ,
hướng tới xóa đói giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
của địa phương.
1.6 Kết cấu của luận văn
Đề tài nghiên cứu có kết cấu gồm năm chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương này trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu, cũng như ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về nơng hộ, thu nhập, các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập nông hộ; cũng như tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước liên

quan nhằm đúc kết thành khung phân tích phù hợp cho nghiên cứu của luận văn và
đưa ra các giả thiết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương này giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong
luận văn như quy mô mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, các cơng cụ dùng để
phân tích số liệu,...

3


Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu
Nội dung chương này tập trung phân tích và thảo luận các kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và các hàm ý chính sách
Chương này trình bày các kết luận rút ra từ nghiên cứu, cũng như đề xuất các
hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nông hộ tại xã K’Dang, huyện Đak
Đoa, tỉnh Gia Lai.

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết về nông hộ
2.1.1 Khái niệm nông hộ
Nông hộ hay hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông
nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Các hoạt động sản
xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua các
nông hộ (Trần Xuân Long, 2009).
Theo Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình
thức kinh tế cơ sở trong nơng nghiệp và nơng thơn. Cịn theo Ellis (1993) thì nơng hộ
là các hộ gia đình làm nơng nghiệp, tự tìm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử

dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh
tế lớn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu
hướng hoạt động với mức độ hồn hảo không cao.
Theo Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt
động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi
nơng nghiệp ở nơng thơn. Cịn theo Trần Quốc Khánh và cộng sự. (2005) thì hộ nơng
dân là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nơng nghiệp bao gồm một nhóm
người có quan hệ huyết tộc sống chung một mái nhà, tiến hành các hoạt động sản xuất
nơng nghiệp với mục đích chủ yếu vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa tạo thu nhập để chi
trả cho nhu cầu các thành viên trong hộ.
FAO (2007) định nghĩa nơng hộ là những hộ có các hoạt động trong nghề trồng
trọt, nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm
nông nghiệp được hình thành thơng qua q trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các
thành viên trong gia đình và phần lớn chủ yếu dựa vào lao động nhà, bao gồm cả nam
lẫn nữ.
Nói tóm lại, nơng hộ là khái niệm dùng để chỉ những hộ gia đình sống bằng nghề
nông hoặc tham gia những hoạt động sản xuất liên quan đến nông nghiệp; là đơn vị
kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng. Ở phạm vi
nghiên cứu của đề tài, nông hộ là những hộ nông dân trồng cà phê.
2.1.2 Phân loại nông hộ
Theo Trần Xuân Long (2009) thì tùy theo mục đích nghiên cứu mà nơng hộ được
phân chia thành các dạng khác nhau.

5


 Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
 Hộ nơng dân hồn tồn tự cấp khơng có phản ứng với thị trường: Loại hộ này
có mục tiêu là tối đa hóa lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm cần thiết để tiêu
dùng trong gia đình.

 Hộ nơng dân sản xuất hàng hóa chủ yếu: Loại hộ này có mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn, ruộng đất,
lao động.
 Theo tính chất lao động của ngành sản xuất hộ gồm có:
 Hộ thuần nơng: Là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp.
 Hộ chuyên nông: Là hộ chuyên làm các nghành nghề như cơ khí, mộc, nề, rèn,
sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ kỹ thuật cho
nông nghiệp.
 Hộ kiêm nông: Là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ công
nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính.
 Hộ bn bán: Ở nơi đơng dân cư, có quầy hàng và bn bán ở chợ.
Các loại hộ trên khơng ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép vì vậy
sản xuất cơng nghiệp nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ở nông
thôn, mở rộng mạng lưới thương mại và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn để chuyển hộ độc canh thuần nông sang đa ngành hoặc chun mơn
hóa. Từ đó, làm cho lao động nông nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nông thôn
hoặc làm cho đối tượng phi nông nghiệp tăng lên (Phạm Anh Ngọc, 2008).
2.1.3 Kinh tế nông hộ và đặc điểm của kinh tế nông hộ
2.1.3.1 Khái niệm kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là một hình thức kinh tế cơ bản có hiệu quả và tự chủ trong nơng
nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự tư
hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nơng
nghiệp, thích ứng và tồn tại phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội (Trần Xuân
Long, 2009).
Trong tiến trình xây dựng Nông thôn mới, khái niệm kinh tế hộ gia đình được
hiểu rằng đây là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nơng thơn Việt Nam. Hộ gia
đình nông thôn thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn
nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ (Đỗ Văn Quân, 2013).

6



Theo Phạm Anh Ngọc (2008) thì kinh tế nơng hộ là một hình thức kinh tế cơ
bản có hiệu quả và tự chủ trong nơng nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một
cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế
có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nơng nghiệp, thích ứng và tồn tại phát triển trong
mọi chế độ kinh tế xã hội.
Tóm lại, kinh tế nơng hộ là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ gia
đình, trong đó các hoạt động chủ yếu là dựa vào lao động gia đình. Quá trình phát triển
của kinh tế hộ gắn liền với quá trình phát triển của hộ đang hoạt động.
2.1.3.2 Đặc điểm của kinh tế nông hộ
Theo Trần Xuân Long (2009), các đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân là:
 Hoạt động của kinh tế hộ nông dân chủ yếu là dựa vào lao động gia đình hay
là lao động có sẵn mà khơng cần phải th ngồi. Các thành viên hoạt động kinh tế hộ
có quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế và huyết thống.
 Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không thể thiếu của sản xuất kinh tế
hộ nông dân.
 Người nông dân là người chủ thật sự của quá trình sản xuất chính, trực tiếp tác
động vào sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian, họ
làm việc không kể giờ giấc và bám sát vào tư liệu sản xuất của họ.
 Kinh tế nông hộ có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một hộ có nhiều
loại lao động vì vậy chủ hộ vừa có khả năng trực tiếp điều hành, quản lý tất cả các
khâu trong sản xuất, vừa có khả năng trực tiếp q trình đó.
 Do có tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất nên kinh tế
hộ nơng dân giảm tối đa chi phí sản xuất, và nó tác động trực tiếp lên lao động trong
hộ nên có tính tự giác để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.
2.2 Cơ sở lý thuyết về thu nhập nông hộ
2.2.1 Khái niệm thu nhập của nông hộ
Thu nhập là chỉ báo quan trọng để đánh giá mức sống của một khu vực địa lý,
mức độ phát triển của một quốc gia; là phương tiện giúp con người định hướng giải

quyết nhiều vấn đề trong tiêu dùng của hộ và trong cuộc sống. Chính vì vậy, khi
nghiên cứu về nông hộ nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đều quan tâm đến thu
nhập của nông hộ với các cách tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau.
Trần Xuân Long (2009) cho rằng thu nhập của một nông hộ là phần giá trị sản
xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình, cho tích
lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có.

7


Theo Lương Kim Ngân (2015), đưa ra khái niệm thu nhập của hộ nói chung là
tồn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên
của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Định nghĩa của FAO (2007) về thu nhập của nông hộ như sau: Thu nhập được xem
là một phần tiền thưởng cho người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất cố định như đất đai, vốn,
lao động khi đưa các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Thu nhập của hộ = (Tổng giá trị nơng sản thu về) - (Tổng chi phí cho các yếu
tố đầu vào) - (Chi phí thuê lao động) - (Chi phí lãi vay) - (Chi phí thuê đất).
(Các khoản chi phí này khơng bao gồm chi phí lao động gia đình tham gia vào
quá trình sản xuất).
Phương pháp tự xác định thu nhập trong năm của hộ gia đình (Cục thống kê tỉnh
Phú Thọ, 2011): Thu nhập của hộ = Tổng thu - Tổng chi.
Trong đó:
Tổng thu: Bao gồm các khoản thu hợp pháp trong năm của tất cả các thành viên
trong hộ gia đình, như: thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản; từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản; thu từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác như: quà tặng, biếu,
cho bằng tiền mặt hay hiện vật; các khoản lương hưu, trợ cấp các loại, thu từ cho thuê
nhà, cho thuê máy móc thiết bị, đất đai, tài sản khác, thu từ lãi tiền gửi ngân hàng,
trúng xổ số,... Khơng tính các khoản thu trợ cấp xã hội một lần, như: tiền mai táng phí,

hỗ trợ thiếu đói,…
Tổng chi: Bao gồm các khoản chi phí hợp lý liên quan, tương ứng với phạm vi
nguồn thu trong năm của hộ. Khơng tính các chi phí mà chưa cho thu.
Trường hợp do thiên tai, bão, lũ, lụt,... làm mất mùa và gây thiệt hại nặng nề đối
với sản xuất, hộ phải đầu tư lại, cách tính để ghi vào chi phí sản xuất trong 12 tháng
qua như sau:
 Thiệt hại về những khoản chi phí thường xuyên (giống, phân bón, thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ, trả cơng lao động th ngồi...) được tính tồn bộ vào chi phí sản
xuất trong năm.
 Thiệt hại về những khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (chi phí một lần
phân bổ cho nhiều năm), ví dụ như chi phí trồng vườn chè, xây ao cá, … được tính vào
chi phí sản xuất trong năm bằng cách lấy toàn bộ chi phí thiệt hại về đầu tư xây dựng

8


kiến thiết cơ bản vườn chè, ao cá, … chia cho số năm sử dụng vườn chè, ao cá, … đó,
số tiền thiệt hại tính bình qn cho 1 năm được ghi vào phần chi phí sản xuất trong
năm.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp tự xác định thu nhập trong
năm của hộ gia đình (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2011):
Thu nhập trong năm của hộ trồng cà phê = Tổng thu nhập trong năm từ cây
cà phê - Tổng chi phí trong năm cà phê cho thu hoạch.
2.2.2 Phân loại thu nhập nông hộ
Theo Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), thu nhập của nông hộ được chia thành
03 loại như sau:
Thu nhập nông hộ được chia thành 3 loại như sau:
 Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong
nông nghiệp như: trồng trọt (lúa, màu, rau, quả,...); từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm,...)
và nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cua, cá,...).

 Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành
nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất
vật liệu xây dựng, gia công cơ khí,... Ngồi ra thu nhập phi nơng nghiệp cịn được tạo
ra từ các hoạt động thương mại dịch vụ như bn bán, thu gom,...
 Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê; làm
công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu nhập bất
thường khác.
2.3 Đặc điểm về hoạt động trồng cà phê
2.3.1 Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam
Cây cà phê được người Pháp mang đến trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, các
đồn điền cà phê đầu tiên được thành lập ở vùng Kẻ Sở, Bắc Kỳ năm 1888. Sau đó mở
rộng ra Phủ Lý, Ninh Bình rồi vào đến Kon Tum, Di Linh. Năm 1938 cả nước có
13.000 hecta cà phê, cung cấp tổng sản lượng 1.500 tấn. Năm 2016 sản lượng cà phê
Việt Nam chiếm 16% sản lượng cà phê thế giới, giúp cho Việt Nam là nước đứng thứ
2 về xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Brasil. Riêng cà phê vối, Việt Nam là nước đứng
đầu về sản lượng.
Cà phê hiện nay được trồng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên nhờ thích hợp về khí
hậu cũng như độ màu mỡ của đất đai. Các giống chủ yếu là cà phê vối, cà phê chè, cà

9


phê mít chiếm rất ít, chủ yếu sử dụng làm gốc ghép. Việc lai tạo ra các giống cà phê
cao sản như cà phê TR4 (cà phê 138), cà phê TR9, cà phê xanh lùn(cà phê trường sơn
TS5)… góp phần nâng cao năng suất chất lượng cà phê Việt Nam lên rất nhiều.
2.3.2 Đặc điểm sinh thái của cây cà phê
Thân cây, lá, rễ cà phê: Trong điều kiện trồng tập trung, người ta thường hãm
ngọn cây cà phê ở chiều cao 2-4m. Lá cà phê hình oval thon dài, mặt trên xanh bóng
màu đậm, mặt dưới nhạt màu hơn, cuống lá ngắn. Rễ cà phê thuộc dạng rễ cọc, đâm
sâu vào đất 1 – 2m, bên cạnh đó cịn có hệ thống rễ phụ tỏa ra xung quanh, nằm sát

mặt đất để hút chất dinh dưỡng.
Hoa cà phê: Hoa cà phê có màu trắng, 5 cánh, thường nở thành chùm. Nếu để tự
nhiên hoa sẽ nở rải rác quanh năm, trong trồng trọt người ta thường tiến hành tưới vào
đầu mùa khơ để kích thích hoa ra đồng loạt. Hoa nở kéo dài 3-4 ngày, thời gian thụ
phấn chỉ vài giờ đồng hồ.
Quả cả phê: Sau khi thụ phấn quả sẽ phát triển trong 7 đến 9 tháng và có hình
bầu dục, bề ngồi giống như quả anh đào. Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay
đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ.
2.3.3 Thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch
Cây cà phê sau khi trồng 3-4 năm sẽ ra quả. Thông thường vườn cà phê sau 2025 năm, sẽ chuyển sang giai đoạn già cỗi, năng suất kém, cần phải trồng mới hoặc cắt
gốc và ghép chồi để cải tạo.
Cà phê thu hoạch trong khoảng tháng 10 đến hết tháng 1 (Dương Lịch), thời gian
thu hoạch nhiều nhất là trong tháng 11. Người nông dân thường thu hoạch khi quả bắt
đầu chuyển sang màu đỏ và hái rộ trong tháng 11 tránh những cơn mưa cuối mùa làm
rụng trái.
Sau khi thu hoạch cà phê được phơi khơ trong nhiều ngày, sau đó dùng máy xay
để tách phần vỏ lấy phần nhân, phần vỏ còn gọi là trấu có thể tận dụng làm phân hữu
cơ.
2.3.4 Quy trình trồng và chăm sóc cây cà phê
2.3.4.1 u cầu về đất trồng
Đất trồng cà phê phải là loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, tầng canh tác
sâu 0,8 - 1m. Các loại đất xám, đất thịt pha, đất đỏ bazan đều có thể trồng cà phê,
nhưng nhìn chung đất đỏ bazan là phù hợp nhất cho năng suất cao, cây sinh trưởng

10


mạnh. Đối với đất cải tạo cà phê lâu năm thì cần được cày xới, bổ sung phân hữu cơ
(phân chuồng hoai mục, phân xanh). Và canh tác ít nhất 2 vụ màu để giảm thiểu tuyến
trùng, mầm bệnh.

2.3.4.2 Yêu cầu về gió và ánh sáng mặt trời
Cây ưa thích mơi trường kín gió, ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực tiếp cây vẫn
phát triển nhưng thường chống chọi với mùa khơ hạn kém hơn. Do đó u cầu khi
canh tác cây cà phê, nhất định phải trồng hệ thống cây che bóng, cây chắn gió xung
quanh hoặc chắn gió giữa các hàng trong giai đoạn kiến thiết.
2.3.4.3 Yêu cầu về mật độ trồng cây cà phê
Cà phê vối: Mật độ trồng phổ biến là 3m x 3m hoặc 2,8 x 2,8m đối với đất bằng
phẳng (tương đương 1100 cây/hecta). Đất dốc nhiều trồng 3m x 2,5m (tương đương
1300 cây/hecta). Ngoài ra tùy theo đặc điểm của giống cà phê, mật độ trồng cũng có
thể khác nhau.
Cà phê mít mật độ trồng là 5×5 hoặc 7×7 m (khoảng 700 cây/hecta).
Cà phê chè mật độ trồng dày nhất 1m x 2m (khoảng 4000 cây/hecta).
2.3.4.4 Yêu cầu về giống cây cà phê
Giống cà phê vối: Có thể chọn cây thực sinh F1 hoặc cây ghép của các
dòng TR4, TR9, TRS1 (cà phê Đăk Lăk do Viện Eakmat nghiên cứu), cà phê xanh
lùn(Lâm Đồng), cà phê dây Thuận An (Đăk Nông). Đây đều là các giống đã được dày
công nghiên cứu, được công nhận giống đầu dịng khuyến khích bà con nhân rộng.
Giống cà phê chè: Chọn các giống có mã từ TN1 đến TN10, trong đó giống
TN1 và TN2 đã được cơng nhận giống đầu dòng.
2.3.4.5 Yêu cầu về thời gian và đào hố trồng cây cà phê
Thời vụ trồng cà phê thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa (tháng 4-5 Dương lịch)
hoặc vào gần cuối mùa mưa (tháng 9-10 Dương lịch).
Đào hố trồng cà phê: Công việc này phải được chuẩn bị 1 tháng trước khi xuống
giống. Nhằm tạo điều kiện cho hệ vi sinh phát triển, giảm độ nóng khi phân bắt đầu
phân hủy. Như vậy tỷ lệ sống sẽ cao hơn.
Hố trồng có kích thước 60cm x 60cm x 60cm. Khoảng cách giữa các hố tùy theo
mật độ trồng. Mỗi hố ta trộn 15-20kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg supe lân + 0,5
kg vôi bội + 0,3kg kali. Trộn đều với lớp đất mặt, lớp đất ở sâu tách riêng để tạo bồn.
Lúc lấp đất cần vun cao hơn mặt đất 5-10cm, sau đó dùng chân dẫm nhẹ.


11


Nếu đào hố trồng vào những ngày nắng nóng, sau khi đào hố cần tưới nước đẫm
hố. Tạo điều kiện cho phân đủ độ ẩm, hệ vi sinh phát triển.
2.3.4.6 Kỹ thuật trồng cà phê
Tiến hành xuống giống: Tùy theo kích thước bầu ươm ta đào một lỗ chính giữa
hố, kích thước lớn hơn bầu ươm một chút, đặt cây vào chính giữa hố, nhớ căn hàng
thẳng cây.
Lúc xé bầu nên thao tác nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu.
Riêng cà phê ghép, do thời gian cây nằm trong bầu ươm lâu hơn cà phê thực
sinh. Cần phải dùng kéo sắc, dao sắc cắt bỏ phần đất và rễ tính từ đáy bầu lên khoảng
1-2cm.
Đặt cây con vào chính giữa hố, mặt bầu thấp hơn mặt đất 5cm. Lấp đất đồng thời
nén nhẹ quanh gốc, bảo đảm không bị khoảng trống.
Sau khi trồng tiến hành đánh bồn ngay, đường kính bồn khoảng 1m đến 1,2m.
Các năm sau sẽ mở rộng thêm. Thành bồn cần nén chặt, cao 20 – 25cm. Nếu nén
khơng chặt, mưa lớn có thể lấp mất cây con.
Sau khi trồng cần tưới nước để ổn định bồn, đất được lèn chặt bảo đảm cây
không bị thiếu nước.
2.3.4.7 Kỹ thuật chăm sóc cà phê
2.3.4.7.1 Trồng cây chắn gió
Cây chắn gió rất quan trọng đối với cà phê, đặc biệt là cây con trong giai đoạn
kiến thiết. Loại cây phù hợp và được sử dụng nhiều là cây muồng vàng. Trồng với
khoảng cách 2-3 hàng cà phê, một hàng muồng vàng. Khi trồng chỉ cần dùng cuốc kéo
rãnh giữa hàng cà phê và thả hạt muồng vàng xuống. Thân cành lá, có thể tận dụng để
ép xanh.
2.3.4.7.2 Trồng cây che bóng
Như đã trình bày ở phần trên, cà phê thích hợp với ánh sáng tán xạ. Do đó nên
trồng các cây che bóng xen kẽ trong vườn. Các cây che bóng có thể dùng các loại cây

cho thu hoạch quả giúp cải thiện kinh tế như giống bơ sáp, giống sầu riêng.
Khoảng cách trồng cây che bóng là 9 x 9m hoặc 9 x 12m, cành lá cần được rong
tỉa hợp lý, bảo đảm độ chiếu sáng. Tán cây che bóng phải cách ngọn cà phê 2-3m.
Ngồi ra phương án trồng tiêu xen cà phê bằng các loại trụ sống cũng góp phần
tạo nên hệ thống che bóng hợp lý cải thiện thu nhập.

12


2.3.4.7.3 Làm cỏ cho cây cà phê
Mỗi năm cần tiến hành làm cỏ cho cà phê 4-5 lần. Làm sạch cỏ trên thành bồn
cũng như dưới bồn. Giữ cho vườn tược thơng thống, hạn chế sâu bệnh, giảm sự cạnh
tranh dinh dưỡng giữa cỏ dại và cây trồng.
Khi làm cỏ nên kết hợp đánh bồn, gia cố hoặc mở rộng bồn. Xác cỏ lá khơ, cành
cây…có thể đào rãnh để ép xanh.
2.3.4.7.4 Làm bồn cho cây cà phê
Việc làm bồn giúp cho cơng tác tưới tiêu, bón phân thuận lợi hơn, đồng thời cà
phê là loại cây hấp thu chất bằng hệ thống rễ cám sát mặt đất, nên việc đánh bồn kết
hợp với cào bồn làm sạch mặt bồn giúp tăng hiệu quả phân bón.
Làm bồn dựa theo tán cây, khi cây giao tán, thành bồn chạm vào nhau thì ngưng.
Mỗi năm tiến hành làm bồn 1-2 lần vào mùa mưa, khi làm bồn cần nén chặt
thành bồn. Thành bồn cao 20-25cm là hợp lý.
2.3.4.7.5 Cắt tỉa cành, tạo tán cho cà phê
Thường xuyên vặt bỏ các chồi vượt từ thân chính và nách lá, đặc biệt giai đoạn
đầu mùa mưa, trước mỗi đợt bỏ phân, tùy vào giống cà phê, mức độ sinh trưởng, mỗi
năm có thể làm chồi 5-6 lần. Sau mỗi vụ thu hoạch, cần cắt bỏ cành tăm, cành nhỏ
giáp thân, cành khô, cành mang dấu hiệu sâu bệnh. Mỗi vị trí đốt cành, chỉ nên để lại
khoảng 3 cành dự trữ. Tỉa bớt các cành thứ cấp trên cao, nhằm đảm bảo ánh sáng có
thể tiếp cận đến các cành bên dưới. Khi cây đạt độ cao 1,5 - 1,6m thì tiến hành hãm
ngọn. Đối với cà phê lâu năm, cưa đốn phục hồi. Tiến hành như sau: Vào khoảng

tháng 2 Dương lịch, dùng cưa cưa gốc cách mặt đất 20 - 25cm, cưa xéo một góc 45 độ.
Sau một thời gian sẽ mọc lên nhiều chồi. Lựa chọn nuôi 2 chồi khỏe mạnh nhất. Sau
đó tiến hành chăm sóc như cà mới trồng.
2.3.4.7.6 Tưới nước cho cà phê
Việc tưới nước thường diễn ra vụ thu hoạch, khi này bắt đầu vào mùa khô hạn.
Cà phê con cần tưới mỗi đợt cách nhau 10-15 ngày. Cà phê kinh doanh 20-25 ngày.
Khi tưới cần tưới tập trung, để cây ra hoa đồng loạt bảo đảm về năng suất. Một số
trường hợp cây gặp những cơn mưa nhỏ trái mùa, cũng phải tiến hành tưới đồng loạt
để cây đủ nước ra hoa tập trung hơn. Tưới bằng phương pháp dùng “béc” hoặc kéo
ống tưới “dí”, tùy theo địa hình của vườn cà phê, nguồn nước. Ngồi ra nếu có điều
kiện, tiến hành phương pháp tưới nhỏ giọt cũng rất tốt, vừa tiết kiệm nước, vừa đảm
bảo cây luôn đủ độ ẩm để phát triển.

13


×