Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐOÀN TUẤN LINH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NI TƠM HÙM TẠI TỈNH
KHÁNH HỊA

LUẬN VĂN THẠC SỸ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

ĐOÀN TUẤN LINH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG NGHỀ NI TƠM HÙM TẠI TỈNH
KHÁNH HỊA

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành:

Nuôi trồng Thủy sản

Mã số:

86203021



Quyết định giao đề tài:

240/QĐ-ĐHNT ngày 23/3/2016

Quyết định thành lập HĐ:

1368/QĐ-ĐHNT, ngày 19/11/2018

Ngày bảo vệ:

30/11/2018

Giáo viên hướng dẫn:
1. PGS. TS. LẠI VĂN HÙNG
2. ThS. NGUYỄN VĂN QUỲNH BƠI
Chủ tịch hội đồng
PGS.TS Phạm Quốc Hùng
Phịng Đào tạo Sau đại học

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại tỉnh Khánh Hịa” là cơng trình nghiên
cứu của cá nhân tơi; do bản thân tôi xây dựng, thu thập và xử lý số liệu dưới sự hướng
dẫn của giáo viên hướng dẫn. Một số kết quả nghiên cứu được phép sử dụng từ các đề
tài/dự án đã được nghiệm thu và được sự đồng ý của chủ nhiệm đề tài/dự án. Các kết
quả chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời

điểm này.
Khánh Hịa, ngày 15 tháng 10 năm 2018
Tác giả

Đồn Tuấn Linh

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được sự giúp đỡ của Quý Phòng
ban, Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang trong việc học tập, nghiên
cứu và hoàn thiện luận văn cao học.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Lại Văn Hùng và ThS.
Nguyễn Văn Quỳnh Bơi những người đã tận tình hướng dẫn tơi xây dựng hướng
nghiên cứu, thu thập, phân tích và trình bày số liệu, giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các chuyên gia thuộc Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản III: ThS. Phạm Trường Giang, TS. Mai Duy Minh và PGS.
TS. Nguyễn Hữu Ninh đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia một phần Dự án Quy
hoạch nuôi tôm hùm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 để hoàn thành
nghiên cứu của mình. Đồng thời, có nhiều góp ý q báu giúp tơi trong q trình tổng
hợp, phân tích, trình bày số liệu, hồn thiện bản thảo của luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 12 năm 2018
Tác giả

Đoàn Tuấn Linh


iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................III
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ IV
MỤC LỤC...................................................................................................................... IV
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................... VI
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... VII
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... VIII
TRÍCH ́U LUẬN VĂN ............................................................................................ IX
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tơm hùm ......................................................3
1.1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái .............................................................................3
1.1.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố ...............................................................................4
1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và vòng đời .........................................................................4
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng .............................................................................................6
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của tơm hùm ...............................................6
1.3. Tình hình ni tơm hùm trên thế giới và Việt Nam..................................................8
1.3.1. Tình hình ni tơm hùm trên thế giới ....................................................................8
1.3.2. Tình hình ni tơm hùm ở Việt Nam ...................................................................10
1.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Khánh Hòa ...............................................14
1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................................14
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .....................................................................................17
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................20
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................................20
2.2. Sơ đồ khối nghiên cứu ............................................................................................. 20
2.3. Phương pháp điều tra thu thập thông tin .................................................................21
2.3.1. Số liệu thứ cấp ......................................................................................................21

2.3.2. Số liệu sơ cấp ........................................................................................................21
2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................... 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................25
3.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội của hộ nuôi tơm hùm tại Khánh Hịa ...........................25
3.1.1. Tuổi và giới tính của chủ hộ nuôi .........................................................................25


3.1.2. Lao động và trình độ của chủ hộ ..........................................................................25
3.1.3. Quy mô hoạt động của hộ nuôi ............................................................................26
3.1.4. Cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, cơ chế chính sách .............................................27
3.1.5. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ tôm hùm ............................................................ 29
3.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm hùm..................................................................32
3.2.1. Số lượng lồng nuôi tôm hùm ................................................................................32
3.2.2. Nguồn giống .........................................................................................................33
3.2.3. Hệ thống ni........................................................................................................34
3.2.4. Mật độ ni và kích cỡ thả ...................................................................................35
3.2.5. Chăm sóc, quản lý.................................................................................................36
3.2.6. Dịch bệnh và phịng trị .........................................................................................40
3.4. Đánh giá chung về tiềm năng, tồn tại và hạn chế ...................................................44
3.5. Một số giải pháp phát triển bền vững nghề ni tơm hùm tại Khánh Hịa ............47
3.5.1. Nhóm giải pháp về khoa học cơng nghệ .............................................................. 47
3.5.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch ..............................................................................49
3.5.3. Nhóm giải pháp về quản lý mơi trường và phịng trị bệnh ..................................49
3.5.4. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách .................................................................50
3.5.5. Nhóm giải pháp về thị trường...............................................................................51
3.5.6. Nhóm giải pháp về đào tạo, khuyến ngư .............................................................. 52
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................53
4.1. Kết luận ....................................................................................................................53
4.2. Đề xuất .....................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 55

PHỤ LỤC ......................................................................................................................... A

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP:

An toàn vệ sinh thực phẩm

CL:

Chiều dài giáp đầu ngực

FAO:

Tổ chức Nông, Lương Liên hợp quốc

FCR:

Hệ số tiêu tốn thức ăn

KTXH:

Kinh tế, xã hội

NN & PTNT:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

RAS:

Hệ thống tuần hoàn tái sử dụng nước

RIA3:

Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III

TP:

Thành phố

UBND:

Ủy ban nhân dân

VietGAP:

Quy phạm Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cấu trúc tuổi của chủ hộ nuôi tại vùng điều tra .............................................25
Bảng 3.2. Hiện trạng quy hoạch và công tác quản lý hoạt động nuôi tôm hùm............27

Bảng 3.3. Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Khánh Hòa .....................31
Bảng 3.4. Số lượng lồng và sản lượng tơm hùm ni tại Khánh Hịa ...........................32
Bảng 3.5. Các loại bệnh phổ biến trên tôm hùm nuôi tại Khánh Hòa ...........................40
Bảng 3.6. Các biện pháp phòng trị bệnh ........................................................................41
Bảng 3.7. Những khó khăn trong q trình ni tơm hùm tại Khánh Hịa ...................43
Bảng 3.8. Hướng phát triển của các hộ ni tơm hùm tại Khánh Hịa ..........................44
Bảng 3.9. Nguyện vọng của người nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa.................................44

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Một số loại tơm hùm phổ biến ở Việt Nam .....................................................3
Hình 1.2. Vịng đời của tơm hùm .....................................................................................5
Hình 1.3. Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hịa ............................................................... 15
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................20
Hình 3.1. Nguồn gốc tơm hùm giống cho ni thương phẩm ở Khánh Hịa ................34
Hình 3.2. Tơm hùm trong hệ thống bể ni trên bờ tái sử dụng nước ..........................35
Hình 3.3. Thành phần thức ăn cho nuôi tôm hùm ..........................................................36

viii


TRÍCH ́U LUẬN VĂN
Đề tài "Đánh giá hiện trạng ni tôm hùm và đề xuất giải pháp phát triển bền
vững nghề ni tơm hùm tại tỉnh Khánh Hồ" được thực hiện từ tháng 11/2017 đến
tháng 6/2018 tại các vùng nuôi tơm hùm trọng điểm của tỉnh Khánh Hịa nhằm đánh
giá hiện trạng nghề nuôi và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững. Trên cơ sở đó,
tìm ra các hạn chế, khó khăn, thách thức nhằm đề xuất các giải pháp phát triển nghề
nuôi tôm hùm hiệu quả, bền vững. Đề tài được thực hiện từ tháng 11/2017 - 6/2018 tại

các vùng nuôi tôm hùm tập trung thuộc Cam Ranh, Nha Trang và Vạn Ninh. Số liệu
thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã được công bố bởi các cơ quan quản lý trung
ương và địa phương. Phương pháp điều tra qua phiếu (SQ) được sử dụng để thu thập
các thông tin sơ cấp. Đề tài đã điều tra 120/1.192 hộ nuôi tôm hùm thuộc ba vùng ni
trọng điểm của tỉnh Khánh Hịa gồm huyện Vạn Ninh 43/925 hộ, thành phố Nha Trang
41/458 hộ và thành phố Cam Ranh 36/189 hộ. Những thơng tin chính được thu thập
gồm hiện trạng kinh tế - xã hội và hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi tôm hùm trong
lồng nổi nổi tại Khánh Hòa. Kết quả điều tra cho thấy 96,2% chủ hộ ni là nam giới,
69,2% có độ tuổi từ 30 - 50. Số nhân khẩu trung bình từ 3 - 5 người chiếm 83,4%. Có
tới 64,9% chủ hộ nuôi chỉ mới tốt nghiệp trung học cơ sở, 56,4% chủ hộ khơng có
trình độ chun mơn hay qua đào tạo nghề. Quy mơ ni trung bình của mỗi hộ từ 5 15 lồng, tổng thể tích lồng khoảng 320 - 960 m3, chiếm 81,3%. Cơ sở hạ tầng nhìn
chung cịn thiếu, hầu như tất cả các hộ ni đều khơng nắm được các chính sách liên
quan đến nghề ni tơm hùm nên gây nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý hoặc hỗ trợ
khi xảy ra sự cố. Kết quả điều tra sơ bộ về hiệu quả kinh tế của nghề ni tơm hùm tại
Khánh Hịa cho thấy với số lồng nuôi từ 5 - 15 lồng/hộ, doanh thu trung bình là 190
triệu đồng/lồng; tổng chi phí là 165 triệu đồng/lồng; lợi nhuận trung bình đạt 25 triệu
đồng/lồng; lợi nhuận/doanh thu đạt 13,2% và lợi nhuận/chi phí đạt 15,2%. Số lồng
ni tơm hùm của tồn tỉnh tăng đều qua các năm từ 21.320 lồng năm 2010 lên tới
40.620 lồng năm 2017. Đối tượng ni chính là tơm hùm bơng và tơm hùm xanh, các
đối tượng cịn lại khơng đáng kể. Tơm được ni 100% theo hình thức lồng nổi, cỡ từ
36 - 96 m3. Người nuôi thường thả giống từ tháng 10 tới đầu năm sau, thu hoạch vào
giữa hoặc cuối năm sau. Tôm giống chủ yếu nhập từ nước ngồi chiếm tới 70%. Giá
tơm giống từ 180.000 - 320.000 đồng/con. Thức ăn cho ni tơm hùm hồn tồn là cá
tạp, giáp xác và nhuyễn thể, hệ số thức ăn từ 15 - 30. Tôm nuôi thường bị mắc một số
ix


bệnh, nguy hiểm nhất là bệnh sữa và bệnh đỏ thân, tỷ lệ chết có thể lên tới 67,4% và
46,7%. Người ni áp dụng các biện pháp phịng trị bệnh phổ biến như vệ sinh lồng
bè, sử dụng chế phẩm sinh học, vitamin, các loại kháng sinh, hóa chất nhưng hiệu quả

trị bệnh chưa cao. Đáng chú ý, các vi khuẩn gây bệnh sữa và đỏ thân có thể kháng với
nhiều loại kháng sinh được dùng phổ biến hiện nay, riêng vi khuẩn gây bệnh bạc vỏ
kháng tới 100% các loại kháng sinh thử nghiệm. Nghề nuôi tôm hùm của Khánh Hịa
đóng vai trị quan trọng trong cơ cấu phát triển nơng lâm thủy sản của tỉnh. Nghề cũng
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy
nhiên, nghề nuôi tôm hùm những năm qua ln đối mặt với nhiều khó khăn và thách
thức. Để phát triển nghề nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa theo hướng hiệu quả, bền vững
cần tiến hành đồng bộ nhiều nhóm giải pháp liên quan đến khoa học cơng nghệ, thể
chế chính sách, quy hoạch vùng ni, quản lý môi trường và dịch bệnh, phát triển thị
trường, đào tạo và khuyến ngư.
Từ khóa: hiện trạng kỹ thuật, Khánh Hịa, lồng bè, phát triển bền vững, tơm
hùm.

x


MỞ ĐẦU
Tơm hùm là tên gọi chung của nhóm giáp xác thuộc họ Palinuridae có giá trị
kinh tế rất cao trên thị trường bởi hàm lượng dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, được thị
trường ưa chuộng. Tôm hùm đang được phát triển nuôi rộng rãi ở các tỉnh miền Trung
nước ta từ năm 1990 đến nay, nhất là Phú Yên và Khánh Hòa. Theo Mai Duy Minh và
cộng sự (2016), sản lượng tơm hùm ni hàng năm ước tính khoảng 2.000 tấn, doanh
thu khoảng trên 3.500 tỉ đồng [12].
Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm phát triển chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của
người nuôi. Tôm được nuôi chủ yếu trong hệ thống lồng nổi, đặt trong các eo, vịnh kín
gió. Con giống được khai thác hồn tồn từ tự nhiên do chưa sản xuất nhân tạo thành
công. Thức ăn sử dụng cũng hoàn toàn là cá tạp, giáp xác và nhuyễn thể. Hiện nay
nghề nuôi tôm hùm đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch bệnh, ô
nhiễm môi trường và thiên tai. Thiệt hại do dịch bệnh tôm hùm sữa và bệnh đỏ thân
năm 2007 là khoảng 198 tỷ đồng và năm 2012 là 200 tỉ đồng [12], [17], [31]. Nguyên

nhân được cho là do con giống kém chất lượng, sử dụng thức ăn cá tạp gây ơ nhiễm
mơi trường, khơng tn thủ quy trình kỹ thuật, tác động của các nguồn nước thải [1],
[12], [20], [21].
Hiện nay, số lượng lồng nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa khoảng 28.000 lồng, sản
lượng 800 tấn/năm tập trung chủ yếu tại huyện Vạn Ninh, Nha Trang và Cam Ranh
[12]. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm hiện đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro
liên quan đến dịch bệnh (số lồng nuôi bị bệnh không ngừng gia tăng từ 2.751 lồng lên
đến 20.000 lồng), ô nhiễm môi trường, thiên tai bất thường và biến đổi khí hậu. Năm
2017, cơn bão số 12 đã tàn phá hàng chục nghìn lồng ni tơm hùm tại các tỉnh Nam
Trung bộ, trong đó có Khánh Hịa. Mặc dù vậy, nghề ni tơm hùm ở Khánh Hịa vẫn
đóng vai trị hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các địa phương.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải có giải pháp cụ thể nhằm phát triển nghề ni tôm hùm
theo hướng hiệu quả, bền vững. Để đạt được điều đó, cần tiến hành đánh giá hiện trạng
nghề ni tôm hùm làm cơ sở cho việc xây dựng các nhóm giải pháp. Từ những vấn
đề nêu trên, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng nuôi tôm hùm
và đề xuất giải pháp phát triển bền vững nghề ni tơm hùm tại tỉnh Khánh Hồ”.

1


Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm hùm hiện nay của các
hộ nuôi tại Khánh Hịa. Trên cơ sở đó, tìm ra các tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức
nhằm đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển nghề ni tơm hùm hiệu quả,
bền vững tại Khánh Hịa trong thời gian tới.
Nội dung của đề tài:
(1) điều tra hiện trạng kinh tế xã hội của nghề nuôi tôm hùm;
(2) điều tra hiện trạng kỹ thuật của nghề nuôi tôm hùm;
(3) đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm.
Ý nghĩa của đề tài:
Ý nghĩa khoa học: Đề tài hồn thành sẽ cung cấp các thơng tin khoa học về hiện

trạng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, môi trường của nghề nuôi tôm hùm lồng tại Khánh
Hòa. Đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa phục vụ cơng tác giảng dạy,
nghiên cứu khoa học trong các trường, viện nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả của đề tài sẽ là cơ sở quan trọng để các cơ quan
chức năng có cơ sở xây dựng các giải pháp nhằm quản lý, phát triển nghề ni tơm
hùm lồng tại Khánh Hịa theo hướng hiệu quả, bền vững.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của tôm hùm
1.1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái
Trên thế giới, tơm hùm có rất nhiều lồi. Chỉ tính riêng vùng biển Ấn Độ đến
phía Tây Thái Bình Dương có tất cả 11 lồi. Nằm trong vùng phân bố chính của tơm
hùm, vùng biển Nam Trung bộ của Việt Nam đã xác định được 9 lồi tơm hùm gai
trong đó có 7 lồi được ni phổ biến gồm tôm hùm bông/tôm hùm sao (Panulirus
ornatus), tôm hùm đá/tôm hùm xanh (P. homarus), tôm hùm đỏ (P. longipes), tôm
hùm ma (P. penicilatus), tôm hùm sen (P. vesicolor ), tôm hùm tre/tôm hùm bùn (P.
polyphagus), tôm hùm sỏi/tôm hùm mốc (P. stimpsoni) [7], [14]. Trong số này, có 3
lồi chiếm sản lượng lớn cả về ni và khai thác đó là tơm hùm bơng, tơm hùm xanh
và tơm hùm đỏ. Tơm hùm bơng là lồi có kích thước và số lượng lớn nhất trong số các
lồi tơm hùm ở nước ta. Về vị trí phân loại, theo George and Hothuis (1965), tôm hùm
thuộc ngành chân khớp Arthropoda, lớp giáp xác Crustacea, bộ mười chân Decapoda,
họ tôm hùm Palinuridae, giống tơm hùm gai Panulirus [37].

Hình 1.1. Một số loại tôm hùm phổ biến ở Việt Nam
(Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: tôm hùm bông, tôm hùm xanh, tôm hùm đỏ, tôm hùm
sỏi, tôm hùm ma, tôm hùm sen) [14]


Hình thái các lồi trong giống tơm hùm gai có đặc điểm cơ bản tương tự nhau.
Tuy nhiên do sự khác biệt về vùng biển phân bố nên vỏ ngồi của chúng đơi khi khác
nhau [4], [6]. Vỏ đầu ngực và mặt lưng của các đốt bụng có màu xanh dương pha xanh
lá cây. Trên phần vỏ giáp đầu ngực có các gai phân bố. Năm đơi chân bị nhọn, có

3


những vịng ngang màu tím đậm khơng đều nhau, các đốt chân có màu xanh nhạt.
Tương quan chiều dài đơi râu so với cơ thể, màu sắc, kích thước là các căn cứ cơ bản
để phân chia 7 lồi tơm hùm với nhau. Tơm hùm có 1 đơi mắt kép có cuống mắt. Các
đơi chân ngực khơng có cấu tạo dạng kìm như ở tơm he. Ở tơm đực cơ quan sinh dục
nằm ở chân ngực 5, tôm cái nằm ở chân ngực thứ 3 tương tự như ở nhiều lồi giáp xác
khác [18]. Với tơm hùm bơng, đơi râu số một rất dài, có gai, phần gốc to với đôi gai
nhọn, dài gấp 2,2 - 2,8 lần cơ thể, gấp 2,0 - 2,4 lần đôi râu thứ 2. Đôi râu thứ 2 chia
làm hai nhánh, có từ 5 - 7 màu đen và màu trắng hơi vàng đan xen lẫn nhau.
1.1.2. Đặc điểm sinh thái và phân bố
Theo chiều ngang, tôm hùm phân bố khắp các vùng biển nhiệt đới đến cận nhiệt
đới từ Tây Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương bao gồm Úc, Đài Loan, Trung
Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia và cả phía Đơng châu Phi [14]. Ở Việt Nam tôm
hùm phân bố từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan nhưng chủ yếu tập trung ở các vùng
ven biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận, nhất là các tỉnh Phú n và Khánh
Hịa [3], [4], [7]. Theo chiều sâu, tùy thuộc vào loài và giai đoạn phát triển, tôm hùm
phân bố ở các độ sâu khác nhau. Khi cịn non, tơm hùm thường phân bố ở các bãi rạn
đá san hô ở độ sâu từ 2 – 10 m nước. Khi trưởng thành, tôm hùm thường di chuyển ra
khỏi các vùng biển nông đến các vùng sâu hơn 20 m do có nhiều điều kiện sinh thái
phù hợp cho hoạt động sinh sản, duy trì nịi giống. Chúng thích sống ở các bãi rạn đá,
rạn san hơ nơi có nhiều hang hốc, khe rãnh, vùng đáy sạch, ít bùn. Chúng sống theo
bầy đàn, ban ngày ẩn nấp trong hang đá, ít hoạt động; ban đêm hoạt động tích cực để
kiếm ăn tương tự như các lồi tơm khác [24].

1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và vịng đời
Để sinh trưởng, phát triển, tơm hùm cần trải qua q trình lột xác tương tự như
các lồi giáp xác khác. Tần suất lột xác ở giáp xác, nhất là tơm hùm có sự thay đổi lớn
theo giai đoạn phát triển, nhanh hơn ở giai đoạn còn non và chậm hơn ở giai đoạn
trưởng thành và già nua. Thời gian của một chu kỳ lột xác có thể từ vài ngày đến vài
năm. Hoạt động lột xác chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài cơ
thể. Các yếu tố bên trong là hormone, loài và giai đoạn phát triển. Các yếu tố bên
ngoài là thức ăn, môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, pH, độ mặn. Kích thước tơm hùm
gia tăng nhanh chóng sau mỗi lần lột xác, sau đó ổn định dần trong phần lớn thời gian

4


của chu kỳ lột xác. Chu kỳ lột xác của tơm hùm dài hơn các lồi giáp xác khác như
tơm he và các loài cua ghẹ nên tốc độ tăng trưởng của tơm hùm nhìn chung khá chậm
mặc dù kích thước lớn nhất trong nhóm tơm. Tơm hùm bơng đạt kích thước 8 – 13 mm
chiều dài giáp đầu ngực (CL) có chu kỳ lột xác là 8 - 10 ngày, nhóm kích thước 63 58 mm CL thì chu kỳ lột xác là 40 ngày [27].
Tơm hùm có tập tính sống bầy đàn, tạo thành những quần thể riêng biệt sống
trong những điều kiện sinh thái khác nhau. Một số lồi tơm hùm có tập tính di cư sinh
sản, nhất là tôm hùm bông. Chi tiết hoạt động sinh sản của lồi tơm này đã được mơ
tả, chúng di cư từ vùng ven bờ ra ngoài khơi, từ rạn này sang rạn khác sâu hơn ở ngoài
khơi. Hoạt động di cư sinh sản diễn ra mạnh mẽ với các cá thể đạt độ tuổi thành thục
sinh dục. Trong quá trình di cư, chúng giao vỹ, thành thục sinh dục hoàn toàn, đẻ trứng
và thụ tinh. Ấu trùng sau khi nở sống trôi nổi, trải qua một thời kỳ dài từ vài tháng để
hồn tất q trình biến thái, di chuyển dần vào vùng ven bờ nơi có nhiều thức ăn và
mơi trường phù hợp [26].

Hình 1.2. Vịng đời của tơm hùm [14]
Ấu trùng hình lá phyllosoma, giai đoạn đầu tiên sau khi trứng nở, sống trôi nổi,
phù du và di chuyển nhờ dịng nước. Ấu trùng có cơ thể trong suốt, rất khó nhận ra

bằng mắt thường ngồi hai đốm mắt đen, kích thước 1,5 – 2,0 mm [14]. Qua 12 - 15
lần lột xác, ấu trùng chuyến sang giai đoạn ấu trùng puerulus, lúc này chúng bắt đầu
chuyển sang giai đoạn sống đáy. Cơ thể vẫn trong suốt, bơi lội và bắt mồi chủ động,
sống tập trung tại các vùng nước nơng, ven bờ, vịnh kín gió. Chúng thường sống bám
trên các giá thể như khe đá, rong, hay bất kỳ vật trú ẩn nào thuận lợi để tìm kiếm thức

5


ăn và lẩn tránh các động vật ăn thịt [25]. Sau bốn lần lột xác tiếp theo, hậu ấu trùng
hay cịn gọi là tơm con (juvenile) xuất hiện. Lúc này, tơm con đã có sắc tố màu đen,
hình thái cơ thể giống với tôm trưởng thành. Chúng thường sống ẩn mình trong các giá
thể như hốc đá, san hơ, rong, túi lưới. Khi trưởng thành, tôm hùm thường sống bầy
đàn, bắt đầu di chuyển từ vùng ven bờ ra các vùng khơi xa, sâu hơn nơi có các yếu tố
mơi trường, nền đáy và chế độ hải văn phù hợp cho các hoạt động sinh trưởng và sinh
sản của chúng.
1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Tương tự nhiều lồi giáp xác, tơm hùm cũng là lồi ăn tạp thiên về động vật,
tích cực bắt mồi vào ban đêm, khi thủy triều lên. Thức ăn chủ yếu của chúng là các
loài cá, giáp xác, nhuyễn thể, da gai. Ngồi ra, tơm hùm có thể ăn được các loại thực
vật như rong, rêu. Tập tính ăn mồi của tơm hùm có sự thay đổi theo loài và giai đoạn
phát triển, chu kỳ lột xác, sự sẵn có của thức ăn. Thường giai đoạn cịn non, càng gần
ngày lột xác, chúng ăn mạnh hơn so với bình thường nhằm thỏa mãn nhu cầu dinh
dưỡng và chuẩn bị năng lượng cho quá trình lột xác vốn tốn rất nhiều năng lượng. Ấu
trùng tơm hùm có thể sử dụng nhiều loại thức ăn từ ấu trùng giáp xác, nhuyễn thể, cầu
gai, giun nhiều tơ, sao biển, rong, tảo, côn trùng tới các mảnh vụn hữu cơ hữu cơ trên
nền đáy. Khi trưởng thành, thức ăn của tôm hùm đa dạng hơn, ngoài các loại thức ăn
trên, chúng có khuynh hướng bắt những vật mồi có kích thước lớn hơn, di chuyển
nhanh hơn, nhất là các động vật không xương sống dưới đáy biển như giáp xác,
nhuyễn thể và da gai.

Trong điều kiện nuôi nhốt, thành phần thức ăn kém đa dạng hơn do phụ thuộc
vào nguồn cá tạp cung cấp từ người dân khai thác. Các loại thức ăn phổ biến cho nuôi
tôm hùm hiện nay là tơm, cá tạp, cua, ghẹ, sị, ngao, sao biển [26], [28]. Thực tiễn cho
thấy, người nuôi thường phối trộn các loại thức ăn cá tạp cho tôm hùm theo một tỷ lệ
nhất định. Trong đó, giáp xác ln là thành phần chính, chiếm tới 3/4 lượng thức ăn do
chúng đóng vai trò quan trọng với sinh trưởng, phát triển, tỷ lệ sống và màu sắc của
tôm [8], [14].
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của tơm hùm
Có rất nhiều yếu tố đã được nghiên cứu và xác định có ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của tơm hùm, cả ở ngoài tự nhiên lẫn trong điều kiện nuôi nhốt.
6


Dưới đây là một số yếu tố có ảnh hưởng đến tôm hùm cần được xem xét, điều chỉnh
trong quá trình ni:
Nhiệt độ là một trong những yếu tố sinh thái quan trọng nhất ảnh hưởng đến
tôm hùm. Tôm hùm tương tự như các loài động vật thủy sinh là các động vật biến
nhiệt, thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ mơi trường. Do đó, sự thay đổi của nhiệt độ
nước ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của tơm hùm. Đa số các lồi trong
họ tơm hùm gai Palinuridae đều sống ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhiệt độ
dao động trong khoảng 20 – 30oC. Theo Võ Văn Nha (2006), nhiệt độ vùng phân bố
của tơm hùm bơng ngồi tự nhiên nước ta dao động khoảng 24 – 31oC, 26 – 31oC vào
mùa hè và 24 – 27oC vào mùa đông. Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong khoảng từ
3 – 5oC là nguyên nhân làm giảm sinh trưởng, ức chế quá trình lột xác, thậm chi gây
chết hàng loạt ở tôm hùm con [14].
Độ mặn là yếu tố sinh thái ảnh hưởng mạnh đến hoạt động sống của tôm hùm,
đặc biệt là tơm hùm con. Do tập tính tự nhiên của tơm hùm có sự thay đổi trong vịng
đời của chúng, từ ngoài khơi vào vùng ven bờ rồi tiếp tục di chuyển ra ngồi biển khơi
do đó nhu cầu độ mặn có sự thay đổi theo giai đoạn phát triển. Tôm hùm con thường
phân bố ở độ mặn từ 33 – 34‰. Sự thay đổi đột ngột của độ mặn từ 5 - 15‰ sẽ làm

giảm khả năng bắt mồi của tôm xuống 30 – 90%; độ mặn thấp kéo dài từ 20 – 25‰
trong 3 – 5 ngày sẽ gây chết rải rác ở tôm hùm. Độ mặn được cho là có ảnh hưởng đến
khả năng điều hịa áp suất thẩm thấu, chu kỳ lột xác, sinh trưởng và tỷ lệ sống của tơm
hùm. Trong đó, độ mặn thích hợp nhất là 30 - 35‰ [14]. Các thử nghiệm nuôi tôm
hùm trong ao đất thường không thành công do chu kỳ nuôi dài, chịu ảnh hưởng của
chế độ mưa gió, làm giảm độ mặn nên ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống
của lồi tơm này [10].
Cấu tạo nền đáy là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự phân bố
của tôm hùm, đặc biệt là ở giai đoạn trưởng thành. Tôm hùm thường tập trung chủ yếu
trong các hang hốc có nền đáy là đá, san hô, đá tảng, bùn, cát hoặc thảm thực vật.
Riêng tôm hùm bông, tôm hùm đá, tôm hùm đỏ và tôm hùm sen thường sinh sống ở
những hang đá tảng và hang đá nhỏ có ánh sáng rọi tới. Tơm hùm xanh/tre thích vùi
mình dưới cát vì thế hay gặp loài này phân bố ở những vùng đáy cát, đá cuội có rong
phát triển [14].

7


Tơm hùm được ni chủ yếu trong lồng và có mối quan hệ mật thiết với độ sâu
nơi đặt lồng. Độ sâu không chỉ ảnh hưởng đến sự phân bố của tơm hùm mà cịn ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát triển do liên quan đến nhiều thông số chất lượng nước. Ở
giai đoạn con non, tôm hùm sống ở độ sâu 1 – 5 m nước nhưng đến giai đoạn trưởng
thành hầu hết các lồi tơm hùm sống ở độ sâu 5 – 100 m nước, cá biệt có thể tới 180 –
400 m như loài P. delagoae. Các nghiên cứu ở vùng biển miền trung nước ta cho thấy
tôm hùm con thường phân bố ở độ sâu 0,5 – 5 m nước. Tuy nhiên, trong cùng một
vùng, các loài khác nhau lại sống ở độ sâu khác nhau, theo mức độ tăng dần như sau:
tôm hùm sỏi (P. stimpsoni), tôm hùm bông, tôm hùm xanh nhỏ, và tôm hùm đỏ,
khoảng 4 – 6 m. Khi ương nuôi tôm hùm, độ sâu khi đặt lồng thường từ 2 – 3 m. Giai
đoạn trưởng thành, tôm hùm phân bố ở độ sâu trên 10 - 50 m nước ở các vùng rạn san
hô, ven bờ và hải đảo [14].

Tương tự như các loài động vật thủy sản khác, số lượng và chất lượng nguồn
thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của tôm hùm. Tôm hùm
được coi là động vật ăn mồi sống chủ yếu trong số các loài động vật sống ở đáy biển.
Chúng bắt mồi vào ban đêm trên những vùng rạn nơi có nguồn thức ăn phong phú là
các loài đặc trưng cấu thành nên hệ sinh thái rạn san hô. Các nghiên cứu ở nước ta cho
thấy thành phần động thực vật thường gặp ở vùng tôm hùm phân bố bao gồm các lồi
giáp xác nhỏ như tơm, cua; nhuyễn thể như sò, vẹm, ốc; cầu gai, sao biển; cá sống đáy
và cá rạn; huệ biển; hải sâm và các loài rong, rêu [14].
Nhìn chung, vùng Nam Trung bộ nước ta, trong đó có Khánh Hịa có điều kiện
tự nhiên hết sức thuận lợi để phát triển nghề nuôi tôm hùm lồng. Ngoài vùng biển
trong sạch, đáy đá nhiều hang hốc; nhiệt độ và độ mặn cao, ổn định; người nuôi giàu
kinh nghiệm, tập trung nhiều trường viện nghiên cứu thủy sản; dịch vụ hậu cần nghề
cá phát triển... đã tạo điều kiện để nghề nuôi tôm hùm phát triển. Tuy nhiên, cần có
những cơ chế, chính sách và nhiều nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ, khuyến
ngư, quy hoạch cần được thực hiện nhằm phát triển bền vững nghề nuôi tơm hùm.
1.3. Tình hình ni tơm hùm trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình ni tơm hùm trên thế giới
Mùa vụ và kích thước sinh sản của tơm hùm có sự khác biệt theo lồi và phụ
thuộc vào vùng phân bố. Ví dụ, kích thước sinh sản lần đầu của tôm hùm bông là
8


110,6 mm CL ở con đực và 97,3 mm CL ở con cái; tuy nhiên chỉ 66,7 mm CL ở con
đực và 56,9 mm CL ở con cái của loài tôm hùm xanh. Mùa vụ sinh sản tập trung vào
tháng 4 và tháng 9 ở đa số các lồi tơm hùm, riêng tôm hùm sỏi tập trung vào tháng 5
và 6. Tơm hùm có sức sinh sản lớn và đẻ nhiều lần trong năm [26]. Một số lồi tơm
hùm đã được sinh sản nhân tạo thành công và thả tái tạo nguồn lợi vào tự nhiên như ở
Bắc Mỹ và châu Âu, nhất là lồi tơm hùm châu Mỹ H. americanus [39]. Nhật Bản
cũng đã tiến hành sinh sản nhân tạo thành cơng lồi tơm hùm Nhật Bản P. japonicus
trong khi Úc đã ương thành công ấu trùng tôm hùm bông P. ornatus bằng hệ thống bể

nước trồi (upwellings) tuần hồn, hình cầu, thể tích 1.000 lít. Tỷ lệ sống của tơm hùm
đến giai đoạn con giống nhìn chung cịn thấp, cỡ 4 - 9 mm, chỉ đạt cao nhất 21 - 47%
trong điều kiện thí nghiệm. Cho đến nay, các thử nghiệm sản xuất giống tôm hùm trên
quy mô thương mại cũng đang được tiến hành. Nhìn chung, chi phí sản xuất tơm hùm
giống cho đến nay vẫn cịn quá cao so với yêu cầu do thời gian ương kéo dài khoảng
12 tháng dẫn tới tỷ lệ sống thấp, chi phí vận hành cao, tốn kém nhân lực. Do đó, việc
xây dựng các khu bảo tồn, bảo vệ các bãi đẻ tự nhiên, tránh khai thác vào mùa sinh sản
là các khuyến cáo được áp dụng ở nhiều nước có nghề ni tơm hùm phát triển trên
thế giới thay thế cho các nỗ lực nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo như Úc, Nhật,
Nauy, New Zealand [31].
Một số nước ở châu Âu đã phát triển nuôi thương phẩm tôm hùm bằng lồng
trên biển và trên bể sử dụng con giống tự nhiên như Nauy từ những năm 2000. Loài P.
homarus được nuôi riêng trong các lồng đơn đặt trong hệ thống bể tuần hoàn để hạn
chế hiện tượng ăn nhau khi lột xác. Hệ thống ương ni tuần hồn không chỉ phù hợp
cho nuôi thương phẩm tôm hùm mà cịn áp dụng cho sản xuất giống nhân tạo lồi tơm
này [35]. Ngồi ra, các thử nghiệm ni tơm hùm bông trong các hệ thống khác cũng
được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Úc và New Zealand, tôm hùm bông
giống được khai thức từ quần đảo Torres và phía Bắc nước Úc và được ni phổ biến
trong lồng và một phần trong ao đất. Tại Philippines, nghề nuôi tôm hùm cũng phát
triển từ năm 1990 trên nhiều quần đảo của nước này. Các lồi tơm hùm được nuôi phổ
biến là tôm hùm bông, tôm hùm đỏ và tôm hùm sen. Tôm được nuôi với mật độ 8
con/m3, sử dụng nguồn giống tự nhiên, khai thác từ tháng 10 - tháng 3 hàng năm.
Ở Úc, việc nuôi thử nghiệm tôm hùm trong các ao đất tận dụng từ các ao nuôi
tôm sú hay cá chẽm, được tiến hành ở phía bắc bang Queensland nhằm đánh giá tính
9


khả thi của mơ hình, khả năng thích ứng của tôm ở các độ mặn khác nhau, biến thiên
lớn theo mùa mưa, điều kiện nước đục, giàu dinh dưỡng. Tôm được ni trong các
lồng nổi có thể tích 3 m3/lồng (1,8 m x 1,8 m x 0,9 m) đặt trong ao, mật độ 20

con/lồng, cỡ tôm 750,2 ± 6,17 g/con và đối chứng được nuôi trong bể, sử dụng thức ăn
viên của tôm sú. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở tháng đầu tiên, tôm hùm không lột
xác, không tăng khối lượng, phần đuôi của tôm bị hoại tử. Sau 1 tháng, nâng lồng lên
khỏi đáy ao để hạn chế sinh vật bám, cải thiện môi trường nuôi tôm đã lột xác, sinh
trưởng tương tự như nuôi trong bể. Tốc độ sinh trưởng đạt 7,9 g/tuần, sau 4,5 tháng, tỷ
lệ sống đạt 77,5%, hệ số thức ăn 15,4. Các tác giả kết luận tính khả thi khi ni tơm
hùm trong điều kiện ao đất và trong bể tuy nhiên cũng đề xuất cần nuôi trong thời gian
dài hơn, cỡ tôm nhỏ hơn và đánh giá tác động của nhiều yếu tố liên quan trong suốt
chu kỳ nuôi [23].
Từ trước năm 2015, nghề nuôi tôm hùm ở Malaysia không phát triển nhưng sau
đó tơm hùm được ni phổ biến trong các lồng nổi và bể xi măng tại nhiều vùng biển
của nước này. Nguồn giống không chỉ tại địa phương mà còn nhập từ Indonesia và
Philippines. Thức ăn chủ yếu là cá tạp, cho ăn từ 1 - 2 lần/ngày. Các lồi được ni
phổ biến cũng tương tự như Philippines là tôm hùm bông, tôm hùm đỏ và tôm hùm sen
[33]. Nghề nuôi tôm hùm cũng được quan tâm tại Nhật Bản, Singapore và Indonesia
nhưng quy mô nuôi tương đối nhỏ, các lồi chủ yếu gồm tơm hùm xanh, tơm hùm
Nhật Bản, tôm hùm bông, tôm hùm đỏ và tôm hùm sen [12].
1.3.2. Tình hình ni tơm hùm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ XX tập
trung tại vùng biển ven bờ Nam Trung bộ rải rác từ tỉnh Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
Có bốn lồi tơm hùm được ni phổ biến gồm tôm hùm bông, tôm hùm xanh, tôm
hùm tre và tơm hùm đỏ. Trong đó, tơm hùm bơng được ni phổ biến nhất do kích cỡ
lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, màu sắc đẹp, được thị trường ưa chuộng. Một vài năm
trở lại đây, tôm hùm xanh cũng được ni nhiều do kích cỡ trung bình (vừa ăn cho 2
người, 400 - 600 g/con), thịt thơm ngon, giá cả phù hợp với tiêu dùng nội địa. Tổng
sản lượng tôm hùm nuôi ở các địa phương là khác nhau và biến động theo các năm tùy
thuộc giá cả, nguồn giống và tình hình dịch bệnh [12], [20].

10



Tơm hùm ở Việt Nam thường được ni theo hình thức lồng bè nổi, đặt trong
các vịnh kín gió, đáy là cát hoặc cát bùn lẫn san hô, cách xa các vùng cửa sông và
nguồn gây ô nhiễm (sản xuất công nghiệp, nông nghiệp). Lồng nuôi được đặt ở vùng
nước trong sạch, độ mặn từ 30 - 35‰, ô xy hòa tan 6,2 - 7,2 mg/l, pH 7,5 - 8,5, nhiệt
độ 24 - 31oC, độ sâu tối thiểu khi triều thấp là từ 4 – 8 m để duy trì khả năng trao đổi
nước tốt và tránh sinh vật bám, tốc độ dòng chảy 50 cm/giây [12], [32]. Theo kinh
nghiệm, lồng ni nên được đặt cách đáy ít nhất 1 m, tránh xa các nguồn gây ô nhiễm
công nghiệp, vùng cửa sơng, hạn chế ảnh hưởng của sóng gió, bão tố.
Nghề nuôi tôm hùm thương phẩm tập trung chủ yếu tại hai tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa đạt sản lượng trên dưới 2.000 tấn/năm. Kết quả điều tra cho thấy năm
2014 số lượng lồng nuôi tôm hùm tại Phú Yên và Khánh Hòa là 23.627 và 28.455
lồng, tăng lần lượt 11% và 50% so với năm 2013. Mật độ thả 25 - 80 con/ô lồng (30 80 m3) tùy thuộc vào đối tượng ni và kích cỡ thả. Sau 14 - 24 tháng nuôi năng suất
đạt 45 – 60 kg/lồng, sản lượng 1.600 tấn, chủ yếu là tôm hùm bông và tơm hùm xanh.
Nhìn chung, sản lượng tơm hùm ni của Khánh Hịa có xu hướng giảm nhẹ từ năm
2010 - 2014 nhưng tăng trở lại trong giai đoạn 2014 - 2017 cả về số lồng và sản lượng.
Thống kê ở Phú Yên cho thấy khuynh hướng ổn định hơn trong cùng thời gian. Xu
hướng giảm cũng được thể hiện ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Các thống kê
của Quảng Ngãi và Bình Định khơng đầy đủ nhưng tăng nhẹ từ năm 2010 - 2017.
Nghề nuôi tôm hùm lồng thực sự phát triển từ năm 2000, tập trung nhiều nhất ở
các tỉnh Khánh Hịa, Phú n, Bình Định, Ninh Thuận và Bình Thuận. Đến nay, tổng
số lồng ni ở các tỉnh này khoảng 53.000 lồng, với khoảng 8.000 - 10.000 hộ ni.
Khánh Hịa là tỉnh dẫn đầu về số lồng nuôi và sản lượng tôm hùm với gần 28.500 lồng,
chiếm hơn 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm của cả nước, sản lượng khoảng 880 tấn.
Tôm hùm nuôi nhiều nhất ở Vạn Ninh khoảng 10.000 lồng, thành phố Cam Ranh trên
7.000 lồng, thành phố Nha Trang khoảng 3.000 lồng và ở các nơi khác như Ninh Hòa,
Cam Lâm chiếm tỷ lệ thấp. Tỉnh Khánh Hòa đã ban hành một số quy định về thiết kế
lồng bè, phân vùng neo đậu lồng nuôi theo quy chuẩn VietGAP; chuyển đổi từ nuôi
lồng ở biển lên nuôi trên bờ sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm hạn chế ô nhiễm môi
trường tại các vùng ni tơm trọng điểm. Tỉnh Khánh Hịa cũng đang tập trung hoàn

thiện quy hoạch chi tiết mặt nước, nuôi tôm hùm ở các vịnh, đầm [20].

11


Nuôi tôm hùm bằng lồng ở Phú Yên xuất hiện tại đầm Cù Mông (Sông Cầu)
vào những năm 1990. Hiện nay, tồn tỉnh Phú n có 3.860 hộ ni tương ứng với
25.132 lồng tập trung tại các huyện Đơng Hịa, Tuy An, thị xã Sông Cầu. Số lồng nuôi
tôm hùm chiếm tới 94% tổng số lồng nuôi thủy sản trên biển của tỉnh. Tỉnh cũng đã
hồn thành cơng tác khảo sát, lập và phê duyệt hồ sơ phân giới, cắm mốc mặt nước
biển; xây dựng phương án bố trí lồng bè nuôi phù hợp với từ 30 - 40 lồng/ha. Đồng
thời, tăng cường quản lý khai thác tôm hùm giống mang tính chất hủy diệt [21].
Tỉnh Bình Định hiện có gần 150 hộ ni trên 1.700 lồng, bình qn ni 200
con tôm giống/lồng, tập trung ở Ghềnh Ráng, Nhơn Hải, Nhơn Lý (Quy Nhơn), Cát
Khánh (Phù Cát), Mỹ An (Phù Mỹ). Trong đó, xã Nhơn Hải nổi tiếng là vựa nuôi tôm
hùm lớn nhất của tỉnh. Năm 2014, xã Nhơn Hải có 87 hộ ngư dân đầu tư gần 22 tỷ
đồng thả nuôi hơn 94.000 con tôm hùm giống trên 55 bè nuôi; 51 hộ ngư dân đầu tư
nuôi hơn 31.000 nghìn con tơm hùm thương phẩm trên 30 bè nuôi. Ngư dân nuôi tôm
hùm thương phẩm đã xuất bán 1.800 kg tôm hùm, đạt giá trị 200 triệu đồng [32].
Tôm hùm nuôi thử nghiệm lần đầu ở Ninh Thuận từ năm 1994 tại đầm Vĩnh
Hy. Tuy nhiên, quy mô phát triển nuôi tôm hùm tại đây chưa nhiều, cao nhất mới đạt
450 lồng và chỉ tập trung tại các khu vực kín gió, nơi có độ sâu thấp. Do ven biển Ninh
Thuận hầu hết là biển hở thường xuyên chịu tác động của sóng gió lớn nên khả năng
phát triển mở rộng theo cơng nghệ ni hiện nay cịn nhiều hạn chế [19].
Nghề ni tơm hùm ở Bình Thuận tập trung nhiều nhất ở huyện đảo Phú Quý.
Hiện toàn đảo có 103 cơ sở ni thủy sản với diện tích hơn 18 nghìn m2 mặt biển, sản
lượng thu hoạch bình quân hằng năm từ 150 - 200 tấn, chủ yếu là các loại hải đặc sản
có giá trị kinh tế cao, như tơm hùm, cá mú, cá giị, cá bị. Phịng nơng nghiệp huyện
đảo Phú Q cũng giúp ngư dân thực hiện mơ hình ni tơm hùm thương phẩm trong
các ao chắn ven biển, nuôi tôm hùm lồng đem lại hiệu quả khá cao [19].

Cuối năm 2017, nghề nuôi tôm hùm ở các tỉnh Nam Trung bộ đã bị thiệt hại
nặng nề do cơn bão số 12, nhất là tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Theo thống kê, cơn bão
số 12 đổ bộ vào ngày 4 tháng 11 đã khiến trên 35.700 trong tổng số 45.000 lồng nuôi
thủy sản trên các đầm, vịnh biển của tỉnh Khánh Hòa bị chìm và hư hỏng hồn tồn.
Ngư dân làm nghề này bị thiệt hại lên đến trên 4.600 tỉ đồng, nhiều nhất trong số các
ngành, nghề bị thiệt hại do bão gây ra. Chỉ tính riêng tại huyện Vạn Ninh, cơn bão số

12


12 đã gây hư hỏng và mất mát hoàn toàn 12.400 lồng bè với giá trị lên tới trên 3.880 tỷ
đồng. Hầu hết toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ cho nghề nuôi loại hải sản này như lồng
bè, phuy nhựa, lều trại... của các hộ nuôi đều bị bão đánh tan, trơi dạt khắp nơi. Thiệt
hại ước tính với mỗi hộ nuôi dao động từ vài trăm triệu đến vài chục tỷ đồng. Sau bão,
người dân tập trung khôi phục sản xuất bám nghề bằng cách thu lượm các phuy nhựa,
thanh gỗ bè để về đóng mới, tái sản xuất. Tuy nhiên, mức độ thu gom được lại là rất ít,
chỉ vài phần trăm so với mất mát của các hộ ni, nhất là những hộ có quy mô lớn. Cá
biệt, tại một số vùng nuôi trọng điểm như Đầm Môn (Vạn Ninh), tỷ lệ thiệt hại lên tới
100% hộ nuôi. Do đặc thù nghề nuôi tôm hùm lồng có chi phí rất cao so với các nghề
ni các đối tượng thủy sản khác, do đó, nhiều hộ nuôi phải vay mượn đầu tư sản xuất.
Thiệt hại nặng nề do bão khiến nhiều hộ nuôi rơi vào cảnh nợ nần khơng có khả năng
phục hồi sản xuất.
Cơng tác thống kê khắc phục thiệt hại sau bão cũng gặp nhiều khó khăn do
những bất cập trong cơng tác quản lý hộ ni, số lồng và tơm ni. Ngồi ra, cơng tác
hỗ trợ thiệt hại cịn chậm, nhiều thủ tục phức tạp trong khi kinh phí hỗ trợ quá thấp so
với nghề ni tơm hùm cũng gây nhiều khó khăn cho người nuôi. Thaeo thống kê của
cơ quan chức năng, trong tổng số 132,4 tỷ đồng chi trả theo Nghị định 02/2017/NĐCP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản
xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Kết quả thẩm tra hồ sơ cho thấy chỉ có
67,1 tỷ đồng đủ điều kiện, hồ sơ không đủ điều kiện chiếm tới hơn 65,2 tỷ đồng.
Người dân cần những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp ngành để sớm ổn định

đời sống, sản xuất, kinh doanh. Các cơ chế chính sách nên tập trung vào việc hỗ trợ
người dân vay vốn, tái đầu tư, khắc phục thiệt hại. Với các hộ ni đang vay, có thể
giãn nợ, chậm trả lãi vay để tạo điều kiện khôi phục sản xuất. Ngồi ra, nghề ni tơm
hùm sau bão cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến thiếu hụt
con giống, thức ăn, vật tư phục vụ khơi phục sản xuất.
Như vậy, có thể thấy nghề ni tơm hùm tại Nam Trung bộ nói chung và Khánh
Hịa nói chung đã phát triển và đạt được những thành tựu nhất định đáp ứng nhu cầu
thị trường, góp phần phát triển cơ cấu nông nghiệp, thủy sản của các địa phương, tạo
ngành sản xuất đặc thù. Mặc dù tiềm năng phát triển lớn nhưng nghề nuôi tôm hùm
hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến dịch bệnh,
nhất là bệnh sữa gây thiệt hại rất lớn cho người ni. Ngồi ra ơ nhiễm môi trường
13


vùng nuôi do sử dụng thức ăn cá tạp cũng đáng báo động. Nam Trung bộ là một trong
những vùng ít chịu ảnh hưởng của bão lũ, tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, bão lũ
xuất hiện ngày càng nhiều đe dọa sự phát triển của nghề, gây thiệt hại nặng nề về kinh
tế với nhiều hộ nuôi. Do đó, ngành chức năng địa phương cần thực hiện các nhóm giải
pháp về cơng nghệ, quản lý nhằm giảm thiểu thiệt hại, gia tăng hiệu quả kinh tế - kỹ
thuật của nghề nuôi tôm hùm.
1.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Khánh Hòa
1.4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ nước ta, có phần lãnh thổ trên
đất liền nhơ ra xa nhất về phía biển Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc:
12o52'15'' vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam: 11o42'50'' vĩ độ
Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực tây: 108o40’33'' kinh độ Đơng.
Phía Đơng giáp Biển Đông, điểm cực đông: 109o27’55'' kinh độ Đông; tại mũi Hịn
Đơi trên bán đảo Hịn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đơng trên đất
liền của nước ta.
Diện tích của tỉnh Khánh Hịa là 5.197 km2 (kể cả các đảo, quần đảo), đứng vào

loại trung bình so với cả nước. Vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Bờ biển dài 385
km, có khoảng 200 hịn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường
Sa. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hịa cịn có vùng biển (2.432 km2),
vùng thềm lục địa (10.000 km2), các đảo ven bờ, vịnh (1.000 km2), vùng đất ngập
nước (1.650 km2) và huyện đảo Trường Sa. Đó là quỹ mặt nước tiềm năng cho sự phát
triển của nghề cá vùng ven bờ và nuôi trồng hải đặc sản nhiệt đới của tỉnh.

14


×