BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
LÊ HỒNG THÍA
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA VOỌC BẠC
ĐƠNG DƯƠNG (TRACHYPITHECUS GERMAINI MilneEdwards, 1876) TẠI NÚI ĐÁ VÔI CHÙA HANG, HUYỆN
KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC
TP. Hồ Chí Minh – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
LÊ HỒNG THÍA
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA VOỌC BẠC
ĐƠNG DƯƠNG (TRACHYPITHECUS GERMAINI MilneEdwards, 1876) TẠI NÚI ĐÁ VÔI CHÙA HANG, HUYỆN
KIÊN LƯƠNG, TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 9 42 01 20
LUẬN ÁN TIẾN SỸ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Herbert Hadley Covert
Đại học Colorado Boulder, Tp. Boulder, bang Colorado, Hoa Kỳ
2. TS. Hoàng Minh Đức
Viện Sinh thái học Miền Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh – 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái lồi Voọc
bạc Đơng Dương (Trachypithecus germaini Milne-Edwards, 1876) tại khu vực núi
đá vôi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang” là cơng trình nghiên cứu
của tôi với sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Herbert Hadley Covert và TS. Hoàng
Minh Đức.
Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác ngoại trừ các bài báo của tác giả liệt kê trong
phần phụ lục. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu
đầy đủ.
Nghiên cứu sinh
Lê Hồng Thía
i
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Hoàng
Minh Đức và GS. Herbert H. Covert (Đại học Colorado, Boulder, Hoa Kỳ), người
thầy ln hỗ trợ, động viên, khích lệ và hướng dẫn tơi tận tình trong suốt thời gian từ
khi tơi bắt đầu nghiên cứu đến khi hồn thành luận án.
Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến tổ chức bảo tồn Linh trưởng (Primate
Conservation, Inc.), Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh Kiên Giang đã tài trợ kinh phí
trong quá trình thực hiện luận án này.
Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện
Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Trần Văn Bằng đã tận tình giúp
đỡ, góp ý về chun mơn cho tơi từ những ngày đầu tiên tôi bắt đầu nghiên cứu về
linh trưởng. Em Nguyễn Hiếu Cường, em Lê Thị Huyền Trang hỗ trợ tôi trong các
chuyến đi thực địa. Em Đinh Nhật Lâm, em Nguyễn Thương đã tham gia cùng với
tôi thực hiện đo đạc các ô mẫu thực vật. Chú Danh Hon đã cùng tơi khơng ngại khó
khăn, nguy hiểm leo lên các vách núi cao thu mẫu đất, mẫu thực vật. ThS. Nguyễn
Quốc Đạt, TS. Lý Ngọc Sâm đã tận tình giúp đỡ tơi định danh các lồi thực vật.
Tơi xin cảm ơn người dân ấp Ba Trại, chủ trì và sư cơ chùa Hang đã nhiệt tình
cung cấp thơng tin, tạo điều kiện ăn ở, đi lại trong suốt thời gian tơi nghiên cứu ngồi
thực địa.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ba, má, chồng và các con
luôn ở bên cạnh hỗ trợ, cảm thông động viên giúp đỡ tôi vững bước trong cuộc sống,
phấn đấu trong học tập và công tác. Xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp đã luôn quan
tâm, giúp đỡ và động viên tơi trong q trình thực hiện luận án này.
Tp.HCM, ngày 20 tháng 7 năm 2019
Lê Hồng Thía
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... x
TÓM TẮT ................................................................................................................ xii
ABSTRACT .............................................................................................................xiv
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Giới thiệu................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 2
4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 4
5. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 4
6. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 6
1.1. Tổng quan về phân họ Voọc (Colobinae) và giống Trachypithecus ................... 6
1.1.1. Phân loại...................................................................................................... 6
1.1.2. Một số đặc điểm sinh thái ............................................................................ 7
1.1.3. Ý nghĩa về hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn của các loài khỉ ăn lá .. 13
1.1.4. Các hướng nghiên cứu chính về Colobinae ........................................... 16
1.2. Giới thiệu về lồi Voọc bạc Đông Dương ......................................................... 17
1.2.1. Phân loại là đặc điểm sinh học ................................................................. 17
1.2.2. Phân bố ...................................................................................................... 19
1.2.3. Sinh thái và tập tính .................................................................................. 19
1.2.4. Hiện trạng bảo tồn ..................................................................................... 20
iii
1.2.5 Các nghiên cứu về Voọc bạc Đông Dương ................................................ 20
1.3. Đặc điểm thảm thực vật núi đá vôi .................................................................... 23
1.4. Đặc điểm tự nhiên khu vực núi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
................................................................................................................................... 25
1.4.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 25
1.4.2. Khí hậu ...................................................................................................... 25
1.4.3. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................. 26
1.4.4. Hiện trạng khai thác núi đá vôi trong khu vực .......................................... 26
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 28
2.1.Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 28
2.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 29
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp .................................. 29
2.3.2. Phương pháp điều tra thảm thực vật ......................................................... 30
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu vật hậu học ....................................................... 35
2.3.4. Quan sát tập tính của Voọc bạc Đơng Dương .......................................... 36
2.3.5. Xác định thành phần thức ăn của Voọc bạc Đông Dương ........................ 37
2.3.6. Xác định vùng sống của các đàn Voọc ...................................................... 38
2.3.7. Xác định kích thước bầy ............................................................................ 38
2.3.8. Xác định giới tính và độ tuổi ..................................................................... 38
2.3.9. Phân tích hóa dinh dưỡng thức ăn ............................................................ 39
2.3.10. Phân tích hóa dinh dưỡng đất ................................................................. 41
2.3.11. Phương pháp định danh thực vật ............................................................ 41
2.3.12. Phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân ............. 42
2.3.13. Xử lý số liệu nghiên cứu .......................................................................... 42
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 45
3.1. Quần thể Voọc bạc Đông Dương tại núi đá vơi Chùa Hang .............................. 45
3.1.1 Kích thước quần thể................................................................................... 45
3.1.2. Kích thước và cấu trúc bầy....................................................................... 46
3.1.3. Tổ chức bầy .............................................................................................. 50
3.1.4. Vùng sống của Voọc bạc Đông Dương tại núi Chùa Hang ..................... 52
iv
3.2. Đặc điểm thảm thực vật núi Chùa Hang ............................................................ 58
3.2.1. Sinh cảnh vách núi ..................................................................................... 59
3.2.2. Sinh cảnh sườn núi .................................................................................... 61
3.2.3. Sinh cảnh đỉnh núi ..................................................................................... 63
3.2.4. Sinh cảnh rừng ngập mặn .......................................................................... 65
3.2.5. So sánh mức độ đa dạng loài của các sinh cảnh khu vực núi Chùa
Hang .......................................................................................................................... 66
3.2.6. Đặc điểm khí hậu và vật hậu tại núi đá vôi Chùa Hang ........................... 67
3.3. Quỹ thời gian ăn và các hoạt động khác của Voọc bạc Đông Dương .............. 72
3.3.1. Quỹ thời gian hoạt động trong năm .......................................................... 72
3.3.2. Quỹ thời gian hoạt động trong ngày ......................................................... 74
3.3.3. Quỹ thời gian hoạt động theo tháng .......................................................... 75
3.3.4. Quỹ thời gian hoạt động theo mùa ............................................................ 77
3.3.5. Quỹ thời gian hoạt động theo giới tính và độ tuổi .................................... 78
3.4. Đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của Voọc bạc Đông Dương ............................. 80
3.4.1. Thành phần thức ăn ................................................................................... 80
3.4.2. Sự lựa chọn thành phần thức ăn ................................................................ 87
3.4.3. Hoá dinh dưỡng ......................................................................................... 96
3.4.4. Ảnh hưởng của hàm lượng dinh dưỡng trong lá đến sự lựa chọn thức ăn
của Voọc bạc Đông Dương ....................................................................................... 99
3.4.5. Ảnh hưởng của hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu hoa đến sự lựa chọn ăn
của Voọc bạc Đông Dương .....................................................................................107
3.4.6. Ảnh hưởng của hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu quả là thức ăn của Voọc
bạc Đông Dương .....................................................................................................108
3.4.7. Hàm lượng dinh dưỡng trong đất và mối quan hệ với hàm lượng dinh dưỡng
trong thành phần thức ăn của Voọc bạc Đông Dương ...........................................108
3.4.8. Sự lựa chọn dinh dưỡng trong mẫu thức ăn theo độ tuổi, giới tính .......114
3.4.9. Nguồn nước Voọc bạc Đơng Dương sử dụng trong các hoạt động sống115
3.5. Chiến lược lựa chọn thức ăn của Voọc bạc Đông Dương tại núi Chùa Hang .115
3.5.1. Khả năng cung cấp thức ăn của thảm thực vật núi Chùa Hang ............115
v
3.5.2. Chiến lược lựa chọn ăn của Voọc bạc Đông Dương ............................. 118
3.6. Một số vấn đề về bảo tồn Voọc bạc Đông Dương ở núi đá vôi Chùa Hang ....121
3.6.1. Các nguyên nhân gây đe dọa đến quần thể Voọc bạc Đông Dương .......121
3.6.2. Nhận thức và các hoạt động bảo tồn Voọc bạc Đông Dương .................123
3.6.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn Voọc bạc Đông Dương ....................125
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................129
1. Kết luận ...............................................................................................................129
2. Hạn chế ................................................................................................................130
2. Kiến nghị .............................................................................................................131
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .......................................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................133
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Tổng hợp dữ liệu quan sát Voọc bạc Đơng Dương ngồi thực địa xác định
kích thước quần thể và vùng sống
Phụ lục 2. Bản đồ tuyến và phân vùng sinh cảnh thực trên núi Chùa Hang
Phụ lục 3: Danh mục loài thực vật ghi nhận tại núi Chùa Hang – Kiên Lương
Phụ lục 4: Danh mục loài trên các sinh cảnh tại núi Chùa Hang – Kiên Lương
Phụ lục 5: Phân tích thống kê
Phụ lục 6: Hình ảnh
Phụ lục 7: Mẫu câu hỏi phỏng vấn cộng đồng
Phụ lục 8: Kết quả phân tích hóa dinh dưỡng đất và mẫu thức ăn
Phụ lục 9: Bảng theo dõi tập tích của Voọc bạc Đơng Dương
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADF: Chất xơ acid (Acid Detergent Fiber)
AF: Cái trưởng thành
AM: Đực trưởng thành
GLM: Mơ hình tuyến tính tổng quát (Generalized linear model)
IUCN: International Union for Conservation of Nature
JF: Cái chưa trưởng thành
JM: Đực chưa trưởng thành
NDF: Chất xơ trung tính (Neutral Detergent Fiber)
NRC: National Research Council
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Cấu tạo dạ dày của giống Trachypithecus ................................................ 13
Hình 1.2. Voọc bạc Đơng Dương ............................................................................ 17
Hình 1.3. Hiện trạng khai thác các núi đá vơi tại huyện Kiên Lương ...................... 27
Hình 2.1. Bản đồ Núi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang ................ 28
Hình 2.2. Bản đồ vị trí ơ mẫu trên sinh cảnh vách núi Chùa Hang .......................... 32
Hình 2.3. Ô mẫu 1m2 trên sinh cảnh vách núi Chùa Hang........................................ 32
Hình 2.4. Bản đồ vị trí ơ mẫu trên sinh cảnh sườn và đỉnh núi Chùa Hang ............ 32
Hình 2.5 Ô mẫu 1m2 trên sinh cảnh sườn và đỉnh núi Chùa Hang .......................... 32
Hình 2.6. Tuyến thực vật trên sườn núi đá vơi ........................................................ 33
Hình 2.7. Ơ tiêu chuẩn trên sinh cảnh rừng ngập mặn ............................................. 34
Hình 2.8. Voọc bạc Đơng Dương thực hiện hoạt động ăn ....................................... 37
Hình 2.9. Mẫu thực vật làm thức ăn của Voọc bạc Đông Dương ............................ 37
Hình 3.1. Số lượng cá thể Voọc bạc Đơng Dương tại núi Chùa Hang ..................... 45
Hình 3.2. Số lượng cá thể quần thể Voọc bạc Đông Dương theo giới tính và độ
tuổi ............................................................................................................................. 46
Hình 3.3. Vị trí ghi nhận các bầy Voọc bạc Đông Dương tại núi Chùa Hang ......... 47
Hình 3.4. Hình thức nhóm (1) ................................................................................... 51
Hình 3.5. Hình thức nhóm (2) ................................................................................... 51
Hình 3.6. Hình thức nhóm (3) ................................................................................... 51
Hình 3.7. Hình thức nhóm (4) ................................................................................... 51
Hình 3.8. Hình thức nhóm (5) ................................................................................... 51
Hình 3.9. Diện tích phân bố Voọc bạc Đơng Dương tại khu vực núi Chùa Hang.... 53
Hình 3.10. Các điểm ghi nhận và diện tích vùng sống của Voọc bạc Đơng Dương tại
khu vực núi Chùa Hang ............................................................................................. 54
Hình 3.11. Vùng phân bố của các bầy Voọc bạc Đông Dương tại núi Chùa Hang .. 55
Hình 3.12. Tỉ lệ dạng sống của hệ thực vật núi Chùa Hang ..................................... 59
Hình 3.13. Biểu đồ lượng mưa và tổng số giờ nắng theo tháng ............................... 67
Hình 3.14. Biểu đồ nhiệt độ theo tháng ................................................................... 68
Hình 3.15. Biểu đồ tỷ lệ trung bình % cây cho lá non theo tháng ............................ 69
Hình 3.16. Biểu đồ tỷ lệ trung bình % cây cho lá trưởng thành theo tháng ............. 69
Hình 3.17. Biểu đồ tỷ lệ trung bình % cây cho chồi theo tháng ............................... 70
viii
Hình 3.18. Biểu đồ tỷ lệ trung bình % cây cho hoa theo tháng ................................ 70
Hình 3.19. Biểu đồ tỷ lệ trung bình % cây cho quả theo tháng ................................ 71
Hình 3.20. Biểu đồ quỹ thời gian hoạt động của Voọc bạc Đơng Dương ............... 72
Hình 3.21. Quỹ thời gian họa động trong ngày theo mùa của Voọc bạc Đông
Dương ........................................................................................................................ 75
Hình 3.22. Quỹ thời gian họat động theo tháng của Voọc bạc Đơng Dương .......... 76
Hình 3.23. Q thời gian hoạt động theo mùa của Voọc bạc Đông Dương ............. 77
Hình 3.24. Quỹ thời gian họa động theo giới tính và độ tuổi của Voọc bạc Đơng
Dương ........................................................................................................................ 78
Hình 3.25. Quỹ thời gian hoạt động theo giới tính của Voọc bạc Đơng Dương ...... 79
Hình 3.26. Quỹ hoạt động theo tuổi của Voọc bạc Đơng Dương ............................. 79
Hình 3.27. Sự lựa chọn ăn theo mùa của 8 loài thực vật quan trọng ........................ 87
Hình 3.28. Tỉ lệ các bộ phận của thực vật trong thành phần thức ăn ....................... 88
Hình 3.29. Sự lựa chọn thức ăn theo tháng của Voọc bạc Đơng Dương .................. 91
Hình 3.30. Sự lựa chon thức ăn theo ngày của Voọc bạc Đông Dương ................... 92
Hình 3.31. Sự lựa chon thức ăn theo mùa của Voọc bạc Đơng Dương .................... 93
Hình 3.32. Sự lựa chon thức ăn theo theo giới tính và độ tuổi của Voọc bạc Đơng
Dương ........................................................................................................................ 95
Hình 3.33. Sự lựa chon thức ăn trong ngày của Voọc bạc Đơng Dương ................. 96
Hình 3.34. Hàm lượng các chất giữa các mẫu lá ăn nhiều, lá ăn ít và lá khơng ăn 102
Hình 3.35. Số loài làm thức ăn trên các sinh cảnh núi Chùa Hang......................... 116
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc điểm hình thái của các loài thuộc giống Trachypithecus ở Việt Nam 7
Bảng 1.2. So sánh quỹ thời gian hoạt động của một số loài khỉ ăn lá tại Việt Nam... 9
Bảng 1.3. Tỷ lệ % các thành phần thức ăn giống Trachypithecus lựa chọn ăn ....... 11
Bảng 2.1. Thông tin các phương pháp điều tra thực vật của từng sinh cảnh trên núi
đá vôi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, Kiên Giang ................................................ 31
Bảng 2.2. Cấp độ che phủ ........................................................................................ 32
Bảng 2.3 Cấp độ phân phối của thực vật ................................................................. 33
Bảng 2.4. Khả năng sử dụng thời gian cho các hoạt động của Voọc........................ 36
Bảng 2.5. Bảng xác định thành phần thức ăn ........................................................... 37
Bảng 2.6. Mơ tả độ tuổi và giới tính của Voọc bạc Đông Dương ............................ 39
Bảng 2.7. Các phương pháp phân tích thành phần hố học ..................................... 40
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phân tích hóa học và vật lý của đất....................................... 41
Bảng 3.1. Thống kê số lương Voọc bạc Đông Dương theo bầy tại núi Chùa Hang . 47
Bảng 3.2. Vùng sống theo bầy của Voọc bạc Đông Dương tại núi Chùa Hang ....... 56
Bảng 3.3. Diện tích vùng sống và vùng lõi của các bầy voọc tại núi Chùa Hang ... 57
Bảng 3.4. Danh sách các loài quan trọng trên sinh cảnh vách núi ........................... 60
Bảng 3.5. Danh sách các 20 loài quan trọng trên sinh cảnh sườn núi ..................... 62
Bảng 3.6. Danh sách 20 loài gỗ lớn quan trọng trên sinh cảnh sườn núi ................ 63
Bảng 3.7. Danh sách các 20 loài quan trọng trên sinh cảnh đỉnh núi ....................... 64
Bảng 3.8. Danh sách các cây gỗ lớn trên sinh cảnh rừng ngập mặn ........................ 65
Bảng 3.9. So sánh các chỉ số đa dạng sinh học với 4 sinh cảnh trên núi Chùa
Hang .......................................................................................................................... 66
Bảng 3.10. So sánh quỹ thời gian hoạt động của các loài thuộc giống
Trachypithecus .......................................................................................................... 73
Bảng 3.11. Danh mục các loài thực vật Voọc bạc Đông Dương sử dụng làm thức
ăn ............................................................................................................................... 82
Bảng 3.12. Danh mục các loài thực vật và bộ phận được Voọc bạc Đông Dương lựa
chọn ăn nhiều nhất trong năm ................................................................................... 86
Bảng 3.13. So sánh cách lựa chọn thức ăn của các loài trong giống
Trachypithecus .......................................................................................................... 89
Bảng 3.14. Tỉ lệ % lựa chọn thức ăn theo tháng của Voọc bạc Đông Dương .......... 91
x
Bảng 3.15. So sánh hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn của các nhóm khỉ ăn lá .. 97
Bảng 3.16. Hàm lượng dinh dưỡng trong các mẫu thức ăn (lá, quả, hoa; n=28) của
Voọc bạc Đông Dương ............................................................................................. 98
Bảng 3.17. Hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu lá ăn và không ăn .......................... 100
Bảng 3.18. So sánh hàm lượng dinh dưỡng giữa các mẫu lá (ăn nhiều-ăn ít-khơng ăn)
.................................................................................................................................101
Bảng 3.19. Mơ hình tương quan giữa hàm lượng dinh dưỡng của lá và thời gian ghi
nhận ăn của Voọc bạc Đông Dương .......................................................................102
Bảng 3.20. Mơ hình tương quan giữa giữa sự lựa chọn lá ăn, không ăn và thành phần
dinh dưỡng trong lá .................................................................................................104
Bảng 3.21. Hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu hoa được Voọc bạc Đông Dương lựa
chọn ăn ....................................................................................................................107
Bảng 3.22. Hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu quả được Voọc bạc Đông Dương lựa
chọn ăn ....................................................................................................................109
Bảng 3.23. Kết quả phân tích hóa lý đất trên các sinh cảnh tại núi Chùa Hang .....110
Bảng 3.24. Tương quan giữa tỷ lệ thời gian ăn và hàm lượng dinh dưỡng trong các
thành phần thức ăn lá, hoa, quả (n=28) ...................................................................112
Bảng 3.25. Sự lựa chọn hàm lượng các chất dinh dưỡng trong mẫu thức ăn theo độ
tuổi và giới tính .......................................................................................................114
Bảng 3.26. Phần trăm nước có trong một số mẫu thức ăn của Voọc bạc Đông
Dương ......................................................................................................................115
Bảng 3.27. Danh sách 15 loài thực vật làm thức ăn cho Voọc bạc Đông Dương phân
bố trên sinh cảnh vách núi, sườn núi và đỉnh núi Chùa Hang ................................ 116
Bảng 3.28. So sánh số loài và tỷ lệ loài thực vật làm thức ăn trong giống
Trachypithecus và Pygathrix...................................................................................117
Bảng 3.29. Điểm mạnh- Điểm yếu- cơ hội- mối đe dọa đến công tác bảo tồn Voọc
bạc Đông Dương .....................................................................................................124
Bảng 3.30. Thành phần thức ăn ưu tiên lựa chọn theo bầy của Voọc bạc Đông Dương.
.................................................................................................................................127
xi
TĨM TẮT
Voọc bạc Đơng Dương là lồi khỉ ăn lá, phân bố ở phía tây sơng Mê Kơng của
Việt Nam. Một quần thể 237 cá thể đã được xác định tại khu vực núi đá vôi huyện
Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang; tuy nhiên số lượng đang có nguy cơ giảm sút nghiêm
trọng do những tác động của con người như khai thác đá vôi làm mất sinh cảnh sống,
săn bắt và buôn bán. Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực núi đá vôi Chùa Hang,
huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang (tọa độ 10o08’11” N và 104o38’21”). Thời gian
thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 2/2017. Trong nghiên cứu này, phương pháp
scan-sampling và phương pháp focal-animal sampling được sử dụng để quan sát tập
tính và nghi nhận dữ liệu về quỹ thời gian hoạt động, vùng sống, hoạt động ăn và
thành phần thức ăn của Voọc bạc Đông Dương. Phương pháp ô mẫu và tuyến thực
vật được sử dụng được để nghiên cứu thành phần thực vật trên núi đá vơi Chùa Hang.
Phân tích hóa dinh dưỡng được thực hiện đối với 20 mẫu lá ăn, 4 mẫu lá không ăn, 5
mẫu quả và 3 mẫu hoa. Nghiên cứu đã xác định có 134 cá thể Voọc bạc Đơng Dương
tại núi Chùa Hang, phân chia thành 6 bầy với 5 cách tổ chức bầy khác nhau. Vùng
sống của quần thể Voọc bạc Đông Dương là 36,8 ha chiếm 74% diện tích khu vực,
trong đó vùng lõi có diện tích khoảng 5,5 ha. Thảm thực vật núi Chùa Hang có liên
quan đến hoạt động ăn của Voọc bạc Đông Dương gồm 4 sinh cảnh: vách núi, sườn
núi, đỉnh núi và rừng ngập mặn. Kết quả nghiên cứu xác nhận có 185 loài thực vật
thuộc 61 họ phân bố trong các sinh cảnh, trong đó có 62 lồi được Voọc bạc Đơng
Dương sử dụng làm thức ăn với 8 loài gồm Phèn đen (Phyllathus reticulatus), Da lâm
vồ (Ficus rumphii), Sung bầu (Ficus tinctoria), Gừa (Ficus microcarpa), Duối ô rô
(Streblus ilicifolia), Duối nhám (Streblus asper), Dây vác (Cayratia trifolia), Quỳnh
tàu (Combretum latifolium) là thức ăn voọc sử dụng trong 12 tháng. Các loài thực vật
được voọc lựa chọn ăn phân bố nhiều nhất ở sinh cảnh vách núi, với 41 loài, tiếp đến
sinh cảnh sườn núi, đỉnh núi và rừng ngập mặn với số loài lần lượt là 31 loài, 24 loài
và 4 loài. Trong các sinh cảnh được khảo sát, sườn núi có mức độ đa dạng về thành
phần lồi cao nhất; sinh cảnh vách núi có số lồi được voọc sử dụng làm thức ăn
chiếm nhiều nhất, khoảng 67%; ba sinh cảnh vách núi, sườn núi và đỉnh núi có mức
độ tương đồng cao về thành phần loài. Kết quả nghiên cứu cũng xác định có 15 lồi
thực vật voọc lựa chọn làm thức ăn phân bố trên cả 3 sinh cảnh vách núi, sườn núi và
đỉnh núi; trong số này 4 lồi, gồm Phèn đen, Da lâm vồ, Duối ơ rô và Dây vác được
xii
chọn ăn trong suốt 12 tháng trong năm. Ngoài ra, trong nghiên cứu này, kết quả khảo
sát tập tính của voọc cho thấy hoạt động ăn chiếm 45% quỹ thời gian hoạt động. Voọc
bạc Đông Dương sử dụng đa dạng các bộ phận của thực vật làm thức ăn, gồm lá non
(58,0%), lá trưởng thành (9,5%), quả (22,7%), hoa (4,7%), chồi (3,3%) và một số bộ
phận khác (1,3%). Sự lựa chọn các bộ phận làm thức ăn thay đổi theo trạng thái sinh
trưởng của thực vật (vật hậu học) trong sinh cảnh sống và có sự khác biệt theo tháng,
ngày, mùa, độ tuổi và giới tính trong đó con trưởng thành chọn ăn đa dạng các bộ
phân thực vật (gồm lá non, lá trưởng thành, quả, hoa, chồi) hơn con chưa trưởng
thành (gồm lá non, chồi và hoa). Phân tích thành phần hố học thức ăn của Voọc bạc
Đơng Dương cho thấy nước chiếm 73,68%, protein 5,58%, lipid 1,24%, khoáng
5,43%, đường 6,8%, Ca 0,97%, tỉ lệ protein/chất xơ là 0,14. Voọc bạc Đơng Dương
lựa chọn ăn lá có hàm lượng lignin thấp, ăn hoa có đường cao, ăn quả có ít Ca và
khoáng. Hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu thức ăn tương quan với thời gian lựa chọn
thức ăn nhưng không tương quan với việc lựa chọn ăn hay không ăn. Chất lượng đất
núi Chùa Hang có ảnh hưởng đến thành phần xơ cao, protein thấp trong các mẫu thức
ăn của Voọc bạc Đông Dương với đặc điểm hàm lượng K và Mg nghèo, hàm lượng
Ca cao, pH kiềm. Vì vậy, để thích ghi với đặc điểm của thức ăn Voọc bạc Đơng
Dương có xu hướng chung trong chiến lược lựa chọn thức ăn tại núi Chùa Hang là
tập trung vào một số nguồn thức ăn chính với thành phần hóa học phù hợp hơn là sự
lựa chọn thức ăn theo tính sẵn có của chúng trong sinh cảnh sống. Những kết quả của
nghiên cứu nâng cao hiểu biết về sinh thái dinh dưỡng, cấu trúc quần thể và tập tính
góp phần quan trọng trong cơng tác di dời bảo tồn lồi Voọc bạc Đơng Dương. Ngồi
ra, để thực hiện được kế hoạch di dời các quần thể Voọc bạc Đông Dương từ các núi
đá vôi đã bị tác động thì chính quyền cần tiếp tục nghiên cứu thêm thành phần thức
ăn của Voọc bạc Đông Dương tại các tiểu quần thể trên các núi đá vôi khác như Khoe
Lá, Hang Tiền và Lô Cốc ở khu vực núi đã vôi Kiên Lương để đối sánh với quần thể
Voọc bạc Đông Dương tại Chùa Hang hỗ trợ việc đánh giá chính xác cần hay khơng
việc di dời hay bảo tồn tại chỗ quần thể Voọc bạc khỏi các mối đe dọa hiện hữu.
Từ khóa: núi đá vơi Chùa Hang, tỉnh Kiên Giang, bảo tồn, dinh dưỡng, tập tính,
Voọc bạc Đơng Dương, khỉ ăn lá, thành phần loài thực vật
xiii
ABSTRACT
The Indochinese silvered langur (Trachypithecus germaini) is a leaf monkey
species, which is distributed to the west of the Mekong River in Vietnam and
Cambodia. The largest population in Vietnam occurs in the Kien Luong Karst area,
Kien Giang province, with an estimated 237 individuals. However, the population in
this area is threatened by heavy habitat deterioration and human disturbance such as
lime exploitation and poaching. Research was conducted on the Indochinese silvered
langur population at the Chua Hang Karst Mountain of Hon Chong Karst area in Kien
Luong Distrist, Kien Giang Province (10°08’11” N and 104°38’21”) from September
2013 to February 2017. In this study, scan-sampling and focal-animal sampling
methods were used to observe and collect data on langur behavior, including
distribution, instantaneous feeding behavior, home range, and diet composition. The
chemical composition of 20 eaten- plant species, 4 non-eaten plant species, 5 fruit
samples and 3 flower samples were analyzed. In addition, line transect method and
quadrat method were performed to detect floristic composition and plant phenology
of four habitats in Chua Hang Karst Mountain. The study indicated there were 134
individuals of the Indochinese silvered langur in the area, distributed into 6 troops
that exhibited five types of social groups. The home range of the Indochinese silvered
langur included 36.8 ha, accounting for 74% of the area. The core area of home range
was about 5.5 ha. The floristic composition related to the Indochinese silvered langur
diet was separated into four habitats, including cliffs, slopes, and the peak of Chua
Hang karst and the adjacent mangroves. The study identified 185 plant species,
representing 61 families, distributed across the habitats and the silvered langurs fed
on 60 plant species of 37 families. A total of 62 plant species were used as food by
silvered langurs, of which leaves of 8 plant species (Phyllathus reticulatus, Ficus
rumphii, Ficus tinctoria, Ficus microcarpa, Cayratia trifolia, Streblus ilicifolia,
Combretum latifolium, Streblus asper) were fed on throughout the year. Among food
plants selected by the silvered langur, 41 plant species were distributed on the cliff,
followed by the slope and the peak with 31 and 24 plant species, respectively, and
the mangroves with 4 plant species. In addition, the silvered langurs feed on about
67% of plant species that occur on the cliff. Plant species richness of the slope areas
is highest compared with the other habitats. The floristic composition of the cliff,
xiv
slope and peak is quite similar. The results showed that four plant species, Phyllathus
reticulatus, Ficus rumphii, Streblus ilicifolia and Cayratia trifolia were consumed
during all months of the year. Furthermore, using focal animal sampling, the result
showed that Indochinese silvered langur spent 45% their activity budget for eating.
The langurs eat a variety of plant parts. The most common food part was leaves,
including 58.0% young leaves and 9.5% mature leaves, followed by fruit at 22.7%,
flowers at 4.7%, buds at 3.3% and other items (1.3%). The proportions of food items
consumed by Indochinese silvered langur vary monthly, seasonally, and by langur
sex-age classes. Adult langurs eat a greater variety of than subadults. The adult
langurs fed frequently on young leaves, mature leaves, fruits, flowers, buds whereas,
subadults fed on young leaves, buds and fruits. Chemical analysis showed the langur
food choice contained water 74.3%, protein 5.6%, lipids 1.1%, Ash 5.3%, sugar
7.8%, Ca 1.0% and the protein/fiber ratio (CP/ADF) 0.14. The fiber content was high,
over 30%, of dry matter and played an important role in food selection of the langurs.
The eaten young leaves contained low amounts of lignin; flowers contained high
amounts of sugar; fruits contained low amounts of calcium and ash. The nutrient
composition of langur foods was related to feeding records, but not related to food
choice. Soil chemistry and composition on Chua Hang Karst most affected on
nutritional content of langur’s foods, including high amounts of fiber and low
amounts of protein. Soils at Chua Hang Kart are slightly alkaline, with high amounts
of calcium and low level of potassium and magnesium. This information on feeding
ecology, social structure and behavior can be used as a base understanding for
selecting priority sites in Kien Luong area to support existing silvered langur
populations and to propose immediate conservation measures. In addition, the socioecological factors, vegetation and food plants within other karst areas in Kien Luong
karst arear (such as Khoe La, Hang Tien and Lo Coc) should be developed and
studied to assess the driving forces that shape and maintain the silvered langur
populations and if translocation, setting up corridors between karst hills, or expansion
of protected karst hills should be pursued to conserve this endangered species from
local extinction.
Keywords: Chua Hang karst, Kien Giang Province, conservation, diet, floristic
composition, habitat, Indochinese silvered langur, leaf monkey
xv
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Voọc bạc Đông Dương (Trachypithecus germaini) là một trong 12 lồi thuộc
nhóm khỉ ăn lá ở Việt Nam [9, 182]. Đây là loài được xếp vào bậc EN (Endangered
- loài nguy cấp) trong danh mục các loài bị đe dọa của IUCN [84] và thuộc danh mục
loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP [148]. Voọc
bạc Đơng Dương được xem là lồi linh trưởng đại diện cho khu vực phía tây sơng
Mê Kơng [144]. Ghi nhận năm 2015, tổng số 362-406 cá thể được xác định tại 6 địa
điểm thuộc 3 tỉnh An Giang, Kiên Giang và Cà Mau, trong đó quần thể tại khu vực
núi đá vôi Kiên Lương, Kiên Giang chiếm số lượng nhiều nhất với 286 cá thể trên 4
núi Chùa Hang, Khoe Lá, Mo So, và Lô Cốc [205].
Núi đá vôi Kiên Lương là hệ sinh thái đá vôi duy nhất ở phía Nam Việt Nam
với khoảng 21 hịn núi nhỏ nằm rải rác trong vùng đồng bằng ngập nước Hà Tiên,
chính sự biệt lập địa lý đã tạo nên tính đặc hữu và đa dạng riêng biệt cho vùng núi đá
vôi này. Quần thể Voọc bạc Đông Dương tại khu vực núi đá vôi Kiên Lương đang
đối mặt với nguy cơ bị suy giảm mạnh về số lượng do rất nhiều các tác động tiêu cực:
nghiêm trọng nhất là hoạt động khai thác ồ ạt đá vôi từ các núi đá vôi trong khu vực
để làm xi măng đang làm mất dần sinh cảnh sống của voọc; hoạt động săn bắt của
con người để làm thuốc, vật cảnh và bn bán. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương
chưa có nhiều những hoạt động cụ thể trong việc bảo tồn quần thể Voọc bạc Đông
Dương ngoại trừ những khảo sát ghi nhận những thông tin sơ bộ về số lượng, khu
vực phân bố. Trong thời gian gần đây, chính quyền địa phương có kế hoạch bảo tồn
lồi này với nhiều phương án được triển khai, một trong số đó là kế hoạch di dời toàn
bộ quần thể Voọc bạc Đông Dương tại khu vực bị tác động đến nơi ở mới, ít bị tác
động hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu về sinh thái, tập tính, dinh dưỡng, nguồn
thức ăn của Voọc bạc Đông Dương chưa được thực hiện nên thiếu hoàn toàn những
cơ sở khoa học cho chiến lược bảo tồn này.
Theo Nadler (2009) [138], di dời được xem là giải pháp có tính lâu dài đối với
quần thể voọc hiện đang sinh sống ở những núi đá vôi bị khai thác và những núi quá
nhỏ. Việc di dời phải được lên kế hoạch hành động, bao gồm nghiên cứu về tập tính,
sinh học, sinh thái, cả kỹ thuật đánh bắt, vận chuyển, kiểm tra sức khỏe, và giám sát
sau khi di dời... theo đúng hướng dẫn của IUCN [2]. Như vậy để có thể di dời thành
1
công, các thông tin về sinh thái học và tập tính của lồi là hết sức cần thiết [225]. Cho
đến nay, thơng tin về sinh thái học của lồi tương đối ít [67, 137]. Các thơng tin về
thành phần và số lượng thức ăn, quỹ hoạt động của loài theo thời gian, vùng sống và
diện tích tối thiểu của sinh cảnh cần cho sự tồn tại của một cá thể là bao nhiêu cần
phải được xác định rõ. Những dữ liệu này sẽ làm cơ sở để xác định núi đá vơi nào có
điều kiện sinh cảnh phù hợp, có thể tiếp nhận và tiếp nhận được bao nhiêu cá thể.
Quan trọng hơn, các nghiên cứu trước đây về nguồn thức ăn của Voọc bạc Đông
Dương chỉ dừng lại mức xác định thành phần loài làm thức ăn và hầu như chưa giống
nhau về số lượng loài thực vật ghi nhận. Các nghiên cứu chưa làm rõ các bộ phân
thực vật sử dụng làm thức ăn, nguồn thức ăn theo ngày, theo tháng, theo mùa trong
năm.
Trong bối cảnh đó, việc thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái
của lồi Voọc bạc Đơng Dương (Trachypithecus germaini Milne-Edwards, 1876) tại
khu vực núi đá vôi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang” là hết sức cấp
thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn cao nhằm cung cấp những cơ sở khoa
học cho các chiến lược bảo tồn, điền vào khoảng khuyết cần được hiểu rõ hơn về loài
này cho các nhà linh trưởng học và các nhà bảo tồn linh trưởng trong và ngoài nước.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của Voọc bạc Đông Dương tại khu vực núi đá
vôi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang làm cơ sở khoa học cho việc
bảo tồn loài Voọc bạc Đông Dương tại hệ sinh thái núi đá vôi duy nhất phía Nam,
Việt Nam.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng quần thể và phân bố của Voọc bạc Đông Dương tại
núi đá vôi Chùa hang;
- Xác định cấu trúc thảm thực vật là sinh cảnh sống của Voọc bạc Đông Dương
tại núi đá vôi Chùa hang;
- Nghiên cứu về sinh thái dinh dưỡng của Voọc bạc Đông Dương;
- Xác định được các mối đe dọa và nhận thức bảo tồn qua đó đề xuất giải pháp
bảo tồn quần thể Voọc bạc Đông Dương tại núi đá vôi Chùa Hang.
3. Nội dung nghiên cứu
2
3.1 Xác định được hiện trạng quần thể và phân bố của Voọc bạc Đông Dương
tại núi đá vôi Chùa hang
- Điều tra kích thước quần thể, kích thước và cấu trúc đàn, tổ chức đàn của
Voọc bạc Đông Dương tại núi đá vôi Chùa Hang;
- Xác định vùng sống, cách thức sử dụng vùng sống của Voọc bạc Đông Dương
tại khu vực núi đá vôi Kiên Lương, Kiên Giang;
3.2 Xác định cấu trúc thảm thực vật là sinh cảnh và môi trường sống của Voọc
bạc Đông Dương
- Điều tra thành phần loài thực vật trên từng sinh cảnh sống của Voọc bạc
Đông Dương tại núi đá vôi Chùa hang;
- Ghi nhận đặc điểm vật hậu học hệ thực vật trên núi đá vôi Chùa Hang;
3.3 Xác định được đặc điểm sinh thái dinh dưỡng của Voọc bạc Đông Dương
- Điều tra và phân tích đánh giá quỹ thời gian hoạt động của Voọc bạc Đông
Dương trong ngày, tháng, theo mùa trong năm, độ tuổi, giới tính;
- Điều tra, phân tích đánh giá thành phần thức ăn Voọc bạc Đơng Dương sử
dụng trong ngày, tháng, theo mùa trong năm, độ tuổi, giới tính;
- Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu thực vật là thức ăn và không làm
thứa ăn của Voọc bạc Đông Dương nhằm xác định nhu cầu về dinh dưỡng trong việc
lựa chọn thức ăn;
- Phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất nhằm xác định mối liên hệ giữa
dinh dưỡng trong đất và các loài thực vật làm thức ăn cho Voọc bạc Đông Dương.
3.4 Đề xuất giải pháp bảo tồn quần thể và sinh cảnh của Voọc bạc Đông Dương
tại núi đá vôi Chùa Hang.
- Đánh giá khả năng cung cấp thức ăn của thảm thực vật núi Chùa Hang. Đề
xuất giải pháp bảo tồn sinh cảnh và một số lồi cây chính làm thức ăn cho Voọc bạc
Đông Dương.
- Phỏng vấn người dân sống xung quanh núi Chùa Hang và cán bộ quản lý xác
định các mối đe dọa và nhận thức bảo tồn. Đề xuất giải pháp bảo tồn quần thể.
3
4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
Đây là nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về đặc điểm sinh thái lồi Voọc bạc
Đơng Dương tại khu vực núi đá vôi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, Kiên Giang Việt
Nam và trên toàn thế giới. Kết quả từ đề tài là đóng góp những hiểu biết quan trọng
về đặc điểm sinh thái loài, phương thức dinh dưỡng, sinh cảnh thích nghi tốt cho lồi.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả trong luận án có thể được sử dụng nhằm duy trì và cải thiện sinh
cảnh sống cho Voọc bạc Đông Dương ở các khu vực tự nhiên khác và phục vụ trong
công tác bảo tồn ngoại vi như phục hồi sinh cảnh, làm giàu môi trường sống của Voọc
bạc Đông Dương bằng cách trồng bổ sung nguồn thức ăn phù hợp.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp công tác di dời đàn Voọc bạc
Đông Dương từ các khu vực núi đá vôi đang bị đe dọa đến lồi sang khu vực có sinh
cảnh và nguồn thức ăn tự nhiên phù hợp trong cùng khu vực núi đá vơi Kiên Lương.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã cung cấp số liệu cập nhật về kích thước quần thể và những dẫn
liệu mới về cấu trúc bầy, vùng sống, cách thức sử dụng vùng sống của Voọc bạc
Đông Dương ở núi đá vôi Chùa Hang, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang;
- Luận án đã xác định được cấu trúc thảm thực vật và sinh cảnh sống của Voọc
bạc Đông Dương ở núi đá vôi Chùa Hang;
- Luận án cung cấp những dẫn liệu mới về quỹ thời gian hoạt động theo ngày,
tháng, năm và mùa của Voọc bạc Đông Dương;
- Lần đầu tiên ở Việt Nam luận án đã cung cấp dẫn liệu chi tiết về sinh thái
dinh dưỡng của Voọc bạc Đông Dương: lập danh mục chi tiết các loại thức ăn, các
bộ phận thực vật là thức ăn của Voọc bạc Đông Dương, sự phân bố của thức ăn trong
các sinh cảnh sống cũng như thay đổi về thành phần thức ăn giữa các thời điểm trong
năm.
- Luận án xác định được hàm lượng dinh dưỡng trong mẫu thức ăn của Voọc
bạc Đơng Dương. Bằng các phân tích thống kê chuyên sâu, luận án đã làm sáng tỏ
mối tương quan giữa hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn với sự lựa chọn ăn của
Voọc bạc Đông Dương;
4
- Xác định được các mối đe dọa đến quần thể VBĐD làm cơ sở đề xuất giải
pháp bảo tồn VBĐD tại núi đá vôi Chùa Hang.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 131 trang, chia thành 3 chương với 41 bảng và 47 hình. Tài liệu
tham khảo gồm 228, trong đó 33 tài liệu tiếng việt và 195 tài liệu tiếng anh. Luận án
được chia làm các chương và mục như sau: Mở đầu (5 trang), Chương 1. Tổng quan
tài liệu (22 trang), Chương 2. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu (17
trang), Chương 3. Kết quả và thảo luận (84 trang), Kết luận và kiến nghị (4 trang),
Danh mục các bài báo (1 trang), Tài liệu tham khảo (14 trang), phụ lục 34 trang.
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về phân họ Voọc (Colobinae) và giống Trachypithecus
1.1.1 Phân loại
Theo Davies và cs (1994) [31] các loài voọc thuộc phân họ Voọc (Colobinae),
thuộc họ Khỉ Cựu thế giới (Cercopithecidae), Bộ Linh trưởng (Primates). Họ khỉ Cựu
thế giới (Cercopithecidae) gồm hai phân họ: Phân họ Khỉ chính thức
(Cercopithecinae) và phân họ Voọc (Colobinae).
Phân họ khỉ chính thức gồm các lồi khỉ có túi má lớn, dạ dày đơn giản, đi bốn
chân, ăn tạp, hoạt động cả trên cây và trên mặt đất, sống theo đàn nhiều con đực
[151]. Ở Việt Nam, phân họ Khỉ chính thức gồm một giống Macaca với 6 lồi và
phân lồi, trong đó có phân lồi khỉ Cơn Đảo (Macaca fascicularis condorensis) là
phân loài đặc hữu Việt Nam [181].
Phân họ Voọc khơng có túi má giống các lồi thuộc phân họ Khỉ chính thức
nhưng lại có cấu tạo hệ tiêu hóa phức tạp giúp thích nghi với chế độ dinh dưỡng nhiều
chất xơ [7, 99]. Khỉ ăn lá Colobinae, có 10 giống bao gồm 81 lồi [228], đây là phân
họ có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau về phân loại học. Colobinae được chia ra
thành hai nhánh tiến hóa chính bao gồm nhánh Châu Phi và nhánh Châu Á dựa vào
phân bố địa lý và các đặc điểm hình thái. Nhánh Voọc Châu Á cho đến nay đã ghi
nhận được 53 loài thuộc 7 giống (Nasalis, Presbytis, Pygathrix, Rhinopithecus,
Semnopithecus, Simias và Trachypithecus) [181]. Trong đó, khu vực Đơng Nam Á
đã có đến 32 lồi thuộc 6 giống trừ giống Semnopithecus. Ở Việt Nam, phân họ Voọc
có 3 giống với 12 loài: giống Trachypithecus (8 loài và phân loài), giống Pygathrix
(3 loài: Chà vá chân đỏ P. nemaeus, Chà vá chân xám P. cinerea và Chà vá chân đen
P. nigripes); giống Rhinopithecus chỉ có 1 lồi Voọc mũi hếch (R. avunculus) [180,
184].
Về giống Trachypithecus có sự thay đổi khác nhau về phân loại, trước năm
2004 gồm 5 nhóm (pileatus, vetulus, francoisi, cristatus và obscurus) chủ yếu dựa
vào sự khác nhau về màu lơng, tập tính, đặc điểm sinh thái và vùng phân bố [56].
Gần đây, các nghiên cứu về di truyền đã chứng minh nhóm vetulus và pileatus có mối
quan hệ di truyền gần với giống Semnopithecus hơn là giống Trachypithecus [49]. Vì
vậy, giống Trachypithecus chỉ cịn lại 3 nhóm (francoisi, cristatus và obscurus) [171].
Mỗi nhóm bao gồm những lồi có quan hệ về di truyền và có tương đồng nhau về
6
màu lơng, tập tính và đặc điểm sinh thái. Ở Việt Nam giống Trachypithecus bao gồm
3 nhóm với 8 lồi và phân lồi như sau: Nhóm francoisi (Voọc đen) gồm Voọc đen
má trắng (T. francoisi), Voọc Cát Bà (T. poliocephalus), Voọc mông trắng (T.
delacouri), Voọc Hà Tĩnh (T. hatinhensis) và Voọc đen tuyền (T. ebenus): loài này
về phân loại và phân bố vẫn cịn đang tranh cãi; Nhóm cristatus (Voọc bạc) gồm
Voọc bạc Đông Dương (T. germaini), Voọc bạc Trường Sơn (T. margarita) và Nhóm
obscurus (Voọc xám) gồm Voọc xám (T. crepusculus) [180, 184].
1.1.2 Một số đặc điểm sinh thái
Hình thái: Các loài thuộc phân họ Colobinae, giống Trachypithecus hầu hết
có đi dài, màu lơng có màu sắc ưu thế là đen, xám, nâu thẫm hoặc màu bạc. Phần
lớn các lồi có mào (chóp) trên đỉnh đầu đặc biệt ở nhóm francoisi. Trán của các lồi
khơng nhơ cao. Con non mới sinh có màu cam rực rỡ và chuyển đen khi lớn lên [143].
Bảng 1.1. Đặc điểm hình thái của các loài thuộc giống Trachypithecus ở Việt Nam
Đặc điểm
Loài
T. francoisi
W (kg)
HB (mm)
T (mm)
(2) 6,5-7,2
(1) 470-630
(1) 740-960
Màu lông cơ thể
Đen tuyền, hai
má
trắng, đám lơng trắng
rộng vượt q chỏm
vành tai. Đầu có mào
lông đen.
T. poliocephalus
(2) 6,7-7,6
(1) 490-590
(1) 800-900
Đen, đầu và vai màu
trắng vàng, mơng màu
xám nhạt, đầu có mào
lơng với gốc lơng màu
vàng nhạt, mút lông
phớt xám.
T. delacouri
(2) 7,5
(1) 570- 730
(1) 730-970
Đen, đầu có mào lơng
đen, đám lơng trắng trên
má rộng, vượt lên trên
vành tai, lông vùng
mông và đùi trắng.
7
Đặc điểm
Lồi
W (kg)
T. hatinhensis
(2)
HB (mm)
6,5- (1) 500-660
T (mm)
(1) 810-870
8,8
Màu lơng cơ thể
Đen, bụng đen xám,
háng và bẹn xám trắng,
đỉnh đầu có mào lơng
đen, có hai vạch trắng
nhỏ đi từ góc mép qua
má chạy phía trên vành
tai ra hai gáy.
T. ebenus
(5) 10,3
(5) 620
(5) 940
Bộ lơng đen, gốc lơng
nâu. Đầu có mào đen
như voọc hà tĩnh, có ít
lơng trắng từ dưới mũi
chạy qua mép trên tai
nhưng không kéo dài ra
sau gáy.
T. margarita
-
(1) 500-600
(1)700-800
Thân màu xám tới màu
đen với những chóp
lơng màu xám hay vàng
nhẹ như ánh bạc, mặt
trắng nhạt, phía bụng
màu xám nhạt.
T. crepusculus
6-9
(1) 170-180
(1) 600-850
Xám đến nâu đen, trên
đầu cò mào lơng, Chân
tay có màu đen, phần
trên cánh tay, chân và
đi có màu xám bạc.
Ghi chú: W: trọng lượng cơ thể; HB: Chiều dài thân-đầu; T: chiều dài đuôi; (1)
Francis (2008) [43]; (2) Phạm Nhật (2002) [174]; (3) Groves và cs (2013) [57]; (4)
Nadler và Brockman (2014) [141]; (5) Nadler (2013) [140]
Tình trạng bảo tồn: Đa số các lồi thuộc phân học Voọc được xếp vào nhóm
nguy cấp (EN) cần được bảo bồn. Ở Việt Nam Voọc là nhóm linh trưởng bị đe dọa
8