Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Lựa chọn một số bài tập thể lực nâng cao thành tích bơi 200m hỗn hợp cho nam vận động viên bơi lội lứa tuổi 13 14 thuộc trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ VĂN ĐOÀN

LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ LỰC NÂNG CAO
THÀNH TÍCH BƠI 200M HỖN HỢP CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN
BƠI LỘI LỨA TUỔI 13-14 THUỘC TRUNG TÂM
ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGÔ VĂN ĐOÀN

LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ LỰC NÂNG CAO
THÀNH TÍCH BƠI 200M HỖN HỢP CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN
BƠI LỘI LỨA TUỔI 13-14 THUỘC TRUNG TÂM
ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO NGHỆ AN

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60 14 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN NGỌC TUẤN


NGHỆ AN, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Trường Đại học Vinh, Phòng
Đào tạo sau đại học, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin được bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, các nhà
khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành khóa học.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Tuấn đã giành nhiều
thời gian và tâm huyết chỉ bảo cho tác giả những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu, giúp tơi tự tin trong q trình nghiên cứu để hồn thiện luận văn thạc sĩ này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm ĐTHLTDTT
Nghệ An, các cán bộ quản lý, vận động viên đã giúp đỡ tơi trong q trình điều
tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã
tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa học.
Mặc dù trong q trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, bản
thân đã rất nổ lực và cố gắng, song chắc chắn khơng thể tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học, các nhà giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

Nghệ An, tháng 8 năm 2017
Tác giả
Ngơ Văn Đồn



ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan trên đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Ngơ Văn Đồn


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC
SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
A. CÁC CHỮ VIẾT TẮT.
AL

Axit Lactic

B

Bơi Bướm

ĐC

Đối chứng


HLTT

Huấn luyện thể thao

HLV

Huấn luyện viên

PGS

Phó giáo sư

QG

Quốc gia

VĐV

Vận động viên

LVĐ

Lượng vận động

NXB

Nhà xuất bản

R


Thời gian đi và nghỉ

r

Thời gian nghỉ giữa

TB

Trung bình

TDTT

Thể dục thể thao

TN

Thực nghiệm

TD

Bơi Tự do

TS

Trườn sấp

E

Bơi Ếch


N

Bơi Ngửa

HH

Hỗn hợp

B. CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG.
Km

Kilomet

l

Lít

m

mét

p

Phút

s

Giây



iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC
SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ....................................................................... iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 4
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5
4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 6
1.1 Đặc điểm cơ bản trong huấn luyện vận động viên bơi ................................... 6
1.1.1 Đặc điểm vận động trong bơi ....................................................................... 6
1.1.2 Tính giai đoạn của quá trình huấn luyện nhiều năm .................................... 7
1.2. Những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài ......................................... 14
1.2.1. Khái niệm về huấn luyện thể thao. ............................................................ 14
1.2.2. Khái niệm bài tập thể dục thể thao (TDTT) .............................................. 15
1.3. Các phương pháp đánh giá độ tin cậy và tính thơng báo của test ............... 18
1.3.1. Độ tin cậy của test ..................................................................................... 18
1.3.2. Tính thơng báo của test ............................................................................. 19
1.4. Xác định chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bài tập nâng cao thành tích bơi 200m
Hỗn hợp cho nam VĐV bơi lứa tuổi 13 – 14 ...................................................... 19
1.4.1. Các vùng cường độ trong bơi 200m hỗn hợp: .......................................... 19
1.4.2. Đặc điểm sinh lý của bài tập bơi 200m HH .............................................. 24
1.5. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 13-14 ............................................................ 26
1.5.1. Đặc điểm tâm lý của nam VĐV lứa tuổi 13-14 ........................................ 26
1.5.2. Đặc điểm sinh lý của nam VĐV lứa tuổi 13-14........................................ 29



v
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 32
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu .............................................. 32
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................ 33
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm................................................................. 33
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm................................................................. 33
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................................... 36
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê ................................................................ 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 39
3.1. Đánh giá thực trạng huấn luyện nâng cao thành tích bơi 200m Hỗn hợp của
nam VĐV bơi lội lứa tuổi 13 -14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao
Nghệ An .............................................................................................................. 39
3.1.1. Thực trạng sử dụng bài tập nâng cao thành tích bơi 200m Hỗn hợp cho
nam VĐV bơi lứa tuổi 13 -14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao
Nghệ An .............................................................................................................. 39
3.1.2. Thực trạng thành tích bơi 200m Hỗn hợp của nam VĐV bơi lứa tuổi 13 –
14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An ............................. 46
3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập nâng cao thành tích bơi 200m
HH cho nam VĐV bơi lội lứa tuổi 13-14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể
thao Nghệ An ....................................................................................................... 55
3.2.1. Lựa chọn bài tập nâng cao thành tích cho nam VĐV bơi 200m HH lứa
tuổi 13-14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An ................. 55
3.2.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn ........................... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 74
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Quá trình tổ chức đào tạo VĐV bơi của Hungari ............................... 10
Bảng 1.2. Quá trình đào tạo VĐV bơi của Nga .................................................. 11
Bảng 1.3. Quá trình đào tạo VĐV bơi của Australia .......................................... 12
Bảng 1.4. Quá trình đào tạo VĐV bơi của Trung Quốc ..................................... 13
Bảng 1.5. Quá trình đào tạo VĐV bơi của Trung Quốc ..................................... 13
Bảng 1.6. Tỷ lệ phần trăm cung cấp năng lượng với các cự ly thi đấu bơi của các
hệ thống năng lượng ưa khí và yếm khí .............................................................. 19
Bảng 1.7. Phân loại bài tập theo tác động huấn luyện bơi (Olbretcht 2000) ...... 21
Bảng 3.1. Thực trạng tỷ lệ sử dụng bài tập nâng cao thành tích bơi 200m HH của
nam VĐV lứa tuổi 13 -14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ
An ........................................................................................................................ 40
Bảng 3.2. Thực trạng sử dụng bài tập nâng cao thành tích bơi 200m HH của nam
VĐV lứa tuổi 13 -14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An.40
Bảng 3.3. Thực trạng tỷ lệ % phân chia các nhóm bài tập và các giai đoạn để
huấn luyện nâng cao thành tích bơi 200m HH của các HLV Trung tâm Đào tạo
VĐV Hà Nội ........................................................................................................ 44
Bảng 3.4. Thực trạng tỷ lệ % phân chia các nhóm bài tập và các giai đoạn để
huấn luyện nâng cao thành tích bơi 200m HH của các HLV Trung tâm Đào tạo
VĐV Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................ 46
Bảng 3.5. Thành tích 200m Hỗn hợp của nam VĐV bơi lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm
đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An (Giải vơ địch các nhóm tuổi năm
2012) .................................................................................................................... 47
Bảng 3.6. Thành tích 200m Hỗn hợp của nam VĐV bơi lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm
đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An (Giải vô địch các nhóm tuổi năm
2013) .................................................................................................................... 47



vii
Bảng 3.7. Thành tích 200m Hỗn hợp của nam VĐV bơi lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm
đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An (Giải vô địch các nhóm tuổi năm
2014) .................................................................................................................... 48
Bảng 3.8. So sánh thành tích bơi 200m Hỗn hợp nam VĐV Trung tâm đào tạo
huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An với VĐV Hà Nội, VĐV Hồ Chí Minh. .. 49
Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn các chỉ tiêu nâng cao thành tích bơi 200m HH cho
nam VĐV bơi lứa tuổi 13-14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao
Nghệ An (n=20) .................................................................................................. 51
Bảng 3.10. Hệ số tin cậy của 2 lần kiểm tra các chỉ tiêu nâng cao thành tích bơi
200m HH cho nam VĐV bơi lứa tuổi 13-14 Trung tâm HLTT QG ................... 52
Bảng 3.11. Hệ số tương quan giữa thành tích của 7 chỉ tiêu với thành tích 200m
Hỗn hợp của VĐV bơi lứa tuổi 13- 14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể
thao Nghệ An (n= 12) ......................................................................................... 53
Bảng 3.12. Kết quả kiểm tra sức bền ưa khí, yếm khí, ưa- yếm khí của nam
VĐV bơi lứa tuổi 13 – 14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ
An (n= 06) ........................................................................................................... 54
Bảng 3.13. Kết quả phỏng vấn xác định các nguyên tắc cơ bản trong lựa chọn
các bài tập nâng cao thành tích bơi 200m HH cho nam VĐV lứa tuổi 13-14
Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An .................................. 56
Bảng 3.16. Tỷ lệ % sử dụng các bài tập ở từng giai đoạn huấn luyện ................ 58
Bảng 3.19. Các thông số thống kê so sánh thành tích các test đánh giá thành tích
trước thực nghiệm giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ............................ 62
Bảng 3.20. So sánh tự đối chiếu thành tích các test đánh giá nâng cao thành tích
của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm ............................................................ 63
Bảng 3.21. Các thông số thống kê so sánh thành tích các test đánh giá nâng cao
thành tích sau thực nghiệm giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng .............. 64
Bảng 3.22. Nhịp độ tăng trưởng thành tích các test đánh giá nâng cao thành tích
của VĐV hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 6 tháng thực nghiệm .......... 66



viii

PHỤ LỤC
Bảng 3.14. Kết quả phỏng vấn tỷ lệ (%) các nhóm bài tập huấn luyện bơi nâng
cao thành tích 200m hỗn hợp cho nam VĐV lứa tuổi 13- 14 Trung tâm đào tạo
huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An ................................................................. IX
Bảng 3.15. Kết quả phỏng vấn tỷ lệ các bài tập huấn luyện bơi nâng cao thành tích
200m HH cho nam VĐV lứa tuổi 13-14 ở từng giai đoạn huấn luyện (n=20) ........... X
Bảng 3.17. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nâng cao thành tích bơi 200m
HH cho nam VĐV bơi lứa tuổi 13- 14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể
thao Nghệ An ...................................................................................................... XI
Bảng 3.18 Tiến trình ứng dụng các bài tập nâng cao thành tích 200m hỗn hợp
cho nhóm thực nghiệm ..................................................................................... XIV


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh thành tích trung bình Bơi 50m TS của hai nhóm vào hai
thời điểm trước và sau thực nghiệm .................................................................... 67
Biểu đồ 3.2.So sánh thành tích trung bình Bơi 50m Ngửa của hai nhóm vào hai
thời điểm trước và sau thực nghiệm .................................................................... 68
Biểu đồ 3.3. So sánh thành tích trung bình Bơi 50m Ếch của hai nhóm vào hai
thời điểm trước và sau thực nghiệm .................................................................... 68
Biểu đồ 3.4.So sánh thành tích trung bình Bơi 50m Bướm của hai nhóm vào hai
thời điểm trước và sau thực nghiệm .................................................................... 69
Biểu đồ 3.5. So sánh thành tích trung bình Bơi 200m Hỗn Hợp của hai nhóm
vào hai thời điểm trước và sau thực nghiệm ....................................................... 69

Biểu đồ 3.6. So sánh thành tích trung bình Bơi 400m TS của hai nhóm vào hai
thời điểm trước và sau thực nghiệm .................................................................... 70
Biểu đồ 3.7. So sánh thành tích trung bình Bơi 2000m TS của hai nhóm vào hai
thời điểm trước và sau thực nghiệm .................................................................... 70


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thể dục, thể thao (TDTT) ra đời, tồn tại và phát triển song song với xã hội
lồi người. Đó là một hình thức vận động tích cực giúp con người hồn thiện
bản thân về cả thể chất lẫn tinh thần. Tập luyện TDTT giúp con người phát triển
về thể chất, củng cố nâng cao sức khoẻ, phát triển cân đối và hài hoà về hình
thái cơ thể, đồng thời phát triển các phẩm chất đạo đức, trí sáng tạo, thẩm mỹ,
tăng khả năng làm việc phục vụ cho lao động và bảo vệ tổ quốc. TTDT là cầu
nối giữa các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Qua đó, trao đổi và tiếp thu
những tinh hoa văn hoá, những thành tựu khoa học kỹ thuật, học hỏi lẫn nhau,
tăng tính đồn kết gắn bó hữu nghị giữa các dân tộc và các quốc gia trên toàn
thế giới.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế nước ta, nhiều lĩnh vực hoạt động trong đó có TDTT đã đạt được những thành
tựu đáng khích lệ. Bơi lội là một trong những mơn Thể thao cơ bản, có vị trí
quan trọng trong hệ thống thi đấu của các Đại hội TDTT trong nước và quốc tế
với tổng cộng hơn 30 bộ huy chương.
Lịch sử phát triển môn Bơi lội gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội
lồi người. Do q trình lao động sản xuất và đấu tranh sinh tồn, con người dần
dần tạo được những thói quen vận động đơn giản như leo, trèo, chạy, nhảy, ném,
bơi, lặn. Từ đó phát sinh ra mơn Bơi lội, cũng từ đó Bơi lội gắn liền với cuộc
sống của con người và thực sự cần thiết cho sự sinh tồn của họ.
Với những di vật khảo cổ đã được các nhà khoa học tìm thấy ở Hy Lạp,

La Mã và Ai Cập (Các bình gốm, sứ, các bức tranh tạc trên đảo các ngôi mộ
cổ… đã chạm trổ hình người bơi, lặn dưới nước) và đã được xác định có niên
đại có cách đây khoảng 5000 năm hiện đang được lưu trữ tại viện bảo tàng Luân


2
Đơn (Anh) và Tua (Pháp). Điều đó cũng có thể chứng tỏ rằng Bơi lội đã ra đời
cách đây khoảng 5000 năm.
Ở Việt Nam, một dân tộc có lịch sử lâu đời lại nằm ở một nơi có khí hậu
và địa lý ưu đãi cho Bơi lội, với chiều dài hơn 3000 km bờ biển và 3112 con
sơng ngịi. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta cũng đã ghi lại
nhiều chiến công chống giặc ngoại xâm.
Bơi lội đã tồn tại ở Việt Nam từ những ngày đó, với thành tích xuất sắc ở
GANEFO 1966 tại Phnômpênh đội Bơi lội Việt Nam đã giành 7 huy chương (1
vàng, 3 bạc, 3 đồng) trong đó tấm huy chương vàng duy nhất mà các vận động
viên (VĐV) của chúng ta đoạt được là của Vũ thị Sen tại cự ly 200m bơi Ếch.
Thể thao thành tích cao là một bộ phận cấu thành nền thể dục thể thao xã
hội chủ nghĩa. Mục đích của thể thao thành tích cao là vươn tới những đỉnh cao
của thành tích. Động cơ thành tích chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy vận
động viên trong việc vươn tới các thành tích kỷ lục, cũng như thúc đẩy hoạt
động khoa học thể thao nhằm tìm ra các phương pháp, biện pháp, yếu tố mới
thúc đẩy, khai thác tối đa khả năng của con người trong việc vươn tới các thành
tích đó.
Những năm gần đây việc nâng cao thành tích thể thao của nước ta lên
trình độ hàng đầu Đơng Nam Á đã trở thành một yêu cầu của Quốc gia, dân tộc
trên con đường hội nhập Quốc tế, nhằm phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước.
Để thực hiện mục tiêu đó, ngành thể dục thể thao cũng đã đưa ra các quan
điểm, giải pháp hữu hiệu để đổi mới công tác đào tạo tài năng trẻ thể thao, chú ý
tập trung một số môn thể thao mũi nhọn để tham gia các đại hội thể dục thể thao

quốc tế và khu vực, trong đó có mơn Bơi lội.
Ở nước ta, so với các môn thể thao khác, Bơi lội mặc dù được hình thành
sớm hơn, đã nhanh chóng phát triển rộng khắp các tỉnh thành như: Hà Nội, TP.
Hồ Chí Minh, Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An, Hải


3
Phịng, Nam Định, Quảng Bình… Ở những giải bơi Quốc gia được tổ chức hằng
năm để thu hút hàng trăm VĐV ở khắp các tỉnh thành tham gia thi đấu.
Trong thời gian gần đây các VĐV Bơi lội Việt Nam đã đạt được thành
tích tốt, tiêu biểu như các VĐV: Nguyễn Hữu Việt, Hoàng Quý Phước, Nguyễn
Thị Ánh Viên, Nguyễn Thị Kim Tuyến, Trần Duy Khôi …
Trong hệ thống đào tạo VĐV Bơi lội nói riêng, cũng như VĐV các mơn
thể thao khác nói chung, việc nâng cao thành tích thể thao phụ thuộc rất nhiều
vào các yếu tố tác động như lối sống, điều kiện, môi trường, đào tạo, cơng tác
tuyển chọn, huấn luyện. Trong đó việc sử dụng các bài tập huấn luyện nâng cao
thành tích cho VĐV là yếu tố quan trọng đối với Huấn luyện viên (HLV), nó
quyết định nhiều đến thành tích của VĐV.
Chính vì có tầm quan trọng như vậy nên việc nghiên cứu lựa chọn bài tập
nhằm nâng cao thành tích của vận động viên đã được nhiều tác giả trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu như: “Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá trình độ
tập luyện của vận động viên bơi lội trẻ từ 9 – 12 tuổi trong giai đoạn huấn luyện
ban đầu” Chung Tấn Phong (1998), “ Nghiên cứu khả năng hoạt động thể lực tối
đa của VĐV bơi lội 12-16 tuổi ở Việt Nam” của Vũ Chung Thủy (luận án tiến
sĩ), “Phương pháp phát triển sức bền của vận động viên bơi nữ lứa tuổi 11-12”
của Phan Thanh Hài (luận án tiến sĩ), “Huấn luyện thể lực cho VĐV bơi lội” của
Nguyễn Văn Trạch và cộng sự. Tuy các đề tài này đã đề cập khá toàn diện các
phương pháp phát triển tố chất nhằm nâng cao thành tích cho VĐV bơi lội,
nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu về lựa chọn các bài tập phát triển
nhằm nâng cao thành tích bơi 200m Hỗn hợp (HH) cho nam vận động viên lứa

tuổi 13-14. Bởi vậy, việc:
“Lựa chọn một số bài tập thể lực nâng cao thành tích bơi 200m hỗn hợp cho
nam vận động viên bơi lội lứa tuổi 13-14 thuộc Trung tâm đào tạo huấn luyện thể
dục thể thao Nghệ An”


4
Là một việc làm rất thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
VĐV bơi ở nước ta.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Từ thực trạng thành tích và thực trạng sử dụng bài tập nâng cao thành tích
bơi 200m hỗn hợp cho nam vận động viên bơi lội lứa tuổi 13-14 Trung tâm đào
tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An nhằm tìm ra các bài tập phát triển thể
lực, kỷ thuật trên cạn, dưới nước có tính khả thi và có cơ sở khoa học, ứng dụng
vào thực tiễn trong huấn luyện để nâng cao thành tích bơi 200m hỗn hợp cho
nam vận động viên bơi lội lứa tuổi 13-14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục
thể thao Nghệ An.
Mục tiêu1: Thực trạng sử dụng các bài tập để nâng cao thành tích bơi
200m hỗn hợp cho nam VĐV lứa tuổi 13-14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể
dục thể thao Nghệ An.
- Thực trạng việc sử dụng bài tập nâng cao thành tích bơi 200m hỗn hợp
cho nam VĐV lứa tuổi 13-14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao
Nghệ An.
- Thực trạng thành tích bơi 200m Hỗn hợp;
- Thực trạng sức bền ưa khí, yếm khí và ưa - yếm khí.
Mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập nâng cao thành
tích bơi 200m hỗn hợp cho nam VĐV lứa tuổi 13-14 Trung tâm đào tạo huấn
luyện thể dục thể thao Nghệ An.
- Lựa chọn bài tập nâng cao thành tích bơi 200m Hỗn hợp.
- Đánh giá hiệu quả thành tích bơi 200m HH các VĐV bơi lứa tuổi 13-14

Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An.
+ Lựa chọn Test
+ Kiểm tra trên VĐV
+ Chia nhóm thực nghiệm
+ Tiến hành thực nghiệm


5
+ Đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn sau thực nghiệm.
3. Phạm vi nghiên cứu
Lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập nâng cao thành tích bơi 200m
hỗn hợp cho nam VĐV lứa tuổi 13-14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể
thao Nghệ An.
4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
4.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2015 đến tháng 08/2017 và
được chia thành 4 giai đoạn nghiên cứu sau:
Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2015 đến tháng 12/2015
- Xác định hướng nghiên cứu đề tài.
- Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Xây dựng đề cương nghiên cứu và báo cáo trước Hội đồng khoa học.
Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2016 đến tháng 10/2016
Giải quyết mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện bơi 200m
HH cho nam VĐV bơi lứa tuổi 13-14 Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể
thao Nghệ An.
Giai đoạn 3: Từ tháng 11/2016 đến tháng 06/ 2017
Giải quyết mục tiêu 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả ứng dụng bài tập
nâng cao thành tích bơi 200m HH cho nam VĐV bơi lứa tuổi 13-14 Trung tâm
đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An.
Giai đoạn 4: Từ tháng 07/2017 đến tháng 08/2017

- Hoàn thiện đề tài, tóm tắt luận văn.
- Tổ chức bảo vệ thử đề tài.
- Bảo vệ luận văn trước Hội đồng khoa học.
4.2. Địa điểm nghiên cứu
- Trường Đại học Vinh
- Trung tâm đào tạo huấn luyện thể dục thể thao Nghệ An.


6
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Đặc điểm cơ bản trong huấn luyện vận động viên bơi
1.1.1 Đặc điểm vận động trong bơi
Bơi lội là môn thể thao hoạt động trong môi trường nước, chịu tác động
như độ nổi, lực cản áp lực của nước. Do đó muốn đạt tốc độ cao cơ bắp cần phải
nỗ lực. Trong khi bơi con người luôn phải chịu tác động của lực cản: Như lực
cản do ma sát, đó là lực tác dụng giữa vật thể với nước khi chuyển động tương
đối với hướng vận động. Lực cản do chênh lệch áp lực, đó là khi vận động do
chênh lệch áp lực phía trước và phía sau của cơ thể. Lực cản do sóng, khi vận
động ở giữa hai mơi trường nước và khơng khí, mà nước có mật độ lớn hơn 800
lần so với khơng khí [43, tr.58) nên khi cơ thể chuyển động và thực hiện động
tác, sẽ làm cho một bộ phận nước nhơ lên cao phía khơng khí và cao hơn mặt
nước tạo thành đỉnh sóng, cùng lúc đó, trọng lượng của nước ép xuống mặt nước
hình thành chân sóng. Lực cản của cơ thể, thể hiện khi chuyển động trong nước
được tính theo cơng thức F= V2 x K x S (F=Lực cản, V= Tốc độ, K= Hệ số đậm
đặc của nước). Vì vậy trở lực (lực cản và tiết diện cơ thể) nhỏ, sức mạnh cơ bắp
lớn là yếu tố tạo tốc độ nhanh. Đặc biệt khi bơi cơ thể ở tư thế nằm ngang máu
cung cấp ôxy và các chất dinh dưỡng cho cơ thể dễ dàng hơn. Các thử nghiệm y
học cho thấy: cùng VĐV bơi, nếu tập thể lực trên cạn và thể lực dưới nước thì
thể tích của tim lúc hoạt động ở dưới nước tăng 11.2% (Đối với phi công vũ trụ

tăng 38%). Nhịp tim cũng khác, cùng một khối lượng, công năng như nhau,
mạch đập tim khi hoạt động trên cạn đạt 220 lần/ phút trong khi bơi chỉ đạt 200
lần/ phút. Tương tự các chỉ số Acid Lactic trong máu ở VĐV bơi đều thấp hơn
VĐV Điền kinh. Cụ thể nồng độ Acid Lactic đo chậm nhất sau 10” (khi bơi nỗ
lực) ở từng cự ly:


7
Bơi

Điền kinh
~ chạy 400 m

100m

14-16 mmol

200m

16-18 mmol ~

400m

12-14 mmol

chạy 800 m

~ chạy 1500m

Khi ở tư thế đứng, cơ thể bị sức ép dồn do chịu lực hút của trái đất. Ở tư

thế nằm ngang dưới nước sức ép giảm, lực hút trái đất khơng có, cùng với lực
đẩy của nước, trọng lượng cơ thể giảm nhiều trong nước. Kết quả nghiên cứu:
Một VĐV bơi nam có chiều cao 179 cm nặng 75 kg trong nước chỉ nặng 4 kg.
Một VĐV nữ, cao 178 cm nặng 61kg trong nước chỉ nặng 2,1kg. Khi vận động
trên cạn thân nhiệt lên cao, nhưng khi bơi thân nhiệt giảm, chỉ cao hơn thân
nhiệt bình thường một chút. Với tư thế nằm ngang giúp cho hoạt động cơ thể đạt
nỗ lực tốt, vì vậy VĐV bơi có thể thi đấu 4-5 cự ly/ ngày. Tim là cơ quan phát
triển chậm nhất so với các bộ phận khác trong cơ thể (đến 30 tuổi mới phát triển
hồn chỉnh). Do đó cần phát triển hoạt động của tim trong cơng tác huấn luyện
VĐV bơi trẻ [9].
1.1.2 Tính giai đoạn của quá trình huấn luyện nhiều năm
Hiện nay, trước sự phát triển của thể thao thành tích cao, kỷ lục được thiết
lập từng ngày địi hỏi phải có quy trình đào tạo VĐV dài hạn và có định hướng,
bảo đảm những hình thức tổ chức, phương tiện, phương pháp huấn luyện ưu
việt, hiệu quả của từng thời kỳ từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau, từ giai đoạn
huấn luyện VĐV trẻ đến huấn luyện thành tích cao. Rõ ràng thành tích thể thao
cao nhất chỉ có thể đạt được nếu những cơ sở cần thiết cho nó được tạo nên ngay
trong lứa tuổi thiếu niên và thanh niên [10].
Do đó, việc chuẩn bị cho VĐV lâu dài, hệ thống và có mục đích hướng tới
những thành tích thể thao cao nhất của họ có ý nghĩa vơ cùng to lớn.
Khái niệm về vấn đề này được các chuyên gia trong nước và ngồi nước
đề cập theo những góc độ tiếp cận khác nhau nhiều, nhưng đều có một điểm
chung, đó là q trình bao gồm việc đào tạo các VĐV từ lúc bắt đầu tập luyện


8
trong tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên tới khi trở thành các VĐV có trình
độ cao. Q trình đó được bắt đầu từ việc huấn luyện cơ bản một cách tồn diện
theo u cầu của mơn thể thao, cho tới việc huấn luyện chun mơn hóa hẹp.
Theo Phan Hồng Minh: “Quy trình cơng nghệ đào tạo VĐV về thực chất

là hệ thống các chuẩn mực được xác định chặt chẽ để có được chất lượng của
sản phẩm tính từ đầu vào đến đầu ra trong một hệ thống đào tạo” [14, tr.11].
Sự phân chia giai đoạn chỉ mang tính chất tương đối, thực chất của vấn đề
quan trọng nhất của hệ thống này là tính kế thừa và liên tục. Căn cứ khoa học
chủ yếu của sự phân định trên là dựa vào sự phát triển sinh học tự nhiên của con
người và quy luật hình thành và phát triển thành tích thể thao.
Mặc dù có sự thống nhất cao về quan điểm huấn luyện nhiều năm, song
các nhà lý luận trong và ngồi nước đã có những cách phân chia giai đoạn khác
nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận vấn đề.
Theo Mátvêep L.P, Molchinhikolop.K.D (1988), Novicôp.A.D, quá trình
huấn luyện nhiều năm được chia làm 4 giai đoạn lớn: Giai đoạn chuẩn bị thể
thao sơ bộ, giai đoạn chun mơn hố thể thao bước đầu hoặc chuẩn bị cơ sở,
giai đoạn hoàn thiện sâu và giai đoạn “tuổi thọ thể thao”. Giai đoạn chuẩn bị thể
thao sơ bộ thường bắt đầu từ tuổi học sinh cấp I (và sớm hơn nữa trong một số
môn thể thao). Giai đoạn chun mơn hố bước đầu với mục đính tạo nền tảng
đầy đủ và có chất lượng cho những thành tích tương lai, đảm bảo cho sự phát
triển toàn diện và cân đối của cơ thể, làm phong phú thêm những kỹ năng và kỹ
xảo vận động cho VĐV. Giai đoạn hồn thiện sâu là thời gian tập luyện tích cực
nhất, thời gian nảy nở của những tài năng thể thao và chiếm lĩnh những đỉnh cao
của thành tích thể thao, giai đoạn hồn thiện thể thao có thể chia ra làm 2 giai
đoạn nhỏ: giai đoạn thứ nhất kết thúc đồng thời với thời điểm được gọi là “tuổi
thành tích thể thao”, tức là thời kỳ thuận lợi nhất để đạt thành tích trong mơn thể
thao lựa chọn, tiếp theo là giai đoạn nhỏ thứ 2, là giai đoạn duy trì thành tích đã
đạt được. Giai đoạn tuổi thọ thể thao là giai đoạn giảm sút theo lứa tuổi những
khả năng chức phận và khả năng thích ứng của cơ thể [20, tr.116].


9
Theo D.Harre, quá trình đào tạo nhiều năm của Cộng hoà dân chủ Đức
trước đây được chia làm 2 giai đoạn đào tạo khác nhau: Giai đoạn đào tạo VĐV

trẻ và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao.
Mục đính của giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ là đào tạo nên các tiền đề
chung và chun mơn cho các thành tích thể thao cao nhất sau này. Các tiền đề
đó diễn ra với sự tăng dần tính chất chun mơn hố trong tập luyện. Mục đích
của giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao là xây dựng các thành tích thể thao cao
nhất trong q trình huấn luyện chun mơn hố [12].
Cơ sở khoa học của sự phân chia giai đoạn theo D.Harre là các yếu tố xác
định thành tích thể thao. Mỗi giai đoạn cần xác định chính xác mục đích, mục
tiêu, nội dung tập luyện tương ứng, tuổi đời không phải là tiêu chuẩn để phân
chia giai đoạn. Khi VĐV đã đạt được yêu cầu của giai đoạn trước, có thể được
chuyển sang giai đoạn tiếp huấn luyện tiếp theo.
Ở Việt nam một số nhà khoa học cũng đưa ra những quan điểm phân chia
giai đoạn trong huấn luyện nhiều năm.
Xét trên quan điểm nhân tài học, Nguyễn Thế Truyền chia hệ thống huấn
luyện nhiều năm thành 3 giai đoạn: Giai đoạn phát hiện năng khiếu thể thao,
giai đoạn đào tạo tài năng thể thao, và giai đoạn bồi dưỡng nhân tài thể thao
[19, tr.11].
Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, quy trình huấn luyện nhiều năm
được chia theo 3 giai đoạn chính: giai đoạn đào tạo ban đầu, giai đoạn hiện thực
hoá tối đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì tuổi thọ thể thao. Mục đích của
giai đoạn đào tạo ban đầu là đặt nền móng cho thành tích thể thao và được chia
làm 2 giai đoạn nhỏ: giai đoạn đào tạo thể thao (là giai đoạn phát hiện tài năng,
với mục tiêu là phát hiện môn thể thao phù hợp với năng khiếu của từng em) và
giai đoạn chun mơn hố ban đầu. Giai đoạn thực hiện hoá tối đa khả năng thể
thao chia làm 2 giai đoạn nhỏ: giai đoạn tiền cực điểm (giai đoạn thể hiện rõ các
đặc điểm cuả môn chuyên sâu) và giai đoạn đạt thành tích thể thao tột đỉnh (giai
đoạn này trùng với lứa tuổi thuận lợi nhất để xuất hiện những thành tích thể thao


10

xuất sắc). Giai đoạn duy trì tuổi thọ thể thao chia làm 2 giai đoạn nhỏ; giai đoạn
duy trì thành tích thể thao và giai đoạn duy trì trình độ tập luyện chung để đưa
VĐV trở lại đời sống bình thường [25, tr.458].
Lê Văn Lẫm lại cho rằng có thể chia quá trình huấn luyện nhiều năm
thành 4 giai đoạn: giai đoạn huấn luyện sơ bộ, giai đoạn huấn luyện ban đầu,
giai đoạn huấn luyện chun mơn hố và giai đoạn hồn thiện thể thao.
Qua phân tích đặc điểm các giai đoạn của quy trình huấn luyện nhiều năm
của các tác giả trong và ngồi nước cho thấy: Q trình đào tạo VĐV diễn ra
nhiều năm và chia thành các giai đoạn cụ thể. Đặc điểm quan trọng nhất của tính
giai đoạn đó là tính kế thừa và tính liên tục. Để đào tạo VĐV đạt tới đỉnh cao
thành tích phải căn cứ vào quy luật phát triển sinh học của cơ thể và phải đạt
được những mục tiêu mà mỗi giai đoạn đã đề ra trong quy trình đào tạo theo
những tiêu chuẩn đặc trưng cho từng giai đoạn.
Quá trình tổ chức đào tạo VĐV Bơi lội:
Tại Hungari chia quá trình đào tạo như sau.
Bảng 1.1. Quá trình tổ chức đào tạo VĐV bơi của Hungari
Giai đoạn

Tuyến

Tên gọi

Lứa tuổi
Nam

Nữ

Đào tạo ban đầu

IV


Con ếch con

7-8-9

6-7

Chun mơn hố ban đầu

III

Delphin

10-11

8-9

Chun mơn hố sâu

II

Thiếu niên nhỏ

12-13

10-11

Thiếu niên lớn

14-15


12-13

Trẻ

16-17

14-15

18 trở lên

16 trở lên

Hồn thiện thể thao

I

Trưởng thành

Tại Nga, mục tiêu của quá trình đào tạo nhiều năm là duy trì được động
thái hợp lý của sự phát triển các tố chất thể lực phù hợp với quy luật phát triển
theo lứa tuổi. Quá trình đào tạo được chia làm 4 giai đoạn [2]


11
Bảng 1.2. Quá trình đào tạo VĐV bơi của Nga
TT

Giai đoạn


Lứa tuổi

1

Huấn luyện sơ bộ

7-9 tuổi (nữ)

(Thời gian: 1-2 năm)

8-10 tuổi (nam)

Chun mơn hố ban đầu

9-10 tuổi (nữ)

(Thời gian trung bình 3 năm)

10-11 tuổi (nam)

Chun mơn hố sâu

12-14 tuổi (nữ)

(Thời gian: 3-4 năm)

13-15 tuổi (nam)

Hoàn thiện thể thao:


15-16 tuổi(nữ)

(Thời gian: tuỳ theo mỗi VĐV)

16-19 tuổi (nam)

2

3

4

Tại Mỹ, nhân tố lớn nhất quyết định cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của bơi lội
Mỹ trong những năm sau thế chiến thứ hai là việc phát triển các nhóm bơi theo
lứa tuổi. Theo Peter Daland, HLV của trường Đại học Tổng hợp Nam
California, kết quả đầu tiên của chương trình mới đã thể hiện tại thế vận hội
Melbourne 1956, khi Sylvia Ruuska, một VĐV của chương trình huấn luyện
theo nhóm tuổi đã đạt huy chương đồng ở cự ly 400m TD. Trong bài báo “Kế
hoạnh huấn luyện nhiều năm” Madsen và Wike (1983) đã cơng bố mơ hình huấn
luyện cho các nhóm tuổi để đạt thành tích cao. Kế hoạch bắt đầu với việc huấn
luyện hệ thống ở lứa tuổi 7 hoặc 8 và đến đỉnh cao 8 năm học kỹ thuật toàn diện
trong các hoạt động đa dạng và lượng vận động dưới nước ngày một tăng. Kế
hoạch này được chia làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn học vận động cơ bản: từ 8-10 tuổi
+ Giai đoạn huấn luyện cơ sở: từ 10-12 tuổi
+ Giai đoạn phát triển cơ sở: từ 12-14 tuổi
+ Giai đoạn đỉnh cao tài năng: từ 14-18 tuổi [31, tr 255)
Ở Australia: Hệ thống huấn luyện nhiều năm được chia làm 4 giai đoạn:



12
Bảng 1.3. Quá trình đào tạo VĐV bơi của Australia
Giai đoạn

I
(2z năm)

II
(2 - 2,5
năm)

1.
III
2.
(2 - 2,5
3.
năm)
4.
5.
1.
2.
IV
(1 - 103.
năm)
4.
5.

Nhiệm vụ huấn luyện

Tuổi


1. Phối hợp các động tác hợp lý trong nước
2. Học các yếu lĩnh của kỹ thuật bơi
3. Phối hợp tổng thể các kỹ năng chung
4. Tính linh hoạt
5. Sức bền bơi cơ bản
6. Tập với bóng trong nước.

8±1

1. Sức bền bơi cơ bản.
2. Bơi tốc độ: biến tốc và nhịp điệu từng đoạn ngắn
3. Hướng dẫn kỹ thuật bơi: củng cố 4 kiểu bơi
4. Huấn luyện sức bền, bơi biến tốc dài
5. Thi đấu cự ly dài.

10 ± 1

1. Tốc độ bơi cơ bản, bơi cự ly ngắn
2. Sức bền bơi cơ bản.
3. Sức bền với nhóm cơ bắp chính của VĐV
(bơi động tác lẻ: tay chân với phao)
4. Cụ thể hoá kỹ thuật.
5. Chiến thuật thi đấu khác nhau.

12-12,5 ± 1

1. Năng lực bơi thiếu dưỡng.
2. Sức mạnh tối đa
3. Khả năng chịu đựng đặc trưng cho từng cự ly

(Sức bền chuyên môn)
4. Khả năng bền bỉ của cơ bắp cho từng cự ly (sức 14-14,5 ± 1
bền mạnh).
5. Khả năng đủ dưỡng.
6. Cụ thể hoá cự ly thi đấu và tham gia các cuộc thi
đấu lớn

Tại Trung Quốc, hệ thống huấn luyện nhiều năm dựa vào đặc điểm phát
dục và trưởng thành của thiếu niên nhi đồng và nhiệm vụ huấn luyện đã chia
theo 2 phương thức:


13
Phương thức thư nhất: phù hợp với chế độ giáo dục phổ thông và thuận
tiện cho công tác quản lý cơ sở, được chia làm 3 giai đoạn huấn luyện lớn như sau:
Bảng 1.4. Quá trình đào tạo VĐV bơi của Trung Quốc
Giai đoạn huấn luyện

Nhiệm vụ

Tuổi

1. Giai đoạn giảng dạy và huấn Dạy 4 kiểu bơi

7-8 tuổi

luyện cơ bản

Huấn kuyện kỹ thuật


9-10 tuổi

2. Giai đoạn phát triển toàn diện

Nâng cao năng lưc cơ bản

11-12 tuổi

Huấn luyện chuẩn bị chuyên sâu

13-14 tuổi

Huấn luyện chuyên sâu nâng cao

15-17 uổi

3. Giai đoạn huấn luyện chuyên sâu

[33, tr.120]
Phương thức thứ hai: Căn cứ vào hệ thống huấn luyện của trường thể
thao thanh thiếu niên. Cách này coi trọng sự khác biệt về giới tính, do vậy địi
hỏi q trình huấn luyện hết sức khoa học:
Bảng 1.5. Quá trình đào tạo VĐV bơi của Trung Quốc
Giai đoạn huấn

Nhiệm vụ giai đoạn

luyện

1. Giai đoạn dạy Dạy kỹ huật 4 kiểu bơi


Tuổi
7-8

bơi ban đầu
2. Giai đoạn huấn 1. Huấn luyện cơ sở và huấn luyện kỹ
luyện cơ sở

thuật
2. Phát triển thân thể tồn diện, đặt nền
móng cho phát triển sức bền

3. Giai đoạn nâng 1. Từng bước phát triển năng lực chuyên
cao môn chuyên môn và chuyên môn
sâu

9-10 tuổi

2. Nâng cao năng lực chuyên môn, lập

Nữ 10-12 tuổi
Nam 11-13 tuổi
Nữ 13-14 tuổi
Nam 14-15 tuổi
15-17 tuổi

thành tích cao
[33, tr.120].



14
1.2. Những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái niệm về huấn luyện thể thao.
Huấn luyện được hiểu là q trình đào tạo có tổ chức nhằm mục đích
nâng cao các mặt về sinh lý, tâm lý, trí tuệ và kỹ năng vận động của con người.
Trong lĩnh vực TDTT đó là một q trình sư phạm được tiến hành dựa trên cơ
sở các tri thức khoa học nhằm hồn thiện trình độ tập luyện thể thao. Q trình
này tác động có hệ thống vào khả năng chức phận về tâm-sinh lý và trạng thái
sẵn sàng đạt thành tích, nhằm mục đích dẫn dắt VĐV tới các thành tích thể thao
cao và cao nhất [12].
Các nhân tố tạo nên công việc huấn luyện một cách khoa học được xác
định là hoạt động có hệ thống, có phương pháp và có chủ đích tới cơ bắp, với
mục đích cải thiện thành tích thơng qua sự thích nghi, thích ứng về hình thái và
khả năng chức phận. Vì vậy, nếu có một hoạt động nào về cơ bắp thì được coi là
tập luyện. Mặc dù thói quen ăn uống, hoặc thực phẩm có thể ảnh hưởng tới sự
thành cơng của tập luyện, tới sự phát triển thành tích nhưng chúng không được
coi là tập luyện. Trong HLTT, tư tưởng ý chí và nghị lực của VĐV trong tập
luyện chi phối mạnh mẽ đến sự hoạt động của cơ bắp, vì thế việc rèn luyện
phẩm chất ý chí, tư tưởng được xem là một dạng của tập luyện.
Theo Nguyễn Tốn thì HLTT là một q trình giáo dục chun mơn, chủ
yếu bằng các bài tập thể lực, nhằm hồn thiện các phẩm chất, năng lực, các mặt
của trình độ chuẩn bị nhằm đảm bảo cho VĐV đạt thành tích cao nhất trong môn
thể thao đã chọn [31]. Trong huấn luyện bơi, theo Olbrecht: “Huấn luyện bơi là
nghệ thuật về sự tạo dựng, là cảm giác, là sự sáng tạo, là kiến thức khoa học và
kinh nghiệm để không ngừng đạt hiệu quả trong kế hoạch huấn luyện, hay nói
cách khác là giúp cho VĐV bơi đạt tới những thành tích đỉnh cao”[49]
HLTT là một q trình làm cho cơ thể VĐV phát triển theo hình làn sóng
(từ chỗ cân bằng đến chỗ mất cân bằng rồi trở lại cân bằng) và là một q trình
nâng cao thành tích theo đường gấp khúc đi lên. Do đó, theo Diên Phong:



×