Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Xây dựng mô hình câu lạc bộ võ thuật cổ truyền nhất nam trong trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 73 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ CHÍ QUí

Xây dựng mô hình câu lạc bộ võ thuật
cổ truyền Nhất Nam trong tr-ờng trung học
cơ sở trên địa bàn tØnh NghÖ An
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60.14.01.03
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Trí Lục

Nghệ An, năm 2017


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào
Tác giả luận văn

Hồ Chí Quý


ii



ii

Lời cảm ơn
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Trường Đại học Vinh, phòng
Đào tạo sau đại học, khoa giáo dục thể chất đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin được bày tỏ lòng cảm ơn, biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, các nhà
khoa học đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành khóa học.
Đặc biệt, tơi xin trân trọng cảm ơn thầy TS. Nguyễn Trí Lục đã dành nhiều
thời gian và tâm huyết chỉ bảo cho tác giả những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu, giúp tôi tự tin trong q trình nghiên cứa để hồn thiện luận văn thạc sĩ này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu các trường THCS mà tôi
tiến hành khảo sát và thí điểm mơ hình, các huấn luyện viên, các em học sinh đã
giúp đỡ tơi trong q trình điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu liên quan đến đề
tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy, huynh đệ đồng môn phái
nhất nam, đồng nghiệp, người thân đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành khóa học.
Với kinh nghiệm nghiên cứu cịn hạn chế của bản thân, bên cạnh đó
do thời gian nghiên cứu chưa dài nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ, bạn bè, đồng
nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2017
Tác giả
Hồ Chí Quý



iiiiii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 3
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .................................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
3.2. Khác thể nghiên cứu ....................................................................................... 3
3.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
4. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.................................................................... 4
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn................................................................. 4
7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 5
1.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CHO HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG HỌC ........................................ 5
1.2 KHÁI LƯỢC NGUỒN GỐC, TINH THẦN VÕ CỔ TRUYỀN NHẤT
NAM ...................................................................................................................... 9
1.2.1 Sự hình thành của võ cổ truyền Việt Nam ................................................... 9
1.2.2 Đặc điểm của phái võ Nhất Nam ............................................................... 11
1.2.3 Tác dụng của việc luyện tập môn võ cổ truyền Nhất Nam. ....................... 15
1.2.4 Khái quát phong trào tập luyện thể thao trên địa bàn tỉnh Nghệ An ......... 18
1.3 ĐẶC ĐIỂM TÂM - SINH LÝ LỨA TUỔI THCS ....................................... 19
1.3.1 Đặc điểm tâm lý ........................................................................................ 19
1.3.2 Đặc điểm sinh lý ....................................................................................... 20



iviv

1.3.2.1 Hệ thần kinh ............................................................................................ 20
1.3.2.2 Hệ vận động ............................................................................................ 21
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ....................... 23
2.1. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 23
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.............................................. 23
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................ 23
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm................................................................. 23
2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.......................................................... 23
2.1.5 Phương pháp toán học thống kê ................................................................. 23
2.2 Đối tượng và tổ chức nghiên cứu .................................................................. 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu và địa điểm.......................................................... 24
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu................................................................................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 26
3.1 THỰC TRẠNG CỦA CÁC CLB VÕ CỔ TRUYỀN NHẤT NAM TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN VÀ NHU CẦU TẬP LUYỆN CỦA CÁC EM
HỌC SINH CỦA CÁC TRƯỜNG THCS .......................................................... 26
3.1.1 Thực trạng của các CLB võ cổ truyền Nhất Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An
............................................................................................................................. 26
3.1.1.1 Mạng lưới các CLB và đội ngũ HLV .................................................... 26
3.1.1.2 Thực trạng cơ sở vật chất, chương trình huấn luyện và cách thức hoạt
động của các CLB võ Nhất Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................... 27
3.1.1.3 Nguyên nhân thực trạng cơ sở vật chất, chương trình huấn luyện và cách
thức hoạt động của các CLB võ Nhất Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............... 33
3.1.2 Điều tra nhu cầu tập luyện võ cổ truyền Nhất Nam của các em học sinh
của các trường THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................................... 35
3.2 XÂY DỰNG MƠ HÌNH CLB VÕ CỔ TRUYỀN NHẤT NAM ................. 40
3.2.1 Cơ sở đưa ra tiêu chí xây dựng mơ hình CLB võ cổ truyền Nhất Nam..... 40



vv

3.2.2 Tiêu chí xây dựng mơ hình CLB võ cổ truyền Nhất Nam ......................... 43
3.2.3 Tiến hành xây dựng mô hình CLB võ cổ truyền Nhất Nam ...................... 46
3.2.3 Đánh giá kết quả của mơ hình CLB võ cổ truyền Nhất Nam .................... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 52


vivi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Thực trạng cơ sở vật chất, chương trình huấn luyện và cách thức hoạt
động của các CLB võ Nhất Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................... 27
Bảng 3.2: Mức độ quan tâm đến việc luyện tập môn võ cổ truyền Nhất Nam của
học sinh các trường THCS tỉnh Nghệ An ........................................................... 35
Bảng 3.3: Nhu cầu của các em học sinh các trường THCS tỉnh Nghệ An về mơ
hình CLB võ cổ truyền Nhất Nam mà mình sẽ tham gia .................................... 38
Bảng 3.4: Kết quả phỏng vấn xác định các tiêu chí để xây dựng mơ hình CLB
võ cổ truyền Nhất Nam trong một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An (n
= 20). ................................................................................................................... 46
Bảng 3.5: Nội dung tập luyện ............................................................................. 48
Bảng 3.6: Tiến trình xây dựng hoạt động của CLB võ Nhất nam...................... 49
Bảng 3.7: Lịch tập luyện của các CLB võ cổ truyền Nhất nam ......................... 50
Bảng 3.8: So sánh kết quả kỳ thi đẳng cấp phong đai của CLB võ cổ truyền
Nhất nam trường THCS Hà Huy Tập với CLB võ cổ truyền Nhất Nam trường A
(n = 30). ............................................................................................................... 51
Bảng 3.9: So sánh kết kỳ thi đẳng cấp phong đai của CLB võ cổ truyền Nhất
nam trường THCS Tân thành với CLB võ cổ truyền Nhất Nam trường B (n =

30). ....................................................................................................................... 51
Bảng 3.10: So sánh kết quả kỳ thi đẳng cấp phong đai của CLB võ cổ truyền
Nhất nam trường THCS xã Nghĩa Mỹ với CLB võ cổ truyền Nhất Nam trường
C (n = 30). ........................................................................................................... 51
Bảng 3.11: So sánh kết quả kỳ thi đẳng cấp phong đai của CLB võ cổ truyền
Nhất nam trường THCS xã Diễn Trung với CLB võ cổ truyền Nhất Nam trường
D (n = 30). ........................................................................................................... 52


vii
vii

KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CBQL

Cán bộ quản lý

CLB

Câu lạc bộ

CT

Chỉ thị

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo


GV

Giáo viên

HCB

Huy chương bạc

HCĐ

Huy chương đồng

HCV

Huy chương vàng

HLV

Huấn luyện viên



Quyết định

TDTT

Thể dục thể thao

THCS


Trung học cơ sở

TW

Trung ương

VPCP

Văn phịng chính phủ

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ đã dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới,
việc gì cũng có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là
cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ. Vậy
nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người yêu
nước…”[19]. Thấm nhuần lời dạy của Người trong những năm qua, phong trào
Thể dục Thể thao trên cả nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về thể
thao thành tích cao cũng như thể thao quần chúng. Có được thành cơng đó là
nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cũng như sự nỗ lực của tồn
ngành TDTT. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về TDTT luôn
được vận dụng linh hoạt, sáng tạo và gắn liền với cuộc vận động “Toàn dân rèn
luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Trong xu thế phát triển mới của thể dục thể thao thế giới và điều kiện kinh
tế - xã hội cụ thể của đất nước, ngày 03-12-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký
Quyết định số 2198/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục, thể thao
Việt Nam đến năm 2020, trong đó đặt ra mục tiêu của ngành thể dục thể thao
Việt Nam là “xây dựng và phát triển nền thể dục, thể thao nước nhà, chú trọng
đến các nội dung như thể dục, thể thao quần chúng, giáo dục thể chất và thể thao
trong nhà trường…”[10]. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường có ý
nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Góp phần
nâng cao sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng tuổi thọ của người Việt
Nam theo tinh thần vì dân cường, nước thịnh, hội nhập và phát triển.
Hiện nay, trong tất cả các cấp học từ bậc tiểu học đến đại học đều chú
trọng quan tâm đến việc giáo dục thể chất cho các em học sinh sinh viên. Thể
hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cao trang thiết bị cơ sở vật chất, sân


2

bãi dụng cụ và cả đội ngũ giáo viên; một số trường đã đầu tư cải tạo và xây dựng
nhiều cơng trình thể dục thể thao mới to lớn và hiện đại, đã và đang phục vụ tốt
cho công tác giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa, phong trào hoạt động
thể thao quần chúng và các giải thi đấu thể thao cho các em học sinh sinh viên.
Ngày 23/12/2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết
định số 72/2008/QĐ-BGDĐT quy định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa
cho học sinh sinh viên trong đó có nội dung “Khuyến khích động viên học sinh
sinh viên hàng ngày tự luyện tập ngồi giờ (ngoại khóa) các mơn thể thao theo
sở thích của từng cá nhân như điền kinh, bơi lội, các mơn bóng, cầu lơng, đá
cầu, cờ, võ, vật..” [11] về hình thức tổ chức thì “thành lập các câu lạc bộ thể
thao, trung tâm thể thao của nhà trường để tạo điều kiện cho học sinh sinh viên
tham gia tập luyện” [11]. Nhưng hiện nay, trên cả nước nói chung và tỉnh Nghệ

An nói riêng đang có rất nhiều trường ở các cấp học chưa tổ chức được các câu
lạc bộ thể ngoại khóa phù hợp để cho các em học sinh có điều kiện tham gia tập
luyện đặc biệt là ở cấp trung học cơ sở. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:
do nhà trường chưa có điều kiện sân bãi, dụng tập luyện chưa đầy đủ, giáo viên
chưa quan tâm đến hoạt động ngoại khóa của các em hoặc chưa đám ứng được
trình độ chun mơn của một số mơn thể thao ngoại khóa, một số mơn thể thao
ngoại khóa thì chưa tạo được hứng thú tập luyện cho các em học sinh…
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, với kiến thức được học tập tại trường
Đại học Vinh và những kinh nghiệm tích lũy được qua q trình huấn luyện các
câu lạc bộ võ thuật Nhất Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An, qua quan sát mơ hình
thực hiện giờ ngoại khóa tại các trường THCS của các tỉnh thành khác, tôi mạnh
dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng mơ hình câu lạc bộ võ thuật cổ truyền
Nhất Nam trong trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.


3

2. Mục đích nghiên cứu
Điều tra thực trạng của các CLB võ thuật cổ truyền Nhất Nam và nhu cầu
tập luyện của các em học sinh của các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh
Nghệ An. Trên cơ sở đó đề xuất thành lập mơ hình CLB võ thuật cổ truyền Nhất
Nam ngoại khóa trong một số trường THCS tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mơ hình CLB võ thuật cổ truyền Nhất Nam ngoại khóa trong các trường
THCS tỉnh Nghệ An.
3.2. Khác thể nghiên cứu
Các CLB võ thuật cổ truyền Nhất Nam trên địa bàn tỉnh và một số trường
THCS được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mơ hình.
3.3. Phạm vi nghiên cứu

Thực trạng hoạt động của các CLB võ cổ truyền Nhất nam và xây dựng
mơ hình CLB võ thuật Nhất Nam trong các trường THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ
An.
4. Đóng góp mới của đề tài
Xây dựng một mơ hình câu lạc bộ võ thuật cổ truyền nhất nam ngoại khóa
cho các trường THCS trong toàn tỉnh Nghệ An.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng mô hình CLB võ thuật cổ
truyền Nhất Nam ngoại khóa trong các trường THCS tỉnh Nghệ An.
5.2 Điều tra thực trạng của các CLB võ thuật cổ truyền Nhất Nam trên địa
bàn tỉnh Nghệ An và nhu cầu tập luyện của các em học sinh của các trường
trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
5.3 Kết quả xây dựng mơ hình CLB võ thuật Nhất Nam ở một số trường
THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


4

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu, các nghị quyết của Đảng, các văn bản của Nhà
nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục thể chất và thể thao
trường học.
- Tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu, các bài viết có nội dung liên quan
đến đề tài.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát tìm hiểu về thực trạng hoạt động của
các câu lạc bộ thể thao ở trường THCS, các câu lạc bộ võ thuật cổ truyền Nhất
Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Phương pháp điều tra, đánh giá: Sử dụng các bộ phiếu điều tra đối với

giáo viên (GV), cán bộ quản lý (CBQL) và học sinh để phân tích thực trạng hoạt
động của các câu lạc bộ võ thuật cổ truyền Nhất Nam trên địa bàn tỉnh Nghệ An,
về nhu cầu tập luyện của các em học sinh.
- Tổng kết kinh nghiệm xây dựng mơ hình CLB ngoại khóa võ thuật của
các trường THCS ở các tỉnh khác trên cả nước.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2. Điều tra thực trạng của các CLB võ thuật cổ truyền Nhất Nam
trên địa bàn tỉnh Nghệ An và nhu cầu tập luyện của các em học sinh của các
trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 3. Kết quả xây dựng mô hình CLB võ thuật Nhất Nam ở một số
trường THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An.


5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC THỂ
CHẤT CHO HỌC SINH, SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG HỌC
Kể từ khi Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh thành lập Nha Thể dục Trung ương và
viết lời kêu gọi toàn dân tập thể dục tháng 3 năm 1946, nền thể dục thể thao của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được bắt đầu một kỷ nguyên mới. Bác kêu
gọi và đặt TDTT thành một tiêu chí “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn
phận của mỗi một người dân yêu nước”[19].
Ngay trong những năm tháng vệ quốc gian khổ, Bác đã nêu tấm gương

rèn luyện qua các buổi tập thường xuyên bóng chuyền, võ thuật, bi-a, tạ tay.
Người phát động phong trào “Khoẻ vì nước”, “Luyện vai trăm cân, luyện chân
ngàn dặm”, “Thanh niên khoẻ”, “Chiến sỹ khoẻ” … đã lan toả sâu rộng mọi
miền với nhiều loại hình tập luyện, vui chơi, thi đấu như phong trào tập thể dục
giữa giờ, điền kinh, bơi lội, bóng chuyền, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, võ vật cổ
truyền và các trị chơi dân gian, bơi chải, bơi thuyền, kéo co, ném còn, đá cầu
chinh, đánh phết… TDTT đã thể hiện vai trị thơng qua các hoạt động phong
trào tất cả đều rèn luyện để nâng cao hiệu quả lao động sản suất, chiến đấu, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau cách mạng tháng tám thành công, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm
đến nền TDTT cách mạng. Đảng lãnh đạo công tác TDTT bằng việc hoạch định
dường lối, quan điểm, chính sách, kiểm tra, đơn đốc việc thực hiện kế hoạch,
đưa công tác TDTT lên một tầm cao mới. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội năm 2001 – 2002, Đảng ta chủ trương: “Đẩy mạnh hoạt động thể thao, nâng
cao thể trạng và tầm vóc người Việt Nam”.
Đường lối quan điểm của Đảng được thể hiện ở nhiều nghị quyết, chỉ thị
trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây


6

dựng CNXH, qua các thời kỳ Đại Hội Đại biểu toàn quốc của Đảng: “Từng
bước xây dựng nền TDTT XHCN phát triển cân đối, có tính chất dân tộc, khoa
học và nhân dân”.
Giáo dục tồn diện là mục tiêu ln luôn được Đảng và nhà nước luôn
quan tâm, nhằm chuẩn bị tốt hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ 21. Bàn
về định hướng công tác giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ trong những
năm tới: nghị quyết TW II, khoá 8 đã khẳng định: “Cùng với khoa học công
nghệ, Giáo dục và đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu”.
“Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội cơng bằng, văn minh phải có

con người phát triển tồn diện, tức là khơng chỉ phát triển về mặt trí tuệ, đạo
đức, mà cịn phải cường tráng về thể chất, là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất
cả các cấp, các ngành, các đoàn thể, trong đó có giáo dục và đào tạo, y tế và
TDTT”.
Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về công tác TDTT
trong giai đoạn mới nêu rõ: “Những năm gần đây, cơng tác TDTT đã có nhiều
tiến bộ, phong trào TDTT từng bước mở rộng với nhiều hình thức, ở một số
ngành, địa phương đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới. Tuy nhiên,
TDTT ở nước ta đang ở trình độ thấp, số người thường xun tập luyện TDTT
cịn rất ít, đặc biệt là thanh niên chưa tích cực tham gia tập luyện. Hiệu quả
GDTC trong các trường học và trong các lực lượng vũ trang còn thấp”.
Nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém là do: nhiều cấp uỷ Đảng,
chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và còn xem nhẹ vai trò TDTT trong sự
nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người; Chưa thực sự coi
TDTT là một bộ phân trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phịng, nhà nước chưa có chế độ phù hợp với yêu cầu phát triển TDTT, đầu tư
cho lĩnh vực này còn kém hiệu quả, chưa phát huy được vai trò chủ động, sáng
tạo của nhân dân, nhằm phát triển TDTT.


7

Trước tình hình mới, sự nghiệp TDTT cần phát triển theo định hướng đã
nêu rõ: “TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã
hội của Đảng và nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người.
Cơng tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khỏe thể lực, giáo dục
nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa, tinh
thần của nhân dân, nâng cao năng xuất lao động của xã hội và sức chiến đấu của
các lực lượng vũ trang” (trích chỉ thị 36 CT/TW, ngày 24.3, Năm1994 của Ban
Bí Thư Trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới).

Chỉ thị 36 CT/TW còn khẳng định: “Mục tiêu cơ bản, lâu dài của cơng tác
TDTT là hình thành nền TDTT phát triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức
khoẻ, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân. Thực hiện
GDTC trong tất cả các trường học, nhằm mục tiêu làm cho việc tập luyện
TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết sinh viên”.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà,
Thủ tướng chính phủ đã ban hành chỉ thị 133/TTG về việc xây dựng quy hoạch
ngành TDTT, trong đó ghi rõ: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát
triển có tính chất chiến lược, trong đó quy định các mơn thể thao và các hình
thức hoạt động mang tính phổ cập đối với mọi đối tượng, lứa tuổi, tạo thành
phong trào tập luyện rộng rãi của thể thao quần chúng, khoẻ để xây dựng và bảo
vệ tổ quốc”. Bộ giáo dục và đào tạo cần đặc biết coi trọng việc GDTC trong nhà
trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khoá, ngoại khoá, quy định tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp học, phải có sân bãi, nhà tập
TDTT, có định biên hợp lý và có kế hoạch tích cực đào tạo đội ngũ giáo viên
TDTT, đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học. Bộ giáo dục và đào tạo cần có một
thứ trưởng chuyên trách chỉ đạo công tác TDTT trường học”.
Ngày 11 tháng 8 năm 2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo tại
công văn số 6311/VPCP-KGVX của VPCP về việc triển khai nội dung tập thể


8

dục buổi sáng, thể dục giữa giờ; Công văn chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ngay võ cổ truyền vào luyện tập trong các
trường phổ thông.
Ngày 17 tháng 6 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số
1076/QĐ-TTg phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao
trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 với bốn quan điểm
như sau:

1. Giáo dục thể chất và thể thao trường học là bộ phận quan trọng, nền
tảng của nền thể dục, thể thao nước nhà; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục
toàn diện cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
2. Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học là trách nhiệm của
các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, các nhà trường và cộng
đồng.
3. Phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học bảo đảm tính khoa
học và thực tiễn, có lộ trình triển khai phù hợp với từng vùng, miền, địa phương
trong cả nước.
4. Nhà nước quan tâm đầu tư, đồng thời khuyến khích, đa dạng hóa nguồn
vốn đầu tư; phát huy mạnh mẽ sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước trong việc phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học [10].
Với mục tiêu tổng quát là “Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể
chất và thể thao trường học nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn
diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập
luyện thể dục, thể thao thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên; gắn giáo
dục thể chất, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng
sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh cho trẻ em, học sinh, sinh
viên, đồng thời góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho
đất nước” [10].


9

Trong đó mục tiêu cụ thể về hoạt động thể thao trường học:
+ Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục phổ thơng duy trì thường xun tập thể
dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ, trong đó có ít nhất 50% cơ sở tổ chức dạy
bơi cho học sinh; 50% trường mầm non, 70% cơ sở giáo dục phổ thông, 80% cơ
sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học tổ chức dạy hoặc phổ biến
các môn võ thuật cổ truyền Việt Nam;

+ Có ít nhất 85% số học sinh, sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động
thể thao ngoại khóa, trong đó 80% đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực theo
độ tuổi;
+ Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo
dục đại học có câu lạc bộ các mơn thể thao dành cho học sinh, sinh viên và được
duy trì hoạt động thường xuyên[10].
1.2 KHÁI LƯỢC NGUỒN GỐC, TINH THẦN VÕ CỔ TRUYỀN
NHẤT NAM
1.2.1 Sự hình thành của võ cổ truyền Việt Nam
Trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, với ý
chí bất khuất, kiên cường, anh dũng. Dân tộc ta đã đánh thắng được những âm
mưu xâm lấn và đồng hóa của giặc ngoại bang, giữ vững lãnh thổ, quyền tự chủ
và bản sắc dân tộc. Cái tinh thần ấy đã được thể hiện qua lời hịch của Hoàng đế
Quang Trung Nguyễn Huệ “Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh
cho nó chích ln bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri
Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Ngay từ thời kỳ xa xưa, việc rèn tâm, luyện võ không chỉ dành riêng cho
con nhà dòng dõi võ tướng; mà phổ biến rộng rãi trong tất cả các tầng lớp nhân
dân. Ông cha ta thường dạy con cháu: Người anh hùng phải có Đức – Trí –
Dũng. Đức là tình u con người chân thực, lịng bác ái bao dung, tâm trí ln
tính cho dân giàu nước mạnh. Trí là thơng minh, thao lược…Dũng là can đảm,


10

quyết đoán, bản lĩnh vững vàng…Vậy nên cái ý sâu xa “ Văn võ kiêm tồn” là
vậy. Chính vì thế mà việc học võ của dân tộc Việt Nam đã ăn sâu vào đời sống
dân dã, trở thành một hình thức sinh hoạt phổ biến, góp phần đưa dân tộc ta trở
thành một dân tộc có tinh thần thượng võ cao.
Võ cổ truyền Việt Nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền

trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, được người Việt sáng tạo và
bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những địn, thế, bài quyền, bài
binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người
Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch
sử Việt Nam. Luyện tập võ cổ truyền Việt không những nhằm giỏi võ thuật mà
cịn nhằm tự kiểm sốt, hồn thiện mình và rèn luyện những bí kíp về thần, khí,
ý và lực. Về danh xưng "Võ cổ truyền Việt Nam", theo võ sư Võ Kiểu, nguyên
tổng thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung: "Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta
từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp khơng mơn phái nào trên thế giới có
được, nó khơng chỉ là một mơn võ phịng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn
năm qua mà còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng
quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt Nam. Đánh mất tên gọi "võ ta", là
chúng ta đã vơ tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt Nam quý giá ẩn chứa
trong môn võ vô cùng đẹp này".
Đặc điểm của võ thuật cổ truyền: Thường là võ trận, sử dụng trong trận
mạc, chiến đấu chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên hoang dã, chống trả và
săn bắt hổ, lợn rừng, bảo vệ nhà cửa, làng xóm, chống trộm cướp. Nó thích hợp
với nhiều loại địa hình. Thực dụng, linh hoạt. Lấy nguyên tắc “Dĩ công vi thủ, dĩ
nhu chế cương, dĩ đoản chế trường”. Các bài quyền đều có lời
thiệu bằng thơ, phú. Muốn luyện thành thạo phải luyện với thiên nhiên nơi có
khí trong lành, để tăng khí cơng trong người, khi đó ra địn sẽ mạnh hơn.[6]


11

Qua quá trình lịch sử lâu dài chống quân xâm lược phương Bắc chúng ta
có thể rút ra một số nhận xét khái quát về những điểm khác nhau giữa võ ta và
võ của người Trung Quốc như sau:
Một là, thế tấn của các môn võ ở ta thường lấy năng động làm gốc, khơng
chủ trương hồn tồn bám đất và trầm kín giữ thân (tấn của ta bồng bềnh dễ lơi,

dễ xoay trượt chứ không đanh chắc…)
Hai là, thế võ của ta thường tạo ảo giác chủ công, nhưng kỳ thực là giả
cơng; dùng địn liên thủ để khắc cơng, chống cơng.
Ba là, thế tay và địn tay của võ ta thường bao chứa thuật hợp binh công
tiễn, lấy thủ hịa làm gốc, khơng ồ ạt tiến cơng, khơng có quy tắc khn thước.
Bốn là, cơ thể bé, tay ngắn, chân ngắn nên thủ thế, thủ công của võ ta
thường dùng kỹ thuật đánh đoản đòn; lấy di, ép trượt, bám, xoay làm chính,
khơng vươn cao, khơng xa áp đảo.
Năm là, thuật di chuyển của võ ta thường bất ổn, lấy thuật nghi binh, tiến
thối vơ hình làm gốc, không chịu đối đầu lộ liễu.
Sáu là, thể thức đồ hình của võ ta khơng có khn thức bó buộc, thiên
năng, thiên biến.
Ở đây chúng ta thấy võ ta và một số dịng võ chính của người Trung
Quốc, nói chung có hai điểm khác nhau cơ bản đó là: thể chất và ý tưởng. Một
đằng là lối chơi của người nhỏ bé, không khuếch trương, lấy cái thực lực của kẻ
yếu làm chính, chiến đấu để sinh tồn nên thậm chí nhiều khi khơng có lề luật.
Cịn một đằng là lối chơi của kẻ mạnh, cơ thể to lớn có phép tắc, có lề luật, với
một hệ thống bài tập có quy củ, có khn mẫu lâu năm. Tất nhiên, dưới giá của
cái chết chẳng có quy tắc nào tồn tại với kẻ thắng, thua [5].
1.2.2 Đặc điểm của phái võ Nhất Nam
Phái võ Nhất Nam là phái võ thuần Việt nhất và có lịch sử lâu đời trong
số các phái võ cổ truyền Việt Nam có khởi nguồn từ vùng Thanh Hóa, Nghệ An.


12

Những nghiên cứu về lịch sử, văn hoá, dân tộc học ... từ lâu đã tìm thấy ở vùng
lưu vực sông Mã, sông Lam (châu Á, châu Hoan cổ nay là vùng Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh) những bằng chứng về sự tồn tại của một dịng võ dân gian,
hình thành và tồn tại từ hàng ngàn năm trước trong cuộc đấu tranh sinh tồn với

giặc giã, muông thú của dân địa phương. Theo ơng Mai Văn Mn ngun Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT thì “dịng võ này có nguồn gốc vào loại xa
xưa nhất Việt Nam, không lẫn với bất cứ môn phái võ nào, dân gian gọi là võ
"Héc".
Nhất Nam là tên gọi được đặt bởi chưởng mơn Ngơ Xn Bính sau khi
thống nhất các chi phái, cùng hướng về cội nguồn võ Héc, hàm ý đây là môn võ
thuần nhất của người Việt, không pha tạp, lai căng. Cũng chính bởi thế, nó xứng
đáng được gọi là võ phái Việt Nam cổ truyền thuần khiết. Võ sư Ngơ Xn Bính
sinh năm 1956 ở Nghi Lộc, Nghệ An. Năm 1990 ông được mời sang làm chuyên
gia võ thuật dân tộc tại Liên Xơ cũ. Từ đó đến nay, học trị của ơng đã gây dựng
được 4 liên đoàn cấp Quốc gia, một mạng lưới luyện tập khắp các nước thuộc
Liên bang Xô Viết cũ và ở nhiều nước Châu Âu . Bản thân ông là một võ sư
chưởng môn phái Nhất Nam, ông được phong tặng danh hiệu Viện sỹ viện Hàn
Lâm Khoa Học Nga (về lĩnh vực y học), giáo sư y học dân gian ngoài ra ơng cịn
là một nhà thơ, một họa sỹ.
Võ Nhất Nam xuất phát trước hết từ đặc điểm của người Việt là tầm vóc
nhỏ bé, mà trong thời gian dài lịch sử lại phải thường xuyên đối đầu với người
phương Bắc thể lực to khỏe và quyết chí cao do đó khó có thể đương lực ngang
bằng theo lối đối đòn và trả miếng bằng sức mạnh cơ bắp. Muốn thắng phải tìm
ra thế mạnh riêng. Xuất phát từ thể chất không cứng mạnh, võ sinh ta không thể
tập theo lối cương cường, mà tập trung vào luyện công và môn công để khắc
chế võ Tàu, cụ thể là tập nhiều về tránh né sao cho thật thuần thục để những địn
đánh của đối phương đều khơng đến được đích, rồi chọn cơ hội tấn công vào


13

đúng điểm hở, điểm yếu của đối phương mà dứt điểm. Nói như các võ sư võ
Héc là: "học đạt cái tinh để chế cái nhiều, cái tĩnh để chế cái động, cái đột để
phá cái ì, cái cong để chống cái cứng, cái thẳng để chống cái vòng..." tất cả đều

phải đạt độ quyền biến, tới mức thần quyền. [4]
Phương châm của võ Nhất Nam là né tránh, đánh nhanh, điểm đặt địn
chính xác, đúng chỗ hiểm, có hiệu quả cao. Do đó về võ thuật phải luyện thân
pháp cực kỳ mau lẹ để luồn tránh được đòn của đối phương, còn về tấn pháp tập
trung vào các thế tấn thật cơ động, biến ảo cao. Để đánh điểm huyệt đối phương
và chữa chạy cho mình hữu hiệu nhất, võ Nhất Nam nghiên cứu kỹ hệ thống
các huyệt trên cơ thể người và những bài thuốc lấy từ cây cỏ và những con thú
sẵn có ở địa phương.
Mơn phái võ Nhất Nam có một số lượng các bài quyền phong phú,
chuyên biệt cho từng môn công như tay Xà, tay Trảo, tay Đao, tay Quyền, tay
Khuỷu và đặc dị hơn là các bài Ma Quyền, Ảo Quyền, Hoa Quyền... Tất cả đều
hàm chứa những kinh nghiệm xương máu đúc kết qua thực tế lao động và chiến
đấu của cha ông chúng ta. Nhất Nam bên cạnh những bài quyền chiến đấu, cịn
có những bài quyền dưỡng sinh chữa bệnh và những bài quyền nhập định nhằm
tu dưỡng nhân cách con người.[4, tr.15]
Về binh khí, Nhất Nam coi binh khí là phương tiện "nối" cho tay thêm
dài, thêm sắc, thêm cứng, thêm dẻo và linh hoạt, nên đã từ thế thức trong các bài
quyền mà sáng tạo ra những bài võ binh khí như Ma kiếm, Hoa kiếm, Vũ Chân
Kiếm, Lôi Côn, Thiết Côn... Nhất Nam ưa sử dụng loại gậy tre đặc hoặc gỗ
cứng, nặng các cỡ khác nhau, các bài Lôi côn, Thiết côn, Vân Vũ côn gồm nhiều
thế đánh khác nhau, kết hợp nhuần nhuyễn giữ công và thủ. Hiện nay, về vũ khí
có 9 bài cơn, 9 bài kiếm, 7 bài rìu, 3 bài chạc ba, 5 bài thương, 1 bài song
nguyệt, 2 bài đoản thiên mộc, 3 bài câu liêm cán ngắn (đánh kèm với lá mộc), 1


14

bài đánh bằng dây lưng, đặc biệt có cả bài đánh bằng dải lụa được gọi là Nhung
Thuật.
Môn phái võ Nhất Nam có kỹ thuật đối kháng hoặc đấu tập thể với sự

điều khiển của trọng tài dựa trên những nguyên tắc của bộ luật thi đấu đơn giản
mà chặt chẽ, vừa đảm bảo được tính an tồn trong khi thi đấu, vừa bảo đảm
được tính chính xác cơng bằng, vừa hấp dẫn thu hút đông đảo người xem. Võ
Nhất Nam xưa có 12 đẳng ứng với 12 vạch, nhưng nay thất truyền chỉ cịn 9
đẳng ở mơn cơng thuộc đủ các bài quyền thuật, binh khí, dưỡng sinh. Trang
phục của võ sinh Nhất Nam theo lối võ cổ truyền: đầu chít khăn, mình trần,
đóng khố hoặc trang phục màu đen viền đỏ.[5]
Tính riêng biệt, độc đáo của phái võ Nhất nam thể hiện khá rõ ở tâm pháp,
và đã được đúc kết thành những nguyên tắc sau đây:
- Học lấy tinh, không cần nhiều
- Hiểu cần nhiều nhưng luyện ít
- Học lõi không học vỏ, học vỏ để chứa lõi
- Giác đầu thành tay, thành chân
- Cần chí hơn lý ở đầu
Vì vậy, phép cơng hay thủ đề dùng tinh chế nhiều,dùng khóe chế mạnh,
dùng cẩn chế liều, dùng bạo chế trì. Với ngầm ý sâu xa mà những người luyện
võ không coi nhẹ môn công nào: từ bộ tay,bộ chân đến thân pháp, thủ pháp; từ
kỹ thuật hóa giải đến tính biến hóa của các chiêu thức… Tất cả nhằm vươn đến
độ quyền biến hay nói cách khác là đạt đến độ thần quyền. Một thế chứa trăm
vạn thế, trăm vạn thế có thể thu vào một thế. Đến độ đó, người thành đạt khơng
cần phân biệt cơng hay thủ, cương hay nhu: trong một đòn thế đều bao gồm đủ
cả công thủ, cương, nhu. Môn phái võ Nhất nam ln ln tìm hiệu quả của địn
thế làm gốc, với tinh thần khơng tách biệt địn hay, địn dở, hiểu mỗi đòn đều
chứa cái hay, cái dở: hay ở đâu, dở ở đâu? Nếu dùng thì dùng lúc nào? Khoảng


15

cách nào? Dùng như thế nào? Cho nên phương pháp dạy võ và luyện võ của
môn phái mới triển khai trên tinh thần:

- Dạy chí trước mơn cơng
- Dạy ý trước tay chân
- Dạy chế công, lấy công làm gốc
- Dạy chế thủ, lấy thủ làm gốc
- Biết chế chống công, biết cồn được chế.
Trên cơ sở một hệ thống bài tập từ thấp đến cao; từ thô đến tinh, từ tinh
đến thần thật hệ thống khoa học và có quy mô.[4,tr.19-20]
1.2.3 Tác dụng của việc luyện tập môn võ cổ truyền Nhất Nam.
Võ thuật ngày nay là không chỉ là một bộ mơn thể thao được nhiều người
u thích tập luyện mà cịn là một mơi trường giúp con người rèn luyện sức
khỏe, rèn luyện nhân cách, các phẩm chất tinh thần tuyệt vời nhất mà không
phải bộ môn thể thao nào cũng có. Riêng với mơn võ truyền thống việc tập
luyện cịn có ý nghĩa bảo tồn và phát huy giá trị tinh thần mà ông cha ta đã để
lại.
* Tập luyện võ cổ truyền Nhất nam giúp rèn luyện thể chất và nâng
cao sức khỏe.
Võ thuật là môn thể thao hoạt động phức tạp, đa dạng, không chu kỳ và có
tính đối kháng cao. Người tập luyện ln ln phải thích nghi và vượt qua
những khó khăn và thay đổi thử thách mới để hoàn thành động tác kỹ thuật. Do
vậy việc tập luyện võ thuật thường xuyên sẽ giúp phát triển và nâng cao các
tố chất vận động như: sức nhanh; sức mạnh; sức bền; khóe léo và dẻo dai... làm
cho thân thể phát triển hoàn thiện mạnh khỏe; cường tráng; chân tay linh hoạt.


16

* Hình thành kỹ năng tự vệ và chiến đấu
Thơng qua việc luyện tập các đòn thế, cước pháp võ nhất nam người tập
sẽ nắm bắt được các kỷ năng tự vệ và kỹ năng chiến đấu trong các tình huống
khác nhau trong cuộc sống.

* Tập luyện võ thuật giúp thư giãn thăng bằng tinh thần
Đặc biết đối với những người lao động trí óc, sau những giờ làm việc hay
học tập căng thẳng thì việc tập luyện võ thuật và thực hiện các bài quyền cước
sẽ tạo điều kiện cho các nhóm cơ tứ chi vận động, hay các bài tập dưỡng sinh
khí cơng được xem như là một cách thức để giải trí, thư giản thần kinh, xả stress
hiệu quả và sau đó giúp tinh thần hồi phục lành mạnh; minh mẫn. Đó là lý do vì
sao hiện nay có rất nhiều người trẻ tuổi lẫn các cụ già rất thích thú khi đến các
lớp học võ thuật.
* Luyện tập võ Nhất nam có tác dụng phịng chống bệnh tật.
Việc luyện tập võ thuật đúng bài bản và khoa học giúp khí huyết lưu
thơng, khả năng đề kháng của cơ thể được tăng cường, làm cho cơ thể khỏe
mạnh qua đó có tác dụng phịng chống bệnh tật. Các chuyển động hợp lý của võ
thuật cổ truyền được đúc kết qua hàng ngàn năm đem lại lợi ích dưỡng sinh cực
kì to lớn. Trong phái võ Nhất nam có các bài khí phịng và chữa một số bệnh
như bài khí nội dịch được hội người cao tuổi tỉnh Nghệ An triển khai tập luyện.
* Luyện tập võ Nhất nam giúp rèn luyện bản lĩnh, tính kỷ luật, và
nhân cách tốt.
Quá trình tập võ giúp người tập tự khám phá mình, biết mình, trải nghiệm
và thể hiện mình. Qua đó biết được những ưu khuyết điểm của bản thân và hình
thành một nhân cách sống khiêm nhường, ln ln hướng đến hoàn thiện bản
thân …Cũng đừng quên rằng luyện tập võ thuật không phải chỉ để tự vệ; chiến
thắng hay bảo vệ người người khác mà còn phải biết chiến thắng chính bản thân
mình, vì bản thân phải vượt qua những trở ngại của chính mình và những trở


17

ngại của thế giới bên ngồi mới có thể hồn thiện các chiêu thức kỷ chiến thuật.
Vì chiến thắng chính mình cịn hơn ngàn lần chiến thắng kẻ khác. Qua đó hình
thành và phát triển các phẩm chất tinh thần giá trị như: Tự tin, chịu khó, kiên trì,

dũng cảm, linh hoạt, trầm tĩnh, nhân ái, liêm sĩ, cao thượng. Học võ giúp bạn
rèn tính kỷ luật và tăng khả năng tập trung: Để rèn luyện võ thuật một cách hiệu
quả thì tất nhiên bạn cũng phải có tính kỷ luật cả về thể chất và tinh thần. Khi
học võ thì chúng ta khơng chỉ sử dụng những động tác ở tay chân, những chuyển
động của cơ thể mà còn cần sự tập trung cao độ của trí óc. Chính vì điều này mà
khi tập luyện võ thường xuyên, kỹ năng tập trung của người tập võ sẽ tốt hơn và
giúp chúng ta tập trung hơn trong công việc, các tình huống cần giải quyết hàng
ngày.
* Có cơ hội tạo lập thêm nhiều mối quan hệ xã hội.
Chính vì võ thuật là mơn thể thao mang đến nhiều lợi ích nên đã thu hút
nhiều lứa tuổi nam nữ khác nhau đến từ các môi trường khác nhau tham gia
luyện tập. Học viên cùng nhau luyện tập trao đổi, sẽ giúp bạn có cơ hội giao tiếp
với nhiều người.
Tuổi trẻ ln có nhu cầu giao tiếp, đó là một nhu cầu tự nhiên và chính
đáng. Võ đường với truyền thống “Tơn sư trọng đạo; kính trên nhường dưới là
ngơi nhà thứ hai sau ngơi nhà của bố mẹ. Ở đó, ơng thầy là người cha, võ sinh là
anh em huynh đệ đồng mơn. Võ đường là thế giới thu nhỏ, nó đáp ứng nhu cầu
giao tiếp của tuổi trẻ. Qua đó giúp tuổi trẻ rèn kỷ năng giao tiếp, phép đối nhân
xử thế; là một trong những yêu cầu quan trọng của con người trong thời đại giao
lưu hội nhập.
Ngoài những tác dụng trên, Nghệ An là cái nôi sản sinh ra môn võ này,
là quê hương của thầy chưởng môn phái. Nhưng phong trào tập luyện và phát
triển môn võ này lại chưa cao. Do đó, chúng ta cần quan tâm tới việc đẩy mạnh
phong trào tập luyện võ Nhất nam trên chính mảnh đất sinh ra nó. Luyện tập võ


×