Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên dịa bàn huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ KHÁNH NGÂN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ KHÁNH NGÂN

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105


Quyết định giao đề tài:

410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017

Quyết định thành lập hội đồng:

145/QĐ-ĐHNT ngày 5/3/2018

Ngày bảo vệ:

21/3/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Xuân Thủy
ThS. Vũ Thị Hoa
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. Trần Đình Chất
Phịng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HỊA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh
Quảng Ngãi” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập của cá
nhân tác giả. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng,
đáng tin cậy, được xử lý trung thực, khách quan và tới thời điểm này chưa được công
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Khánh Hịa, tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Khánh Ngân

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ của Ban
Giám hiệu trường Đại học Nha Trang, khoa Sau đại học, các thầy cô giáo của Khoa
Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình và sự ủng hộ của Ths.Vũ Thị Hoa, TS.Phạm Xuân Thủy đã giúp tác giả hoàn
thành luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, tất cả bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Khánh Ngân

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ ............................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................3
1.3. Phạm vi, đối tượng ...................................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4
1.5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .....................................................................4
1.6. Bố cục của nghiên cứu..............................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................6
2.1. Khái niệm liên quan..................................................................................................6
2.1.1. Dân tộc thiểu số .....................................................................................................6
2.1.2. Hộ gia đình ............................................................................................................6
2.1.3. Kinh tế nơng hộ gia đình và đặc điểm kinh tế hộ gia đình....................................7
2.2. Các cơ sở lí thuyết về thu nhập ................................................................................8
2.2.1. Khái niệm về thu nhập...........................................................................................8
2.2.2. Phân loại thu nhập ...............................................................................................10
2.3. Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu liên quan đến thu nhập hộ gia đình .......10
2.3.1. Nghiên cứu nước ngồi .......................................................................................10
v


2.3.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................................12
2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất.............................................................17
2.4.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................17
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................................17
2.4.3. Mơ hình phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia

đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi ..................22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................24
3.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................24
3.2. Nghiên cứu sơ bộ....................................................................................................24
3.3. Cách chọn mẫu .......................................................................................................25
3.4. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu ......................................................25
3.5. Phương pháp và cơng cụ phân tích dữ liệu ............................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................27
4.1. Giới thiệu về huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.........................................................27
4.2. Thống kê mô tả .......................................................................................................28
4.3. Kết quả phân tích Hồi quy......................................................................................30
4.3.1. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính từ dữ liệu của mẫu ..........................30
4.3.2. Kết quả hồi quy theo Eview ................................................................................30
4.3.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình ............................................................31
4.4. Kiểm định phương sai (Kiểm định Glejser) ...........................................................34
4.5. Kiểm định Wald .....................................................................................................34
4.6. Kiểm định tự tương quan........................................................................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..............................................................................................35
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH.................................36
5.1. Kết luận...................................................................................................................36
5.1.1. Về mục tiêu, câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu .............................................36
vi


5.1.2. Về kết quả nghiên cứu .........................................................................................36
5.2. Gợi ý một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình người
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi ......................................37
5.2.1. Diện tích đất.........................................................................................................37

5.2.2. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ ....................................................38
5.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .................................................................................38
5.2.4. Giáo dục đào tạo ..................................................................................................39
5.2.5. Những giải pháp khác..........................................................................................40
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................40
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................................40
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................41
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................42
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
R

Tham số ước lượng tương quan

Sig.

Mức ý nghĩa quan sát

SPSS

Statistical Package for thế Social Sciences – Phần mềm thống kê cho
nghiên cứu khoa học xã hội

VIF


Variance Inflation Factor - Hệ số phóng đại phương sai

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước .............................................................16
Bảng 3.1 Tỷ lệ lấy mẫu tại các vùng nghiên cứu ..........................................................25
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các thành phần biến định tính ..............................................28
Bảng 4.2 Kết quả ước lượng mơ hình ...........................................................................31
Bảng 5.1 Kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu .........................................36
Bảng 5.2 Vị trí quan trọng của các yếu tố .....................................................................37

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Mơ hình các yếu tố quyết định các hoạt động tạo thu nhập của các hộ nông thôn ở
vùng lân cận của Vườn quốc gia Lore-Lindu ở trung tâm Sulawesi / Indonesia.................11
Hì tin đại chúng như internet, tivi, báo,
đài,... sẽ thuận lợi hơn, từ đó việc sản xuất của chủ hộ phù hợp với nhu cầu thị trường,
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
32


Số hoạt động tạo thu nhập của chủ hộ: biến SOHOATDONGTHUNHAP có hệ
số 0.086040, cho thấy số hoạt động tạo thu nhập của chủ hộ có quan hệ cùng chiều với
thu nhập của chủ hộ. Khi số hoạt động của chủ hộ tăng lên 1 hoạt động thì thu nhập
của sẽ chủ hộ tăng lên 0.0860 triệu đồng, trong khi các điều kiện khác không đổi. Kết
quả này dẫn đến chấp nhận giả thuyết H2: Số hoạt động tạo thu nhập có ảnh hưởng

dương đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Trong sản xuất nơng
nghiệp thì yếu tố số hoạt động tạo thu nhập ln có ý nghĩa quan trọng mặc dù đã có
nhiều kỹ thuật trồng tiên tiến được áp dụng. Chủ hộ chính là người hiểu nhất về đất đai
trồng và tập quán trồng của hộ gia đình thơng qua q trình trồng từ năm này sang
năm khác, vụ này sang vụ khác. Chính vì vậy, với kinh nghiệm sản xuất của mình, chủ
hộ sẽ có phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp nhất, mang lại hiệu quả cao nhất thông
qua các hoạt động tạo thu nhâp.
Tiếp cận chính sách hỗ trợ của chủ hộ: biến TIEPCAN có hệ số 0.225032, cho
thấy chủ hộ có vay vốn từ các định chế chính thức để trồng trọt có quan hệ thuận chiều
với thu nhập của chủ hộ. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, chủ hộ có vay
vốn từ các định chế chính thức để phát triển nơng nghiệp có thu nhập cao hơn chủ hộ
không vay vốn. Thực tế điều tra tại Quảng Ngãi, các hộ nơng dân có nhiều kênh để
tiếp cận nguồn vốn hơn như thông quan ngân hàng, hội nông dân đồng thời các khâu
thủ tục thẩm định gắt gao từ các ngân hàng đã được giảm bớt. Kết quả này dẫn đến
chấp nhận giả thuyết H3: Hộ gia đình người dân tộc thiểu số có tiếp cận chính sách
thì thu nhập cao hơn thu nhập của hộ gia đình khơng tiếp cận chính sách.
Số nhân khẩu của hộ: biến NHANKHAU có hệ số -0.112244 cho thấy số người
trong một gia đình sống dựa vào hoạt động nơng nghiệp có quan hệ ngược chiều với
thu nhập của chủ hộ. Khi số nhân khẩu của chủ hộ tăng lên 1 người thì thu nhập của
chủ hộ giảm đi 0.1122 triệu đồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả
này dẫn đến chấp nhận giả thuyết H4: Số nhân khẩu của hộ có ảnh hưởng âm đến
thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Hoạt động nông nghiệp tại Quảng
Ngãi cần nhiều lao động tham gia vì mức độ áp dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến và
cơ giới hóa vào sản xuất cịn hạn chế. Qua thực tế tìm hiểu tại các địa bàn hun Ba
Tơ thì hộ có càng nhiều lao động tham gia vào nơng nghiệp thì càng ít phải th cơng
lao động ngồi, tiết kiệm chi phí sản xuất, thu nhập chủ hộ tăng lên. Tuy nhiên, nếu
một hộ có nhiều trẻ em và người già thì gánh nặng về thu nhập là một vấn đề nan giải
vì họ là những người có khả năng tạo thu nhập thấp trong gia đình.
33



Độ tuổi lao động trong hộ: biến DOTUOI có hệ số -0.188206 cho thấy độ tuổi
của chủ hộ có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập của chủ hộ. Khi độ tuổi tăng
thêm 1 tuổi thì thu nhập của chủ hộ giảm đi 0.188206 triệu đồng. Kết quả này dẫn đến
việc chấp nhận giả thuyết H5: Độ tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng âm đến thu nhập
của hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Theo kết quả khảo sát thực tế thì lao động có
độ tuổi càng cao thì năng suất làm việc càng thấp nên những hoạt động tạo ra thu nhập
của họ cũng ít hơn. Địa bàn phát triển nông nghiệp ở huyện Ba Tơ tỉnh Quảng Ngãi
đòi hỏi nguồn nhân lực lao động trẻ tuổi nhằm phát triển các loại cây trồng trọt cũng
như chăn ni.
Diện tích đất của chủ hộ: biến DIENTICHDAT có hệ số 0.285121, cho thấy
Diện tích đất của chủ hộ có quan hệ cùng chiều với thu nhập của chủ hộ. Khi Diện tích
đất của chủ hộ tăng lên 1000

thì thu nhập của chủ hộ sẽ tăng lên 0.285 triệu đồng,

trong khi các điều kiện khác không đổi. Kết quả này dẫn đến việc chấp nhận giả
thuyết H6: Diện tích đất có ảnh hưởng dương đến thu nhập của hộ gia đình người
dân tộc thiểu số. Đất là tư liệu sản xuất quý nhất và rất khó thay thế của đại bộ phận
người nông dân tại tỉnh Quảng Ngãi, tất cả các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn đều phụ thuộc vào đất sản xuất nên quy mô đất đai sẽ quyết định đến thu nhập
của chủ hộ.
4.4. Kiểm định phương sai (Kiểm định Glejser)
Heteroskedasticity Test: Glejser
F-statistic
Obs*R-squared
Scaled explained SS

1.533523
9.147012

11.15497

Prob. F(6,365)
Prob. Chi-Square(6)
Prob. Chi-Square(6)

0.1660
0.1655
0.0837

Đặt bài toán kiểm định như sau: H0: Mơ hình khơng xảy ra hiện tượng phương sai
thay đổi; H1: Mơ hình xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.
Từ bảng kiểm định Glejser ở trên, ta có P _ value 0.1660cho trước
nên chấp nhận H0 .Vậy mô hình khơng xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi.

4.5. Kiểm định Wald
Wald Test:
Equation: GLEJSER

Test Statistic

Value

df

Probability

F-statistic

38.55028


(6, 365)

0.0000

Chi-square

231.3017

6

0.0000

34


Ta đặt bài toán kiểm định như sau: H0: Biến X1 tới X6 khơng cần thiết trong mơ
hình; H1: Biến X1 tới X6 cần thiết trong mơ hình.
Từ bảng kiểm định Wald ở trên, ta có P _ value 0.0000 cho trước nên bác
bỏ H0 .Vậy Biến X1 tới X6 cần thiết trong mơ hình.

4.6. Kiểm định tự tương quan
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic
Obs*R-squared

38.19905
55.14833

Prob. F(2,363)

Prob. Chi-Square(2)

0.4961
0.5848

Ta đặt bài toán kiểm định như sau: H0: Mơ hình khơng xảy ra hiện tượng tự tương
quan bậc 2; H1: Mơ hình xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 2.
Từ bảng kiểm định BG ở trên, ta có P _ value 0.4961 cho trước nên chấp
nhận H0 .Vậy mơ hình khơng xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 2.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Nội dung chương 4, trình bày kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng
Ngãi. Tác giả đã tiến hành ước lượng mơ hình hồi quy với các biến độc lập là Trình độ
học vấn của chủ hộ, Số hoạt động tạo thu nhập, Tiếp cận chính sách hỗ trợ, Số nhân
khẩu của hộ, Độ tuổi của chủ hộ và Diện tích đất. Nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Kết quả cho
thấy hầu hết các giả thuyết đặt ra đều được chấp thuận.
Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình
người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi là Trình độ học
vấn của chủ hộ, Số hoạt động tạo thu nhập, Tiếp cận chính sách hỗ trợ, Số nhân khẩu
của hộ, Độ tuổi của chủ hộ và Diện tích đất. Trong đó, nhân tố chính ảnh hưởng đến
thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số là Diện tích đất. Đây chính là những
cơ sở để đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình người
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi.

35


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận
Sau khi nghiên cứu đề tài, tác giải rút ra một số kết luận sau đây:
5.1.1. Về mục tiêu, câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu
Các mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của đề tài đã đạt được, cụ thể:
- Đã xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của thu nhập của hộ gia
đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi.
- Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đề xuất được tóm tắt tại bảng
5.1 dưới đây:

Bảng 5.1 Kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu
Giả
thuyết

Nội dung giả thuyết

Kết quả
kiểm định

H1

Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng dương đến thu Chấp nhận
nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số

H2

Số hoạt động tạo thu nhập có ảnh hưởng dương đến thu Chấp nhận
nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số

H3


Hộ gia đình người dân tộc thiểu số có tiếp cận chính sách Chấp nhận
thì thu nhập cao hơn thu nhập của hộ gia đình khơng tiếp
cận chính sách.

H4

Số nhân khẩu của hộ có ảnh hưởng âm đến thu nhập của hộ Chấp nhận
gia đình người dân tộc thiểu số

H5

Độ tuổi của chủ hộ có ảnh hưởng âm đến thu nhập của hộ Chấp nhận
gia đình người dân tộc thiểu số

H6

Diện tích đất có ảnh hưởng dương đến thu nhập của hộ gia Chấp nhận
đình người dân tộc thiểu số

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu
5.1.2. Về kết quả nghiên cứu
Tác giả sử dụng hệ số hồi quy chuẩn hóa để xác định vị trí ảnh hưởng của các
biến độc lập có ý nghĩa thống kê. Đề tài đã xác định được 6 yếu tố chính ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số và sắp xếp theo thứ tự quan trọng
giảm dần là: (1) diện tích đất, (2) độ tuổi của chủ hộ, (3) trình độ học vấn của chủ hộ,
(4) số nhân khẩu trong hộ, (5) tiếp cận các chính sách hỗ trợ và (6) số hoạt động tạo
thu nhập của hộ
36



Bảng 5.2 Vị trí quan trọng của các yếu tố

Biến độc lập

chưa
chuẩn hóa

độ lệch
chuẩn
0.860279
0.497771
0.779189

DIENTICHDAT 0.285121
TIEPCAN
0.225032
HOCVAN
0.213133
SOHOATDONG
0.08604
0.847513
THUNHAP
NHANKHAU
-0.112244 1.031722
DOTUOI
-0.188206 0.897054
THUNHAP
0.797988
Tổng
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả


chuẩn hóa
0.3074
0.1404
0.2081
0.0914
-0.1451
-0.2116

Giá trị
tuyệt đối
0.3074
0.1404
0.2081
0.0914
0.1451
0.2116

Thứ tự
ảnh
hưởng
1
5
3
6
4
2

5.2. Gợi ý một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình
người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi

Như đã đề cập ở phần mở đầu, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các
nhà quản lý đề ra chính sách nhằm nâng cao thu nhập của hộ gia đình người dân tộc
thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi. Tác giả gợi ý một số hàm ý
chính sách rút ra được từ kết quả nghiên cứu.
5.2.1. Diện tích đất
Kết quả phân tích cho thấy, diện tích đất sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất đối với
hộ gia đình người dân tộc thiểu số, là nơi người dân sản xuất tạo ra thu nhập và duy trì
cuộc sống gia đình. Nếu người dân diện tích đất khơng đủ cho họ sản xuất hoặc khơng
có thì họ sẽ phải đi làm thuê tại các khu công nghiệp, khu chế xuất,... Do đó, chính
quyền huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, thúc đẩy việc áp dụng khoa học công nghệ cùng máy móc vào sản
xuất trong việc thâm canh, luân canh trong sử dụng đất đai. Bởi cùng một diện tích
đất, khi áp dụng thâm canh và luân canh trong sản xuất thì năng suất tăng, diện tích đất
như tăng lên rất nhiều lần.
Thứ hai, quản lý diện tích đất vào sản xuất cũng như xây dựng nhà ở, công trình
xã hội, phát triển kinh tế hợp lý. Để tránh thiếu đất cho sản xuất, hiệu quả thấp trong
việc sử dụng diện tích đất cho việc phát triển kinh tế-xã hội, đơ thị hóa thì chính quyền
địa phương cần có kế hoạch sử dụng quỹ đất cũng như đánh giá hiệu quả việc sử dụng
quỹ đất.
37


Thứ ba, chính quyền địa phương cần liên kết chặt chẽ bốn nhà trong quá trình
sử dụng quỹ đất bao gồm “nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước”.
Khi có sự liên kết giữa bốn nhà thì hiệu quả sử dụng quỹ đất hạn hẹp sẽ hiệu quả hơn
khi để một mình hộ gia đình dân tộc thiểu số tự canh tác.
Thứ tư, chính quyền địa phương tổ chức liên kết giữa các hộ gia đình trong việc
sử dụng quỹ đất hiệu quả. Tổ chức các hợp tác xã sản xuất, đội nhóm sản xuất, phân
chia khu vực sản xuất, khoanh vùng sản xuất theo những lợi thế của hộ gia đình dân

tộc thiểu số hoặc theo lợi thế đất đai nơi canh tác.
5.2.2. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ
Chính quyền địa phương nên hồn thiện cơ chế chính sách về hỗ trợ cho hộ gia
đình dân tộc trong việc tạo điều kiện cho sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Thứ nhất, chính sách về chuyển giao công nghệ kỹ thuật và kinh nghiệm sản
xuất theo hướng cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tại nơi sản xuất để đảm bảo việc thực
hiện có hiệu quả.
Thứ hai, chính sách vay vốn từ nguồn vốn ưu đãi từ các nguồn như quỹ xóa đói
giảm nghèo, quỹ quốc gia về hỗ trợ việc làm, quỹ tín dụng địa phương, quỹ từ ngân
hàng chính sách xã hội,... Thủ tục, thời gian vay, số tiền cho vay cần linh hoạt và đơn
giản cho hộ gia đình dân tộc thiểu số, để người dân tiếp cận được tốt hơn với nguồn
vốn vay để đầu tư cho sản xuất. Đồng thời, quản lý và đưa ra các chương trình cho vay
để quản lý hiệu quả và thiết thực nguồn vốn ưu đãi như cho hộ gia đình vay bằng con
giống, cây trồng và trả nợ bằng con giống, sản phẩm từ con giống, cây trồng,...
Thứ ba, tổ chức sinh hoạt các hội đoàn thể địa phương để được hỗ trợ về thơng
tin, tài chính, kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là giúp hộ gia đình tiếp cận nhanh, kịp
thời những chủ trương, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ cho người dân tộc thiểu số.
5.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Do các hộ gia đình dân tộc thiểu số quen với việc sử dụng tài nguyên đất đai để
sản xuất, chính quyền địa phương nên phổ biến, khuyến khích và hỗ trợ hộ gia đình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông-lâm nghiệp truyền thống sang các lĩnh vực khác để
tạo nhiều nguồn thu nhập hơn.
Hoàn thành quy hoạch phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, rà sốt, điều chỉnh,
bổ sung và lập quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới
đến năm 2020, ưu tiên các quy hoạch phát triển sản xuất các loại rau màu thực phẩm,
cây ăn quả; chăn nuôi tập trung; phát triển rừng phòng hộ, rừng sinh thái...
38


Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,

xây dựng nông thôn mới. Tập trung đẩy nhanh việc thực hiện giao đất, tổ chức sản
xuất tập trung trong nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường sinh
thái… Thực hiện tốt đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
Tạo điều kiện để tổ hợp tác, hợp tác xã đổi mới nội dung hoạt động, mở rộng
quy mô, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Triển khai các biện pháp để hỗ trợ, tạo mối
liên kết giữa nông hộ với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành
nghề,. trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
5.2.4. Giáo dục đào tạo
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ có tác động tích
cực đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số. Điều này khẳng định tầm
quan trọng của giáo dục trong chính sách nâng cao thu nhập cho hộ gia đình người dân
tộc thiểu số. Một số vấn đề cần quan tâm trong việc nâng cao trình độ học vấn cho hộ
gia đình người dân tộc thiểu số đó là:
Thứ nhất, Nhà nước và chính quyền địa phương xây dựng và phát triển hệ
thống trường lớp với nhiều hình thức đa dạng để phù hợp cho từng đối tượng là người
dân tộc và có chính sách hỗ trợ học phí, quỹ khuyến học, khuyến khích chủ hộ gia
đình đến học để nâng cao trình độ, đặc biệt hỗ trợ những con em người dân tộc có
hồn cảnh khó khăn được đến trường.
Thứ hai, chính quyền địa phương cần hỗ trợ, tun truyền và khuyến khích mỗi
hộ gia đình chọn học một nghề để làm thêm và tăng thu nhập trong thời gian rảnh rỗi.
Tạo điều kiện về vốn, kiến thức cho hộ gia đình trong việc phát triển ngành nghề thủ
cơng truyền thống.
Thứ ba, chính quyền địa phương cần nhân rộng mơ hình kinh doanh hiệu quả và
tạo điều kiện cho các hộ gia đình học hỏi kinh nghiệm sản xuất giỏi, mơ hình sản xuất
thành cơng. Nhiều mơ hình đã thành cơng và nên nhân rộng cho các hộ khác học hỏi
theo như mơ hình ni hươu sao lấy nhung ở xã Ba Cung (Ba Tơ), mơ hình nuôi heo
ky tại các hộ nghèo thuộc 7 xã của huyện miền núi Trà Bồng, mơ hình ni thỏ sinh
sản, mơ hình ni heo Móng Cái, ni gà thịt trong nơng hộ, sản xuất tỏi theo hướng
an tồn…
39



Thứ tư, chính quyền địa phương nên đầu tư về máy tính có kết nối internet tại
nhà văn hóa để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận thông tin, học hỏi và thay
đổi hành vi, tập quán sản xuất.
5.2.5. Những giải pháp khác
5.2.5.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thơng
Bên cạnh những chính sách trên, chính quyền địa phương cần đầu tư phát triển
mạng lưới giao thông nơng thơn, kết nối trung tâm hành chính xã, thị trấn, thị xã với
nông hộ nhằm phục vụ cho việc vận chuyển sản phẩm dễ dàng và nhanh chóng đưa
sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Xây dựng các khu chợ nông thôn và chợ
đầu mối ở các vùng và tiểu vùng sản xuất nông sản tập trung.
5.2.5.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý
Hoàn thiện bộ máy, tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Kiện toàn
Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững theo hướng tăng cường trách nhiệm cho các ngành
thành viên Ban chỉ đạo; đảm bảo trách nhiệm cụ thể của từng ngành thành viên Ban
chỉ đạo. Phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững; cập
nhật thông tin đến tận xã, bản làng, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu
số; hình thành hệ thống thông tin, báo cáo và thông báo công khai về thực hiện chương
trình giảm nghèo bền vững, thơng tin đại chúng về các mơ hình giảm nghèo bền vững
có hiệu quả.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian cũng như tài chính nên tác giả mới nghiên cứu và điều
tra khảo sát 372 hộ gia đình dân tộc thiểu số tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Số
lượng mẫu khảo sát còn nhỏ so với tổng thể và dữ liệu chỉ được khảo sát trong cùng
một thời điểm nên chưa mang tính đại diện về mặt thời gian.
Mơ hình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến 6 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi. Còn
nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số như

vị thế chính trị, chi tiêu trong sản xuất, khoảng cách từ nơi ở đến thành thị,…
Mặt khác, nghiên cứu của tác giả chỉ tập trung đánh giá các yếu tố vi mô ảnh
hưởng thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số mà chưa đánh giá ảnh hưởng
của yếu tố vĩ mô như chính sách, chủ trương của cơ quan chính quyền địa phương,…
40


5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Những điều gợi ý từ nghiên cứu này chủ yếu xuất phát từ nghiên cứu định
lượng. Để nghiên cứu này được trọn vẹn hơn trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh
Quảng Ngãi, thì cần có một nghiên cứu dài hơi hơn, tiếp cận các số liệu về mặt không
gian, thời gian để khắc phục những hạn chế nêu trên.
TĨM TẮT CHƯƠNG 5
Từ kết quả tính toán định lượng, nghiên cứu đưa ra những gợi ý chính sách, giải
pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi như: chính sách sử dụng quỹ đất đai hợp lý; triển khai
thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ; chú trong giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ học
vấn cho nơng hộ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; một số đề xuất chính quyền địa phương
quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn. Cuối cùng, trong chương này tác
giả cũng trình bày những hạn chế mà nghiên cứu chưa thực hiện được và những hướng
nghiên cứu tiếp theo.

41


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

1. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ

2. Nguyễn Văn Chiều, Trần Văn Kham (2016), Quản lý phát triển đô thị vùng
đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 (109)
– 2016.
3. Nguyễn Tiến Dũng, Bùi Văn Trịnh và Phan Thuận (2014), Các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của người nông dân trồng lúa ở Cần Thơ, Tạp chí Khoa
học Trường Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp
luật, số 31, trang 117-123.
4. Nguyễn Lan Duyên (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở
An Giang, Tạp chí Khoa học,Trường Đại học An Giang, Quyển 3 (2), trang 63
– 69.
5. Nguyễn Ngọc Đệ, Trần Thanh Bé (2005), Người Khmer đồng bằng sông Cửu
Long: Những điều kiện để thốt nghèo, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, Số
tạp chí 04(2005), trang 163-172.
6. Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của nông hộ tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nha Trang.
7. Mink S., Cao Thăng Bình, & Nguyễn Thế Dũng (2004), Đa dạng hóa nơng
nghiệp ở Việt Nam, Tài liệu Hội thảo Quốc gia về đa dạng hóa nơng nghiệp ở
Việt Nam.
8. Mai Văn Nam và Âu Vi Đức (2009), Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nơng
dân nghèo, Tạp chí Quản lý kinh tế, số 26, trang 21-31.
9. Mai Văn Nam và Đinh Công Thành (2011), Kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của các làng nghề ở tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Khoa học Trường Đại học
Cần Thơ, số 18a, trang 298-306.
10. Lê Khương Ninh (2011), Giải pháp hạn chế tín dụng phi chính thức ở nơng
thơn, Tạp chí Ngân hàng, số 5, trang 52–57.
11. Lê Khương Ninh, Cao Văn Hơn (2014), Giải pháp tăng cường lượng vốn tín
dụng chính thức cho sản xuất của nơng hộ ở đồng bằng sơng Cửu Long, Tạp
chí Ngân hàng, Số tạp chí 22(2014), trang 43-47.
42



12. Nguyễn Quốc Nghi (2011), Khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức của hộ
nghèo, Tạp chí Ngân hàng, số 7, 2011.
13. Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh (2011), Các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nơng thơn hun Trà Ơn, tỉnh
Vĩnh Long, Tạp chí Khoa học kinh tế, số 5 (23), trang 30-36.
14. Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, số 18a, trang 240-250.
15. Phạm Anh Ngọc (2008), Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương
trong tiến trình hội nhập kinh tế, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế nông
nghiệp, Đại học Thái Nguyên.
16. Lê Thị Kiều Oanh (2016), Tăng cường xóa đói, giảm nghèo bền vững với đồng
bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Tài Chính, tháng 8/2016, trang
93-94.
17. Đỗ Văn Quân (2013), Phát triển kinh tế hộ gia đình trong tiến trình xây dựng
nơng thơn mới ở đồng bằng sơng Hồng hiện nay, Tạp chí Lý luận Chính trị.
18. Vũ Ánh Tuyết (2007), Phân tích thực trạng đa dạng hố thu nhập của nơng hộ
tại quận Ơ Mơn, thành phố Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ kinh tế.
19. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
Nxb Lao động Xã hội, Tp.HCM.
20. Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền (2013), Phát triển kinh tế hộ gia đình
ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 3
(2013) trang 1-9
21. Tổng cục Thống kê (2012), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012.
NXB Thống kê.
Tiếng Anh
22. Abdulai, A. & CroleRees, A. (2001), Determinants of Income Diversification
amongst Rural Households in Southern Mali, Food Policy 26, p. 437–452

23. FAO (2007), Handbook on Rural Household’s Livelihood and Well-Being:
Statistics on Rural Development and Agriculture Household Income, United
Nation, New Yorkand Geneva, p. 207-222.

43


24. Hoang Van Long, Mitsuyasu Yabe (2011), Factors affecting to household
income of the Kinh and the ethnic minority in rural Vietnam: a case study in the
buffer zone of Bach Ma National Park, Asian-African Journal of Economics
and Econometrics, Vol. 11, No. 1, p. 135-145
25. Klasen, S., Priebe, J. & Rudolf, R. (2013), Cash Crop Choice and Income
Dynamics in Rural Areas: Evidence for Post-crisis Indonesia, Agricultural
Economics 44, p. 349–364
26. Manjunatha, A. V., Anik, A. R., Speelman, S., & Nuppenau, E. A., (2013),
Impact of Land Fragmentation, Farm Size, Land Ownership and Crop Diversity
on Profit and Efficiency of Irrigated Farms in India, Land Use Policy 31, p.
397–405
27. Schwarze, S. (2004), Determinants of Income Generating Activities of Rural
Households: A Quantitative Study in the Vicinity of the Lore-Lindu National
Park in Central Sulawesi/Indonesia.
28. Tuyen Quang Tran (2015), Nonfarm employment and household income
among ethnic minorities in Vietnam, Economic Research-Ekonomska Istra
živanja, Vol. 28, No. 1, p. 703–71
29. Tuyen Quang Tran, Son Hong Nguyen, Huong Van Vu & Viet Quoc Nguyen
(2015), A note on poverty among ethnic minorities in the Northwest region of
Vietnam, Post-Communist Economies, Vol. 27, No. 2, p. 268–281
30. Walle, D. V. D., and D. Gunewardena (2001), Sources of Ethnic Inequality in
Viet Nam, Journal of Development Economics, Vol. 65, No. 1, p. 177-207.
31. Yang, D. (2004), Education and Allocative Efficiency: Household Income

Growth during Rural Reforms in China, Journal of Development Economics
74, p.137–162
Website
32. Thành phố Quảng Ngãi và các huyện trong tỉnh, Huyện Ba Tơ
< />nBaTo.htm>.[Ngày truy cập: 11 tháng 01 năm 2018, lúc 14h54’].
33. Thành phố Quảng Ngãi và các huyện trong tỉnh, Huyện Ba Tơ
< />truy cập: 11 tháng 01 năm 2018, lúc 16h13’].
44


PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT THẢO LUẬN NHĨM
Xin chào các Cơ/Bác, Anh/Chị. Tơi Lê Khánh Ngân là thành viên nhóm
nghiên cứu thuộc trường Đại học Nha Trang. Tơi đang thực hiện một nghiên cứu
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình người dân tộc
thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi” với mục đích là phục vụ
cho nghiên cứu khoa học. Rất mong Anh/Chị dành chút ít thời gian trả lời giúp
chúng tôi một số câu hỏi sau và xin lưu ý là khơng có quan điểm nào đúng hay sai
cả, tất cả quan điểm của Anh/Chị đều giúp ích cho nghiên cứu của chúng tơi.
Xin chân thành cảm ơn!
Phần 1
Theo quan điểm của Cô/Bác, Anh/Chị khi nói các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng
Ngãi gồm yếu tố nào? Vì sao Cơ/Bác, Anh/Chị nghĩ đến nó. (Khơng gợi ý).
Phần 2
Xin Cô/Bác, Anh/Chị cho biết ý kiến, những điểm cần bổ sung/chỉnh sửa/loại
bỏ đối với gợi ý dưới đây của chúng tôi về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ gia đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - Tỉnh Quảng Ngãi.
Các yếu tố có gợi ý
(1) Trình độ học vấn của chủ hộ

(2) Số hoạt động tạo thu nhập
(3) Tiếp cận chính sách hỗ trợ
(4) Số nhân khẩu của hộ
(5) Độ tuổi của chủ hộ
(6) Diện tích đất
Phần 3: Khẳng định lại các yếu tố.
Theo Cơ/Bác, Anh/Chị thì yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của hộ gia
đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện mà chúng tôi đã đưa ra ở phần 2.
Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các Anh/Chị.


PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG - HUYỆN
BA TƠ THAM GIA NHÓM CHUYÊN GIA
STT

Họ tên

Chức vụ

1

.....................................

Chủ tịch huyện

2

.....................................

Phó chủ tịch huyện


3

.....................................

Phó chủ tịch huyện
Cán bộ phòng Lao động thương binh

4
.....................................

và xã hội

5

.....................................

Cán bộ Trạm khuyến nơng Huyện

6

.....................................

Cán bộ phịng GD&ĐT

7

.....................................

Chủ tịch xã Ba Xa


8

.....................................

Chủ tịch xã Ba Khâm

9

.....................................

Chủ tịch xã Ba Thành

10

.....................................

Chủ hộ xã Ba Xa

11

.....................................

Chủ hộ xã Ba Khâm

12

.....................................

Chủ hộ xã Ba Thành


13

.....................................

Chủ hộ xã Ba Xa

14

.....................................

Chủ hộ xã Ba Khâm

15

.....................................

Chủ hộ xã Ba Thành


PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Xin chào cô/bác, anh/chị,
Tôi là học viên Cao học Trường Đại học Nha Trang đang thực hiện luận văn tốt
nghiệp nghiên cứu đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia
đình người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Tơ - tỉnh Quảng Ngãi”. Kính mong
cô/bác, anh/chị giúp đỡ bằng cách trả lời bảng câu hỏi điều tra này một cách thành thật.
Sự trả lời chu đáo của cơ/bác, anh/chị góp phần to lớn vào sự thành công của đề tài
nghiên cứu này.
Tôi xin đảm bảo những thông tin của cô/bác, anh/chị cung cấp chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu khoa học và hồn tồn được giữ kín.

Xin chân thành cảm ơn!
--------------------------------Mã số:.......................
Địa chỉ: xã ..................................., huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
1.1.

Họ tên chủ hộ:...................................................................Tuổi:................

1.2.

Dân tộc:

 Kinh

 Khác (cụ thể......................).

1.3.

Giới tính:

 Nam

 Nữ.

1.4.

Số người trong hộ hiện tại:..............................................................(Người).
Số lao động:...............................................................................(Người).

1.5.


Trình độ học vấn của chủ hộ:
 Khơng đi học
 Có đi học, học đến lớp ……
 Cấp 1 (Từ lớp 1 đến lớp 5)
 Cấp 2 (Từ lớp 6 đến lớp 9)
 Cấp 3 (Từ lớp 9 đến lớp 12)

1.6.

Hoạt động tạo thu nhập của gia đình cơ/bác, anh/chị là gì:

 Từ nơng nghiệp và lâm nghiệp (trồng lúa, trồng rừng, trồng cây ăn quả, trồng
sắn, mì, ni bị, gà, heo……)
 Từ phi nơng nghiệp ( làm gỗ, phụ hồ,……)


×