Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ gia đình nông thôn trung du Bắc Bộ- trường hợp huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN




Luận văn cao học

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRUNG DU BẮC BỘ -
TRƯỜNG HỢP HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ




Người hướng dẫn: TS. Hay Sinh
Học viên: Hoàng Thị Thu Huyền
Cao học Kinh tế phát triển Khóa 16










Tp. Hồ Chí Minh – 2009
LỜI CAM ĐOAN


Luận văn là kết qủa nghiên cứu ñộc lập của cá nhân tác giả. Mọi thông tin và
số liệu trong luận văn ñều có nguồn hợp pháp. Nếu phát hiện có sự gian dối, sao chép
hay ñạo văn, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.



LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn:
- Quý Thầy cô
- Các cơ quan ban ngành của Tỉnh Phú Thọ, Huyện Phù Ninh và các Xã (Thị
trấn): Phong Châu, Phú Nham, Bình Bộ, Gia Thanh, Phú Lộc, Phù Ninh
- Các hộ gia ñình và cá nhân ñã cung cấp thông tin cho cuộc ñiều tra khảo sát
- Và gia ñình
Đã tạo ñiều kiện giúp ñỡ ñể tác giả hoàn thành luận văn này.
















MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Các Lý thuyết và quan ñiểm 5
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan ñến thu nhập hộ gia ñình nông thôn 9
1.2. Cơ sở thực tiễn:Kinh nghiệm nâng cao thu nhập hộ gia ñình
nông thôn ở Việt Nam 10
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 16
2.1. Lựa chọn các yếu tố và mô hình nghiên cứu 16
2.2. Mô tả về cuộc khảo sát tại Huyện Phù Ninh 19
CHƯƠNG 3: THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
HUYỆN PHÙ NINH-THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG 22
3.1. Tình hình kinh tế xã hội, nông nghiệp, nông thôn Tỉnh Phú Thọ
và Huyện Phù Ninh 22
3.1.1 Tỉnh Phú Thọ 22
3.1.2 Huyện Phù Ninh 24
3.2. Thực trạng và các yếu tố tác ñộng ñến thu nhập hộ gia ñình nông thôn Huyện
Phù Ninh 27
3.2.1 Thực trạng thu nhập hộ gia ñình và các yếu tố ảnh hưởng thông qua mộ số
chỉ tiêu thống kê 27
3.2.1.1 Thực trạng thu nhập hộ gia ñình 27
3.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến thu nhập hộ 30
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng ñến thu nhập hộ gia ñình qua kết quả mô hình hồi qui 37
3.3.1 Các bước tiến hành hồi qui bằng phần mềm SPSS 37
3.3.2 Các kết quả hồi qui 38
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP HỘ
GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ 43
4.1 Nhóm giải pháp về quy mô ñất nông nghiệp 46
4.2 Nhóm giải pháp ña dạng cơ cấu kinh tế hộ 49

4.3. Nhóm các giải pháp phụ trợ 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
Địa bàn nghiên cứu : Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ


1

Mở ñầu

Ở nước ta, nông nghiệp và nông thôn vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng ñối
với phát triển kinh tế xã hội, ñiều ñó ñược thể hiện trong ñường lối chính sách của
Đảng, Nhà nước và cả trong thực tế ñời sống. Những nghiên cứu về nông nghiệp và
nông thôn cũng vì thế mà khá nhiều và ña dạng.
Thu nhập hộ gia ñình nông thôn là một chủ ñề ñược ñề cập trong nhiều nghiên
cứu về nông nghiệp và nông thôn, trong ñó có những nghiên cứu về thu nhập hộ gia
ñình nông thôn ở vùng ñồng bằng, miền núi, tây nguyên Tuy nhiên, ở mỗi vùng
miền cơ cấu thu nhập hộ gia ñình nông thôn cũng như các yếu tố ảnh hưởng ñến thu
nhập hộ không hoàn toàn giống nhau, do ñó sẽ là hợp lý nếu có một nghiên cứu riêng
về thu nhập hộ gia ñình nông thôn trung du Bắc bộ.
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi Bắc bộ, trong ñó có huyện Phù Ninh,
một ñịa bàn khá ñặc trưng của kiểu ñịa hình trung du với chủ yếu là ñồi núi thấp và
dân cư nông thôn chiếm ña số. Mặc dù những năm gần ñây bộ mặt nông thôn của cả
nước cũng như của tỉnh Phú Thọ có nhiều thay ñổi, nhưng theo báo cáo kinh tế xã hội
năm 2008 của Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh thì ñời sống của người dân ở ñịa
phương còn khó khăn: thu nhập bình quân ñầu người chỉ 7,6 triệu ñồng/năm, tỷ lệ hộ
nghèo còn 14% và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 20,5%. Riêng khu vực
nông thôn thì thu nhập bình quân thấp hơn và tỷ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình
toàn huyện.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu thu nhập của hộ gia ñình nói
chung và hộ gia ñình nông thôn nói riêng ở ñịa phương là hết sức cần thiết. Kết quả

nghiên cứu sẽ phản ánh rõ hơn hiện trạng thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng tới thu
nhập của hộ gia ñình nông thôn tại ñịa phương ñể từ ñó có căn cứ ñề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ gia ñình nông thôn trên ñịa bàn Huyện Phù
Ninh. Hơn thế nữa nó còn cho thấy phần nào bức tranh thu nhập của hộ gia ñình nông
thôn trung du Bắc bộ nói chung.

2

Câu hỏi nghiên là: Hiện trạng thu nhập hộ gia ñình nông thôn huyện Phù Ninh Tỉnh
Phú Thọ như thế nào, những yếu tố ảnh hưởng ñến thu nhập và những giải pháp cần
có nhằm nâng cao thu nhập hộ gia ñình nông thôn trên ñịa bàn huyện?
Dựa vào cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu ñi trước và thực tế tại ñịa phương, giả
thuyết nghiên cứu ñặt ra là: 1. Thu nhập hộ gia ñình tại ñịa phương còn thấp và
không ñồng ñều. 2.Thu nhập của hộ gia ñình nông thôn chịu ảnh hưởng của các yếu
tố: quy mô ñất nông nghiệp, quy mô lao ñộng, vốn vay từ các ñịnh chế chính thức,
kiến thức của chủ hộ, và sự ña dạng hóa cơ cấu kinh tế hộ gia ñình. 3. Các yếu tố này
ñều ảnh hưởng thuận chiều ñến thu nhập hộ gia ñình.
Với câu hỏi và giả thuyết nêu trên, nghiên cứu nhắm ñến các mục tiêu :
1. Làm rõ thực trạng thu nhập hộ gia ñình nông thôn bằng số liệu thống kê từ kết
qủa khảo sát tại ñịa bàn Huyện Phù Ninh Tỉnh Phú Thọ
2. Đo lường ñược mức ñộ ảnh hưởng của các yếu tố ñến thu nhập hộ.
3. Đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập hộ phù hợp và khả thi.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu là các hộ gia ñình có sản
xuất nông nghiệp trên ñịa bàn Huyện Phù Ninh- Tỉnh Phú Thọ, bao gồm các hộ gia
ñình thuộc các xã ñất giữa và xã ven sông, xã nông nghiệp và thị trấn.
Các phương pháp nghiên cứu ñược sử dụng gồm có :
Phương pháp ñịnh lượng : Xây dựng mô hình kinh tế lượng xác ñịnh các yếu
tố ảnh hưởng ñến thu nhập hộ gia ñình nông thôn.
Phương pháp ñiều tra xã hội học : Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi hộ gia ñình
nông thôn trên ñịa bàn Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ làm cơ sở dữ liệu cho mô

hình kinh tế lượng.
Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân tích so sánh các số liệu thứ cấp
và số liệu sơ cấp có ñược từ cuộc ñiều tra khảo sát.
Ý nghĩa của ñề tài
Nghiên cứu về thu nhập hộ gia ñình nông thôn trước ñây chủ yếu ñi vào khía
cạnh cụ thể như thu nhập hộ gia ñình từ một loại sản phẩm nông nghiệp hoặc là thu
nhập của hộ gia ñình ở hình thức kinh tế trang trại. Trong nghiên cứu này, thu nhập
hộ gia ñình nông thôn ñược nghiên cứu ở hình thức nông hộ và ñược khảo sát một

3

cách toàn diện trên tất cả các nguồn thu nhập, nó phù hợp với xu hướng và thực tế
hiện nay tại nhiều vùng nông thôn, người nông dân ñã không còn trông chờ vào
nguồn thu nhập duy nhất từ nông nghiệp.
Hơn thế nữa, ñây là nghiên cứu về thu nhập của hộ gia ñình nông thôn thuộc
vùng trung du Bắc bộ, các các kết quả nghiên cứu có thể mang lại một ý nghĩa nào ñó
cho các cấp chính quyền khi xây dựng phương hướng, mục tiêu và giải pháp phát
triển nông nghiệp, nông thôn cho vùng.
Đặc biệt, kết quả nghiên cứu của ñề tài có thể làm cơ sở cho lãnh ñạo và các
ban ngành huyện Phù Ninh có những giải pháp cụ thể, rõ ràng và khả thi ñể nâng cao
thu nhập cho các hộ gia ñình nông thôn, phấn ñấu ñạt thu nhập bình quân ñầu người
năm 2009 là 9 triệu ñồng và tỷ lệ hộ nghèo còn 10% như phương hướng mà Ủy ban
nhân dân Huyện ñã ñề ra.
Ngoài ra, với các phương pháp nghiên cứu của ñề tài này, không chỉ trong lĩnh
vực nông nghiệp mà các lĩnh vực khác cũng có thể áp dụng ñể ñưa ra ñược những căn
cứ mang tính khoa học nhằm tham mưu về chính sách giúp cho các cấp chính quyền
ñưa ra ñược những quyết ñịnh ñúng, phù hợp với thực tế.
Tuy nhiên, vì ñiều kiện thời gian và kinh phí không cho phép, nghiên cứu cũng
còn một số hạn chế về tính ñại diện của mẫu nghiên cứu, mức ñộ bao quát của các
yếu tố ñược lựa chọn nghiên cứu và còn một số khía cạnh sâu xa của vấn ñề chỉ có

thể ñược giải quyết nếu có một nghiên cứu sâu và quy mô hơn.

Kết cấu của luận văn :
Mở ñầu
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương này sẽ trình bày các cơ sở lý luận của nghiên cứu ñó là các lý thuyết
liên quan ñến kính tế phát triển, nông nghiệp và thu nhập, ñiểm lại và so sánh các
nghiên cứu ñi trước về các vấn ñề liên quan ñến chủ ñề của nghiên cứu. Thực tế và
kinh nghiệm việc nâng cao thu nhập nông thôn ở các tỉnh thành trong nước cũng
ñược ñề cập. Dựa trên các cơ sở ñó, một số yếu tố nghiên cứu chính sẽ ñược lựa chọn
ñể nghiên cứu và ñưa vào mô hình kinh tế lượng.

4

Chương 2 Mô hình ngiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của chương 1, cùng với những ñặc ñiểm của
ñịa bàn nghiên cứu, các yếu tố nghiên cứu ñược lựa chọn và giải thích cụ thể cùng
một mô hình nghiên cứu với ñầy ñủ ñịnh nghĩa và kỳ vọng của các biến.
Cơ sở dữ liệu ñể chạy mô hình hồi quy có ñược từ cuộc khảo sát ñiều tra hộ
gia ñình nông thôn tại ñịa bàn huyện Phù Ninh cũng ñược mô tả chi tiết về cách thức
thực hiện cũng như những hạn chế của nó.
Chương 3 Thu nhập hộ gia ñình nông thôn huyện Phù Ninh-Thực trạng và
các yếu tố tác ñộng
Để có một cái nhìn toàn diện, trước tiên chương này sẽ mô tả khái quát thực
trạng nông nghiệp, nông thôn và tình hình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh Phú Thọ
nói chung và Huyện Phù Ninh nói riêng qua một số chỉ tiêu thống kê từ nguồn dữ
liệu thứ cấp.
Tiếp theo là những phân tích thống kê từ số liệu của cuộc khảo sát ñiều tra thu
nhập hộ gia ñình nông thôn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. Qua phân tích số liệu
thống kê làm rõ phần nào hiện trạng thu nhập hộ gia ñình nông thôn. Và quan trọng

hơn là thông qua việc phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính sẽ ñưa ñến những
kết luận về các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê ñến việc nâng cao thu nhập hộ
gia ñình.
Chương này không chỉ phân tích mà còn lý giải các kết qủa nghiên cứu ñể ñưa
ra các kết luận khoa học và phù hợp.
Chương 4 Một số giải pháp nâng cao thu nhập hộ gia ñình nông thôn Huyện
Phù Ninh Tỉnh Phú Thọ
Với những kết luận của các phần nghiên cứu trước, cùng với việc phân tích
bối cảnh hiện tại liên quan ñến nông nghiệp, nông thôn, cũng như tình tình thực tế
của ñịa phương, ñề tài sẽ gợi ý một số giải pháp liên quan ñến các yếu tố ảnh hưởng
chính ñến thu nhập hộ và các giải pháp phụ trợ cho các cấp chính quyền ñịa phương
nhằm mục ñích nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn Huyện Phù Ninh - Tỉnh
Phú Thọ, góp phần xây dựng nông thôn ngày thêm giàu ñẹp.
Kết luận và kiến nghị

5

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
Kinh tế hộ gia ñình ở nông thôn là loại hình tổ chức sản xuất trong nông, lâm, ngư
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp làm nhiều ngành nghề, sản xuất chủ yếu
nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của hộ, chưa gắn với thị trường, mang nặng tính tự
cấp, tự túc.
Để ño lường thu nhập hộ có thể dùng các thước ño sau :
Thu nhập gộp (giá trị tổng sản phẩm hay tổng doanh thu) là tích giữa giá bán sản
phẩm và sản lượng ñầu ra tính trong năm.
Thu nhập ròng (lợi nhuận) là hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí, phản
ánh hiệu quả của sản xuất
Thu nhập lao ñộng gia ñình là tổng lợi nhuận và chi phí cơ hội của lao ñộng gia

ñình tham gia vào quá trình sản xuất (Chi phí cơ hội là những lợi ích mất ñi khi
chọn phương án này mà không chọn phương án khác)
Như vậy có thể nói những yếu tố ảnh hưởng ñến doanh thu, chi phí, sản lượng, năng
suất, lợi nhuận cũng chính là những yếu tố ảnh hưởng ñến thu nhập của hộ sản
xuất nông nghiệp. Vậy ñó là những yếu tố nào ?
1.1.1. Các lý thuyết và quan ñiểm
Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp theo các giai ñoạn TODARO – SS.PARK
Theo Todaro (1990), phát triển nông nghiệp trải qua ba giai ñoạn tuần tự từ
thấp ñến cao, ñó là: Nền nông nghiệp tự cấp tự túc → Chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp theo hướng ña dạng hoá → Nông nghiệp hiện ñại.
Ở giai ñoạn tự cấp tự túc, phần lớn các sản phẩm sản xuất ra ñược tiêu dùng nội
bộ trong khu vực nông nghiệp; sản phẩm chưa ña dạng, chủ yếu là các loại cây lương
thực và một số con vật nuôi truyền thống; Công cụ sản xuất thô sơ, phương pháp sản
xuất truyền thống giản ñơn, chủ yếu là ñộc canh; Đất, lao ñộng là những yếu tố sản
xuất chủ yếu, ñầu tư vốn còn thấp do ñó xu hướng lợi nhuận giảm dần ñược thể hiện
rõ khi sản xuất mở rộng trên diện tích ñất không màu mỡ.

6

Giai ñoạn chuyển dịch cơ cấu theo hướng ña dạng hoá, từ sản xuất tự cấp tự túc
sang chuyên môn hoá. Đặc trưng cơ bản của giai ñoạn này là cơ cấu cây trồng, vật
nuôi phát triển theo hướng hỗn hợp và ña dạng, thay thế cho hình thức canh tác ñộc
canh trước kia; sử dụng giống mới kết hợp với phân bón hoá học và tưới tiêu làm
tăng năng suất nông nghiệp; Sản lượng lương thực tăng ñồng thời tiết kiệm ñược diện
tích ñất sản xuất và sản xuất hướng tới thị trường, thoát khỏi tự cung, tự cấp.
Giai ñoạn phát triển cao nhất của nông nghiệp ñó là một nền nông nghiệp hiện
ñại. Đặc trưng cơ bản trong giai ñoạn này là trong các trang trại ñược chuyên môn
hoá, sản xuất ñược cung ứng hoàn toàn cho thị trường và lợi nhuận thương mại là
mục tiêu của người sản xuất; Yếu tố vốn và công nghệ trở thành các yếu tố quyết
ñịnh ñối với việc tăng sản lượng nông nghiệp; Dựa vào lợi thế về quy mô, áp dụng tối

ña công nghệ mới, hướng vào sản xuất một vài loại sản phẩm chuyên biệt.
Park.S.S(1992) chia quá trình phát triển nông nghiệp thành 3 giai ñoạn : sơ khai,
ñang phát triển và phát triển.
Giai ñoạn sơ khai: sản xuất nông nghiệp chưa sử dụng các yếu tố ñầu vào ñược
sản xuất từ khu vực công nghiệp. Giai ñoạn này, sản lượng nông nghiệp phụ thuộc
vào các yếu tố tự nhiên như ñất ñai, thời tiết, khí hậu và lao ñộng.
Giai ñoạn ñang phát triển: sản lượng nông nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố
ñầu vào ñược sản xuất từ khu vực công nghiệp (phân bón, thuốc hoá học).
Giai ñoạn phát triển: Nền kinh tế ñạt mức toàn dụng, không còn tình trạng bán
thất nghiệp trong nông nghiệp. Sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào công nghệ
thâm dụng vốn sử dụng trong nông nghiệp.
Như vậy theo Todaro và Park.S.S khi nào nền sản xuất nông nghiệp nào vẫn còn
chưa thoát khỏi giai ñoạn sơ khai thì vẫn phụ thuộc vào ñất ñai và lao ñộng của con
người. Đến giai ñọan ñang phát triển ngoài phụ thuộc vào ñất ñai, sức lao ñộng còn
phụ thuộc vào yếu tố phân bón, thuốc hóa học và không còn ñộc canh, ña dạng hóa
vật nuôi cây trồng, thoát khỏi tự cấp tự túc.
Harrod-Domar(1940) thì cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng là lượng vốn ñầu
tư ñược tăng thêm. Như vậy trong nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp cũng phụ
thuộc vào vốn ñầu tư tăng thêm (không kể là vốn tiết kiệm hay ñi vay)

7

Những nhận ñịnh trên còn ñược củng cố thêm bởi lý thuyết lợi thế theo quy mô
(Robert S.Pindyck và Daniel L.Rubinfeld 1989): Việc ño lường sản lượng gia tăng
tương ứng với sự gia tăng của tất cả các yếu tố ñầu vào là vấn ñề cốt lõi ñể tìm ra bản
chất của quá trình sản xuất trong dài hạn. Hiệu suất tăng dần theo quy mô khi sản
lượng tăng hơn hai lần trong khi các yếu tố ñầu vào tăng gấp ñôi. Khi quy mô sản
xuất lớn hơn, là ñiều kiện ñể công nhân và nhà quản lý chuyên môn hoá các nhiệm vụ
của họ và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất như
ñất ñai, máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển,

Điều này thể hiện rất rõ trong thực tế, với quy mô diện tích ñất ñai lớn hơn, hộ
nông dân dễ dàng áp dụng cơ giới hoá, thủy lợi hoá cũng như việc tổ chức sản xuất
hàng hoá có lợi thế hơn rất nhiều với các hộ nông dân có diện tích ñất ñai nhỏ lẻ,
manh mún.
Quy mô lớn mang hiệu qủa kinh tế cao hơn. Trong nông nghiệp, các yếu tố ñại
diện cho quy mô sản xuất như: vốn ñầu tư, lao ñộng, quy mô diện tích ñất nông
nghiệp, ñặc biệt là ñất ñai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nông nghiệp.
Cụ thể hơn, hàm sản xuất thường ñược ñể ở dạng hàm Cobb-Douglas như sau:
Y = AL
α
K
β
, trong ñó:
• Y : sản lượng
• L : quy mô lao ñộng
• K : quy mô vốn
• A : năng suất các yếu tố tổng hợp (công nghệ, thể chế kinh tế và các yếu tố
khác ngoài sự ñề cập của mô hình)

α

β
: ñộ co giãn của sản lượng theo lao ñộng và theo vốn
David Beg (2005) cũng ñưa ra hàm sản xuất “ biểu diễn mối quan hệ kỹ thuật hiệu
qủa của việc kết hợp các yếu tố ñầu vào ñể sản xuất ra sản phẩm ñầu ra”
1
, dạng tổng
quát là:
Y = f(X
1

, X
2
, X
3
,…., X
n
)
Trong ñó: Y là sản lượng ñầu ra


1
David Beg (2005), Kinh tế học, Nhà xuất bản Thống kê 2007 (bản dịch), trang 105

8

Xi là các yếu tố ñầu vào
Các yếu tố ñầu vào ñược chia làm 4 nhóm: 1. Vốn sản xuất; 2. Lao ñộng; 3. Đất ñai
và tài nguyên thiên nhiên; 4. Công nghệ;
Thu nhập chịu ảnh hưởng của sản lượng ñầu ra (nếu cùng một chi phí thì khi
doanh thu cao hơn thu nhập sẽ cao hơn). Do ñó cũng có thể nói thu nhập ảnh hưởng
bởi các yếu tố ñầu vào và nếu là thu nhập từ nông nghiệp thì các yếu tố ñầu vào sẽ là
lao ñộng nông nghiệp, vốn ñầu tư cho sản xuất, và ñất canh tác nông nghiệp, khoa
học kỹ thuật và nhiều yếu tố khác.
Riêng ñối với vốn ñầu tư, nếu là vốn vay, ở nông thôn thường có hai khu vực
cho vay là khu vực chính thức và không chính thức. Nhiều nhà kinh tế cũng tranh
luận về vấn ñề này. Bottomly T (1971) cho rằng người vay tiền ở khu vực không
chính thức thực hiện chức năng hữu ích với nông dân, vấn ñề không phải là loại bỏ
họ. Kế thừa Bottomly, Adams D, Pischke V và Graham (1984) cũng cho rằng xã
hội ñịnh kiến sai lệch về những người cho vay ở khu vực không chính thức và khu
vục này cho vay rất thành công. Nhưng ñến ñầu thập kỷ 90, hệ tư tưởng mới cho rằng

khu vực chính thức hoạt ñộng có hiệu qủa trong cho vay ở nông thôn vì họ có
phương pháp tiếp cận và sàng lọc thông tin (Hoff K, Braverman A và Stiglitz J.E,
1993), còn Desai và Mellor (1993), dựa vào lịch sử phát triển của hệ thống ñịnh chế
chính thức tranh luận rằng hệ thống ñịnh chế chính thức ngày càng ñóng vai trò chủ
yếu hơn trong quá trình phát triển kinh tế.
Ngoài những yếu tố vừa ñược ñề cập, chưa có một khái niệm thống nhất nhưng
một số nhà kinh tế còn tranh luận về ảnh hưởng của yếu tố kiến thức nông nghiệp ñối
với thu nhập của nông dân.
Ngay từ năm 1890, Alfred Marshall ñã khẳng ñịnh: kiến thức là ñộng lực mạnh
mẽ nhất của sản xuất
C.R. Wharton (1963) thì tranh luận rằng: với tất cả các nguồn lực ñầu vào giống
nhau thì hai nông dân có trình ñộ kỹ thuật nông nghiệp khác nhau có kết quả sản xuất
khác nhau
U.N. Brati lại cho rằng: kiến thức nông nghiệp cũng là một yếu tố ñầu vào của
sản xuất nông nghiệp.

9

Và kiến thức nông nghiệp của nông dân phụ thuộc vào mức ñộ mà họ tiếp cận với
các hoạt ñộng cộng ñồng ở vùng nông thôn (S.C.Hsieh, 1963)
Như vậy, các lý thuyết, quan ñiểm ñã chỉ ra: năng suất, hiệu qủa, lợi nhuận trong
sản xuất (bao hàm cả sản xuất nông nghiệp) phụ thuộc vào các yếu tố: ñất ñai, lao
ñộng, vốn, và kiến thức nông nghiệp
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan ñến thu nhập hộ gia ñình nông thôn
Nghiên cứu của PGS.TS Đinh Phi Hổ (2003) tại An Giang (ñược trình bày
trong cuốn sách: “Kinh tế học nông nghiệp bền vững, xuất bản năm 2008), với mục
tiêu nghiên cứu sự ảnh hưởng của kiến thức nông nghiệp ñến thu nhập hộ gia ñình
nông thôn ñồng bằng sông Cửu Long, tác giả sử dụng mô hình dựa trên hàm sản xuất
Cobb-Douglas và ñưa về dạng tuyến tính như sau :
LnY= Lna + b

1
LnX
1
+ b
2
LnX
2
+ b
3
lnX
3
+ b
4
LnX
4
Trong ñó : Y là Thu nhập lao ñộng gia ñình
X
1
là diện tích ñất canh tác lúa
X
2
là lao ñộng sử dụng trên ñất canh tác lúa cả năm
X
3
là vốn lưu ñộng sử dụng trong cả năm trên ñất canh tác lúa
X
4
là Kiến thức nông nghiệp của nông dân
kết quả chạy mô hình cho thấy ngoài kiến thức nông nghiệp thì cả diện tích ñất và
vốn ñều ảnh hương có ý nghĩa thống kê ñến thu nhập hộ gia ñình. Trong ñó, kiến

thức nông nghiệp ñược ñánh giá cho ñiểm bằng các câu hỏi liên quan ñến các nội
dung kiến thức chung về nông nghiệp (mức ñộ tiếp cận và tham gia các hoạt ñộng
cộng ñồng ở nông thôn) và trình ñộ kiến thức kỹ thuật nông nghiệp (hiểu biết về
giống, chăm bón, thu hái…)
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Võ Hoàng (2007) trong ñề tài: “Kinh tế trang
trại tỉnh Bình Phước - Thực trạng và giải pháp phát triển”, ñiều tra khoảng 200 trang
trại ở Bình Phước ñể xác ñịnh các yếu tố ảnh hưởng ñến lợi nhuận của trang trại cũng
cho kết quả là lợi nhuận của trang trại phụ thuộc vào một số yếu tố trong ñó có diện
tích và vốn vay.
Cũng là nghiên cứu về trang trại nhưng trên ñịa bàn tỉnh Bình Dương, Võ Thị
Thanh Hương (2007) trong ñề tài: “Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương - Hiệu qủa

10

kinh tế và giải pháp phát triển” cho kết luận: lợi nhuận (hay thu nhập của trang trại)
phụ thuộc vào diện tích, vốn ñầu tư và vốn vay.
Sử dụng thước ño thu nhập lao ñộng gia ñình ñể nghiên cứu, nhưng giới hạn hơn
ở thu nhập từ trồng hồ tiêu của các hộ sản xuất hồ tiêu vùng Đông Nam Bộ, nghiên
cứu của Nguyễn Thị Minh Châu (2008) có tên “Tác ñộng của môt số yếu tố chính
ñến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam - Trường hợp ñiển hình ở vùng Đông
Nam Bộ” cho thấy thu nhập ròng và thu nhập lao ñộng gia ñình (hộ trồng tiêu) phụ
thuộc vào kiến thức nông nghiệp.
Như vậy các nghiên cứu trước ñều cho thấy thu nhập của các hộ gia ñình nông
thôn phụ thuộc vào các yếu tố là diện tích ñất nông nghiệp, lao ñộng nông nghiệp,
vốn ñầu tư (hoặc vốn vay) và kiến thức nông nghiệp. Tuy nhiên các nghiên cứu trên
ñều ñi vào các vấn ñề cụ thể như : thu nhập của hộ dưới hình thức trang trại,thu
nhập của hộ riêng cho một loại sản phẩm hay chỉ với mục ñích chứng minh một nhân
tố ảnh hưởng ñến thu nhập hộ, chưa có nghiên cứu nào tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
ñến toàn bộ thu nhập hộ gia ñình nông thôn.
1.2. Cơ sở thực tiễn : Kinh nghiệm nâng cao thu nhập hộ gia ñình nông

thôn ở Việt Nam
Việc nâng cao thu nhập và xóa ñói giảm nghèo cho người dân nông thôn luôn
ñược Đảng và nhà nước quan tâm. Chính phủ ñã có nhiều chương trình, giải pháp
nâng cao thu nhập, xóa ñói giảm nghèo cho nông dân như: Chương trình mục tiêu
quốc gia về xoá ñói giảm nghèo và việc làm, Chương trình 135, Chương trình 5 triệu
ha rừng,Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo,….Thông qua các chương
trình ñó, hàng loạt dự án cụ thể ñược triển khai và ñã phát huy những tác dụng tích
cực như: Dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn ñể phát triển sản xuất, kinh doanh;
Dự án Hướng dẫn cho người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư; Dự án Xây dựng mô hình xóa ñói giảm nghèo ở các vùng ñặc biệt; Dự án Xây
dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo; Dự án Hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở
các xã nghèo; Dự án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá ñói giảm nghèo và
cán bộ các xã nghèo; Dự án Tổ chức cho vay vốn theo các dự án nhỏ giải quyết việc

11

làm thông qua Qũy Quốc gia hỗ trợ việc làm; Dự án Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng
dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn; Dự án Tăng cường cơ sở vật chất các
trường học,…
Kết quả là tỷ lệ hộ nghèo nói chung và ở nông thôn nói riêng ñã giảm ñáng kể,
theo ñó tỷ lệ hộ nghèo giám từ 58% năm 1993 xuống còn 13,1% cuối năm 2008
2
.
Việt Nam ñã ñược Liên hiệp quốc biểu dương là quốc gia thực hiện tốt mục tiêu thiên
niên kỷ, trong ñó có mục tiêu xóa ñói giảm nghèo.
Rõ ràng, nếu ñược hỗ trợ về vốn, về ñào tạo nghề, nâng cao kiến thức hiểu biết
khoa học kỹ thuật và giải quyết việc làm … từ chính phủ thì người dân nông thôn sẽ
có cơ hội cải thiện thu nhập.
Kinh nghiệm từ các ñịa phương cụ thể

Ở nhiều ñịa phương, kinh nghiệm cũng cho thấy nâng cao thu nhập cho người
nông dân các ñịa phương ñã có giải pháp dựa trên các yếu tố tác ñộng ñến thu nhập
của hộ gia ñình nông thôn.
Tại ñại hội lần thứ V Hội nông dân Việt Nam
3
, chủ tịch Hội Nông dân Quảng
Bình, Hoàng Trọng Thoan cho biết: " Hội triển khai xây dựng Trung tâm Dạy nghề
và giới thiệu việc làm. Nhiệm kỳ qua, Hội ñã giới thiệu cho 1.750 người có việc làm;
cung ứng 512 lao ñộng cho 8 công ty trong nước và 435 lao ñộng cho 13 doanh
nghiệp ñược phép xuất khẩu lao ñộng. Các cấp Hội ñã tổ chức 188 lớp dạy nghề ngắn
hạn cho 7.412 lao ñộng, theo các lĩnh vực: May công nghiệp, hàn công nghiệp,
thuyền trưởng tàu ñánh cá, máy trưởng tàu cá, vận hành và sửa chữa máy nông
nghiệp, kỹ thuật viên chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt… Được giúp
ñỡ, nhiều nông dân ñã tổ chức sản xuất có hiệu quả, trở thành những hạt nhân trong
việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ñồng thời là những kỹ thuật viên trực tiếp
hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên khác trong cộng ñồng. Nhiều người ñã mạnh dạn
ñầu tư mở rộng sản xuất và tạo việc làm cho nhiều lao ñộng


2
Báo cáo của Bộ Lao ñộng Thương binh và Xã hội-Website www.molisa.gov.vn
3
Theo www.Vnmedia.vn, ngày 23/12/2008
, Đẩy mạnh công tác xoá ñói giảm nghèo bền vững cho
nông dân


12

Công tác triển khai các dự án vay vốn quốc gia hỗ trợ việc làm, thành lập các tổ vay

vốn ñược tiến hành ngay tại cơ sở. Các cấp hội chú trọng hỗ trợ, phát triển các ngành
nghề truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên. Hoạt ñộng này góp phần
bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống và tạo ra nhiều việc làm. Nhiều ñịa phương
ở Quảng Bình ñã khôi phục, phát triển thành các làng nghề chổi ñót Hà Kiên, mộc
rèn Ba ñồn, rượu Tuy Lộc, ñan lát Thọ Đơn, chiếu cói An Xá, mây tre ở Vĩnh
Ninh…góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao ñộng nông thôn”.
Chủ tịch Hội Nông dân Long An, Lê Thanh Liêm cho biết: “Đến nay, tỷ lệ hộ
nghèo ở nông thôn giảm chỉ còn 7,5%. Từ năm 2003 ñến 2008, toàn tỉnh ñã có
32.637 hộ thoát nghèo, trong ñó có 26.558 hộ nông dân, 13.976 hội viên nông dân.
Hội ñã ñứng ra chủ trì một số việc như: thành lập các tổ tín chấp, ñáp ứng ñủ vốn cho
nông dân; phối hợp với ngành khuyến nông tổ chức các lớp chuyển giao khoa học kỹ
thuật tại các thôn bản; hỗ trợ vật tư, giúp nông dân tiếp thị, tìm ñầu ra cho sản phẩm.”
Kinh nghiệm từ Bắc Ninh
4
: “Hỗ trợ 100% kinh phí cho tập huấn, ñào tạo,
chuyển giao khoa học kỹ thuật. hỗ trợ vay vốn thông qua Quỹ quốc gia 120, ngân
hàng chính sách xã hội, vốn của các tổ chức quốc tế, của Mặt trận Tổ quốc và các
ñoàn thể nhân dân, của gia ñình, dòng họ và của cộng ñồng; tập huấn kiến thức sản
xuất kinh doanh, tư vấn pháp lý miễn phí cho hộ nghèo.Toàn tỉnh không còn hộ ñói,
tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,1% năm 1997 xuống còn 9,3% năm 2007 (theo tiêu chí
mới). Thu nhập bình quân của người dân Bắc Ninh tăng dần, cuộc sống ngày càng
ñược cải thiện. Năm 2002 thu nhập bình quân ñầu người của Bắc Ninh mới bằng
91,6% so với bình quân của cả nước, thì ñến năm 2004 ñã là 100,7% và năm 2008
ước ñạt 1.184 USD, cao hơn bình quân chung cả nước”.
Ở Vĩnh Phúc thì có hẳn Ban Quản lý Đề án bồi dưỡng và nâng cao kiến thức
cho nông dân.
5
“Theo chỉ ñạo của tỉnh, từ năm 2007-2009, Ban quản lý ñề án sẽ bồi
dưỡng, nâng cao kiến thức cho khoảng 200.000 chủ hộ nông thôn; ñến năm 2010 cập
nhật kiến thức mới cho toàn bộ các chủ hộ nông dân. Kết quả sau khi ñược học, tiếp



4
Theo www.bacninh.gov.vn, Thứ Sáu, 14/11/2008, Chính sách và giải pháp xóa ñói giảm nghèo ở
khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh)
5
Theo www.vinhphuc.gov.vn, 09/12/2008, Nâng cao kiến thức - ñiều nông dân cần

13

thu kiến thức, bước ñầu hộ nông dân ñã thay ñổi ñược tư duy về cách thức tổ chức
sản xuất kinh doanh, trở thành người nông dân mới, năng ñộng hơn; tích cực lắng
nghe các thông tin về thị trường, về lao ñộng việc làm, về khoa học kỹ thuật từ ñó
xuất hiện nhu cầu làm ăn lớn, mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, tạo thành nơi hoặc
vùng sản xuất hàng hóa ñáp ứng ñược nhu cầu của nền kinh tê thị trường, nâng cao
thu nhập cho hộ nông dân.
Tại Đại học Nông lâm Huế
6
: “Xác ñịnh mục tiêu, phương pháp giúp nông dân
nghèo với phương châm: ‘Cho người nghèo cần câu hơn cho con cá’, Trung tâm phát
triển nông thôn miền Trung - Đại học Nông Lâm Huế ñã triển khai dự án phát triển
nông thôn qui mô nhỏ trên ñịa bàn 10 xã tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
với nhiều hoạt ñộng khác nhau, trong ñó chúng tôi tập trung vào hoạt ñộng xây dựng
các mô hình (MH) sản xuất trình diễn. Chúng tôi ñã nâng cao năng lực và chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân thông qua hoạt ñộng xây dựng MH. Từ mục tiêu
ñến phương pháp tổ chức triển khai xây dựng mô hình ñều dựa trên cơ sở ‘có sự tham
gia của người dân’ với tinh thần ‘hỗ trợ những gì dân không có và dân không làm
ñược’. Dự án chủ yếu hỗ trợ về kỹ thuật và một phần nhỏ về tài chính, phần lớn hộ
tham gia làm MH ñiểm tự nguyện ñóng góp các nguồn lực ñể hoàn thiện MH. Điều
quan trọng thúc ñẩy sự tự nguyện và tích cực của các hộ là các MH sản xuất phù hợp

với ñiều kiện, trình ñộ tiếp thu và tâm lý sản xuất của người nghèo trong cộng ñồng
và mang lại hiệu quả kinh tế cho họ (Người dân thích và tin vào những cái thực tế,
hiện diện, không trừu tượng…). Từ các MH trình diễn ñã hình thành các nhóm sở
thích trong sản xuất như chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn bao gồm các thành viên là các
nông dân cùng sở thích, nguyện vọng. Đồng thời dự án ñã xây dựng họ thành ñội ngũ
nông dân nòng cốt, ñào tạo họ thành các THV của cộng ñồng và sử dụng chính các
MH trình diễn ñể tập huấn, hội thảo, tham quan, phổ biến kiến thức kỹ thuật và kinh
nghiệm sản xuất cho người dân, ñảm bảo tính bền vững về lâu dài tại cộng ñồng khi
dự án kết thúc và rút ra khỏi cộng ñồng.


6
Theo Website Đại học Nông lâm Huế www.huaf.edu.vn, Bài viết của Nguyễn Minh Đức- Trung tâm
phát triển nông nghiệp Miền trung


14

Chính vì vậy, sau gần 3 giai ñoạn triển khai dự án tại Quảng Trạch (1998 –
2007), hoạt ñộng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân theo phương pháp xây
dựng MH sản xuất trình diễn ñã ñạt kết quả và hiệu quả cao. Nông dân của 10 xã có
dự án ñã chuyển ñổi ñược nhận thức, tiếp thu các TBKT và ñã mạnh dạn áp dụng vào
thực tế chăn nuôi, nơi mà người dân chỉ có thu nhập cho gia ñình từ nguồn chăn nuôi
trâu, bò, lợn là chính. Đặc biệt MH chăn nuôi bò, người dân thực sự nhận thấy hiệu
quả của nó ñã nhân rộng MH tạo nên một phong trào rộng lớn trồng cỏ voi nuôi bò
lai, học tập cách xây dựng chuồng trại ñúng kỹ thuật, ñầu tư cho chăn nuôi tăng lên
về quy mô cũng như chất lượng. Các hộ gia ñình ñã chuyển ñổi diện tích ñất sản xuất
kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi bò, thậm chí có hộ gia ñình ñã chuyển ñổi phần lớn
diện tích ñất sang trồng cỏ ñể ñầu tư cho chăn nuôi bò. Quảng Thạch là một trong 10
xã ñiển hình của dự án ñã có 75 % số hộ dân tự ñầu tư trồng cỏ nuôi bò và chuyển từ

phương thức nuôi bò chăn thả sang nuôi bán thâm canh. Số lượng bò nuôi trong hộ
gia ñình tăng bình quân từ 1- 2 con lên 3 – 4 con so với trước, thu nhập của các hộ từ
chăn nuôi bò tăng lên từ 3 ñến 5 triệu ñồng/ năm. Nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
mà các hộ chăn nuôi lợn ñã nâng quy mô ñàn lợn bình quân từ 2 – 3 con lên 6 -7
con/lứa và nuôi ñược 2 – 3 lứa/ năm, nhiều hộ ñã nuôi ñến 10 – 15 con/ lứa, năng
suất và số lượng ñàn lợn cũng tăng cao, nuôi khoảng 4 tháng lợn ñạt trọng lượng xuất
chuồng 80 kg. Thu nhập của hộ nuôi lợn ñược tăng lên từ 3 – 6 triệu ñồng/năm.”
Những giải pháp mà các ñịa phương trên ñã áp dụng và ñạt hiệu qủa là những
giải pháp tác ñộng vào thu nhập hộ gia ñình thông qua các yếu tố liên quan ñến
nguồn vốn sản xuất, hiểu biết khoa học kỹ thuật, ñào tạo nghề, công ăn việc làm phi
nông nghiệp Điều ñó cũng nói lên phần nào tính phù hợp giữa thực tế, kết qủa
nghiên cứu và lý thuyết ñã nêu.

Kết luận chương 1:
Kinh tế hộ gia ñình nông thôn là loại hình tổ chức sản xuất trong nông, lâm,
ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoặc kết hợp làm nhiều ngành nghề. Thu nhập của
hộ gia ñình thường ñược ño lường bằng ba thước ño là: Thu nhập gộp, Thu nhập ròng
và Thu nhập lao ñộng gia ñình.

15

Lý thuyết và quan ñiểm của các nhà kinh tế học cho thấy:
Nền sản xuất nông nghiệp ñang phát triển ngoài phụ thuộc vào ñất ñai, sức lao
ñộng còn phụ thuộc vào phân bón, thuốc hoá học và không còn ñộc canh mà ña dạng
hóa vật nuôi cây trồng thoát khỏi tự cấp tự túc.
Quy mô sản xuất lớn mang lại hiệu qủa kinh tế cao hơn. Trong nông nghiệp,
ñất ñai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và với quy mô ñất lớn hơn thì rõ ràng sẽ có
lợi thế ñể áp dụng khoa học kỹ thuật mang lại hiệu qủa kinh tế cao hơn.
Sản lượng ñầu ra là một hàm phụ thuộc vào các yếu tố ñầu vào như: vốn sản
xuất, lao ñộng, Đất ñai và tài nguyên thiên nhiên, Công nghệ.

Vốn sản xuất bao gồm cả vốn vay. Ở nông thôn vốn vay ñến từ hai khu vực
chính thức và không chính thức, trong ñó các ñịnh chế cho vay chính thức ngày càng
ñóng vai trò chủ yếu hơn trong phát triển kinh tế.
Kiến thức nông nghiệp cũng ñược coi là một yếu tố ñầu vào của sản xuất
nông nghiệp, nó phụ thuộc vào mức ñộ tiếp cận với các hoạt ñộng công ñồng ở vùng
nông thôn.
Một số nghiên cứu trong nước về nông nghiệp, thu nhập hộ gia ñình trồng lúa,
trồng tiêu, thu nhập của trang trại sử dụng mô hình kinh tế lượng chứng minh rằng
các yếu tố như diện tích ñất sản xuất nông nghiệp, lao ñộng, vốn ñầu tư (hoặc vốn
vay), kiến thức nông nghiệp ñã ảnh hưởng ñến thu nhập của hộ gia ñình làm nông
nghiệp.
Kinh nghiệm của các ñịa phương trong việc nâng cao thu nhập, xoá ñói giảm
nghèo cho vùng nông thôn là tập trung vào các giải pháp hỗ trợ vốn sản xuất, khoa
học kỹ thuật, ñào tạo nghề và tạo công ăn việc làm.
Như vậy thu nhập hộ gia ñình nông thôn phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích
ñất nông nghiệp, lao ñộng, vốn và kiến thức nông nghiệp. Đây là cơ sở cho việc lựa
chọn các yếu tố nghiên cứu và một mô hình hồi quy phù hợp với ñịa bàn nghiên cứu
Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ.




16

Chương 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Lựa chọn các yếu tố và mô hình nghiên cứu
Vấn ñề quan tâm nghiên cứu là thu nhập hộ gia ñình nông thôn. Đo lường thu
nhập hộ gia ñình nói chung có thể dùng cả ba thước ño: Thu nhập gộp, thu nhập ròng
và thu nhập lao ñộng gia ñình.

Tuy nhiên, một ñặc ñiểm (thường ñược chấp nhận một cách tự nhiên) của sản
xuất nông nghiệp ở nhiều vùng nông thôn và ở chính ñịa phương là “lấy công làm
lãi”, nên việc dùng thước ño Thu nhập lao ñộng gia ñình sẽ là phù hợp vì nó ñã bao
gồm cả lợi nhuận và chi phí cơ hội lao ñộng gia ñình. Trong khi, Thu nhập gộp chỉ là
tổng doanh thu, không phản ánh ñược thu nhập thực tế của hộ vì chưa tính ñến chi
phí sản xuất; Thu nhập ròng (lợi nhuận) là tổng doanh thu trừ ñi chi phí (tính cả chi
phí lao ñộng dù ñó là lao ñộng gia ñình không phải thuê mướn) nên thu nhập ròng có
thể sẽ xảy ra trường hợp âm hoặc bằng không.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn ñã trình bày ở chương một, thu nhập hộ gia
ñình nông thôn bị ảnh hưởng bởi các yêu tố: diện tích ñất nông nghiệp; lao ñộng;
vốn; và kiến thức nông nghiệp.
Huyện Phù Ninh (ñịa bàn tương ñối ñặc trưng cho vùng trung du Bắc bộ), với
diện tích ñất 15.651 ha, trong ñó có 63,32% là ñất ñồi núi; diện tích ñất nông nghiệp
là 8.981 ha, chiếm 57,38%. Dân số của huyện là 99.636 người, trong ñó dân số nông
thôn là chủ yếu
7
. Điều này cho thấy sẽ có nhiều lao ñộng dư thừa nếu chỉ sản xuất
nông nghiệp. Hơn thế nữa qua những quan sát và nhận ñịnh ban ñầu, nhất là qua khảo
sát thử một số hộ gia ñình cho thấy thời gian nông nhàn là rất lớn và dường như các
hộ chỉ sản xuất nông nghiệp thu thập thấp hơn các hộ có làm các ngành nghề khác
ngoài nông nghiệp. Do ñó ngoài các yếu tố có thể ảnh hưởng ñến thu nhập hộ gia
ñình như ñã ñề cập thì thu nhập từ các ngành nghề ngoài nông nghiệp tại Huyện
Phù Ninh là yếu tố ñáng quan tâm và cần ñược bổ sung vào nghiên cứu này với tên
gọi là yếu tố ña dạng cơ cấu kinh tế hộ.


7
Theo www.VDict.com, tháng 1/2009

17


Ngoài ra, qua quan sát và khảo sát thử còn cho thấy những hộ có vay vốn ñể
ñầu tư cho sản xuất nông nghiệp hay các ngành nghề khác thường có thu nhập cao
hơn các hộ không vay vốn và các hộ có chủ hộ là người hiểu biết về tình hình kinh tế,
nhanh nhạy nắm bắt thị trường cũng có thu nhập cao hơn.Do ñó nghiên cứu yếu tố
vốn ñầu tư sẽ là vốn vay và yếu tố kiến thức sẽ là kiến thức chung bao gồm cả kiến
thức nông nghiệp và kinh tế.
Cụ thể thu nhập hộ và các yếu tố ảnh hưởng ñược xác ñịnh như sau:
Biến phụ thuộc-Thu nhập lao ñộng gia ñình (gọi tắt là thu nhập hộ): Là
toàn bộ thu nhập do lao ñộng gia ñình làm ra bao gồm cả thu nhập từ sản xuất nông
nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) và thu nhập từ các ngành nghề phi nông nghiệp (nghề
phụ, buôn bán kinh doanh, làm thuê )
Biến ñộc lập - Các yếu tố ảnh hưởng ñến thu nhập của hộ gia ñình là:
1. Quy mô ñất nông nghiệp: Bao gồm cả diện tích ñất trồng lúa, ñất màu ñồi, ñất
màu ven sông , ñất nuôi trồng thủy sản và ñất rừng (ñất rừng cũng ñược tính
vào ñất sản xuất nông nghiệp vì ñất rừng trên ñịa bàn nghiên cứu không nhiều
và có khi cũng ñược dùng như ñất màu ñồi nên có thể gộp chung). Nếu thu
nhập hộ gia ñình trong trường hợp tính riêng thu nhập từ nông nghiệp thì yếu
tố diện tích ñất sẽ hiển nhiên ñược ñưa vào mô hình nghiên cứu, nhưng vì thu
nhập hộ trong mô hình nghiên cứu là tổng thu nhập từ nông nghiệp và các
ngành nghề khác nên biến diện tích ñất cũng nên ñược ñưa vào mô hình
nghiên cứu ñể xem liệu nó còn ảnh hưởng ñến thu nhập hộ hay không.
2. Quy mô lao ñộng gia ñình: Thu nhập hộ gia ñình là toàn bộ thu nhập hộ từ
nông nghiệp và các ngành nghề khác nên quy mô lao ñộng gia ñình cũng ñược
xác ñịnh là toàn bộ lao ñộng gia ñình tham gia vào sản xuất nông nghiệp cũng
như các ngành nghề khác (chỉ tính các lao ñộng chính tạo ra thu nhập mà
không căn cứ vào ñộ tuổi lao ñộng).
3. Vốn vay: Tổng số vốn vay từ các ñịnh chế chính thức, bao gồm vốn vay từ các
ngân hàng, các tổ chức tín dụng ñịa phương, các chương trình hỗ trợ tín dụng
của chính phủ và ñịa phương.


18

4. Kiến thức: Kiến thức ñược ñánh giá dựa vào những hiểu biết chung về kinh tế,
hiểu biết chung về nông nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp. Những ñánh giá này
ñược tính bằng ñiểm, các câu hỏi sẽ ñược cho một số ñiểm cụ thể, tổng số
ñiểm là 10, trong ñó phần hiểu biết chung về kinh tế và nông nghiệp chiếm
60% số ñiểm, phần kỹ thuật nông nghiệp 40%.
5. Đa dạng cơ cấu kinh tế hộ: Cơ cấu kinh tế hộ ñược xem là ña dạng nếu hộ gia
ñình ngoài sản xuất nông nghiệp còn làm các ngành nghề khác tạo thu nhập và
ngược lại. Các ngành nghề khác bao gồm: nghề phụ (làm ñậu, nấu rượu, làm
bún, ñóng gạch…); làm thuê (nông nghiệp và phi nông nghiệp), các ngành
nghề khác. Hộ ña dạng cơ cấu kinh tế (hộ ngành nghề), hộ không ña dạng cơ
cấu kinh tế (hộ thuần nông). Đây là biến quan tâm của nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu:
Với sự quan tâm hướng tới thu nhập lao ñộng gia ñình và các yếu tố ảnh hưởng
ñến thu nhập hộ ñã dẫn ra ở trên, nghiên cứu ứng dụng dạng hàm Cobb-Dougla với
năm biến:
Y = aX
1
b1
X
2
b2
X
3
b3
X
4
b4

X
5
b5

KÝ HIỆU, ĐỊNH NGHĨA VÀ DẤU KỲ VỌNG CỦA CÁC BIẾN
Ký hiệu Định nghĩa Dấu kỳ vọng
Biến phụ thuộc
Y: TNHAP Thu nhập lao ñộng gia ñình (gọi tắt: thu nhập hộ)
ñơn vị tính: 1000 ñ

Biến ñộc lập
X
1
: DTDAT Quy mô diện tích ñất nông nghiệp, ñơn vị tính: Sào
(1 Sào = 270m
2
)
+
X
2
: LDONG Quy mô lao ñộng gia ñình (lao ñộng chính) ñơn vị
tính: Người
+
X
3
: VVON Vốn vay từ ñịnh chế chính thức, ñơn vị tính: 1000 ñ +
X
4
: KTHUC Kiến thức, ñơn vị tính: Điểm +


19

X
5
: DDANG Đa dạng cơ cấu kinh tế hộ-biến giả
DDANG = 1: Hộ ña dạng cơ cấu kinh tế
DDANG = 0: Hộ không ña dạng cơ cấu kinh tế (hộ
thuần nông)
+
với DDANG= 1


Mô hình ñược ñưa về dạng tuyến ñể lượng hóa ảnh hưởng của các yếu tố như sau:
LnY = Lna + b
1
LnX
1
+ b
2
LnX
2
+ b
3
LnX
3
+ b
4
LnX
4
+ b

5
LnX
5
Cu thể:
LnTNHAP = c + b
1
LnDTDAT + b
2
LnLDONG + b
3
LnVVON + b
4
LnKTHUC + b
5
DDANG

2.2. Mô tả về cuộc khảo sát tại Huyện Phù Ninh
Cơ sở dữ liệu cho mô hình nghiên cứu ñược lấy từ cuộc khảo sát thu nhập hộ gia
ñình nông thôn tại Huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ
Địa bàn khảo sát
Khảo sát ñược tiến hành trên 6 xã và thị trấn thuộc Huyện Phù Ninh, ñó là các
xã: Phù Ninh, Bình Bộ, Phú Lộc, Phú Nham, Gia Thanh, và Thị trấn Phong Châu.
Trong ñó 4 xã ñất giữa là Phù Ninh, Phú Lộc, Phú Nham, Gia Thanh; 1 xã ven sông
là Bình Bộ; và Thị trấn Phong Châu là trung tâm Huyện có các cơ quan hành chính,
công ty, nhà máy… (lớn nhất công ty Giấy Bãi Bằng và khu công nghiệp Đồng Lạng)
Số mẫu khảo sát
Do ñiều kiện giới hạn về thời gian và kinh phí cho một luận văn cao học, ñề
tài chấp nhận số mẫu khảo sát là 200 mẫu trên ñịa bàn khảo sát là Huyện Phù Ninh
Tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, vẫn ñảm bảo số mẫu khảo sát trải ñều trên các xã và thị
trấn ñại diện cho khu vực thuần nông và khu vực không thuần nông. Tại mỗi xã, số

mẫu ñảm bảo có hộ thuần nông và không thuần nông, có hộ vay vốn và không vay
vốn, có hộ ít ñất và nhiều ñất, và ñược phân bổ như sau:

STT Xã/ Thị trấn Số mẫu
1 Phù Ninh 21
2 Thị trấn Phong Châu 31

20

3 Bình Bộ 24
4 Gia Thanh 39
5 Phú Lộc 34
6 Phú Nham 51
Tổng cộng 200

Phương thức thu thập số liệu là dùng bảng câu hỏi. Tổng số bảng câu hỏi phát ra là
230 và số bảng câu hỏi thu về ñáp ứng yêu cầu sử dụng là 200.
Các bước tiến hành khảo sát:
Bước 1: Tác giả phối hợp cùng với cán bộ Phòng Kinh tế và Địa chính Huyện
Phù Ninh ñánh giá chung về hiện trạng nông thôn và thu nhập hộ nông thôn trên ñịa
bàn huyện và chọn lọc ra các xã khảo sát ñể ñảm bảo mẫu có tính ñại diện.
Bước 2: Tác giả cùng cán bộ ñịa chính xã, trưởng thôn tiến hành phỏng vấn
thử mỗi xã hai hộ ñể ñiều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp, ñồng thời hướng dẫn và
thống nhất cách thức thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi cho cán bộ ñịa chính xã và
trưởng thôn.
Bước 3: Tác giả cùng cán bộ ñịa chính xã và trưởng thôn tiến hành khảo sát chính
thức ñợt 1 vào tháng 2/2009 và ñợt 2 vào tháng 4/2009.
Bước 4: Tác giả ñọc soát toàn bộ các bảng câu hỏi thu thập ñược, kiểm tra lại
những thông tin còn thiếu hoặc chưa rõ, chọn lựa ra những bảng câu hỏi ñáp ứng yêu
cầu.


Kết luận chương 2:
Biến phụ thuộc (biến mục tiêu) của nghiên cứu ñược lựa chọn là thu nhập lao
ñộng gia ñình (thu nhập hộ).
Các biến ñộc lập giải thích cho sự thay ñổi thu nhập hộ ñược xác ñịnh là: quy
mô diện tích ñất nông nghiệp, quy mô lao ñộng gia ñình, vốn vay từ các ñịnh chế
chính thức, kiến thức của chủ hộ gia ñình và sự ña dạng cơ cấu kinh tế hộ.
Mô hình kinh tế lượng ñược xây dựng cụ thể dựa trên các yếu tố ảnh hưởng:
LnTNHAP = c + b
1
LnDTDAT + b
2
LnLDONG + b
3
LnVVON + b
4
LnKTHUC + b
5
DDANG

21

Ngoài các số liệu thứ cấp từ niên giám thống kê, kết qủa các cuộc ñiều tra
nông nhiệp, nông thôn của Tổng cục thống kê, số liệu của các ban ngành tại ñịa
phương, số liệu sơ cấp có ñược từ kết quả cuộc ñiều tra khảo sát hộ gia ñình nông
thôn tại 6 xã trên ñịa bàn Huyện Phù Ninh Tỉnh Phú Thọ. Mẫu khảo sát ñược lựa
chọn tương ñối ñại diện cho ñặc ñiểm chung của ñịa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên do
giới hạn về thời gian và kinh phí nên số mẫu chưa thỏa mãn hoàn toàn yêu cầu của
thống kê theo lý thuyết.
Với mô hình nghiên cứu và các cơ sở dữ liệu ñã có, hiện trạng và các yếu tố

ảnh hưởng ñến thu nhập hộ gia ñình nông thôn Huyện Phù Ninh Tỉnh Phú Thọ sẽ
ñược phân tích và làm rõ trong chương tiếp theo.




















×