Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

NGUYÊN NHÂN CHÓNG MẶT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI PHÒNG KHÁM THẦN KINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.08 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGUYÊN NHÂN CHÓNG MẶT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN </b>


<b>CỦA BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI PHÒNG KHÁM THẦN KINH</b>



<i><b>Nguyễn Hồng Lãm</b><b>1</b><b><sub>, Lê Văn Tuấn**</sub></b></i>


<b>TĨM TẮT</b>
<b>Mở đầu</b>


Chóng mặt là một trong những triệu chứng thường gặp ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, và cũng là
một trong những nguyên nhân khiến người bệnh tìm đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe để thăm khám và
theo dõi.


Chẩn đốn ngun nhân chóng mặt một cách chính xác, cụ thể là khó khăn, địi hỏi người thầy
thuốc phải nắm vững những đặc điểm của chóng mặt. Việc đề ra những chiến lược điều trị, xác định
nguyên nhân cho người bệnh nhập viện vì chóng mặt là cần thiết.


<b>Mục tiêu nghiên cứu</b>


Xác định các nguyên nhân gây chóng mặt và các yếu tố liên quan.


<b>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</b>


Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 385 người bệnh đến khám tại Phòng khám ngoại trú Thần kinh
Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre trong thời gian từ tháng 11/2017 đến tháng 02/2018.


<b>Kết quả</b>


Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính chiếm tỉ lệ 26%, kế đến là đau đầu migraine với 9,4%. Các
nguyên nhân gây chóng mặt do tình trạng bệnh lí như tăng huyết áp, đái tháo đường, lo âu, mất ngủ
chiếm 61,0%. Ghi nhận có mối liên quan giữa chóng mặt kịch phát lành tính với giới tính. Đa số bệnh
nhân chóng mặt tư thế kịch phát lành tính có chóng mặt kiểu xoay trịn (p < 0,001).



<b>Kết luận</b>


Chóng mặt là lý do thường gặp làm bệnh nhân đến khám bệnh tại phòng khám. Nguyên nhân
chóng mặt đa dạng bao gồm nguyên nhân tiền đình trung ương và ngoại biên, ngun nhân khơng do
tổn thương tiền đình. Các nghiên cứu trong tương lai cần chú trọng các vấn đề này.


<b>Từ khóa: Chóng mặt, nguyên nhân chóng mặt.</b>


<b>VERTIGO AND DIZZINESS CAUSES AND RISK FACTORS </b>


<b>OF OUTPATIENTS IN A PUBLIC HOSPITAL</b>



<i><b>Nguyen Hoang Lam, Le Van Tuan</b></i>


<b>ABSTRACT</b>
<b>Introduction</b>


Vertigo and dizziness are the main causes for patients to seek medical care for follow-up visits.
Diagnosing the cause of dizziness can be difficult because symptoms are often nonspecific and the
differential diagnosis is broad.


<b>Objectives</b>


To determine the causes of vertigo and dizziness and its related factors.


<b>Method</b>


A cross-sectional study was conducted from November 2017 to February 2018 in 385 outpatients.


<b>Results</b>



Benign paroxysmal positional vertigo (BPPV) is one of the most common causes of vertigo (26%),
migraine was 9.4%. Other causes of vertigo are hypertension, diabetes, anxiety and loss of sleep.


<b>Conclusion</b>


Common causes of dizziness include a migraine, medications, and alcohol. It can also be caused by
a problem in the inner ear, where balance is regulated. Dizziness is often a result of vertigo as well. The
most common cause of vertigo and vertigo-related dizziness is benign positional vertigo (BPV). Close
multidisciplinary cooperation is essential in dizziness, and further multicenter studies are needed.


<b>Key words: Dizziness, vertigo, dizziness’causes.</b>


1 Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre **<sub>Đại học Y dược TP.HCM</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Chóng mặt là một trong những triệu chứng thường gặp ở tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, và cũng là
một trong những nguyên nhân khiến người bệnh tìm đến các cơ sở chăm sóc sức khỏe để thăm khám và
theo dõi.


Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt như tình trạng bệnh lý, các yếu tố mơi trường,
hành vi, thói quen của dân số. Thơng thường các yếu tố này không tác động đơn độc mà kết hợp với
nhau dẫn đến tình trạng chóng mặt, xuất hiện đột ngột và có thể gây nguy hiểm. Đối với chóng mặt do
tình trạng bệnh lý, ngun nhân thường gặp nhất là do rối loạn tiền đình ngoại biên, viêm thần kinh tiền
đình, đau đầu Migraine,… Các trường hợp chóng mặt do các bệnh lý như tai biến mạch máu não, xơ
cứng rải rác, u vùng hố sau và bệnh lý thối hóa thần kinh thường là những ngun nhân trầm trọng, có
thể gây nguy hiểm đến tính mạng, cần can thiệp và xử trí cấp cứu.


Chẩn đốn ngun nhân chóng mặt một cách chính xác, cụ thể là khó khăn, địi hỏi người thầy


thuốc phải nắm vững những đặc điểm của chóng mặt. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu về đặc
điểm lâm sàng và nguyên nhân chóng mặt tại Việt Nam cịn hạn chế, chưa được khảo sát một cách đầy
đủ và có hệ thống. Việc đề ra những chiến lược điều trị, xác định nguyên nhân cho người bệnh nhập
viện vì chóng mặt là cần thiết.


Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định một số nguyên nhân của chóng mặt các yếu tố liên quan
của bệnh nhân chóng mặt tại phịng khám ngoại trú thần kinh, nhằm đánh giá có hệ thống, tiến tới làm
cơ sở cho cơng tác chẩn đốn và điều trị chóng mặt.


<b>ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


<b>Dân số mục tiêu: Người bệnh đến khám tại Phòng khám ngoại trú Thần kinh Bệnh viện Nguyễn Đình</b>


Chiểu, tỉnh Bến Tre.


<b>Dân số nghiên cứu: Người bệnh đến khám tại Phòng khám ngoại trú Thần kinh Bệnh viện Nguyễn</b>


Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre trong thời gian từ tháng 11/2017 đến tháng 02/2018.


<i><b>Tiêu chí chọn vào: Người bệnh đến khám tại Phòng khám ngoại trú Thần kinh từ 18 tuổi trở lên đồng</b></i>


ý tham gia nghiên cứu.


<b>Tiêu chí loại trừ</b>


 Người bệnh có suy giảm ý thức, sa sút trí tuệ, mất ngơn ngữ.


 Người bệnh có chấn thương cột sống cổ, phẫu thuật cột sống cổ, bệnh lý tủy cổ hay bệnh lý rễ cổ.
 Người bệnh có thai.



 Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp nặng.
 Bệnh nhân hẹp động mạch cảnh nặng
 Bệnh nhân có hội chứng bóc tách mạch máu.


 Bệnh nhân có cơn thiếu máu não thống qua hay thiếu máu não đang tiến triển.


<b>Cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ </b>


n= Z2
(1-) x


Theo nghiên cứu của Teggi R. và cộng sự thực hiện năm 2016, ghi nhận tỷ lệ chóng mặt là 40,3%.


Do đó ta chọn p= 0,403 để ước lượng cỡ mẫu cho nghiên cứu(14)<sub>.</sub>


→ Cỡ mẫu nghiên cứu là n ≈ 370.


<b>Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện các bệnh nhân tới khám tại phòng khám ngoại trú Thần</b>


kinh Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre trong thời gian từ tháng 11/2017 đến tháng 02/2018
thỏa tiêu chí chọn mẫu. Mỗi ngày thực hiện thu thập 5 mẫu nghiên cứu. Trung bình một ngày phịng
khám có khoảng 60 bệnh nhân đến khám, do đó chọn người bệnh đầu tiên vào khám là đối tượng tham
gia nghiên cứu sau đó cách 5 người sẽ lấy người kế tiếp (khoảng cách mẫu là k = 5). Nếu bệnh nhân
không đồng ý tham gia nghiên cứu thì chọn người kế tiếp vào sau đó.


<b>Phương pháp thu thập số liệu: Tất cả người bệnh được khám lâm sàng, ghi nhận bệnh sử, tiền căn,</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Phân tích số liệu: Phép kiểm </b>2<sub> được sử dụng để xác định mối liên quan giữa nhân chóng mặt và</sub>


các yếu tố liên quan. Tỷ số số chênh (odds ratio) được sử dụng để đánh giá độ lớn mối liên quan, có ý


nghĩa thống kê với giá trị p<0,05 và khoảng tin cậy 95% khơng chứa giá trị 1.


<b>KẾT QUẢ</b>


<b>Đặc tính mẫu nghiên cứu</b>


<b>Bảng 1: Thông tin nền của người bệnh đến khám bệnh (n=385)</b>


<b>Đặc điểm mẫu nghiên cứu</b> <b>Tần số</b> <b>Tỉ lệ %</b>
<b>Tuổi trung bình (năm)</b> 59,32 ± 15,17*


<b>Nhóm tuổi</b>


Dưới 45 tuổi 71 18,5


Từ 45 đến 54 tuổi 64 16,6


Từ 55 đến 64 tuổi 101 26,2


Từ 65 tuổi trở lên 149 38,7


<b>Giới tính</b>


Nam 99 25,7


Nữ 286 74,3


Nhóm tuổi từ 55 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ 64,9%. Giới tính nữ chiếm đa số với 74,3%. Có 100% mẫu
nghiên cứu là người Kinh.



<b>Bảng 2: Tình trạng bệnh lý đi kèm của bệnh nhân chóng mặt (n=385)</b>


<b>Tình trạng sức khỏe, bệnh lý đi kèm</b> <b>Tần số</b> <b>Tỉ lệ %</b>


Bệnh về tim 114 29,6


Đái tháo đường 67 17,4


Tăng lipid máu 122 31,7


Bệnh cơ-xương-khớp 85 22,1


Chấn thương do tai nạn 1 0,3


Bệnh về hô hấp 8 2,1


Bệnh về tiêu hóa 7 1,8


Bệnh về gan 15 3,9


Số lượng bệnh lý đi kèm


0 159 41,3


1 101 26,2


2 69 17,9


3 44 11,5



Từ 4 trở lên 12 3,1


Bệnh lý đi kèm chủ yếu là tăng lipid máu và bệnh lý về tim mạch với 31,7% và 29,6% tương ứng.
Các bệnh lý kèm theo khác chiếm tỷ lệ thấp. Số lượng bệnh lý đi kèm ít nhất từ 1 bệnh chiếm 58,7%.


<b>Bảng 3: Chẩn đốn ngun nhân gây chóng mặt (n=385)</b>


<b>Chẩn đốn ngun nhân chóng mặt </b> <b>Tần số</b> <b>Tỉ lệ %</b>
<b>Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính</b> 100 26,0


<b>Bệnh Ménière</b> 4 1,0


<b>Viêm thần kinh tiền đình</b> 4 1,0


<b>Đột quỵ</b> 6 1,6


<b>Đau đầu Migraine</b> 36 9,4


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Tiền căn tăng huyết áp</i> <i>165</i> <i>70,2</i>


<i>Đái tháo đường</i> <i>154</i> <i>65,5</i>


<i>Lo âu</i> <i>37</i> <i>15,7</i>


<i>Mất ngủ</i> <i>62</i> <i>26,4</i>


Tỉ lệ chóng mặt tư thế kịch phát lành tính xảy ra ở 100 đối tượng (26,0%). Chóng mặt do đau đầu
migraine chiếm 9,4%. Các nguyên nhân khác như bệnh Ménière, viêm thần kinh tiền đình và đột quỵ
chiếm tỉ lệ tương đương nhau.



Nguyên nhân dẫn đến chóng mặt chủ yếu là khác (61,0%), trong đó có các ngun nhân chính là lo
âu, mất ngủ, THA, đái tháo đường.


Tỉ lệ chóng mặt kiểu xoay trịn và kiểu tiền ngất tương đương nhau với 35,1% và 36,0%, kế đến là
chóng mặt kiểu khơng đặc hiệu với 26,3%, và thấp nhất là kiểu mất thăng bằng với 2,6%.


<b>Bảng 4: MLQ giữa nhóm tuổi và chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (n=385)</b>


<b>Nhóm tuổi</b> <b>Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính</b> <b>p</b>
<b>Có (%)</b> <b>Khơng (%)</b>


Dưới 45 tuổi 17 (23,9) 54 (76,1)


0,720


Từ 45 đến 54 tuổi 20 (31,3) 44 (68,7)


Từ 55 đến 64 tuổi 24 (23,8) 77 (76,2)


Từ 65 tuổi trở lên 39 (26,2) 110 (73,8)


Phép kiểm 2


Không có sự khác biệt về tỉ lệ chóng mặt tư thế kịch phát lành tính theo các nhóm tuổi.


<b>Bảng 5: MLQ giữa giới tính và chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (n=385)</b>


<b>Giới tính</b> <b>Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính</b> <b>p</b>
<b>Có (%)</b> <b>Khơng (%)</b>



Nam 17 (17,2) 82 (82,8)


<b>0,02</b>


Nữ 83 (29,0) 203 (71,0)


Phép kiểm 2


Nữ giới có tỉ lệ chóng mặt tư thế kịch phát lành tính cao hơn so với nam giới. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p = 0,02.


<b>BÀN LUẬN</b>


<b>Đặc tính mẫu nghiên cứu</b>


Về giới tính của mẫu nghiên cứu của chúng tơi có tỷ lệ nữ cao hơn nam (lần lượt là 74.3% và
25,7%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả tác giả trong nước và nước ngoài. Tác giả


Cao Phi Phong nhận thấy tỷ lệ chóng mặt giữa nam và nữ là 1:2,7(5)<sub>. Nghiên cứu của Hồ Vĩnh Phước</sub>


(2015) cho kết quả tương tự về phân bố giới(6)<sub>. Một nghiên cứu trong cộng đồng ở miền đông bắc nước</sub>


Pháp trên 2987 người trưởng thành tuổi từ 18 – 86 cho thấy chóng mặt thường gặp ở nữ hơn nam ở hầu


hết các nhóm tuổi, ngoại trừ nhóm tuổi ≥ 70(1)<sub>. Các nghiên cứu của các tác giả khác thuộc nhiều vùng</sub>


địa lý khác nhau cũng cho kết quả rằng chóng mặt gặp ở nữ nhiều hơn nam(4)(11)(13)(15)<sub>. Các nghiên cứu</sub>


đề cập ở trên được tiến hành ở nhiều nước khác nhau trên thế giới; dân số chọn mẫu từ cộng đồng, y tế
cơ sở và khoa cấp cứu bệnh viện. Đặc biệt, nghiên cứu của Bunasuwan P. (2011) ở Thái lan dù cỡ mẫu


lớn hơn của chúng tơi nhưng có cùng dân số nghiên cứu đó là người bệnh đến khám tại các phịng


khám, cũng cho tỷ lệ nữ cao hơn nam(4)<sub>. Một số yếu tố có thể lý giải cho hiện tượng này đó là có sự liên</sub>


quan mạnh giữa chóng mặt và migraine vốn ở nữ hơn là nam, và ảnh hưởng của các yếu tố hormone ở
nữ có liên quan chóng mặt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

(2011) ở Thái lan là 55(4)<sub>. Nghiên cứu của chúng tôi và của Bunasuwan P. và cộng sự đều lấy dữ liệu từ</sub>


bệnh viện. Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu của chúng tơi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả


Liu B., với độ tuổi trung bình chóng mặt là 40 ± 18,6 tuổi(10)<sub>. Sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu</sub>


của Liu B. bao gồm những bệnh nhân có tuổi từ 4 đến 89, trong khi mẫu nghiên cứu của chúng tôi bao
gồm người trưởng thành. Các nghiên cứu tại Việt Nam tiến hành bằng cách đo lường trực tiếp đối


tượng nghiên cứu thông qua phỏng vấn ghi nhận độ tuổi mắc bệnh thường gặp từ 40 đến 59 tuổi(5)(6)<sub>.</sub>


Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân ≤ 65 tuổi chiếm đa số 61,3%. Nghiên cứu của Lam J.M.Y.
và cộng sự năm 2006 trên bệnh nhân chóng mặt vào khoa cấp cứu tại một bệnh viện ở Hong kong cho


kết quả tương tự với chúng tơi, đó là tỷ lệ bệnh nhân < 65 tuổi bị chóng mặt là 61,5%(8)<sub>. Nghiên cứu</sub>


của Bittar R.S.M và cộng sự (2013) tại một cộng đồng dân cư ở Brazil cho thấy 49% trường hợp chóng


mặt xảy ra trong độ tuổi 46 – 55(2)<sub>. Nghiên cứu tại cộng đồng ở Ba lan (2017) nhận thấy đa số trường</sub>


hợp chóng mặt xảy ra ở độ tuổi ≤ 64 (83,7%)(15)<sub>. Tương tự, nghiên cứu tại Saudi năm 2015 cũng thấy</sub>


92,7% trường hợp chóng mặt là < 55 tuổi(13)<sub>. Như vậy các nghiên cứu dù lấy dữ liệu bệnh viện hay</sub>



cộng đồng đều cho thấy đa số chóng mặt gặp ở độ tuổi trung niên trở xuống. Tỷ lệ bệnh nhân ≤ 65 tuổi
bị chóng mặt theo nghiên cứu của chúng tôi dù chiếm đa số (61,3%) nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ này với
độ tuổi tương ứng ở nghiên cứu lấy dữ liệu cộng đồng ở Ba lan và Saudi. Nguyên nhân có thể do mẫu
của chúng tơi có tuổi trung bình cao hơn do mẫu gồm người trưởng thành trong khi mẫu của các nghiên
cứu trên có khoảng tuổi rộng hơn bao gồm cả trẻ em. Một tổng quan hệ thống các nghiên cứu từ năm
1998 – 2004 dựa vào dữ liệu tại phòng cấp cứu ở Hoa kỳ cho thấy chóng mặt đạt tỷ lệ cao nhất khoảng


40% ở bệnh nhân trên 40 tuổi và sau 65 tuổi thì giảm cịn khoảng 25%(7)<sub>. </sub>


<b>Ngun nhân của chóng mặt</b>


Chóng mặt là một trong những lý do thường gặp làm bệnh nhân đến khám bệnh tại phòng khám đa
khoa cũng như phòng khám chuyên khoa thần kinh. Ở nước ta, hệ thống y tế hiện chưa có hệ thống bác
sĩ gia đình và chưa có sự phân cấp quản lý điều trị rõ rệt giữa phòng khám đa khoa và chuyên khoa, do
đó bệnh nhân bị chóng mặt có thể đến phịng khám chun khoa ngay từ đầu mà khơng qua phịng
<b>khám đa khoa hay bác sĩ gia đình như ở các nước phát triển. Một tổng quan hệ thống của Bösner S. và</b>
cộng sự (2018) lấy dữ liệu từ 31 nghiên cứu tại hệ thống y tế cơ sở về tần suất đến khám vì chóng mặt.


Kết quả là tần suất đến khám vì chóng mặt khá dao động 1,0 – 15,5%(3)<sub>. Tần suất chóng mặt thay đổi</sub>


đáng kể giữa các nghiên cứu vì cách chọn mẫu và đánh giá triệu chứng khác nhau.


Chóng mặt là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau từ tiền đình trung ương, tiền đình
ngoại biên đến các nguyên nhân ngoài hệ thần kinh như tim mạch, nội khoa, thuốc, tâm lý …


Chúng tôi nhận thấy các nguyên nhân khác không do nguyên nhân thần kinh chiếm tỷ lệ cao 61,0%
(235 bệnh nhân). 39,0% bệnh nhân cịn lại do ngun nhân thần kinh, trong đó chóng mặt tư thế kịch
phát lành tính chiếm tỷ lệ cao nhất 26,0%, kế đến là đau đầu migraine chiếm 9,4%, đột quỵ não 1,6%,
bệnh Menière 1,0%, viêm thần kinh tiền đình 1,0%.



Trong nhóm ngun nhân khác khơng do ngun nhân thần kinh (235 bệnh nhân chiếm tỷ lệ
61,0%) thì tăng huyết áp gặp ở 70,2% bệnh nhân, kế đến là đái tháo đường (65,5%), mất ngủ (26,4%)
và lo âu (15,7%).


Phân tích gộp 31 nghiên cứu của Bưsner S. và cộng sự (2018) nhận thấy tỷ lệ các nguyên nhân gây
chóng mặt rất thay đổi giữa các nghiên cứu. Các nguyên nhân gây chóng mặt thường gặp nhất là bệnh


lý tim mạch (3,8 – 56,8%) và rối loạn tiền đình ngoại biên (5,4 – 42,1%)(3)<sub>. Trong nguyên nhân rối loạn</sub>


tiền đình ngoại biên, chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thường gặp nhất (4,3 – 39,5%), viêm thần
kinh tiền đình (0,6 – 24,0%). Bệnh lý thần kinh 1,4 – 11,4%, tâm thần 1,8 – 21,6%, chóng mặt khơng


rõ nguyên nhân có thể lên đến 80,2%(3)<sub>. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định</sub>


này. Tuy nhiên, chóng mặt khơng rõ ngun nhân có tỷ lệ cao trong phân tích gộp này. Có thể là do
phân tích này thu nhận các nghiên cứu từ hệ thống y tế cơ sở nên việc chẩn đốn chính xác nguyên
nhân chóng mặt là một thách thức lớn, trong khi vấn đề quan trọng hơn trong đánh giá bệnh nhân
chóng mặt tại phịng khám đa khoa là loại trừ những nguyên nhân đe dọa tín mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

J.M.Y. đều dựa vào dữ liệu bệnh viện do đó có cùng đặc điểm về phân bố nguyên nhân. Tuy nhiên,
chúng tôi nhận thấy phần lớn nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên là chóng mặt tư thế kịch
phát lành tính (26,0%), trong khi Lam J.M.Y. nhận thấy viêm thần kinh tiền đình (69%) là ngun nhân
chính của rối loạn tiền đình ngoại biên ở bệnh nhân vào khoa cấp cứu, kế đến mới là chóng mặt tư thế


kịch phát lành tính (23%)(8)<sub>. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính dù là hội chứng chóng mặt cấp nhưng</sub>


có đặc điểm xảy ra từng cơn kéo dài ≤ 1 phút khi thay đổi tư thế đầu và hay tái phát nên triệu chứng
không quá nặng nề và liên tục, bệnh nhân cũng đã quen với những đợt bệnh như thế do đó bệnh nhân
thường đến khám ở phịng khám hơn là vào khoa cấp cứu; trong khi viêm thần kinh tiền đình biểu hiện


bằng hội chứng chóng mặt cấp với chóng mặt có đặc điểm liên tục và mức độ nặng thường làm bệnh
nhân nhập viện ngay.


Trong nghiên cứu của chúng tơi nhóm ngun nhân khác khơng do thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất
61,0%, trong đó chủ yếu là bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp 70,2%). Điều này có thể do tuổi trung bình
của mẫu nghiên cứu của chúng tơi cao 59,3, nhóm bệnh nhân cao tuổi > 65 tuổi trong nghiên cứu của
chúng tôi khá cao 38,7%. Nghiên của Lüscher M và cộng sự (2014) tại phịng khám cho kết quả chóng
mặt do ngun nhân rối loạn tiền đình ngoại biên chiếm đa số, trong đó thường gặp nhất là chóng mặt


tư thế kịch phát lành tính(11)<sub>. Mẫu của nghiên cứu này có tuổi trung bình thấp hơn chúng tơi. Thật vậy, ở</sub>


người cao tuổi, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu của chóng mặt tại y tế cơ sở. Nghiên cứu cắt
ngang của Maarsingh O.R và cộng sự (2010) trên 417 bệnh nhân cao tuổi 65 – 95 tuổi ở Hà lan đến bác
sĩ gia đình vì chóng mặt kéo dài. Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân thường gặp nhất góp phần gây


chóng mặt (57%), kế đến là bệnh lý tiền đình ngoại biên (14%), và tâm thần (10%)(12)<sub>. Lawson J. và</sub>


cộng sự (1999) cũng nhận thấy bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu của chóng mặt (48,0%), kế


đến là bệnh lý tiền đình ngoại biên (34,0%)(9)<sub>. Bệnh lý tim mạch vốn chiếm tỷ lệ cao hơn ở người cao</sub>


tuổi so với người trẻ hơn. Bệnh lý tim mạch gây chóng mặt thơng qua nhiều cơ chế khác nhau, có thể
tổn thương hệ thống tiền đình trung ương hay ngoại biên mà thường nhất là thông qua đột quỵ não.
Bệnh lý tim mạch có thể góp phần gây các kiểu chóng mặt khác nhau như tiền ngất, mất thăng bằng…


Một nghiên cứu ở Thái lan của Bunasuwan P và cộng sự (2011) tại bệnh viện Thammasat cũng cho
thấy các bệnh lý tim mạch thường đi kèm chóng mặt bao gồm tăng huyết áp 32,2%, và rối loạn lipid
máu 34,2%(4)<sub>. </sub>


<b>Kết luận</b>



Ngun nhân chóng mặt chính trong nghiên cứu là các bệnh lí như tăng huyết áp, đái tháo đường,
lo âu và mất ngủ. Cần đánh giá yếu tố về chóng mặt khi điều trị cho các bệnh nhân này. Ngoài ra các
nghiên cứu đánh giá tổn thương hệ thần kinh trung ương cần được tiến hành trong tương lai để lượng
giá chính xác hơn ngun nhân chóng mặt.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


1. Alexandre B. (2013) "The epidemiology of vertigo, dizziness, and unsteadiness and its links to
<i>co-. morbidities. Frontiers in Neurology". Original research article, 4 (29), pp. 1-7</i>


2. Bittar R.S.M (2013) "Population epidemiological study on the prevalence of dizziness in the
<i>city of São Paulo, Brazil". J Otorhinolaryngol, 76 (6), pp. 688-698</i>


3. Bösner S. (2018) "Prevalence, aetiologies and prognosis of the symptom dizziness in primary
<i>care – a systematic review". BMC Family Practice, 19 : 33</i>


4. Bunasuwan P., Bunbanjerdsuk S., Nilsuwan A. (2011) "Etiology of vertigo in Thai patients at
<i>Thammasat Hospital". J Med Assoc Thai, 94 (7), pp. 102-108</i>


5. Cao Phi Phong, Bùi Châu Tuệ (2010) "Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: phân tích 30
<i>trường hợp điều trị tái định vị sỏi ống bán khuyên sau bằng nghiệm pháp Epley". Tạp chí y học</i>
<i>TP Hồ Chí Minh, 14 (1), tr. 304-309</i>


6. Hồ Vĩnh Phước, Vũ Anh Nhị (2010) "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị chóng mặt tư
<i>thế kịch phát lành tính". Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, 14 (1), tr. 341-346</i>


7. Kerber K.A., Brown D.L., Lisabeth L.D., Smith M.A., Morgenstern L.B. (2006) "Stroke
among patients with dizziness, vertigo, and imbalance in the emergency department: a
<i>population-based study". Stroke, 37 (10), pp. 2484-2487</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>9. Lawson J. (1999) "Diagnosis of geriatric patients with severe dizziness". J Am Geriatr Soc, 47 </i>
(1), pp. 12-17


10. Liu B., Liu C., Chen X.W., Duan J.P., Zhao X.Y., Guan J.Z., Zuo L.J. (2008) "Investigation
<i>and analysis of the baseline data of 3432 patients with vertigo". Zhongguo Yi Xue Ke Xue Yuan</i>
<i>Xue Bao, 30 (6), pp. 647-650</i>


11. Lüscher M (2014) "Prevalence and characteristics of diagnostic groups amongst 1034 patients
<i>seen in ENT practices for dizziness". J Laryngol Otol, 128 (2), pp. 128-133</i>


12. Maarsingh O.R (2010) "Causes of Persistent Dizziness in Elderly Patients in Primary Care".
<i>Ann Fam Med, 8, pp. 196-205</i>


13. Saif A.A, Senany S.A (2015) "The clinical and demographic features of dizziness related to
<i>general health among the Saudi population". J. Phys. Ther. Sci, 27, pp. 195-198</i>


14. Teggi R., Manfrin M., Balzanelli C., Gatti O., Mura F., Quaglieri S., Pilolli F., Redaelli de
Zinis L.O., Benazzo M., Bussi M. (2016) "Point prevalence of vertigo and dizziness in a
<i>sample of 2672 subjects and correlation with headaches". Acta Otorhinolaryngol Ital, 36 (4), </i>
pp. 215-219


</div>

<!--links-->

×