Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY 247

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.91 KB, 30 trang )

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
CỦA CÔNG TY 247
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 247.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty may 247 - BQP là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo
quyết định số 384/QĐ-QP ngày 21/05/1991 của Bộ quốc phòng và theo quyết định
số 388/CP ngày 27/07/1993 của Văn phòng chính phủ. Trụ sở của công ty đặt tại
311 đường Trường Chinh - Hà Nội.
Tiền thân của công ty may 247 - BQP là một trạm may đo X19 thuộc Quân
chủng Phòng không được thành lập ngày 01/04/1983 với chức năng nhiệm vụ
chính là chuyên may đo quân phục cho cán bộ, chiến sĩ thuộc quân chủng Phòng
Không - Không Quân. Thành lập và hoạt động trong cơ chế quản lý tập trung, bao
cấp, toàn bộ nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị và tiền lương của cán bộ, công
nhân viên đều do ngân sách quân đội cấp. Trong những ngày đầu mới thành lập,
trạm mới chỉ có 45 cán bộ công nhân viên, cơ sở trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc
hậu (45 máy khâu đạp chân của Sài Gòn và Trung Quốc), trình độ cán bộ, công
nhân còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ hẹp nên hoạt động sản xuất kinh doanh còn có
nhiều hạn chế.
Công ty 247 là một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, chịu
ảnh hưởng trực tiếp của quy luật cung cầu trên thị trường. Vì vậy mà công ty đã
gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh gay gắt với nhiều tổ chức kinh tế khác
hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng ngành. Nhưng với sự sáng tạo và năng
động của ban lãnh đạo cũng như sự cần cù và yêu nghề, ý thức trách nhiệm của cán
bộ, công nhân viên, công ty đã dẫn gỡ bỏ những khó khăn nhanh chóng nắm bắt thị
trường và đang từng bước khẳng định vị trí và vai trò của mình trên thị trường.
Không ngừng lỗ lực phấn đấu, công ty đã đưa mình từ một cơ sở sản xuất nghèo
nàn, thiếu thốn, vốn sản xuất kinh doanh ít trở thành công ty có một cơ ngơi khang
trang với nhà xưởng, máy móc, thiết bị đầy đủ, hiện đại (với hơn 600 cán bộ công
nhân viên tất cả đều được ban lãnh đạo tuyển cử, xét duyệt một cách kỹ lưỡng phù
hợp với trình độ, năng lực và vị trí công tác của từng người; trên 400 máy may
công nghiệp và máy chuyên dùng được nhập từ Đức và Nhật, với diện tích mặt


bằng 2500m
2
phục vụ cho sản xuất kinh doanh). Công ty đã đứng vững trong nền
kinh tế thị trường, từng bước khẳng định vai trò và vị trí cuả mình.
Do công ty làm ăn có uy tín trên thị trường mà ngày càng có nhiều bạn hàng
đến với công ty trong đó có những bạn hàng lớn và thường xuyên như: Bộ công an,
Viện kiểm sát, Hải quan, Kiểm lâm.... Sản phẩm của công ty rất đa dạng với mẫu
mã đẹp, chất lượng cao, giá cả hợp lý và phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách
hàng. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, công ty đã mở rộng thị trường ra bên
ngoài. Theo công văn số 1121058/GB ngày 21/07/1997 của Sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội cấp về đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty đã chủ động
tìm kiếm các bạn hàng quốc tế. Tính đến nay, công ty đã xuất khẩu hơn 1.000.000
sản phẩm sang thị trường lớn như Châu Âu, Châu Mỹ....
Có thể khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3
năm trở lại đây như sau:
Bảng 1.2
Đơn vị : 1000đ
Năm
2000 2001 2002
Chỉ tiêu
1. Doanh thu 22.414.315 25.660.449 29.104.081
2. Lợi nhuận 1.168.210 1.880.558 2.057.938
3. Nộp ngân sách 1.035.742 2.012.488 2.151.503
4. Thu nhập BQ
người/tháng
740 760 798
1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty.
Công ty 247 - Bộ Quốc phòng là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, bộ
máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt.
Là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, được tổ chức theo cấp

quản lý và trực thuộc Quân chủng Phòng Không - Không Quân, cơ cấu quản lý của
công ty được tổ chức như sau:
- Giám đốc: Được UBND thành phố Hà Nội và Bộ Quốc phòng - QCPK ra
quyết định bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất
trước người bổ nhiệm và trước pháp luật về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công
nhiệm vụ và công việc cụ thể. Có hai phó giám đốc:
+ Phó giám đốc sản xuất kinh doanh
+ Phó giám đốc nội bộ.
- Phòng Tài chính Kế toán: Là cơ quan thực hiện chức năng quan sát viên của
Nhà nước tại công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, cơ quan tài chính
cấp trên và pháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của công ty, là
cơ quan tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán đảm bảo
phản ánh kịp thời chính xác các nhiệm vụ tài chính kế toán của công ty.
- Phòng Kỹ thuật: Là cơ quan tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc
công ty về mặt công tác nghiên cứu quản lý, khoa học, công nghệ sản xuất, chất
lượng sản phẩm, nghiên cứu mẫu mốt, chế thử sản phẩm mới, quản lý máy móc
thiết bị, bồi dưỡng đào tạo công nhân kỹ thuật trong công ty, tổ chức các biện pháp
đảm bảo an toàn lao động và một số lĩnh vực hoạt động khác.
- Phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu: Là cơ quan tham mưu giúp giám đốc
công ty xác định phương hướng, mục tiêu KD - XNK; nghiên cứu chiến lược KD -
XNK trên các lĩnh vực như sản phẩm, thị trường,... tăng cường công tác mở rộng
GIÁM ĐỐC
PGĐ SẢN XUẤT KINH DOANH PGĐ nội bộ
Phòng Kế hoạch
Phân xưởng cắt
Phòng Kỹ thuật
Phòng Chính trịPhòng Kinh doanh - XNK
Phòng Tài chính Kế toánPhòng Bảo vệ Cửa hàng

Phân xưởng may IPhân xưởng may IIPhân xưởng cao cấpPhân xưởng hoàn thiện
thị trường trong nước và quốc tế; trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu
nhiệm vụ về KD - XNK theo kế hoạch của công ty.
Phòng còn là cơ quan tham mưu tư vấn cho giám đốc công ty về việc tuân thủ
các quy định của pháp luật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Phòng Kế hoạch tổng hợp: Là cơ quan tham mưu tổng hợp cho giám đốc
công ty về công tác kế hoạch tổ chức sản xuất lao động tiền lương, chế độ về hành
chính, văn thư bảo mật, đảm bảo an toàn cho công ty, đảm bảo sức khoẻ cho cán
bộ công nhân, phương tiện làm việc...
- Phòng Chính trị: Là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị ở
công ty, hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Đảng uỷ và giám đốc
công ty, sự chỉ đạo của Cục chính trị Quân chủng PK - KQ.
- Cửa hàng: Các nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, xuất trả hàng cho khách
và tiếp nhận đơn đặt hàng.
Có thể biểu diễn cơ cấu tổ chức quản lý của công ty qua sơ đồ sau:
Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty 247


1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 247
Công ty 247 là một doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc theo quy trình công
nghệ khép kín từ khâu cắt, may và hoàn thiện sản phẩm bằng các máy móc chuyên
dùng. Đây là quy trình công nghệ hợp lý tạo ra khối lượng sản phẩm tối đa, chất
lượng cao.
Đối tượng chế biến của xí nghiệp là vải, vải được cắt và may thành chủng loại
mặt hàng khác nhau, xí nghiệp thực hiện phân công nghệ may theo 3 giai đoạn
công nghệ.
Giai đoạn 1: Cắt
Giai đoạn 2: May
Giai đoạn 3: Hoàn thiện sản phẩm và nhập kho
Hiện nay xí nghiệp tổ chức thành 5 phân xưởng, mỗi phân xưởng là một công

đoạn.
* Phân xưởng cắt: Nhận kế hoạch và cắt theo phiếu may đo cho từng người,
thực hiện công nghệ cắt thành bán thành phẩm chuyển giao cho các phân xưởng
may.
Phân xưởng cắt được chia thành 3 tổ: tổ cắt, tổ đánh số và tổ ép mex, bao gồm
74 người: - 01 quản đốc
- 01 phó quản đốc kiêm NV kỹ thuật
- 02 nhân viên thống kê
- 70 công nhân cắt
- Quản đốc: Quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất của phân xưởng: quản lý về
quân số, ngày giờ làm việc và quản lý cả khả năng hoàn thành sản phẩm mà công
nhân thực hiện được, nắm bắt trình độ tay nghề của từng công nhân.
- Phó quản đốc: Giúp quản đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất của phân
xưởng. Ngoài ra, phó quản đốc còn thực hiện nhiệm vụ của một nhân viên kỹ thuật
là hướng dẫn công nhân thực hiện công việc và kiểm tra bán thành phẩm hoàn
thành.
- Thống kê: Nhận phiếu đo từ phòng kế hoạch giao cho công nhân ở phân
xưởng, sau khi hoàn thành bán thành phẩm mang xuống giao cho các phân xưởng
may để hoàn thành. Trong quá trình từ nhận kế hoạch đến khi giao, mọi số liệu
phải được ghi chép đầy đủ và trùng khớp.
- Công nhân: Được giao vải để hoàn thành bán thành phẩm.
* Phân xưởng may I: Nhận bán thành phẩm từ phân xưởng cắt sau đó tiếp tục
hoàn thành bán thành phẩm và chuyển xuống cho phân xưởng hoàn thiện để hoàn
thiện thành phẩm.
Phân xưởng có:
- 01 quản đốc: Có nhiệm vụ như quản đốc phân xưởng cắt.
- 01 phó quản đốc: Có nhiệm vụ như phó quản đốc phân xưởng cắt.
- 01 nhân viên thống kê: Nhận bán thành phẩm từ phân xưởng cắt, giao trực
tiếp cho công nhân, mọi số liệu phải được ghi chép đầy đủ và trùng khớp với thống
kê phân xưởng cắt.

- 04 nhân viên kỹ thuật: Hướng dẫn công nhân may sau đó kiểm tra sản phẩm
của công nhân khi hoàn thành.
- 225 công nhân trực tiếp: Tiếp tục hoàn thành bán thành phẩm theo trình độ
tay nghề.
* Phân xưởng may II: Phân xưởng có nhiệm vụ như phân xưởng I. Phân
xưởng gồm có 01 quản đốc, 01 phó quản đốc, 01 thống kê và 130 công nhân.
* Phân xưởng may cao cấp:
Có nhiệm vụ giống phân xưởng may I và may II, nhưng phân xưởng may cao
cấp chỉ hoàn thành những sản phẩm cao cấp hay những đơn đặt hàng đặc biệt, sản
Nguyên vật liệu
Phân xưởng cắt
PX maycao cấp
PX may IIPX may I
PX hoàn thiện
Kho thành phẩm
Khách hàng
phẩm chủ yếu là để xuất khẩu sang các nước và một phần nhỏ tiêu thụ trong nước.
Yêu cầu kỹ thuật của phân xưởng này rất cao.
Phân xưởng có: - 01 quản đốc
- 01 nhân viên thống kê
- 141 công nhân
* Phân xưởng hoàn thiện: Nhận bán thành phẩm từ phân xưởng may sau đó
hoàn thành đưa vào kho thành phẩm để giao cho khách hàng.
Phân xưởng có: 01 quản đốc, 01 phó quản đốc, 01 thống kê và 54 công nhân
được chia thành 5 tổ: tổ là, tổ thùa, tổ kho, tổ kiểm hoá và tổ phụ.
Ngoài ra, công ty còn có bộ phận sản xuất phụ như: ép mex, vắt sổ...
Hình2: Quy trình công nghệ của công ty
Quy trình này được bắt đầu từ việc ký hợp đồng với khách hàng, căn cứ vào
hợp đồng cụ thể là các loại hàng được đặt may, công ty sẽ quyết định xem loại
nguyên vật liệu nào là phù hợp. Nguyên vật liệu chính là các loại vải được công ty

mua về nhập kho và một số ít trường hợp là do khách hàng mang đến.
Căn cứ vào định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm, vải sẽ được xuất kho đưa
xuống phân xưởng cắt theo phiếu xuất kho. Phân xưởng cắt làm nhiệm vụ cắt theo
số đo của từng người, đánh số ký hiệu theo phiếu đặt may. Tiếp đó bán thành phẩm
được chuyển cho bộ phận vắt sổ rồi chuyển cho các phân xưởng may tuỳ theo yêu
cầu cụ thể từng loại sản phẩm. Tại các phân xưởng may, mỗi công nhân có trách
nhiệm tiếp tục hoàn thiện bán thành phẩm đã được giao căn cứ vào trình độ tay
nghề và cùng với sự giám sát của nhân viên kỹ thuật tại phân xưởng. Cuối cùng,
bán thành phẩm tại các phân xưởng may sẽ được chuyển xuống cho phân xưởng
hoàn thiện để hoàn thành và nhập kho thành phẩm.
Trước khi nhập kho, sản phẩm phải được hoàn thiện ở công đoạn cuối cùng:
thùa khuyết, đính khuy sau đó là phẳng, đóng gói và chuyển đến cho bộ phận kiểm
tra chất lượng sản phẩm (KCS).
Sau khi sản phẩm hoàn thành nhập kho, tuỳ theo hợp đồng ký kết, công ty có
thể giao tận nơi cho khách hàng hoặc giao cho khách ngay tại kho.
Như vậy, chúng ta thấy quy trình sản xuất của công ty liên tục, trải qua nhiều
giai đoạn kế tiếp nhau, sản phẩm của giai đoạn này là nguyên liệu của giai đoạn
tiếp theo, sản phẩm được chia nhỏ cho nhiều người và cuối cùng ghép nối lại thành
sản phẩm hoàn chỉnh. Mỗi mặt hàng có thể được may từ nhiều loại nguyên liệu
khác nhau (chủ yếu là vải) hoặc một loại vải có thể may được nhiều mặt hàng khác
nhau.
1.4. Thực trạng năng lực sản xuất của công ty.
_Đất đai , nhà xưởng
+Đất sử dụng : 9.282m2
+Nhà xưởng : 9.891m2
_Quân số : 1.040 người
+May 19 : 720 người
+Chi nhánh : 320 người
Trong đó
_Biên chế : 107 người

_Hơp đồng dài hạn : 403 người
_Hợp đồng ngắn hạn : 229 người
_Học viên , tạm tuyển : 301 người
_Trình độ đại học : 47/1.040 người
_Thợ bậc cao( 4/6 trở lên) : 340/950
_Bình quân bậc thợ toàn công ty : 2,5/6
_Thiết bị máy móc : 876 chiếc
+Máy may công nghiệp 1 kim : 708 chiếc
+Máy chuyên dùng các loại : 168 chiếc
_Phương tiện : ô tô các loại 6 cái
+Tổng vốn sản xuất kinh doanh : 34.678.285.000đ
Trong đó :
-Vốn cố định : 15.608.739.000đ
-Vốn lưu động : 19.285.546.000đ
+ Phân theo nguồn:
-Nhân sách cấp : 6.823.007.000đ
-Vốn tự có : 3.859.416.000đ
-Vốn vay : 1.800.000.000đ
-Huy động khác : 22.384.682.000đ
Với nguồn năng lực hiên có, năm 2003 Công ty sẽ tổ chức, quản lý và sử
dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh
doanh của Công ty. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra trong
năm 2003 và những năm tiếp theo, Công ty cần thiết đầu tư thêm máy may,
máy chuyên dùng, đảm bảo đủ quá trình mở rộng sản xuất,triển khai nâng cấp,
sửa chữa nhà cấp 4, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng
bổ sung 01 cửa hàng dịch vụ may 19
2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG CỦA CÔNG TY 247.
2.1. Đặc điểm thị trường hàng may mặc Việt Nam.
Mục tiêu phát triển ngành công nghiệp dệt – may Việt Nam đến năm 2010 là :

hướng vào xuất khẩu nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ, đảm bảo cân đối trả nợ và tái
sản xuất mở rộng, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước từng bước đưa công
nghiệp dệt may Việt Nam trở thành hàng xuất khẩu mũi nhọn góp phần tăng
trưởng kinh tế giải quyết việc làm, thực hiện đường lối công nghiệp hoá hiện đại
hoá đất nước.
Theo dự kiến, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 sẽ
sản xuất 2 tỷ mét vải các loại, hàng bông Việt Nam khoảng 60 -> 70%, tăng 2,5 lần
so với năm 2000 và 210 triệu sản phẩm dệt kim, 1,2 tỷ sản phẩm may (quy chuẩn ).
Kim ngạch xuất khẩu dệt may dự kiến đạt 4 tỷ USD, trong đó hàng dệt là 1 tỷ
USD, hàng may là 3 tỷ USD. Mặt khác, mở rộng diện tích trồng bông, trồng dâu,
nuôi tằm để tự túc được bông và tơ phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.
Biểu1: Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu đến năm 2010
Năm
Chỉ tiêu sả xuất đơn vị 2000 2005 2010
Vải lụa Tr.met 800 1330 2000
Sản phẩm dệt kim Tr.sảnphẩm 70 150 210
Sản phẩm may Tr.sảnphẩm 580 780 1200
Kim ngạch XK Tr.USD 2000 3000 4000
Hàng dệt Tr.USD 370 800 1000
Hàng may Tr.USD 1630 2200 3000

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010-
Bộ công nghiệp
2.2. Thị trường kinh doanh của công ty 247
2.2.1. Thị trường đầu vào.
* Nguyên vật liệu. Trước hết xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu là một
tất yếu với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Tương ứng với điều kiện sản xuất nhất
định mức sử dụng nguyên vật liệu phù hợp. Khi điều kiện thay đổi thì hệ thống
định mức cũng phải thay đổi theo. Để các bộ phận sản xuất quan tâm đến việc tiết
kiệm nguyên vật liệu trước hết công ty phải rà soát các loại tiêu hao nguyên vật

liệu. Mặc dù trong những năm qua công ty thường quan tâm đến việc xây dựng
định mức, điều chỉnh lại các chỉ tiêu này nhưng trên thực tế các phân xưởng còn dễ
dàng vì mức giao phần còn chưa sát với thực tế và vì điều kiện sản xuất ngày càng
hoàn thiện hơn. Chính vì vậy việc điều chỉnh mức tiêu hao nguyên vật liệu là việc
làm cần thiết thường xuyên.
Việc điều chỉnh mức tiêu hao nguyên vật liệu đối với các sản phẩm sẽ làm giảm
đáng kể giá thành của sản phẩm. Cụ thể được thể hiện thông qua bảng số liệu sau :
Biểu 2: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng chiếc áo chít gấu
Loại NVL định
mức
Thực hiện Chênh
lệch
đơn giá
(đồng/mét)
Chênh
lệch(đồng/áo)
Vải 1,5 1,47 0,03 15000 450
Mex 0,15 0,135 0,015 8000 120
Chỉ 74 71 3 3,8 11,4

×